1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác chăm sóc người cao tuổi tại xã phả lễ huyện thủy nguyên – thành phố hải phòng

30 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

LỜI NÓI ĐẦU Người cao tuổi (NCT) nước ta là lớp người “cây cao, bóng cả”, có vai trò quan trọng trong việc kết nối các giá trị truyền thống về đạo đức, lịch sử và văn hoá giữa các thời đại; là lớp người đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ, có công lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; là lớp người đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, phát triển quê hương, đất nước Ngày 01 tháng 10 là ngày Quốc tế Người cao tuổi Chuyên đề Người cao tuổi là một trong ba môn nhỏ của môn chuyên đề công tác xã hội Chuyên đề nghiên cứu những đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi, nghiên cứu tìm hiểu những hệ thống luật pháp, chính sách trong việc chăm sóc người cao tuổi Sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất nước, có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Người Hải Phòng với tinh thần yêu nước nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo, đã từng chứng kiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Đây là vùng đất in đậm dấu ấn chống ngoại xâm trong suốt quá trình lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam, với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, của Lê Hoàn năm 981, của Trần Hưng Đạo năm 1288 , trong hai cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ xâm lược Hải Phòng cũng là nơi những con tàu không số xuất phát chuyển hàng tiếp tế cho miền Nam ruột thịt Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân Hải Phòng đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Sinh ra là một người con của người dân tộc , lớn lên từ mảnh đất thiêng liêng, tình yêu quê hương đã cho em động lực để bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình, được đi học và hòa nhập vào xã hội là một niềm hạnh phúc và tự hào đối với em Vì vậy, khi lựa chọn đề tài cho chuyên đề này, em xin được lựa chọn đề tài “ Thực trạng công tác chăm sóc Người cao tuổi tại xã Phả Lễ - Huyện Thủy Nguyên – Thành Phố Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu để viết bài tiểu luận cho môn học này Em rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của các thầy cô, giúp em hoàn thiện được bài viết của mình Em xin chân thành cảm ơn ! PHẦN I – NỘI DUNG I Cơ sở lý luận 1 Khái niệm Người cao tuổi Có rất nhiều quan niệm về người cao tuổi, nhưng quan niệm đó thường dựa vào mức tuổi thọ trung bình của con người ở vùng đó Vào những năm 60 tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 60 và hiện nay là 68 Các quan niệm về người người cao tuổi hầu hết dựa vào cơ sở này - Theo quan niệm của hội người cao tuổi thì Người cao tuổi là những người đủ 50 tuổi trở lên - Theo luật lao động thì Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên (với nam), từ 55 tuổi trở lên (với nữ) - Theo pháp lệnh Người cao tuổi Việt nam: Người cao tuổi là những người đủ từ 60 tuổi trở lên (theo pháp lệnh số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/04/2000) 2 Hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam về Người cao tuổi 2.1 Thực trạng Người cao tuổi tại Việt Nam Theo số liệu thống kê năm 1999, nước ta có khoảng 76.327.000 người, trong đó có khoảng 6.199 người cao tuổi, chiếm 8.2% dân số Số người cao tuổi ở nước ta đã tăng từ 7.2% dân số năm 1994 lên 8.2% dân số năm 1999 Điều này cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già đi, và đây là một nỗi băn khoăn lớn của xã hội Việt Nam là một nước đang phát triển, số người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh Theo dự báo, Việt Nam sẽ chính thức trở thành quốc gia có dân số già (tỉ lệ người trên 60 tuổi lớn hơn 10%) vào năm 2014 Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm nữa Việt Nam sẽ phải đối mặt với các khó khăn do việc "già hóa dân số" mang lại Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng và mặt bằng kinh tế, dân trí của nước ta còn thấp Nếu như Việt Nam không sự chuẩn bị tốt ngay từ bây giờ thì chắc chắn trong những năm tới áp lực của việc "già hóa dân số" ngày càng đè nặng lên xã hội Hậu quả là việc chăm sóc mang tính toàn diện đối với người cao tuổi ở nước ta khó có thể thực hiện được tốt 2.2 Hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam về Người cao tuổi a) Luật Người cao tuổi - Số: 39/2009/QH12 - Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009 - Luật bao gồm 6 chương, 31 điều Trong đó, điều 4 của luật nói rõ: + Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi + Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan + Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội + Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi + Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc + Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi + Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi + Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan b) Chỉ thị của Thủ tướng về chăm sóc người cao tuổi và hỗ trợ hoạt động cho Hội người cao tuổi Việt Nam - Số: 117-TTg - Ban hành ngày 27 tháng 02 năm 1996 - Mục đích Người cao tuổi nước ta chiếm khoảng 10% số dân và ngày càng tăng, là lớp người có công sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ con cháu, giữ gìn và phát triển giống nòi, bảo vệ và phát triển thuần phong, mỹ tục và truyền thống yêu nước của dân tộc Một bộ phận đông đảo người cao tuổi đã cống hiến gần trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước Phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta "kính lão đắc thọ" Đảng và Nhà nước ta coi việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là đạo lý của dân tộc, là tình cảm và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và các cấp chính quyền và đã đề ra nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm đó Những năm gần đây, sự nghiệp đổi mới đạt được những thành tựu rất quan trọng, kinh tế của đất nước có sự phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện, trong đó có người cao tuổi Tuy nhiên hiện nay cuộc sống của người cao tuổi nói chung còn nhiều vấn đề cần được giải quyết, một bộ phận người cao tuổi còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, nhất là những người cô đơn, bất hạnh, có những trường hợp trách nhiệm, lòng hiếu thảo, sự tôn kính của con cháu đối với ông bà, bố mẹ già không đáp ứng đòi hỏi của đạo lý và pháp luật Để phát huy truyền thống của dân tộc, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và hỗ trợ hoạt động của Hội đồng người cao tuổi, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị c) Nghị định quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội - Số: 136/2013/NĐ-CP - Nghị định có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2014 Nghị định này Nghị định này quy định về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất; hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội Trong đó Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng; + Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; + Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng d) Nghị quyết phiên họp chính phủ thường kì tháng 12 năm 2013 - Số 142/NQ-CP - Ngày 31 tháng 12 năm 2013 - Ngày 21/10/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thay thế Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP với mức chuẩn trợ cấp được nâng lên 270.000 đồng/người/tháng Nhưng, hiện nay có một số khó khăn nên Chính phủ đã ra Nghị quyết số 142/NQ-CP ngày 31/12/2013 lui thời gian thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan sẽ trình Chính phủ thực hiện trong thời gian phù hợp e) Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Người cao tuổi - Số: 06/2011/NĐ-CP - Nghị định có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 03 năm 2011 - Nghị định bao gồm 4 chương và 20 điều f) Thông tư Quy định mức thu phí thăm quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh đối với Người cao tuổi - Số: 127/2011/TT-BTC - Ban hành ngày 09 tháng 09 năm 2011 - Thông tư này quy định mức thu phí thăm quan di tích văn hoá, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh đối với người cao tuổi g) Thông tư Quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng Người cao tuổi - Số: 21/2011/TT-BTC - Ban hành ngày 10 tháng 04 năm 2011 - Thông tư này quy định nguồn kinh phí thực hiện; nội dung, mức chi; lập, chấp hành và quyết toán kinh phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi Đối tượng là Cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện các chính sách chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi II Thực trạng công tác chăm sóc Người cao tuổi tại Phả Lễ - huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng Hình 01 Bản đồ địa lý hành chính Xã An Thịnh Phả Lễ là một xã thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng Xã Phả Lễ có diện tích 4,47 km², dân số năm 2014 là 6724 người,[1] mật độ dân số đạt 1504 người/km² Với thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản , Phả Lễ đóng góp một phần tương đối lớn vào sự phát triển của Huyện Thủy Nguyên Hình 02 Nhà máy chế biến tinh dầu quế Xã An Thịnh 1 Tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp Người cao tuổi tại Xã An Thịnh 1.1 Về đối tượng và mức hưởng trợ cấp xã hội - Đối tượng: Hiện nay tại xã Phả Lễ có 526 người cao tuổi, sinh hoạt trên 7 thôn bản trên địa bàn xã Thực hiện Nghị định quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội Số: 136/2013/NĐ-CP, đối tượng Người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: + Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng; + Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; + Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng - Mức trợ cấp (Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ) + Mức chuẩn trợ cấp xã hội để xác định mức trợ cấp xã hội hằng tháng, mức trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng đối với NCT là 180.000 đồng (hệ số 1,0) + Mức trợ cấp xã hội hằng tháng thấp nhất đối với NCT sống tại cộng đồng do UBND xã, phường, thị trấn quản lí như sau: * Mức 180.000 đồng/người/ tháng (hệ số 1,0) đối với người từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng; * Mức 270.000 đồng/người/ tháng (hệ số 1,5) đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng; * Mức 180.000 đồng/người/ tháng (hệ số 1,0) đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng + Mức 360.000 đồng/người/ tháng (hệ số 2,0) đối với NCT được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại khoản 2, Điều 18, Luật Người cao tuổi + Mức 360.000 đồng/người/ tháng (hệ số 2,0) đối với NCT đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng quy định tại Điều 19 Luật Người cao tuổi + Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và công trình văn hoá xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nói chung và người cao tuổi nói riêng; + Lồng ghép Chương trình trợ giúp người cao tuổi nghèo và cận nghèo vào Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của huyện, xã; huy động mọi nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo, xóa nhà tạm, dột nát cho người cao tuổi, ưu tiên các hộ có người cao tuổi già yếu, ốm đau, tàn tật, cô đơn; + Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với người cao tuổi có công (Cán bộ lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người bị địch bắt, tù đầy, thương bệnh binh, các cựu chiến binh, thanh niên xung phong); + Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách về trợ cấp xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi; + Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nhận phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi cô đơn, đời sống khó khăn; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở chăm sóc người cao tuổi; khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động quan tâm, chăm sóc người cao tuổi của gia đình, cộng đồng; + Tham mưu, đề xuất, góp ý hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng mở rộng đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội và điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi phù họp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước - Hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng: + Rà soát, đánh giá các mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng; + Thí điểm và nhân rộng mô hình phù hợp trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng - Hoạt động chủ động chuẩn bị cho tuổi già: + Tuyên truyền, vận động mọi người dân chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế; tiết kiệm chi tiêu, tích lũy cho tuổi già; + Tuyên truyền, vận động các thành viên trong gia đình có người cao tuổi cần chủ động tìm hiểu về tâm lý và những nguyện vọng chính đáng của người cao tuổi; học hỏi phương pháp, kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và tinh thần đối với người cao tuổi Khuyến khích con cháu lập sổ tiết kiệm phụng dưỡng ông bà, cha mẹ; + Hoàn thiện cơ chế, chính sách trợ cấp, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và bảo hiểm y tế - Các hoạt động xã hội khác: + Xã hội hoá công tác chăm sóc người cao tuổi:  Đẩy mạnh việc vận động phát triển "Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi" để trợ giúp người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, người già neo đơn, khuyết tật hoặc người cao tuổi thường xuyên đau ốm, bệnh tật;  Tăng cường vận động và có chính chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi diện chính sách có công và người cao tuổi neo đơn, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn  Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội người cao tuổi:  Xây dựng, tổ chức các cấp Hội vững mạnh, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tạo điều kiện để Hội người cao tuổi hoạt động có hiệu quả;  Mở rộng các hình thức tập hợp người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội + Rà soát, tổng hợp, báo cáo đánh giá:  Hàng năm tổ chức kiểm tra, rà soát, lập sổ quản lý theo dõi, tổng hợp báo cáo thực trạng đời sống, nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng và khả năng của người cao tuổi, nghiên cứu và đề xuất giải pháp trợ giúp;  Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các mục tiêu chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi ở từng đơn vị, địa phương;  Tổ chức sơ kết đánh giá thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2014-2015 vào năm 2015 và tổng kết giai đoạn năm 2020 d) Các giải pháp thực hiện - Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Luật Người cao tuổi để làm chuyển biến nhận thức đến toàn thể các tầng lớp nhân dân về vai trò của người cao tuổi trong đời sống xã hội, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi; - Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về chính sách, chế độ trợ giúp người cao tuổi; đưa mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ; - Động viên, khuyến khích người cao tuổi phát huy vai trò, tham gia tích cực các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị và ổn định tình hình chính trị ở cơ sở; - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện chính sách, Pháp luật đối với người cao tuổi 2 Các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại xã An Thịnh Theo chỉ tiêu của kế hoạch hưởng ứng Chương trình hành động quốc gia về người cao tuồi giai đoạn 2012 – 2020 có đưa ra thành lập ít nhất 02 mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi hoạt động thường xuyên trong giai đoạn đầu (2012 – 2015) Ở Việt Nam, thường có 3 mô hình phổ biến là: Mô hình tập trung, mô hình tư nhân và mô hình tại nhà Theo 3 mô hình này, tuy xã An Thịnh chưa có thể xây dựng được cả 3 mô hình, do điều kiện thời gian, kinh tế và quy mô tổ chức nên trên địa bàn xã hiện tại chỉ đang tập trung trên 2 mô hình đó là mô hình tư nhân và mô hình tại nhà, song, mô hình tập trung thì xã vẫn đang cùng liên kết với những địa phương khác trên huyện Văn Yên tham gia hoạt động phát triển mô hình này dựa trên cơ sở tại Trung tâm Y tế huyện Văn Yên và Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội Hình 03 Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội Tỉnh Yên Bái,”Mái nhà chung của những đối tượng”_ nơi chăm sóc tập trung những trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa 2.1 Mô hình tập trung 2.1.1 Mô hình tập trung tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội Tỉnh Yên Bái Phát hiện và đưa những người già neo đơn đang cư trú trên địa bàn xã về trung tâm để chăm sóc Cụ thể, trong năm 2013, trên địa bàn xã có 3 cụ già neo đơn, không nơi nương tựa là: 1) Cụ Nguyễn Thị Chanh, 75 tuổi, cư trú tại thôn Chè Vè, Xã An Thịnh; 2) Cụ Bàn Văn Hợp, 78 tuổi, cư trú tại thôn Khe Cỏ, Xã An Thịnh; 3) Cụ Lý Thị Mây, 80 tuổi, cư trú tại thôn Làng Chẹo, Xã An Thịnh Các đối tượng người cao tuổi này đều không có con cháu để dựa dẫm nương tựa tuổi già, hoàn cảnh gia đình khó khăn, sức khỏe yếu Chính quyền 3 thôn, nơi mà 3 cụ cư trú đã làm đơn, xin ý kiến của Ủy ban nhân dân xã, giải quyết trường hợp này Do xã chưa xây dựng được mô hình tập trung, chưa có cơ sở hạ tầng để có thể tiếp nhận những người cao tuổi sinh sống trên địa bàn xã nên việc lập hồ sơ, thủ tục để đưa 3 cụ về trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội là việc vô cùng cần thiết và gấp rút Quy trình thủ tục tiếp nhận chăm sóc đối tượng trung tâm bao gồm các bước sau: B1 Hoàn thiện hồ sơ và tổ chức tiếp nhận đối tượng B2 Đánh giá tâm lý, sức khỏe và nhu cầu của đối tượng B3 Lập kế hoạch chăm sóc B4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc B5 Lượng giá, đánh giá B6 Lập kế hoạch dừng chăm sóc và tái hòa nhập cộng đồng Với sự phối hợp hợp tác liên kết với mô hình tập trung tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, xã đã hoàn thành thủ tục hồ sơ cho 3 cụ, đưa 3 cụ về chăm sóc và theo dõi tại trung tâm

Ngày đăng: 12/03/2024, 15:00

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w