Tiểu luận đề tài phân tích mối quan hệ giữalạm phát và tỷ giá hối đoái

31 2 0
Tiểu luận đề tài phân tích mối quan hệ giữalạm phát và tỷ giá hối đoái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lạm phát và tỷ giá hối đoái làhai yếu tố kinh tế quan trọng, có thể tác động mạnh mẽ đến tình hình tài chính, thương mại và sự ổn định kinh tế của một quốc gia.Lạm phát được xem là tình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG ****** TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Giảng viên hướng dẫn: Đặng Văn Dân Lớp học phần: FNI301_222_1_D07 Họ và tên MSSV Bảng phân công Phạm Hoài An 030138220004 Mục 1.1.3 + mục 1.2 + tổng hợp file Word Nguyễn Ngọc Tố 030138220470 Uyên Mục I + Mục 1.1.1 + 030138220186 mục 1.1.2 Nguyễn Anh Lâm 030138220310 Lê Quang Phi 030138220411 Mục 2 Mục 2 Huỳnh Trung Tín Mục 3 Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2023 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển và liên kết mạnh mẽ, hiểu rõ về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái đã trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với các nhà kinh tế, nhà quản lý tài chính và chính phủ Lạm phát và tỷ giá hối đoái là hai yếu tố kinh tế quan trọng, có thể tác động mạnh mẽ đến tình hình tài chính, thương mại và sự ổn định kinh tế của một quốc gia Lạm phát được xem là tình trạng tăng giá hàng hóa và dịch vụ kéo dài trong thời gian dài Nó có thể gây ra sự giảm giá trị của đồng tiền và làm suy yếu nền kinh tế Trong khi đó, tỷ giá hối đoái là tỷ lệ quy đổi giữa đồng tiền của hai quốc gia Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể tác động đến sự cạnh tranh, xuất nhập khẩu và luồng vốn của một quốc gia Đối với một quốc gia, việc hiểu rõ mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái có thể giúp dự báo và ứng phó với các tác động kinh tế tiềm năng Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các thị trường tài chính trên thế giới Hiểu được cách lạm phát và tỷ giá hối đoái tương tác với nhau cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về tình hình kinh tế và cung cầu tiền tệ trên thế giới Tất cả những vấn đề đó đã thôi thúc chúng em đi vào "Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái” Do còn thiếu kinh nghiệm nên trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em kính mong sự góp ý chân thành của Thầyđể đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! Page | 1 Page | 2 MỤC LỤC 1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1 Một số khái niệm cơ bản 1.1 Lạm phát 1.2 Tỷ giá hối đoái 2 Mối quan hệ tác động qua lại của tỷ giá hối đoái và lạm phát 2.1 Tác động của chính sách tỷ giá tới lạm phát 2.2 Tác động của lạm phát tới tỷ giá hối đoái 3 Các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái Page | 3 I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế vĩ mô trong cuộc sống hàng ngày Nó đã khơi dậy sự quan tâm lớn giữa các chính trị gia và công chúng Lạm phát được đề cập nhiều lần trong nghiên cứu của các nhà kinh tế Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan, là vấn đề xảy ra trong mọi thời đại, mọi điều kiện kinh tế tiền tệ Còn kinh tế tiền tệ thì còn lạm phát Và mức độ lạm phát có thể được kiểm soát ở mức phù hợp với sự phát triển kinh tế mà không gây hậu quả xấu hay không lại là một câu chuyện khác Kiểm soát lạm phát không dễ nhưng là vấn đề rất quan trọng đối với hoàn cảnh của nhiều nước trên thế giới hiện nay Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế nên việc nghiên cứu vấn đề lạm phát đối với nền kinh tế, nhất là đối với nền kinh tế thị trường còn non trẻ như nền kinh tế nước ta là cần thiết và cấp bách Không những lạm phát mà tỷ giá hối đoái cũng tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tính và quan trọng hơn chúng còn chịu sự tác động qua lại lẫn nhau Lạm phát và tỷ giá hối đoái không phải là hai biến số kinh tế quan trọng của một quốc gia nhưng lại là hai công cụ quan trọng để Chính phủ quản lý và điều hành nên kinh tế vĩ mô của một nước Lịch sử đã chứng minh sức ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới Lạm phát và tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh tế mà còn có mối quan hệ với nhau Vì vậy, nắm vững quy luật về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái sẽ giúp Chính phủ hoạch định ra các chính sách kinh tế phù hợp, tạo ra sự phát triển kinh tế ổn định và tích cực hơn Page | 4 II MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1 Một số khái niệm cơ bản 1.1 Lạm phát 1.1.1 Khái niệm về lạm phát Một số nhà kinh tế đã nổ lực xác định khái niệm lạm phát theo nguyên nhân gây ra nó Theo hướng này, K.Marx cho rằng: "Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông, vượt qua nhu cầu của lưu thông hàng hóa, dẫn tới sự mất giá của đồng tiền và phân phối lại thu nhập quốc dân." Quan điểm này có thể xếp vào lạm phát “lưu thông tiền tệ Định nghĩa này bao hàm lạm phát có tính chất kinh tế - xã hội, nhưng có một vấn đề là với khái niệm này , lạm phát chỉ là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà chưa đề cập đến tác động của lạm phát trên phạm vi quốc tế Về vấn đề lạm phát, còn có hai quan điểm có ảnh hưởng lớn là trường phái Keynes và trường phái tiền tệ Friedman Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai trường phái là không lớn Họ không tranh luận về định nghĩa lạm phát mà họ có những quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau về những gì ảnh hưởng đến nhu cầu tiền tệ, sự biến động của sản lượng, sự ổn định của khu vực kinh tế tư nhân, Sự khác biệt này dẫn đến những kết luận khác nhau về nguyên nhân của sự biến động giá cả Theo M Friedman, một nhà kinh tế học, đại diện của trường phái tiền tệ hiện đại, đã tuyên bố: “Lạm phát dù lúc nào và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ với nghĩa là, nó được và có thể được tạo ra chỉ bằng cách tăng lượng tiền nhanh hơn so với tăng sản lượng” Còn theo trường phái Keynes cho rằng: “việc tăng nhanh cung tiền sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài với tỷ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát” Ở mức bao quát hơn, Paul Samuelson – tác giả ( cùng với William D Nordhaus) của cuốn “Kinh tế học” nổi tiếng, lại cho rằng: Page | 5 Document continues below Discover more flýrotmhu: yết tài chính Trường Đại học… 592 documents Go to course Giáo trình Tài Chính- Tiền Tệ - đầy đủ că… 190 100% (37) Đáp án trắc nghiệm Lý thuyết tài chính… 6 97% (158) (8)THE Business 2.0 PRE- Inter-ST- UNIT… 12 Luật Kinh 100% (3) doanh Bai kiem tra 3 - kiểm tra 100% (2) 9 lý thuyết tài chính C3-IFRS 13 - HLLUG 25 lý thuyết 100% (1) tài chính Listening unit1 lý thuyết 100% (1) 16 “ Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cthàui cnhgí.nThỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung.” Như vậy, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát nhưng nhiều nhà kinh tế đã chấp nhận một khái niện thận trọng hơn, đó là: “lạm phát là một sự tăng lên của giá cả một cách liên tục và khi lạm phát xảy ra thì có sự dư thừa tiền trong lưu thông” Tóm lại, lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian 1.1.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, bao gồm những nguyên nhân sau: - Cơ chế lan truyền tạo thêm mâu thuẫn, xung đột dẫn đến lạm phát gia tăng Trong một số trường hợp thì lạm phát là tất yếu của nền kinh tế khi muốn tăng trưởng cao nhưng còn nhiều tồn tại, hạn chế và yếu kém Ít nhất lạm phát do mất cân đối cơ cấu nền kinh tế xảy ra khi có quan hệ không bình thường trong các cân đối kinh tế lớn như công – nông, công nghiệp nặng - công nghiệp nhẹ, Sản xuất - Dịch vụ, Xuất khẩu - Nhập khẩu, tích lũy và tiêu dùng Những thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế - xã hội do tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến giá cả tăng lên do cơ cấu thị trường, nguồn lực vật chất không đầy đủ, hạn chế, mối quan hệ không được đặt trong sự cân đối hợp lý, chưa tận dụng hết năng lực sản xuất Một trạng thái vừa thừa vừa thiếu xuất hiện • Page | 6 Hình (1) cho thấy khi tổng cầu tăng từ AD0 đến AD1 thì điểm cân bằng cung cầu cũng dịch chuyển từ E0 đến E1 và mức giá tăng trưởng tương ứng từ P0 đến P1 • Khi chi phí sản xuất (tổng cung) tăng, với cùng một khoản vốn đầu tư như nhau thì đương nhiên sẽ dẫn đến giảm sản lượng sản xuất Hàng hoá trở nên khan hiếm, cung không đủ cầu sẽ dẫn đến giá cả hàng hoá tăng lên, nền kinh tế bị rơi vào tình trạng suy thoái Phổ biến nhất là sự tăng lên của giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép ) Page | 7 Hình (2) cho thấy khi chi phí sản xuất tăng, sản lượng giảm: đường AS0 dịch chuyển sang sang AS1, điểm cân bằng cung – cầu cũng dịch chuyển tương ứng từ E0 đến E1 làm giá cả tăng từ P0 đến P1 và sản lượng thực tế giảm từ y0 tới y1 • Do tác động của chính sách tiền tệ, giá tăng lên ít nhiều là do tăng cung tiền tệ quá mức cầu của nền kinh tế Với quan điểm này thì lạm phát xuất hiện khi có một khối lượng tiền bơm vào lưu thông lớn hơn khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông của thị trường Điều này được biểu hiện ở chỗ đồng tiền nội địa mất giá Chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát • Tỷ lệ lạm phát dự kiến là tỷ lệ lạm phát hiện tại dự kiến nó sẽ xảy ra vào thời gian nhất định nào đó trong tương lai Tỷ lệ này Page | 8 2 Mối quan hệ tác động qua lại của tỷ giá hối đoái và lạm phát 2.1 Tác động của chính sách tỷ giá tới lạm phát Theo lý thuyết kinh tế học vĩ mô, chính sách tỷ giá trong một nền kinh tế mở tác động tới lạm phát qua ba kênh truyền dẫn sau: - Kênh thứ nhất: Tỷ giá hối đoái tác động lạm phát qua xuất khẩu ròng, tức là khi đồng nội tệ mất giá so với đồng tiền của các quốc gia khác, thì xuất khẩu ròng tăng, cán cân thương mại từ đó có thể được cải thiện Do xuất khẩu ròng là một thành phần cấu thành của tổng cầu AD, vậy nên khi xuất khẩu ròng tăng lên, thì đường tổng cầu AD dịch chuyển lên trên (trong mô hình AD-AS), khiến lạm phát gia tăng - Kênh thứ hai: Tỷ giá hối đoái tác ảnh hưởng đến lạm phát thông qua cán cân thanh toán Cơ chế truyền tải trải qua hai giai đoạn: + Khi tỷ giá hối đoái tăng thì sẽ làm tăng xuất nhập khẩu ròng, dẫn đến cải thiện cán cân thương mại Hay nói cách khác, khi xuất nhập khẩu ròng tăng lên, làm dịch chuyển đường IS sang phải (theo mô hình IS-LM), lãi suất trong nước tăng, trong ngắn hạn làm tăng dòng vốn đổ vào trong nước (nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián Page | 15 tiếp) làm cho cán cân vốn tăng lên, cải thiện cán cân thanh toán tổng thể + Khi mà cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, tức là dòng vốn của nước ngoài chảy vào trong nước tăng lên, có hai khả năng xảy ra: (1) Ngân Hàng Trung Ương phải cung ứng thêm tiền để mua ngoại tệ, nhằm giữ nguyên tỷ giá, để hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu, mặt khác giúp tăng cường dự trữ ngoại hối của quốc gia Như vậy, tác động không mong muốn là làm tăng cung tiền, đường LM dịch chuyển sang phải làm cho việc cân bằng tiền hàng hóa bị thay đổi trong nền kinh tế Khi ấy, lạm phát sẽ tăng lên; (2) nếu Ngân Hàng Trung Ương không vì mục tiêu duy trì cho đồng nội tệ được định giá thấp để thúc đẩy xuất khẩu và giả sử rằng dự trữ ngoại hối đủ và không cần tăng thêm Trong trường hợp, cán cân tổng thể thặng dư thì vẫn còn có một lượng ngoại tệ tăng lên trong nền kinh tế Đối với những nước có nền kinh tế bị đô la hóa ở một mức độ cao, tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế trong trường hợp này vẫn tăng lên vì nó bao gồm hai phần là: Tổng phương tiện thanh toán bằng nội tệ và tổng phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ Khi tổng phương tiện thanh toán tăng gây áp lực lên giá cả và thúc đẩy lạm phát tăng Page | 16 - Kênh thứ ba: Tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát thông qua giá hàng nhập khẩu Giá hàng nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố là giá nhập khẩu trên thị trường thế giới và tỷ giá hối đoái danh nghĩa Khi tỷ giá danh nghĩa tăng làm giá hàng hóa nhập khẩu tăng và ngược lại Hàng hóa nhập khẩu có thể là hàng hóa nhằm mục đích phục vụ sản xuất hoặc tiêu dùng trong nước Nếu đó là hàng nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất, khi tỷ giá hối đoái tăng dẫn đến chi phí đầu vào sản xuất tăng và giá của sản phẩm đầu ra sẽ tăng Nếu là các hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng, khi tỷ giá tăng dẫn đến giá của sản phẩm tính theo đồng nội tệ tăng, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến lạm phát Tuy nhiên, tác động của giá hàng nhập khẩu đến lạm phát sẽ thể hiện rõ ràng hơn khi một quốc gia có tỷ lệ nhập khẩu/GDP cao, trong khi những nước có tỷ lệ này thấp, việc truyền dẫn thay đổi của tỷ giá hối đoái đến lạm phát thông qua giá hàng nhập khẩu là không đáng kể Lý thuyết về lạm phát và tỷ giá hối đoái cho thấy rằng tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát là không đơn giản Tỷ giá biến động dẫn đến sự thay đổi của giá hàng nhập khẩu, nhu cầu với hàng xuất nhập khẩu, tổng cầu và cán cân thanh toán, từ đó tác động đến lạm phát Hai chuyên gia kinh tế Goldberg và Knetter (1997), là những người đầu tiên đặt nền móng nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ giá tới lạm phát và Goldberg và Knetter cho rằng tỷ giá có hai kênh truyền dẫn quan trọng là kênh truyền dẫn trực tiếp và kênh truyền dẫn gián tiếp đến lạm phát Page | 17 Kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái trực tiếp xảy ra khi biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá cả trong nước thông qua sự thay đổi của giá hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng cuối cùng hoặc hàng hóa nhập khẩu được sử dụng làm đầu vào cho việc sản xuất trong nước Khi đó sự phá giá đồng nội tệ làm tăng giá nhập khẩu Trong khi, một sự nâng giá của đồng nội tệ sẽ dẫn đến giá nhập khẩu giảm Trong trường hợp phá giá, sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu các yếu tố đầu vào, dẫn đến giá thành sản xuất tăng và kết quả là các sản phẩm đầu ra cũng từ đó tăng giá Mặt khác, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng cuối cùng có thể tăng giá bán do chi phí nhập khẩu tăng lên, khiến giá hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng cuối cùng trong nước tính bằng nội tệ tăng lên Như vậy, kênh truyền dẫn tỷ giá đầu tiên là các thay đổi của tỷ giá hối đoái làm tăng giá nhập khẩu, tác động đến giá sản xuất đầu vào, sau đó ảnh hưởng đến giá sản xuất và cuối cùng là ảnh hưởng đến mức giá tiêu dùng Nói cách khác, điều này là nguyên nhân gây ra lạm phát Page | 18

Ngày đăng: 12/03/2024, 12:27

Tài liệu liên quan