TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN CHỦ ĐỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

32 5 0
TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN CHỦ ĐỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN CHỦ ĐỀ: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân LỚP: POS 151 S DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 Nguyễn Trâm Anh - 27205226762 2 Nguyễn Xuân Anh - 27215233546 3 Lê Thị Kim Ngân - 27205226758 4 Nguyễn Lê Tuệ Nhân - 27202129479 5 Trần Thảo Quyên - 27205227181 6 Huỳnh Đức Sỹ - 26211231669 7 Huỳnh Phan Thành Thuận - 27211335593 8 Đặng Hoàng Thanh Trúc - 27205200554 Ngày 30 tháng 11 năm 2023 MỤC LỤC: A MỞ ĐẦU B NỘI DUNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN 1 1.1 Lý luận chung về cạnh tranh: 1 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 1 1.1.2 Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 1 1.1.3 Phân loại cạnh tranh: .2 1.2 Quan điểm của V.I Lênin về độc quyền và độc quyền nhà nước .3 1.2.1 Nguyên nhân xuất hiện tư bản độc quyền: .3 1.2.2 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền 4 1.2.3 Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: .4 1.2.4 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 6 1.3 Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền 6 II CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 8 2.1 Vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: 8 2.1.1 Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng: .8 2.1.2 Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp: 8 2.1.3 Biện pháp 10 2.2 Vấn đề độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 11 2.3 Thực trạng cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam15 2.3.1 Thực trạng cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam hiện nay: .16 2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 20 2.4 Vấn đề chống độc quyền ở Việt Nam hiện nay 20 C KẾT LUẬN D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO E BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ A MỞ ĐẦU: Cạnh tranh và độc quyền là hai khái niệm quan trọng trong nền kinh tế thị trường Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, còn độc quyền là biểu hiện của sự thiếu cạnh tranh, gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành lấy thị phần, khách hàng, lợi nhuận Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đổi mới công nghệ, giảm giá thành, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Cạnh tranh cũng giúp phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ngược lại, độc quyền là tình trạng một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn thị trường của một loại sản phẩm, dịch vụ Độc quyền gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, bao gồm: lạm dụng vị thế độc quyền để nâng giá, giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, gây thiệt hại cho người tiêu dùng; thiếu động lực đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, dẫn đến nền kinh tế chậm phát triển; tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và độc quyền là những vấn đề cần được quan tâm Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những nỗ lực để thúc đẩy cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế Do đó, việc nghiên cứu về cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường Việt Nam là cần thiết, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng cạnh tranh và độc quyền là hai vấn đề quan trọng trong nền kinh tế thị trường Việc nghiên cứu về cạnh tranh và độc quyền là cần thiết, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội B NỘI DUNG: I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN 1.1 Lý luận chung về cạnh tranh: 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả kinh tế và chính trị để đạt được mục tiêu kinh tế, thông thường là nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất 1.1.2 Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Thứ nhất, cạnh tranh giúp phân bố lại các nguồn lực một cánh hiệu quả Do hướng tới đa lợi nhuận, các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào thị trường mang tính cạnh tranh không thể cân nhắc về cách phân bố và sử dụng nguồn lực vật chất và nguồn lực một cách có hiệu quả Các doanh nghiệp cùng ngành , chất lượng sản phẩm Vì vậy, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và đồng thời đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, sẽ được sử dụng một cách có tính toán, phát huy hết khả năng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo lợi ích cho xã hội Thứ hai, cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hóa trên thị trường, kích thích việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất Trên thị trường hàng hóa khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống, khiến cho doanh thu của các doanh nghiệp giảm, dẫn đến sự giảm sút trong lợi nhuận Nếu doanh nghiệp đó sẽ mất khả năng cạnh tranh và dẫn tới phá sản Từ đó, yêu cầu các doanh nghiệp tìm cách tối thiểu chi phí sản xuất và nâng cao năng suất lao động thông qua ứng dụng của khoa học công nghệ Thứ ba, cạnh tranh giúp đảm bảo chất lượng giá trị của các mặt hàng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Cạnh tranh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào người tiêu dùng Sự lựa chọn mặt hàng của họ quyết định rất lớn tới 1 doanh thu của doanh nghiệp Nếu mặt hàng không đủ chất lượng hay phù hợp với nhu cầu, sức mua của khách hàng, doanh nghiệp Nếu mặt hàng không đủ chất lượng hay phù hợp với nhu cầu, sức mua của khách hàng, doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ không có chỗ đứng trong nền thị trường Như vậy, cạnh tranh gây tác động liên tục lên giá cả, buộc doanh nghiệp phải đưa ra giải pháp phù hợp sao cho chi phí thấp, năng suất cao nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và nhu cầu của người tiêu dùng Như vậy, cạnh tranh lành mạnh trao quyền quyết định sự sống của sản phẩm vào tay người tiêu dùng giúp đảm bảo mong muốn của họ và đồng thời đảm bảo chất lượng của hàng hóa trên thị trường 1.1.3 Phân loại cạnh tranh: Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, người ta chia cạnh tranh làm 3 loại: Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo "luật" mua rẻ bán đắt Người mua luôn muốn mua được rẻ, ngược lại người bán lại luôn muốn được bán đắt Sự cạnh tranh này được thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động mua được thực hiện Cạnh tranh giữa người mua với người bán: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu Khi một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó mà mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và giá dịch vụ hàng hoá đó sẽ tăng Kết quả cuối cùng là người bán sẽ thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một số tiền Đây là một cuộc cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, nó có ý nghĩa sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp nào Khi sản xuất hàng hoá phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ và kết quả đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng thị phần và cùng với đó sẽ là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất Trong cuộc chạy 2 đua này những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường nhưng đồng thời nó lại mở rộng đường cho những doanh nghiệp nào nắm chắc được "vũ khí" cạnh tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển 1.2 Quan điểm của V.I Lênin về độc quyền và độc quyền nhà nước 1.2.1 Nguyên nhân xuất hiện tư bản độc quyền: Theo Lênin "tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền" Sự độc quyền hay sự thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư bản độc quyền Sự xuất hiện của tư bản độc quyền do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu đã là những ngành có trình độ tích tụ cao Đó là những xí nghiệp lớn, đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới Hai là, cạnh tranh tự do, một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ; mặt khác, dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp Ba là, khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản; một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất Bốn là, những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền 3 1.2.2 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổ chức độc quyền Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh vực của nền kinh tế Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền cũng chưa thật lớn Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền đã được nhân lên nhanh chóng và từng bước chiếm địa vị chi phối trong toàn nền kinh tế Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, sự phân hóa giữa các nhà tư bản chưa thực sự sâu sắc nên quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bình quân, còn trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị là quy luật lợi nhuận độc quyền Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của chủ nghĩa tư bản Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư 1.2.3 Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là chủ nghĩa tư bản độc quyền có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước về kinh tế, là phương thức kết hợp giữa sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh kinh tế của nhà nước Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một nấc thang phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế ngày càng lớn, tính chất xã hội hóa của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi có sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm Nhà nước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nền 4 kinh tế như các công cụ về tài chính - tiền tệ, kế hoạch hóa, phát triển các xí nghiệp quốc doanh Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản… Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nhà nước phải giải quyết những mâu thuẫn đó bằng các hình thức khác nhau như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội Bốn là, sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ…trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước bằng các hình thức khác nhau như nghiêm cấm một số hình thức độc quyền, ra luật chống độc quyền để hạn chế sự chi phối hay quy mô của các độc quyền, hạn chế sự lũng đoạn nền kinh tế của các tổ chức độc quyền… Năm là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều 97 tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước Ngoài ra, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cách mạng khoa học và công nghệ cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế 5 1.2.4 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản, chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư, mặc dù nó đã có nhiều thay đổi so với chủ nghĩa tư bản thời kỳ cạnh tranh tự do Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhưng nó vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa tư bản độc quyền Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ là một nấc thang mới so với chủ nghĩa tư bản độc quyền thời kỳ đầu Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp, sự điều tiết của nhà nước về kinh tế Mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhà nước đã có sự can thiệp, điều tiết kinh tế ở chừng mực nhất định, nhưng hoạt động chi phối vẫn là của bàn tay vô hình hoặc sự can thiệp, điều tiết của nhà nước mang tính gián tiếp Chẳng hạn, ngay ở giai đoạn nhà nước đã điều tiết gián tiếp vào quan hệ kinh tế bằng thuế má, bằng việc đi xâm lược nước ngoài để mở rộng thị trường cho các tổ chức độc quyền… Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không phải một chế độ kinh tế mới so với chủ nghĩa tư bản, lại càng không phải chế độ tư bản mới so với chủ nghĩa tư bản độc quyền Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ là chủ nghĩa tư bản độc quyền có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế 1.3 Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo rằng: tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích cực và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao 6 Như vậy, trước hết, độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh Trái lại, độc quyền làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt hơn Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa mà còn có thêm các loại cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền Đó là: Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền Các tổ chức độc quyền thường tìm cách để chi phối, thôn tính các doanh nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc quyền mua nguyên liệu đầu vào; độc quyền phương tiện vận tải; độc quyền tín dụng để có thể loại bỏ các chủ thể yếu thế hơn ra khỏi thị trường Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau Loại hình cạnh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành, kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên cạnh tranh; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn lực đầu vào Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền Những doanh nghiệp tham gia các tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh với nhau để giành lợi thế trong hệ thống Các thành viên trong các tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh nhau để chiếm tỷ lệ có phần khống chế, từ đó chiếm địa vị chi phối và phân chia lợi ích có lợi hơn Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền luôn cùng tồn tại song hành với nhau Mức độ khốc liệt của cạnh tranh và mức độ độc quyền hóa phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nền kinh tế thị trường khác nhau 7 2.3 Thực trạng cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động và điều tiết của các quy luật thị trường Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự nhiên, tự túc sang phát triển kinh tế hàng hóa rồi phát triển thành kinh tế thị trường Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình tổng quát, là đường lối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội Hình 2.3.1 Nền kinh tế thị trường là gì? 15 2.3.1 Thực trạng cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam hiện nay: 2.3.1.1 Kết quả đạt được Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế nhiều thành phần trong sự quản lý của Nhà nước Bởi vậy, các doanh nghiệp tư nhân trong thành phần kinh tế tư nhân cũng gia tăng nhanh chóng về chất lượng và số lượng Tạo ra nhiều thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay Để gia tăng được giá trị thặng dư hay lợi nhuận, lợi tức cho doanh nghiệp thì yêu cầu doanh nghiệp phải mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh, khi mở rộng sản xuất kinh doanh cũng chính là tích lũy tư bản tăng lên, tăng sức cạnh tranh trên thị trường của hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế, tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững Nhà nước cũng đang có những chính sách chống độc quyền cho nền kinh tế Vì vậy, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế trong việc nâng cao sức cạnh tranh và chống độc quyền cho nền kinh tế 16 Hình 2.3.1.1 Thực trạng cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường 2.3.1.2 Hạn chế: Hình 2.3.1.2 Hạn chế của nền kinh tế thị trường 17

Ngày đăng: 12/03/2024, 07:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan