Giới thiệu Grab
Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái
Lan, Myanmar và Campuchia Trụ sở đầu tiên là một nhà kho nhỏ xíu được thuê tạm, đâu đó tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Ngày nay, công ty nhỏ xíu đó đã trở thành Grab, siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu và là công ty công nghệ di động lớn nhất Đông Nam Á, giúp kết nối hàng triệu khách hàng với hàng triệu Đối tác tài xế, Đối tác nhà hàng và Đối tác kinh doanh Grab mang trên mình trách nhiệm giải quyết những thách thức đang tồn tại trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm thiếu khả năng tiếp cận công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, và chênh lệch thu nhập.
Vì sao là Đông Nam Á ?
Có một thực tế là: hiện nay Đông Nam Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới Mặc dù người dân Đông Nam Á còn phải đối mặt với nhiều rào cản về cơ sở hạ tầng trong đời sống hàng ngày, hơn 73% trong số họ luôn tin rằng mình sẽ thành công và đạt được ước mơ của mình Với tinh thần lạc quan của cả một khu vực như vậy, và sự quyết tâm của chúng tôi, không có gì là không thể.
Grab tăng cường năng lực cho Đông Nam Á như thế nào ?
Mang cơ hội đến với tất cả mọi người, không phân biệt hoàn cảnh xuất thân hoặc khả năng.Với cam kết thúc đẩy sự hòa nhập, Grab tạo cơ hội nâng cao thu nhập cho tất cả mọi người, bao gồm những người có hoàn cảnh khó khăn.
Cung cấp giải pháp công nghệ để kiến tạo những đô thị thông minh hơn, an toàn hơn.Rất nhiều đô thị của Đông Nam Á phải đối mặt với những trở ngại hàng ngày như vấn đề ùn tắc giao thông hay cơ sở hạ tầng công cộng yếu kém Với vai trò là siêu ứng dụng cho cuộc sống hàng ngày, Grab góp phần giải quyết những khó khăn này và giúp cuộc sống ngày một thuận tiện hơn.
Bảo vệ hành tinh của chúng ta bằng cách giảm thiểu những tác động đến môi trường sinh thái.Trái Đất là duy nhất Vì vậy mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà chung này Grab đang áp dụng các giải pháp mới trong các mảnh kinh doanh và trên toàn hệ sinh thái, nhằm hướng tới một tương lai bền vững hơn.
Thực hiện chiến lược
Khái niệm thực hiện chiến lược
- Khái niệm: Quá trình tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện chiến lược cách hiệu quả nguồn lực nhằm biến các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược được xác định trong kế hoạch thành hiệu quả hiện thực
+ Chuyển các ý tưởng chiến lược đã được hoạch định thành các hành động cụ thể của tổ chức
+ Chuyển từ “lập kế hoạch các hành động” sang “hành động theo krrs hoạch”
Nội dung của thực hiện chiến lược
- Thiết lập mục tiêu hàng năm
- Quản lý việc chống lại sự thay đổi
- Xây dựng môi trường văn hóa hỗ trợ chiến lược
- Gắn cơ cấu với chiến lược
Công tác thực thi chiến lược của Grab
Grab là nền tảng dịch vụ đặt xe hàng đầu, tiên phong trong hình thức di chuyển mới tại Đông Nam Á Hiện nay, Grab đã trở thành công ty có phạm vi hoạt động tại 6 nước Đông Nam Á chỉ sau 4 năm thành lập, trở thành đối thủ cạnh tranh nặng ký với các dịch vụ đặt xe thông minh tại thị trường Việt Nam.
Chiến lược của Grab: chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược marketing mix. a/Thâm nhập thị trường:
- Là một trong những cách thức Marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tại thị trường mới, khi mà tại các thị trường cũ đã có dấu hiệu bão hòa hoặc có quá nhiều cạnh tranh
- Mục tiêu: Grab tâm niệm tự tạo ra vị thế dẫn đầu trên thị trường mà các đối thủ cạnh tranh khó có thể theo kịp
- Phân bổ nguồn lực: Grab cho biết rằng kể từ khi vào Việt Nam cho đến hơn 2.300 tỷ đồng để có thể thu hút được người dùng và cạnh tranh với các dịch vụ tương tự tại Việt Nam.
+ Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường nhanh
Khi mới tiến vào thị trường Việt Nam, nước ta có dân số khoảng 92 triệu người Grab đối với thị trường Việt Nam là cái tên hoàn toàn xa lạ, Việt Nam mới chỉ biết đến Uber May mắn thay, khi ấy các ứng dụng công nghệ bắt đầu được người Việt Nam sử dụng do sự phát triển nhanh chóng của Internet và bùng nổ smartphone.
Với điều kiện áp dụng chiến lược Grab lựa chọn là chiến lược thâm nhập nhanh, chiến lược thâm nhập thị trường trong thời gian ngắn, doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường ngay từ đầu với mức giá thấp nhưng vẫn đầu tư rất nhiều cho các hoạt động quảng bá khác.
Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế này là chiến lược phù hợp nhất cho Grab tại Việt Nam Vì Việt Nam là quốc gia quan tâm về giá cả, họ thường lựa chọn nơi nào cung cấp dịch vụ có nhiều lợi ích về giá cả hơn.
- Xây dựng chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu thị trường:
Thói quen sử dụng taxi và xe ôm của người Việt Nam là chỉ khi có việc gấp, không tiện đi xe thì mới sử dụng đến taxi hay xe ôm để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên Grab đã xây dựng một chiến lược giá và xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi, đầu tiên họ tự bỏ tiền ra để chạy các chương trình khuyến mại với giá rất ưu đãi và các mã giảm giá mỗi ngày Người Việt Nam thấy dịch vụ của họ quá rẻ, đi ngắn đi dài đều được, ….dần dần họ đã có thói quen sử dụng dịch vụ Grab Các lái xe cũng đã có nhiều khách hàng hơn, tuy khách hàng chỉ phải trả số tiền nhỏ nhưng sau khi hoàn thành chuyến đi, Grab cũng sẽ tự bù lại số tiền đầy đủ cho lái xe Khi lượng bên mua và bên bán đủ lớn cũng như đã quá quen thuộc với việc sử dụng Grab thì Grab đã thay đổi được thói quen của thị trường Việt Nam.
Sản phẩm hoàn toàn đồng nhất Bạn đi xe nào giá cả cũng vậy cũng vậy.Thông tin rõ ràng, rành mạch giúp khách hàng biết được quảng đường đi,giá tiền phải trả, loại xe gì, biển số xe là bao nhiêu, điều này giúp tránh được việc người lái xe có thể đi lòng vòng kiếm thêm như những lái xe truyền thống Hơn nữa Grab cũng có tính năng đánh giá sau mỗi chuyến đi để khách hàng góp ý nếu không hài lòng, điều này giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của Grab.
Việc gia nhập Grab cũng rất dễ dàng, chỉ cần có một chiếc Smartphone, một chiếc xe là hoàn toàn có thể gia nhập vào đội ngũ Còn khi rút ra khỏi grab thì chỉ cần click trên chiếc điện thoại của mình Thời gian thì hoàn toàn linh động, chỉ chạy khi nào họ muốn.
Grab xây dựng chính sách khuyến mãi: cuốc xe 0đ cho lần đặt xe đầu tiên, áp dụng nhiều mã giảm 20%, 30% cho khách hàng.
+ Thay đổi để phù hợp với văn hóa địa phương
Tại Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á luôn có thói quen sử dụng tiền mặt Chính vì thế Grab đã cho phép khách hàng lựa chọn thanh toán tiền mặt ngoài việc thanh toán bằng tài khoản ngân hàng Điều này Uber đã không làm được khi mới gia nhập thì chỉ cho khách hàng thanh toán bằng tài khoản ngân hàng dẫn đến việc khó khăn cho mọi người Chính vì thế,Grab đã chiếm lĩnh thị phần tại thị trường Việt Nam một cách nhanh chóng, chỉ bằng một thay đổi để phù hợp với thị trường mới như Việt Nam.
+ Định vị thương hiệu phù hợp với khách hàng mục tiêu
Hãng Grab định vị là một thương hiệu bình dân, đời thường nên thay vì tạo ra những chiến dịch Marketing khiến người khác trầm trồ, Grab tập trung vào việc nhắc người ta nhớ đến Grab khi đặt xe.
Uber thì làm ngược lại với Grab, họ đã không tìm hiểu kỹ Việt Nam nhưGrab, chính vì thế họ không thể phát triển tại đất nước này và phải nhường lại chỗ cho Grab.
Uber luôn chọn những gương mặt đại sứ thương hiệu là những người sang trọng, nổi tiếng Còn Grab chọn những nghệ sĩ mang đến hình ảnh thân thuộc, gần gũi với thị trường bình dân hơn. b/Chiến lược marketing mix:
- Mục tiêu: là kết hợp các yếu tố phù hợp thu hút lượng khách hàng tiềm năng.
- Chiến lược Marketing của Grab:
Một trong những yếu tố tạo nên sự tăng trưởng chóng mặt của ứng dụng Grab nằm ở quá trình phát triển sản phẩm Sản phẩm dịch vụ Grab rất đa dạng: từ GrabTaxi, GrabCar, GrabBike, GrabExpress và gần đây nhất là dịch vụ GrabShare Grab luôn phát triển sản phẩm của mình để đạt được chất lượng tốt nhất, bám sát vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng và chính vì thế mà Grab cho ra đời dịch vụ GrabExpress (dịch vụ giao hàng).
Grab đã luôn liên tục thay đổi và hoàn thiện mình để đáp ứng nhu cầu thị trường và đi trước đối thủ Chính điều này đã tạo nên một sự cách biệt lớn giữa Grab và các đối thủ khác, và là “top of mind” trong hành vi người tiêu dùng.
Kiểm soát chiến lược của Grab
Khái quát về đánh giá chiến lược
* Bản chất của đánh giá chiến lược: Đánh giá chiến lược là giai đoạn cuối cùng trong quản trị chiến lược, sau giai đoạn hoạch định và thực hiện chiến lược Đây là giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị chiến lược Đánh giá chiến lược xem xét hiệu quả và kết quả của tổng thể chiến lược trong việc đạt các kết quả như mong đợi Cac nhà quản trị có thể đánh giá tính phù hợp của chiến lược với bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ tại thời điểm
Do đó, xét đến bản chất đánh giá chiến lược không chỉ là đánh giá doanh nghiệp hoạt động tốt thế nào Đó còn là việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chất lượng chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, cùng với đó là cơ hội và thách thức chiến lược để từ đó có điều chỉnh phù hợp Nói tóm lại việc đánh giá chiến lược nhằm trả lời ba câu hỏi:
+Các mục tiêu chiến lược có còn phù hợp không?
+Các chiến lược, chính sách và kế hoạch chủ yếu có còn phù hợp không?
+Các kết quả đạt được cho đến nay xác nhận hay bác bỏ các giả định chiến lược đã được xây dựng?
* Nguyên tắc đánh giá chiến lược:
+Nguyên tắc thứ nhất: nhất quán Chiến lược phải nhất quán với các mục tiêu và chính sách
+ Nguyên tắc thứ hai: phù hợp Chiến lược phải thể hiện sự phản ứng phù hợp của doanh nghiệp với những thay đổi môi trường bên ngoài và các yếu tố nội tại của doanh nghiệp.
+Nguyên tắc thứ ba: lợi thế Chiến lược phải đảm bảo tạo ra hoặc duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững trong hoạt động được xác định
+Nguyên tắc thứ tư:khả thi Chiến lược phải được thực hiện hiệu quả trong bối cảnh nguồn lực tài chính, nhân sự, hạ tầng sẵn có Đồng thời việc thực hiện chiến lược không tạo ra các vấn đề phát sinh.
* Quá trình đánh giá chiến lược
+ Đánh giá lại cơ sở chiến lược Đánh giá lại có sở chiến lược nhằm xem xét các giả định để xây dựng chiến lược trước đây có còn phù hợp lhông Cụ thể là soát lại các yếu tố cơ hội , thách thức, điểm mạnh và điểm yếu
Bước này sẽ đo lường hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các hoạt động cơ bản sau đây Thứ nhất, so sánh thực tế kết quả đạt được với kì vọng Thứ hai, kiểm tra độ lệch so với kế hoạch Thứ ba, đánh giá các chỉ tiêu kết quả Thứ tư, đánh giá tiến trình hướng tới mục tiêu xác định Các mục tiêu thường niên và dài hạn đều được đánh giá trong bước này.
+ Điều chỉnh chiến lược Điều chỉnh là các hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo doanh nghiệp đang trong tiến trình đạt được mục tiêu xác định Bởi lẽ không doanh nghiệp
* Phương pháp đánh giá chiến lược
+ Phân tích danh mục kinh doanh
Phân tích danh mục là phân tích doanh nghiệp như là một danh mục các đơn vị kinh doanh với mục tiêu quản trị doanh nghiệp để đảm bảo lợi nhuận xác định trên nguồn lực hiện có Nhà quản trị phân tích tương lai của việc phân bố nguồn lực hiện thời và liên tục đánh giá các hoạt động/sản phẩm mở rộng, bổ sung hoặc cắt giảm, loại bỏ.
+ Phương pháp giá trị cổ đông
Có quan điểm cho rằng mục đích của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị cổ đông Do đó việc đánh giá chiến chiến lược phải nhằm đến đánh giá giá trị cổ đông Đối với công ty đại chúng, giá trị cổ đông là phần vốn hóa sau khi trừ đi nợ dài hạn Đối với công ty tư nhân đó là giá trị doanh nghiệp sau khi trừ đi nợ được tính bầng các phương pháp định giá.
+ Phương pháp thẻ điểm cân bằng
Phương pháp này đo lường không chỉ viễn cảnh tài chính mà còn viễn cảnh khách hàng, quá trình kinh doanh và học tập - tăng trưởng Bốn viễn cảnh này không phải là sự tập hợp đơn giản bốn góc nhìn đơn lẻ Ngược lại có quan hệ logic giữa bốn viễn cảnh - học hỏi và tăng trưởng tạo ra quá trình kinh doanh tốt hơn, do đó tăng giá trị cho khách hàng, và điều đó làm tăng kết quả tài chính Thẻ điểm cân bằng đánh giá chiến lược trên bốn viễn cảnh với sự cân bằng sau:
/ Giữa thước đo bên trong và bên ngoài
/ Giữa thước đo khách quan và thước đo chủ quan
/ Giữa kết quả hoạt động và yếu tố tạo ra kết quả trong tương lai
/ Các chỉ tiêu thực hiện chủ yếu (KPI)
2 Đánh giá chiến lược kinh doanh của grab a Chiến lược thị trường nhanh của Grab
Vào năm 2017, số lượt tải ứng dụng tăng 2.5 lần, số lượng thành phố Grab có mặt tăng 5 lần gồm: Hải Phòng, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ,….
Số đối tác tăng gấp bốn lần và có thể tăng tiếp trong năm tương lai.
Năm 2018, thị trường gọi xe công nghệ, bao gồm cả dịch vụ giao thức ăn tại Việt Nam có quy mô 500 triệu USD, cao gấp 2,5 lần so với mức 200 triệu USD vào năm 2015 theo ước tính của Google và Temasek Con số này có thể tăng lên 2 tỷ USD vào năm 2025.
Sau khi mua lại hoạt động của Uber tại Đông Nam Á vào tháng 3/2018, Grab gần như "một mình một chợ" trên thị trường Việt Nam trị giá nửa tỷ USD.
=>Là một thương hiệu mới bước vào thị trường Việt Nam, nhưng chỉ với
4 năm Grab đã chiếm lĩnh thị phần Đông Nam Á, đánh bật cả Uber dù Grab là kẻ đến sau Nhờ chiến lược thâm nhập thị trường gắn liền với chiến lược thương hiệu đúng, đáp ứng nhu cầu với đặc điểm thị trường và cạnh tranh, việc định vị phù hợp với insight khách hàng từ đó đưa ra những chiến lược sản phẩm, phân phối đặc biệt là giá và khuyến mại phù hợp Grab đã hoàn toàn thành công với chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam. b Đánh gia chiến lược marketing mix của Grab:
Theo thông tin từ nhiều lãnh đạo Grab, việc kinh doanh của hãng này tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Chiến lược giá rẻ của Grab hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của phần đa khách hàng tại Việt Nam và chiến lược này đã thành công.
Cuối tháng 8, Grab cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam 500 triệuUSD (khoảng 11.500 tỷ đồng) trong 5 năm tới Trước đó, từ khi vào Việt
Nam năm 2014, Grab đã đầu tư khoảng 100 triệu USD (khoảng 2.300 tỷ đồng).
Grab cho biết đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 2.300 tỷ đồng.Các lãnh đạo Grab tại quê nhà Malaysia và trụ sở chính tại Singapore có cơ sở để tiếp tục rót tiền vào Việt Nam khi các chỉ số kinh doanh đều được cho là
Điều chỉnh chiến lược
Điều chỉnh chiến lược
- Bản chất : Điều chỉnh chiến lược là hoạt động làm thay đổi mà các doanh nghiệp đang thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế Việc điều chỉnh chiến lược không đồng nghĩa với việc hủy bỏ hoàn toàn các chiến lược hiện tại mà có thể chỉ ra những “ chỉnh sửa” cần thiết liên quan tới cơ cấu tổ chức , điều chỉnh mục tiêu hoặc đưa ra các kế hoạch tác nghiệp mới
- Điều chỉnh chiến lược được thực hiện qua các bước
+ Bước 1 : Xác định nhu cầu thay đổi
+ Bước 2 : Xác định những cản trở đối với việc thay đổi
+ Bước 3 : Thực hiện thay đổi
+ Bước 4 : Đánh giá sự thay đổi
Điều chỉnh chiến lược của grab
Trong năm 2020 do sự bùng phát của dịch Covid 19 , Grab đã công bố triển khai thêm nhiều giải pháp mới nhằm chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch COVID-19 : a) Cho ra mắt thêm GrabMart
- Trong thời điểm mọi người đang hạn chế đi lại, đến những nơi đông người để phòng tránh dịch Covid-19, Grab đã đưa ra thí điểm dịch vụ GrabMart - dịch vụ đi chợ hộ tại thị trường TP HCM giúp tăng an toàn cho người dùng Grab trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến, đồng thời chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch Thay vì đi chợ, đi siêu thị người tiêu dùng chỉ cần vào ứng dụng này của
Grab để tìm kiếm và chọn mua các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, trái cây tươi, thức uống đóng chai, rau củ quả từ những đối tác liên kết của Grab là các cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị tại TP HCM.
- Dịch vụ GrabMart bắt đầu được triển khai thử nghiệm tại Việt Nam vào cuối tháng 3/2020 Hiện tại, GrabMart duy trì tốc độ tăng trưởng theo tuần (tính theo %) ổn định ở mức hai con số nhờ mạng lưới đối tác kinh doanh liên tục được mở rộng, cùng với ưu thế về lực lượng đối tác tài xế đông đảo.
- Lượng đơn hàng bình quân hằng ngày tăng gấp 10 lần, tính vào thời điểm cuối tháng 7/2020, so với cuối tháng 4/2020 Số lượng đối tác trên GrabMart tăng hơn 10 lần, so thời điểm đầu tháng 8/2020 và cuối tháng 4/2020.
- Mạng lưới đối tác kinh doanh của GrabMart hiện bao gồm hầu hết các chuỗi siêu thị, cửa hàng lớn, ví dụ như: hệ thống siêu thị Big C tại khu vực miền Nam và miền Bắc, chuỗi hệ thống cửa hàng trực thuộc Saigon Coop (CoopFood, CoopXtra, Cheers), hệ thống AEON Việt Nam, chuỗi siêu thị Lotte Mart và chuỗi cửa hàng khỏe đẹp Guardian; cùng với hàng loạt siêu thị tiện lợi, cửa hàng vừa và nhỏ khác.
- Thời gian tới, GrabMart sẽ tiếp tục mở rộng liên kết với các cửa hàng thực phẩm tươi sạch, chuỗi siêu thị uy tín tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng; nghiên cứu triển khai dịch vụ tại các địa phương khác có tiềm năng
Grabmart – Cơ hội và thách thức
- Dịch COVID-19 khiến người dân hạn chế tiếp xúc, đi đến nơi đông người nhưng vẫn có nhu cầu mua các nhu yếu phẩm cho cuộc sống.
- Chính phủ khuyến khích các hoạt động thanh toán trực tuyến và dự kiến có nhiều hỗ trợ về công nghệ hạ tầng cho định hướng này. + Thách thức:
- Song song với lượng tăng lớn về cầu trong thời gian này là số lượng đối tác tài xế của Grab giảm đi do nỗi lo dịch bệnh.
- Các “ông lớn” như Now hay Lomart đã triển khai mô hình này trước đó khiến Grab phải nỗ lực hơn để giành thị trường. b) Song song đó, Grab khuyến khích người dùng lựa chọn hình thức giao hàng gián tiếp và thanh toán không dùng tiền mặt để tăng cường an toàn, đảm bảo vệ sinh.
- Grab triển khai Giao hàng gián tiếp (Contactless Delivery) - phương thức giao hàng mới dành cho dịch vụ GrabFood, giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa đối tác tài xế với khách hàng.Phương thức này được triển khai đầu tiên tại Hà Nội và tiếp tục được mở rộng quy mô đến các tỉnh, thành phố khác có dịch vụ GrabFood.
- Với Giao hàng gián tiếp, khi sử dụng dịch vụ GrabFood, khách hàng có thêm tùy chọn điểm giao món là trước cửa nhà, tại quầy tiếp tân của toà nhà hay bất kỳ vị trí nào thuận tiện cho việc nhận món và dễ dàng thông báo cho đối tác tài xế thông qua cuộc gọi miễn phí hoặc tin nhắn trên ứng dụng Grab (GrabChat).
- Đối tác tài xế sẽ đặt thức ăn tại vị trí đã được chỉ định, thông báo đơn hàng đã đến qua cuộc gọi hoặc GrabChat, và đứng chờ khách ở vị trí thuận tiện cho việc nhận món, đối tác tài xế sẽ đặt thức ăn trên túi GrabFood và lùi về sau khoảng 2 - 3 m để đảm bảo an toàn.
- Bên cạnh đó, Grab cũng khuyến khích khách hàng thanh toán đơn hàng trực tuyến thông qua ví Moca trên ứng dụng Grab hoặc qua thẻ tín dụng để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với đối tác tài xế. c) Ngoài ra Grab còn thực hiện chiến dịch GrabProtect nhằm bảo vệ sức khỏe tài xế và hạn chế sự lây lan của Covid 19
Trong một khảo sát gần đây dành cho người dùng dịch vụ đặt xe công nghệ tại 6 thị trường lớn ở Đông Nam Á, người dùng cho rằng việc đeo khẩu trang (77%), cung cấp dung dịch rửa tay diệt khuẩn trên xe ôtô (71%), và phun khử khuẩn phương tiện trước mỗi chuyến đi (61%) là 3 biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng chống sự lây lan của dịch Covid- 19.
GrabProtect giới thiệu một thói quen di chuyển mới để mỗi chuyến xe trở nên an toàn hơn, bắt đầu từ việc đảm bảo hành khách khỏe mạnh và đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết trước khi đặt xe :
- Thực hiện các thói quen vệ sinh cá nhân tốt hơn thông qua công nghệ: Grab sẽ ra mắt hai tính năng mới trên ứng dụng - mẫu khai báo trực tuyến tình trạng sức khỏe và vệ sinh, và công cụ xác thực hình ảnh đeo khẩu trang - trên toàn khu vực vào cuối tháng 6.2020.