Luận văn : KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI TẦM GỬI Macrosolen cochinchinensis TRÊN CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis) part 2 pot
1 Chƣơng 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Cây cao su Hevea brasiliensis Muell. Arg có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại trên một địa bàn rộng lớn từ 5-6 triệu km 2 , bao gồm toàn bộ lƣu vực sông Amazon và các vùng kế cận. Cây cao su xuất hiện ở Việt Nam năm 1877 sau khi ngƣời Pháp bắt đầu xâm lƣợc nƣớc ta. Một ngƣời Pháp tên là Pierre mang hạt giống từ Singapore đến, lập vƣờn ƣơm thử ở Bách Thảo Sài Gòn nhƣng không cây nào sống đƣợc [1]. Hình 1.1: Vƣờn cao su ở nông trƣờng Ông Quế Mãi đến năm 1897, Raoul, một dƣợc sĩ hải quân Pháp mới gởi hạt giống ở Java (Inđonesia) về, đem gieo trồng ở trạm thí nghiệm Ông Yệm (Bến Cát, Bình Dƣơng). Một số hạt giống đƣợc gởi cho bác sĩ Yersin cùng với hạt giống xin thêm ở Colombo (Sri Lanka) đƣa gieo trồng ở trại thí nghiệm của Viện Pasteur ở Suối Dầu phía Nam Thành phố Nha Trang, tạo thành đồn điền cao su 400 cây đầu tiên ở Việt Nam [3]. Cao su là cây cho sản lƣợng mủ cao, phẩm chất mủ tốt nhất trong các loại cây có nhựa mủ. Cao su là một trong bốn nguyên liệu cơ bản của nền công nghiệp hiện 2 đại (than đá, gang thép, dầu hỏa và cao su) [6]. Là cây có ý nghĩa kinh tế rất lớn, sản phẩm của nó chủ yếu đƣợc dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, còn gọi là cây kỹ thuật vì loại cây này đòi hỏi kỹ thuật trồng trọt tƣơng đối cao, hay còn gọi là cây kinh tế vì trong quá trình sản xuất cây này phải đầu tƣ vốn nhiều và hiệu quả kinh tế thu đƣợc trên một đơn vị diện tích thƣờng cao hơn so với trồng các loại cây khác. Cao su đƣợc trồng nhằm mục đích khai thác mủ, ngoài ra, hạt cao su cho tinh dầu quý trong kỹ nghệ sơn mài, xà phòng, chế nhựa ankít để dán gỗ. Gỗ cao su dùng làm đồ gia dụng rất có giá trị. Rừng cao su có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và làm cân bằng sinh thái. Đối với những nƣớc có tiềm năng lớn về cao su, các sản phẩm cao su có thể thành nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của đất nƣớc [1], [3]. Vào đầu thế kỷ XX, nhiều ngƣời cho rằng “Cây cao su không bị một loại bệnh và côn trùng nào đe dọa”. Tuy nhiên, sau thời gian canh tác cùng các phƣơng pháp trồng tập trung trên một diện tích rộng trong vùng nhiệt độ và ẩm độ cao, các loại bệnh và côn trùng dần xuất hiện và gây thiệt hại không nhỏ. Theo dõi thời gian từ năm 1996 đến năm 2000, có 7 loại bệnh chính gây ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và sản lƣợng cây cao su. Trong đó, có hai loại mới xuất hiện và gây hại nặng là bệnh rụng lá Corynespora và nứt vỏ thân do nấm Botrydiploidia theobronae Pat [4], [12]. Ngoài ra, tại vùng phía Đông Nam Bộ nƣớc ta đã xuất hiện một loại bệnh mới là bệnh cây tầm gửi ký sinh. Tuy loài tầm gửi này đã xuất hiện nhiều năm song con ngƣời vẫn chƣa đề cập đến và không nhận thấy đƣợc tác hại của chúng. Từ nhiều năm trở lại đây cây tầm gửi phát triển ngày càng nhiều trên cây cao su ở vùng Đông Nam Bộ nƣớc ta đặc biệt là khu vực Ông Quế - Đồng Nai làm ảnh hƣởng lớn về năng suất, đồng thời làm cho cây cao su bị khô dần và giảm chu kỳ kinh tế của cây. Nhận thấy đƣợc tác hại lâu dài của cây tầm gửi, chúng tôi đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô, các cô chú trong Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Công ty Cao su Đồng Nai thực hiện đề tài: “Khảo sát đặc điểm sinh học và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis trên cây cao su (Hevea brasiliensis)”. 3 1.2. Mục đích đề tài Điều tra, đánh giá mức độ gây bệnh ở nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai. Định danh các loài thuộc họ tầm gửi Loranthaceae. Tìm hiểu sự tƣơng tác giữa ký sinh và ký chủ của cây tầm gửi và cây cao su. Những biện pháp có thể thực hiện để hạn chế, xử lý sự gây hại của tầm gửi ở Ông Quế - Đồng Nai. 1.3. Yêu cầu Hiểu biết căn bản về bệnh cây cao su, bệnh do loài tầm gửi Loranthaceae ký sinh và những triệu chứng đặc trƣng của bệnh. Định danh và nhận dạng hình thái để phân loại các loài tầm gửi. Xử lý mô cây để so sánh sự khác nhau giữa cây bị nhiễm bệnh và cây không bị nhiễm bệnh. Lây bệnh nhân tạo theo dõi chu trình phát triển của cây tầm gửi. Bƣớc đầu thử nghiệm xử lý với hoá chất Garlon 250 EC. 1.4. Giới hạn đề tài: Cây cao su là cây lâu năm, việc tiến hành theo dõi cần phải có thời gian lâu dài, với thời gian thực tập ngắn đề tài chỉ dừng lại ở phần xử lý với hóa chất để hạn chế sự phát tán của bệnh tầm gửi trên cây cao su tại nông trƣờng Ông Quế. Mặt khác, đây là một vấn đề rất mới ở Việt Nam nên việc nghiên cứu còn nhiều khó khăn và bƣớc đầu mang tính thăm dò. 4 Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu về cây cao su 2.1.1. Tên họ và nguồn gốc Cây cao su Hevea brasiliensis, là một loài thuộc chi Hevea, họ Euphorbiaceae. Trong chi Hevea, còn có 9 loài Hevea khác: H. benthaminna, H. camarganoa, H. camporum, H. guinensis, H. nitida, H. microphylla, H. pauciflora, H. rigidifolia và H. spuceana. Mặt dù tất cả các loài Hevea đều cho cao su nhƣng chỉ có loài Hevea brasiliensis là có ý nghĩa về kinh tế và đƣợc trồng rộng rãi nhất. Tất cả các loài Hevea là loài đặc hữu bản địa của vùng Amazon, Nam Mỹ phân bố trong tự nhiên trên một vùng rộng lớn nằm giữa vĩ độ 6° Bắc và 15° Nam, giữa kinh độ 46° Tây và 77° Đông, bao trùm các nƣớc Bolivia, Brazil, Colombia, Peron và Venezuela. Ngoài vùng bản địa trên ngƣời ta không tìm thấy cây cao su trong tự nhiên ở các nơi trên thế giới (P. Campagnu, 1986) [11]. Hình 2.1. Công thức cấu tạo cao su thiên nhiên 2.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái Cây cao su là loài cây thân gỗ to, sinh trƣởng nhanh, trong rừng có thể cao đến hơn 40 m và vòng thân có thể đạt đến 5 m và có thể sống hàng trăm năm. Trong các đồn điền, cây cao su ít khi cao hơn 25 m do việc cạo mủ làm giảm sinh trƣởng và thông thƣờng cây đƣợc đốn hạ để tái canh sau chu kỳ 30-35 năm. Lá cao su là lá kép có 3 lá chét, hoa nhỏ màu vàng, đơn tính đồng chu và khó tự thụ; quả có 3 mảnh vỏ 5 chứa 3 hạt, quả tự khai, hạt khá lớn có kích thƣớc khoảng 2 cm, chứa nhiều dầu, dễ mất sức nảy mầm (Hình 2.2). Cây có thời kì qua đông: lá rụng toàn bộ sau đó nảy lộc phát triển bộ lá mới. Cây thay lá sớm hay muộn, từng phần hay toàn phần tùy thuộc đặc điểm giống và điều kiện môi trƣờng (mƣa và nhiệt độ). Trong điều kiện Việt Nam, cây rụng lá qua đông sớm hơn, sau đó cây ra hoa vào tháng 3, trái rụng trong khoảng tháng 8-9 hàng năm. Trong tự nhiên, cây cao su thụ phấn nhờ côn trùng là chủ yếu, tỷ lệ đậu trái trong tự nhiên rất thấp, có thể nhỏ hơn 3%. Cây cao su là loài có rễ cọc rất phát triển, ở 7-8 tuổi rễ cọc có thể ăn sâu đến 2,4 m, rễ hút tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt 0-30 cm. Ở cây trƣởng thành toàn bộ hệ thống rễ có thể chiếm đến 15% tổng sinh khối cây cao su. Cây cao su thích hợp phát triển ở nhiệt độ trung bình từ 25-28°C, nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ làm cho cây chậm sinh trƣởng dẫn đến kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản, khi nhiệt độ giảm xuống 4-5°C, cây bắt đầu tổn hại vì lạnh, gây khô lá [1], [2], [3], [11]. Về phƣơng diện bệnh hại, theo Chee (1976), cây cao su bị trên 540 loài vi sinh vật tấn công, trong đó 24 loài có tầm quan trọng về phƣơng diện kinh tế. Ngoại trừ bệnh cháy lá Nam Mỹ, SALB (South American Leaf Blight) do nấm Microcylus ulei gây ra chỉ xuất hiện ở Nam Mỹ, cao su Việt Nam bị tác hại của một số bệnh quan trọng nhất sau đây: bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá Corynespora, bệnh nấm hồng, bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh héo đen đầu lá, bệnh nứt vỏ do nấm Botryodiploidia [12] Hình 2.2. Lá, hoa và quả cây cao su 6 2.1.3. Nguồn gốc và quá trình phát triển cao su thiên nhiên ở Việt Nam Những cây cao su đầu tiên tại Thảo Cầm Viên - Sài Gòn Ngày 10/6/1863, chuẩn đô đốc De Langrandiere, Thống đốc và Tổng tƣ lệnh quân đội Pháp ở Nam Kỳ quyết định thành lập Vƣờn Thực Vật và Vƣờn Thú Sài Gòn, bốn năm sau khi chiếm Thành Phố Sài Gòn. Tháng 3/1864, ngƣời ta chọn ở phía Đông Bắc Sài Gòn một khu đất khoảng 12 ha, đất nghèo, sình lầy, một phần khá lớn là lùm bụi và cây tre gai [3]. Ông J. B. Louis Pierre, một nhà thực vật học giỏi đã có nhiều năm kinh nghiệm ở vƣờn thực vật Calcutta xin vào làm việc ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Ông Pierre dành thời giờ và sức lực đi khảo sát, điều tra và du nhập nhiều loại cây kinh tế vào nƣớc ta. Trong số này ông Pierre cũng có thử nghiệm cây cao su. Theo lời kể của ông Josselme, giáo sƣ trƣờng trung học Chasseloup Laubat, một ngƣời rất quan tâm đến cây cao su H. brasiliensis, những cây này do ông Pierre nhập năm 1877 từ nguồn hạt của Wickham. Nhƣng về sau ngƣời ta không còn thấy các cây này. Năm 1884, một số cây con đƣợc gởi từ Indonesia về Sài Gòn, trong đó có cây cao su do vƣờn thực vật Buitenzorg cung cấp. Ông lãnh sự Pháp nhấn mạnh: Cây cao su cho một loại mủ rất đƣợc ƣa chuộng, cây này mọc trong các vùng ẩm thấp, cả trong vùng sình lầy. Chi tiết này của nhà ngoại giao Pháp đã hƣớng cho Thảo Cầm Viên, Sài Gòn đem trồng các cây cao su nhận từ Indonesia. Năm 1881, ông Seeligmann, Bộ trƣởng Bộ Bƣu Điện và Viễn Thông Pháp, cử ngƣời đi các vùng Malaysia, Sumatra, Borneo nghiên cứu khả năng nhập giống cây này về để trồng ở Nam Kỳ. Ông gởi về Sài Gòn 50 cây cao su vào tháng 12/1881, năm đầu còn sống 5 cây; ông gởi lần thứ hai nhƣng đến tháng 6/1883, chỉ còn lại vài cây đang sống dở, chết dở và chúng dần dần mất tích [3]. Nguồn gốc của giống cao su do ông Raoul đƣa vào Việt Nam. Nhƣ vậy, những cây cao su đầu tiên du nhập vào Việt Nam từ 1884 trở về trƣớc đã không để lại dấu vết, phải đến đợt nhập giống qui mô lớn do ông Raoul thực hiện 1897, mở đầu cho việc thực nghiệm cây cao su trên diện rộng ở miền Nam Trung Bộ và ở Nam Bộ, thì cây cao su mới chính thức du nhập vào Việt Nam. Ông Raoul (1845-1898) là một ngƣời Pháp vào hải quân từ 1865-1897, ông thực hiện một chuyến công du ở Viễn Đông và gửi giống cao su về cho ông Capus. Mọi ngƣời 7 thống nhất với nhau rằng chính ông Raoul là ngƣời đƣa giống cao su vào Việt Nam năm 1897 [3]. Các cuộc thử nghiệm đầu tiên: Nhà nƣớc dựa số giống do ông Raoul gửi về Sài Gòn đƣợc phân phối nhƣ sau: - 1.000 cây cho trại thực nghiệm Ông Yệm (Bến Cát). - 200 cây cho Yersin ở Nha Trang. - 200 cây cho ông Canavaggio để trồng ở Thủ Đức dƣới tán rừng thƣa và 100 cây trồng ở những vùng đất khác nhau. - Và 100 hạt cho ông Josselme. Tại trạm Ông Yệm và một số tƣ nhân ngƣời Pháp Việc thực nghiệm cao su của nhà nƣớc là trạm Ông Yệm (Bến Cát), 1.000 cây cao su con đƣợc giao cho Trạm và trồng trên diện tích 8,50 ha. Theo ông G. Capus, trong báo cáo gửi lên Toàn quyền Đông Dƣơng năm 1900, thì đất thí nghiệm cao su bị xói mòn nặng, nghèo mùn và nhiều cát. Tuy nhiên, sau hai năm, số cây còn lại mọc khoẻ nhƣng không đều [3], [2]. Về 300 cây giao cho ông Canavaggio trồng ở Thủ Đức, ông G. Capus trong báo cáo gửi lên Toàn quyền Đông Dƣơng cho biết các cây này trồng dƣới tán rừng thƣa và còn đang đƣợc theo dõi để biết sự phát triển của chúng trong một môi trƣờng nhƣ vậy. Sơ bộ nhận thấy rằng cây cao su không thích hợp đất thấp, ngập úng. Tại đồn điền Viện Pasteur ở Suối Dầu Ở Viện Pasteur Paris, trong một sự hợp tác tay ba giữa các nhà khoa học, Yersin đã làm công tác thực nghiệm cây cao su với nhiệt tình và trách nhiệm, với những phƣơng pháp khoa học. Yersin đã bắt đầu bị cây cao su chinh phục, ngày 8/11/1898, Yersin đặt mua hai đợt hạt cao su từ Sri Lanka. Đây là đợt nhập giống cao su cao thứ hai vào Việt Nam, sau đợt nhập giống ông Raoul. Tuy hạt nảy mầm kém và có nhiều cây chết khi ra ngôi, số cây còn lại đã đóng góp một phần đáng kể vào công cuộc thực nghiệm của Yersin ở Suối Dầu [3]. Tại đồn điền Phú Nhuận Còn lại là đồn điền Belland, đây là một trong hai cơ sở trồng cao su tƣ nhân ra đời sớm nhất Nam Bộ. Chủ sở là ông Belland, thanh tra cảnh sát, ông đã dùng tiền riêng để mua hạt cao su từ Sri Lanka về trồng trong đồn điền của mình, trƣớc tiên là 8 để che bóng cho cây cà phê. Nhƣng dần dần ông Belland đốn bỏ cà phê và đồn điền Phú Nhuận trở thành đồn điền cao su từ năm 1900 – 1903 [3]. Ông Belland đã mua 40.000 hạt của Sri Lanka để cuối cùng đạt 15.300 cây cao su trên diện tích 45 ha. Đất đồn điền nhiều cát, cao su trồng trong một vƣờn cà phê cũ không đƣợc đánh gốc, đặc biệt là không có phân bón. Về chất lƣợng cao su đồn điền Belland có khả năng cạnh tranh với các loại cao su tốt, tờ mủ mỏng, trong, không chất bẩn và màu thƣờng sáng. Cũng nhƣ đồn điền Suối Dầu của Viện Pastuer Nha Trang, đồn điền Belland ở Nam Kỳ đã góp phần đáng kể trong việc phát triển cây cao su ở Việt Nam và giải đáp các thắc mắc cho nhiều ngƣời mong muốn trồng cao su. Vào giữa thập kỷ đầu thế kỷ 20, công tác thực nghiệm du nhập cây cao su vào Việt Nam đã cung cấp cho những ngƣời quan tâm những hiểu biết tích cực về cây công nghiệp có giá trị này, một số đặc tính sinh lý, sinh thái, loại đất và khí hậu thích hợp, cách chăm sóc, cách lấp mủ, cách sơ chế, tổ chức, lao động, sản xuất và nhất là kinh doanh cây cao su có lợi nhuận lớn để từ đó phát triển một ngành mới, ngành công nghiệp cao su [1], [2], [3]. 2.1.4. Hiệu quả của cây cao su Về kinh tế Diện tích cây cai su hiện xếp thứ nhì trong nhóm các cây trồng lâu năm tại Việt Nam, sau cà phê. Từ năm 2000 – 2004, cao su thiên nhiên là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ ba sau gạo và cà phê. Đến năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu cao su xếp thứ hai sau gạo, đạt 804 triệu USD. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt mức cao nhất từ trƣớc đến nay và là lần đầu tiên vƣợt ngƣỡng 1 tỷ USD, ƣớc đạt 1,27 tỷ USD, xếp hàng thứ 7 trong các mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu năm 2006 và tiếp tục củng cố vị trí nông sản xuất khẩu thứ hai sau gạo. Các doanh nghiệp cao su đã đạt lợi nhuận cao từ năm 2003 đến nay và đã đóng góp quan trọng vào ngân sách quốc gia. Năm 2006, bình quân diện tích khai thác mủ của khối quốc doanh đạt tổng thu là 46 triệu đồng/ha, tiểu điền khoảng 27 triệu đồng/ha [3]. 9 Bảng 2.1. Diện tích và sản lƣợng cao su của VN từ năm 2001 đến 2006 [13] Năm Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (kg/ha/năm) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 415.800 428.800 440.800 454.100 480.200 516.100 312.600 331.400 363.500 419.000 468.600 553.500 1.299 1.360 1.363 1.385 1.434 1.552 Bảng 2.2. Diện tích và sản lƣợng cao su Việt Nam năm 2006 theo vùng [13] Vùng trồng Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Nămg suất (kg/ha/năm) Đông Nam Bộ Tây Nguyên Miền Trung 331,970 (64.3%) 117,230 (22.7%) 66,900 (13.0%) 431,080 (77.9%) 93,600 (16.9%) 28,840 (5.2%) 1,656 1,311 1,162 Về xã hội Cây cao su đã giúp việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và trên 77.000 hộ nông dân cao su tiểu điền. Nhờ thuận lợi về giá cả, thị trƣờng, cùng với năng suất tăng dần do bộ giống cao sản và tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu nhập của ngƣời trồng cao su đã đƣợc cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Nhiều địa phƣơng đã sử dụng cây cao su nhƣ một giải pháp xóa giảm hộ đói, nghèo. Mặt khác, do nhu cầu đi lại vận chuyển mủ, đƣờng xá của vùng trồng cao su đƣợc phát triển tốt hơn góp phần nâng cấp hệ thống giao thông vùng nông thôn [2], [3]. Về môi trƣờng Đến năm 2006, diện tích cao su Việt Nam ƣớc đạt trên 312 ngàn ha ở Đông Nam Bộ và khoảng gần 168 ngàn ha ở các vùng đồi Tây Nguyên, duyên hải miền Trung. Diện tích cây cao su đã góp phần đáng kể cho việc che phủ đất chống xói mòn và bảo vệ đất. 10 Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh cây cao su hoàn lại một khối lƣợng chất dinh dƣỡng đáng kể cho đất nhƣ cây rừng do bộ lá rụng hàng năm. Mặt khác, sản phẩm của cây cao su là mủ đƣợc tổng hợp từ nƣớc và cacbon, nên cây cao su có nhu cầu phân bón không cao và là cây có khả năng hấp thụ khối lƣợng khí cabonic rất lớn. Do vậy, cây cao su đang đƣợc xem là một giải pháp để giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính do khí cacbonic từ các ngành công nghiệp thải ra môi trƣờng [2], [3]. Về an ninh quốc phòng Cây cao su thƣờng đƣợc trồng ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, những nơi chƣa có ngƣời ở và các đơn vị trồng cao su phải đƣa lao động từ nơi khác đến chăm sóc, khai thác, chế biến, tạo ra một vùng dân cƣ mới. Chính lực lƣợng này là nòng cốt để giữ gìn an ninh biên giới [3]. 2.2. Giới thiệu về họ tầm gửi Loranthaceae 2.2.1. Tầm gửi là gì? Nhóm cây, họ tầm gửi (Loranthaceae) là một họ thực vật có hoa, đƣợc các nhà phân loại học công nhận rộng khắp [29]. Phần lớn tầm gửi phân bố ở xứ nóng. Là dạng bụi cây, thƣờng sống ký sinh trên cành cây khác, chúng bám trên cây chủ bởi rễ đâm vào thân (epicoetical root). Cành có đốt, không có lông, lá dày, mọc đối nhau hoặc mọc so le, không có lá kèm, cuống lá thƣờng không rõ ràng, lá xanh có thể quang hợp đƣợc nhƣng cây không vận dụng khả năng này mà lại sống nhờ cây chủ bằng những rễ mút thọc sâu hút nhựa của cây chủ [29]. Phiến lá đơn, gân lá thƣờng có hình lông chim, mép lá nguyên. Cụm hoa mọc ở trên đỉnh hay nách lá. Lá bắc thƣờng không lộ rõ và không dễ thấy (Tolypanthus). Hoa lƣỡng tính, ít khi đơn tính, khoảng 4-6 cánh hoa , đối xứng hai bên hoặc đối xứng tỏa tia, tự do hoặc hợp sinh, mở bằng mảnh vỏ. Nhị hoa nhiều bằng cánh hoa, mọc đối mhau và hợp sinh với nhau. Bao phấn phần lớn là đính góp hoặc đôi khi đính lƣng, có khoảng 2-4 ngăn, nứt ra theo chiều dọc, các ngăn thỉnh thoảng phân chia theo chiều ngang. Phấn hoa dẹp hai đầu, thƣờng có 3 thùy hoặc dạng hình tam giác. Bầu nhụy ở bên dƣới, 1- 4 ngăn, không có noãn thật, bao mầm ở giữa trụ hoặc dƣới đáy bầu nhụy. Vòi nhụy đơn giản, đầu nhụy nhỏ. Quả mọng (ít khi là quả hạch hoặc là quả nang), có lớp viscin (lớp chất nhầy) trong mô và bên ngoài vỏ hạt. Hạt có vỏ ngoài khó nhìn thấy; nội nhũ nhiều, phôi to [10],[16]. . dài của cây tầm gửi, chúng tôi đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô, các cô chú trong Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Công ty Cao su Đồng Nai thực hiện đề tài: Khảo sát đặc điểm sinh học và chu. vỏ do nấm Botryodiploidia [ 12] Hình 2. 2. Lá, hoa và quả cây cao su 6 2. 1.3. Nguồn gốc và quá trình phát triển cao su thiên nhiên ở Việt Nam Những cây cao su đầu tiên tại Thảo Cầm Viên. các loài thuộc họ tầm gửi Loranthaceae. Tìm hiểu sự tƣơng tác giữa ký sinh và ký chủ của cây tầm gửi và cây cao su. Những biện pháp có thể thực hiện để hạn chế, xử lý sự gây hại của tầm gửi