ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI PHI HƯ CẤU VIẾT VỀ CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI

16 0 0
ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI PHI HƯ CẤU VIẾT VỀ CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Khoa học xã hội - Kinh tế 1 THUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ 1. TÊN ĐỀ TÀI Đặc điểm văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI 2. MÃ SỐ 3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Tự nhiên Xã hội Nông nghiệp Kỹ thuật Công nghệ Nhân văn Y dượcX 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU Cơ bản Ứng dụng Triển khai X 5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 24 tháng Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021 6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI Tên cơ quan: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Họ tên thủ trưởng CQ chủ trì đề tài: PGS. TS. Hoàng Văn Hiển Địa chỉ: 77 Nguyễn Huệ, Thành phố Huế Điện thoại: 0234 3823290 Fax: 0234 3824901 E-mail: 7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ và tên: Nguyễn Văn Hùng Năm sinh: Chức danh, học vị: TS- Địa chỉ: 15 Mai Lão Bạng, An Hòa, Huế Điện thoại: 0983142845 E-mail: nvhungkhhueuni.edu.vn 8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI TT Họ và tên Đơn vị công tác, lĩnh vực chuyên môn Nội dung nghiên cứu đƣợc giao Chữ ký 1 TS. Nguyễn Thị Kim Ngân Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế-Văn học Việt Nam - Tham gia viết Chương 2 và chương 3 - Tổng hợp và xử lý tư liệu - Cộng tác viết bài báo khoa học 2 NCS. Hồ Tiểu Ngọc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế-Văn học Việt Nam - Tham gia viết Chương 1 và phần Kết luận - Tổng hợp và xử lý tư liệu - Cộng tác viết bài báo khoa học 3 CN. Phạm Văn Đồng HVCH Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế- Lý luận văn học - Tổng hợp và xử lý tư liệu - Tham gia làm các phụ lục bảng biểu, số liệu thống kê 4 CN. Châu Thị Phương Dung HVCH Trường Đại học - Tổng hợp và xử lý tư BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ 2 Khoa học, Đại học Huế- Lý luận văn học liệu - Tham gia làm các phụ lục bảng biểu - Hỗ trợ xử lý bản thảo 5 CN. Trần Anh Tuấn HVCH Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế- Lý luận văn học - Tổng hợp và xử lý tư liệu - Tham gia làm các phụ lục bảng biểu 9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Tên đơn vị trong và ngoài nƣớc Nội dung nghiên cứu phối hợp Họ và tên ngƣời đại diện Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Cung cấp tư liệu; tham gia góp ý, đánh giá kết quả đề tài. TS. Nguyễn Văn Thuấn 10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10.1. Trên thế giới (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới, liệt kê các tài liệu đã được trích dẫn khi tổng quan) Loại hình phi hư cấu nói chung và văn học phi hư cấu nói riêng rất phát triển trên thế giới. Nó luôn có một vị trí quan trọng với số lượng đầu sách lớn, những tác giả hàng đầu và hệ thống giải thưởng riêng dành cho nó. Cùng với đó, xuất hiện ngày một nhiều các công trình nghiên cứu về đặc trưng văn học phi hư cấu, các thể loại văn học phi hư cấu tiêu biểu... Trong công trình Literary Fiction: The Ways We Read Narrative Literature (Văn chương hư cấu: những cách đọc văn chương tự sự), để trả lời cho vấn đề “What is Literary Fiction?” (Văn chương hư cấu là gì?), Geir Farner đã đặt trong mối quan hệ với “phi hư cấu” (Non- fiction). Ông cho rằng “phi hư cấu” là những nội dung có thật, thể hiện các sự kiện, con người... trong thực tế. Người tạo ra nội dung phi hư cấu cần đảm bảo được độ chính xác của các sự kiện, con người, hay thông tin mình trình bày 1. Cùng quan điểm với Geir Farner, trong công trình Literary Theory: A Very Short Introduction (Lý thuyết văn chương: một dẫn nhập ngắn), khi giới thuyết về văn chương hư cấu, Jonathan Culler cũng đã đề cập đến văn học “phi hư cấu” (non-fiction) như là cách thức để phân biệt với hư cấu (fiction). Tác giả cho rằng, lĩnh vực hư cấu là những nội dung được sáng tạo hoàn toàn tự do, dựa trên tưởng tượng, chứa đựng các yếu tố không có trong thực tế; còn ngược lại, phi hư cấu là những nội dung viết về người thật, việc thật, thông tin thật. Theo nhà nghiên cứu, các khẳng định và mô tả trong nội dung phi hư cấu có thể chính xác, có thể không chính xác, cũng có thể đưa ra một nhận định đúng hoặc sai gây tranh cãi và để lại những hoài nghi trong chủ đề. Tuy nhiên, tác giả của các nhận định đó phải thực sự tin và trung thực với suy nghĩ của mình tại thời điểm đưa ra quan điểm; hoặc ít nhất, họ phải làm ra vẻ đó cho một thuyết phục độc giả như trong lịch sử hoặc theo kinh nghiệm thực tế. 2 Như vậy, trong quan điểm của Jonathan Culler, văn học "phi hư cấu" không chỉ đảm bảo tính chân thực của sự kiện, tư liệu, thông tin mà còn là sự chân thực của cái nhìn, thái độ, cảm xúc người viết. Có thể nói ranh giới giữa hư cấu và phi hư cấu đang dần được xóa nhòa, nhất là trong những tác phẩm viết về tiểu sử, tiểu thuyết có tính tự thuật, tiểu thuyết tự truyện... Công trình The Role of Narrative Fiction and Semi-Fiction in Organizational Studies (Vai trò của tự sự hư cấu và bán hư cấu trong nghiên cứu tổ chức) của G. Whiteman và N. Phillips đã đề xuất khái niệm “bán hư cấu” (semi-fiction). Theo các tác giả, đó là các tác phẩm hư cấu được lồng ghép yếu tố phi hư cấu; hay những sáng tác dựa trên câu chuyện có thật. Và thể loại này đang là xu hướng được nhiều nhà văn lựa chọn sáng tác trong các năm gần đây. 3 Ngoài những công trình tiêu biểu trên đây còn có thể nhắc đến các tiểu luận quan trọng khác như: “Fiction and Narrative” (Hư cấu và tự sự) của Matravers, Derek 4; “Truth, Fiction, and Literature. A Philosophical Perspective” (Sự thật, hư cấu và văn chương. Một quan điểm triết học) của Peter Lamarque và Stein Haugom Olsen 5; “On Nonfiction, Fiction, and Truth” (Về phi hư cấu, hư cấu và sự thật) của Margrethe Bruun Vaage 6; “The Autobiographical 3 Novel and The Autobiography” (Tiểu thuyết tự truyện và tự truyện) của Roy Pascal 7… Bên cạnh các công trình nghiên cứu, trên thế giới còn xuất hiện hệ thống sách hướng dẫn phương pháp viết tác phẩm phi hư cấu. Tiêu biểu như How to write non-fiction: turn your knowledge into word (Làm thế nào để viết phi hư cấu: biến kiến thức của bạn thành ngôn từ) của Joanna Penn 8; Writing Creative Nonfiction (Viết phi hư cấu một cách sáng tạo) của Philip Gerard 9… Với những cách tiếp cận khác nhau, các công trình đã làm rõ sự khác biệt giữa hai loại hình văn học hư cấu và văn học phi hư cấu, nhận diện đặc trưng và các thể loại văn học phi hư cấu tiêu biểu, đồng thời cũng khẳng định sự giao thoa của hai loại hình này trong nỗ lực mở rộng biên độ tiếp cận, chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến vị trí quan trọng của văn học phi hư cấu - một trong hai loại hình văn học tồn tại song song với văn học hư cấu; và sự cần thiết của thể loại này với đời sống tinh thần con người, nhất là trong thời kì bùng nổ các phương tiện truyền thông, các thông tingiá trị thật - giả có nguy cơ trộn lẫn, bão hòa, con người có thiên hướng tìm kiếm những thông tin đáng tin cậy, có thể được bảo chứng. ---------------------------------------------------------- 1 Farner, Geir (2014). “Chapter 2: What is Literary Fiction?”. Literary Fiction: The Ways We Read Narrative Literature. Bloomsbury Publishing USA. 2 Culler, Jonathan (2000). Literary Theory: A Very Short Introduction . Oxford University Press. 3 Whiteman, G. and Phillips, N. (2006). The Role of Narrative Fiction and Semi-Fiction in Organizational Studies. ERIM Report Series Reference No. ERS-2006-079-ORG. 4 Matravers, Derek (2014). Fiction and Narrative, Oxford 2014, Oxford University Press. 5 Lamarque, Peter và Stein Haugom Olsen (1994). Truth, Fiction, and Literature. A Philosophical Perspective, Oxford 1994, Oxford University Press. 6 Margrethe Bruun Vaage. “On Nonfiction, Fiction, and Truth”. Nguồn: http:www.jltonline.deindex.phparticlesarticleview923 7 Roy Pascal (1959). “The Autobiographical Novel and The Autobiography”. Essays in Criticism, Volume IX (2), pp.134-150. 8 Joanna Penn (2018). How to write non-fiction: turn your knowledge into word . Curl Up Press. 9 Philip Gerard (2001). Writing Creative Nonfiction. Story Press. 10.2. Trong nƣớc (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong nước, liệt kê các tài liệu đã được trích dẫn khi tổng quan) Cùng với “sự trỗi dậy và lên ngôi” của văn xuôi phi hư cấu, trong những năm gần đây côn g chúng độc giả Việt Nam dành nhiều quan tâm cho lĩnh vực này. Đã bắt đầu xuất hiện các công trình nghiên cứu tập trung trên hai bình diện chính: đặc trưng thể loại văn xuôi phi hư cấu và phân tích, đánh giá những hiện tượng tiêu biểu. Bàn về đặc trưng thể loại văn xuôi phi hư cấu trong mối quan hệ với văn xuôi hư cấu, GS. Huỳnh Như Phương trong bài viết “Văn xuôi hư cấu: ranh giới và giao thoa thể loại (trên cứ liệu văn học miền Nam 1954 - 1975)” đã chỉ ra sự thâm nhập yếu tố phi hư cấu vào truyện ngắn, tiểu thuyết trên những bình diện cơ bản như thủ pháp nghệ thuật, hình thức cấu trúc và thể loại. Cũng trong tiểu luận này, tác giả còn khẳng định những ưu thế vượt trội của thể loại văn xuôi phi hư cấu trong việc phản ánh và luận giải hiện thực; thể hiện cái nhìn và quan điểm cá nhân về các vấn đề cuộc sống 1. Vẫn quan tâm đến vấn đề này, trong một tiểu luận khác của mình - “Sức hấp dẫn của văn xuôi phi hư cấu”, nhà nghiên cứu đã chứng minh sức mạnh và tiềm năng của thể loại văn xuôi phi hư cấu trong mối quan hệ đa chiều với hiện thực và cộng đồng độc giả 2. Đặc biệt, trong công trình được viết dưới dạng giáo trình dành cho sinh viên 4 đại học - Tác phẩm và thể loại văn học, GS. Huỳnh Như Phương đã phân tích những đặc điểm cơ bản của văn xuôi phi hư cấu, nhận diện những thể loại văn xuôi phi hư cấu tiêu biểu, cùng các phương thức trần thuật đặc trưng của nó 3. Có thể nói, những kết quả nghiên cứu của GS. Huỳnh Như Phương như một sự gợi dẫn bước đầu để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu đặc trưng thể loại (một mảng lý thuyết hiện nay còn khá thiếu vắng) làm cơ sở để phân tích các hiện tượng của văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XXI. Sự xuất hiện của các tác phẩm văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI đã nhận được sự chú ý của dư luận qua nhiều cuộc tọa đàm, trao đổi, giới thiệu... trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các trao đổi tập trung làm rõ nguyên nhân “bùng nổ” các thể loại văn xuôi phi hư cấu; bước đầu đánh giá những thành tựu về chủ đề tư tưởng, hình thức nghệ thuật; dự báo tiềm năng phát triển trong nhiều năm tiếp theo. Trong số các bàn tròn văn chương, cuộc trò chuyện giữa Hoàng Đăng Khoa và ba vị khách mời PGS.TS. Phạm Xuân Thạch, PGS.TS. Nguyễn Thành, nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế là đáng chú ý hơn cả. Bằng cái nhìn khách quan, khoa học, cởi mở từ phía người nghiên cứu, phê bình và người sáng tác, cuộc trò chuyện đã hướng trực diện vào nhiều vấn đề quan trọng của văn xuôi phi hư cấu như vị trí của thể loại, đặc trưng loại hình, ranh giới sự thật và hư cấu, lý giải điều kiện xã hội, văn hóa, đánh giá các hiện tượng tiêu biểu, dự báo hướng phát triển… 4. Tiếp tục quan tâm các thể loại giao thoa giữa hư cấu và phi hư cấu, PGS.TS. Nguyễn Thành với bài viết “Đặc điểm tiểu thuyết tư liệu lịch sử và phương thức trần thuật trong tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của Trần Mai Hạnh” đã tập trung vào hai vấn đề cơ bản: Thứ nhất, phác họa những đặc điểm tiểu thuyết tư liệu lịch sử - thể loại giao thoa văn học hư cấu và phi hư cấu; thứ hai phân tích, khám phá những phương thức trần thuật đặc sắc của tác phẩm Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của Trần Mai Hạnh. Nhà nghiên cứu đã cho thấy sức hấp dẫn của tác phẩm không chỉ nằm ở “sự thật” hay sự phong phú của tư liệu, mà quan trọng hơn là phương thức tự sự nhằm biến các thông tin - lịch sử thành các thông tin - thẩm mỹ, cùng cái nhìn khách quan, đa chiều “từ phía bên kia” về một trong những sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc. 5 Trong số những tác phẩm văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh tiêu biểu, Hồi ức lính của Vũ Công Chiến nhận được sự quan tâm đặc biệt. Hồi ức lính được biết đến rộng rãi trên mạng xã hội trước khi tác giả quyết định cho xuất bản. Ngay sau đó, tác phẩm được Hội Nhà văn Hà Nội vinh danh tại giải thưởng thường niên. Trong bài viết “Nhận diện vị thế của văn chương phi hư cấu về đề tài chiến tranh”, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ đã tìm hiểu, phân tích giá trị tác phẩm Hồi ức lính của Vũ Công Chiến. Từ hiện tượng này, nhà nghiên cứu khẳng định sự hiện diện đầy ưu thế và sức hấp dẫn của văn chương phi hư cấu về đề tài chiến tranh - một chủ đề quan trọng của nền văn học Việt Nam hiện đại. 6 Bên cạnh Hồi ức lính, nhiều tác phẩm tiêu biểu khác của văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong 20 năm đầu thế kỉ XXI cũng nhận được sự đánh giá tích cực của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình và đông đảo độc giả. Bản thân chúng tôi đã có những nghiên cứu bước đầu về hiện tượng này với hai bài viết: “Nhận diện văn xuôi phi hư cấu về chiến tranh” và “Mùa chinh chiến ấy - khúc tráng ca về người lính” 7. Cùng với đó, chúng tôi còn tham gia hướng dẫn đề tài luận văn thạc sĩ: "Chủ đề chiến tranh trong tác phẩm Hồi ức lính (Vũ Công Chiến) và Mùa chinh chiến ấy (Đoàn Tuấn)" do học viên Võ Thị Cẩm Hoàng thực hiện tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Đề tài đã tập trung khai thác chủ đề chiến tranh được thể hiện qua hiện thực chiến tranh và hình tượng người lính; đồng thời khám phá những hình thức nghệ thuật được các tác giả sử dụng trong sáng tác của mình. Từ đó khẳng định ưu thế và tiềm năng của thể loại trong dòng văn học 5 viết về chiến tranh sau 1975. 8 Mặc dù đã có những kết quả bước đầu nghiên cứu về đặc trưng thể loại văn xuôi phi hư cấu và hiện tượng văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI; song chừng ấy là chưa đủ để có thể đánh giá vị trí và các thành tựu nhiều mặt của thể loại này trong tiến trình vận động, phát triển văn học nước nhà những năm gần đây. Các công trình, tiểu luận phê bình mới chỉ dừng lại ở những vấn đề chung, các hiện tượng riêng lẻ, chưa đi sâu vào các bình diện căn nền của loại hình văn xuôi phi hư cấu; cũng như chưa cái nhìn toàn diện, khái quát và đầy đủ về bức tranh văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI vốn đa dạng, phức tạp, đang biến chuyển nhưng vô cùng hấp dẫn, giàu tiềm năng này. Đây chính là khoảng trống để đề tài chúng tôi khai thác. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi hướng đến việc khái quát các đặc trưng tiêu biểu của văn xuôi phi hư cấu; nhận diện, khám phá các giá trị nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật của các tác phẩm phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI. Qua đó đề tài khẳng định vị trí và sức sống của thể loại trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại nói riêng, đời sống tinh thần người Việt nói chung. ------------------------------------------------------ 1 Huỳnh Như Phương (2011). “Văn xuôi hư cấu: Ranh giới và giao thoa thể loại (Trên cứ liệu văn học miền Nam 1954 – 1975)”. Nguồn: http:www.hcmup.edu.vnindex.php?option=comcontentview=articleid=66403Avn- xuoi-h-cu-ranh-gii-va-giao-thoa-th-loi-tren-c-liu-vn-hc-min-nam-1954- 1975catid=1193Avan-hoc-viet-namItemid=7243lang=visite=30 2 Huỳnh Như Phương (2013). “Sức hấp dẫn của văn xuôi phi hư cấu”. Nguồn website: http:nhavantphcm.com.vntac-pham-chon-locnghien-cuu-phe-binhsuc-hap-dan-cua-van- xuoi-phi-hu-cau.html 3 Huỳnh Như Phương (2018). Tác phẩm và thể loại văn học. Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 4 Hoàng Đăng Khoa (thực hiện, 2018). “Văn chương phi hư cấu: Hãy đi xa hơn nữa”. Nguồn: http:vannghequandoi.com.vnbinh -luan-van-nghephe-binh-van-nghevan-chuong- phi-hu-cau-hay-di-xa-hon-nua-128728061.html 5 Nguyễn Thành (2018). “Đặc điểm tiểu thuyết tư liệu lịch sử và phương thức trần thuật trong tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của Trần Mai Hạnh”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, số tháng 7, tr.6-12. 6 Lưu Khánh Thơ (2019). “Nhận diện vị thế của văn chương phi hư cấu về đề tài chiến tranh”. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số tháng 2, tr.14-21. 7 Nguyễn Văn Hùng (2019). “Nhận diện văn xuôi phi hư cấu về chiến tranh”. Nguồn: https:www.qdnd.vnvan-hoa-giao-ducvan-hoc-nghe-thuatvan-xuoi-phi-hu-cau-ve-chien- tranh-569249 Nguyễn Văn Hùng (2017). “Mùa chinh chiến ấy - khúc tráng ca về người lính”. Nguồn: http:www.nhandan.com.vncuoituanvan-ngheitem34106102-mua-chinh-chien-ay-va-khuc- trang-ca-nguoi-linh.html 8. Võ Thị Cẩm Hoàng (2018). Chủ đề chiến tranh trong tác phẩm Hồi ức lính (Vũ Công Chiến) và Mùa chinh chiến ấy (Đoàn Tuấn). Luận văn thạc sĩ Văn học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 6 10.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và các thành viên tham gia đề tài (định dạng kiểu APA: “Họ tên tác giả (năm). Tên công trình. Thông tin xuất bản) 1. Nguyễn Văn Hùng (2011). “Hình tượng Lê Lợi trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân”. Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, ISSN 1859-0152, số 84, 12011. 2. Nguyễn Văn Hùng (2012). “Giải mã cội nguồn bản sắc văn hóa Việt qua tín ngưỡng thờ Mẫu trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh)”. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 1013-4328, số 61, 82012. 3. Nguyễn Văn Hùng (2012). “Yếu tố liên văn bản trong tiểu thuyết Giàn thiêu”. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ISSN: 0866-8655, số 338, 82012. 4. Nguyễn Văn Hùng (2013). “Phương thức lựa chọn và thể hiện hiện thực lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh”. Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, ISSN 0866-756X, số 2, 12013. 5. Nguyễn Văn Hùng (2014). “Điểm nhìn tự sự của hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986”. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, ISSN 1859-3100, số 55 (89), 22014. 6. Nguyễn Văn Hùng (2014). “Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986”. Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, ISSN 0866-756X, số 10, 32014. 7. Nguyễn Văn Hùng (2014). “Những cách tân hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986”. Tạp chí Lí luận, phê bình văn học, nghệ thuật, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, ISSN 0866-7349, số 22, 62014. 8. Nguyễn Văn Hùng (2014). “Diễn ngôn nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986”. Tạp chí Khoa học, chuyên san: Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Huế, ISSN 1859- 1388, tập 95, số 7, 92014. 9. Nguyễn Văn Hùng (2014). “Diễn ngôn người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986”. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, ISSN 1859- 3100, số 63 (97), 102014. 10. Nguyễn Văn Hùng (2016). “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương”. Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 0494-6928, số 529, 32016. 11. Nguyễn Văn Hùng (2016). “Làng quê Việt Nam trong thơ lục bát của Nguyễn Duy”. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 1013-4328, số 101, 42016. 12. Nguyễn Văn Hùng (2016). “Kết cấu tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986”. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Văn Hiến, ISSN 1859-2961, số 11, 52016. 13. Nguyễn Văn Hùng (2016). “Ngoại biên hóa diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau Đổi mới (Trường hợp Bùi Anh Tấn)”. In trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Văn học Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa”, ISBN: 978-604-80-2164-1, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Hùng (2017). “Người Mê - tiếng nói đa thanh về thân phận con người”. Tạp chí Nhà văn và tác phẩm, Hội Nhà văn Việt Nam, ISSN 2354-1261, số 26, 11+122017. 15. Nguyễn Văn Hùng (2013). Văn học Hậu hiện đại - diễn giải và tiếp nhận (in chung). Nxb. Văn học, Hà Nội, 2013. 16. Nguyễn Văn Hùng (2013). Văn học hậu hiện đại - lý thuyết và thực tiễn (in chung). Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013, mã số: 01.02.4771181-DH2012. 17. Nguyễn Văn Hùng (2014). Phân tâm học với văn học (in chung). Nxb. Đại học Huế, 2014, mã số ISBN: 978-604-912-322-1. 18. Nguyễn Văn Hùng (2016). Thế hệ nhà văn sau 1975 - diện mạo và thành tựu (in chung). Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2016, mã số ISBN: 978-604-53-6094-1. 19. Nguyễn Văn Hùng (2016). Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế 7 (in chung). Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016, mã số ISBN: 978-604-944-836-2. 20. Nguyễn Văn Hùng (2017). Văn học Việt Nam ba mươi năm đổi mới (1986 - 2016) - sáng tạo và tiếp nhận (in chung). Nxb. Văn học, Hà Nội, 2017, mã số ISBN: 978-604-954-272-5. 21. Nguyễn Văn Hùng (2018). Tự sự về chiến tranh trong văn học Việt Nam đương đại (in chung). Nxb. Lao động, Hà Nội, 2018, mã số ISBN: 978-604-971-516-7. 22. Nguyễn Văn Hùng (2018). Văn học từ những góc nhìn (in chung). Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018, mã số ISBN: 978-604-62-5981-7. 23. Nguyễn Thị Kim Ngân (2017). "Folklore and Fantasy Short Stories in Mediaval Literature of Vietnam: Otherworld Journeys". Asia-Pacific Social Science Review, 0119-8386, Scopus. 24. Nguyễn Thị Kim Ngân (2019). "...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ 1 TÊN ĐỀ TÀI 2 MÃ SỐ Đặc điểm văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học 4 LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU Việt Nam đầu thế kỉ XXI 3 LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Tự nhiên Xã hội Nông nghiệp Cơ Ứng Triển bản dụng khai Kỹ thuật & Nhân văn X Y dược X Công nghệ 5 THỜI GIAN THỰC HIỆN: 24 tháng Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021 6 CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI Tên cơ quan: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Họ tên thủ trưởng CQ chủ trì đề tài: PGS TS Hoàng Văn Hiển Địa chỉ: 77 Nguyễn Huệ, Thành phố Huế Điện thoại: 0234 3823290 Fax: 0234 3824901 E-mail: 7 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ và tên: Nguyễn Văn Hùng Năm sinh: Chức danh, học vị: TS- Địa chỉ: 15 Mai Lão Bạng, An Hòa, Huế Điện thoại: 0983142845 E-mail: nvhungkh@hueuni.edu.vn 8 NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI Nội dung nghiên cứu Chữ ký TT Họ và tên Đơn vị công tác, lĩnh vực đƣợc giao chuyên môn 1 TS Nguyễn Thị Kim Ngân Trường Đại học Sư phạm, - Tham gia viết Chương Đại học Huế-Văn học Việt 2 và chương 3 - Tổng Nam hợp và xử lý tư liệu - Cộng tác viết bài báo khoa học 2 NCS Hồ Tiểu Ngọc Trường Đại học Khoa - Tham gia viết Chương học, Đại học Huế-Văn học 1 và phần Kết luận - Việt Nam Tổng hợp và xử lý tư liệu - Cộng tác viết bài báo khoa học 3 CN Phạm Văn Đồng HVCH Trường Đại học - Tổng hợp và xử lý tư Khoa học, Đại học Huế- liệu - Tham gia làm các Lý luận văn học phụ lục bảng biểu, số liệu thống kê 4 CN Châu Thị Phương Dung HVCH Trường Đại học - Tổng hợp và xử lý tư 1 Khoa học, Đại học Huế- liệu - Tham gia làm các Lý luận văn học phụ lục bảng biểu - Hỗ trợ xử lý bản thảo 5 CN Trần Anh Tuấn HVCH Trường Đại học - Tổng hợp và xử lý tư Khoa học, Đại học Huế- liệu - Tham gia làm các Lý luận văn học phụ lục bảng biểu 9 ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Tên đơn vị trong và ngoài nƣớc Nội dung nghiên cứu phối hợp Họ và tên ngƣời đại diện Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Cung cấp tư liệu; tham gia góp ý, đánh TS Nguyễn Văn Thuấn Đại học Huế giá kết quả đề tài 10 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10.1 Trên thế giới (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới, liệt kê các tài liệu đã được trích dẫn khi tổng quan) Loại hình phi hư cấu nói chung và văn học phi hư cấu nói riêng rất phát triển trên thế giới Nó luôn có một vị trí quan trọng với số lượng đầu sách lớn, những tác giả hàng đầu và hệ thống giải thưởng riêng dành cho nó Cùng với đó, xuất hiện ngày một nhiều các công trình nghiên cứu về đặc trưng văn học phi hư cấu, các thể loại văn học phi hư cấu tiêu biểu Trong công trình Literary Fiction: The Ways We Read Narrative Literature (Văn chương hư cấu: những cách đọc văn chương tự sự), để trả lời cho vấn đề “What is Literary Fiction?” (Văn chương hư cấu là gì?), Geir Farner đã đặt trong mối quan hệ với “phi hư cấu” (Non- fiction) Ông cho rằng “phi hư cấu” là những nội dung có thật, thể hiện các sự kiện, con người trong thực tế Người tạo ra nội dung phi hư cấu cần đảm bảo được độ chính xác của các sự kiện, con người, hay thông tin mình trình bày [1] Cùng quan điểm với Geir Farner, trong công trình Literary Theory: A Very Short Introduction (Lý thuyết văn chương: một dẫn nhập ngắn), khi giới thuyết về văn chương hư cấu, Jonathan Culler cũng đã đề cập đến văn học “phi hư cấu” (non-fiction) như là cách thức để phân biệt với hư cấu (fiction) Tác giả cho rằng, lĩnh vực hư cấu là những nội dung được sáng tạo hoàn toàn tự do, dựa trên tưởng tượng, chứa đựng các yếu tố không có trong thực tế; còn ngược lại, phi hư cấu là những nội dung viết về người thật, việc thật, thông tin thật Theo nhà nghiên cứu, các khẳng định và mô tả trong nội dung phi hư cấu có thể chính xác, có thể không chính xác, cũng có thể đưa ra một nhận định đúng hoặc sai gây tranh cãi và để lại những hoài nghi trong chủ đề Tuy nhiên, tác giả của các nhận định đó phải thực sự tin và trung thực với suy nghĩ của mình tại thời điểm đưa ra quan điểm; hoặc ít nhất, họ phải làm ra vẻ đó cho một thuyết phục độc giả như trong lịch sử hoặc theo kinh nghiệm thực tế [2] Như vậy, trong quan điểm của Jonathan Culler, văn học "phi hư cấu" không chỉ đảm bảo tính chân thực của sự kiện, tư liệu, thông tin mà còn là sự chân thực của cái nhìn, thái độ, cảm xúc người viết Có thể nói ranh giới giữa hư cấu và phi hư cấu đang dần được xóa nhòa, nhất là trong những tác phẩm viết về tiểu sử, tiểu thuyết có tính tự thuật, tiểu thuyết tự truyện Công trình The Role of Narrative Fiction and Semi-Fiction in Organizational Studies (Vai trò của tự sự hư cấu và bán hư cấu trong nghiên cứu tổ chức) của G Whiteman và N Phillips đã đề xuất khái niệm “bán hư cấu” (semi-fiction) Theo các tác giả, đó là các tác phẩm hư cấu được lồng ghép yếu tố phi hư cấu; hay những sáng tác dựa trên câu chuyện có thật Và thể loại này đang là xu hướng được nhiều nhà văn lựa chọn sáng tác trong các năm gần đây [3] Ngoài những công trình tiêu biểu trên đây còn có thể nhắc đến các tiểu luận quan trọng khác như: “Fiction and Narrative” (Hư cấu và tự sự) của Matravers, Derek [4]; “Truth, Fiction, and Literature A Philosophical Perspective” (Sự thật, hư cấu và văn chương Một quan điểm triết học) của Peter Lamarque và Stein Haugom Olsen [5]; “On Nonfiction, Fiction, and Truth” (Về phi hư cấu, hư cấu và sự thật) của Margrethe Bruun Vaage [6]; “The Autobiographical 2 Novel and The Autobiography” (Tiểu thuyết tự truyện và tự truyện) của Roy Pascal [7]… Bên cạnh các công trình nghiên cứu, trên thế giới còn xuất hiện hệ thống sách hướng dẫn phương pháp viết tác phẩm phi hư cấu Tiêu biểu như How to write non-fiction: turn your knowledge into word (Làm thế nào để viết phi hư cấu: biến kiến thức của bạn thành ngôn từ) của Joanna Penn [8]; Writing Creative Nonfiction (Viết phi hư cấu một cách sáng tạo) của Philip Gerard [9]… Với những cách tiếp cận khác nhau, các công trình đã làm rõ sự khác biệt giữa hai loại hình văn học hư cấu và văn học phi hư cấu, nhận diện đặc trưng và các thể loại văn học phi hư cấu tiêu biểu, đồng thời cũng khẳng định sự giao thoa của hai loại hình này trong nỗ lực mở rộng biên độ tiếp cận, chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến vị trí quan trọng của văn học phi hư cấu - một trong hai loại hình văn học tồn tại song song với văn học hư cấu; và sự cần thiết của thể loại này với đời sống tinh thần con người, nhất là trong thời kì bùng nổ các phương tiện truyền thông, các thông tin/giá trị thật - giả có nguy cơ trộn lẫn, bão hòa, con người có thiên hướng tìm kiếm những thông tin đáng tin cậy, có thể được bảo chứng [1] Farner, Geir (2014) “Chapter 2: What is Literary Fiction?” Literary Fiction: The Ways We Read Narrative Literature Bloomsbury Publishing USA [2] Culler, Jonathan (2000) Literary Theory: A Very Short Introduction Oxford University Press [3] Whiteman, G and Phillips, N (2006) The Role of Narrative Fiction and Semi-Fiction in Organizational Studies ERIM Report Series Reference No ERS-2006-079-ORG [4] Matravers, Derek (2014) Fiction and Narrative, Oxford 2014, Oxford University Press [5] Lamarque, Peter và Stein Haugom Olsen (1994) Truth, Fiction, and Literature A Philosophical Perspective, Oxford 1994, Oxford University Press [6] Margrethe Bruun Vaage “On Nonfiction, Fiction, and Truth” Nguồn: http://www.jltonline.de/index.php/articles/article/view/923 [7] Roy Pascal (1959) “The Autobiographical Novel and The Autobiography” Essays in Criticism, Volume IX (2), pp.134-150 [8] Joanna Penn (2018) How to write non-fiction: turn your knowledge into word Curl Up Press [9] Philip Gerard (2001) Writing Creative Nonfiction Story Press 10.2 Trong nƣớc (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong nước, liệt kê các tài liệu đã được trích dẫn khi tổng quan) Cùng với “sự trỗi dậy và lên ngôi” của văn xuôi phi hư cấu, trong những năm gần đây công chúng độc giả Việt Nam dành nhiều quan tâm cho lĩnh vực này Đã bắt đầu xuất hiện các công trình nghiên cứu tập trung trên hai bình diện chính: đặc trưng thể loại văn xuôi phi hư cấu và phân tích, đánh giá những hiện tượng tiêu biểu Bàn về đặc trưng thể loại văn xuôi phi hư cấu trong mối quan hệ với văn xuôi hư cấu, GS Huỳnh Như Phương trong bài viết “Văn xuôi hư cấu: ranh giới và giao thoa thể loại (trên cứ liệu văn học miền Nam 1954 - 1975)” đã chỉ ra sự thâm nhập yếu tố phi hư cấu vào truyện ngắn, tiểu thuyết trên những bình diện cơ bản như thủ pháp nghệ thuật, hình thức cấu trúc và thể loại Cũng trong tiểu luận này, tác giả còn khẳng định những ưu thế vượt trội của thể loại văn xuôi phi hư cấu trong việc phản ánh và luận giải hiện thực; thể hiện cái nhìn và quan điểm cá nhân về các vấn đề cuộc sống [1] Vẫn quan tâm đến vấn đề này, trong một tiểu luận khác của mình - “Sức hấp dẫn của văn xuôi phi hư cấu”, nhà nghiên cứu đã chứng minh sức mạnh và tiềm năng của thể loại văn xuôi phi hư cấu trong mối quan hệ đa chiều với hiện thực và cộng đồng độc giả [2] Đặc biệt, trong công trình được viết dưới dạng giáo trình dành cho sinh viên 3 đại học - Tác phẩm và thể loại văn học, GS Huỳnh Như Phương đã phân tích những đặc điểm cơ bản của văn xuôi phi hư cấu, nhận diện những thể loại văn xuôi phi hư cấu tiêu biểu, cùng các phương thức trần thuật đặc trưng của nó [3] Có thể nói, những kết quả nghiên cứu của GS Huỳnh Như Phương như một sự gợi dẫn bước đầu để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu đặc trưng thể loại (một mảng lý thuyết hiện nay còn khá thiếu vắng) làm cơ sở để phân tích các hiện tượng của văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XXI Sự xuất hiện của các tác phẩm văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI đã nhận được sự chú ý của dư luận qua nhiều cuộc tọa đàm, trao đổi, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng Các trao đổi tập trung làm rõ nguyên nhân “bùng nổ” các thể loại văn xuôi phi hư cấu; bước đầu đánh giá những thành tựu về chủ đề tư tưởng, hình thức nghệ thuật; dự báo tiềm năng phát triển trong nhiều năm tiếp theo Trong số các bàn tròn văn chương, cuộc trò chuyện giữa Hoàng Đăng Khoa và ba vị khách mời PGS.TS Phạm Xuân Thạch, PGS.TS Nguyễn Thành, nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế là đáng chú ý hơn cả Bằng cái nhìn khách quan, khoa học, cởi mở từ phía người nghiên cứu, phê bình và người sáng tác, cuộc trò chuyện đã hướng trực diện vào nhiều vấn đề quan trọng của văn xuôi phi hư cấu như vị trí của thể loại, đặc trưng loại hình, ranh giới sự thật và hư cấu, lý giải điều kiện xã hội, văn hóa, đánh giá các hiện tượng tiêu biểu, dự báo hướng phát triển… [4] Tiếp tục quan tâm các thể loại giao thoa giữa hư cấu và phi hư cấu, PGS.TS Nguyễn Thành với bài viết “Đặc điểm tiểu thuyết tư liệu lịch sử và phương thức trần thuật trong tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của Trần Mai Hạnh” đã tập trung vào hai vấn đề cơ bản: Thứ nhất, phác họa những đặc điểm tiểu thuyết tư liệu lịch sử - thể loại giao thoa văn học hư cấu và phi hư cấu; thứ hai phân tích, khám phá những phương thức trần thuật đặc sắc của tác phẩm Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của Trần Mai Hạnh Nhà nghiên cứu đã cho thấy sức hấp dẫn của tác phẩm không chỉ nằm ở “sự thật” hay sự phong phú của tư liệu, mà quan trọng hơn là phương thức tự sự nhằm biến các thông tin - lịch sử thành các thông tin - thẩm mỹ, cùng cái nhìn khách quan, đa chiều “từ phía bên kia” về một trong những sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc [5] Trong số những tác phẩm văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh tiêu biểu, Hồi ức lính của Vũ Công Chiến nhận được sự quan tâm đặc biệt Hồi ức lính được biết đến rộng rãi trên mạng xã hội trước khi tác giả quyết định cho xuất bản Ngay sau đó, tác phẩm được Hội Nhà văn Hà Nội vinh danh tại giải thưởng thường niên Trong bài viết “Nhận diện vị thế của văn chương phi hư cấu về đề tài chiến tranh”, PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã tìm hiểu, phân tích giá trị tác phẩm Hồi ức lính của Vũ Công Chiến Từ hiện tượng này, nhà nghiên cứu khẳng định sự hiện diện đầy ưu thế và sức hấp dẫn của văn chương phi hư cấu về đề tài chiến tranh - một chủ đề quan trọng của nền văn học Việt Nam hiện đại [6] Bên cạnh Hồi ức lính, nhiều tác phẩm tiêu biểu khác của văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong 20 năm đầu thế kỉ XXI cũng nhận được sự đánh giá tích cực của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình và đông đảo độc giả Bản thân chúng tôi đã có những nghiên cứu bước đầu về hiện tượng này với hai bài viết: “Nhận diện văn xuôi phi hư cấu về chiến tranh” và “Mùa chinh chiến ấy - khúc tráng ca về người lính” [7] Cùng với đó, chúng tôi còn tham gia hướng dẫn đề tài luận văn thạc sĩ: "Chủ đề chiến tranh trong tác phẩm Hồi ức lính (Vũ Công Chiến) và Mùa chinh chiến ấy (Đoàn Tuấn)" do học viên Võ Thị Cẩm Hoàng thực hiện tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Đề tài đã tập trung khai thác chủ đề chiến tranh được thể hiện qua hiện thực chiến tranh và hình tượng người lính; đồng thời khám phá những hình thức nghệ thuật được các tác giả sử dụng trong sáng tác của mình Từ đó khẳng định ưu thế và tiềm năng của thể loại trong dòng văn học 4 viết về chiến tranh sau 1975 [8] Mặc dù đã có những kết quả bước đầu nghiên cứu về đặc trưng thể loại văn xuôi phi hư cấu và hiện tượng văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI; song chừng ấy là chưa đủ để có thể đánh giá vị trí và các thành tựu nhiều mặt của thể loại này trong tiến trình vận động, phát triển văn học nước nhà những năm gần đây Các công trình, tiểu luận phê bình mới chỉ dừng lại ở những vấn đề chung, các hiện tượng riêng lẻ, chưa đi sâu vào các bình diện căn nền của loại hình văn xuôi phi hư cấu; cũng như chưa cái nhìn toàn diện, khái quát và đầy đủ về bức tranh văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI vốn đa dạng, phức tạp, đang biến chuyển nhưng vô cùng hấp dẫn, giàu tiềm năng này Đây chính là khoảng trống để đề tài chúng tôi khai thác Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi hướng đến việc khái quát các đặc trưng tiêu biểu của văn xuôi phi hư cấu; nhận diện, khám phá các giá trị nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật của các tác phẩm phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI Qua đó đề tài khẳng định vị trí và sức sống của thể loại trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại nói riêng, đời sống tinh thần người Việt nói chung [1] Huỳnh Như Phương (2011) “Văn xuôi hư cấu: Ranh giới và giao thoa thể loại (Trên cứ liệu văn học miền Nam 1954 – 1975)” Nguồn: http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=6640%3Avn- xuoi-h-cu-ranh-gii-va-giao-thoa-th-loi-tren-c-liu-vn-hc-min-nam-1954- 1975&catid=119%3Avan-hoc-viet-nam&Itemid=7243&lang=vi&site=30 [2] Huỳnh Như Phương (2013) “Sức hấp dẫn của văn xuôi phi hư cấu” Nguồn website: http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghien-cuu-phe-binh/suc-hap-dan-cua-van- xuoi-phi-hu-cau.html [3] Huỳnh Như Phương (2018) Tác phẩm và thể loại văn học Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh [4] Hoàng Đăng Khoa (thực hiện, 2018) “Văn chương phi hư cấu: Hãy đi xa hơn nữa!” Nguồn: http://vannghequandoi.com.vn/binh-luan-van-nghe/phe-binh-van-nghe/van-chuong- phi-hu-cau-hay-di-xa-hon-nua-12872_8061.html [5] Nguyễn Thành (2018) “Đặc điểm tiểu thuyết tư liệu lịch sử và phương thức trần thuật trong tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của Trần Mai Hạnh” Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, số tháng 7, tr.6-12 [6] Lưu Khánh Thơ (2019) “Nhận diện vị thế của văn chương phi hư cấu về đề tài chiến tranh” Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số tháng 2, tr.14-21 [7] Nguyễn Văn Hùng (2019) “Nhận diện văn xuôi phi hư cấu về chiến tranh” Nguồn: https://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/van-hoc-nghe-thuat/van-xuoi-phi-hu-cau-ve-chien- tranh-569249 Nguyễn Văn Hùng (2017) “Mùa chinh chiến ấy - khúc tráng ca về người lính” Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/van-nghe/item/34106102-mua-chinh-chien-ay-va-khuc- trang-ca-nguoi-linh.html [8] Võ Thị Cẩm Hoàng (2018) Chủ đề chiến tranh trong tác phẩm Hồi ức lính (Vũ Công Chiến) và Mùa chinh chiến ấy (Đoàn Tuấn) Luận văn thạc sĩ Văn học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 5 10.3 Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và các thành viên tham gia đề tài (định dạng kiểu APA: “Họ tên tác giả (năm) Tên công trình Thông tin xuất bản) 1 Nguyễn Văn Hùng (2011) “Hình tượng Lê Lợi trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân” Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, ISSN 1859-0152, số 84, 1/2011 2 Nguyễn Văn Hùng (2012) “Giải mã cội nguồn bản sắc văn hóa Việt qua tín ngưỡng thờ Mẫu trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh)” Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 1013-4328, số 61, 8/2012 3 Nguyễn Văn Hùng (2012) “Yếu tố liên văn bản trong tiểu thuyết Giàn thiêu” Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ISSN: 0866-8655, số 338, 8/2012 4 Nguyễn Văn Hùng (2013) “Phương thức lựa chọn và thể hiện hiện thực lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh” Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, ISSN 0866-756X, số 2, 1/2013 5 Nguyễn Văn Hùng (2014) “Điểm nhìn tự sự của hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986” Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, ISSN 1859-3100, số 55 (89), 2/2014 6 Nguyễn Văn Hùng (2014) “Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986” Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, ISSN 0866-756X, số 10, 3/2014 7 Nguyễn Văn Hùng (2014) “Những cách tân hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986” Tạp chí Lí luận, phê bình văn học, nghệ thuật, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, ISSN 0866-7349, số 22, 6/2014 8 Nguyễn Văn Hùng (2014) “Diễn ngôn nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986” Tạp chí Khoa học, chuyên san: Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Huế, ISSN 1859- 1388, tập 95, số 7, 9/2014 9 Nguyễn Văn Hùng (2014) “Diễn ngôn người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986” Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, ISSN 1859- 3100, số 63 (97), 10/2014 10 Nguyễn Văn Hùng (2016) “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương” Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 0494-6928, số 529, 3/2016 11 Nguyễn Văn Hùng (2016) “Làng quê Việt Nam trong thơ lục bát của Nguyễn Duy” Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 1013-4328, số 101, 4/2016 12 Nguyễn Văn Hùng (2016) “Kết cấu tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986” Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Văn Hiến, ISSN 1859-2961, số 11, 5/2016 13 Nguyễn Văn Hùng (2016) “Ngoại biên hóa diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau Đổi mới (Trường hợp Bùi Anh Tấn)” In trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Văn học Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa”, ISBN: 978-604-80-2164-1, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 14 Nguyễn Văn Hùng (2017) “Người Mê - tiếng nói đa thanh về thân phận con người” Tạp chí Nhà văn và tác phẩm, Hội Nhà văn Việt Nam, ISSN 2354-1261, số 26, 11+12/2017 15 Nguyễn Văn Hùng (2013) Văn học Hậu hiện đại - diễn giải và tiếp nhận (in chung) Nxb Văn học, Hà Nội, 2013 16 Nguyễn Văn Hùng (2013) Văn học hậu hiện đại - lý thuyết và thực tiễn (in chung) Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013, mã số: 01.02.477/1181-DH2012 17 Nguyễn Văn Hùng (2014) Phân tâm học với văn học (in chung) Nxb Đại học Huế, 2014, mã số ISBN: 978-604-912-322-1 18 Nguyễn Văn Hùng (2016) Thế hệ nhà văn sau 1975 - diện mạo và thành tựu (in chung) Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2016, mã số ISBN: 978-604-53-6094-1 19 Nguyễn Văn Hùng (2016) Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế 6 (in chung) Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016, mã số ISBN: 978-604-944-836-2 20 Nguyễn Văn Hùng (2017) Văn học Việt Nam ba mươi năm đổi mới (1986 - 2016) - sáng tạo và tiếp nhận (in chung) Nxb Văn học, Hà Nội, 2017, mã số ISBN: 978-604-954-272-5 21 Nguyễn Văn Hùng (2018) Tự sự về chiến tranh trong văn học Việt Nam đương đại (in chung) Nxb Lao động, Hà Nội, 2018, mã số ISBN: 978-604-971-516-7 22 Nguyễn Văn Hùng (2018) Văn học từ những góc nhìn (in chung) Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018, mã số ISBN: 978-604-62-5981-7 23 Nguyễn Thị Kim Ngân (2017) "Folklore and Fantasy Short Stories in Mediaval Literature of Vietnam: Otherworld Journeys" Asia-Pacific Social Science Review, 0119-8386, Scopus 24 Nguyễn Thị Kim Ngân (2019) "Folklore và thời đại kỹ thuật số: Hướng đến một đánh giá toàn cảnh" Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 0494-6928 25 Nguyễn Thị Kim Ngân (2018) "Cổ mẫu địa ngục: từ Folklore đến truyện truyền kì trung đại Việt Nam" Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 26 Nguyễn Thị Kim Ngân (2017) "Cổ mẫu trong nghiên cứu truyện kể dân gian" Tạp chí Lí luận, phê bình văn học, nghệ thuật, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, ISSN 0866-7349 27 Nguyễn Thị Kim Ngân (2017) "Mối quan hệ giữa Folklore và văn học viết: Lịch sử và những khuynh hướng nghiên cứu" Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, ISSN 2354-0850 28 Nguyễn Thị Kim Ngân (2015) "Không gian siêu hình - Bước tiến mới trong quá trình kế thừa chất liệu folklore trong truyện truyền kì trung đại" Tạp chí Lí luận, phê bình văn học, nghệ thuật, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, ISSN 0866-7349 29 Nguyễn Thị Kim Ngân (2014) "Hồn ma và bóng quỷ trong truyện truyền kỳ trung đại từ góc nhìn folklore" Tạp chí Lí luận, phê bình văn học, nghệ thuật, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, ISSN 0866-7349 30 Nguyễn Thị Kim Ngân (2016) "Nghiên cứu và giảng dạy Folklore thế giới và những đề xuất cho chương trình đào tạo văn học dân gian tích hợp ở Việt Nam" Sách in chung, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 31 Nguyễn Thị Kim Ngân (2016) "Mã huyền thoại trong không gian truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam" Sách in chung, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 32 Nguyễn Thị Kim Ngân (2012) "Loại hình không gian trong truyện cổ tích thần kỳ" Sách in chung, Nxb Đại học Huế, Huế 33 Nguyễn Thị Kim Ngân (2017) Folklore và văn học viết: Nghiên cứu từ góc độ "chuyển dịch không gian" trong truyện cổ tích và truyện truyền kỳ Chuyên luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, ISBN 978-604-62-9251-7 34 Hồ Tiểu Ngọc (2017) “Lý thuyết giới và vận dụng lý thuyết giới trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam” In trong Văn học Việt Nam ba mươi năm đổi mới (1986 - 2016) - sáng tạo và tiếp nhận (in chung) Nxb Văn học, Hà Nội, 2017, mã số ISBN: 978-604-954-272-5 35 Hồ Tiểu Ngọc (2018) “Hệ hình thơ Việt nhìn từ lý thuyết” Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, ISSN 2354-0850 36 Hồ Tiểu Ngọc (2019) “Thơ nữ Việt Nam từ Đổi mới đến nay nhìn từ cảm quan và diễn ngôn sinh thái” Tạp chí Lí luận, phê bình văn học, nghệ thuật, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, ISSN 0866-7349 37 Hồ Tiểu Ngọc (2019) “Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn 1986- 2016” Tạp chí Khoa học, chuyên san: Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Huế, ISSN 1859- 1388 11 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chiến tranh luôn là đề tài lớn của văn học Việt Nam hiện đại, và nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng độc giả nhiều thế hệ Trong tiến trình vận động, đổi mới và phát triển, 7 mảng đề tài này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về chủ đề, tư tưởng, thẩm mỹ và hình thức nghệ thuật Bên cạnh những tác phẩm hư cấu đã được khẳng định, sự xuất hiện của văn xuôi phi hư cấu trong khoảng 20 năm đầu thế kỉ XXI như làn gió mới góp phần làm phong phú cho đời sống văn học Việt Nam nói chung và mảng văn học về chiến tranh nói riêng Nhiều tác phẩm được viết bởi các tác giả chuyên và không chuyên không những được giới nghiên cứu, phê bình đánh giá cao, công chúng độc giả đón nhận nồng nhiệt, mà còn được vinh danh trong các giải thưởng uy tín thường niên: Được sống và kể lại - Trần Luân Tín (Giải thưởng Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, 2010), Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 - Trần Mai Hạnh (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 2014; Giải thưởng văn học Asean, 2015), Hồi ức lính - Vũ Công Chiến (Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, 2017), Ở R - Chuyện kể sau 50 năm - Lê Văn Thảo (Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh 5 năm lần 2 (2012 - 2017); Giải B Sách hay - Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ nhất 2018)… So với thể loại hư cấu, văn xuôi phi hư cấu có những ưu thế riêng trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh và diễn giải chiến tranh Với chất liệu ngồn ngộn, tươi ròng, cùng cái nhìn chân thực, trực diện của những người trong cuộc (trải nghiệm và chứng nhân), không ít tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc Có thể kể đến các sáng tác tiêu biểu như Hồi ức lính (Vũ Công Chiến), Mùa chinh chiến ấy, Mùa linh cảm (Đoàn Tuấn), Lính Hà (Nguyễn Ngọc Tiến), Được sống và kể lại (Trần Luân Tín), Chuyện lính Tây Nam (Trung Sỹ), Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75, Lời tựa một tình yêu (Trần Mai Hạnh), Đường Trần - ngọn lửa không bao giờ tắt (Trần Tố Nga), Đừng kể tên tôi (Phan Thúy Hà), Sen hồng trong bão táp, Chuyện năm 1968 (Trầm Hương), Về từ hành tinh ký ức (Võ Diệu Thanh), Quảng Trị 1972 - hồi ức của một người lính (Nguyễn Quang Vinh), Rừng khộp mùa thay lá (Nguyễn Vũ Điền) Bên cạnh cái nhìn chân thực, trực diện, đa chiều về chiến tranh và hậu chiến, không ít tác phẩm còn tìm tòi, thể nghiệm phương thức biểu đạt mới về hiện thực và con người, đằng sau đó là sự dịch chuyển diễn ngôn từ kinh nghiệm, hiểu biết cộng đồng, sang những trải nghiệm và tiếng nói cá nhân Văn xuôi phi hư cấu lúc này trở thành chứng từ của chiến tranh và trầm tư về đời sống, và các cá nhân trở thành trung tâm tự sự về lịch sử Mặc dù được đánh giá là "hiện tượng của đời sống văn học đương đại", "thành tựu mới của văn học viết về chiến tranh", "sự trỗi dậy và lên ngôi của văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh", song lĩnh vực này vẫn chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của nhà nghiên cứu, phê bình trên cả hai phương diện: nghiên cứu lí thuyết thể loại và đánh giá những hiện tượng tiêu biểu Từ thực tiễn này cần hơn bao giờ hết những công trình nghiên cứu có tính khái quát không chỉ góp phần xây dựng lý thuyết về thể loại văn xuôi phi hư cấu, mà còn nhận diện, phân tích những thành tựu và giới hạn về chủ đề, tư tưởng, thẩm mĩ, hình thức nghệ thuật của các tác phẩm Đề tài "Đặc điểm văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI" có thể coi là công trình nghiên cứu toàn diện, đầy đủ đầu tiên hướng đến các mục tiêu cơ bản trên Đây là sự bổ khuyết cần thiết, quan trọng trong thành tựu nghiên cứu văn học viết về chiến tranh sau Đổi mới 12 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 12.1 Mục tiêu tổng thể Góp phần nhận diện và đánh giá những thành tựu về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI 12.2 Các mục tiêu cụ thể - Nhận diện các đặc trưng cơ bản về nội dung và hình thức của loại hình văn xuôi phi hư cấu - Tìm hiểu các thể loại văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI - Phân tích những đổi mới trong cái nhìn về chiến tranh trong các tác phẩm văn xuôi phi hư 8 cấu viết về chiến tranh đầu thế kỉ XXI - Khám phá những tìm tòi về hình thức nghệ thuật thể hiện chủ đề chiến tranh trong văn xuôi phi hư cấu đầu thế kỉ XXI - Đánh giá những thành tựu và giới hạn của văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI trong tiến trình vận động, phát triển của văn học viết về đề tài chiến tranh 13 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 13.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các tác phẩm văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI Trong đó, chúng tôi lựa chọn những tác phẩm đại diện cho các thể loại văn xuôi phi hư cấu như: hồi ký, tự truyện, tiểu thuyết tư liệu, truyện ký, phóng sự Những tác phẩm được khảo sát bao gồm: Quân khu Nam Đồng, Hồi ức lính, Rừng Khộp mùa thay lá, Đừng kể tên tôi, Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75, Lời tựa một tình yêu, Sen hồng trong bão táp, Chuyện năm 1968, Đường Trần - ngọn lửa không bao giờ tắt, Những mùa xuân con không về, Chuyện lính Tây Nam, Về từ hành tinh kí ức, Được sống và kể lại, Lính Hà, Mùa chinh chiến ấy, Mùa linh cảm Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng tìm hiểu các tác phẩm văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh giai đoạn trước; cũng như các tác phẩm hư cấu, nhất là tiểu thuyết viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đương đại 13.2 Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tích chủ đề, tư tưởng, cảm hứng qua cái nhìn và sự diễn giải về hiện thực chiến tranh và chân dung người lính Đồng thời, chúng tôi khám phá, tìm hiểu các hình thức diễn ngôn về chiến tranh trong các tác phẩm văn xuôi phi hư cấu đầu thế kỉ XXI 14 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung 1: Đặc trƣng và phân loại loại hình văn xuôi phi hƣ cấu - Các đặc trưng cơ bản của văn xuôi phi hư cấu: Mối quan hệ giữa tác giả, người kể chuyện và câu chuyện; Những diễn giải, thức nhận và trầm tư của tác giả hàm ẩn; Tính xác thực của tư liệu và thái độ của độc giả - Các thể loại văn xuôi phi hư cấu: hồi kí, tự truyện, truyện kí, bút kí, kí sự, tiểu thuyết tư liệu Nội dung 2: Cơ sở lịch sử, xã hội, văn hóa, trƣờng tri thức thời đại những năm đầu thế kỉ XXI tác động đến sự vận động, đổi mới thể loại văn xuôi phi hƣ cấu viết về chiến tranh - Tác động của hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và các thiết chế truyền thông, thông tin - Ý thức đổi mới cái nhìn và cách nhìn về chiến tranh - Nhu cầu được sống và kể lại của cái tôi trải nghiệm và chứng nhân Nội dung 3: Cái nhìn và sự diễn giải chiến tranh trong văn xuôi phi hƣ cấu về chiến tranh ở Việt Nam đầu thế kỉ XXI - Hiện thực về tư liệu và nhân vật: Tính xác thực của tư liệu lịch sử; Sự thực “có thể kiểm chứng” về nhân vật; Tính chân thực của thái độ, tình cảm - Những diễn giải về chiến tranh: Hiện thực chiến tranh từ góc nhìn trung tâm và ngoại 9 biên; Con người trong chiến tranh từ điểm nhìn bản thể và nhân văn; Kết nối quá khứ và thực tại từ tầm nhìn hiện đại - Sự trầm tư về chiến tranh: Chiến tranh và trải nghiệm tồn sinh của con người; Chiến tranh và khát vọng hòa bình; Chiến tranh và nỗ lực hóa/hòa giải nỗi đau hậu chiến Nội dung 4: Những hình thức diễn ngôn về chiến tranh trong văn xuôi phi hƣ cấu về chiến tranh ở Việt Nam đầu thế kỉ XXI - Diễn ngôn dân tộc chủ nghĩa - Diễn ngôn đời tư, thế sự - Diễn ngôn văn hóa, tâm linh - Diễn ngôn chấn thương 15 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15.1 Cách tiếp cận (nếu có) Chúng tôi tiếp cận và nghiên cứu các tác phẩm văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ lý thuyết thể loại, lý thuyết thi pháp học và lý thuyết diễn ngôn, nhằm khám phá, phân tích các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ và hình thức nghệ thuật của tác phẩm 15.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Để đáp ứng mục tiêu, nội dung của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp sau: - Phương pháp loại hình: Đây là phương pháp vận dụng những nguyên tắc loại hình học trong nghiên cứu giúp chúng tôi chỉ ra các thể loại văn xuôi phi hư cấu cơ bản, các hình thức diễn ngôn về chiến tranh - Phương pháp phân tích, thống kê: Phương pháp này nhằm phân tích, miêu tả, đánh giá những bình diện cơ bản về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm; đồng thời, thống kê số lượng tác phẩm trong từng thể loại, các tiểu loại đề tài chiến tranh (chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc, chiến tranh biên giới Tây Nam), các biểu tượng - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này giúp xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống tư duy và các thành tố nghệ thuật, cụ thể là đặt cái nhìn và sự diễn giải về chiến tranh của từng tác giả trong dòng văn học viết về chiến tranh (hư cấu và phi hư cấu), qua đó nhận diện cái chung và nét riêng của mỗi loại hình, cũng như mỗi tác phẩm - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này nhằm so sánh các tác phẩm cùng loại hình trong việc thể hiện một chủ đề; đồng thời, mở rộng liên hệ với những tác phẩm trước và cùng thời (hư cấu và phi hư cấu), qua đó thấy được sự khác biệt trong tư duy/phương thức thể hiện của mỗi thời đại, mỗi loại hình, mỗi nhà văn - Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác như: lịch sử, triết học, văn hóa, tôn giáo, đạo đức, chính trị, tâm lý để góp phần làm rõ một phương diện nào đấy của bối cảnh lịch sử - xã hội, truyền thống văn hóa, trạng huống tâm lý trong quá trình sáng tạo, thụ hưởng tác phẩm; đặc biệt trong cấu trúc nội tại của văn bản 16 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TT Nội dung, công việc thực hiện Sản phẩm Thời gian Ngƣời thực hiện (bắt đầu – kết thúc) Chủ nhiệm đề tài và 1 Sưu tầm, tổng hợp, phân tích tư liệu Phiếu tư liệu, danh 01/2020 - 04/2020 10 2 Hình thành đề cương chi tiết mục Tài liệu tham 04/2020 - 05/2020 các thành viên khảo Chủ nhiệm đề tài và Đề cương chi tiết các thành viên 3 Viết phần Mở đầu Phần Mở đầu 06/2020 - 06/2020 TS Nguyễn Văn Hùng 4 Viết Chương 1 Chương 1 07/2020 - 10/2020 TS Nguyễn Văn 5 Viết Chương 2 Chương 2 11/2020 - 01/2021 Hùng và NCS Hồ Tiểu Ngọc 6 Viết Chương 3 Chương 3 04/2021 - 07/2021 TS Nguyễn Văn 7 Viết phần Kết luận và Phụ lục Phần Kết luận và 08/2021 - 09/2021 Hùng và TS Phụ lục Nguyễn Thị Kim Ngân 8 Tổ chức Hội thảo (seminar), lấy ý Ý kiến đóng góp, bổ 09/2021 - 09/2021 sung hoàn thiện Báo 01/2020 - 09/2021 TS Nguyễn Văn kiến đóng góp của Tổ Bộ môn và cáo tổng kết Hùng và TS Nguyễn Thị Kim Khoa về nội dung đề tài 03 bài báo Ngân 9 Hoàn thành 03 bài báo TS Nguyễn Văn Hùng và các thành 10 Hoàn thiện bản thảo Báo cáo tổng Báo cáo tổng kết 10/2021 - 11/2021 viên đề tài kết Báo cáo tổng kết, 11/2021 - 11/2021 TS Nguyễn Văn 11 Nghiệm thu cấp cơ sở tóm tắt báo cáo tổng 12/2021 - 12/2021 Hùng và các thành kết 12/2021 - 12/2021 viên đề tài 12 Nghiệm thu cấp Đại học Huế Báo cáo tổng kết, TS Nguyễn Văn 13 Hoàn thiện sau nghiệm thu và nộp tóm tắt báo cáo và Hùng, TS Nguyễn cho cơ quan quản lý các văn bản liên Thị Kim Ngân, quan NCS Hồ Tiểu Ngọc Báo cáo tổng kết, TS Nguyễn Văn tóm tắt, CD và các Hùng và các thành văn bản liên quan viên TS Nguyễn Văn Hùng và các thành viên TS Nguyễn Văn Hùng và các thành viên TS Nguyễn Văn Hùng 17 SẢN PHẨM DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI (Các mục có dấu * là sản phẩm bắt buộc) STT Tên sản phẩm Số lƣợng Yêu cầu về chất lƣợng 17.1 Sản phẩm khoa học (bài báo, sách…) 02 01 bài báo trên tạp chí thuộc danh mục 1 Bài báo đăng tạp chí trong nước* 11 tính điểm của HĐGSNN; 01 bài báo trên Tạp chí Khoa học, Đại học Huế 2 Bài báo đăng tạp chí quốc tế 01 01 bài báo trên tạp chí thuộc danh mục 17.2 Sản phẩm đào tạo Scopus 1 Luận văn thạc sĩ* 03 03 Luận văn được Hội đồng chấm Luận 2 Chuyên đề nghiên cứu sinh* văn thạc sĩ thông qua với kết quả từ khá 3 Hỗ trợ Luận án tiến sĩ 4 Khác trở lên 17.3 Sản phẩm ứng dụng 17.4 Sản phẩm khác 18 PHƢƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG - Báo cáo tổng kết đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học Ngành Văn học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; - Kết quả đề tài là tư liệu biên soạn bài giảng Tác phẩm và thể loại văn học, giảng dạy tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 19 KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ Tổng kinh phí: 100 triệu đồng, trong đó: Kinh phí KHCN ĐHH: 100 triệu đồng Nguồn kinh phí khác: 0 triệu đồng Nhu cầu kinh phí từng năm: Năm 1: 50 triệu đồng, Năm 2: 50 triệu đồng Dự trù kinh phí theo các mục chi (phù hợp với nội dung nghiên cứu): Đơn vị tính: nghìn đồng Bảng tổng hợp dự toán kinh phí đề tài Tổng Nguồn kinh phí kinh phí T Khoản chi (nghìn Tỷ lệ (nghìn đồng) T (%) đồng) KHCN Khác 1 Chi tiền công lao động trực tiếp 69389 69.39 ĐHH 2 Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu 3 Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định 69389 4 Chi hội thảo khoa học, công tác phí phục vụ hoạt động nghiên 9000 9.00 9000 cứu 5 Chi trả dịch vụ thuê ngoài phục vụ hoạt động nghiên cứu 9170 9.17 9170 6 Chi điều tra, khảo sát thu thập số liệu 7 Chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in ấn phuc vụ hoạt 3900 3.90 3900 5000 5.00 5000 động nghiên cứu 3541 3.54 3541 8 Chi họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở 100000 100.00 100000 9 Chi quản lý chung (5%) 10 Chi khác 0 Tổng cộng = 12 Ngày…tháng…năm…… Ngày…tháng…năm…… Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên) Ngày…tháng…năm…… Cơ quan chủ quản duyệt GIÁM ĐỐC ĐẠI HỌC HUẾ 13 Khoản 1 Chi tiền công lao động trực tiếp Số Hệ số Số Lƣơng Tổng Nguồn kinh phí ngƣời tiền ngày cơ sở kinh phí TT Nội dung chi thực công công (nghìn (nghìn (nghìn đồng) hiện đồng) 4 5 đồng) KHCN Khấc 3 6 7 ĐHH 0.42 1 2 0.26 8 9 0.17 1.1 Dự toán theo nội dung công việc 0.10 Nghiên cứu tổng quan (xây dựng 0.42 0.26 1 thuyết minh, báo cáo tổng quan 0.17 5081 5081 0.10 vấn đề nghiên cứu) 0.42 Chủ nhiệm đề tài 1 0.26 2 1490 1252 0.17 Thành viên thực hiện chính, thư ký 2 0.10 2 1490 1550 khoa học 0.42 Thành viên đề tài 3 0.26 3 1490 2280 0.17 Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ 0.10 1490 Đánh giá thực trạng vấn đề 0.42 15004 15004 2 nghiên cứu 0.26 0.17 Chủ nhiệm đề tài 1 0.10 8 1490 5006 Thành viên thực hiện chính, thư ký 2 0.42 8 1490 6198 khoa học 14 Thành viên đề tài 3 5 1490 3799 Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ 1490 Thu thập thông tin, tài liệu, dữ 3 liệu; xử lý số liệu, phân tích 20473 20473 thông tin, tài liệu, dữ liệu Chủ nhiệm đề tài 1 18 1490 11264 Thành viên thực hiện chính, thư ký 2 6 1490 4649 khoa học Thành viên đề tài 3 6 1490 4559 Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ 1490 4 Nội dung nghiên cứu chuyên 24153 24153 môn Chủ nhiệm đề tài 1 30 1490 18774 Thành viên thực hiện chính, thư ký 2 4 1490 3099 khoa học Thành viên đề tài 3 3 1490 2280 Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ 1490 Tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm, khảo 5 nghiệm, chế tạo, sản xuất; nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ Chủ nhiệm đề tài 1490 1490 Thành viên thực hiện chính, thư ký 1490 1490 khoa học 1490 Thành viên đề tài Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ Đề xuất giải pháp, kiến nghị, 6 sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm, chế phẩm, mô hình, ấn phẩm khoa học và đề xuất khác Chủ nhiệm đề tài Thành viên thực hiện chính, thư ký 0.26 1490 khoa học Thành viên đề tài 0.17 1490 Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ 0.10 1490 Tổng kết, đánh giá(Báo cáo 7 thống kê, báo cáo tóm tắt và báo 4679 4679 cáo tổng hợp) Chủ nhiệm đề tài 1 0.42 5 1490 3129 Thành viên thực hiện chính, thư ký 2 0.26 2 1490 1550 khoa học Thành viên đề tài 0.17 1490 Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ 0.10 1490 Tổng (1)= 69389 69389 1.2 Dự toán theo thành viên đề tài 1 Chủ nhiệm đề tài 0.42 63 1490 39425 2 Thành viên thực hiện chính, thƣ 0.26 22 1490 17046 ký khoa học 3 Thành viên đề tài 0.17 17 1490 12918 4 Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ 0.10 1490 Tổng (1)= 69389 59704 9685 Khoản 2 Chi mua vật tƣ, nguyên, nhiên, vật liệu Đơn Thành Nguồn kinh phí giá tiền T Khoản chi Đơn vị Số (nghìn (nghìn (nghìn đồng) đồng) đồng) T tính lƣợng KHCN Khác ĐHH Tổng (2) = Khoản 3 Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định Đơn Thành Nguồn kinh phí giá tiền T Khoản chi Đơn vị Số (nghìn (nghìn (nghìn đồng) đồng) đồng) T tính lƣợng KHCN Khác ĐHH Tổng (3) = Khoản 4 Chi hội thảo khoa học, công tác phí phục vụ hoạt động nghiên cứu 4.1 Chi hội thảo khoa học T Định Thành Nguồn kinh phí T Nội dung chi Số mức tiền (nghìn đồng) buổi chi (nghìn KHCN Khác (nghìn đồng) ĐHH đồng) 1 Chủ trì 2 500 1000 1000 600 2 Thư ký 2 300 600 1400 3 Báo cáo viên trình bày tại hội thảo 2 700 1400 1000 1500 4 Báo cáo được đặt hàng nhưng không trình bày 2 500 1000 5500 5 Thành viên tham dự hội thảo 15 100 1500 Cộng (4.1) = 5500 4.1 Chi công tác phí Mức Thành Nguồn kinh phí T Nội dung chi Số chi tiền (nghìn đồng) T ngƣời (nghìn (nghìn KHCN Khác ĐHH đồng) đồng) 15 1 Công tác phí cho chủ nhiệm 1 3500 3500 3500 Cộng (4.1) = 3500 3500 Khoản 5 Chi trả dịch vụ thuê ngoài phục vụ hoạt động nghiên cứu Đơn Thành Nguồn kinh phí tiền T Khoản chi Đơn vị Số giá (nghìn (nghìn đồng) đồng) T tính lƣợng (nghìn KHCN Khác ĐHH đồng) Tổng (5) = Khoản 6 Chi điều tra, khảo sát, thu thập số liệu Đơn Thành Nguồn kinh phí giá tiền T Khoản chi Đơn vị Số (nghìn (nghìn (nghìn đồng) lƣợng đồng) đồng) T tính KHCN Khác ĐHH Tổng (6) = Khoản 7 Chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in ấn Đơn Thành Nguồn kinh phí giá tiền T Khoản chi Đơn vị Số (nghìn (nghìn (nghìn đồng) đồng) đồng) T tính lƣợng 1000 3000 KHCN Khác 1050 ĐHH 7 1 Chi phí đăng bài báo, tạp chí Bài 3 100 1000 3000 2 Đánh máy Cuốn 150 110 1050 3 Photo, đóng cuốn đề tài BC nghiệm thu cấp Cuốn 10 300 1000 cơ sở 10 4 Photo, đóng cuốn đề tài BC nghiệm thu cấp Cuốn 12 100 1320 1320 ĐH Huế 5 Chi thông tin liên lạc cho nhóm tác giả đề tài Người 6 1800 1800 phục vụ nghiên cứu 500 500 6 Văn phòng phẩm Cái 50 500 500 9170 9170 7 Photo bài hội thảo Cuốn 5 Tổng (7) = Khoản 8 Chi họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở Mức Thành Nguồn kinh phí chi tiền TT Nội dung chi Số (nghìn (nghìn (nghìn đồng) ngƣời đồng) đồng) 2650 KHCN Khác 400 ĐHH 1500 8.1 Chi họp hội đồng 150 2650 Chủ tịch Hội đồng 600 Thư ký và các ủy viên hội đồng 1 400 1250 400 Thư ký hành chính 500 Đại biểu được mời tham dự 5 300 750 1500 3900 8.2 Chi viết nhận xét đánh giá 1 150 150 Nhận xét phản biện Nhận xét ủy viên 6 100 600 Tổng (8) = 1250 2 250 500 5 150 750 3900 16

Ngày đăng: 11/03/2024, 19:40

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan