Biện pháp giảm thiểu các tác động khác

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường “Dự án Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)” (Trang 80 - 85)

Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

7. Biện pháp giảm thiểu các tác động khác

7.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động từ điện trường, từ trường

Để giảm thiểu các tác động từ điện trường, từ trường chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:

- Trang bị đầy đủ các bảo hộ lao động chuyên dụng cho cán bộ làm việc tại vị trí có cường độ điện cao. Khi có mưa, sấm sét không thực hiện làm việc tại các khu vực này.

- Đặt biển cảnh báo tại các khu vực điện cao thế, khu vực điện có cường độ cao và khu vực trạm OPY.

- Đào tạo và hướng dẫn công nhân vận hành đảm bảo an toàn theo đúng quy định tại Quyết định 1559 EVN/KTAT ngày 21/10/1999 và QCVN 01:2008/BTC nhƣ đặt các biển cảnh báo, rào chắn, tín hiệu... và các trang thiết bị bảo đảm an toàn, bảo hộ lao động trong suốt quá trình vận hành và làm việc tại Nhà máy.

- Định kỳ, thực hiện quan trắc, kiểm tra, đo đạc cường độ điện trường, từ trường trong các vị trí có khả năng phát ra điện trường, từ trường.

7.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến chế độ dòng chảy của sông Kỳ Cùng Công trình Dự án đã được phê duyệt Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số

163/GP-BTNMT cấp ngày 28/09/2021. Theo đó các biện pháp giảm thiểu tác động đến chế độ dòng chảy của sông theo Giấy phép nhƣ sau:

- Chỉ được khai thác, sử dụng nước khi hồ chứa của công trình thủy diện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) được cơ quan có thẩm quyền cho phép tích nước theo quy định, sau khi hoàn thành các thủ tục liên quan đến đánh giá tác động môi trường, đất đai, giải phóng mặt bằng, trồng bù rừng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan.

- Thực hiện đúng các quy định cùa quy trình vận hành hồ chứa đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ theo lệnh vận hành hồ chứa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ lụt, hạn hán thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác.

- Bảo đảm duy trì lưu lượng xả thường xuyên, liên tục sau đập không nhỏ hơn 3,84m3/s; bảo đảm việc cấp nước cho Hệ thống cấp nước thị trấn Na sầm và 02 máy bơm thủy luân cầu Na Sầm. Khi ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn có yêu cầu cấp nước gia tăng ở hạ du thì công trình thủy diện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) phải xả nước về hạ du theo yêu cầu.

- Trong thời gian tích nước hoặc khi xảy ra sự cố không thể vận hành, phải có giải pháp bảo đảm nguồn nước cấp cho hệ thống cấp nước thị trấn Na sầm và 02 máy bơm thủy luân cầu Na sầm và các nhu cầu sử dụng nước khác phía hạ du công trình.

- Xây dựng quy chế và phương án phối hợp vận hành với đơn vị quản lý, vận hành các công trình thủy điện và các địa phương ở khu vực thượng và hạ du trong việc bảo đảm an toàn công trình, duy trì dòng chảy tối thiểu, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu sử dụng nước khác ở hạ du công trình theo quy định, đảm bảo an toàn công trình, điều tiết cắt, giảm lũ và đảm bảo an toàn hạ du theo quy định; cung cấp, trao đổi, cập nhật thông tin, số liệu vận hành của công trình thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6).

- Hoàn thành việc lắp đặt camera và các thiết bị quan trắc tự động để thực hiện việc quan trắc, giám sát trực tuyến mực nước hồ, lưu lượng phát điện của nhà máy, lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu, lưu lượng xả qua tràn theo quy định; kết nối, cập nhật số liệu quan trắc tại công trình vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; thực hiện quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa; lập sổ theo dõi lượng nước khai thác, sử dụng và việc xả dòng chảy tối thiểu hàng ngày, tháng, năm.

- Thực hiện việc thông báo, cảnh báo để bảo đảm an toàn cho người dân và các hoạt động có liên quan ờ khu vực hạ lưu đập và nhà máy trước khi vận hành xả lũ qua tràn hoặc bắt đầu vận hành xả nước qua phát điện.

- Chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý tài nguyên nước ở Trung ương và địa phương; cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin, dữ liệu về hoạt động khai thác, sử dụng nước của công trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo khí lượng, thủy văn, mưa lũ lớn, lũ ống, lũ quét, lũ bùn đá, sạt lở đất, các loại hình thiên tai và xây dựng phương án để bảo đảm vận hành công trình an toàn, đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản cùa nhân dân;

có trách nhiệm hỗ trợ người dân địa phương nơi xây dựng công trình.

- Trường hợp gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới nguồn nước, môi trường và các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác hoặc xảy ra sự cố công trình thì phải dừng ngay việc khai thác và báo cáo kịp thời đến các cơ quan chức năng ở Trung ƣơng, địa phương để có biện pháp xử lý.

- Trường hợp do vận hành công trình thủy diện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản và hoạt động sản xuất của người dân địa phương ở phía thượng và hạ lưu công trình thủy diện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) thì phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả kịp thời và bồi thường thiệt hại theo quy định cùa pháp luật.

- Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan trong việc cắt nước, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hồ chứa theo quy định.

- Thực hiện đúng các cam kết nhƣ đã nêu trong giấy phép khai thác sử dụng nước mặt: chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ảnh hưởng bất lợi cùa công trình đến xã hội và môi trường.

- Trường hợp phát sinh mục đích khai thác, sử dụng nước khác hoặc phải điều chỉnh các nội dung của Giấy phép khai thác sử dụng nước mặt thì Công ty cổ phần tập đoàn tƣ vấn đầu tƣ xây dựng Hải Lý phải lập ngay hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt và hồ sơ điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định.

- Ngay sau khi công trình thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) đi vào vận hành, phài thông báo cho Cục Quàn lý tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan để theo dỏi, giám sát.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể lừ ngày công trình bắt đầu vận hành, phải nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định; thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định cùa pháp luật.

- Sau khi công trình đi vào vận hành, định kỳ hàng năm (trước ngày 30 tháng 01 cảa năm tiếp theo), báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước tại công trình thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6), gửi về Cục Quản lý tài nguyên nước và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn theo quy định.

7.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái

Để đảm bảo các hoạt động bình thường của hệ sinh thái phía sau đập, chủ dự án thực hiện các biện pháp sau:

- Duy trì dòng chảy tối thiểu đảm bảo để hệ sinh thái phát triển bình thường.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các thủy điện đảm bảo các thủ tục pháp lý có liên quan đến quy định về dòng chảy tối thiểu sau đập của dự án.

- Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương trồng cây những nơi có thảm thực vật ít và cường độ xói mòn lớn. Các loài cây trồng là các loài cây bản địa, phát triển nhanh và có chức năng phòng hộ, giữ đất, giữ nước.

- Thực hiện tốt việc xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải nhiễm dầu và các biện pháp thu gom, quản lý chất thải rắn, CTNH.

- Chủ đầu tƣ phối hợp với đơn vị có thẩm quyền xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước được quy định trong Nghị định số 43/2015/NĐ-CP (nếu dự án thuộc quy định phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước).

- Ban hành nội quy bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nghiêm cấm các hành vi săn bắt động vật, chặt phá thực vật; nghiêm cấm xả rác thải, nước thải bẩn xuống sông, suối.

- Đối với hệ sinh thái khu vực lòng hồ phải thực hiện bảo tồn, phát triển vùng rừng đầu nguồn, tạo thảm thực vật nhiều tầng xung quanh hồ; dọn lòng hồ, quản lý nguồn thải nhằm giữ vệ sinh vùng hồ;

- Kiểm tra, giám sát các hoạt động nông nghiệp ở phía trên thƣợng nguồn, xung quanh hồ và trong lòng hồ. Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền và kiểm tra việc xả thải nông nghiệp để hạn chế việc xả thải từ các hoạt động nông nghiệp này như: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ, nước thải chăn nuôi thủy sản,…

vào trong hồ.

- Hàng năm kiểm tra, giám sát và thực hiện các hỗ trợ cần thiết để duy trì lớp thực vật đƣợc trồng lại để tái tạo cảnh quan và hạn chế xói mòn.

7.4. Các biện pháp giảm thiểu khả năng thất thoát nước hồ chứa - Thực hiện xây dựng theo đúng thiết kế.

- Tại các khu vực đập được xử lý chống thấm trước khi vận hành. Cụ thể đập công trình đƣợc thực hiện công tác khoan phun xi măng theo các quy phạm Việt Nam hiện hành và điều kiện kỹ thuật tạm thời thi công khoan phun gia cường bề mặt và tạo màn chống thấm.

- Các lỗ khoan phụt chống thấm và gia cố nền có đường kính 105mm.

- Công tác khoan phụt xi măng chống thấm và nền đập phải đƣợc thực hiện từng đoạn phụt dài từ 3m đến 5m, tuỳ theo từng hố khoan sẽ thực hiện theo cả hai phương pháp phụt: Phụt từ trên xuống và phụt từ dưới lên. Công tác khoan phụt xi măng chống thấm nền đập đƣợc thực hiện bằng các thiết bị phụt xi măng chuyên dùng.

Màn khoan phụt xi măng chống thấm nền đập đƣợc đánh giá là đạt yêu cầu khi kết quả kiểm tra ép nước tại các hố khoan kiểm tra cho thấy lượng mất nước đơn vị ở khu vực màn chống thấm có giá trị q≤0,03l/p.

- Thường xuyên kiểm tra nền đập nhằm kịp thời phát hiện các vết nứt, rò rỉ nước nhằm có biện pháp xử lý kịp thời

7.5. Giảm thiểu tác động do biến đổi chất lượng nước hồ

Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng nước hồ chủ yếu do thảm thực vật phân hủy trong năm đầu tích nước. Tuy nhiên, trước khi tiến hành tích nước 30

ngày, Chủ dự án sẽ tiến hành thu dọn lòng hồ, khu vực trước cửa đập để đảm bảo chất lượng nước trong hồ. Do đó chất lượng nước hồ khá tốt, nên lượng sinh khối còn sót lại sẽ được phân hủy, không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ. Ban quản lý nhà máy thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) kết hợp với cơ quan chức năng, chuyên môn thực hiện kế hoạch quan trắc chất lượng nước hồ theo định kỳ 6 tháng/lần làm cơ sở đánh giá chất lượng nước và có kế hoạch xử lý kịp thời, không gây ô nhiễm nước hồ, đảm bảo chất lượng nước hồ và hạ lưu.

Trước khi tích nước: ngăn ngừa việc đổ các chất thải xuống hồ chứa làm suy giảm chất lượng nước hồ.

Trong thời gian vận hành, định kỳ nạo vét bùn cát tạo điều kiện xáo động lớp nước đáy, bảo đảm lưu thông lượng oxy tại khu vực đáy hồ, giảm các chất hữu cơ của tầng đáy.

Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường như: thu gom xử lý tốt rác thải sinh hoạt, trong quá trình bảo dƣỡng máy móc, tuabin tránh hiện tƣợng làm đổ, rơi dầu máy vào nước sông Kỳ Cùng gây ô nhiễm nguồn nước. Đánh giá tính khả thi: các biện pháp đề xuất mang lại hiệu quả cao khi áp dụng.

7.7. Giảm thiểu xung đột trong nhu cầu sử dụng nước

Đối với lưu lượng dòng chảy tối thiểu, đa dạng sinh học thì theo Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 163/GP-BTNMT cấp ngày 28/09/2021 thì dự án đã được điều chỉnh đảm bảo duy trì lưu lượng xả thường xuyên, liên tục sau đập không nhỏ hơn 3,84m3/s. Việc vận hành xả đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu ở khu vực hạ du hồ chứa thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) đƣợc thực hiện thông qua 3 ống xả môi trường. Khi nhà máy ngừng hoạt động hoặc ngừng phát điện thì việc duy trì dòng chảy môi trường ở hạ du đập, hồ chứa được xả thông qua 03 ống thép tròn đường kính D600mm. mỗi ống có cao trình ngƣỡng đặt ống là 187m. Vận hành đóng mở cửa van để điều tiết nước qua ống xả bằng hệ thống van tay có vạch chia”. Việc duy trì dòng chảy tối thiểu sẽ đảm bảo đƣợc sự sống của các loài thủy sinh, phòng ngừa suy thoái cạn kiệt nguồn nước dưới đất, bảo vệ chất lượng nước mặt. Mặt khác, quá trình thực hiện dự án luôn giám sát chất lượng nước mặt, lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu nhằm đảm bảo an ninh lâu dài về tài nguyên nước cũng như tưới tiêu thủy lợi. Lưu lượng xả qua 01 cống xả ứng với mực nươc hồ và độ mở cống xả như sau

Bảng 27. Lưu lượng xả qua 01 ống xả ứng với mực nước hồ và độ mở ống xả tại tuyến đập

STT Cao trình mực nước hồ (m)

Lưu lượng chảy (m3/s) qua cống với độ mở tương ứng (%)

25 50 75 90 100

1 MNC 189 0,363 0,726 0,726 1,307 1,452

2 189,5 0,406 0,812 0,812 1,461 1,624

3 190 0,445 0,889 0,889 1,601 1,779

4 190,5 0,48 0,961 0,961 1,729 1,921

5 191 0,513 1,027 1,027 1,848 2,054

6 MNDBT 191,5 0,545 1,089 1,089 1,96 2,178

Kết quả tính toán lưu lượng qua 03 cống xả dòng chảy tối thiểu cho thấy với kích thước đường kính mỗi ống là D= 600 mm, lưu lượng xả lớn nhất qua 03 cống xả khi hồ ở mực nước chết 189 m là 4,356 m3/s, khả năng xả tối đa của 03 cống xả khi mở van hoàn toàn và hồ đạt mực nước dâng bình thường 191,5m là 6,534 m3/s. Như vậy, với lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu kiến nghị duy trì về hạ du tuyến đập là 3,84 m3/s thì vận hành các cống xả nhƣ sau:

- Trong điều kiện vận hành bình thường, khi mực nước hồ lớn hơn 190,5m vận hành điều tiết mở 02 cống với độ mở dao động từ 89-100% ứng với mực nước dâng bình thường xuống mực nước 190,5m.

- Khi mực nước hồ trong ngưỡng từ cao trình 190,5m xuống đến MNC, vận hành mở hoàn toàn 02 cống và vận hành điều tiết cống thứ 3 với độ mở dao động từ 10-65% ứng với mực nước từ cao trình 190,5m xuống đến MNC.

Nhƣ vậy hạng mục công trình xả dòng chảy tối thiểu hoàn toàn đủ điều kiện để vận hành trong trường hợp bình thường và khi có nhu cầu sử dụng nước gia tăng ở hạ du hoặc khi xảy ra hạn hán thiếu nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường “Dự án Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)” (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)