1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Luận Giữa Kỳ Học Phần Tốt Nghiệp Xây Dựng Kế Hoạch Digital Marketing Cho Sản Phẩm Cold Brew Của Starbucks.pdf

51 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Kế Hoạch Digital Marketing Cho Sản Phẩm Cold Brew Của Starbucks
Tác giả Phạm Phương Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Phương Anh
Trường học Học Viện Chính Sách Và Phát Triển
Chuyên ngành Quản Trị Doanh Nghiệp
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,15 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ STARBUCKS COFFEE (5)
    • 1.1 Giới thiệu chung về công ty (5)
    • 1.2 Lịch sử hình thành (6)
    • 1.3. Tầm nhìn, sứ mạng (7)
    • 1.4. Giới thiệu về thương hiệu/sản phẩm của Starbucks (7)
      • 1.4.1. Về hình thức (8)
      • 1.4.2. Vị trí (8)
      • 1.4.3. Tính quần chúng (8)
      • 1.4.4. Tính nhân bản (8)
    • 2.1. Sản phẩm sẽ xây dựng chiến lược truyền thông (9)
  • CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG (13)
    • 2.2: Khách hàng của Starbucks (14)
    • 2.3: Phân tích đối thủ cạnh tranh (15)
    • 2.4: Digital Marketing của Starbucks (17)
    • E, Triển khai các chương trình khuyến mãi (26)
      • 3.1 Đề suất chiến lược (29)
      • 3.2 Sáng tạo nội dung truyền thông cụ thể (29)
    • B. Thiết lập thông điệp truyền thông (30)
      • 4.1 Xây dựng kế hoạch phương tiện (33)
      • 4.2: Lựa chọn kênh truyền thông (33)
      • 4.3. Xây dựng kế hoạch truyền thông (34)
        • 4.3.1. Kế hoạch truyền thông tổng quát (34)
        • 4.3.2. Kế hoạch truyền thông tích hợp chi tiết (35)
        • 4.3.3. Timeline cụ thể và chi phí cho kế hoạch Digital Marketing của Công ty Starbucks Coffee (42)
  • CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC TRUYỀN (44)
    • 5.1. Mức độ nhận biết thương hiệu, chiến dịch (44)
    • 5.2. Mức độ nhớ và hiểu thông điệp truyền thông (48)
    • 5.3. Sự tác động của chiến dịch về mức độ nhận thức và tình cảm đối với thương hiệu (49)
    • 5.4. Sự tác động của chiến dịch với hành vi mua hàng của khách hàng (49)
    • 5.5. Phản hồi từ khách hàng (49)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (51)

Nội dung

44 Trang 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ STARBUCKS COFFEE1.1Giới thiệu chung về công ty: Công ty: Starbucks CorporationThành lập: 1971Trụ sở: Seattle, Washington, Hoa KỳLĩnh vực sản xuất kinh

TỔNG QUAN VỀ STARBUCKS COFFEE

Giới thiệu chung về công ty

Trụ sở: Seattle, Washington, Hoa Kỳ

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Chuỗi cửa hàng kinh doanh cà phê và các loại đồ ăn nhanh

Công ty con: Starbucks Coffee, Ethos Water, Evolution Fresh, Hear

Music, La Boulange Bakery, Seattle’s Best Coffee, Teavana, Torrefazione Italia, Tata Starbucks (India)

Website: https://www.starbucks.com/

Hình 1: Tổng quan về Starbucks Coffee

Lịch sử hình thành

Starbucks Coffee là thương hiệu cà phê nổi tiếng trên toàn thế giới, có trụ sở ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ với 17,800 quán ở 49 quốc gia, bao gồm 11,068 quán ở Hoa Kỳ, gần 1,000 ở Canada và hơn 800 ở Nhật Bảnvà các nước Hồng Kông, Trung Quốc, Anh, Pháp… Starbucks Coffee được thành lập ở ngôi chợ Pike Place ở Seattle, Washington vào ngày 30 tháng 3 năm 1971 bởi ba người: Giáo viên tiếng Anh Jerry Baldwin, giáo viên lịch sử Zev Siegl, và nhà văn Gordon Bowker Cả ba đã lấy cảm hứng từ chủ doanh nghiệp - ông Alfred Peet để bán hạt cà phê chất lượng cao và các loại thiết bị xay cà phê Sau khi cái tên Pequod bị từ chối bởi một trong những người đồng sáng lập, công ty được đặt tên theo người bạn đời đầu tiên.

Từ năm 1971-1976, cửa hàng Starbucks Coffee đầu tiên được mở tại

2000 đại lộ Western; nó sau đó đã được di dời đến 1912 Pike Place, và hoạt động đến ngày nay Trong năm đầu tiên hoạt động, họ đã mua hạt cà phê xanh từ Peet, sau đó bắt đầu mua trực tiếp từ người trồng Doanh nhân Howard Schultz gia nhập công ty năm 1982 là Giám đốc hoạt động bán lẻ và tiếp thị, và sau một chuyến đi đến Milan, Ý, ông đã định hướng và đưa ra ý tưởng rằng công ty nên bán cà phê và thức uống cà phê cũng như các loại đậu Tuy gặp nhiều khó khăn và bị phản đối, tuy nhiên lịch sử của một quán cà phê nhỏ ven sông Seattle đã thay đổi kể từ khi Schultz bắt đầu chuỗi Il Giornale bar cà phê vào tháng Tư năm 1986

Năm 1987, Với sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư địa phương Schultz đã mua Starbucks Coffee

Năm 1991, “Bean Stock” được giới thiệu - một sự phối hợp lựa chọn nguồn cung cấp cho tất cả những người làm đối tác

Năm 1998, Starbucks Coffee thâm nhập vào thị trường Anh quốc thông qua việc giành được 60 cửa hàng từ công ty cà phê Seattle.

Năm 2000, hiện nay Starbucks Coffee Christmas Bookdrive hàng năm được xuất bản bởi nhà xuất bản sự thật quốc gia.

Năm 2003, The Starbucks CoffeeMaster Programme được thành lập.Năm 2004, The Coffeehouse Challenge với the Royal Society of Arts được thành lập.

Năm 2005, Starbucks Coffee đã quyên góp được 50,000 quyển sách thông qua Bookdrive

Năm 2006, liên tiếp 2 năm Starbucks Coffee đư được nhận giải thưởng Big Tick bởi hiệp hội Business in the Community về sự xuất sắc trong CSR

Năm 2008, Starbucks Coffee tuyên bố đã phục vụ 87.000 thức uống trộn các loại. Đến nay, Starbucks Coffee đã có vô số những bước ngoặt lớn và gặt hái được các thành tựu mà tất cả các đối thủ cạnh tranh trong nền công nghiệp thức ăn nhanh của Mỹ đều thèm muốn Trong số gần 18.000 các cửa hàng Starbucks Coffee trên thế giới, có 1/3 không thuộc Mỹ Trước khi ngành bất động sản suy thoái, mỗi ngày Starbucks Coffee mở cửa 6 chi nhánh, tuy nhiên hiện tại con số đó chỉ dừng lại 2 hoặc 3 Chi nhánh Số nhân công làm cho Starbucks Coffee là trên 137.000 người Starbucks Coffee là thương hiệu đầu tiên đạt 10 triệu người Like trên Facebook.

Năm 2011, Starbucks Coffee lần thứ 3 cải tiến Logo của hãng, xóa bỏ toàn bộ phần chữ, tập trung vào biểu tượng MỸ NHÂN NGƯ Cũng trong năm này, Starbucks Coffee cho ra mắt thị trường Mỹ kích cỡ đồ uống lớn nhất của hãng Starbucks Coffee đã nỗ lực trở thành cái mà Schultz gợi là “Nơi chốn thứ ba”, có nghĩa là một nơi ngoài mái ấm và chỗ làm - nơi chốn để gặp gờ bạn bè hay để có một khoảng không gian riêng tư cho chính mình.

Tháng 2/2013, Starbucks Coffee chính thức bước vào thị trường ViệtNam.

Tầm nhìn, sứ mạng

Nhiệm vụ của Starbucks Coffee: để “truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người” - mỗi người một ly và một khu phố tại một thời điểm.

Giới thiệu về thương hiệu/sản phẩm của Starbucks

Coffee Starbucks Coffe nói không với nhượng quyền thương hiệu Các cửa hàng cà phê Starbucks Coffee thuộc một trong ba hình thức kinh doanh:

Thứ nhất (đa số), do Starbucks Coffee thành lập và quản lý, thứ hai:Starbucks Coffee liên doanh với Công ty tại địa phương thành lập và quản lý,thứ ba (rất ít) Starbucks Coffee cấp phép hoạt động và kiểm soát với những điều kiện hết sức ngặt nghèo được đi kèm theo.

Với tuyên ngôn “ Lưng mạn hóa hạt cà phê”, “ Lưng mạn hóa khách hàng”, Starbucks Coffee đư làm nên 1 điều không tưởng - thay đổi cả một nền văn hóa Cà phê Starbucks Coffee một nửa là fastfood, một nửa là thưởng thức Trong vô số các yếu tố tạo nên sự tạo sức bật trong sinh hoạt kinh tế chính là 4 yếu tố: Tính quần chúng, Tính sáng tạo độc đáo, Năng lực quảng cáo và tiếp thị và Sức mạnh tổ chức nội bộ Theo các đánh giá thì sự thành công của Starbucks Coffee chủ yếu vì đạt được tính quần chúng rất cao. CEO Howard Schultz đư “cáo yết” trước công chúng rằng : “Chúng tôi không ở tư thế của tầng lớp kinh doanh cà phê mà ở về phía khách hàng uống cà phê” Thông qua mạng lưới truyền thông đại chúng và thông tin điện tử, mọi người có thể dễ dàng nhận ra 3 đặc tính nổi bật của Starbucks Coffee như sau:

Hầu hết các quán Starbucks Coffee đều xuất hiện một cách khiêm tốn và bình dân, từ màu sắc, thiết kế, nội thất, ngoại thất … đều có nét độc đáo, đơn giản, không quá cầu kì, tạo bầu không khí ấm cúng, thân hữu, không phân biệt mọi tầng lớp, giai cấp xã hội khi bước vào bất cứ một quán cà phê Starbucks Coffee nào.

Ngay cả tọa lạc tại một trung tâm thương mại đồ sộ nhất, hiện đại nhất tại một Thành phố nào đó thì Starbucks Coffee cũng chỉ nằm ở một vị trí rất khiêm tốn trong toàn khu thương mại, hầu như là nằm ở một góc nào đó Với diện tích khá khiêm tốn, không trang trí màu mè nhưng Starbucks Coffee luôn khẳng định được sức hút của mình và luôn chứng tỏ bản lĩnh cao của Tập đoàn Starbucks Coffee về mặt tâm lý học, kỹ thuật, mỹ thuật và văn hóa.

Starbucks Coffee luôn hướng đến tính quần chúng, cụ thể như cho sản phẩm “ cà phê” dành cho Phụ nữ và trẻ em không bao giờ uống cafe Bởi thế, từ dân ghiền cà phê nhà nòi đến các tay uống cà phê “ tơ lơ mơ” đều kiếm được một ly cà phê hợp với trình độ và khẩu vị thưởng thức của mình.

Hơn một nửa trong tổng số 125 nghìn nhân viên của Starbucks Coffee làm việc bán thời gian Nhưng chỉ cần làm việc 20 giờ mỗi tuần trở lên thì người làm cho Starbucks Coffee đư hưởng được bảo hiểm sức khỏe và quy chế an sinh, phúc lợi xã hội căn bản.

Ngoài ra, Starbucks Coffee đư làm nên thành công nhờ có được rất nhiều điểm khác biệt sau:

- Chỉ với 2 lễ tân và 1 đội ngũ nhân viên hoàn chỉnh, Starbucks Coffee có thể phục vụ 220 khách hàng/giờ.

- Mọi nhân viên đều biết sự khác biệt giữa cappuccino và latte

- Cửa hàng tuyên bố phục vụ 87.000 đồ uống kết hợp khác nhau, và các nhân viên pha chế nào cũng có thể làm bất cứ một loại nào trong số đó mà không hề nao núng.

- Pha chế viên của Starbucks Coffee phải trải qua 30 giờ đào tạo về tất cả mọi thứ từ kĩ thuật pha Frappuccino đến nguồn gốc của hạt cà phê.

- Hầu hết các cửa hàng được nâng cấp máy pha cà phê Mastrena của Thụy Sĩ, vốn được thiết kế để tạo ra “espresso đồng nhất, chất lượng cao nhất có một không hai”

- Một số cửa hàng chọn lọc có máy pha cà phê đơn Clover chất lượng hàng đầu, máy này có thể pha chế những cốc cà phê ngon nhất mà bạn từng thưởng thức

- Pha chế viên làm việc tối thiểu 20h/tuần đều được cấp bảo hiểm sức khỏe.

- Khách hàng có thể trả tiền qua điện thoại iPhone hay Blackberry của họ

Starbucks Coffee - sử dụng âm nhạc để khuyếch trương thương hiệu. Cho đến giờ vẫn chưa có công ty nào tận dụng âm nhạc thành công như

Starbucks Coffee Trên đường trở thành nhà bán lẻ cà phê đặc biệt đứng đầu thế giới với hơn 7,500 cửa tiệm ở khắp nơi, các nhà quản lý Starbucks Coffee nhận thấy các khách hàng quen thường ưa thích những bài hát quen thuộc mà cửa hàng thường chọn Không lâu sau Starbucks Coffee cho ra đời những CD có những bài hát do chính họ tập họp lại Năm 1999, Starbucks Coffee đư mua một công ty chuyên về chọn và phối âm, và giao cho họ nhiệm vụ xây dựng sự hiện diện của nhãn hiệu Starbucks Coffee qua những bài hát Kết qua là sự ra đời của Hear Music được công ty đặt mệnh danh là “the Voice ofMusic at Starbucks Coffee.

Sản phẩm sẽ xây dựng chiến lược truyền thông

Hương cà phê lạnh cold brew – Xu hướng của ngành F&B 2023

Nitro Cold Brew with Salted Honey Cold Foam là dòng thức uống kết hợp hương cà phê cold brew sục khí nitơ mát lạnh, phủ lớp bọt mật ong – muối và mật ong nướng vị ngọt mặn Theo nhà phát triển sản phẩm của hãng, Matthew Thornton, chứa khoảng 40 calories và tổng lượng đường là 7g, sản phẩm mới sẽ nhấn mạnh vào hương vị cà phê nhấn nhá với chút vị ngọt từ lớp bọt mật ong.

Với những cách tân độc đáo trong hương vị, Nitro Cold Brew with Salted Honey Cold Foam được kỳ vọng sẽ trở thành thức uống hương cà phê cold brew mang bản sắc của Starbucks cùng với Iced Caramel Cloud Macchiato và Iced Cocoa Cloud Macchiato đã tạo tiếng vang trước đó.

Nitro Cold Brew with Salted Honey Cold Foam chứa khoảng

40 calories với tổng lượng đường 7g

Thay đổi trong định hướng phát triển sản phẩm của Starbucks sẽ cho thấy thương hiệu đang hồi sinh cold brew hướng đến nhóm khách hàng trẻ tuổi– phân khúc quan tâm đến các vấn đề sức khỏe và lối sống lành mạnh Vì vậy,sản phẩm hương cà phê cold brew hứa hẹn sẽ “làm mưa làm gió” thị trường đồ uống trong thời gian tới.

Nitro Cold Brew with Salted Honey Cold Foam được kỳ vọng sẽ thành công như những sản phẩm tiềm nhiệm

Dù được phát triển bởi người Nhật Bản từ những năm 1600, song, cold brew được biết đến trên phạm vi toàn cầu nhờ sự “khủng hoảng” của thị trường cà phê Mỹ những năm 60, 70 Một nghiên cứu của Tổ chức Cà phê Thế giới trong giai đoạn này đã chỉ ra rằng, việc cạnh tranh của cà phê truyền thống và cà phê hòa tan đã khiến khách hàng ngày càng khó có thể nhận biết được các loại cà phê Do đó, cold brew đã quay trở lại để đối phó với tình hình bão hòa của các dòng thức uống hương cà phê được pha chuẩn vị truyền thống.

Cold brew đã trải qua thời hoàng kim, bị lãng quên và được hồi sinh bởi tâm huyết trong ngành cà phê của nhiều ông lớn, trong số đó là Starbucks. Không chỉ đưa trào lưu hương cà phê cold brew trở lại, Starbucks còn muốn chứng minh rằng, dòng thức uống này không phải một xu hướng nhất thời mà là một công thức quý giá lâu đời.

Starbucks là sẽ một trong những thương hiệu đưa xu hướng cold brew trở lại

Trong dự báo xu hướng ẩm thực và cocktail hàng năm của Kimpton – chuỗi nhà hàng khách sạn lâu đời tại Mỹ, cà phê cold brew, chế phẩm từ cold brew và cà phê đóng lon được dự đoán sẽ thay thế các dòng đồ uống có cồn trong năm 2020 Điều này hoàn toàn tương thích với sự phát triển của ngành hàng F&B 2020 khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe và trải nghiệm ẩm thực lành mạnh.

Không chỉ các chế phẩm hương cà phê, cold brew cũng sẽ là một trong những xu hướng nổi bật của lĩnh vực F&B toàn cầu năm 2020 Đây sẽ là cơ hội lẫn thách thức cho các công ty startup, các doanh nghiệp cung cấp thức uống hay công ty bán hương cà phê cold brew Bởi lẽ, thị trường hiện nay đã có quá nhiều doanh nghiệp cùng “chen chân” Do đó, để có thể nghiên cứu điều chế công thức cà phê cold brew hay kết hợp cùng hương vị khác nhằm tạo ra thức uống phù hợp người tiêu dùng là cả một chặng đường dài.

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Khách hàng của Starbucks

a) Người trưởng thành: từ 25 đến 40 tuổi

 Là thị trường mục tiêu chính của Starbucks (chiếm 49% trong tổng số các doanh nghiệp của Starbucks).

 Họ thường là những người có thu nhập tương đối cao, sự nghiệp chuyên nghiệp và tập trung vào phúc lợi xã hội.

 Điều thu hút họ là thiết kế không gian, thiết kế hiện đại nhất quán trong quảng cáo cũng như trang trí.

 Đối tượng mục tiêu này tăng trưởng ở mức 3% mỗi năm.

 Đối tượng mục tiêu này tăng trưởng ở mức 3% mỗi năm. b) Người trẻ tuổi: 18 đến 24 tuổi

 Chiếm 40% trong tổng số các doanh nghiệp của Starbucks.

 Điều thu hút họ: Starbucks định vị là nơi sinh viên đại học có thể học bài, tán gẫu bạn bè, gặp gỡ mọi người, checkin, Bên cạnh đó, Starbucks tận dụng mạng xã hội tích cực xây dựng một hình ảnh trẻ trung năng động,tác động trực tiếp vào nhóm đối tượng này.

 Đối tượng trẻ tuổi tăng trưởng 4,6 phần trăm mỗi năm. c) Trẻ em và thanh thiếu niên: từ 13 đến 17 tuổi

 Chiếm 2% trong tổng số các doanh nghiệp của Starbucks, nhưng hầu hết các mặt hàng dành cho trẻ em đều do cha mẹ mua.

 Trẻ em đi cùng cha mẹ Thiếu niên trong khi đó sử dụng Starbucks như một nơi để đi chơi với bạn bè hoặc học tập.

 Điều thu hút họ: các loại thức uống có sữa hoặc các loại cà phê có đường, caffein, whipped cream topped coffee Bên cạnh đó, Starbucks khiến thượng hiệu của mình trở nên thân thiện với trẻ em, ví dụ như các kích cỡ đặc biệt dành cho trẻ em.

 Tuy số lượng chiếm không nhiều nhưng điều này có thể gia tăng khách hàng tiềm năng trong tương lai, tức Starbucks đã khiến trẻ em và thanh thiếu niên nhận diện được thương hiệu và khiến nhãn hàng trở nên thân thiện hơn để đối tượng này có thể quay lại trong tương lai (khi đã đủ tuổi để sử dụng các loại thức uống đặc trưng của Starbucks)

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Hiện tại cafe là loại đồ uống yêu thích của mọi lứa tuổi, giới tính và ngành nghề Với hương vị và công dụng đặc trưng, cafe là sự lựa chọn của phần đông khách hàng dù đó là cuộc gặp gỡ giải trí hay nhằm giữ sự tỉnh táo phục vụ cho công việc Đây là điểm thuận lợi cho starbucks khi du nhập vào Việt Nam dựa trên tiềm lực và tiếng tăm đư được khẳng định ở thị trường thế giới Bên cạnh đó việc xác định đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho chiến lược kinh doanh của Starbucks.

2.3.1 : Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: a) Đối thủ lớn với thương hiệu Việt Nam:

 Trung Nguyên: là thương hiệu cà phê nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1996 bởi “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ.

Không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam, thương hiệu cà phê đình đám này hiện đang có mặt tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.

 Starbucks Coffee: Ra đời từ tình yêu với Việt Nam và niềm đam mê cà phê, năm 1999, thương hiệu Highland Coffee được David Thái sáng lập với khát vọng nâng tầm di sản cà phê lâu đời của Việt Nam và mong muốn mang hương vị cà phê quê nhà ra thế giới.

 Phúc Long Coffee & Tea:Ra đời tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, nơi được xem là lãnh thổ trà trứ danh của Việt Nam, Phúc Long với kinh nghiệm truyền thống cha truyền con nối từ sản xuất đến kinh doanh, đã nhanh chóng từng bước phát triển. b) Đối thủ lớn với thương hiệu nước ngoài:

 Gloria Jean’s Coffee - một trong những thương hiệu cà phê được yêu thích nhất trên thế giới, phục vụ hơn 90.000 tách cà phê mỗi ngày tại hơn 50 quốc gia.

 The Coffee Bean & Tea Leaf là một chuỗi cà phê Mỹ hiện có hơn 900 cửa hàng tại 25 quốc gia

 Các doanh nghiệp cửa hàng tư nhân, cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ: Việt Nam có văn hóa uống cà phê khá lâu đời nên trên thị trường có rất nhiều nơi bán cà phê với nhiều mức giá, chất lượng khác nhau Nhiều cửa hàng cà phê gia đình ra đời, thêm vào đó là những quán cà phê “ dành cho giới trẻ” có không gian quán đẹp lung linh, sẵn sàng thỏa mãn nhu cầu “ sống ảo” của khá lớn bộ phận các bạn trẻ hiện nay với mức giá phù hợp và rẻ hơn Starbucks rất nhiều

2.3.2 : Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:

Ngoài đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà starbucks đư xác định, đối thủ cạnh tranh gián tiếp là vấn đề cũng cần quan tâm.

Những đối thủ cạnh tranh mới có thể tham gia vào thị trường, đưa ra một công nghệ mới hoặc đơn giản chỉ là chia sẻ thị trường Những đối thủ cạnh tranh gián tiếp đưa ra một sản phẩm thay thế Đừng coi thường những đối thủ cạnh tranh gián tiếp vì trong một số trường hợp, những sản phẩm thay thế này có khả năng thay đổi toàn bộ cục diện của thị trường và lôi kéo người tiêu dùng về phía mình Đó có thể là các đồ uống có gas và không gas.

Cafe là sản phẩm được yêu thích nhưng không phải phù hợp với tất cả mọi người Nó không phù hợp cho những người có vấn đề về tim mạch, vấn đề thường gặp phải ở người lớn tuổi, hay môi trường kinh doanh nhiều cạnh tranh áp lực như hiện nay dễ dẫn đến các bệnh về huyết áp Khi đó những đồ uống có lợi cho sức khỏe như nước gIải khát không gas (các loại trà xanh, trà sữa, trà trái cây, trà thảo mộc, nước trái cây, nước uống tự nhiên pha sữa ) sẽ được ưu tiên sử dụng và dần chiếm lĩnh thị phần Ngoài ra những cuộc picnic hay thời tiết oi bức, nước có gas lại là sự lựa chọn lí tưởng để giải tỏa cơn khát.

Digital Marketing của Starbucks

Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Starbucks trong nhiều năm qua Công ty đã đầu tư đáng kể vào việc tạo ra một tiêu chuẩn hóa cho các cửa hàng, hàng hóa và các loại thực phẩm của mình Logo Starbucks Siren là một trong những logo dễ nhận biết nhất trên thế giới Chiến lược mở rộng toàn cầu có mục tiêu chính là tạo ra trải nghiệm Starbucks ở mọi quốc gia mà công ty đặt chân đến Điều này về cơ bản đã giúp tạo ra một loạt trải nghiệm tương tự trong các cửa hàng của Starbucks tại New York, New Mexico, Moscow, Tokyo hay Thượng Hải.

Chiến lược thương hiệu của Starbucks, như đã đề cập ở trên đó là tập trung chi tiết vào từng trải nghiệm mà cửa hàng tạo ra Đây được xem là nền tảng cho triết lý và giá trị của công ty Tại Hoa Kỳ, nơi có số lượng cửa hàng đông đảo nhất, họ đã áp dụng các ý tưởng thiết kế sáng tạo để tạo ra cửa hàng từ các container vận chuyển không sử dụng Nội thất của các cửa hàng này được tạo nên thông qua những vật liệu nhất định, kết hợp với sự bố trí ánh sáng một cách thông minh và hấp dẫn về mặt nghệ thuật, v.v Tại thị trường quốc tế, Starbucks đã áp dụng các chiến lược bản địa hóa đối với một số yếu tố của cửa hàng nhưng vẫn đảm bảo mang lại đúng trải nghiệm Starbucks.

Hình 3: Chiến lược của Starbucks là tập trung vào trải nghiệm của khách hàng

Dấu hiệu mạnh mẽ đầu tiên cho thấy Starbucks đang có kế hoạch chuyển sang các sản phẩm đồ uống và thực phẩm khác là khi logo của công ty được thiết kế lại vào năm 2011 Nó đã được loại bỏ các từ “cà phê” và “Starbucks”. Logo này được sử dụng cho đến nay và là một trong những yếu tố trực quan, dễ nhận biết nhất của công ty.

Chiến lược thương hiệu của công ty đang dần thay đổi theo thời gian và tận dụng các nền tảng tương tác với khách hàng mới để phát triển Công ty hiện đang vận hành một website tên là ideas.starbucks.com, nơi khách hàng có thể để lại ý tưởng cho công ty giúp mở rộng và cải thiện sản phẩm cũng như trải nghiệm của khách hàng, tăng cường sự gắn bó với cộng đồng và nâng cao trách nhiệm xã hội Điều này cũng giống với mô hình “crowd-sourcing” trong lĩnh vực kinh doanh.

Thương hiệu này hiện có một mạng lưới social media và digital presence khá lớn, đã nhận được sự chú ý của khách hàng trong những năm gần đây Điều này cũng giúp thúc đẩy nhu cầu tương tác với khách hàng được tốt hơn đồng thời giúp cho sản phẩm được hiển thị trên các nền tảng nơi khách hàng mục tiêu hoặc khách hàng tương lai dành thời gian để theo dõi trực tuyến Thương hiệu này cũng có một trang Facebook riêng đang hoạt động, tài khoản Twitter, trang Instagram, cộng đồng Google+, trang Pinterest và kênh video trên YouTube. Vào năm 2015, Starbucks đã hợp tác với Duracell Powermat để triển khai tính năng sạc không dây tại các cửa hàng ở Vương quốc Anh, qua đó bổ sung thêm trải nghiệm cho khách hàng và đưa sự đổi mới kỹ thuật số vào các cửa hàng của mình.

Hình 4: Starbucks đã hợp tác với Duracell Powermat để triển khai tính năng sạc không dây tại các cửa hàng

Starbucks đã thực hiện đầu tư mạnh mẽ vào mobile marketing Họ đã áp dụng sự đổi mới kỹ thuật số vào việc phát triển và tung ra ứng dụng Starbucks để giúp cho khách hàng dễ dàng thanh toán các sản phẩm, tiền boa cho nhân viên pha chế, kiếm và đổi phần thưởng Vào tháng 12 năm 2019, thương hiệu này có hơn 17 triệu thành viên Starbucks Rewards ở Hoa Kỳ và 10 triệu thành viên ở Trung Quốc Vào tháng 4 năm 2019, Starbucks đã xem xét các phản hồi từ khách hàng và điều chỉnh cơ chế của chương trình Tặng thưởng nhằm giúp cho khách hàng có thể đổi số điểm ngôi sao của họ được nhanh hơn Bên cạnh thành công trong việc sử dụng các công nghệ như mã QR, phiếu giảm giá và thẻ quà tặng ảo trong các chiến dịch khuyến mại, Starbucks đã tận dụng Trí tuệ nhân tạo để cho phép khách hàng đặt hàng thông qua lệnh thoại hoặc giao diện nhắn tin trên ứng dụng di động Điều này đã dẫn đến sự gia tăng hữu hình trong việc nâng cao mức độ tương tác với khách hàng.

Starbucks Siren và hình ảnh mang tính biểu tượng màu xanh lá cây của thương hiệu này đã giúp khách hàng dễ dàng hình dung ra một loại đồ cà phê chất lượng với một không gian trải nghiệm thú vị và thư giãn trên toàn thế giới. Điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có một chiến lược truyền thông nhất quán về các yếu tố thương hiệu, vốn là một trong những tài sản vô hình có giá trị nhất của Starbucks Vào tháng 10 năm 2019, nhóm sáng tạo nội bộ của thương hiệu này đã cho xuất bản đầy đủ các nguyên tắc xây dựng thương hiệu trên website của mình Một số nguyên tắc thiết kế được làm mới, nhấn mạnh tính dễ đọc và thông tin liên lạc rõ ràng, cũng như thể hiện cảm xúc và sự nhất quán trong toàn bộ thiết kế.

Chiến dịch quảng bá thương hiệu của Starbucks nhằm mục đích phát triển thương hiệu của họ thông qua sự hỗ trợ của truyền thông Vào năm 2014, Starbucks đã khởi động chiến dịch thương hiệu toàn cầu đầu tiên của mình với tiêu đề “Gặp tôi tại Starbucks” Chiến dịch này ghi lại một ngày tại Starbucks thông qua định dạng phim tài liệu nhỏ Chiến dịch được quay tại 59 cửa hàng ở

28 quốc gia khác nhau, với sự hỗ trợ từ 39 nhà làm phim địa phương, 10 nhiếp ảnh gia địa phương và một đạo diễn điều phối tất cả những người có liên quan.

Starbucks đã chi một số tiền đáng kể cho các chiến dịch marketing khác nhau Trong giai đoạn tăng trưởng thấp của công ty vào năm 2008, công ty đã đầu tư khoảng 200 triệu USD vào các chiến dịch quảng cáo khác nhau Chiến dịch thương hiệu toàn cầu đầu tiên của Starbucks vào năm 2014 là một sự chệch hướng so với chiến lược truyền thông và quảng bá thương hiệu hiện có, khi họ luôn tập trung vào các sản phẩm của mình Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là chiến dịch này vẫn tập trung vào trải nghiệm của khách hàng, vốn là mối liên hệ trực tiếp với các giá trị và triết lý cốt lõi của Starbucks.

Chiến lược quảng bá thương hiệu của Starbucks vẫn là duy nhất, độc đáo và không tuân theo các mô hình quảng cáo đã được thử nghiệm Starbucks hiếm khi quảng cáo trên bảng, báo, tạp chí và thông qua áp phích Một số quảng cáo truyền hình của công ty thường tập trung vào các dịch vụ sản phẩm cụ thể nêu bật cách Starbucks đã chuẩn bị chúng và các chiến dịch khuyến mại (ví dụ: chương trình miễn phí latte đến trưa ngày 14 tháng 3).

Công ty rất tin tưởng vào việc phát triển và xây dựng thương hiệu thông qua các kênh truyền miệng và những kênh mà sản phẩm có thể hiển thị trong đời sống của người tiêu dùng Nguyên tắc xây dựng thương hiệu này được thể hiện rõ nét trong các chiến lược truyền thông và quảng bá thương hiệu của công ty.

2.4.3 : Các chiến dịch Digital Marketing của Starbucks

2.4.3.1: Các chiến dịch Digital Marketing của

Starbucks: a) Chiến lược Marketing của Starbucks về sản phẩm (Product)

Starbucks sử dụng chiến lược đa dạng hoá các dòng sản phẩm để đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng

Starbucks là thương hiệu luôn không ngừng đổi mới sản phẩm của mình để phù hợp hơn với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Ban đầu, thương hiệu chỉ là cửa hàng cung cấp sản phẩm các loại hạt cà phê Do vậy, hãng đã chia các loại cà phê của cửa hàng mình thành 4 tiêu chí khác nhau, bao gồm:

 Dựa trên loại hạt cà phê: cà phê nguyên hạt và cà phê rang xay

 Dựa trên độ rang: cà phê rang vừa (medium), cà phê rang sơ (blonde), cà phê rang kỹ (dark)

 Dựa trên độ caffeine: cà phê thường (chứa caffeine), và cà phê decaf (không chứa hoặc được loại bỏ caffeine)

 Dựa trên mùi vị: cà phê không vị và cà phê có vị

Tuy nhiên, trong hành trình phát triển thương hiệu, Starbucks nhận thấy một tiềm năng khác Họ muốn chinh phục nhiều nhóm khách hàng hơn.

Vì thế họ đã đa dạng hoá các dòng sản phẩm của mình và cho ra mắt:

 Các loại đồ uống khác

 Một số mặt hàng đi kèm như: bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt, cốc sứ,…

Starbucks luôn mong muốn đem lại những cốc cà phê đậm đà, cùng với những loại trà và loại bánh có hương vị độc đáo để thu hút khách hàng Đặc biệt, hãng còn sẵn sàng chấp nhận “loại bỏ” những dòng sản phẩm, nếu chúng gây ảnh hưởng đến sản phẩm chính của công ty Điển hình là vào năm 2008, ngay sau khi loại bánh mì sandwich ra mắt và làm mất đi hương vị thơm ngon của cafe, hãng đã xoá sổ món ăn này ra khỏi menu của cửa hàng.

Ngoài các sản phẩm bán quanh năm, thương hiệu còn không ngừng làm mới các sản phẩm và dòng sản phẩm của mình theo mùa, trong những ngày lễ quan trọng hay ra mắt những phiên bản limited,…

Triển khai các chương trình khuyến mãi

Starbucks Reward – một trong những chương trình khuyến mãi nổi bật của Starbucks Bạn có thể sử dụng tấm thẻ này để được nhận quà miễn phí từ thương hiệu sau khi mua một số lượng nhất định về sản phẩm Tại Việt Nam, với việc sở hữu thẻ thành viên, bạn sẽ được tăng thêm một đồ uống miễn phí bất kỳ của nhà hàng khi chi trả cho hoá đơn đầu tiên với giá trị từ 200.000 VNĐ Ngoài ra, vào ngày sinh nhật của bạn, Starbucks sẽ được tặng miễn phí một chiếc bánh ngọt để thay cho lời chúc và sự quan tâm đến từ hãng.

Starbucks Reward – Thẻ quà tặng, thẻ thành viên từ thương hiệu 2.4.3.2 : Các chiến dịch Marketing thành công của Starbucks

A, Chiến dịch “Every name’s a story” (Tạm dịch: Mỗi cái tên là một câu chuyện) Đây là chiến lược marketing của Starbucks hướng về cộng đồng LGBT+. Đoạn phim khắc họa câu chuyện về một chàng trai chuyển giới trẻ đang vật lộn với thế giới khi mọi người xung quanh luôn gọi anh ấy bằng cái tên cũ Và chỉ khi bước vào cửa hàng Starbucks, khi nhân viên order gọi anh ấy bằng cái tên hiện tại, anh ấy mới thực sự cảm thấy mình được nhìn nhận. Đoạn video dựa trên quy trình order đồ uống thực tế của Starbucks Khi bạn ghé thăm cửa hàng Starbucks, bạn sẽ được các nhân viên hỏi tên và viết tên lên ly nước của bạn.

Gã khổng lồ cà phê Starbucks vừa tung ra chiến dịch “Tweet-a-Coffee” cho phép khách hàng mua thẻ quà tặng cà phê với giá $5 cho một người bạn thông qua mạng xã hội Twitter. Để lôi kéo người dùng tham gia chiến dịch, hãng đã phát động chương trình bằng cách tung ra khuyến mãi cho 100.000 người đầu tiên khi họ kết nối tài khoản Twitter với thẻ tín dụng Visa Và sau đó khi bạn “Tweet-a-Coffee” cho ai đó, bạn sẽ được nhận ngay một phiếu quà tặng trị giá $5.

Kết quả là sau hai tháng, thương hiệu đã thu về 27.000 người tham gia,đồng thời chiến dịch này còn làm tăng mức độ nhận diện của Starbucks.

CHƯƠNG 3- ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC VÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG

Chiến lược tăng thương hiệu cho Starbucks

Chiến dịch quảng cáo: Chiến lược marketing của thương hiệu Starbucks về sản phẩm

Mục tiêu chiến lược: Đưa thương hiệu Starbucks coffee phát triển hơn tại thị trường Việt Nam, giành phân đoạn thị trường và tạo ra được sản phẩm, thu được lợi nhuận.

3.2 Sáng tạo nội dung truyền thông cụ thể a Xác định đối tượng truyền thông:

Phân đoạn thị trường theo hướng địa lý

Người dân Việt Nam sinh sống trong những thành phố có mật độ dân cư đông đúc,nhu cầu cao, nhịp sống nhanh, bận rộn thì đầu tiên kể đến đó là các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, nắm bắt được thị trường nên thương hiệu này đã được xây dựng ồ ạt trên những con đường mặt tiền, trung tâm thành phố, nhưng không hấp tấp mà luôn chậm rãi, làm từng bước một vững chắc với mục đíchphát triển lâu dài ở nước ta.

Phân loại thị trường theo nhân khẩu học

Xác định khách hàng mà mục tiêu Starbucks Coffee hướng tới là những người sau đây :

 Đó là những người có mức thu nhập khá trở lên ( do mức giá trung bình 100k/ly) cao hơn rất nhiều so với các quán cà phê truyền thống.

 Tiếp đó, đa phần người tiêu dùng là những vị khách trẻ tuổi, vì những người trẻ sẽ thích nghi nhanh hơn với những người ở độ tuổi trung niên hay người già, và nhu cầu cũng sẽ cao hơn.

 Nghề nghiệp: đa phần là những người bận rộn ( thường là dân công sở) hoặcphụ nữ, giới trẻ hơn.

 Như vâỵ, thương hiệu cà phê Starbucks đặc biệt rất phù hợp với những người trẻ tuổi , có mức thu nhập kha khá,…

 Ngoài ra đối tượng hướng tới của thương hiệu này thường là lứa tuổi trẻ vị thành niên

Thiết lập thông điệp truyền thông

Từ đối tượng khách hàng mục tiêu đã phân tích ở trên , nội dung thông điệp chú trọng tới những thông điệp khác biệt so với những thương hiệu cà phê khác.

Nhấn mạnh phong cách “ Starbucks Coffee”

Quán được thiết kế đồng bộ như quầy bar, nội thất… ngoài ra còn có rất nhiều đặc điểm thích hợp về thiết kế với văn hoá Việt Nam như bày phong cách như văn hoá Việt tạo nên không gian thưởng thức cà phê thích hợp với người Việt và theo đúngphương châm mà thương hiệu đề ra đó là “ khiến nơi đây trở thành ngôi nhà thứ hai của bạn “

 Thông điệp : Mát lạnh ngày hè, sảng khoải, tập trung.

 Làm nổi bật về tính tiết kiệm thời gian : có thể vừa thưởng thức ly cà phê thương hiệu này tuyệt hảo mà vẫn tiết kiệm được thời gian quý báu cho cuộc sống bận rộn của mình

 Làm nổi bật về công nghệ hiện đại, vệ sinh an toàn thực phẩm (Qua các bài PR, quảng cáo) Đây cũng là một ưu thế vì tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm vốn đư trở thành một mối lo ngại đối với người Việt Nam, có không ít bài báo đã viết về sự không an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam như: cà phê pha màu, sản xuất cà phê với các thiết bị không hợp vệ sinh.v.v

 Làm nổi bật được tình cảm mà Starbucks Coffee hướng tới với khách hàng => gửi thông điệp qua các bài PR, đặc biệt là rất chú trọng trong việc quảng báhình ảnh nhân viên nhiệt tình, có sự hiểu biết sâu sắc …

C, 2 bài viết Content trên Page Facebook:

GIẢI NHIỆT CỰC ĐÃ CÙNG COLDBREW MỚI - LẠ - CHẤT

Sở hữu ngay một cốc ColdBrew cực đậm chất với giá hấp dẫn ngay khi mua tại các quán nhé Ưu đãi sẽ diễn ra duy nhất trong tháng 7, nhanh tay thì còn nào các fan cứng ơi!

Cà phê ủ lạnh có hàm lượng caffeine cao Một ly 16 oz (tương đương với473ml) trung bình chứa khoảng 200 mg caffeine Vì vậy, nói một cách đơn giản nhất, cà phê pha lạnh có nhiều caffeine hơn cà phê đá Tuỳ thuộc vào công thức, lượng caffeine của nó có thể gần gấp đôi so với cà phê lạnh Tuy nhiên hương vị cho ra lại ít đắng, ít chua, vị mượt mà hơn nhiều so với cách pha với nước nóng thông thường Chính hương vị đặc biệt của cách pha này đã chiếm được cảm tình của không ít những tín đồ cà phê Cold brew coffee đã và đang là xu hướng được ưa chuộng trên toàn thế giới.

Sản phẩm đã có mặt tại tất cả các cửa hàng của Starbucks

Nhanh tay order để nhận ưu đãi và thưởng cho mình những cà phê mát lạnh tỉnh táo ngày hè nào khách yêu ơi

DEAL MUA 1 TẶNG 1 TỪ STARBUCKS

"ĐÁNH BAY OI BỨC CÙNG COLDBREW" Đến hẹn lại lên, deal Starbucks lại đến! Chúng Mình đã thấy nhớ chiếc deal siêu hời này từ Starbucks này chưa nè?

Nhận ngay ưu đãi tại: https://bit.ly/3Tzq1Xg

Từ nay tới ngày 31/3/2023, Starbucks lên deal TẶNG 01 ly cỡ Nhỏ cùng dòng khi MUA 01 ly cỡ Lớn Áp dụng cho: ColdBrew mới ra mắt.

Nhanh chân đến thưởng thức hương cà phê độc lạ, mới mẻ cùng không gian thoải mái ngay tại Starbucks thôi nào!

Nhanh chân nào các Fan ơi,

Thời gian áp dụng chương trình: Từ 01/07/2023 - 31/07/2023

- Mỗi hóa đơn chỉ được áp dụng 1 chương trình khuyến mãi

- KHÔNG áp dụng chung với các chương trình ưu đãi khác

- KHÔNG áp dụng chương trình vào các ngày Lễ, Tết

- Số lượng có hạn, lấy nhanh kẻo hết nhé ❤

COLD BREW ph a che câ ph é bank each st dung nLrâc Tgnfi h oac nude da de chiét rhong vomg #€ nUdcmongdJocsidung Bech+éxuâtcâ pnétrong zhâf gian man, phUong phap pha zâ phé cold brew chUâng mat th 12 6é n 24 gis de Ea ph é duoc ngâm wrong n Lrâc lan h uang luong turn so Ơủf o hu0ng phd p plna ruyen strong va c'i the ance ttiủc u ong kfiac.

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHƯƠNG TIỆN VÀ KẾ

4.1 Xây dựng kế hoạch phương tiện

- Lựa chọn các công cụ Digital thích hợp

- Xây dựng kế hoạch Digital marketing cho sản phẩm :Xác định Thời gian, chi phí cho từng giai đoạn

4.2: Lựa chọn kênh truyền thông

4.2.1: Truyền thông tại điểm bán:

A Các chương trình ưu đãi tại cửa hàng:

 Các chương trình ưu đãi vào các dịp lễ, giáng sinh

 Diễn ra các chương trình ưu đãi trong một khung giờ cố định nào đó, hoặc cóthể đặt ra khung giờ vàng

 Tặng những sản phẩm ưu đãi khi mua thức uống

 Phát phiếu uư đãi cho lần tiếp theo khi đến quán

 Liên kết với các nhãn hiệu khác để tạo sự gắn kết và được sự thu hút lớn từkhách hàng

B Truyền thông trực tiếp qua đội ngũ nhân viên

Huấn luyện đôị ngũ nhân viên am hiểu về cà phê, nhiệt tình và luôn thân thiện với khách, họ sẽ là những người ngoại giao cho thương hiệu => giành được sự hài lòngtừ khách hàng , từ đó sẽ tìm ra được những vị khách trung thành với thương hiệu của mình.

C Truyền thông qua Internet, báo chí truyền hình, bảng biển ngoài trời (Quảng cáo)

 Đăng các bài PR lên Internet (Triển khai từ trước khi sản phẩm thâm nhập thị trường khoảng từ 3 đến 6 tháng).

 Quảng cáo trên các tạp chí (Chọn các tạp chí giành cho giới trẻ và thời trang VD: Báo 2!, thời trang trẻ, Thế giới phụ nữ,.v.v…)

 Quảng cáo trên truyền hình (Chọn khung giờ phù hợp với dân công sở ví dụ như khung giờ phim truyện buổi tối.), có thể đưa quảng cáo vào các chương trình liên quan đến phong cách sống, Thời trang,…v.v…

 Quảng cáo ngoài trời như : pano, áp phích, bảng hiệu (Đặc biệt chú trọng vị trí đặt quảng cáo gần các trung tâm thương mại lớn, các tòa nhà văn phòng, siêu thị,v.v…)`

D Các chương trình PR cộng đồng:

 Tích cực tham gia vào các sự kiện cộng đồng như các chương trình từ thiện, tài trợ các chương trình liên quan đến thời trang (VD: VN next top model,…), tham gia các hội chợ triển lưm v.v…

 Tổ chức các cuộc thi kêu gọi mọi người tham gia để quảng bá cho phong cách của thương hiệu Starbucks Coffee

 Tham gia các mạng xã hội phổ biến mà người Việt sử dụng (VD:

Facebook),khiến Starbucks Coffee trở nên thân thuộc với cộng đồng người Việt.

4.3 Xây dựng kế hoạch truyền thông:

4.3.1 Kế hoạch truyền thông tổng quát:

GIAI ĐOẠN 1 GIAI ĐOẠN 2 GIAI ĐOẠN 3

Tăng lượt người nhận biết đến sản phẩm Cold Bre

Tăng doanh số bán hàng

Xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng gắn kết của công chúng với thương hiệu

THỜI GIAN Từ 1/6-30/6 Từ 1/7-31/7 Từ 1/8-31/8

TVC có sự góp mặt của Ca sĩ Hoàng

Thùy Linh với nội dung " Mát lạnh ngày hè, sảng khoái, tập trung " Đưa ra các chương trình khuyến mãi" Đánh bay oi bức cùng ColdBrew "

Chiến dịch tri ân khách hàng " Thu sang, lá rụng, mưa tàn- ColdBrew gõ cửa, khách ui xin chào"

Tổ chức uống thử sản phẩm mới tại một số trường đại học, trung tâm thương mại có

Quảng cáo ngoài trời cửa hàng Starbucks

Tại cửa hàng, trong trung tâm thương mại

Xúc tiến bán Không Khuyến mãi Không

4.3.2 Kế hoạch truyền thông tích hợp chi tiết: a) Giai đoạn 1:

- Mục tiêu: Tăng lượt người nhận biết đến sản phẩm ColdBrew của Starbucks.

- Các hoạt động xúc tiến:

Thiết kế banner dán trên xe Bus đi ngang qua các trường đại học, các khu vực dân cư đông đúc, khu văn phòng, trên địa bàn Hà Nội.

Thiết kế Standee mời uống thử đặt tại các trung tâm thương mại có cửa hàng Starbucks, các chi nhánh cửa hàng Starbucks trên toàn Hà Nội Trong mùa hè tập trung vào lượng khách hàng thanh thiếu niên và tuổi teen -> giảm giá 10 % khi có thẻ học sinh/sinh viên đối với sản phẩm mới.) Khách hàng bất kỳ khi mua combo sản phẩm mới -> nhận phiếu giảm giá cho lần mua sau) (Từ ngày 1/6 đến ngày 30/06)

Tạo bài viết quảng cáo trên Fanpage của Starbucks để truyền bá thông điệp: " Mát lạnh ngày hè, sảng khoái, tập trung "

GIẢI NHIỆT CỰC ĐÃ CÙNG COLDBREW MỚI - LẠ - CHẤT

Sở hữu ngay một cốc ColdBrew cực đậm chất với giá hấp dẫn ngay khi mua tại các quán nhé Ưu đãi sẽ diễn ra duy nhất trong tháng 6, nhanh tay thì còn nào các fan cứng ơi!

Cà phê ủ lạnh có hàm lượng caffeine cao Một ly 16 oz (tương đương với 473ml) trung bình chứa khoảng 200 mg caffeine Vì vậy, nói một cách đơn giản nhất, cà phê pha lạnh có nhiều caffeine hơn cà phê đá Tuỳ thuộc vào công thức, lượng caffeine của nó có thể gần gấp đôi so với cà phê lạnh Tuy nhiên hương vị cho ra lại ít đắng, ít chua, vị mượt mà hơn nhiều so với cách pha với nước nóng thông thường Chính hương vị đặc biệt của cách pha này đã chiếm được cảm tình của không ít những tín đồ cà phê Cold brew coffee đã và đang là xu hướng được ưa chuộng trên toàn thế giới.

Sản phẩm đã có mặt tại tất cả các cửa hàng của Starbucks

Nhanh tay order để nhận ưu đãi và thưởng cho mình những cà phê mát lạnh tỉnh táo ngày hè nào khách yêu ơi

 Đăng bài và Video TVC trên Fanpage, số lượng 1 bài/ngày

 Mục tiêu KPI: Tạo sự chú ý, tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu dễ hơn.

Thiết kế kịch bản TVC bao gồm 2 phân đoạn:

Phân đoạn 1: Hoàng Thùy Linh trình diễn trên sân khấu

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC TRUYỀN

Mức độ nhận biết thương hiệu, chiến dịch

Bảng 5 1: Mức độ nhận biết thương hiệu, chiến dịch truyền thông

Marketing tích hợp giai đoạn 1 sản phẩm Freeze Vani

Ngân sách Chi tiết Chỉ số đo lường

Quảng cáo Quảng cáo ngoài trời

100.000.000 Dán banner ở trên thân xe

Lượt tiếp cận: 3 bus triệu

Facebook 10.000.000 Đăng bài và chạy quảng cáo trên page của Starbucks Coffee

Lượt tương tác Lượt tiếp cận

Lượt tiếp cận: 1 triệu View: 2 triệu Tương tác: 200 nghìn Like: 3 nghìn Share:

Tiktok 20.000.000 Thiết kế video và chạy quảng cáo

Lượt tương tác Lượt tiếp cận

Lượt tiếp cận: 3 triệu View: 5 triệu Tương tác: 1 nghìn

Youtube 200.000.000 Dựng TVC và đăng bài trên kênh

Lượt tương tác Lượt tiếp cận

Tương tác: 200 nghìn Like: 3 nghìn Share:

0 Đăng bài trên page ca sĩ Mono

Lượt tiếp cận: 1 triệu Tương tác: 200 nghìn Like: 5 nghìn Share:

Báo chí 10.000.000 Thuê báo chí viết bài PR

Lượt tiếp cận, lượt hiển thị

Bảng 5 2: Mức độ nhận biết thương hiệu, chiến dịch truyền thông Marketing tích hợp giai đoạn 2 sản phẩm Freeze Vani

Ngân sách Chi tiết Chỉ số đo lường

Quảng cáo tại cửa hàng

50.000.000 Dán các poster trong cửa hàng vàđặt standee đứng trước cửa ra vào

Facebook 20.000.000 Đăng bài và chạy quảng cáo trên page của StarbucksCoffee

Lượt tương tác Lượt tiếp

Tương tác:200 nghìn cận Lượt xem

Tiktok 15.000.000 Thiết kế video vàchạy quảng cáo

Lượt tương tác Lượt tiếp cận Lượt xem

PR KOLs 15.000.000 Sử dụng những người nổi tiếng đểtạo hình ảnh cho sản phẩm mới

Lượt tương tăc Lượt tiếp

Tương tác:200 nghìn cận Like: 200 nghìn Share:300lượt

Bảng 5 3: Mức độ nhận biết thương hiệu, chiến dịch truyền thông Marketing tích hợp giai đoạn 3 sản phẩm Freeze Vani

Ngân sách Chi tiết Chỉ số đo lường

90.000.000 Đặt standee ở Trung tâm thương mại , dán trên thân xe bus

Facebook 21.400.000 Đăng bài, tổ chức minigame và chạy quảng cáo trên page của Starbucks Coffee

Lượt tương tác Lượt tiếp

View: 3 triệu cận Lượt xem

Tiktok 15.000.000 Sáng tạo nội dung và chạy quảng cáo

Lượt tương tác Lượt tiếp

View: 3 triệu cận Lượt xem

Tương tác: 100nghìn Like: 500 nghìn Share:

Mức độ nhớ và hiểu thông điệp truyền thông

Thực hiện khảo sát khách hàng qua facebook , youtube , tiktok thông qua việc chạy quảng cáo khảo sát để đo lường mức độ thành công của chiến dịch , đồng thời có thể khảo sát tại các khu chung cư , các trường đại học để xác định độ phủ sóng và biết đến thông điệp truyền thông.

Với ngân sách hơn 500 triệu đồng cho việc truyền thông quảng bá cho sản phẩm mới khoảng 1 triệu khách hàng từ độ tuổi 18- 40 tuổi thì dự tính truyền thông tiếp cận đến khoảng 8000 khách hàng nhớ và hiểu biết về thông điệp truyền thông đưa ra.

Sự tác động của chiến dịch về mức độ nhận thức và tình cảm đối với thương hiệu

Thực hiện khảo sát khách hàng qua facebook, youtube, tiktok thông qua việc chạy quảng cáo khảo sát để đo lường mức độ thành công của chiến dịch, đồng thời có thể khảo sát tại khu vực trọ sinh viên, các trường học để xác định độ phủ sóng và biết đến thông điệp truyền thông và cho biết được mức độ quan tâm, yêu mến sản phẩm mới Freeze Vani của Starbucks Coffee.

Sự tác động của chiến dịch với hành vi mua hàng của khách hàng

Sau khi có thể tiếp cận được các đối tượng mục tiêu hướng đến có thể nhớ và hiểu về thông điệp truyền thông, đối tượng khách hàng tiềm năng đó có thể tạo ra cho Starbucks nhiều khách hàng mới thông qua lời giới thiệu truyền miệng.

Họ sẽ truyền tai nhau về chương trình truyền thông, kích thức sự mua hàng và đẩy mạnh doanh số sản phẩm, thu lại lợi nhuận đáng kể Từ đó, Starbucks có thể đưa ra nhiều chiến dịch truyền thông khuyến mãi khác như combo mua 1 tặng 1, voucher khuyến mãi, check in sản phẩm mới để tặng voucher khuyến mãi,

Phản hồi từ khách hàng

Tận dụng sự bùng nổ của mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội hàng đầu thế giới là Facebook, chiến lược marketing của Starbucks Coffee đã tận dụng và làm rất tốt hoạt động truyền thông của mình trên các nền tảng này Những bài viết của thương hiệu khi được chia sẻ trên fanpage chính thức luôn nhận được rất nhiều lượt tương tác của khách hàng Theo thống kê, thương hiệu đã nhận được tỷ lệ thảo luận và phản hồi của khách hàng trên Facebook lên đến 96%, trong khi các kênh khác chỉ chiếm từ 1-2%.

Hầu hết là các đánh giá tốt và các đóng góp ý kiến từ các khách hàng trung thành của Starbucks Bên cạnh đó cũng có những đánh giá tiêu cực về những vấn đề tồn đọng mà Starbucks gặp phải Starbucks mong muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và sự thành công đó được khẳng định bằng sự hài lòng của khách hàng.

Do nhu cầu khách hàng liên tục thay đổi, Starbucks Coffee cần thường xuyên thực hiện các hoạt động marketing nhằm thăm dò nhu cầu thị trường cũng như khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ chuỗi để từ đó có những thay đổi mang tầm chiến lược nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

Ngày đăng: 12/03/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w