Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Giai đoạn vận hành, nhà máy thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) có 20 cán bộ nhân viên sinh hoạt, làm việc trực tiếp tại nhà máy. Định mức 0,5kg/ngày/người, tương đương khối lượng chất thải phát sinh 10 kg/ngày.
- Thành phần, khối lƣợng CTR
+ Thành phần chất thải sinh hoạt: rau thừa, vỏ hoa quả, thức ăn thừa,…
+ Thành phần chất thông thường: giấy bao bì, vỏ hộp, lon,...
+ Khối lƣợng chất thải sinh hoạt khoảng 7 kg/ngày + Khối lượng chất thải thông thường khoảng 3kg/ngày
+ Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải (phát sinh từ bể tự hoại) 30kg/năm - Vị trí khu tập kết rác thải sinh hoạt: Kho chứa chất thải sinh hoạt 28m2, bố trí phía sau nhà máy.
- Thiết bị lưu chứa chất thải :
+ 02 thùng rác dung tích 240 lít khu vực bếp nấu ăn.
+ 02 thùng rác 240 lít khu vực làm việc trong Nhà máy.
+ 02 thùng 240 lít tại dọc đường nội bộ và sân thuận tiện cho việc vứt rác của CBCNV làm việc và khách đến tham quan.
- Phương pháp thu gom: Chủ dự án sẽ thực hiện phân loại rác tại nguồn gồm rác thải có thể tái sử dụng nhƣ giấy bao bì, vỏ hộp, lon... sẽ đƣợc thu gom vào các bao tải PE và bán cho đơn vị có nhu cầu thu mua. Đối với các chất thải gồm thức ăn thừa, cây, lá, vỏ hoa quả.. đƣợc đƣa vào thùng chứa đặt tại khu vực nhà ăn, cuối mỗi ngày người dân địa phương đến mang về cho gia súc, gia cầm. Đối với các rác thải không tái sử dụng đƣợc gồm nilon, hộp sữa, cành cây, lá cây... sẽ đƣợc thu gom, tập kết tại khu vực tập trung chất thải của nhà máy hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý hàng tuần theo quy định. Toàn bộ chất thải sinh hoạt đƣợc vận chuyển đổ thải vào bãi rác huyện Văn Quan.
Nhà máy thực hiện Quản lý chất thải sinh hoạt tuân thủ theo quy định tại khoản 6 điều 77 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và theo quy định quản lý chất thải sinh hoạt tại Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Hình 25: Kho chứa chất thải sinh hoạt 3.2. Chất thải thƣợng nguồn kéo về sau mỗi đợt mƣa lũ
- Đối với rác thải trôi nổi từ thƣợng nguồn kéo về tập trung tại các vị trí trên
công trình đầu mối, Chủ dự án thu gom bằng phao quây, kéo về vị trí tập kết, sau đó dùng máy đào trục vớt và đổ thành từng đống.
Ngoài ra, trước cửa nhận nước của dự án đã lắp đặt 01 gàu vớt rác vớt rác trôi nổi để tránh tắc nghẽn cửa lấy nước.
- Sau khi tiến hành phân loại, chất thải sẽ đƣợc xử lý nhƣ sau:
+ Cây gỗ, tre nứa phù hợp để người dân tận dụng làm chất đốt.
+ Chất thải đã mục nát, cỏ, lá không thể tận thu sẽ thu gom, tập kết tại bãi lưu lưu giữ của công trình (Diện tích 37.470.36m2, chiều cao 0,5m, công suất chứa 18.750m3), hợp đồng thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý cùng CTRSH theo quy định.
- Tần suất thu dọn lòng hồ 2 lần/tháng.
Hình 26: Hình ảnh phao quây của dự án 3.3. Chất thải rắn, bùn cát bồi lắng lòng hồ
Đối với lƣợng đất cát, phù sa lắng đọng lòng hồ, Chủ dự án tiến hành nạo vét định kỳ phù hợp:
+ Nạo vét bằng thuyền bơm hút kết hợp vận tải bằng đường thuỷ dọc theo sông Kỳ Cùng về khu vực tập kết trong phạm vi công trình đầu mối, sàng rửa phân loại và xúc bốc bằng máy xúc lên ô tô đi tiêu thụ.
+ Máy móc, thiết bị sử dụng, gồm: Thuyền hút có gầu ngoạm: 1 cái. Trạm sàng rửa, công suất 20 m3/h: 1 trạm. Máy xúc Komatsu PC 200: 1 máy.
+ Đơn vị thực hiện: Công ty cổ phần tập đoàn tƣ vấn đầu tƣ xây dựng Hải Lý.
+ Thời gian thực hiện: Trong suốt thời gian vận hành nhà máy. Thời gian nạo vét trong năm: Vào mùa khô hàng năm, từ 15 tháng 10 năm trước đến 15 tháng 5 năm sau. Thời gian nạo vét trong ngày: Từ 7 giờ đến 17 giờ, không đƣợc nạo vét vào ban đêm.
+ Phối hợp với UBND huyện Văn Lãng; Văn Quan và các đơn vị liên quan để có phương án cụ thể đảm bảo an toàn trong qúa trình thi công và công tác an toàn giao thông.
+ Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các loại thuế, phí khác có liên quan theo quy định đối với khối lƣợng cát, cuội, sỏi, bùn, sét thu hồi trong qúa trình thực hiện phương án.
+ Chủ dự án sẽ sử dụng lƣợng đất cát, phù sa lắng đọng lòng hồ này làm vật liệu san lấp trong địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chủ dự án sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan để xử lý lƣợng đất đất cát, phù sa lắng đọng lòng hồ này đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Để giảm thiểu mức độ ô nhiễm hữu cơ trong thời gian tích nước, vận hành hồ thuỷ điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) cần thu dọn sạch lòng hồ đến MNDBT đạt yêu cầu.
+ Dự án bố trí 01 bãi lưu giữ trong khuôn viên dự án. Diện tích 37.470.36m2; Chiều cao: 0,5m; Công suất chứa: 18.750m3. Bãi lưu giữ này lưu giữ tạm thời các chất thải trong lòng hồ để cho các đơn vị có nhu cầu san lấp.
Hình 27: Hình ảnh tàu thép nạo vét của dự án