1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn : KHẢO NGHIỆM ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA QUỐC GIA A2 TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC - AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2004 -2005 part 6 potx

10 530 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 217,61 KB

Nội dung

4.2.4.2. Tỉ lệ bạc bụng Tỉ lệ bạc bụng là một chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá phẩm cấp gạo. Kết quả phân tích thống kê cho thấy các giống thí nghiệm có tỉ lệ bạc bụng khác biệt có ý nghĩa và biến động rất lớn từ 4 – 99,5%. Trong đó giống có tỉ lệ bạc bụng thấp nhất là giống OM2280 (4%) và lớn nhất là giống OM2008 (99,5%) nếu tính theo phẩm chất gạo thì tỉ lệ bạc bụng của giống này không đạt, nhưng do đây là lúa nếp nên chỉ tiêu bạc phấn của giống là rất tốt. 4.2.4.3. Tỉ lệ xay chà * Tỉ lệ gạo lức Qua phân tích thống kê cho thấy tỉ lệ gạo lức của các giống khác biệt rất có ý nghĩa và tỉ lệ đạt được dao động từ 76,4 – 82,2% Kết quả thí nghiệm cho thấy tỉ lệ gạo lức của 15 giống đạt được hầu hết tập trung ở hai nhóm. Nhóm loại 1: gồm các giống OM2492, MTL389, OM3566, OM2495, OM3241, TX93, OM2008, OM3837. Nhóm loại 2: gồm các giống OM2490, OM3539, OM2280, MTL385, MTL364, MTL352, IR64. * Tỉ lệ gạo trắng Tỉ lệ gạo trắng của các giống đạt được không cao lắm biến thiên từ 53,5 – 64,5, và các giống khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ kết quả đạt được, nhận thấy tỉ lệ gạo trắng của các giống thuộc nhóm trung bình có 7 giống là OM2492, OM2280, OM3566, OM2495, TX93, OM2008, MTL364 và các giống còn lại thuộc nhóm kém. Bảng 12: Phẩm chất gạo của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 - 2005 Tên Giống Dài gạo (mm) % bạc bụng % gạo lức % gạo trắng % gao nguyên OM2492 6,4hi 15,4 cd 81,2 a 62,2 ab 39,4ef OM2490 6,7gh 14,9 cd 77,0 bc 53,9 e 38,2f OM3539 6,8efg 13,8 d 78,4 b 54,9 de 40,3def OM2280 6,6 gh 4,0 h 77,7 bc 60,9 bc 43,9b-f 5 OM3566 7,1b-e 5,7 g 81,3 a 61,0 bc 43,0c-f OM2495 7,1bcd 18,9 b 82,2 a 61,7 bc 45,1a-e OM3241 7,4a 6,3 g 81,2 a 56,8 d 42,3c-f TX93 7,3ab 15,8 c 82,1 a 64,5 a 50,8a OM2008 6,7g 99,5 a 81,2 a 60,9 bc 38,2f OM3837 7,0c-f 5,6 g 81,2 a 56,8 d 49,0ab MTL385 6,9d-g 13,8 d 76,4 c 53,5 e 45,1a-e MTL389 6,3i 17,9 b 81,2 a 59,6 c 42,8c-f MTL364 7,2abc 8,9 f 76,4 c 61,2 bc 45,4a-d MTL352 7,1bcd 11,0 e 77,7 bc 54,4 de 46,5abc IR64 6,8fg 8,2 f 76,4 c 53,5 e 47,9abc Cv (%) 2,1 5,6 1,1 2,4 7,0 Giá trị đề xuất < 5% > 75.0% ≥ 65.1% > 48% F ** ** ** ** ** Chú thích: Trongcùng một cột, các số theo sau cùng ký tự không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử Duncan; ** = khác biệt ý nghĩa 1 % * Tỉ lệ gạo nguyên Tỉ lệ gạo nguyên của các giống biến động từ 38,2 – 50,8%, trong đó cao nhất là giống TX93 (50,8%), thấp nhất OM2490 38,2%. Qua phân tích thống kê cho thấy các giống khác biệt có ý nghĩa và chủ yếu tập trung ở nhóm trung bình, 2 giống OM2280 và OM3837 thuộc loại tốt, chỉ có duy nhất 1 giống OM2008 thuộc loại kém. Ngoài yếu tố di truyền của giống, còn một số yếu tốt khác làm cho tỉ lệ gạo nguyên thấp như phương pháp xay chà, độ ẩm của thóc gạo, cách bảo quản v.v… do đó để làm tăng tỉ lệ gạo nguyên cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật như: phương pháp bảo quản, xay chà, không nên để cho thóc quá khô v.v…. Mặt dù các giống có tỉ lệ gạo nguyên không cao lắm nhưng với năng suất cao, phẩm chất gạo khá tốt nên tạm chấp nhận chỉ tiêu này của các giống trong thời điểm hiện nay. 4.2.5. Đánh giá các giống lúa có triển vọng Dựa vào kết quả thảo luận ở phần trên, tình hình sản xuất lúa ở ĐBSCL. Qua kết quả theo dõi và đánh giá bộ giống thí nghiệm tại trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống tại Bình Đức – An Giang vụ đông xuân 2004 – 2005, chúng tôi đã tổng kết chọn ra một số giống có triển vọng: OM2280 + Thời gian sinh trưởng trung bình 105 ngày, chiều cao cây đạt 113,8cm. 5 + Số bông/m2 trung bình 374 bông, bông dài 24,9cm, hạt chắc trên bông khá cao (98 hạt). + Phần trăm hạt chắc cao 85,3%, trọng lượng 1000 hạt 25,5g. + Năng suất của giống này cao nhất trong bộ giống thí nghiệm 7,6 tấn/ha. + Ít đổ ngã, độ tàn lá trung bình. + Tỉ lệ gạo nguyên 43,9%, bạc bụng 4%, dài gạo 6,67mm. + Nhiễm cháy lá cấp 7 và rầy nâu cấp 5 TX93 + Thời gian sinh trưởng trung bình 105 ngày, chiều cây đạt được 104,7cm, khả năng chống chịu đổ ngã của giống này rất cao, sự rụi lá và rụng hạt trung bình. + Số bông trên m 2 tương đối trung bình 396 bông, chiều dài bông đạt được 22,5cm, số hạt chắc/bông đạt được 66 hạt. + Tỉ lệ hạt chắc khá cao 81%, trọng lượng 1000 hạt đạt được 29,5g (cao nhất trong bộ giống thí nghiệm). + Năng suất cuối cùng khá cao 7,2 tấn/ha. + Độ tàn lá trung bình, không đổ ngã. + Tỉ lệ bạc bụng 15,8%, tỉ lệ gạo nguyên cao nhất trong bộ giống 50,8%, dài gạo 7,3mm. + Nhiễm cháy lá cấp 5 và rầy nâu cấp 7. OM3539 + Thời gian sinh trưởng 107 ngày, chiều cao cây đạt 100,1cm, bông dài 24cm. + Số bông/m 2 đạt được tương đối trung bình 387 bông, dài bông 24cm, hạt chắc trên bông khá cao 98 hạt. + Phần trăm hạt chắc 76,7%, trọng lượng 1000 hat 24,9g. + Năng suất đạt được 6,8 tấn/ha. + Độ tàn lá của giống trung bình, không đổ ngã. + Tỉ lệ gạo nguyên đạt 40,4%, bạc bụng 13,8%, dài gạo 6,87mm. + Nhiễm cháy lá và rầy nâu cấp 5 5 OM3566 + Thời gian sinh trưởng 105 ngày, chiều cao cây đạt được 95,3cm. + Số bông trên m 2 khá cao 420 bông, chiều dài bông đạt được 21,9cm, hạt chắc trên bông 85 hạt + Phần trăm hạt chắc 90,7%, trọng lượng 1000 hạt khá 24,9g. + Năng suất đạt 6,5 tấn/ha. + Thân cây không bị đổ ngã, độ tàn lá trung bình. + Tỉ lệ bạc bụng tương đối thấp 5,7%, tỉ lệ gạo nguyên 43%, gạo dài 7,1mm. + Nhiễm cháy lá và rầy nâu cấp 5 MTL364 + Thời gian sinh trưởng của giống này trung bình 109 ngày, chiều cao cây đạt được 105,2cm. + Số bông/m 2 khá cao đạt 420 bông, chiều dài bông 25,5mm, hạt chắc trên bông 82 hạt. + Phần trăm hạt chắc cao 88,7%, trọng lượng 1000 hạt 25,8g. + Năng suất sau cùng đạt 6,6 tấn/ha. + Thân cây cứng nên ít đổ ngã, độ tàn lá và mức rụng hạt trung bình. + Tỉ lệ gạo nguyên khá 45,5%, bạc bụng tương đối thấp 8,9%, gạo dài 7,2mm. + Nhiễm rầy nâu và bệnh đạo ôn cấp 5. 5 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Qua ghi nhận, theo dõi ngoài đồng ruộng và kết quả phân tích thống kê của 15 giống lúa thí nghiệm tại trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống (Bình Đức – An Giang) vụ Đông Xuân 2004 – 2005 chúng tôi rút ra một số kết luận và đề nghị sau: 5.1. Kết Luận Nhìn chung, hầu hết các giống lúa có kiểu hình cây lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện canh tác ở An Giang. + Các giống có thời gian sinh trưởng biến động từ 103 – 109 ngày, chiều cao các giống biến thiên từ 92 – 113,8 cm. + Phản ứng với cháy lá từ trung bình đến rất nặng, đối với rầy nâu các giống phản ứng từ mức trung bình đến nhiễm. + Tất cả các giống đều có dạng hạt thon dài, kích thước hạt từ dài đến rất dài, tỉ lệ gạo nguyên của các giống đạt từ trung bình đến tốt. Nhất là giống TX93 đạt 50,8%. + Hầu hết các giống đều có năng suất khá cao, trong đó 5 giống năng suất nổi bật là OM2280, OM3539, OM3566, MTL364, TX93. Đặc biệt là giống OM2280 có năng suất cao nhất (7,6 tấn/ha) và có tỉ lệ bạc bụng thấp nhất (4%) khác biệt với các giống khác ở mức ý nghĩa 1%. 5.2. Đề nghị Các giống OM2280, OM3539, OM3566, MTL364, TX93 có năng suất cao, phẩm chất khá tốt có thể khuyến cáo trồng trong sản xuất nhưng cần chú ý tính mẫn cảm đối với bệnh cháy lá của giống để có những biện pháp thích hợp hạn chế dịch bệnh. Cần xác định thêm tính phù hợp của các giống này với từng vùng sản xuất cụ thể. Xác định hàm lượng Amylose của các giống để có chi tiết cụ thể về chất lượng gạo, vì đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong xuất khẩu gạo hiện nay. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Huy Đáp.1967. Một số kinh nghiệm làm ruộng lúa thí nghiệm thâm canh lúa. NXB Nông Thôn. Bùi Huy Đáp.1978. Lúa Việt Nam trong vùng luá nam và đông nam Châu Ắ. NXB Nông Nghiệp TPHCM. Đinh văn lữ. 1978. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Hệ Thống Tiêu Chuẩn Đánh Giá Nguồn Gen Lúa.1996. Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế. Jennings P.R, Coffman W.R và Kauffman H.E, 1979. Cải tiến giống lúa. Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế Trường Đại Học Cần Thơ. (biên dịch: Võ Tòng Xuân, Đặng Ngọc Kính, Nguyễn Mỹ Hoa) Lê Minh Tuệ.1988. So sánh năng suất 20 giống / dòng lúa cải tiến, nhân và so sánh năng suất 8 giống/dòng lúa cải tiến triển vọng vụ đông xuân 1987 – 1988 tại Bình Đức An Giang. LVTNĐH ĐHCT. Nguyễn Đức Mẫn.1991.Trắc nghiệm năng suất hậu kỳ 35 giống/dòng lúa cải tiến ngắn ngày thí nghiệm tại Bình Đức An Giang vụ Đông Xuân 1990 – 1991. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt Nguyễn Ngọc Đệ. 1994. Giáo trình cây lúa. Tủ Sách Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Văn Hiển.2000. Chọn giống cây trồng. NXB GIÁO DỤC. Niên giám thống kê năm 2003. Chi cục thống kê tỉnh An Giang. Quy phạm khảo nghiệm giống lúa. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 2004. Reissig W.H, Heinrich E.A, Litsinger J.A.Kmondy, Fiedler.W.Men, and Barrion A.T . 1993. Hướng dẫn biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại trên lúa ở Châu Ắ nhiệt đới.NXBNN TPHCM.(biên dịch: Võ Tòng Xuân, Tống Hữu Thuẩn). Võ Tòng Xuân. 1986. Trồng lúa năng xuất cao. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. 5 Website. http://www. sonongnghiep.angiang.gov.vn. Yoshida Shouichi.1981. Cơ sở khoa học cây lúa. Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế Trường Đại Học Cần Thơ.(biên dịch: Trần Minh Thành). 5 PHỤ CHƯƠNG Bảng ANOVA tỉ lệ bạc bụng ======================================================= = SV DF SS MS F ======================================================= = LAPLAI (R) 2 2.34133 1.17067 1.25 ns GONG (G) 14 22662.54533 1618.75324 1730.93 ** ERROR 28 26.18533 0.93519 TOTAL 44 22691.07200 ======================================================= = cv = 5.6%; ** = significant at 1% level; ns = not significant Bảng ANOVA hạt chắc trên bông ======================================================= = SV DF SS MS F ======================================================= = LAPLAI (R) 2 269.91111 134.95556 1.03 ns GONG (G) 14 7080.57778 505.75556 3.84 ** ERROR 28 3686.08889 131.64603 TOTAL 44 11036.57778 ======================================================= = cv = 13.0%; ** = significant at 1% level; ns = not significant Bảng ANOVA năng suất thực tế ======================================================= = SV DF SS MS F ======================================================= = LAPLAI (L) 2 0.34844444 0.17422222 <1 GIONG (G) 14 15.28311111 1.09165079 4.22 ** 5 ERROR 28 7.24488889 0.25874603 TOTAL 44 22.87644444 ======================================================= = cv = 8.0%; ** = significant at 1% level Bảng ANOVA trọng lượng 1000 hạt ======================================================= = SV DF SS MS F ======================================================= = LAPLAI (R) 2 0.1706133 0.0853067 <1 GIONG (G) 14 208.0662800 14.8618771 40.96 ** ERROR 28 10.1597867 0.3628495 TOTAL 44 218.3966800 ======================================================= = cv = 2.4%; ** = significant at 1% level Bảng ANOVA phần trăm hạt chắc ======================================================= = SV DF SS MS F ======================================================= = LAPLAI (R) 2 15.600000 7.800000 <1 GIONG (G) 14 2308.666667 164.904762 9.62 ** ERROR 28 479.733333 17.133333 TOTAL 44 2804.000000 ======================================================= = cv = 5.2%; ** = significant at 1% level Bảng ANOVA phần trăm gạo lức ======================================================= = SV DF SS MS F ======================================================= = LAPLAI (R) 2 3.3686044 1.6843022 2.16 ns GIONG (G) 14 220.0893244 15.7206660 20.13 ** ERROR 28 21.8681289 0.7810046 5 TOTAL 44 245.3260578 ======================================================= = cv = 1.1%; ** = significant at 1% level; ns = not significant Bảng ANOVA phần trăm gạo nguyên ======================================================= = SV DF SS MS F ======================================================= = LAPLAI (R) 2 12.4333333 6.2166667 <1 GIONG (G) 14 609.7920000 43.5565714 4.66 ** ERROR 28 261.4666667 9.3380952 TOTAL 44 883.6920000 ======================================================= = cv = 7.0%; ** = significant at 1% level Bảng ANOVA phần trăm gạo trắng ======================================================= = SV DF SS MS F ======================================================= = LAPLAI (R) 2 0.4082978 0.2041489 <1 GIONG (G) 14 576.0113244 41.1436660 20.60 ** ERROR 28 55.9341689 1.9976489 TOTAL 44 632.3537911 ======================================================= =cv = 2.4%; ** = significant at 1% level Bảng ANOVA chiều dài gạo ======================================================= = SV DF SS MS F ======================================================= = LAPLAI (R) 2 0.00577778 0.00288889 <1 GIONG (G) 14 3.98977778 0.28498413 14.06 ** ERROR 28 0.56755556 0.02026984 6 . giống là OM2492, OM2280, OM3 566 , OM2495, TX93, OM2008, MTL 364 và các giống còn lại thuộc nhóm kém. Bảng 1 2: Phẩm chất gạo của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông. bộ giống thí nghiệm tại trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống tại Bình Đức – An Giang vụ đông xuân 2004 – 2005, chúng tôi đã tổng kết chọn ra một số giống có triển vọng: OM2280 + Thời gian. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Qua ghi nhận, theo dõi ngoài đồng ruộng và kết quả phân tích thống kê của 15 giống lúa thí nghiệm tại trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống (Bình Đức – An Giang) vụ Đông Xuân

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN