1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

C ĐIỂM GIỐNG LÚA potx

4 213 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giống hương cốm Giống lúa Hương cốm là giống lúa thuần, do Viện Sinh học Nông nghiệp- Đại học Nông nghiệp Hà Nội lai tạo và chon lọc bắt đầu từ năm 1998, đến cuối năm 2005 đã chọn tạo thành công giống lúa mới đưa vào sản xuất thử và năm 2007 giống lúa Hương Cốm đã được Bộ NN& PTNT công nhận cho phép đưa vào sản xuất. Từ vụ thu 2009 và vụ Đông xuân 2009- 2010, được phép của Sở NN& PTNT, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Bình Định đã du nhập và đưa vào sản xuất thử giống lúa mới Hương cốm tại HTX NN Cát Hưng- Phù Cát và đã đem lại kết quả khả quan. Qua 2 vụ sản xuất thử tại Bình Định cho thấy giống lúa Hương cốm đã sinh trưởng và phát triển khá tốt, cho năng suất khá cao: vụ Thu 2009 đạt 75 tạ/ha và ở vụ Đông xuân 20090- 2010 năng suất thực thu đạt bình quân 78,9 tạ/ha, nhiều hộ ở HTX NN Cát Hưng đạt năng suất hơn 80 tạ/ha; kết quả này cho thấy giống lúa Hương cốm đã thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên sinh thái của Bình Định và theo Tiến sỹ Trần Văn Quang (Viện Sinh học Nông nghiệp- Đại học Nông nghiệp Hà Nội): đã cho năng suất vượt trội hơn hẳn so với các tỉnh phía Bắc. Được Sở NN& PTNT Bình Định cho phép đưa vào sản xuất thử, ở vụ Thu năm 2010 huyện Phù Cát đã đưa vào sản xuất hơn 200 ha giống lúa Hương cốm, trong đó riêng tại xã Cát Hưng bà con nông dân đã tiến hành sản xuất 120 ha, các huyện cũng phát triển giống lúa mới này là Tuy Phước 20 ha, An Nhơn và Tây Sơn mỗi huyện từ 5- 10 ha. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định, HTX NN Cát Hưng cũng đã tiến hành mua từ C.ty TNHH Cường Tân (Nam Định) 1 tấn giống nguyên chủng để tổ chức nhân giống tại chỗ phục vụ sản xuất của địa phương. Đặc điểm của giống lúa Hương cốm: đây là giống lúa trung ngày, thời gian sinh trưởng ở vụ Đông xuân từ 115- 120 ngày, vụ Thu 100- 105 ngày; là giống lúa thuần có dạng thân to khỏe, lá đòng thẳng, chống đổ ngã khá; chống được các bệnh bạc lá, khô vằn và có khả năng chịu lạnh tốt hơn giống Bắc thơm; thích hợp với cả 2 vụ Đông xuân và vụ Thu; năng suất trung bình 60- 70 tạ/ha (ở các tỉnh phía bắc); hạt lúa thon dài và có râu, phẩm chất gạo ngon có mùi thơm đặc trưng hương cốm. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số nét chính trong kỹ thuật sản xuất giống lúa mới này: Kỹ thuật canh tác: 1/ Thời vụ: - Vụ Đông xuân: gieo sạ 25/12- 20/1 để cho lúa trỗ sau ngày 15/3 dương lịch. - Vụ Thu: gieo sạ 25/5- 10/6 để cho lúa trỗ sau tiết lập thu (sau ngày 10/8 dương lịch) 2/ Giống: Lượng giống gieo sạ 100 kg/ha (5 kg/sào), nếu sử dụng công cụ sạ hàng: sạ 4 kg/sào. Kỹ thuật ngâm ủ giống được thực hiện như đối với các giống lúa thuần với thời gian ngâm ở vụ đông xuân từ 36- 48 giờ và vụ thu 30- 36 giờ; khi hạt giống no nước thì rửa sạch nước chua và đem ủ (nhiệt độ trong quá trình ủ từ 30- 35oC và chú ý lấy ngót để hạt giống nảy mầm đều). Khi hạt giống nứt nanh đều và mầm dài bằng ½ hạt giống thì đem sạ. 3/ Phân bón và kỹ thuật bón phân: Lượng phân sử dụng cho 1 sào 500 m2: - Phân chuồng hoai mục: 400- 500 kg - Vôi: 20- 25 kg - Lân: 20- 25 kg - Ure: 12- 13 kg - Kali: 9- 10 kg Kỹ thuật bón phân: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân và vôi trước khi làm đất (trong đó vôi bón trước khi cày 7- 10 ngày). Bón thúc chia làm 4 đợt: (lượng bón cho 1 sào) - Thúc lần 1: 8- 10 ngày sau sạ: 3 kg ure + 2 kg Kali - Thúc lần 2: 20- 22 ngày sau sạ: 4 kg ure + 2 kg Kali - Thúc lần 3: 40- 45 ngày sau sạ; 4 kg ure + 4 kg Kali - Thúc lần 4: 60- 65 ngày sau sạ: 1 kg ure + 1 kg Kali Ở các thời điểm khi lúa bắt đầu làm đòng, trước và sau khi lúa trỗ từ 7- 10 ngày bà con cần phun các loại chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá để giúp lúa làm đòng và trỗ đều, trỗ tập trung, cần kết hợp phun Tilt- Super để phòng trừ lem lép hạt. 4/ Tưới nước: từ 5- 6 ngày sau sạ cho nước vào ruộng, giữ mực nước thường xuyên từ 3- 5 cm cho tới khi lúa được 32- 35 ngày tuổi; từ 35 ngày tuổi đến khi lúa chín sáp giữ mực nước 7- 10 cm sau đó giảm dần; đến trước khi thu hoạch lúa khoảng 10 ngày thì tháo cạn nước. 5/ Phòng trừ sâu bệnh: bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để theo dõi, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. cần chú ý các loại đối tượng sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, đạo ôn… thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM. 6/ Thu hoạch: khi lúa chín 85% bà con có thể tiến hành thu hoạch để hạn chế thất thoát./. Tin mới: • 26/09/2010 16:50 - Giống lúa Hương Việt 3 và kỹ thuật sản xuất tại Bình Định . Nguồn gốc, Đặc tính nông học và năng suất Hiện nay, trong cơ cấu bộ giống lúa thuần chất lượng của các tỉnh DH Nam Trung Bộ trong đó có Bình Định đang còn thiếu, ngoài những giống lúa đang trồng như PC15, HT1…. đã đáp ứng được nhu cầu phần nào của thực tế sản xuất. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của sản xuất cần có một bộ giống lúa thuần chất lượng, năng suất khá, gạo ngon để thay thế dần các giống lúa cũ kém phẩm chất; từ năm 2005 nhóm tác giả: Th.S. Vũ Hồng Quảng và các cộng sự thuộc Viện nghiên cứu lúa - Trường ĐHNN Hà Nội đã chọn tạo thành công giống lúa thuần, chất lượng cao Hương Việt 3. Đây là giống lúa thuần ngắn ngày, chất lượng có tiềm năng năng suất cao: Trong vụ mùa đạt 65-70 tạ/ha, vụ xuân 70-80 tạ/ha, thời gian sinh trưởng vụ xuân 135 ngày, trong vụ mùa 110-115 ngày tại Miền Bắc, phù hợp với cơ cấu 2 vụ lúa, 1 vụ màu ở Đồng bằng Bắc Bộ. Chiều cao cây của Hương Việt 3 trung bình 100-102cm, dạng hình cây gọn, lá đứng, đẻ nhánh khỏe, trỗ tập trung, chống chịu sâu bệnh, thích ứng nhiều vùng sinh thái và dễ canh tác Có khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh: Như bạc lá, rầy nhất là bệnh vàng lùn, chịu rét và chua trung bình. Hạt thóc thon dài, màu hạt vàng sáng. Hạt gạo dài > 8mm, gạo trong và khi xay xát ít gãy, tỷ lệ gạo xát đạt 67%. Cơm bóng, dai, dẻo và mùi thơm, sản phẩm gạo đạt chất lượng xuất khẩu. Qua thực tế sản xuất tại Nghệ An cho thấy Giống lúa Hương Việt 3 là giống lúa có chất lượng gạo cao, gạo thơm và dẻo, cây sinh trưởng khoẻ, cây lúa đẻ nhánh tập trung, cây cứng và có bộ lá đứng, chống chịu tốt với các bệnh hại chính, nhiễm nhẹ bệnh khô vằn. Năng suất thực thu tại những ruộng chăm sóc tốt đạt 3,1 tạ/sào 500m2 cao hơn giống Khang dân 18 từ 0,2 – 0,3 tạ, tại những ruộng chăm sóc kém giống cũng đạt 2,8 tạ/sào 500m2 tương đương giống Khang dân 18. Tại Bình Định giống lúa Hương Việt 3 nằm trong tập đoàn giống lúa chất lượng được Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư đưa vào sản xuất khảo nghiệm ở vụ Đông xuân 2009- 2010 tại HTX NN Hoài Mỹ 1- huyện Hoài Nhơn; qua đó cho thấy giống lúa Hương Việt 3 có khả năng thích ứng tốt với điều kiện địa phương thời gian sinh trưởng 115 ngày; cây lúa sinh trưởng và phát triển khá tốt, đẻ nhánh khỏe, khả năng kháng sâu bệnh khá tốt, và cho năng suất cao (năng suất thực thu hơn 65 tạ/ha, cao hơn đối chứng là giống TBR 1 sản xuất cùng vụ từ 3 tạ/ha). Ở vụ Thu 2010 Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư đã tiếp tục mở rộng diện tích khảo nghiệm ở vụ thu tại xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) và Ân Mỹ (Hoài Ân) và Cát Sơn (Phù Cát) nhằm có đánh gía chính xác về giống lúa mới này; Sở NN& PTNT cũng đã cho phép đưa giống lúa Hương Việt 3 vào cơ cấu sản xuất thử trước khi nhân rộng ra đại trà. II. Quy trình kỹ thuật sản xuất: Chọn đất: Thích hợp với nhiều chân đất. Kỹ thuật làm đất: đất được cày 2 lần, bừa kỹ đạt tiêu chuẩn: sâu, nhuyễn, bằng phẳng, sạch cỏ dại. Thời vụ gieo sạ: Giống lúa Hương Việt 3 là giống thuộc nhóm ngắn ngày nên có thể sản xuất cả trên chân 3 vụ và chân 2 vụ/năm, gieo sạ theo lịch thời vụ của tỉnh. Lượng giống gieo sạ : 5 kg/ sào ( 500m2), sử dụng công cụ sạ hàng 3,5- 4 kg/sào. Kỹ thuật ngâm ủ: Hạt giống được xử lý theo phương pháp 3 sôi 2 lạnh (540C) thời gian 20 phút, sau đó rửa sạch, loại bỏ lép lửng rồi ngâm tiếp trong nước sạch, thời gian ngâm 24- 28 giờ, 4- 6 giờ rửa chua thay nước 1 lần. Sau khi ngâm xong vớt giống đãi sạch, để ráo rồi ủ kín bằng bao tải, giữ nhiệt độ trung bình từ 30- 36o; trong quá trình ủ cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và ẩm độ để điều chỉnh đảm bảo nhiệt độ thích hợp, ổn định. Khi rễ dài bằng ½ hạt lúa thì đem gieo. Bà con nên sử dụng công cụ sạ hàng để gieo sạ để tiết kiệm giống và dễ chăm sóc về sau. Kỹ thuật bón phân: bà con cần thực hiện bón cân đối N- P- K; lượng phân đơn nguyên chất dùng cho 1 ha: 110- 120N, 80- 90P2O5 và 100- 110K2O/ha. Lượng phân bón tính cho 1sào 500m2: 15- 20 kg vôi, 400- 500 phân chuồng, 12kg Urê+ 20kg super lân + 9 kg Kaliclorua. + Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi và lân trước khi bừa lần cuối; bà con có thể dùng 20- 30 kg phân khoáng NPK 8.10.3 hoặc 25- 30 kg phân lân vi sinh Bifa bón lót thay cho phân chuồng. Bón thúc: Về bón thúc tùy theo chân đất bà con có thể chia ra 3- 4 lần bón; chân đất cát pha bón 4 lần, chân đất thịt pha sét có thể chia ra 3 lần bón. Đợt 1: Sau sạ 10- 12 ngày bón : 3 kg urê + 2 kg kali/ sào. Đợt 2: Sau sạ 20- 22 ngày bón : 4- 5 kg urê + 3 kg kali/sào. Đợt 3: Sau sạ 60- 65 ngày (vụ Đông xuân) và 45- 50 ngày bón (vụ Hè thu): 3 kg urê + 3 kg kali/sào. Đợt 4: Trước khi lúa trỗ 7 ngày bón : 1 kg urê + 1 kg kali/sào. Trong quá trình chăm sóc bà con có thể sử dụng các loại phân bón lá như Bortrac+ HK 7- 5- 44, Komix, Atonic phun bổ sung vào các giai đoạn sau khi sạ: 45- 47 ngày; giai đoạn trước và sau khi lúa trỗ từ 7- 10 ngày phun Bortrac+ HK 7- 5- 44 để hỗ trợ lúa trỗ đều, đồng thời kết hợp với Tilt super để phun phòng lem lép hạt và một số nấm bệnh khác. Cần chú ý giữ mực nước ruộng từ 3- 5 cm, không để ruộng khô hạn, nhất là ở thời kỳ lúa đẻ nhánh và làm đòng. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Sau khi sạ từ 18- 22 ngày tiến hành tỉa dặm; khi lúa 45- 50 ngày tiến hành nhổ cỏ bụi. Về nước tưới bà con nên áp dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm “Nông- lộ- sâu- phơi”, thực hiện điều tiết nước hợp lý để cho cây lúa đẻ nhánh tập trung, hạn chế cỏ dại phát triển; giai đoạn lúa làm đòng, trỗ cần giữ nước thường xuyên trong ruộng ở mức từ 7- 15 cm; khi lúa bắt đầu chín sáp thì tháo cạn nước để lúa chín tập trung tạo thuận lợi cho khâu thu hoạch. Phòng trừ sâu bệnh: bà con nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM cho cây lúa; thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh, điều tra sâu bệnh để tổ chức phòng trừ kịp thời. Để trừ bọ trĩ và rầy nâu hại lúa ở giai đoạn đầu vụ bà con nên dùng dung dịch thuốc CRUISER- Plus để xử lý hạt giống bằng cách dùng 20- 50 ml thuốc pha với 4- 6 lít nước dùng bình xịt phun trộn đều cho 100 kg giống đã ngâm ủ khoảng 12 giờ trước khi đem gieo sạ. Các biện pháp chăm sóc khác như sản xuất bình thường. Thu hoạch, bảo quản, chế biến: Khi lúa chín đạt 85- 90% thì tiến hành thu hoạch. Nên suốt lúa với tốc độ vừa phải để không làm hạt lúa bị nứt, bể. Phơi hoặc sấy ngay sau thu hoạch để lúa giữ được màu sáng đẹp và đảm bảo chất lượng gạo. Phơi khoảng ba nắng để đạt thủy phần 14,5%. Quạt thật sạch, loại tạp chất và đóng bao bảo quản nơi thoáng mát và khô ráo./. • . NN C t Hưng c ng đã tiến hành mua từ C. ty TNHH C ờng Tân (Nam Định) 1 tấn giống nguyên chủng để tổ ch c nhân giống tại chỗ ph c vụ sản xuất c a địa phương. Đ c điểm c a giống lúa Hương c m:. ứng đư c nhu c u phần nào c a th c tế sản xuất. Xuất phát từ đòi hỏi th c tiễn c a sản xuất c n c một bộ giống lúa thuần chất lượng, năng suất khá, gạo ngon để thay thế dần c c giống lúa c kém. tính nông h c và năng suất Hiện nay, trong c c u bộ giống lúa thuần chất lượng c a c c tỉnh DH Nam Trung Bộ trong đó c Bình Định đang c n thiếu, ngoài những giống lúa đang trồng như PC15, HT1….

Ngày đăng: 26/06/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w