1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang

157 1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 3,97 MB

Nội dung

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống lúa thuần và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất của dòng lúa CL02 tại Sơn Dương, Tuyên Quang

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP.

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS ĐINH NGỌC LAN

2 PGS TS TRẦN NGỌC NGOẠN.

THÁI NGUYÊN, 2008

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái

Nguyên h tt ://ww w .l r c - t nu e d u v n Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn, tô i nhận đượcsự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, khoa Sau Đại học Trường Đạihọc Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các tập thể, cá nhân và gia đình.

Tôi xin được trân trọng cảm ơn: PGS.TS Trần Ngọc Ngoạn- Phó hiệutrưởng Nhà trường; TS Đinh Ngọc Lan, phó chủ nhiệm khoa Khuyến nôngvà phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã trựctiếp hướng dẫn tôi tận tình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn:

- Ban giám hiệu, khoa Trồng trọt và học viên lớp Trồng trọt Sơn Dương- Trường Trung học kinh tế kỹ thuật Tuyên Quang; các em sinh viên khoaNông học khoá 34, 35 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡtôi trong quá trình thực hiện đề tài.

- Các hộ gia đình thôn Hưng Thịnh xã Tú Thịnh huyên Sơn Dươngđã giúp đỡ tôi thực hiện thí nghiệm, mô hình trình diễn và khảo nghiệm sảnxuất ở vụ xuân năm 2007 và vụ xuân 2008.

Tôi vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bètrong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Ngày 06 tháng 12 năm 2008

Tác giả luận văn

Bùi Thị Nhung

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái

Nguyên tt ://wwh w .l r c - t nu e d u v n

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 3

3 Yêu cầu của đề tài 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 351.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5

1.2 Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa trên thế giới 9

12.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo trên thế giới 9

1.2.2 Tình hình nghiên cứu giống lúa có chất lượng trên thế giới 17

1.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa gạo ở Việt Nam 21

1.3.1 Tình hình sản xuất lúa trong nước 21

1.3.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giống lúa trong nước 28

1.3.3 Hiện trạng và phương hướng sản xuất lúa của Tuyên Quang 33

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 34

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 34

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 34

2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 34

2.2.1 Nội dung nghiên cứu 34

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 35

2.2.2.1 Đất đai nơi thí nghiệm 35

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái

Nguyên tt ://wwh w .l r c - t nu e d u v n

2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 38

2.4.1 Chỉ tiêu chất lượng mạ 38

2.4.2 Chỉ tiêu về hình thái 38

2.4.3 Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển 39

2.4.4 Các chỉ tiêu về năng suất 40

2.4.5 Tính chống đổ 41

2.4.6 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 41

2.4.7 Đánh giá chất lượng các giống lúa 44

2.4.8 Phương pháp sử lý số liệu 45

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 463.1 Đặc điểm thời tiết vụ xuân năm 2007 và vụ xuân năm 2008 tại TuyênQuang 46

3.2.2 Khả năng đẻ nhánh của các dòng giống lúa 51

3.2.3 Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa 52

3.2.4 Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng, giống lúa… 543.2.5 Đặc điểm hình thái các dòng giống lúa 56

3.2.6 Hệ số biến động một số chỉ tiêu nghiên cứu 58

3.2.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 60

3.2.8 Năng suất thực thu 63

3.2.9 Độ thuần đồng ruộng, độ thoát cổ bông, độ cứng cây, độ tàn lá 64

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái

Nguyên tt ://wwh w .l r c - t nu e d u v n

3.3 Kết quả thí nghiệm về mật độ của dòng lúa CL02 68

3.3.1 Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng 69

3.3.2 Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ thành bông 70

3.3.3 Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ 71

3.3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 72

3.4 Kết quả thí nghiệm về phân bón đối với dòng lúa CL02 75

3.4.1 Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng 77

3.4.2 Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ thành bông 79

3.4.3 Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ 80

3.4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 81

3.5 Kết quả mô hình trình diễn và khảo nghiệm sản xuất hai dòng lúatriển vọng 84

3.5.1 Kết quả mô hình trình diễn 2 dòng lúa CL02 và NL061 vụ xuân năm2007 85

3.5.2 Kết quả khảo nghiệm sản xuất 2 dòng lúa CL02 và NL061 vụ xuânnăm 2008 86

3.6 Hiệu quả kinh tế của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm 88

3.6.1 Hiệu quả kinh tế của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụxuân năm 2007 88

3.6.2 Hiệu quả kinh tế của hai dòng lúa triển vọng ở vụ xuân n ăm 2008 89

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 911 Kết luận 91

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái

Nguyên tt ://wwh w .l r c - t nu e d u v n Biểu 1.1 Sản lượng lúa trên thế giới và các châu lục giai đoạn 2001-

Biểu 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới trong vàithập kỷ gần

đây 12Biểu 1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng của 10 nước có sản lượng lúa hàng

đầu thế giới 13

Biểu 1.4 Mười nước nhập khẩu và mười nước xuất khẩu gạo hàng đầu thếgiới

2007 14Biểu 1.5 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Việt Nam qua các thời kỳ

Biểu 1.6 Xu thế phát triển lúa gạo Việt Nam thời kỳ 2006 2010 26

-Biểu 1.7 Hiện trạng và kế hoạch diện tích, năng suất, sản lượng lúa củaTuyên

Quang giai đoạn

2006-2010 33Bảng 3.1 Diễn b iến thời tiết vụ xuân năm 2007 và vụ xuân năm

Bảng 3.2 Tình hình sinh trưởng củamạ 49

Bảng 3.3 Khả năng đẻ nhánh của các dòng, giống lúa …… 51

Bảng 3.4 Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa … 52

Bảng 3.5 Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng,

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái

Nguyên tt ://wwh w .l r c - t nu e d u v n Bảng 3.6 Đặc điểm hình thái các dòng giống

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái

Nguyên tt ://wwh w .l r c - t nu e d u v n Bảng 3.14 Tình hình sâu bệnh hại và khả n ăng chống

Bảng 3.18 Tình hình sâu bệnh hại và khả n ăng chống đổ 80

Bảng 3.19 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 81Bảng 3.20 Kết quả mô hình trình diễn hai dòng lúa CL02 và NL061 vụ xuânnăm 2007 ……… 85Bảng 3.21 Kết quả khảo nghiệm sản xuất hai dòng lúa có triển vọng ở vụ xuânnăm 2008

nhau 74

Hình 3.3 Biểu đồ năng suất thực thu của dòng lúa CL02 ở các mức phân bón

khác nhau 83

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái

Nguyên h tt ://ww w .l r c - t nu e d u v n

FAO Food and Agriculture

Organization IRRI viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế IMF quỹ tiền tệ quốc tế

LSD Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực thu

WTO World Trade OrganizationWFP Chương trình lương thực T.giới

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái

90% sản lượng lương thực.

Trước năm 1986, nước ta là một quốc gia thiếu lương thực triền miên.Từ năm 1989 đến nay, an ninh lương thực của Việt Nam đã tương đốiổn định mặc dù số dân tăng thêm 1,5 triệu người/năm Việt Nam đã trở thànhnước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo thì vấn đề chất lượng gạo là mộtvấn đề cần thiết để thích ứng nhanh với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thịtrường.

Kết quả đó là tổng hợp của nhiều yếu tố, bao gồm đổi mới cơ chế, chínhsách cùng các giải pháp quan trọng khác như tập trung đầu tư cơ sở hạ tầngphục vụ sản xuất nông nghiệp (thuỷ lợi giao thông, điện, phân bón ), áp dụngtiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ Trong đó sử dụngcác giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt là yếu tố quan trọng góp phầnvào thành tựu chung của phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta trong thờigian qua Yếu tố đóng góp của khoa học và công nghệ cho việc nâng cao năngsuất, chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam ngày càng đượckhẳng định rõ nét trong thời kỳ đổi mới.

Thực tế cho thấy, nếu chỉ tập trung vào vấn đề kỹ thuật sản xuất đơnthuần thì hiệu quả thường thấp và không bền vững Vấn đề quan trọng hiện naylà giải pháp giúp nông dân tháo gỡ được các khó khăn về thị trường Để làmđược điều này, việc đầu tiên phải xác định được nhu cầu thực tế của thị trường, dự báo xu hướng phát triển của nó trong điều kiện sản xuất của nông hộ,

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái

Nguyên tt ://wwh w .l r c - t nu e d u v n phẩm hàng hoá phù

Trang 12

hợp với nhu cầu thị trường nhằm góp phần tăng hiệu quả sản xuất, tăng thunhập

cho nông dân.

Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu, tìm ra các giống lúa mới cho năngsuất cao, chất lượng tốt, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật phù hợp vớitừng tiểu vùng khí hậu Quy hoạch các vùng sản xuất lúa gạo mang tính chấthàng hoá, phát triển bền vững các giống lúa có chất lượng, có khả năngcạnh tranh cao, đồng thời nghiên cứu và xác lập được hệ thống thị trườngtiêu thụ như vậy sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giúp cho nông dân cóthêm cơ sở để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống Dođó, việc nghiên cứu, ứng dụng các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất nhằmđáp ứng được nhu cầu của thị trường là vấn đề cần thiết.

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có tổng diện tích tự nhiên là 5.860km2.Dân số năm 2007 là 737.000người với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống.Diện tích lúa cả năm đạt 45.468ha tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá và Thị xã Tuyên Quang, chiếm tới 72% diện tíchtoàn tỉnh Năm 2006, bình quân lương thực đầu người đạt 430kg/người/năm.

Trong những năm gần đây, cơ cấu giống lúa của Tuyên Quang đã đượcbổ sung một số giống lúa có năng suất cao như: lúa thuần KD18, Q5, DT122,lúa lai như Nhị ưu 63, Tạp giao 1, Nhị ưu 838 Tuy nhiên, hầu hết các giốnglúa thuần và lúa lai nó i trên có năng suất ổn định nhưng chất lượng gạo chưangon.

Để có giống lúa vừa cải thiện được chất lượng gạo, năng suất cao,chống chịu tốt với dịch hại và thích nghi với điều kiện sinh thái của Tuyên

Quang là yêu cầu cấp thiết Do vậy chúng tô i thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của m ột số dòng, giống lúa thuần vàảnh hưởng của m ột số biện pháp kỹ thuật đến năng suất của dòng lúaCL02 tại Sơn Dương, Tuyên Quang ”

Trang 13

2 Mục tiêu của đề tài:

- Đánh giá được khả năng s inh trưởng, phát triển, năng suất và khảnăng chống chịu của các dòng, giống lúa thuần Chọn ra được dòng, giống lúathuần có khả năng thích nghi và cho năng suất cao để gieo trồng tại TuyênQuang.

- Xác định được mức phân bón, mật độ cấy thích hợp để hoàn chỉnhquy trình kỹ thuật sản xuất cho dòng lúa thuần CL02.

- Đánh giá được năng suất của dòng lúa thuần triển vọng trong đ iều kiện

trình diễn và trong khảo nghiệm sản xuất.

3 Yêu cầu của đề tài:

- Xác định được một số đặc điểm cơ bản về s inh trưởng, phát triển và khả

năng thích ứng của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm.

- Đánh giá được khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các dòng,giống lúa tham gia thí nghiệm.

- Đánh giá được tiềm năng năng suất của các dòng, giống lúa tham giathí nghiệm.

- Xác định được mức phân bón, mật độ cấy thích hợp cho dòng lúa thuần CL02.

- Xây dựng mô hình trình d iễn, khảo nghiệm sản xuất hai dòng lúatriển vọng CL02, NL061.

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1 Ý nghĩa khoa học

- Xác định đặc tính nông học, năng suất, chất lượng và khả năngchống chịu với sâu bệnh hại, đ iều kiện ngoại cảnh bất lợi (rét, hạn) chốngđổ của các dòng, giống lúa thuần tham gia thí nghiệm.

- Góp phần xác đ ịnh cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật

Trang 14

sản xuất cho dòng lúa CL02, giúp sản xuất tránh đƣợc thiệt hại do sử dụng biện pháp kỹ thuật không phù hợp.

Trang 15

- Việc đưa thêm vào sản xuất những giống lúa mới sẽ làm đa dạngnguồn gen tại địa phương.

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Xác định các giống lúa có năng suất, chất lượng cao và khả năng chốngchịu tốt, góp phần mở rộng diện tích các giống lúa chất lượng mới làm tănggiá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.

- Thay đổi cơ cấu giống lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội, vừa thúc đẩy sản xuất nông nghịêp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, vừa là nhân tố làm ổn định và bảo vệ môi trường.

- Việc áp dụng thành công những giống lúa có chất lượng gạongon, không những đáp ứng được nhu cầu thị hiếu hiện nay của người dân màcòn thoả mãn được nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao cho khu du lịch TânTrào – Sơn Dương.

Trang 16

Theo thông tấn xã Việt Nam, ông Phạm Quốc Trụ, đại diện pháiđoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc,Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại G iơnevơ cho biết: Việt Nam sẽ sát cánhvới cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh chống khủng hoảng lương thực.Ông Trụ nhấn mạnh Việt Nam coi quyền có lương thực là một trong nhữngquyền c ơ bản của con người và rất coi trọng vấn đề an ninh lương thực Thựctế, trong những năm qua, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn trong việc nâng caosản lượng lương thực để thực hiện quyền có lương thực cho nhân dân nướcmình và cùng với cộng đồng quốc tế góp phần đảm bảo an ninh lương thựctoàn cầu.

Giống lúa có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực, nólàm tăng năng suất và sản lượng lúa gạo, góp phần quan trọng trong việc ổnđịnh an ninh lương thực Công tác giống được chú trọng phát triển cùng vớicác biện pháp kỹ thuật và khả năng đầu tư sẽ làm cho nền nông nghiệp nước taphát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng nông sản.

Giống lúa mới được coi là tốt phải có độ thuần cao, thể hiện đầy đủcác yếu tố di truyền của giống đó, khả năng chống chịu tốt với các điều kiệnngoại cảnh bất thuận của từng vùng khí hậu, đồng thời chịu thâm canh, kháng

Trang 17

Muốn phát

Trang 18

huy hết tiềm năng năng suất của giống tốt đó phải sử dụng chúng hợp lý, phù hợp với đất đai, điều kiện khí hậu, kinh tế xã hộ i của vùng đó.

Các giống khác nhau có khả năng phản ứng với điều kiện sinh thái ở mỗivùng khác nhau Xác định được một số giống tốt cho từng vùng sản xuấtnông nghiệp là việc làm cần thiết và đòi hỏi có thời gian Một giống mới trướckhi đưa ra sản xuất trên d iện rộng thì giống đó phải được trồng ở những vùngs inh thái khác nhau Việc làm đầu tiên là đánh giá tính khác biệt, độ đồngđều, tính ổn định, khả năng thích ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng nhưđ iều kiện bất thuận và khả năng cho năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế củagiống đó Vì giống là tiền đề của năng suất và phẩm chất Một giống lúa tốt cầnthoả mãn một số yêu cầu sau:

- Sinh trưởng, phát triển tốt trong đ iều kiện khí hậu đất đai và điềukiện canh tác tại địa phương.

- Cho năng suất cao ổn định qua các năm khác nhau trong giới hạncủa biến động thời tiết.

- Có tính chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.- Có chất lượng đáp ứng được yêu cầu sử dụng.

* Chất lượng gạo : Trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thì chất lượnggạo quyết định phần lớn giá trên thị trường Theo báo Nông thôn ngày nayngày

7/5/2004, thì những yếu tố quyết định chất lượng gạo bao gồm:

- Hình dạng hạt: Các yếu tố cấu thành hình dạng của hạt gạo gồm:kích thước và hình dạng hạt, độ đồng đều, độ bóng, độ bạc bụng, màu sắc hạt,tỷ lệ gạo/thóc ngoài ra còn phụ thuộc vào khẩu vị của mỗ i dân tộc.

- Kích thước và hình dạng hạt: là một chỉ tiêu phân loại giúp cho việc

đánh giá phẩm chất hạt tốt hơn và được xếp thành 3 loại: dài, trung bình, ngắn.- Nội nhũ và độ bạc bụng: Độ bạc bụng là đặc điểm không mong muốn

Trang 19

đó là

Trang 20

sự sắp xếp rời rạc các hệ tinh bột và Prôtêin Độ bạc bụng phụ thuộc vàonhiều yếu tố: thu hoạch ở ẩm độ cao, chín không đều trong cùng bông lúa, thờikỳ sau trỗ bông gặp nhiệt độ cao làm gia tăng độ đục, do vậy sẽ làm giảm giátrị trên thị trường.

- Màu sắc hạt: Màu sắc được sử dụng như một tiêu chuẩn chất lượnggạo, được quyết định bởi mầu của vỏ trấu và nội nhũ, thông thường vỏ cám cómàu vàng đến màu đỏ thẫm.

- Chất lượng xay xát: Đây là tiêu chuẩn quan trọng của gạo Giá trị củanăng suất xay xát là tỷ lệ gạo nguyên, gạo gãy và tấm, trong đó tỷ lệ gạo gãyvà tấm vào khoảng 30 - 50% khối lượng toàn bộ hạt.

- Chế biến: Những đặc điểm về xay xát và nấu ăn có tính quyết địnhhầu hết giá trị kinh tế của hạt gạo Chất lượng cơm ngon liên quan đến mùithơm, độ dẻo, vị ngọt, độ sáng của cơm Đó chính là tiêu chuẩn cho sự đánh giáphẩm chất hạt gạo.

Tất cả các giống lúa trước khi đưa ra khuyến cáo sản xuất đại trà cầnphải qua khảo nghiệm và khu vực hoá.

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có tiểu vùng khí hậu mang đặc điểmchung của khí hậu miền núi Bắc bộ, có hai mùa rõ rệt, hệ thống thuỷ lợi tươngđối hoàn chỉnh Trình độ dân trí ngày được nâng cao, khả năng tiếp cận, đónnhận, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất nhanh, thuậnlợi cho việc phát triển vùng chuyên canh các giống lúa lai, giống lúa chấtlượng cao tham gia vào thị trường.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp tại Tuyên Quang tăngtrưởng rõ nét cả về chất cũng như lượng, đặc biệt trong việc sản xuất lúa Vớidiện tích tuy không lớn, đứng thứ bốn mươi bốn so với cả nước và đứng thứnăm trong vùng Đông bắc nhưng do cải tiến các khâu kỹ thuật đồng bộ và ápdụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh mới về giống, bón phân cân đối và sử dụngthuốc Bảo vệ

Trang 21

thực vật hợp lý nên năng suất lúa đạt cao nhất so với các tỉnh trong vùng vàcao hơn bình quân cả nước, sản lượng lúa đạt trên 251 ngàn tấn, đứng thứ tưtrong vùng; sau Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên Góp phần tăng lươngthực bình quân đầu người năm 1996 từ 231kg/người lên 430kg/người năm 2006.

Hiện nay, d iện tích gieo cấy lúa của Tuyên Quang ổn đ ịnh khoảng

37.000ha Năm 1996, diện tích gieo cấy lúa là 40.508ha, do làm tốt công tácthuỷ lợi, kiên cố kênh mương nên d iện tích gieo cấy lúa đạt cao nhất năm2003 là

47.054 ha, sau đó giảm dần do một phần chuyển đổi diện tích lúa có hịêuquả thấp sang trồng cây khác Đến năm 2007, diện tích gieo cấy lúa là36.160 ha, giảm 10,7% so với năm 1996.

Với chủ trương mở rộng diện tích gieo cấy lúa lai và cải tiến bộ giốnglúa thuần nên năng suất lúa cả tỉnh Tuyên Quang đã tăng từ 37,02 tạ/ha năm1996 lên 51,8 tạ/ha năm 2007, tăng 28,5%.

Những năm trước đây, các giống lúa thuần CR203, Ải Hoà Thành, ẢiMai Hương, Ải 32, DT122, S96, Kim Cương, Mộc Tuyền… được gieotrồng phổ biến Đây là những giống lúa đã cũ, nhiễm sâu bệnh và người dânthường có tập quán tự để giống cho vụ sau, giống b ị thoái hoá nên năng suấtkhông cao, chỉ đạt

33,52 tạ/ha vào năm 1996 Cải tiến bộ giống lúa thuần, đưa những giống cónăng suất cao, chất lượng tốt như KD18, HT1… vào cơ cấu giống đã gópphần tăng năng suất lúa thuần vào năm 2006 là 50,63tạ/ha, tăng 51,3%.

Nhìn chung so với cả nước, năng suất lúa của tỉnh Tuyên Quang khá cao,năm 2007 năng suất lúa bình quân của tỉnh đạt 51,8tạ/ha, cao hơn trung bìnhcả nước 2,9 tạ/ha, đứng đầu các tỉnh vùng Đông Bắc, cao hơn bình quân cáctỉnh trong vùng 6,4tạ/ha và chỉ đứng sau một sô tỉnh có truyền thống sản xuấtlúa như Thái Bình, Nam Đ ịnh, Hải Dương, Hưng Yên…đạt được kết quả như

Trang 22

vậy là do các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, đôn đốc chỉđạo cải tiến các khâu kỹ thuật đồng bộ như giống, thời vụ, phân bón,biện pháp canh

Trang 23

tác….Việc chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu gieo trồng, từ gieo cấy lúa thuần năngsuất thấp sang gieo cấy lúa lai năng suất cao và chuyển đổi cơ cấu giống lúa từnăng suất cao sang chất lượng tốt đáp ứng như cầu tiêu dùng được nhân dânđồng tình hưởng ứng mạnh mẽ Năm 2005, diện tích gieo cấy lúa thuần chấtlượng chỉ khoảng 100 ha, đến năm 2006 đã là 650 ha và 6 tháng đầu năm 2007đã tăng lên

900 ha Bước đầu hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng như MinhHương, Hưng Thành, Ỷ La… đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng mới chỉ phát triểngiống lúa Hương thơm số 1 và Bắc thơm số 7 năng suất còn thấp, chưa chútrọng trên giống lúa có năng suất cao hơn Do vậy, việc lựa chọn những giốnglúa có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện canh tác tại địaphương để bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh Tuyên Quang là rất cần thiết.

Hai dòng lúa NL061, CL02 đã được tiến hành thí nghiệm so sánhcác dòng, giống lúa ở nhiều vùng sinh thái khác có điều kiện sinh tháitương đối tương đồng với điều kiện sinh thái tại Tuyên Quang và đều cho kếtquả tốt.

Vụ mùa năm 2006, thí nghiệm so sánh một số dòng lúa có triển vọngđược tiến hành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, hai dòng lúaCL02 và NL061 được đánh giá là có tiềm năng năng suất cao.

Vì vậy để rút ngắn thời gian nghiên cứu chúng tô i tiến hành các thínghiệm xác định biện pháp kỹ thuật cho dòng lúa ưu tú song song với thínghiệm so sánh giống.

1.2.Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thếgiới.

1.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo trên thế giới:

Cây lúa là một loại cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, trải qua một quátrình biến đổi và chọn lọc từ cây lúa dại thành cây lúa ngày nay Quê hươngcủa cây lúa được đông đảo các nhà khoa học thừa nhận ở vùng Đông Nam Á,

Trang 24

vì vùng này khí hậu ẩm và điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề trồng lúa.Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên qua, quê hương đầu tiên củacây lúa là vùng

Trang 25

Đông Nam Á và Đông Dương, những nơi mà dấu ấn cây lúa đã được ghi nhậnlà khoảng 10000 năm trước Công Nguyên Còn ở Trung Quốc, bằng chứng vềcây lúa lâu đời nhất chỉ 5900 đến 7000 năm về trước, thường thấy ở các vùngxung quanh sông Dương Tử Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được dunhập vào Trung Quốc, rồi sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dânchỉ quen với nghề trồng lúa mạch Việt Nam có vinh dự được coi là cái nôi củanền văn minh lúa nước.

Cây lúa có khả năng thích nghi rộng nên có thể gieo trồng ở nhiềuvùng khí hậu khác nhau và ở nhiều nơi trên thế giới.

Hiện nay trên thế giới có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả cácchâu lục trên thế giới Trong đó, châu Phi có 41 nước trồng lúa, châu Á có 30nước, bắc Trung Mỹ có 14 nước, Nam Mỹ có 13 nước, châu Âu có 11 nước,châu Đại Dương có 5 nước Diện tích lúa b iến động và đạt khoảng 153 trịêu ha,năng suất lúa bình quân xấp sỉ 4 tấn/ha.

Sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước châu Á, nơi chiếm tới90% diện tích gieo trồng và sản lượng (FAOSTAT 2006) 25 Trong đó ẤnĐộ là nước có diện tích thu hoạch lúa lớn nhất (đạt 44 790 trịêu ha),ngược lại Jamaica là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha Năng suấtlúa cao nhất đạt 9,45 tấn/ha tại Australia và thấp nhât là 0,9 tấn/ha tại IRAQ.

Giai đoạn 2001- 2005, sản lượng lúa trên thế giới đều tăng, năm 2005 đạt618,441 triệu tấn Trong đó, sản lượng lúa Châu Á đạt 559,349 triệu tấn,chiếm

90,45% Sản lượng lúa ở Nam Mỹ là 24,020 triệu tấn, chiếm 3,88% Sảnlượng lúa ở Châu Phi là 18,851 triệu tấn chiếm 3,04% Sản lượng lúa ở bắcTrung Mỹ là 12,537 triệu tấn chiếm 2,03% Sản lượng lúa ở Châu Âu và châuĐại Dương là

3,684 trịêu tấn chiếm 0,6%.

Trang 26

Biểu 1.1 Sản lượng lúa trên thế giới và các châu lục giai đoạn 2001- 2005

Thế giới, châu lụcĐơn vịtính

- Toàn thế giới+ Châu Á+ Châu Âu

+ Châu đại Dương+ Nam mỹ

+ Bắc, Trung Mỹ+ Châu Phi

triệu tấntriệu tấntriệu tấntriệu tấntriệu tấntrịêu tấntriệu tấn

597,981544,6303,6501,16419,78412 26016,493

569,035515,2553,2101,21819,60112 19517,556

584,272530,7362,2601,45719,97311 62318,223

606,268546,9192,4681,57423,72612 81618,765

618,441559,3492,3401,34424,02012 53718,851(Nguồn FAOSTAT,2006)[25]

Theo FAOSTAT (2006) 25 biểu 1.2 ta thấy về diện tích canh tác lúa cóxu hướng tăng Song tăng mạnh nhất là vào các thập kỷ 60 và 70, sau đótăng chậm dần và có xu hướng ổn đ ịnh vào những năm đầu của thế kỷ 21 Vềnăng suất lúa trên đơn vị diện tích cũng có chiều hướng tăng tương tự Trong4 thập kỷ cuối của thế kỷ 20, năng suất lúa có thể lý giải là do giai đoạn từ 1961– 2000, cuộc cách mạng xanh về giống lúa, kỹ thuật canh tác lúa có nhiều cảitiến, phân hoá học và thuốc trừ sâu, bệnh được sử dụng phổ biến.

Những năm đầu của thế kỷ 21, diện tích, năng suất, sản lượng lúa cósự biến động nhưng vẫn tương đối ổn định và có xu hướng tăng đảm bảo anninh lương thực cho toàn thế giới.

Trang 27

Biểu 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thếgiới

trong vài thập kỷ gần đây

NămDiện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)

215,65316,38396,87518,23598,97598,03577,99583,00608,37618,53644,10651,70(Nguồn FAOSTAT, 2008) 25

Sang những năm đầu của thế kỷ 21, người ta có xu hướng hạn chế sửdụng các chất hoá học tổng hợp trong thâm canh lúa, chú trọng chỉ tiêu chấtlượng hơn là số lượng làm cho năng suất lúa có xu hướng chững lại hoặc tăngchút ít Tuy nhiên, ở những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, năngsuất lúa vẫn cao hơn hẳn Để dễ hình dung, chúng ta quan sát số liệu thống kêcủa 10 n ước trồng lúa có sản lượng lúa hàng đầu thế giới biểu 1.3 (FAOSTAT2008) 25

Theo số liệu của b iểu 1.3 thì trong 10 nước trồng lúa có sản lượng trên10 triệu tấn/năm đã có 9 nước nằm ở châu Á, chỉ có một đại diện châu khácđó là Braxin (Nam Mỹ) Trung Quốc và Nhật Bản là 2 nước có năng suất caohơn hẳn: Trung Quốc (đạt 63,3tạ/ha) và Nhật Bản (65,4 tạ/ha) Điều đó có thể

Trang 28

lý giải là vì Trung Quốc là nước đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển lúa laivà người dân

Trang 29

nước này có tinh thần lao động cần cù, có trình độ thâm canh cao(ICARD

2003) 10 Còn Nhật Bản là nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đầu tưlớn (Nguyễn Hữu Hồng, 1993) 8 Việt Nam cũng là nước có năng suất lúa caođứng thứ 3 trong 10 nước trồng lúa chính đạt 49,5tạ/ha Thái Lan tuy lànước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới trong nhiều năm liên tục, song năngsuất chỉ đạt

26,5tạ/ha Thái Lan chú trọng nhiều hơn đến canh tác các giống lúa dàingày,

chất lượng cao (Bùi Huy Đáp, 1999) 3

Biểu 1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng của 10 nước có sản lượng lúa hàng đầu thế giới

Tên nướcDiện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)

Trung Quốc Ấn Độ Inđônêxia Băngladesh Việt Nam Thái Lan Myanma Philippin BraxinNhật Bản

185,45129,0053,9840,0536,3427,0024,5014,8013,1410,99(Nguồn FAOSTAT, 2003) 25

Theo các nhà khoa học thì sản lượng lúa sẽ tăng chậm và có xuhướng chững lại vì diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp do tốc độ đô thị hoá

gia tăng (Beachel, H.M 1972)[22 G iá lúa tăng chậm trong khi đó giá vật tư

đầu vào tăng cao không khuyến khích nông dân trồng lúa, hệ số sử dụng ruộng

Trang 30

đất khó có thể

tăng cao hơn nữa (ví dụ ở Việt Nam, nhiều nơi đã trồng tới 3 vụ lúa/năm), nôngdân chuyển diện tích trồng lúa sang trồng các cây khác và nuôi trồng thuỷ sản có

Trang 31

hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang trồng các giống lúa có chất lượng cao mặc dù năng suất thấp hơn.

Năm 2007, mười nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới baogồm: Indonesia, Philippine, Nigeria, Bangladesh, Eu-27, Saudi Arab ia,Ivory Coast, Iran, Nam Phi, Senegal Trong đó, đứng đầu là Indonesia nhậpkhẩu 2 triệu tấn Toàn thế giới nhập khẩu 31,59 triệu tấn gạo Cũng trong năm2007, mười nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới bao gồm: Thái Lan, ẤnĐộ, Việt Nam, Mỹ, Pakistan, Trung Quốc, Ai Cập, Uruguay, Campuchia,Argentina Trong đó, đứng đầu là Thái Lan xuất khẩu 9,5 trịêu tấn Việt Nam lànước xuất khẩu gạo lớn thứ

3 trên thế giới với 4,52 triệu tấn Toàn thế giới xuất khẩu là 31,59 trịêu tấn gạo.

Biểu 1.4 Mười nước nhập khẩu và mười nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2007

Indonesia Philippine Nigeria BangladeshEU-27Saudi Arab ia Ivory Coast IranNam PhiSenegal

Thái Lan Ấn Độ Việt NamMỹ PakistanTrung Quốc Ai Cập Uruguay CampuchiaArgentina

9,506,304,523,042,401,341,210,730,450,44Toàn thế giới 31,59 Toàn thế giới 31,59

(w w w

ASSET)

Trang 32

Hiện nay, tình trạng thiếu lương thực xảy ra ở nhiều nước trên thế giớidẫn đến sự leo thang giá cả lương thực, tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn an ninhchính trị và xã hội Thêm hàng triệu người vốn đã rất dễ "tổn thương" trên thếgiới lại phải đối mặt với thiếu đói vì bóng ma thiếu lương thực Theo cácchuyên gia, đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng lương thực lan rộng từ các quốc gia phát triển đến những nước đangphát triển Hơn 73 triệu người của 78 nước phụ thuộc vào lương thực cứutrợ của Chương trình Lương thực thế giới (WFP) phải chịu cảnh thiếu thốnkhẩu phần trong năm nay Đầu tháng 4/2008, giá gạo trên thị trường thế giớiđột ngột tăng từ 550USD/tấn lên 760USD/tấn, ở một số nước tăng lên1000USD/tấn, làm cho hàng triệu người lâm vào tình trạng thiếu đói Tổchức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, đã có 36nước ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh đang đối mặt với tình trạngkhẩn cấp thiếu lương thực Nguồn gạo dự trữ hiện nay của thế giới giảmxuống mức thấp nhất trong vòng 25 n ăm qua Một số nước xuất khẩu gạo lớntrên thị trường thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam tạm ngừng hoặcgiảm lượng gạo xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.Nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng lương thực là do sự gia tăng dânsố thế giới, những thảm hoạ thiên tai nh ư hạn hán, lụt bão, sâu bệnh do biếnđổi khí hậu toàn cầu, đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đôthị hoá, giá dầu mỏ tăng đẩy giá phân bón và chi phí vận chuyển hàng nôngnghịêp lên cao, một số nước tập trung phát triển năng lượng sinh học đã gây áplực tăng giá lương thực

Tình trạng thiếu lương thực và giá lương thực tăng cao là một trongnhững nguyên nhân xảy ra các cuộc biểu tình và bạo lực tại một số nướcnhư: Hai-ti, Ca-mơ-run, Ai cập, Buốckina Phaxô Ngân hàng thế giới (WB)và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đều coi khủng hoảng lương thực là thách thức lớnnhất của thế kỷ XXI Tại Hộ i nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển

Trang 34

ngày 20-24/4/2008) Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Kimun cảnh báo,giá lương thực tăng cao có nguy cơ thủ tiêu những thành quả trong công cuộcchống đói nghèo, nếu tiếp tục leo thang có thể phá hoại tăng trưởng kinh tế vàan ninh toàn cầu Kế hoạch thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) doLiên hợp quốc đề xướng, trong đó giảm một nửa số người nghèo vào năm 2015sẽ khó có thể hoàn chỉnh.

Đứng trước nguy cơ thiếu hụt lương thực đang diễn ra, chính phủnhiều nước đã thực hiện một số giải pháp nóng để đối phó trước mắt Liên hợpquốc dự kiến dành 2,9 tỷ USD hỗ trợ cho các chương trình lương thực trên thếgiới trong năm 2008 Tổng giám đốc FAO kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựngmột chiến lược toàn cầu đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay Vềlâu dài, các nước không chỉ đẩy mạnh nghiên cứu thêm nhiều loại giống câylương thực năng suất cao, hỗ trợ kỹ thuật và giống cây trồng, mà còn phải cùngnhau hợp tác bình ổn giá lương thực Thái Lan đưa ra đề nghị thành lập Tổ chứccác nước xuất gạo, nhằm kiểm soát giá gạo và an ninh lương thực thế giới.Ngân hàng thế giới dự báo nhu cầu lương thực thế giới sẽ tăng gấp đôi vàonăm 2030, một phần là do dân số thế giới có thể đạt khoảng 3 tỷ người năm2050, nhưng ở đây còn rất nhiều nguyên nhân khác Nhiệt độ toàn cầu giatăng do ô nhiễm bắt đầu ảnh hưởng tới sản xuất lương thực ở rất nhiều nước: hạn hán, bất ổn khí hậu, nước biển dâng Nhu cầu nhiên liệu sinh học xanhvà nhu cầu dùng thịt gia t ăng của thế giới là nguyên nhân dẫn đến khủnghoảng lương thực toàn cầu Dự trữ lúa gạo ở mức thấp nhất trong ba thập kỷqua Giá dầu tăng dẫn đến gia tăng chi phí vận tải khiến giá phân bón tăng.

Theo nguồn tin từ Bộ Nông nghịêp các nước công bố trong tháng 4, 5 năm2008, sản xuất lúa năm 2008 triển vọng đạt tốt hơn năm 2007 ở hầu hết cácnước sản xuất lúa chính ở châu Á như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ,Phillipp ines và Thái Lan, cũng như ở Châu Phi, châu Mỹ La Tinh.

Trang 35

Đầu năm 2008, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, sản lượnglúa đạt 633.9 triệu tấn (tương đương 425,3 trịêu tấn gạo), tăng 1% so với năm2007.

Ngày 12/5/2008, theo dự báo mới nhất của Tổ chức lương thực vànông nghiệp liên hợp quốc (FAO), nhờ sản xuất lúa gạo thuận lợi tại ChâuÁ, châu Phi, Mỹ La Tinh, sản lượng lúa thế giới sẽ có thể đạt tời 666 triệutấn (tương đương với 430 triệu tấn gạo), tăng 2, 3% so với năm 2007.

Cũng theo dự báo mới nhất của FAO công bố trong tháng 5/2008, thươngmại gạo toàn cầu sẽ đạt mức 28.8 trịêu tấn (giảm 7,1% so với năm 2007) Cóhai nguyên nhân dẫn đến sự sút giảm thương mại gạo thế giới 2008: Thứ nhất,là do một số nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ,Pakistan, Trung Quốc, Ai Cập, Hoa Kỳ, Myanmar) thì 4 nước có kế hoạchcắt giảm lượng gạo xuất khẩu trong năm 2008 là Trung Quốc, Việt Nam, AiCập, Ấn Độ Thứ hai, trước diễn b iến giá gạo thế giới tăng mạnh, một sốnước nhập khẩu gạo lớn đang có xu hướng cắt giảm lượng gạo nhập khẩu, trongđó cắt giảm mạnh nhất là Indonesia, Banglades So với đầu năm, giá gạo thếgiới tháng 5 năm 2008 đã tăng gần 70%.

1.2.2 T×nh h×nh nghiªn cøu gièng lóa cã chÊtl•îng trªn thÕ giíi

Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tư liệu sản xuất quan trọngkhông kém gì đất đai, phân bón và công cụ sản xuất Người dân Việt Nam đãđúc kết thành câu ngạn ngữ: nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống Qua đócho thấy giống cây trồng nó i chung và giống lúa nó i riêng có tầm quan trọngnhư thế nào Vì thế việc nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống đã được các nhàkhoa học, các viện nghiên cứu và các Trường Đại học nông nghiệp ưu tiênhàng đầu Vào đầu những năm 1960, viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI)đã được thành lập tại Losbanos, Laguna, Philippin Sau đó các viện nghiêncứu nông nghiệp quốc tế khác cũng được thành lập ở các châu lục và tiểu

Trang 36

vùng s inh thái khác nhau nhƣ

IRAT, EAT, CIAT, ICRISAT (IRRI, 1997) 27 Tại các viện này việc chọnlọc

Trang 37

và lai tạo các giống lúa cũng được ưu tiên hàng đầu Chỉ tính riêng việnnghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) cũng đã lai tạo và đưa ra sản xuất hàngnghìn giống lúa các loại, trong đó tiêu biểu là các giống lứa như: IR5, IR6,IR8, IR30, IR34, IR64, Jasmin…đặc biệt là 2 giống IR64 và Jamin là nhữnggiống có phẩm chất gạo tốt, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới,trong đó có Việt Nam Hiện nay viện IRRI đang tập trung vào nghiên cứuchọn tạo ra các giống lúa có năng suất s iêu cao (siêu lúa) có thể đạt 13 tấn/vụ,đồng thời tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao(giàu Vitamin A, giàu Protein, giàu Lisine, có mùi thơm…) để vừa hỗ trợ cácnước giải quyết vấn đề an ninh lương thực, vừa đáp ứng đủ nhu cầu ngàycàng cao của người tiêu dùng (Cada,E.C,

1997) 23

Trung Quốc là một nước trồng lúa hàng đầu thế giới nên công tác giốngđã được chú trọng đặc biệt Vào những năm 60 và những năm 70 của thế kỷtrước, Trung Quốc đã cho ra đời hàng loạt các giống lúa có năng suất cao,phẩm chất tốt như: Đoàn kết, Bao Thai, Trân Châu lùn, Mộc Tuyền… Cácgiống này cũng đã nhập vào Việt Nam và cho tới nay nhiều giống vẫn đượcmột số địa phương gieo trồng vì chất lượng gạo tốt, phù hợp với đ iều kiệngieo trồng và đất đai của địa phương Bước vào đầu những năm 1970, TrungQuốc đã thử nghiệm và lai tạo thành công các giống lúa lai 3 dòng và gần đâylà các giống lúa lai 2 dòng có đặc tính ưu việt hơn hẳn về năng suất, chấtlượng và khả năng chống chịu sâu, bệnh Có thể nói Trung Quốc là nước đitiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng lúa lai ra sản xuất đại trà.Nhờ đó đã làm tăng năng suất, sản lượng lúa của Trung Quốc lên gấp đôi trongvòng 3 thập kỷ qua, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho một nước có hơn1,3 tỷ dân Các giống lúa lai như: Bồi Tạp Sơn Thanh, Sán Ưu Quế, Bắc Thơmsố 7 rất nổi tiếng ở Trung Quốc và ở các nước láng giềng Song song vớigiống lúa lai, Trung Quốc vẫn tiếp tục chọn tạo các giống lúa thuần và cho ra

Trang 38

đời các giống lúa tốt như San Hoa, Ải Mai Hương,

Trang 39

Khang dân 18… Các giống lúa này cũng cho năng suất cao không kém cácgiống lúa lai Nhiệm vụ trọng tâm của Viện nghiên cứu phát triển lúa lai củaTrung Quốc trong thế kỷ 21 là phát triển lúa lai 2 dòng và đẩy mạnh nghiêncứu lúa lai một dòng và lúa lai siêu cao sản nhằm tăng năng suất và sản lượnglúa gạo của đất nước (Lin, SC 2001) 26

Ấn Độ là một nước trồng lúa với d iện tích đứng đầu thế giới Ấn Độcũng là một nước đi đầu trong công cuộc cách mạng xanh lần thứ nhất vềcải tiến giống lúa Viện nghiên cứu giống lúa trung ương của Ấn Độ đượcthành lập vào năm 1946 tại Cuttuck bang Orisa, đóng vai trò đầu tầu trong việcnghiên cứu, tạo chọn các giống lúa mới phục vụ cho sản xuất Ngoài ra, tại cácbang của Ấn Độ đều có các cơ sở nghiên cứu, trong đó các cơ sở quan trọng ởMadrasheydrabat, Kerala, hoặc Viện nghiên cứu cây trồng Á nhiệt đới(ICRISAT) Ấn Độ cũng là nước có những giống lúa chất lượng cao nổi tiếngtrên thế giới như: Basmati, Brimphun, trong đó giống lúa Basmati có giá trịtrên thị trường tới 850USD/tấn (trong khi giống gạo thơm Thái Lan nổi tiếngtrên thế giới cũng chỉ có giá trị 460

USD/tấn), (Nông thôn 7/5/2004) 19.

Nhật Bản là một trong 10 nước trồng lúa có sản lượng hàng đầu thếgiới, tuy d iện tích trồng lúa không lớn Đ iều đó được lý giải là do năng suấtlúa của Nhật Bản rất cao, thuộc loại hàng đầu thế giới Ở Nhật Bản, người tachỉ trồng lúa 1vụ/năm, việc gieo trồng lúa được tiến hành trong những điềukiện thời tiết thuận lợi nhất Công tác giống lúa của Nhật Bản được đặcbiệt chú trọng vì người Nhật Bản giàu có, ít ăn cơm nên đòi hỏi cơm phảingon, còn giá bán có cao thì họ vẫn chấp nhận Thực tế giá gạo tại Nhật Bảnvào loại cao nhất thế giới (từ 5 – 10USD/kg) Để đáp ứng thị hiếu tiêu dùngcao, các Viện và các Trạm nghiên cứu giống lúa được thành lập ở hầu hếtcác tỉnh thành của Nhật Bản, trong đó có các trung tâm quan trọng nhất

Trang 40

đặt ở Sendai, Niigata, Nagoya, Fukuoka, Kochi, Miyazaki, Saga… là nhữngnơi diện tích trồng lúa lớn Các nhà

Ngày đăng: 01/11/2012, 15:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Lưu Văn Quyết, Đ inh Văn Sự, Nguyễn Văn Viết (1998), Kết quả chọn tạo giống lúa K12; nghiên cứu cây lương thực và thực phẩm (1995 - 1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn tạo giống lúa K12; nghiên cứu cây lương thực và thực phẩm (1995 - 1998)
Tác giả: Lưu Văn Quyết, Đ inh Văn Sự, Nguyễn Văn Viết
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
19. Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (07/5/2004) "Báo cáo về sản xuất và xuất khẩu gạo của Ấn Độ", Nông nghiệp - Nông thôn Việt Nam. Website: WWW agroviet.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về sản xuất và xuấtkhẩu gạo của Ấn Độ
20. Nguyễn Thị Hương Thuỷ (2003), nghiên cứu chất lượng một số giống lúa có hàm lượng Protêin cao và khả năng ứng dụng trong công nghệ chế biến, Luận án tiến sĩ khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiên cứu chất lượng một số giống lúa có hàm lượng Protêin cao và khả năng ứng dụng trong công nghệ chế biến
Tác giả: Nguyễn Thị Hương Thuỷ
Năm: 2003
21. Viện cây lương thực và thực phẩm (1977), quy trình gieo trồng các giống lúa mới, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Website: WWW agroviet.gov.vn.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy trình gieo trồng các giống lúamới
Tác giả: Viện cây lương thực và thực phẩm
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1977
17. Phòng Trồng trọt - Sở NNPTNT Tuyên Quang (2007) "Báo cáo sản xuất năm 2007, phương hướng mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược năm 2008&#34 Khác
22. Beachell, H.M: G.S. Khush, and R.C.Aquino,1972. IRRI' S rice breeding program, Losbanos, Philippines Khác
23. Cada, E.C and P.B. Escuro (1997), Rice varietal improvement in the Philippin, IRRI, Rice breeding, Losbanos, Philippines Khác
24. Hoang, C.H (1999), The present status and trend of rice varietal improvement in Taiwan. SG. Agri.25.FAOSTAT, 2006, 2008 Khác
26. Lin, S.C (2001), Rice breeding in China, IRRI. Rice breeding, Losbanos, Philippines Khác
27. IRRI, CIAT, WARDA, Rice Almanac 1997, second edition, Philippines Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết vụ xuân năm 2007 và vụ xuân năm  2008 - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết vụ xuân năm 2007 và vụ xuân năm 2008 (Trang 83)
Bảng 3.2: Tình hình sinh trưởng của mạ - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.2 Tình hình sinh trưởng của mạ (Trang 89)
Bảng 3.3. Khả năng đẻ nhánh của các dòng, giống lúa - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.3. Khả năng đẻ nhánh của các dòng, giống lúa (Trang 92)
Bảng 3.4. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống  lúa - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.4. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa (Trang 94)
Bảng 3.5. Tình hình sâu bệnh và khả năng chống  đổ của các dòng, giống lúa - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.5. Tình hình sâu bệnh và khả năng chống đổ của các dòng, giống lúa (Trang 98)
Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái các dòng, giống lúa T - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái các dòng, giống lúa T (Trang 100)
Bảng 3.7. Hệ số biến động (CV%) giữa các dòng giống lúa TT Dòng, giống lúa Chiều cao cây Số bông/m 2 Hạt chắc/bông - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.7. Hệ số biến động (CV%) giữa các dòng giống lúa TT Dòng, giống lúa Chiều cao cây Số bông/m 2 Hạt chắc/bông (Trang 104)
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết (Trang 106)
Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn năng suất thực thu của các dòng giống lúa - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn năng suất thực thu của các dòng giống lúa (Trang 112)
Bảng 3.9 Năng suất thực thu của các dòng, giống lúa - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.9 Năng suất thực thu của các dòng, giống lúa (Trang 112)
Bảng 3.10. Độ thuần đồng ruộng, độ thoát cổ bông, độ cứng cây, độ tàn lá - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.10. Độ thuần đồng ruộng, độ thoát cổ bông, độ cứng cây, độ tàn lá (Trang 113)
Bảng 3.11. Chất lƣợng gạo của các dòng, giống lúa - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.11. Chất lƣợng gạo của các dòng, giống lúa (Trang 114)
Bảng 3.12. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của dòng lúa  CL02 - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.12. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của dòng lúa CL02 (Trang 119)
Bảng 3.13. Khả năng đẻ nhánh của dòng lúa CL02 ở các mật độ khác nhau - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.13. Khả năng đẻ nhánh của dòng lúa CL02 ở các mật độ khác nhau (Trang 121)
Bảng 3.14. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống  đổ - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển , giống lúa thuần, ảnh hưởng, biện pháp kỹ thuật , năng suất , dòng lúa CL02 , Sơn Dương, Tuyên Quang
Bảng 3.14. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ (Trang 122)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w