Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN CHA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Quản lý tài nguy
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN CHA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số ngành: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thu Hà THÁI NGUYÊN - 2023 i LỜI CAM ĐOAN Luận văn tốt nghiệp: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về quản lý giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” Luận văn đã được sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn được trích rõ nguồn gốc Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luận văn này là trung thực Các số liệu được trích dẫn rõ nguồn gốc Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2023 Tác giả luận văn Lê Văn Cha ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến: Quý thầy cô giáo của trường Đại học Nông Lâm, Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban giám hiệu nhà trường đã tận tình, giúp đỡ, giảng dạy, truyền đạt và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khóa học để tôi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng của mình tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS TS Trần Thị Thu Hà đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này Do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, trong quá trình học tập và nghiên cứu còn gặp phải nhiều sai sót nhỏ và bản thân mới bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, do đó những kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp quan tâm góp ý và có những phản hồi để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2023 Tác giả Lê Văn Cha iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG, HÌNH vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN vii ABSTRACT OF THESIS ix MỞ ĐẦU 1 1 Đặt vấn đề 1 2 Mục tiêu của đề tài 2 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1 Trên thế giới 4 1.1.1 Công tác nghiên cứu giống cây rừng 4 1.1.2 Nghiên cứu về chính sách và thị trường 5 1.2 Ở Việt Nam 6 1.2.1 Nghiên cứu giống cây trồng rừng 7 1.2.2 Về kinh tế - chính sách và thị trường 9 1.3 Hệ thống quản lý giống cây lâm nghiệp 11 1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu 14 1.4.1 Về vị trí địa lý, địa hình, đất đai 14 1.4.2 Tài nguyên khoáng sản 15 1.4.3 Dân số, đơn vị hành chính 15 1.4.4 Kinh tế 16 1.4.5 Văn hóa xã hội 19 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 iv 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21 2.1.2 Phạm vi của đề tài 21 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 2.3 Nội dung nghiên cứu 21 2.4 Phương pháp nghiên cứu 21 2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 21 2.4.2 Điều tra thu thập số liệu 22 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Lạng Sơn 23 3.2 Thực trạng quản lý giống cây trồng lâm nghiệp tại Lạng Sơn 26 3.2.1 Thực trạng nguồn giống 26 3.2.2 Hệ thống quản lý 32 3.3 Những hạn chế khó khăn trong công công tác quản lý nguồn giống Lâm nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn 43 3.3.1 Hạn chế, khó khăn 43 3.3.2 Nguyên nhân 45 3.4 Đề xuất giải pháp quản lý giống 46 3.4.1 Giải pháp về quản lý 46 3.4.2 Giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ 50 3.4.3 Giải pháp về thông tin tuyên truyền 51 3.4.4 Giải pháp về cơ chế chính sách và thu hút đầu tư 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 58 CTCP SX v HTX KH&CN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LN NN&PTNT : Công ty cổ phần sản xuất PTNT : Hợp tác xã QĐ : Khoa học và công nghệ TNHH MTV : Lâm nghiệp TNHH : Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND : Phát triển nông thôn : Quyết định : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên : Trách nhiệm hữu hạn : Ủy ban nhân dân vi Bảng DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 3.1 Chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh năm 2020 Bảng 3.2 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 23 Bảng 3.3 Diện tích quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Lạng Sơn năm 2021 26 Bảng 3.4 Tổng hợp các nguồn còn hiệu lực 2023 58 Tổng hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm Bảng 3.5 nghiệp 29 Danh sách các doanh nghiệp và HTX sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp 31 Hình Một số mô hình sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 31 Hình 3.1 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Lê Văn Cha Tên luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về quản lý giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 8620211 Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên 1 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng triển khai các văn bản pháp luật về quản lý cây giống trên địa bàn tỉnh; Xác định được số lượng nguồn giống, loại hình nguồn giống đã được công nhận của từng loài cây hiện có của tỉnh; lập danh sách được 100% số cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp trên địa bàn 11/11 huyện, thành phố, xác định được số lượng sản xuất gieo ươm hàng năm theo loài cây của từng cơ sở sản xuất kinh doanh - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, phấn đấu toàn bộ các quy định về quản lý giống được triển khai thực hiện tại tỉnh - Đề xuất các giải pháp nhằm siết chặt hơn công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp của tỉnh, trong đó phấn đấu số lượng cây giống được kiểm soát chất lượng giai đoạn 2022 - 2025 đạt 75-80%, giai đoạn 2026- 2030 đạt trên 95%; tạo thương hiệu, uy tín về chất lượng giống cây lâm nghiệp của tỉnh đáp ứng tính cạnh tranh trên thị trường 2 Phương pháp nghiên cứu Kế thừa tài liệu về đặc điểm về điều kiện tự nhiên, thời tiết của khu vực, đặc điểm về tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu Sử dụng phương pháp phỏng vấn, thu thập các tài liệu về giống, kế hoạch trồng rừng để đánh giá được nhu cầu giống ở địa phương và vùng phụ cận; Sử dụng GPS kết hợp với các thiết bị đo đạc, bản đồ nền địa hình, bản đồ hiện trạng rừng xác định vị trí, quy mô các hệ thống nguồn giống, vườn ươm viii Sử dụng phương pháp nghiên cứu, tư liệu hóa các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước trong chỉ đạo, điều hành, công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy trình, quy định, hoạt động kiểm tra giám sát trong quản lý giống, xây dựng mô hình khảo nghiệm theo mẫu, tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng, tổng hợp thành kết quả bằng phần mềm Excel và SPSS 3 Kết quả nghiên cứu Tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Lạng Sơn là 831.009 ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 602.496,294 ha chiếm tới 72,5% tổng diện tích của toàn tỉnh, do đó sản xuất lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng Tỉnh Lạng Sơn có tổng diện tích rừng sản xuất rất lớn, hằng năm nhu cầu về cây giống trên địa bản tỉnh là rất cao đồng thời cũng là nơi sản xuất nguồn giống cho các địa phương lân cận Vì vậy việc quản lý nguồn giống trên địa bàn tỉnh có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn duy trì khoảng 800 vườn ươm, số cây sản xuất gieo ươm khoảng 300 - 400 triệu cây để cây phục vụ cho các chương trình, dự án trồng rừng trên địa bàn tỉnh, nhân dân tự đầu tư và xuất bán vào các tỉnh lân cận và các tỉnh miền miền Trung Quy định về quản lý giống: thực hiện theo Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ Về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp Những hạn chế khó khăn trong công công tác quản lý nguồn giống Lâm nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn như việc sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp chủ yếu do các hộ gia đình tự đầu tư Khó khăn trong việc xác định thời điểm thu phí đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống Một số chủ nguồn giống ý thức chấp hành các quy định của pháp luật ix về giống cây trồng lâm nghiệp quy định tại Nghị định số 27/2021/NĐ-CP, Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT chưa cao Nguyên nhân do: Việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật còn nhiều khó khăn: Do trình độ của các chủ vườn còn nhiều hạn chế, việc ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trên địa bàn tỉnh phát triển chưa đồng bộ Hiện nay, các cây nuôi cấy mô tế bào chủ yếu mua từ các viện hay các Công ty lâm nghiệp ngoài tỉnh Nhiều hộ gia đình, cá nhân có quy mô sản xuất nhỏ, chưa đáp ứng được diện tích tối thiểu để công nhận vườn cây đầu dòng Các nhà vườn phân bố rải rác, số lượng loài cây sản xuất ở các cơ sở mỗi năm lại khác nhau, tùy theo yêu cầu của thị trường, khó khăn cho công tác quản lý ABSTRACT OF THESIS Author: Le Van Cha Thesis Title: Assessing the current situation and proposing solutions for forestry tree variety management in Lang Son province Industry: Forest resource management Code: 862.0201 Educational Institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry 1 Research objectives - Assess the current status of implementation of legal documents on seedling management in the province; Determine the number of recognized seed sources and types of seed sources for each existing tree species in the province; Make a list of 100% of forestry tree seed production and business establishments in 11/11 districts and cities, determine the annual nursery production quantity by tree species of each production and business establishment - Improve the effectiveness and efficiency of forestry plant variety management, strive to have all regulations on seed management implemented in the province, and guiding and operating documents to ensure full content Content, focused, important, with authority; Disseminate to 100% of