Quy mô, tính chất của nước thải Trong giai đoạn xây dựng dự án Nguồn phát sinh: Nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại dự án và nước thải xây dựng phát sinh gồm nước rửa máy mó
Trang 3MỤC LỤC
TÓM TẮT 2
NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2
I THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN 2
1 Thông tin của dự án 2
1.1 Tên dự án 2
1.2 Chủ dự án 2
2 Quy mô dự án 3
2.1 Quy mô đầu tư 3
2.2 Hạng mục công trình chính 4
2.2.1 Công trình thu nước thô 5
2.2.2 Trạm xử lý nước 5
2.2.3 Hệ thống đường ống cấp nước 5
2.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 6
2.4 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 6
3 Tác động môi trường của dự án đầu tư 6
3.1 Quy mô, tính chất của nước thải 6
3.2 Quy mô tính chất của bụi, khí thải 7
3.3 Chất thải rắn, chất thải nguy hại 8
3.4 Tiếng ồn, độ rung 10
3.5 Các tác động khác 10
4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 12
4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải 12
4.1.1 Đối với thu gom và xử lý nước thải 12
4.1.2 Đối với xử lý bụi, khí thải 13
4.2 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 15
4.3 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 17
5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 19
5.1 Giai đoạn xây dựng 19
5.2 Giai đoạn hoạt động 20
II KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
1 Kết luận 21
2 Kiến nghị 21
Trang 4TÓM TẮT NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN
1 Thông tin của dự án
1.1 Tên dự án
Dự án “ Công trình cấp nước liên xã Cư Kroá, xã Cư M’ta, xã Krông Jing và thị trấn
M’Đrắk, huyện M’Đrắk, công suất 4.530 m3/ngày đêm”
− Địa điểm thực hiện: xã Cư Kroá, xã Cư M’ta, xã Krông Jing và thị trấn M’Đrắk, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk
Hình 1.1 Sơ đồ tổng thể vị trí của dự án Bảng 1.1 Toạ độ vị trí công trình khai thác nước theo toạ độ VN2000
Tổng vốn đầu tư cho dự án: 127.439.000.000 đồng (Một trăm hai mươi bảy tỷ
bốn trăm ba mươi chín triệu đồng) Cụ thể như sau:
Công trình thu nước Trạm
xử lý
Trang 5Nguồn: Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án, 2022
− Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh
2 Quy mô dự án
2.1 Quy mô đầu tư
a Loại công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật
b Nhóm dự án: nhóm dự án B
c Cấp công trình: phân cấp theo Thông tư 03/2016/TT-BXD của Bộ xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
d Quy mô đầu tư: Dự án đảm bảo nguồn cung cấp nước cho khoảng 24.363 người dân hiện tại và dự kiến cho 20 năm sau
Hệ thống cấp nước sinh hoạt tự chảy: Q=4.530 m3/ng.đêm
Nguồn nước tự chảy: Lấy tại suối sau Thác bay
Bảng 1.2.Công suất cấp nước dự án
T
Nhu cầu
Trang 64 Lượng nước
thất thoát
19% x (1+2+2+) 300,0
19% x (1+2+2+) 527,7
7% x (1+2+2+3) 231,0
1,2 x (1+2+2+3+4) 4.416,8
Nguồn: Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án, 2022
e Công nghệ sản xuất của dự án:
Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước
2.2 Hạng mục công trình chính
Nước từ Suối sau Thác bay
Tuyến ống nước thô
Cụm bể lắng lọc
Bể chứa nước sạch
Mạng lưới đường ống
Cấp cho dân
Hoá chất khử trùng
(clo)
Tự chảy
Trang 72.2.1 Công trình thu nước thô
Xây dựng công trình thu nước thô bằng bê tông cốt thép bao gồm Đập dâng Kích thước 18,1m x 2,4m và hố thu nước ngang 7,0m x 3,6m x 2,45m gần điểm hợp lưu của 2 dòng suối từ Núi Vọng Phu Tọa độ VN2000 : X= 541011.188m ; Y = 1404627.125m; Z=540m Bề rộng suối 17m
* Đập dâng kích thước 18,1m x 2,4m bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 250 dày 300mm Xây dựng dạng tường cánh, bản đáy rộng 2,3m dày 300mm được khoan cấy Sika vào nền đá thép D14 khoảng cách 250mm Có bố trí ống và van xả đáy D350mm
* Hố thu nước ngang kích thước 7,0m x 3,6m x 2,45m bằng bê tông cốt thép
đá 1x2 mác 250 dày 300mm ở bên trái đập dâng, riêng nắp dày 150mm Mặt hướng ra dòng suối đặt ống thu nước D90mm khoảng cách 300x300 mm để thu nước Có bố trí van, ống xả đáy và ống dẫn nước về khu xử lý D350mm
2.2.2 Trạm xử lý nước
a Cụm xử lý nước 4.530m 3 /ngày đêm
Cụm xử lý nước bao gồm bể phản ứng, bể lắng lamen, bể lọc được xây dựng hợp khối với diện tích là 105,75m2 (7,5m x 20,1m) kết cấu bê tông cốt thép đá 1x2 mác 250
ở cao độ 182.00m, ống hút đặt áp vào mái taluy của kênh thủy lợi 4A Đến cao độ 188.00 thì lắp lơi 45o về trạm bơm nước thô Từ trạm bơm nước thô đi về cụm xử lý cao độ 196.00m sau đó qua thiết bị trộn Máy bơm công suất Q= 57,87l/s; h= 25m
d Nhà hoá chất kết hợp bơm rửa lọc
Xây dựng hóa chất kích thước 10,7m x 6,0m cao 5,32m chia làm hai phòng riêng biệt phòng châm Clo+ PAC có kích thước 7,7m x 6,0m, Gian bơm rửa lọc có kích thước 3,7m x 6,0m chứa hệ thống rửa lọc
Trang 8bơm biến tầng Kèm theo phụ tùng đấu nối và các thiết bị trên tuyến ống 1 bộ Tại các
vị trí tuyến ống qua ao, ruộng lúa, qua cầu, qua mương, các vị trí nguy hiểm ảnh hưởng đến sự an toàn của tuyến ống thiết kế ống thép cùng chủng loại tuyến ống đó đi qua
2.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
− Dự án sử dụng nguồn nước từ suối sau Thác Bay thuộc Núi Vọng Phu Dự án
có sử dụng 68,64 m2 diện tích đất mặt nước lòng suối để xây dựng công trình thu
− Đất sử dụng lâu dài bao gồm:
+ Đất xây dựng trạm xử lý nước cấp có diện tích 1.800m2, Diện tích chủ yếu là đất rừng sản xuất (keo); không có người dân sinh sống ổn định
− Đất sử dụng tạm thời là đất xây dựng các tuyến ống cấp nước
+ Đất xây lắp đường ống nước thô thuộc rừng phòng hộ Núi Vọng Phu
+ Đất theo các trục giao thông trong các khu phố, buôn đội hiện hữu để xây lắp các tuyến ống phân phối, dịch vụ cấp nước cho các hộ tiêu thụ
Toàn bộ đất xây lắp các tuyến đường ống sau xây dựng xong hoàn trả mặt bằng theo nguyên trạng
Dự án sẽ tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng Do vậy, Ban QLDA ĐTXD công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Đắk Lắk sẽ thực hiện lập phương án giải phóng mặt bằng và xây dựng hồ sơ xây dựng các hạ tầng kỹ thuật cho Công trình cấp nước theo đúng trình tự pháp lý theo quy định
2.4 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Khu vực xây dựng dự án có hạng mục công trình thu nước nằm trên rừng phòng
hộ Núi Vọng Phu không có dân cư sinh sống, các cụm dân cư đều nằm tập trung gần đường giao thông nội bộ khu vực và quốc lộ 26 Do khoảng cách dân cư đến khu vực công trình thu và trạm xử lý xa nên các tác động tiêu cực của việc thi công dự án ảnh hưởng không đáng kể
Ngoài ra còn có mạng lưới đường ống được lắp đặt gồm một đoạn ống dẫn nước thô đi ngang rừng phòng hộ Núi Vọng Phu khoảng 1,4km và các đường mạng lưới đường ống phân phối nước nằm trên đường nội bộ khu vực có dân cư sinh sống khoảng 107km
3 Tác động môi trường của dự án đầu tư
Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:
3.1 Quy mô, tính chất của nước thải
Trong giai đoạn xây dựng dự án
Nguồn phát sinh: Nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại dự án và nước thải xây dựng phát sinh gồm nước rửa máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ thi công, Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh:
Trang 9– Tổng số công nhân tham gia thi công trong giai đoạn giải phóng mặt bằng khoảng 10 người Lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn giải phóng mặt bằng là 0,45 m3/ngày
– Tổng số công nhân trong quá trình xây dựng là 20 người Lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong ngày tại dự án là 0,9 m3/ngày
– Lượng nước thải xây dựng: phát sinh khoảng 3 – 5 m3/ngày
Thành phần, tính chất nước thải: TSS, COD, BOD5, tổng Nitơ, Phosphat, tổng coliform
Trong giai đoạn vận hành dự án
Trong giai đoạn hoạt động nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của cán bộ công nhân viên khoảng 8 người Tổng lượng nước thải trong giai đoạn vận hành ước tính khoảng 0,32 m3/ngày
Thành phần ô nhiễm nước thải sinh hoạt này chủ yếu chứa các chất cặn bã, độ màu, các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ động thực vật và vi sinh
3.2 Quy mô tính chất của bụi, khí thải
Trong giai đoạn xây dựng dự án
Bụi từ quá trình xử lý thực bì, phát quang thu dọn mặt bằng
Bụi phát sinh trên khu vực dự án do việc phát quang dọn thực bì mang tính chất cục bộ, gián đoạn Quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng thực hiện theo phương án cuốn chiếu theo từng giai đoạn Vì vậy, mức độ ô nhiễm do bụi không diễn ra đồng loạt trên diện tích rộng và gây tác động không đáng kể đối với sức khỏe của công nhân
và dân cư sinh sống khu vực xung quanh dự án
Bụi, khí thải từ hoạt động của các máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển
phục vụ phát quang thực bì
Bụi phát sinh từ các máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ phát quang thực bì Thành phần chính của khí thải gồm bụi lơ lửng, các khí CO, NOx, SOx
và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs),…
Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng
Quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng thường phát sinh bụi chủ yếu ở công đoạn san lấp mặt bằng Thời gian thi công vào mùa nắng sẽ sản sinh một lượng bụi đáng kể trong quá trình đào đắp, san lấp mặt bằng
Bụi phát sinh từ quá trình san nền tác động đến công nhân làm việc tại khu vực
dự án và các nhà dân xung quanh dự án
Bụi từ hoạt động san nền sẽ phát tán theo gió, bám lên cây xanh và hoa màu của người dân xung quanh gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, cây còi cọc, chậm phát triển, làm giảm năng suất cây trồng
Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển vật liệu san nền
Theo thống kê cho thấy khối lượng đất đào lớn hơn khối lượng đất đắp Vì vậy, khi triển khai công tác đào đắp, khối lượng đất dư sẽ được hợp đồng với các đơn vị có
Trang 10chức năng vận chuyển và đổ thải theo quy định Tổng khối lượng đất thải từ hoạt động san nền dự án là 2.903,5 m3 Hệ số quy đổi là 1,45m3/tấn nên tổng khối lượng cần vận chuyển là 4.210 tấn
Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng, máy móc,
Khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng phục vụ dự án khoảng 30km Thành phần của các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình vận chuyển, sử dụng đất
đá, vật liệu xây dựng là bụi đường, bụi trong khí thải động cơ xe, SOx, NOx và THC
Khí thải từ các phương tiện thi công
Hoạt động của các phương tiện và thiết bị thi công sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm chứa sản phẩm từ quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như NOx, SO2, CO, CO2,
CxHy
Khí thải từ quá trình cắt, hàn
Trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, quá trình hàn được sử dụng
để liên kết các vật liệu kim loại với nhau Quá trình hàn sẽ phát sinh một lượng bụi và hơi khí thải nhất định Thành phần chính phát sinh từ quá trình hàn là bụi và hơi kim loại
Tải lượng khí thải từ công đoạn hàn được dự báo là không cao so với các nguồn
ô nhiễm khác nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người thợ hàn
Trong giai đoạn vận hành dự án
Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông ra vào dự án
Khi đi vào hoạt động dự án chỉ sử dụng các loại xe có hệ số ô nhiễm thấp như
xe ô tô, xe máy của nhân viên, xe tải vận chuyển hóa chất phục vụ cho dự án Loại khí thải này có các khí ô nhiễm đặc trưng: SO2, NOx, CO, VOC
Uớc tính hàng ngày có khoảng 14 lượt xe gắn máy của nhân viên; 1 lượt xe hơi,
1 lượt xe tải ra vào và thời gian tối đa cho mỗi lần nổ máy là 5 phút
3.3 Chất thải rắn, chất thải nguy hại
Trong giai đoạn xây dựng dự án
Chất thải rắn thông thường
Đối với sinh khối thực vật phát sinh trong suốt quá trình thu dọn, giải phóng mặt bằng khoảng 63tấn Nếu sinh khối thực vật không được thu gom, xử lý, rác thải bị phân hủy gây mùi, tiềm ẩn nguy cơ gây sụt lún công trình cho tương lai
Khối lượng đất thải dư thừa từ hoạt động san nền dự án là 2.903,5 m3
Trang 11Khối lượng chất thải xây dựng ước tính khoảng 3,15 tấn/tháng Phế thải từ vật liệu xây dựng chủ yếu là các loại phế thải rơi vãi trong quá trình xây dựng như đất đá, gạch, xi măng, sắt thép vụn,…
Tổng lượng chất thải rắn phát sinh do 30 người lao động trên công trường trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng dự án là 15 kg/ngày
Các loại chất thải rắn sinh hoạt phân huỷ làm tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại, làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ
vi sinh vật đất, các sinh vật thuỷ sinh trong nước Ngoài ra còn gây mùi hôi làm ô nhiễm không khí, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển
Chất thải rắn nguy hại
Chất thải nguy hại có thể phát sinh trong quá trình này là dầu nhớt thải và giẻ lau dầu nhớt do sửa chữa máy móc hư hỏng tại khu vực dự án; bóng đèn, bình ắc quy
hư hỏng,…
Khối lượng chất thải rắn nguy hại này hiện tại không có định mức để tính nhưng theo dự đoán và thực tế từ các công trình xây dựng tương tự thì ước tính khối lượng CTNH phát sinh khoảng 8,5kg/tháng
Trong giai đoạn vận hành dự án
Chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn sinh hoạt:
Đối với công nhân làm việc trong khu vực dự án hệ số phát thải khoảng 0,5 kg/người.ngày, ước tính khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn vận hành khoảng: 9kg/ngày
Do chất thải rắn sinh hoạt chỉ phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt bình thường của công nhân viên làm việc tại dự án nên thành phần chủ yếu trong rác sinh hoạt như:
Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa,…;
Các hợp cất có nguồn gốc giấy từ các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống, …;
Các hợp chất hữu cơ không có khả năng phân hủy sinh học như nhựa, plastic, PVC
Các chất vô cơ như thủy tinh, kim loại, …
Chất thải từ quá trình thay vật liệu lọc
Qua phân tích chất lượng nguồn nước khai thác nhận thấy nguồn nước có độ đục rất thấp vì vậy quá trình rửa bể lọc là rất ít Do đó mức độ tác động đến môi trường hầu như không đáng kể Định kỳ thay vật liệu lọc sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý đúng theo quy định
Chất thải rắn nguy hại
Các loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án chủ yếu có dầu nhớt bôi trơn thải; giẻ lau dính dầu nhớt; các hộp mực in, photo, bóng đèn huỳnh quang hư hỏng, khoảng 5 kg/tháng
Trang 123.4 Tiếng ồn, độ rung
Trong giai đoạn xây dựng dự án
Trong thời gian thi công xây dựng, tiếng ồn gây ra chủ yếu do do các phương tiện vận tải và máy móc thi công Nhìn chung ô nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ,
tác động trực tiếp đến công nhân làm việc trong khu vực dự án là chủ yếu
Trong giai đoạn vận hành dự án
Đối với quá trình hoạt động sản xuất của dự án việc phát sinh tiếng ồn và rung động là không tránh khỏi, tiếng ồn có thể phát sinh từ các nguồn như: hoạt động của phương tiện giao thông, hoạt động của máy móc, thiết bị sản xuất Nếu xét riêng từng nguồn tiếng ồn là không đáng kể nhưng ở trong môi trường sản xuất liên tục nguồn ồn
sẽ cộng hưởng và gây ra ồn rất lớn nếu không có biện pháp hạn chế Tuy nhiên, xung quanh dự án dân cư còn ít nên tiếng ồn phát sinh tại đây chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
công nhân viên làm việc tại dự án
3.5 Các tác động khác
Trong giai đoạn xây dựng dự án
Tác động đến tài nguyên đa dạng sinh học
Khi thi công mở đường vận chuyển và đường vận hành cho dự án vị trí công trình thu nước ở rừng phòng hộ Núi Vọng Phu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sống và phát triển của các loại động vật trong rừng, cũng như là mất đi một phần tài nguyên rừng
Ngập úng cục bộ trong quá trình thi công
Hiện tượng ngập úng này xảy ra khi trời mưa, hay trong giai đoạn trộn đổ bê tông,… sẽ gây trơn trợt dẫn đến khả năng xảy ra tai nạn lao động cao Hiện tượng này xảy ra làm nước tù đọng lại công trường gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường và cũng là nguyên nhân sinh ra các loại côn trùng như ruồi, muỗi, gián,… gây ra các bệnh truyền nhiễm
Sự cố sụt lún, trượt lở
Sự cố sụt lún, trượt đất có thể xảy ra trong giai đoạn đào đất, thi công xây dựng
dự án, đặc biệt là vào mùa mưa đất bị chảy nhão rất dễ bị sạt lở, chảy trượt Các nguyên nhân dẫn đến sự cố này là:
Khảo sát địa chất không chính xác;
Các nguyên vật liệu sử dụng không đảm bảo chất lượng;
Biện pháp thi công không đảm bảo
Khi sự cố này xảy ra sẽ gây nên những thiệt hại đối với môi trường, đặc biệt là môi trường đất và nước ngầm Bên cạnh đó, sự cố này còn gây thiệt hại về kinh tế cho Chủ dự án
Tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội
Tác động tích cực:
Gia tăng sản xuất của một số ngành kinh tế do được cung cấp các nguồn nước dồi dào hơn