1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn : KHẢO NGHIỆM ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA QUỐC GIA A2 TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC - AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2004 -2005 part 3 potx

10 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 223,81 KB

Nội dung

2.6.4. Trắc nghiệm hậu kỳ Chọn 30-50 giống /dòng triển vọng nhất ở thí nghiệm quan sát sơ khởi đưa vào trắc nghiệm hậu kỳ với diện tích lô thí nghiệm lớn hơn (5-10m 2 ) để tăng độ chính xác với 3-4 lần lặp lại. Từ kết quả trắc nghiệm hậu kỳ chọn ra từ 10-20 giống /dòng tốt nhất đưa vào so sánh chọn giống ở diện tích rộng lớn. 2.6.5. So sánh năng suất Các giống/dòng lúa có nhiều triển vọng nhất chọn được ở lô thí nghiệm trắc nghiệm hậu kỳ, được đưa vào thí nghiệm so sánh năng suất tại nhiều điều bàn khác nhau. Qua nhiều vụ sẽ chọn một số giống nổi bật nhất đưa ra khu vực hóa và sản xuất trên diện tích rộng. 2.6.6. Thử nghiệm khu vực hoá Các giống nổi bật ở từng khu vực sẽ được chọn và tiếp tục thử nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau với bộ 10-20 giống/dòng. 2.6.7. Sản xuất thử Kế thừa kết quả thử nghiệm khu vực hoá, chọn được 2-3 giống/dòng tốt nhất để sản xuất thử, đồng thời tiếp tục theo dõi tính thích nghi và chống chịu của giống. Các giống tốt sẽ được phổ biến trồng đại trà. 2 Hình 1:Sơ đồ tổng quát tiến trình công tác chọn tạo giống lúa trồng (nguồn: Nguyễn Ngọc Đệ, 1994) 2 Điều Tra, Sưu Tập Bảo Quản Đánh Giá So Sánh Năng Suất Thử Nghiệm Khu Vực Hoá LÚA HOANG LÚA ĐỊA PHƯƠNG Sản Xuất Thử Ngân Hàng Giống Lúa NHẬP NỘI LAI TẠO CHỌN LỌC Trắc Nghiệm Hậu Kỳ Quan Sát Sơ Khởi Sản Xuất Đại Trà 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và các biện pháp gia tăng năng suất 2.7.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 2.7.1.1. Số hạt trên bông Thời kỳ quyết định số hạt trên bông theo Đinh Văn Lữ chủ yếu là thời kỳ bắt đầu phân hoá đồng đến cuối thời kỳ giảm nhiễm, vào thời gian trước trổ 5 ngày không ảnh hưởng. Theo Tôn Thất Trình (1968) được trích dẫn bởi Lê Minh Tuệ (1988) thì cho rằng nhiệt độ thấp ở giai đoạn tượng gié thì tổng số hạt sẽ bớt đi vì thoái hoá, sự gia giảm sẽ rõ rệt hơn nữa nếu nhiệt độ thấp đúng thời gian phân bào giảm nhiễm và ở giai đoạn cây bị thiếu nước tổng số hạt giảm một cách rõ rệt. 2.7.1.2. Số bông trên m 2 Theo kết quả nghiên cứu của Ân Thanh Chương (Trung Quốc) được Lê Minh Tuệ (1988) trích dẫn thì cho thấy rằng mật độ cây thưa ánh sáng đủ, dinh dưỡng nhiều thì lúa đẻ mạnh cuối cùng thì đạt số bông nhất định / đơn vị diện tích. Mật độ cây dày lúa ít đẻ nhánh, cuối cùng đạt số bông nhất định / đơn vị diện tích. Theo Matsushima được trích dẫn bởi Nguyễn Đức Mẫn (1991) thì lúc 10 ngày sau giai đoạn đâm chồi tối đa nếu thấy các chồi có 4 lá xanh thì chồi này chắc chắn có gié. Phần lớn các chồi có dưới 3 lá xanh đều không có gié. Biện pháp chủ yếu để tăng số bông là: Bảo đảm mạ tốt, cấy đúng tuổi mạ, đúng khoản cách thích hợp cho từng giống, cấy cạn để lúa nở bụi khỏe. Bón lót và thúc đầy đủ. Làm cỏ, sục bùn kịp thời, giữ nước vừa phải và liên tục để điều hòa nhiệt độ và khống chế cỏ dại (Nguyễn Ngọc Đệ, 1994). 2.7.1.3. Phần trăm hạt chắc Theo Tôn Thất Trình (1968) được trích dẫn bởi Lê Minh Tuệ (1988) thì muốn gia tăng hạt chín ở gié nên: Gieo mạ và cấy cho giai đoạn lúa chín vào tháng có nhiều ánh sáng nhất, tạo điều kiện cho lúa quang tổng hợp lớn khi lúa tượng gié. 2 Không nên để số hạt trên gié quá nhiều. Bón phân vớt đồng nhưng phải bón lúc lúa trổ đầy đồng. Ngăn ngừa lúa đổ ngã. Làm phiến lá nhất là 3 lá trên cùng ngắn lại để tăng khả năng thu nhận ánh sáng của đám lúa bằng cách ngăn cản cây lúa hấp thu đạm vào thời gian chỉ số lá là 70 – 94. Đinh Văn Lữ thì cho rằng từ lúc bắt đầu phân hoá đồng (32 ngày trước trổ ) đến 20 ngày – 25 ngày sau trổ đều có ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt chắc. 2.7.1.4. Trọng lượng 1000 hạt Theo Đinh Văn Lữ, biện pháp gia tăng trọng lượng 1000 hạt là: Tăng độ to nhỏ của vỏ trấu. Xúc tiến quá trình tích lũy phôi nhủ. Thời kỳ ảnh hưởng đến 1000 hạt rõ rệt nhất là trước và sau thời kỳ giảm nhiễm và vào chắc ( Đinh Văn Lữ ). Trọng lượng 1000 hạt ít thay đổi bởi điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác mà nó được qui định bởi đặc tính giống (Bùi Huy Đáp, 1980). 2.7.2. Biện pháp gia tăng năng suất lúa Bên cạnh giống tốt thì kỹ thuật canh tác cũng làm tăng năng suất và phẩm chất lúa gạo.Theo Sirosita (1963) và Torari (1966) được trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Đệ (1994) thì cho rằng kỹ thuật không bao giờ đạt kết quả tốt, tuy nhiên có thể phối hợp các yếu tố này để đạt được năng suất cao Chọn giống kháng đổ ngã, mật độ cây thích hợp và bảo vệ thực vật đúng, khoảng cách cây hợp lý sẽ đảm bảo diện tích lá lớn cho quang hợp của cây được tối đa tạo được nhiều bông đáp ứng được cho các nhu cầu cho các yếu tố năng suất của lúa năng suất cao. Cày sâu, cải tạo đất, phơi đất diệt sâu bệnh và làm đất được thoáng phải kết hợp với bón phân mới đạt được hiệu quả cao. Tưới nước hợp lí và tiêu nước hợp lí. Tưới tiêu xen kẻ, tiêu nước phơi đất sau đó cho nước vào ruộng. 2 2.8. Tình hình canh tác lúa ở An Giang 2.8.1. Tình hình chung An Giang nằm ở vĩ độ thấp nên nhận được khá nhiều lượng bức xạ mặt trời trong suốt năm, nhiệt độ trung bình hàng năm tương đối cao và ổn định từ 25 – 28 o c. Tổng nhiệt trong năm khoảng 10000 o c so với nhiệt cây lúa là 2.500 – 3.000 o c. An Giang có sông Tiền và sông Hậu chảy qua với tổng lượng nước là 500 tỷ m 3 /năm, trong đó sông Tiền chiếm 84%. Nông dân An Giang trải qua nhiều năm trồng lúa, nên đã dần dần tích luỹ được một số kinh nghiệm trồng lúa cao sản, do đó sản lượng thu hoạch hàng năm cao 1.413.885 tấn (vụ đông xuân), 953.000 tấn (vụ hè thu), 297.573 tấn (vụ thu đông). Với diện tích canh tác vụ Đông Xuân là 220.489 ha, vụ Hè Thu 212.097 ha và vụ Thu Đông là 62.998 ha (niên giám thống kê năm 2003). 2.8.2. Kỹ thuật canh tác Chuẩn bị đất: đất cày 15 – 20 ngày trước khi cấy hoặc sạ và trước khi sạ (cấy) bừa 2 – 3 lần. Chuẩn bị giống: hạt giống được đem phơi nắng, loại bỏ hạt lép. Đối với lúa sạ được ngâm 24 giờ, ủ 24 – 36 giờ rồi đem sạ trên ruộng đã làm đất xong, mật độ sạ 150 – 200 kg/ha. Lúa cấy thường làm mạ ướt, tuổi mạ cấy 20 – 30 ngày, cấy 3 – 5 tép/bụi. Đa số nông dân An Giang áp dụng biện pháp sạ là chủ yếu để ít tốn công lao động. Phân bón: thường bón các loại phân URE, DAP, NPK, KALI v.v… bón phân cơ bản chia làm 3 lần. + Bón lần 1: 10 – 15 ngày sau khi sạ. + Bón lần 2: 30 – 35 ngày sau khi sạ. + Bón lần 3: khoảng 45 ngày sau khi sạ. Chăm sóc: thường chủ động được nước, cho nước vào sau khi sạ 6 – 7 ngày hoặc 3 – 4 ngày sau khi cấy. Bảo vệ thực vật được tiến hành tốt, sâu bệnh thường gặp là sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bù lạch, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn v.v… 2 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1.Phương tiện thí nghiệm 3.1.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành tại Trung Tâm Nghiên Cứu Và Sản Xuất Giống Cây Trồng, thuộc phường Bình Đức TP. Long xuyên An Giang vụ đông xuân 2004 – 2005. - Thời gian tiến hành thí nghiệm: từ ngày 22/11/2004 đến 30/3/2005. Bảng 2: Danh sách 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức An Giang vụ đông xuân 2004 - 2005 TT GIỐNG TÊN GIỐNG NGUỒN GỐC 1 OM2492 OM850 / IR64 2 OM2490 OM723 – 11 / IR50404 3 OM3539 OM1490 / OM1643 4 OM2280 IR64 / OM43 – 26 5 OM3566 IR841 đột biến 6 OM2495 OM850 / IR59606 7 OM3241 OM1706 / Khao 26 (ĐB) 8 TX93 Tám xoan đột biến 9 OM2008 Nếp hoa vàng / NN6A 10 OM3837 OM2507 / 0M997 11 MTL385 L274-4-17-4-2-2-1-1 12 MTL389 L264-1-3-1-1 13 MTL364 L262-2-6-1-1 14 MTL352 L263-2-5-2-2-1 15 IR64 IRRI 3.1.2.Vật liệu thí nghiệm - Giống: bộ giống khảo nghiệm gồm 15 giống, mỗi giống 100g nhận từ phòng khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Quốc Gia phía nam, danh sách giống được trình bày ở bảng 1. - Đất đai: lô đất được trung tâm dùng làm thí nghiệm lúa 2 vụ trong năm. Diện tích đất thí nghiệm là 600m 2 - Phân bón: phân được bón theo công thức 90 – 60 – 60 như vậy lượng phân cần bón cho thí nghiệm là 5,4kgUre, 3,6kg DAP, 3,6kg Kcl. - Thuốc trừ sâu bệnh: Tilt, Fuan, Padan, Peran, Sofic, Actara - Các vật liệu khác: máy vi tính, thước đo, sổ ghi số liệu, bao bì đựng mẫu, cọc tre,… 2 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1.Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Gồm có 15 giống tương ứng với 15 nghiệm thức, 3 lần lập lại, tổng cộng có 45 lô, Rep I Rep II Rep III 1 9 15 2 4 9 3 7 13 4 11 10 5 5 4 6 10 3 7 12 14 8 14 8 9 1 6 10 15 12 11 2 1 12 8 5 13 3 11 14 13 2 15 6 7 Hình 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 15 giống lúa tại trại giống Bình Đức An Giang vụ đông xuân 2004 – 2005 kích thước mỗi lô là 1,5m x 6m = 9m 2 và tổng diện tích khu thí ngiệm là 600 m 2 . Các giống thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ trên. 3.2.2. Phương pháp tiến hành 3.2.2.1. Làm mạ Mạ thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp mạ khô. Mỗi giống được gieo trên từng lô nhỏ riêng biệt, diện tích mỗi lô là 1m x 1,3m = 1,3m 2 . Khoảng cách giữa các giống là 25 cm. Hạt giống khi gieo xong được phủ 1 lớp tro trấu để giữ ẩm và phòng ngừa sự phá hoại của chuột, chim…, 10 ngày đầu tưới nước 2 lần trong ngày sau đó mỗi ngày tưới một lần. Khi mạ được 2 10 ngày tuổi thì tiến hành bón phân (URE, DAP) với lượng phân là 15kg URE + 8kg DAP trên 1000m 2 tương đương với 19g URE và 10g DAP trên mỗi lô (ngâm tưới) để thúc cây mạ phát triển. 3.2.2.2. Chuẩn bị cấy - Chuẩn bị đất: Trước khi cấy, ruộng được dọn sạch cỏ, trục trạc san bằng mặt ruộng, đắp bờ bao, bón lót, phân lô thí nghiệm. - Cấy: Tiến hành cấy khi mạ được 18 ngày tuổi (tính từ ngày gieo), với khoảng cách 15cm x 15cm. Mạ được nhổ vào buổi chiều hôm trước mỗi giống chia làm 3 bó có mang kí hiệu. Trước khi cấy bỏ mạ vào đúng vị trí lô thí nghiệm theo sơ đồ bố trí. Cấy theo dây có chia mật độ là 15 x 15cm, cấy mỗi bụi 1 tép, mạ dư được gom về cuối lô để dùng cho việc cấy dặm sau này. Sau khi cấy phun thuốc để ngừa ốc bươu vàng. 3.2.2.3. Bón phân Bón phân: cơ bản chia làm 4 lần bón theo công thức: 90 – 60 – 60 với các loại phân URE, DAP, KCL. Bón lót:1 ngày trước khi cấy bón 1/4 lượng URE và 1/2 lượng KCL, tương đương với 1,4kg URE, 1,8kg KCL. Bón thúc lần 1: bón 1/4 lượng URE và 1/2 lượng DAP vào lúc 7 ngày sau khi cấy. Bón thúc lần 2: bón 1/4 lượng URE và 1/2 lượng DAP còn lại vào lúc18 ngày sau khi cấy. Bón thúc lần 3: bón 1/4 lượng URE và 1/2 lượng KCL còn lại vào lúc 30 ngày sau khi cấy. 3.2.2.4. Chăm sóc Dặm lại những bụi chết sau khi cấy 4 – 5 ngày. Làm cỏ: làm bằng tay vào lúc lúa được 15 ngày và 30 ngày sau khi cấy và tiếp tục làm nhiều lần nữa nếu thấy cỏ xuất hiện. Thu hoạch khi lúa có 85% số hạt chín/bông. 2 3.3. Chỉ tiêu theo dõi 3.3.1. Các chỉ tiêu nông học 3.3.1.1. Chiều cao cây Đo lần đầu lúc 10 ngày sau khi cấy và sau đó định kỳ 10 ngày đo một lần. Ở mỗi lô chọn ngẫu nhiên 3 điểm, mỗi điểm 4 bụi (bỏ các hàng bìa). Tại mỗi điểm chọn cố định một bụi đo từ mặt đất đến chóp lá, khi lúa trổ thì đo đến chóp bông. Chiều cao cây được tính theo công thức sau: Chiều cao cây = chiều cao 3 bụi / 3. 3.3.1.2. Số chồi Được ghi nhận 10 ngày một lần và lần đầu lúc 10 ngày sau khi cấy. Tiến hành đếm số chồi tại 3 điểm trên mỗi lô, mỗi điểm 4 bụi và chỉ công nhận 1 chồi khi có 3 lá hoàn toàn. Số chồi mỗi bụi được tính theo công thức sau: Số chồi / bụi = tổng số chồi 12 bụi / 12. Khả năng nẩy chồi: Ghi nhận ở giai đoạn chồi tối đa ( 20 – 30 NSC ) và được đánh giá như sau: Cấp Mức độ 1 Rất tốt trên 25 chồi / bụi 3 Tốt 20 – 25 chồi / bụi 5 Trung bình 10 – 19 chồi / bụi 7 Kém 5 – 9 chồi / bụi 9 Rất yếu dưới 5 chồi / bụi 3.3.1.3. Góc lá cờ Góc lá cờ là góc hợp bởi lá cờ và trục bông lúa, được ghi nhận lúc lúa trổ đến vào chắc và được đánh giá theo các cấp như sau: Cấp Góc lá cờ Mức độ 1 Rất thẳng Dưới 15 0 3 Hơi thẳng 15 - 30 0 5 Hơi xòe 30 - 45 0 7 Xòe 45 – 60 0 9 Bẹt Trên 60 0 3.3.1.4. Độ hở cổ bông Độ hở cổ bông là khoảng cách từ cổ bông đến cổ lá cờ. ghi nhận vào giai đoạn chín và được đánh giá như sau: 2 Kín: cổ bông nằm trong cổ lá cờ. Trung bình: cổ bông nằm ngoài cổ lá cờ và có khoảng cách từ 0 – 5cm. Hở: cổ bông nằm ngoài cổ lá cờ và có khoảng cách trên 5cm. 3.3.1.5. Độ rụng hạt Đánh giá vào giai đoạn chín. Khi thu hoạch dùng tay tuốt nhẹ bông lúa, sau đó tính độ rụng hạt dựa vào phần trăm hạt rụng theo các cấp đánh giá như sau: Cấp Mức độ 1 Dai (dưới 1%) 3 Hơi dai (1 – 5% ) 5 Trung bình (6 – 25 %) 7 Hơi rụng (25 – 50 %) 9 Dễ rụng (trên 50%) 3.3.1.6. Chiều dài bông Chọn ngẫu nhiên 10 bông rồi đo từ cổ bông đến chóp bông, lấy trung bình. Đơn vị tính là cm. 3.3.1.7. Độ tàn lá Ghi nhận vào giai đoạn lúa chín, quan sát sự chuyển màu của lá và đánh giá theo các cấp sau: Cấp Mức độ Sự biến đổi của lá 1 Muộn và chậm Lá giữ màu xanh tự nhiên 5 Trung bình Các lá trên biến vàng 9 Sớm và nhanh Tất cả các lá biến vàng hoặc chết 3.3.1.8. Đặc tính đổ ngã Được ghi nhận vào giai đoạn lúa chín, cấp đánh giá dựa vào phần trăm cây bị đổ ngã. Cấp Mức độ (% cây bị đổ ngã) 1 Không đổ ngã 3 Hầu hết không đổ ngã 5 Hơi ngã (25 – 50 %) 3 . xuyên An Giang vụ đông xuân 2004 – 2005. - Thời gian tiến hành thí nghiệm: từ ngày 22/11 /2004 đến 30 /3/ 2005. Bảng 2: Danh sách 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức An Giang vụ đông xuân. OM3241 OM1706 / Khao 26 (ĐB) 8 TX 93 Tám xoan đột biến 9 OM2008 Nếp hoa vàng / NN6A 10 OM3 837 OM2507 / 0M997 11 MTL385 L27 4-4 -1 7-4 - 2-2 - 1-1 12 MTL389 L26 4-1 - 3- 1 -1 13 MTL364 L26 2-2 - 6-1 -1 14 MTL352. L26 3- 2 - 5-2 - 2-1 15 IR64 IRRI 3. 1.2.Vật liệu thí nghiệm - Giống: bộ giống khảo nghiệm gồm 15 giống, mỗi giống 100g nhận từ phòng khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Quốc Gia phía nam, danh sách giống

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN