1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tội Giết Con Mới Đẻ Trong Luật Hình Sự Việt Nam.pdf

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội Giết Con Mới Đẻ Trong Luật Hình Sự Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Hành Chính
Thể loại Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 473,23 KB

Cấu trúc

  • 1.2.2. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật hình sự 1985 (14)
  • 1.2.3. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ Luật hình sự năm 1999 (15)
  • 1.2.4. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ Luật hình sự năm 2015 (16)
  • 1.3. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự của một số quốc gia 11 1. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Thụy Điển (16)
    • 1.3.2. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Liên bang Nga (17)
    • 1.3.3. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Canada 13 Kết luận chương 1 14 II. CHƯƠNG 1I: TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 15 2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ 15 2.1.1. Khách thể của tội phạm (18)
    • 2.1.2. Khách quan của tội phạm (20)
    • 2.1.3. Mặt chủ quan của tội phạm (21)
    • 2.1.4. Chủ thể của tội phạm (22)
    • 2.1.5. Hình phạt (22)
  • 2.2. So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người. 18 1. Điểm giống nhau (23)
    • 2.2.2. Điểm khác nhau.............................................................................18 2.3. So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người. 19 (23)

Nội dung

Trong hầuhết các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe được quy định trong BLHS, thì đối tượngxâm hại là trẻ em luôn được coi là một trong những tình tiết định tội hoặc địnhkhung tăng nặng hìn

Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật hình sự 1985

Bộ luật hình sự 1985 ra đời đã trở thành công cụ sắc bén của Nhà nước ta để bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giáo dục mọi người dân ý thức tôn trọng và tuân theo pháp luật đấu tranh chống – phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác Hành vi giết con mới đẻ đã được đề cập trong BLHS năm 1985, đây một bước tiến lớn trong công tác xây dựng pháp luật của Nhà nước, là cơ sở để các cơ quan hành pháp tiến hành đấu tranh với loại tội phạm này Tuy nhiên, tội giết con mới đẻ không được quy định là tội phạm độc lập mà chỉ được coi là một trường hợp giết người được giảm nhẹ đặc biệt Bộ luật hình sự 1985 quy định: Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì bị phạt cảnh cáo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm

[25, Điều 101, Khoản 4] Những dấu hiệu xác định tình tiết giảm nhẹ đặc biệt được

29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn phần các tội phạm của Bộ luật hình sự 1985 cũng có giải thích, hướng dẫn thêm, quy định hành vi giết con mới đẻ thuộc một số tình tiết định khung hình phạt nhẹ Trong giai đoạn này, tội giết con mới đẻ được quy định là chính sách hình sự giảm nhẹ đặc biệt của Nhà nước ta, bởi vậy hình phạt của tội phạm cũng được giảm nhẹ với mức cao nhất của khung hình phạt tương ứng là cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm, so với khung cơ bản của tội giết người với mức hình phạt tù từ năm năm đến mười lăn năm thì có thể thấy được mức độ hình phạt của tội phạm này đã được giảm nhẹ rất nhiều.

Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ Luật hình sự năm 1999

Sự ra đời của BLHS năm 1999 góp phần sửa đổi toàn diện BLHS năm 1985 về kỹ thuật lập pháp lẫn chính sách hình sự Đặc biệt, B LHS năm 1999 đã tách tội giết con mới đẻ thành một tội danh độc lập, quy định tại Điều 94, phần nào phản ánh chính xác hơn tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi giết con mới đẻ Đồng thời đây chính là sự kế thừa chính sách hình sự đã có từ trước đây, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc của Đảng , Nhà nước ta Việc tách tội giết con mới đẻ thành tội danh độc lập trong quy định của Bộ luật hình sự 1999 có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn Bởi theo quy định của BLHS năm 1985 thì giết con mới đẻ được coi là một cấu thành giảm nhẹ của tội giết người, nên trong thực tiễn xét xử người phạm tội tuy được hưởng hình phạt giảm nhẹ nhưng vẫn bị định danh là tội giết người Điều này gây ảnh hưởng tâm lý khá nặng nề cũng như dư luận xã hội đối với người phạm tội Việc sửa đổi của Bộ luật hình sự 1999 đã thể hiện rõ nét chính sách hình sự của Nhà nước ta ngay ở việc định tội danh, từ đây, người phạm tội giết con mới đẻ sẽ không phải gánh chịu tội danh giết người nữa BLHS năm

1999 quy định tội giết con mới đẻ là trường hợp: Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt từ ba tháng đến hai năm [27, Điều 94]. Điều luật trên đã mô tả khá đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội phạm,mức hình phạt cũng được sửa đổi cao hơn so với quy định của BLHS 1985, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trong thời kỳ mới Đồng thời, việc quy định cụ thể tội danh trong điều luật còn khẳng định được tính nhân đạo của pháp luật nước ta

Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ Luật hình sự năm 2015

BLHS năm 2015 trên cơ sở kế thừa quy định tại khoản 4 Điều 101 BLHS năm

1985, Điều 94 BLHS năm 1999 và được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn về hành vi phạm tội Điều 124 BLHS năm 2015 quy định về tội giết con mới đẻ như sau:

“1 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”;

2 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ

Như vậy, ta thấy BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn, hình phạt nghiêm khắc hơn, chỉ quy định áp dụng hình phạt tù với mức phạt tù từ 6 tháng đến

3 năm theo khoản 1 và phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ

03 tháng đến 02 năm theo khoản 2 Điều này cho thấy đã có sự phân hóa trách nhiệm hình sự giữa hai hành vi khác nhau trong cùng một điều luật.

Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự của một số quốc gia 11 1 Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Thụy Điển

Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Liên bang Nga

Tội giết con mới đẻ được BLHS Liên bang Nga quy định tại điều 106 thuộc chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. BLHS Liên bang Nga quy định: “Người mẹ giết con mới đẻ trong hoặc ngay sau khi sinh, cũng như người mẹ giết con mới đẻ trong tình trạng thần kinh bị ức chế hoặc rối loạn tâm thần mà không làm mất năng lực trách nhiệm hình sự thì bị phạt tù đến năm năm” [40, Điều 106] Quy định của BLHS Liên bang Nga khách thể bị người phạm tội xâm phạm ở đây cũng là quyền sống, tính mạng của đứa trẻ Chủ thể thực hiện tội giết con mới đẻ cũng là người mẹ - người trực tiếp sinh ra đứa trẻ. Cũng giống như theo quy định của BLHS Việt Nam, BLHS Liên Bang Nga cũng nhấn mạnh nguyên nhân “người mẹ giết con mới đẻ trong tình trạng thần kinh bị ức chế hoặc rối loạn tâm thần” [40, Điều 106] Tuy nhiên khác với quy định của

BLHS Việt Nam và BLHS của Thụy Điển, BLHS Liên Bang Nga đưa cả điều kiện người mẹ không bị mất năng lực trách nhiệm hình sự vào điều luật Trong khi đóBLHS Việt Nam và BLHS của Thụy Điển không đưa quy định điều kiện người mẹ không bị mất năng lực trách nhiệm hình sự trong điều luật mà vấn đề trách nhiệm hình sự đã được hiểu là đã là chủ thể của tội phạm thì phải thỏa mãn đầy đủ điều kiện về tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự Đối tượng tác động của tội giết con mới đẻ theo quy định của BLHS Liên Bang Nga không chỉ là con mới đẻ sau khi sinh mà cả con mới đẻ đang trong khi sinh Và mức hình phạt đối với tội phạm hoàn thành theo quy định của BLHS Liên bang Nga là năm năm tù, hình phạt cao hơn hẳn so với quy định hình phạt của Việt Nam hiện nay.

Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Canada 13 Kết luận chương 1 14 II CHƯƠNG 1I: TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 15 2.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ 15 2.1.1 Khách thể của tội phạm

Tội giết con mới đẻ được quy định tại Điều 3, chương 3 các tội xâm phạm tính mạng và sức khỏe của con người, phần II các tội phạm BLHS Canada quy định:

“Người mẹ nào giết con mới đẻ hoặc vào thời điểm sinh con trong trạng thái bị rối loạn tâm thần hoặc đau khổ trầm trọng thì bị phạt tù đến sáu năm về tội giết trẻ sơ sinh” [39, Điều 3]

Theo quy định của Bộ luật hình sự Canada thì khách thể bị người phạm tội xâm hại ở đây cũng là quyền sống, tính mạng của đứa trẻ Chủ thể thực hiện tội giết con mới đẻ cũng là người mẹ - người trực tiếp sinh ra đứa trẻ Đối tượng tác động của tội giết con mới đẻ theo quy định của bộ luật hình sự Canada giống với quy định về đối tượng tác động trong quy định của Bộ luật hình sự Liên Bang Nga tức là đều gồm hai đối tượng: Con mới đẻ sau khi sinh và trong khi sinh Nguyên nhân phạm tội cũng được Bộ luật hình sự Canda nhấn mạnh đó là “trong trạng thái bị rối loạn tâm thần hoặc đau khổ trầm trọng” [39, Điều 3] Hình phạt đối với tội giết con mới đẻ theo quy định của Bộ luật hình sự Canada là sáu năm, cao hơn so với hình phạt của Việt Nam, Liên Bang Nga và bằng với mức hình hình phạt của Thụy Điển.

Trong chương này, người nghiên cứu đã đi sâu phân tích khái niệm về tội giết con mới đẻ, các dấu hiệu về khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm và cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình hình thành và quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985, quy định trong BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015. Những quy định pháp luật được quy định trong các văn bản pháp luật trên đã tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền được sống cho những đứa trẻ sơ sinh và thể hiện quan điểm của Nhà nước ta qua các thời kỳ về hành vi giết con mới đẻ Phân tích và làm rõ những quy định về tội giết con mới đẻ trong BLHS một số nước trên thế giới nhưLiên bang Nga, Canada, Thụy Điển.

TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

2.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ

Phân tích quy định về tội giết con mới đẻ tại Điều 94 B HS năm 1999 và tội giết con mới đẻ tại Điều 124 B HS năm 2015 cho thấy, các dấu hiệu pháp lý của tội này như sau:

2.1.1 Khách thể của tội phạm

“ Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại.” Như vậy, khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, nhưng không phải mọi quan hệ xã hội bị xâm hại đều là khách thể của tội phạm Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội được xác định trong Điều 8 BLHS năm 1999 Hành vi bị coi là tội phạm theo luật hình sự Việt Nam là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một trong những quan hệ xã hội đã được xác định đó Đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, khách thể loại là quyền sống, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, khách thể trực tiếp là quyền sống, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của đứa trẻ cụ thể Hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là hành vi của người mẹ mới đẻ con ra, vì lí do nào đó đã làm cho con mình bị chết hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến đứa trẻ chết Như vậy, tội phạm đã trực tiếp xâm phạm đến quyền sống của con người.

Khách quan của tội phạm

“Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan”

Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể nhận biết được, đó là hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bao gồm:

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: người mẹ có thể thực hiện bằng hành động như bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, chôn đứa trẻ hoặc có thể được thực hiện bằn không hành động như không cho bú sữa, không cho uống thuốc (khi đứa trẻ ốm mà cần phải được uống thuốc) Con mới đẻ trong trường hợp này là đứa trẻ do chính người mẹ (người có hành vi nguy hiểm cho xã hội) sinh ra trong vòng 07 ngày Nếu quá thời gian trên thì không còn thuộc nội hàm của khái niệm “con mới đẻ” theo quy định của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.

- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: việc xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong định tội danh và quyết định hình phạt, đặc biệt khi tội giết con mới đẻ là tội có cấu thành vật chất.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan Nếu mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và với hậu quả do hành vi ấy gây ra cho xã hội Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các nội dung: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội “Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó dây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý” [8, tr.197] Trường hợp hành vi giết con mới đẻ nếu hậu quả đứa trẻ chết thì lỗi của người phạm tội dù cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp đều không ảnh hưởng đến việc định tội danh Trường hợp đứa trẻ không chết, nếu là lỗi cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ ở giai đoạn phạm tội chưa đạt Nếu là lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả đến đâu xử lí đến đấy.

Chủ thể của tội phạm

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là tội phạm có chủ thể đặc biệt Chủ thể của tội phạm này ngoài việc thỏa mãn các dấu hiệu chung đó là phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật thì cần phải có những dấu hiệu đặc biệt khác theo quy định của điều luật Căn cứ vào Điều 94 BLHS năm 1999 và Điều 124 BLHS năm 2015, tội giết con mới đẻ có khung hình phạt cao nhất là phạt tù đến 3 năm, vậy đó là tội ít nghiêm trọng Chủ thể thực hiện hành vi này phải từ đủ 16 tuổi trở lên Hơn nữa, theo quy định của điều luật, chủ thể tội này phải là chủ thể đặc biệt, tức là ngoài dấu hiệu thông thường về độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự thì còn đòi hỏi người đó phải có hai dấu hiệu:

- Là mẹ của đứa trẻ (nạn nhân) mới sinh trong vòng 7 ngày tuổi;

- Là người do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc ở trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Điều 124 BLHS 2015 đã dùng thuật ngữ là “người mẹ nào” Như vậy, có thể thấy việc quy định chủ thể của tội giết con mới đẻ chỉ có thể là mẹ của đứa trẻ, điều này thể hiện rõ tính nhân văn, nhân đạo trong chính sách pháp luật của nước ta Mặc dù cũng là tội giết người, nhưng các nhà làm luật đã xét đến yếu tố tâm lý của người phụ nữ sau khi sinh để có những hình phạt phù hợp với hoàn cảnh của họ Do đó,bất kể là mẹ nuôi, bố đẻ, hay một người thân thiết nào khác của đứa trẻ cũng không thể là chủ thể của tội này dù học có thỏa mãn đầy đủ những dấu hiệu khác của mặt khách quan của tội phạm.

Hình phạt

Người mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ của mình dẫn đến đứa bé chết có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Cùng là tội phạm xâm hại tới khách thể quan trọng được pháp luật hình sự bảo vệ là quyền sống của con người, đặc biệt đối tượng bị xâm hại là những đứa trẻ non hành vi giết người quy định tại Điều 123 BLHS 2015 Xuất phát từ bản chất nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa, Luật hình sự quy định áp dụng hình phạt nhẹ. Bởi người phạm tội trong trường hợp này là người mẹ trực tiếp sinh ra nạn nhân với tình mẫu tử, họ phải giết con mình do ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu, do tàn dư của xã hội cũ, những tệ nạn, hủ tục của xã hội hay những hoàn cảnh khách quan đặc biệt đưa người phụ nữ vào đường cùng… nhìn ở một góc độ khác thì họ là nạn nhân của những tư tưởng lạc hậu, hoàn cảnh éo le trong cuộc sống Bên cạnh đó người phụ nữ khi mang thai và sinh nở có nhiều diễn biến phức tạp về tâm lý và thể chất, sự kiềm chế hành vi cũng như nhận thức bị hạn chế.

So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người 18 1 Điểm giống nhau

Điểm khác nhau 18 2.3 So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người 19

Như vậy tội giết con mới đẻ và tội giết người có khá nhiều điểm giống nhau tuy nhiên bên cạnh đó có những khác nhau cơ bản ở những điểm sau:

Nội dung Tội giết con mới đẻ Tội giết người

Chủ thể của tội phạm

Người mẹ của đứa trẻ mới sinh trong vòng 7 ngày, có năng lực chịu TNHS.

Bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS.

Nạn nhân của tội phạm Đứa trẻ mới sinh trong vòng 7 ngày Bất kỳ người nào Nạn nhân là trẻ em là tình tiết tăng nặng.

Dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm Chỉ những người mẹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt thực hiện hành vi giết đứa con do chính mình sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi mới phạm tội này.

Không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Hình phạt Có khung hình phạt cao nhất là 3 năm.

Có khung hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình.

2.3 So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người

Tội giết con mới đẻ và tội vô ý làm chết người thuộc nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe,nhân phẩm, danh dự của con người được quy định chung trong chương XIV của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 Tội giết con mới đẻ được quy định tại Điều 124 Bộ luật hình sự năm 2015 và tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015 Vì vậy hai loại tội này có nhiều nét giống nhau: Tội giết con mới đẻ và tội vô ý làm chết người cùng trực tiếp xâm phạm đến quyền sống của con người – quyền được tôn trọng bảo vệ tính mạng, đây là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật Hình sự Việt Nam bảo vệ Tội giết con mới đẻ và tội vô ý làm chết người đều là cấu thành tội phạm vật chất nên việc xác định hậu quả có ý nghĩa rất quan trọng Hậu quả trong cấu thành tội giết con mới đẻ và tội vô ý làm chất người là sự thiệt hại về tính mạng do hành vi của người phạm tội gây ra Tội giết con mới đẻ và tội vô ý làm chết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết ngươi xảy ra Chủ thể của tội phạm thì tội giết con mới đẻ và tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi nhất định và thực hiện hành vi có khả năng đoạt tính mạng của người khác.

Tội giết con mới đẻ và tội vô ý làm chết người có nhiều điểm giống nhau nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác nhau:

Nội dung Tội giết con mới đẻ Tội vô ý làm chết người

Chủ thể Người mẹ sinh ra đứa trẻ, từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực chịu TNHS, thực hiện hành vi trong khoảng thời gian 7 ngày kể từ ngày sinh ra đứa trẻ và trong tình trạng bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt.

Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi có năng lực TNHS.

Người phạm tội thực hiện những hành vi có khả năng tước đoạt tính mạng của người khác một các trái pháp luật.

Người phạm tội vi phạm các quy tắc an toàn nhằm đảm bảo cho tính mạng, sức khỏe của con người nên đã gây ra thiệt hại về tính mạng của con người.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, có thể cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý, có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả.

Nạn nhân của tội phạm Đứa trẻ mới sinh trong vòng 7 ngày Bất kỳ người nào.

Là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm

Không phải là dấu hiệu bắt buộc

Trong chương 2 người nghiên cứu đã tập trung phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cấu thành tội phạm giết con mới đẻ bảo gồm: Khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm Giết con mới đẻ là một trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của giết người, do chủ thể thực hiện hành vi đặc biệt là nữ giới – là người mẹ trực tiếp sinh ra đứa trẻ Nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội của diễn ra trong trạng thái tâm lý không bình thường của chủ thể phạm tội có thể do bị ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có khả năng nuôi con Chính vì vậy hình phạt với chủ thể phạm tội giết con mới đẻ chủ yếu mang tính chất răn đe, giáo dục nên mức hình phạt chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ tới hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng tới hai năm.Không chỉ thể người nghiên cứu còn chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa tội giết con mới đẻ và tội giết người, tội vô ý làm chết người từ đó làm nổi bật được các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giết con mới đẻ trong nhóm tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của con người.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ TRÊN ĐỊA BÀN CẢ NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI

3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết con mới đẻ trên địa bàn cả nước

Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử, được thể hiện ở tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong một khoảng thời gian nhất định Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm giết con mới đẻ có chiều hướng gia tăng, có rất nhiều vụ việc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến cái chết thương tâm của đứa trẻ gây ra làn sóng dư luận không tốt, lên án mạnh mẽ về hành vi phạm tội này. Những ảnh hưởng của tàn dư trong xã hội cũ cũng như việc tiếp thu không có chọn lọc những luồng văn hóa đang tràn lan vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau đã dẫn đến một bộ phận dân cư có tư tưởng lối sống trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam Đặc biệt là hiện tượng coi thường pháp luật của một bộ phận không nhỏ người dân với nhiều nguyên nhân đến từ sự nghèo đói, sự bất mãn chính trị, bị lôi kéo, dụ dỗ… làm gia tăng tội phạm, tội giết người nói chung và tội giết con mới đẻ nói riêng.

Về đối tượng thực hiện tội phạm, qua quá trình điều tra, truy tố xét xử về tội giết con mới đẻ phát hiện đối tượng thực hiện tội phạm này gồm hai đối tượng chính: Một là, những bà mẹ trẻ tuổi vị thành niên do chưa có nhận thức về xã hội về pháp luật có thai ngoài ý muốn, không vượt qua được dư luận của xã hội và gia đình về việc chưa kết hôn đã có con nên thực hiện hành vi giết người; Hai là, những bà mẹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu, bà mẹ đơn thân do hận tình hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cùng quẫn dẫn đến hành vi giết con mới đẻ Hiện nay xuất hiện nhiều những vụ việc bỏ rơi trẻ sơ sinh khi mẹ vẫn đang trong độ tuổi từ 16 đến 18 gây làn sóng dư luận xã hội cả nước hồi tháng 10 năm 2018.

Ví dụ: Nữ sinh Đinh Thị V.A (21 tuổi, quê Quảng Bình) ném con mới sinh của mình tại chung cư HH 2A khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai (Hà Nội), ngày 23-10, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, theo Điều 124 Bộ luật Hình sự Với tình tiết vụ án: Đinh Thị V.A là sinh viên trường đại học Văn Hóa ở Hà Nội, trước đó V A có yêu một người đàn ông quê Thanh Hóa và đã chia tay Đến tháng 4/2018, V A phát hiện mình có thai Đến khoảng 20h ngày 18/10, V.A vào nhà vệ sinh để đẻ Khi kiểm tra, cô thấy con không thở, không khóc nên cho vào túi bóng thả xuống dưới qua ô thoáng nhà vệ sinh Tuy nhiên túi bóng màu đen còn vướng lại trên cửa ô thoáng còn thi thể cháu bé rơi từ tầng 31 xuống đất “Theo quy định của tội danh này, người phạm tội bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”người lãnh đạo Công an quận Hoàng Mai thông tin Đây là một vụ án điển hình của đối tượng phạm tội thứ nhất là những người mẹ trẻ, thiếu kiến thức xã hội và pháp luật, suy nghĩ tư tưởng lạc hậu sợ dư luận xã hội, xấu hổ với gia đình và bàn bè về việc chưa có chồng mà đã có thai đã có hành động trái pháp luật, hậu quả phải chịu án phạt của pháp luật và tòa án lương tâm.

Do ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường, kinh tế phát triển đời sống của con người ngày được nâng lên Việc tiếp cận với sách báo, thông tin qua internet dễ dàng với giới trẻ, nhanh chóng ảnh hưởng bởi lối sống Tây hóa khi mà bản thân chưa được trang bị nhiều kiến thức giới tính như trẻ vị thành niên ở các nước phát triển Dẫn tới tình trạng quan niệm về quan hệ tình dục trước hôn nhân thoáng hơn và hậu quả dẫn tới đó là có thai ngoài ý muốn Do thiếu kiến thức về giới tính, thiếu kinh nghiệm sống, lo sợ dư luận, sợ gia định và bạn bè xa lánh dẫn đến việc giấu việc mình có thai tự sinh con rồi sau đó giết con do mình sinh ra. Trong những năm qua, tình hình tội phạm giết con mới đẻ trên địa bàn cả nước có diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng cả về số vụ án và số bị cáo Mặc dù các vụ án về tội giết con mới đẻ chiếm tỷ lệ nhỏ so với các vụ án tội phạm khác, nhưng không vì thế mà chúng ta lơ là trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm này Trước quy định của pháp luật, những vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật vào xét xử.

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội giết con mới đẻ

Có thể nói, pháp luật Việt Nam về vấn đề xử lý người phạm tội xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm nói chung và tội giết con mới đẻ nói riêng tuy còn một số hạn chế nhưng nhìn chung là khá hoàn thiện Để đạt được kết quả tốt hơn nữa trong công tác thực thi các quy định của pháp luật trên thực tế, đấu tranh đối với tội giết con mới đẻ chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử đối với tội giết con mới đẻ Quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tiếp nhận và xử lý, từ đó nâng cao hiệu quả của việc xử lý tội giết con mới đẻ Song song với hoạt động này, vấn đề đạo đức, tư tưởng của những người làm công tác điều tra, kiểm sát, xét xử cũng được quan tâm đúng mực, trong đó chế độ chính sách, ưu đãi cần tiếp tục thực hiện theo các văn bản như hiện nay và tiếp tục có sự hoàn thiện, bổ sung trong thời gian tới.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan tư pháp với các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cần tăng cường hội nhập, trao đổi kinh nghiệm xử lý xét xử của các nước trên thế giới về tội giết con mới đẻ, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả xử lý và thực thi pháp luật hình sự về tội giết con mới đẻ được tốt hơn

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân Nâng cao dân trí của của người dân nói chung và nữ giới nói riêng Trong những năm gần đây chúng ta thấy chủ thể của tội giết con mới đẻ ngày càng trẻ hóa, đa phần là những thanh thiếu niên mới lớn có trình độ dân trí thấp chưa có nhiều kiến thức về xã hội nói chung và kiến thức về giới tính và sinh sản nói riêng Mặt khác hiện tại thời điểm công nghệ thông tin rất phát triển việc trẻ em vị thành niên được tiếp cận sớm với các nguồn thông tin dễ dàng hơn vì vậy dễ ảnh hưởng những văn hóa sai lệch nhiều hơn, dẫn đến tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân diễn ra nhiều hơn Và việc mang thai ngoài ý muốn, người yêu cự tuyệt, gia đình xã hội lên án làm cho tư tưởng của những bà mẹ trẻ không chịu được sức ép từ nhiều phía dẫn tới việc khi sinh con ra giết ngay đứa con mới đẻ nhằm tránh ánh nhìn từ dư luận xã hội Hoặc sau sinh với tâm lý bất ổn, không có người thân bên cạnh, sự đau đớn cả về thể xác, khó khăn về mặt tinh thần và không có đủ điều kiện về vật chất nuôi đứa trẻ dẫn đến việc giết con mới đẻ Để giảm thiểu tỷ lệ trẻ em vị thành viên, mới lớn quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn tới hệ lụy mang thai ngoài ý muốn chúng ta thường xuyên tổ chức các chương trình tuyên truyền kiến thức về xã hội pháp luật nói chung, kiến thức về giới tính cho trẻ vị thành niên Tổ chức buổi tuyên truyền dưới dạng hình thức hoạt động ngoại khóa tại các trường học, tổ chức tình nguyện tới vùng sâu vùng xa nơi tiếp cận thông tin truyền thông để tuyên truyền cho người dân và đặc biệt trẻ em đang ở vị tuổi thành niên nói riêng hiểu rõ Vì vậy vấn đề giáo dục trong gia đình rất quan trọng, bố mẹ cũng nên quan tâm hơn tới con cái đặc biệt là con cái trong độ tuổi mới lớn, biết nắm bắt được tâm lý của con mình nhằm có những điều chỉnh và ứng xử thích hợp tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w