1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ Án Tốt Nghiệp Đại học Hàng Hải

62 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Biện Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Gạo ST25 Của Việt Nam Sang Hoa Kỳ
Tác giả Đoàn Quang Thắng, Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Thanh Hải
Người hướng dẫn Lê Thị Quỳnh Hương
Trường học Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Đồ án Tốt nghiệp Đại học Hàng Hải

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

ĐOÀN QUANG THẮNG NGUYỄN HỒNG NHUNG NGUYỄN THANH HẢI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG

GẠO ST25 CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ

HẢI PHÒNG – 2022

Trang 2

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

ĐOÀN QUANG THẮNG NGUYỄN HỒNG NHUNG NGUYỄN THANH HẢI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG

GẠO ST25 CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ

NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ; MÃ SỐ: 7340120

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

Người hướng dẫn: Lê Thị Quỳnh Hương

HẢI PHÒNG – 2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở khoa Kinh tế đã sắp xếplịch trình của bài đồ án một cách cụ thể để quá trình làm đồ án diễn ra suôn sẻ vàhợp lý, đồng thời chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Lê Thị QuỳnhHương đã theo sát chúng em và đưa ra những lời khuyên, lời phê chính xác giúpchúng em hoàn thành được bài đồ án này

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan rằng bài đồ án này chúng em đã tự hoàn thànhbằng chính sức lực của bản thân, không dựa trên ý tưởng của bất cứ bài đồ ánnào trước đó

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1

1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa 1

1.2 Vai trò của xuất khẩu 1

1.3 Các công cụ điều tiết hoạt động xuất khẩu 3

1.3.1 Công cụ thuế quan 3

1.3.2 Các công cụ phi thuế 4

1.3.3 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện 6

1.3.4 Trợ cấp xuất khẩu 6

1.3.5 Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật 7

1.4 Các hình thức xuất khẩu 7

1.5 Các văn bản pháp luật có liên quan 12

1.5.1 Các văn bản pháp luật về xuất khẩu gạo của Việt Nam 12

1.5.2 Các hiệp định thương mại liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO ST25 SANG HOA KỲ 14

2.1 Tìm hiểu về gạo ST25 14

2.1.1 Nguồn gốc 14

2.1.2 Đặc điểm 14

Trang 5

2.3.4 Thành phần dinh dưỡng 16

2.2 Thực trạng xuất khẩu gạo ST25 17

2.2.1 Thị trường xuất khẩu 17

2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu 22

2.2.3 Thuận lợi và khó khăn 24

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO ST25 CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ 27

3.1 Các biện pháp đối với Nhà nước 27

3.1.1 Quy hoạch lại sản xuất lúa gạo 27

3.1.2 Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua gạo tạm trữ xuất khẩu và chính sách trợ giá cho nông dân 28

3.1.3 Các giải pháp về đầu tư 29

3.2 Các biện pháp đối với doanh nghiệp 34

3.2.1 Ứng dụng khoa học công nghệ cao vào chế biến gạo xuất khẩu 34

3.2.2 Có giải pháp phù hợp để phát triển thị trường 39

3.2.3 Có giải pháp xúc tiến thương mại 42

3.2.5 Một số chiến lược khác 45

KẾT LUẬN 47

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá đanglàm cho hoạt động kinh doanh quốc tế trở thành một trong những nội dung quantrọng của các nước trên thế giới, Việt Nam đã tham gia ký kết thành công nhiềuhiệp định thương mại với nhiều quốc gia mang tầm chiến lược như Hiệp địnhThương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diệnkhu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệpVương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) đã tạo ra nhiều cơ hội để Việt Nambứt phá

Đối với Việt Nam thì hoạt động xuất khẩu được coi là trọng yếu bởi lẽ nókhuyến khích khai thác những tiềm năng của nền kinh tế, mang lại nguồn thungoại tệ để phát triển đất nước và đặc biệt giúp khẳng định vị thế của Việt Namtrên thị trường quốc tế Việt Nam là một nước đi lên và phát triển từ truyềnthống nông nghiệp lâu đời Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò quan trọng trongphát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam Năm 1989, đánh dấu sựkiện quan trọng là lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo ra thịtrường thế giới, tính đến nay Việt Nam luôn nằm trong top 3 nước xuất khẩu gạolớn nhất trên thế giới

Trong 2 năm qua, cả thế giới phải đối mặt với đại dịch COVID-19 làmsuy giảm nhiều ngành nghề, nhưng nhu cầu về lương thực không giảm mà còntăng, đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhu cầu về gạo của khách hàng quốc tếtăng cao, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh Những nguyên nhân này đãtác động và tạo nên vị thế, giá trị gia tăng cho xuất khẩu gạo Việt Nam trên thịtrường thế giới Tiêu biểu là gạo ST25 đã được quốc tế công nhận và giành giảithưởng "Gạo ngon nhất thế giới" năm 2019 mà thị trường nhập khẩu lớn nhất

Trang 7

định hướng, biện pháp rõ ràng Để làm rõ điều đó, chúng em xin giới thiệu đề tài

“Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo ST25 của Việt Nam sang HoaKỳ”

Bài đồ án của chúng em chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo ST25 sang Mỹ

Chương 3: Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo ST25 của

Việt Nam sang Hoa Kỳ

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

OOH Quảng cáo ngoài trời (Out of home)

PR Truyền thông quảng cáo (Public Relations)

FMI Viện tiếp thị sản phẩm đồ ăn (Food

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

2.1 Biểu đồ thể hiện chi tiêu cho ăn uống của các nhóm thunhập khác nhau của Mỹ (thu nhập bình quân theo năm) 192.2 Tăng trưởng số lượng nhà hàng Nhật Bản tại Mỹ quacác năm từ 2011-2021 212.3 Tăng trưởng số lượng nhà hàng Hàn Quốc tại Mỹ quacác năm từ 2011-2021 212.4 Tổng lượng gạo nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ 2013/2014đến 2020/2021 (nghìn tấn) 223.1 Một mẫu bao bì gạo ST25 của Việt Nam xuất khẩusang Mỹ 40

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG

HÓA 1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, là quátrình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia với nhau theo nguyên tắc trao đổingang giá sử dụng tiền tệ làm trung gian Đây không phải là một giao dịch đơn

lẻ mà là một hệ thống các mối quan hệ mua bán với các tổ chức bên trong vàbên ngoài trong một nền kinh tế

Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch

vụ từ trong nước để đáp ứng nhu cầu của các nước bên ngoài hoặc các vùng đặcbiệt và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Nói cách khác, xuất khẩu là việc các

tổ chức kinh tế, công ty trong nước bán hàng hoá cho các tổ chức, cá nhân nướcngoài

1.2 Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triểncủa toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là đối với sự phát triển của một quốc gia, hoặcmang tính quy mô hơn là toàn thế giới Sau đây là các vai trò quan trọng nhấtcủa xuất khẩu:

* Đối với nền kinh tế

- Xuất khẩu giúp mở rộng nền kinh tế trên toàn thế giới và đẩy nhanh quátrình phát triển của kinh tế trong nước Các quốc gia sẽ ưu tiên xuất khẩu cácmặt hàng có số lượng sản xuất lớn trong nước mà thị trường nội địa không tiêuthụ hết hoặc các mặt hàng chất lượng tốt, có tính cạnh tranh cao hơn ra ngoàinước

- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn cho quá trình nhập khẩu và tái đầu tư sangcác lĩnh vực khác Điều này giúp giảm sự lệ thuộc vào các nguồn lợi từ đầu tư

Trang 12

nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam với nhu cầunhập khẩu cao.

- Xuất khẩu giúp quốc gia tăng dự trữ ngoại hối Khi đó, thặng dư trongcán cân thanh toán (thu ngoại tệ lớn hơn) là điều kiện tốt để phát triển kinh tế.Hoạt động xuất khẩu đã góp phần giúp dịch chuyển từ nền kinh tế nông nghiệpsang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ

- Hoạt động xuất khẩu cũng đã đóng góp đáng kể vào việc giải quyết cácvấn đề việc làm của người lao động Tạo thu nhập hợp pháp và cải thiện mứcsống của họ

- Xuất khẩu là cơ sở quan trọng để thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại của đất nước

* Đối với doanh nghiệp

- Hoạt động xuất khẩu giúp các công ty tăng doanh số bán hàng Với việcthị trường trong nước trở nên bão hòa, xuất khẩu đã trở thành một cách để cáccông ty tăng doanh thu khi mở rộng thị trường ra quốc tế Ngoài vấn đề thungoại tệ, xuất khẩu cũng sẽ tạo đà để các công ty không ngừng đổi mới chấtlượng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình

- Bằng cách xuất khẩu doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường đầu racủa mình Đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp tạo ra dòng doanh thu để

ổn định dòng tiền thanh toán cho nhà cung cấp Hơn nữa, tiếp tục đa dạng hóathị trường, tránh lệ thuộc vào một thị trường đơn nhất

- Mở rộng quảng cáo thương hiệu: Trên thị trường quốc tế, đó không chỉ

là thương hiệu riêng của một công ty, mà còn là thương hiệu quốc gia Doanhnghiệp càng tạo dựng được tên tuổi nhiều thì từ nhiều doanh nghiệp như vậy sẽtừng bước khẳng định vị thế của quốc gia đó Ví dụ rõ ràng nhất là khi nhắc đếnSony, Sharp người ta nghĩ đến ngay Nhật Bản, LG thì là Hàn Quốc

Trang 13

- Cuối cùng, nhờ hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam

có cơ hội tiếp xúc trên thị trường quốc tế, tích lũy kinh nghiệm hoạt động và xâydựng chiến lược kinh doanh với chi phí và rủi ro thấp nhất

1.3 Các công cụ điều tiết hoạt động xuất khẩu

Chính sách thương mại quốc tế là một tập hợp các chính sách, công cụ vàbiện pháp thích hợp được thiết lập trong chiến lược phát triển kinh tế và xã hộicủa quốc gia nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốcgia trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của mình Đểđạt được mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế, các quốc gia sử dụng cáccông cụ chủ yếu sau: công cụ thuế quan và công cụ phi thuế quan

1.3.1 Công cụ thuế quan

Khái niệm: Thuế quan là thuế do hải quan của một nước thu đối với hànghóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu khi vận chuyển qua cửa khẩu của nước đó

* Thuế quan xuất khẩu

Thuế quan xuất khẩu là thuế đánh trên mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu.Hiện nay các nước ít đánh thuế xuất khẩu, do thị trường quốc tế cạnh tranh gaygắt nên để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp, Nhànước chỉ áp dụng thuế cho vài loại hàng hóa có tác động đến an ninh quốc gia,hoặc có kim ngạch lớn

Tác động của thuế quan xuất khẩu:

- Tác động tích cực:

+ Thuế xuất khẩu gia tăng nguồn thu của ngân sách Nhà nước

+ Thuế xuất khẩu hạn chế xuất khẩu một cách quá nhiều các sản phẩm cónguồn gốc từ khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên, tác động tiêu cực tới sự cânbằng trong môi trường tự nhiên, đến an ninh lương thực để giữ an toàn cho anninh lương thực quốc gia và đảm bảo lợi ích trong nước

Trang 14

+ Thuế suất thuế xuất khẩu cao, duy trì quá lâu có thể có lợi cho đối thủcạnh tranh về giá.

* Hạn ngạch thuế quan

Là một biện pháp quản lý xuất nhập khẩu sử dụng 2 mức thuế xuất nhậpkhẩu, hàng hóa trong hạn ngạch thuế suất thấp hơn, hàng hóa ngoài hạn ngạchthuế suất cao hơn

1.3.2 Các công cụ phi thuế

* Hạn ngạch: Là việc hạn chế số lượng đối với một loại hàng hoá xuất hoặcnhập khẩu thông qua hình thức cấp giấy phép

Phân loại:

Trang 15

- Hạn ngạch xuất khẩu quy định một lượng hàng hoá lớn nhất được phépxuất khẩu trong một thời hạn nhất định (ít sử dụng).

- Hạn ngạch nhập khẩu quy định lượng hàng hoá lớn nhất được nhập khẩuvào một thị trường nào đó trong 1 năm (Được sử dụng nhiều hơn)

Tác động chung của hạn ngạch:

- Chính phủ có thể kiểm soát chặt chẽ lượng xuất nhập khẩu

- Nếu chính phủ không tổ chức đấu giá hạn ngạch, chính phủ không nhậnđược doanh thu từ thuế

- Hạn ngạch có thể dẫn đến độc quyền thương mại, gây ra các tiêu cựctrong việc tìm cách tiếp cận hạn ngạch

- Gia tăng chi phí quản lý hành chính, sự không công bằng giữa các doanhnghiệp

Tác động của hạn ngạch xuất khẩu:

- Đối với nước xuất khẩu:

+ Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm số lượng mặt hàng xuất khẩu, giảm quy

mô sản xuất, tăng thất nghiệp, giảm thu nhập của người lao động

+ Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm thu ngân sách của đất nước

+ Hạn ngạch xuất khẩu để đảm bảo cung cấp hàng hoá cho thị trườngtrong nước

+ Tác động đến người tiêu dùng: Hạn ngạch xuất khẩu hạn chế sản xuấthàng xuất khẩu, cung hàng hóa trong nước tăng lên làm cho giá hàng hóa trongnước giảm, tăng cơ hội lựa chọn và sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng

- Đối với nước nhập khẩu:

Trang 16

+ Hạn ngạch xuất khẩu ở nước xuất khẩu hạn chế hàng hoá nước ngoàivào nước nhập khẩu, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất ở nước nhập khẩu mởrộng quy mô, tăng cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

+ Đối với người tiêu dùng: Lượng hàng hóa vào nước nhập khẩu sẽ giảm,

do đó hạn chế việc tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu

Tác động của hạn ngạch nhập khẩu:

- Đối với nước nhập khẩu:

+ Hạn ngạch nhập khẩu làm tăng giá hàng nhập khẩu trong nước, tạo điềukiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất và tạo việc làm cho côngnhân

+ Hạn ngạch nhập khẩu được thiết kế để bảo vệ các ngành công nghiệpnon trẻ chưa có khả năng cạnh tranh trên các thị trường quốc tế phát triển

+ Hạn ngạch nhập khẩu làm giảm lượng hàng nhập khẩu, dẫn đến tiêudùng trong nước giảm, làm giảm lợi ích cho người tiêu dùng do ít cơ hội lựachọn hàng hóa và giá đắt hơn

- Đối với nước xuất khẩu:

+ Các nước xuất khẩu cũng sản xuất ít hàng hóa hơn nên sản xuất trongnước thu hẹp lại, thất nghiệp tăng cao, người lao động thu nhập giảm sút

+ Nguồn cung các sản phẩm bị áp hạn ngạch gia tăng giúp người tiêudùng có sự lựa chọn đa dạng hơn, giá cả các sản phẩm tiêu dùng có thể hạ thấphơn

1.3.3 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Đây là hình thức nước nhập khẩu chủ động yêu cầu nước xuất khẩu hạnchế xuất khẩu nếu không sẽ bị trả đũa Thực chất đây là cuộc đàm phán thươngmại giữa hai bên nhằm hạn chế sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài nhằm tạo

Trang 17

cơ hội việc làm trong nước Hạn chế xuất khẩu tự nguyện có tính miễn cưỡngđối với các quốc gia xuất khẩu quá nhiều một loại hàng hóa cụ thể.

1.3.4 Trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay lãi suấtthấp đối với hàng xuất khẩu trong nước hoặc các khoản vay ưu đãi cho kháchhàng nước ngoài để mua sản phẩm của ta Trợ cấp xuất khẩu làm tăng sản lượngxuất khẩu và giảm cung trên thị trường nội địa, dẫn đến ít lợi ích hơn cho ngườitiêu dùng Trợ cấp xuất khẩu làm tăng chi phí ròng xã hội do sản xuất nhiều sảnphẩm xuất khẩu không hiệu quả

1.3.5 Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn kỹ thuật là các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệsinh phòng chống dịch bệnh, tiêu chuẩn đo lường, an toàn lao động, bao gói vàgiữ gìn hệ sinh thái

Các quy định này xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống xã hội nhằmbảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và phản ánh trình độ phát triển của nềnvăn minh nhân loại Về mặt kinh tế, các quy định này có tác dụng bảo vệ thịtrường trong nước, hạn chế và làm sai lệch luồng hàng hóa trên thị trường quốc

tế Tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ cản trở xuất nhập khẩu, vì mỗi nước có thể có tiêuchuẩn kỹ thuật không giống nhau, và nhiều nước đã áp dụng để hạn chế nhậpkhẩu, đặc biệt là các nước phát triển

1.4 Các hình thức xuất khẩu

* Xuất khẩu trực tiếp

Khái niệm: Là hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bênmua và bên bán trực tiếp thỏa thuận, trao đổi, thương lượng về quyền lợi củamỗi bên phù hợp với pháp luật của các quốc gia các bên cùng tham gia ký kếthợp đồng

Trang 18

Xuất khẩu trực tiếp rất đơn giản Hoạt động xuất khẩu trực tiếp là hìnhthức xuất khẩu độc lập phù hợp với luật pháp và chính sách của quốc gia vàquốc tế do doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trườngtrong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí để đảm bảo kinh doanh có lãi.Trong hoạt động xuất khẩu tự doanh, từ việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn đốitác, lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc ký kết, giao kết và thực hiện hợpđồng đều do doanh nghiệp tự đảm nhận Doanh nghiệp phải sử dụng quỹ củamình để trang trải các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh và đượchưởng toàn bộ số lợi nhuận mà mình thu được Khi xuất khẩu tự do thì đượckhấu trừ kim ngạch xuất khẩu, khi tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu thì doanh nghiệpphải chịu thuế doanh thu và thuế lợi tức Trong trường hợp bình thường, doanhnghiệp chỉ cần ký hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài.

* Xuất khẩu uỷ thác

Khái niệm: Hoạt động xuất khẩu hình thành giữa các doanh nghiệp hoạtđộng trong nước, có phạm vi kinh doanh nhiều mặt hàng xuất khẩu nhưngkhông đủ điều kiện về năng lực vốn, đối tác kinh doanh nên ủy thác chodoanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương để xuất khẩu hànghóa theo yêu cầu của họ Bên nhận uỷ thác phải thương lượng với nước ngoài đểlàm thủ tục xuất khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và thu một khoản hoa hồnggọi là phí hoa hồng Mối quan hệ giữa doanh nghiệp ủy thác và doanh nghiệpnhận ủy thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng ủy thác

Đặc điểm: Trong hoạt động xuất khẩu này, người xuất khẩu (nhận uỷthác) không cần bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch (nếu có), không cần nghiêncứu thị trường tiêu thụ, vì không cần tiêu thụ hàng hóa của mình, chỉ đại diệnđứng ra giao dịch với khách hàng nước ngoài, ký kết hợp đồng, làm thủ tục xuấtkhẩu, thay mặt cho bên nhận ủy thác yêu cầu bồi thường nếu có tổn thất

Trang 19

Khi nhận uỷ thác, các doanh nghiệp xuất khẩu này (nhận uỷ thác) phải lậphai hợp đồng: Một hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài Một hợp đồngnhận uỷ thác với bên uỷ thác.

* Xuất khẩu tại chỗ

Khái niệm: Là hình thức mà hàng hoá được các doanh nghiệp sản xuất tạiViệt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanhnghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài Doanhnghiệp xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài

Hàng hóa được xuất khẩu tại chỗ sẽ không được vận chuyển vượt ra khỏibiên giới lãnh thổ Việt Nam, mà khách hàng nước ngoài vẫn mua và sử dụngđược hàng hóa của mình

* Buôn bán đối lưu

Khái niệm: Là phương thức giao dịch xuất khẩu – xuất khẩu, có quan hệmật thiết với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi

có giá trị ngang nhau Trong mô hình xuất khẩu này, đích đến là thu được mộtlượng hàng hóa nhất định có giá trị tương đương Vì vậy, phương thức này cònđược gọi với các tên khác như liên kết xuất nhập khẩu hoặc hàng đổi hàng

Yêu cầu: Các bên giao dịch phải luôn chú ý cân bằng khi đổi hàng Sự cânbằng này được phản ánh ở các khía cạnh sau:

- Cân bằng về mặt hàng

- Cân bằng về giá cả

- Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau

- Cân bằng về điều kiện giao hàng

Trang 20

Các loại hình buôn bán đối lưu:

- Nghiệp vụ hàng đổi hàng: Khi hai bên trao đổi trực tiếp với nhau màhàng hóa có giá trị ngang nhau thì việc giao hàng diễn ra gần như đồng thời.Tuy nhiên, trong trao đổi hiện đại, một phần hàng hóa có thể được thanh toánbằng tiền

- Nghiệp vụ bù trừ: Hai bên trao đổi hàng hóa trên cơ sở ghi nhận trị giá

đã giao, cuối kỳ hai bên đối chiếu sổ sách tài khoản để đối chiếu giữa giá trị đãgiao và giá trị đã nhận Số dư ra thì dùng số tiền đó để thanh toán theo yêu cầucủa chủ nợ

- Nghiệp vụ mua đối lưu: Một phía tiến hành sản xuất chế biến, bán thànhphẩm nguyên liệu Những thương vụ như vậy thường kéo dài từ 1 đến 5 năm,giá trị hàng hóa được giao để thanh toán thường không đạt 100% giá trị hànghóa đã mua

- Nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ: Bên nhận hàng chuyển khoản nợ vềtiền hàng cho một bên thứ ba

- Giao dịch bồi hoàn: Các bên trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ để lấy cácdịch vụ và lợi ích (như lợi ích đầu tư hoặc giúp bán sản phẩm) Các giao dịchnhư vậy thường diễn ra trong việc mua bán các công nghệ quân sự đắt tiền

* Xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư

Đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa (thường để gán nợ) được ký kết theothỏa thuận giữa hai Chính phủ

Đây là một trong những hình thức xuất khẩu tiết kiệm chi phí cho doanhnghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mà không gặp rủi

ro trong thanh toán

Trang 21

Trên thực tế, xuất khẩu dạng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ Thường thì ở cácnước xã hội chủ nghĩa trước đây và nước có quan hệ thân thiết và chỉ một sốdoanh nghiệp nhà nước.

* Gia công quốc tế

Đây là phương thức hoạt động trong đó bên nhận gia công tiến hành giacông nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chế biến ta thành phẩm và giao cho bênđặt gia công để nhận lại phí gia công

Đây là một trong những hình thức xuất khẩu đang phát triển mạnh vàđược sự quan tâm của nhiều nước do mang lại lợi ích:

- Đối với bên đặt gia công: Cách này giúp họ tận dụng được chi phí thấp,nguyên liệu và nhân công ở nước nhận gia công

- Đối với bên nhận gia công: Cách này giúp họ tạo công ăn việc làm cholao động trong nước hoặc đưa thiết bị, công nghệ mới vào nước họ để xây dựngcác ngành công nghiệp quốc gia như Singapore, Thái Lan

Các hình thức gia công quốc tế:

- Xét về quyền sở hữu nguyên liệu, gia công quốc tế có thể tiến hành dướihình thức sau đây:

+ Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhậngia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi sản phẩm và trả phí giacông

+ Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thờigian sản xuất, chế tạo sẽ mua thành phẩm Trong trường hợp này quyền sở hữunguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công

Ngoài ra người ta còn có thể áp dụng hình thức kết hợp trong đó bên đặtgia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính còn bên nhận gia công cung cấp

Trang 22

- Xét về giá cả gia công người ta có thể chia việc gia công thành hai hìnhthức:

+ Hợp đồng thực chi, thực thanh trong đó bên nhận gia công thanh toánvới bên đạt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thùlao gia công

+ Hợp đồng khoán trong đó ta xác định một giá trị định mức cho mỗi sảnphẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức

* Tạm nhập tái xuất

Đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu trước đó trở lại nướcngoài mà chưa được gia công thêm tại nước tái xuất thông qua các hợp đồng táixuất, bao gồm cả xuất nhập khẩu, mục đích là thu được lượng ngoại hối lớn sovới số ngoại tệ ban đầu đã sử dụng

Hợp đồng này luôn hấp dẫn ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất vànước nhập khẩu Do đó, các giao dịch tái xuất được gọi là giao dịch ba bên hoặcgiao dịch tam giác

- Tái xuất có thể thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:

+ Tái xuất đúng nghĩa, tức là hàng hóa được xuất khẩu từ nước xuất khẩusang nước tái xuất và sau đó từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu

+ Ngược lại của luồng hàng hoá là luồng tiền từ nước nhập khẩu đến nướctái xuất rồi nhanh chóng đến nước xuất khẩu

Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp thu được lợi nhuậncao mà không cần tổ chức sản xuất và đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị, khảnăng thu hồi vốn cũng nhanh hơn

Hoạt động kinh doanh tái xuất cần phải nhạy bén với các điều kiện thịtrường và giá cả cũng như tính chính xác và chặt chẽ của các hoạt động giao

Trang 23

dịch Vì vậy, các doanh nghiệp khi xuất khẩu theo con đường này cần phải cómột lực lượng lao động chất lượng cao.

1.5 Các văn bản pháp luật có liên quan

1.5.1 Các văn bản pháp luật về xuất khẩu gạo của Việt Nam

- Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo

- Thông tư 89/2011/TT-BTC hướng dẫn về phương pháp xác định giá sàngạo xuất khẩu

- Thông tư 08/2011/TT-NHNN quy định chi tiết về tín dụng kinh doanhxuất khẩu gạo

- Quyết định 560/QĐ-BNN-CB Về việc ban hành quy định tạm thời vềyêu cầu kỹ thuật kho chứa thóc chuyên dùng và cơ sở xay xát thóc gạo phục vụxuất khẩu

1.5.2 Các hiệp định thương mại liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

- Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)

+ Ngày ký kết: 13/07/2000

+ Nội dung: Mong muốn thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thươngmại bình đẳng và cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền giữaViệt Nam và Hoa Kỳ

- Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn

+ Ngày ký kết: 09/12/2006

+ Nội dung: Đưa Việt Nam ra khỏi Đạo luật bổ sung Jackson-Vanich mà

Mỹ áp đặt đối với Việt Nam từ năm 1974, chấm dứt sự phân biệt đối xử đối vớihàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Như vậy tất cả hàng hóa trao đổi giữa Mỹ và

Trang 24

Việt Nam đều sẽ được đối xử bình đẳng theo các quy định và luật lệ của Tổchức Thương mại Thế giới (WTO).

- Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ(TIFA)

+ Ngày ký kết: 21/06/2007

+ Nội dung: Hai bên sẽ thành lập một ủy ban hợp tác song phương, ngườiđứng đầu đã được thăng cấp lên lãnh đạo cấp Bộ, có quyền lực và trách nhiệmlớn hơn trong việc thảo luận các phương hướng, chính sách và sáng kiến lớn Sựhợp tác mới thúc đẩy quan hệ song phương và các biện pháp giải quyết các vấn

đề kinh tế và thương mại trong hợp tác giữa hai bên, bao gồm cả những khókhăn và đề xuất mà các đơn vị kinh doanh hai nước đang bắt gặp

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO ST25

SANG HOA KỲ 2.1 Tìm hiểu về gạo ST25

2.1.1 Nguồn gốc

Gạo ST25 được phát triển từ năm 1996 do kỹ sư Hồ Quang Cua phát hiện

và nghiên cứu Bắt đầu từ các dòng lúa thơm ST3, ST19, ST20… đến năm 2008tác giả cho ra đời lúa ST25 với những ưu thế vượt trội về chất lượng

Kỹ sư Hồ Quang Cua đã tận dụng một đặc điểm chỉ có ở miền Tây sôngnước, cụ thể là Sóc Trăng - quê hương ông - đó là mùa nước nổi Khi tới mùanước nổi, ruộng lúa của bà con sẽ bị ngập úng nên bà con thường nuôi tôm vàothời điểm này Cuối mùa nước nổi, xác những con tôm đó sẽ trở thành phân hữu

cơ cực tốt cho cây lúa

2.1.2 Đặc điểm

So sánh với các loại gạo khác cũng đang được xuất khẩu từ các nước, kể

cả gạo ngon trong nước, cũng như gạo ngoại nhập như gạo Thái Lan hay gạoCampuchia, gạo ST25 có nhiều đặc điểm nổi bật và mới lạ

Trước hết, nhìn bằng mắt thường, hạt gạo dài, trắng, trong, không bị bạc.Khi ngửi thấy có mùi thơm của lá dứa và mùi cốm mới Cơm nấu rất ngon, dẻo,rất mềm và ngọt

Tỷ lệ hấp thụ nước của ST25 là rất thấp, và tỷ lệ nấu ăn chỉ là nước chiếm4/5 gạo Đồng thời, hạt cơm chín không bị nát, chỉ thon dài như được xếp trongnồi cơm Gạo nếp khi nguội vẫn thơm, không bị cứng, không khó nuốt Giữtrong tủ lạnh đến ngày hôm sau vẫn nó không lại gạo

ST25 cũng là gạo sạch và an toàn Vì được canh tác trên ruộng lúa –ruộng tôm nên trong quá trình gieo cấy không sử dụng phân bón hóa học, thuốcbảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, không chứa aflatoxin và cadimi gây hại cho sức

Trang 26

khỏe Đồng thời đạt tiêu chuẩn gạo sạch trồng theo phương pháp hữu cơ ST25được sản xuất từ giống lúa cao sản, cao, chắc, kháng sâu bệnh, chịu mặn, chịuphèn tốt.

Lượng phân bón cần sử dụng cân đối để tăng cường khả năng phát triển

và sức bền của lúa Vì là giống lúa chất lượng cao nên cần bón các loại phân bón

có tỉ lệ Kali cao hơn các giống lúa khác Nên chọn các loại phân bón tổng hợp

và phân bón hữu cơ vi sinh, hạn chế sử dụng phân đơn Lượng phân bón dùngtrong vụ Xuân có lượng đạm tăng lên so với vụ Mùa

Lượng phân bón đối với phân đơn:

Bảng 2.1 Lượng phân bón sử dụng đối với phân đơn

Loại phân Đơn vị tính

1ha 360m 1 sào 2 1ha 360m 1 sào 2

Phân hữu cơ Tấn 8 – 10 0,3 – 0,4 8 – 10 0,3 – 0,4

Phân đạm Kg 220 – 240 8 – 8,5 200 – 220 7 – 7,5

Phân lân Kg 450 – 500 16 – 18 450 – 500 16 – 18

Phân kali Kg 160 – 180 6 – 6,5 160 – 180 6 – 6,5

Trang 27

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Thường xuyên thăm đồng, quan sát kỹ cây đêphòng trừ sâu bệnh hại.

- Thu hoạch: Gặt lúa khi vừa độ chín (sau khoảng 90 – 100 ngày); khôngnên phơi dưới điều kiện nhiệt độ quá cao, nắng mạnh; bảo quản trong khônggian khô ráo thoáng mát

2.3.4 Thành phần dinh dưỡng

Gạo ST25 có hàm lượng protein cao cùng với các loại vi chất có lợi Hàmlượng protein trong gạo chiếm 1/10, nhiều hơn gấp rưỡi lần gạo thường nên tạocảm giác no trước khi bụng đầy Ngoài ra, nó có lượng đường thấp, rất an toàncho sức khỏe mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là sử dụng bình thường chongười bị lượng đường trong máu cao, người già hoặc trẻ em

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng có trong gạo ST25

2.2 Thực trạng xuất khẩu gạo ST25

2.2.1 Thị trường xuất khẩu

* Tổng quan về văn hóa Hoa Kỳ

- Nền văn hóa đa dạng:

Trang 28

Hoa Kỳ là một quốc gia đa dạng về chủng tộc và đa dạng về văn hóa nhấttrên thế giới do sự nhập cư ồ ạt của nhiều quốc gia trong suốt chiều dài lịch sử.Ngoài sự gia tăng của thổ dân da đỏ, phần lớn dân số Hoa Kỳ là người nhập cư

từ các quốc gia khác Văn hóa Mỹ phần lớn bắt nguồn từ văn hóa phương Tây(Châu Âu), nhưng bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa đa dạng bao gồm ngườiChâu Phi, người Mỹ bản địa, người Châu Á, người Polynesia và người Latinh.Trong đó, phân tích của cuộc điều tra dân số năm 2010 đã chỉ ra rằng người Mỹgốc Á là dân tộc thiểu số phát triển nhanh nhất nước Mỹ

Văn hóa Mỹ được xem như là “một chiếc nồi nấu chảy văn hóa” nghĩa làtất cả các nền văn hóa khác được hòa nhập vào văn hóa Mỹ Trong quá khứ, cácnền văn hóa khác đã ảnh hưởng đến Mỹ, nhưng hiện nay, văn hóa Mỹ đang lanrộng khắp thế giới

Phương thức mà mọi người “bị trung hòa” trong văn hóa Mỹ là khácnhau “Những nhóm người nhập cư khác nhau sẽ bị ảnh hưởng khác nhau Ví

dụ, tại nước Mỹ, một gia đình có truyền thông Tây Ban Nha họ sử dụng tiếngTây Ban Nha hằng ngày và những văn hóa khác không phải từ Mỹ, nhưng khisống tại Mỹ họ bị tác động bởi văn hóa từ những cộng đồng Mỹ và họ phải trântrọng nó theo một lẽ sống bằng nhiều cách khác nhau”

- Quan điểm chi tiêu và văn hóa tận hưởng cuộc sống:

Người Mỹ quan niệm rằng cuộc đời là ngắn ngủi, vì vậy hãy quan tâmđến bản thân mình trước Với những suy nghĩ như vậy trong đầu, họ tận hưởngniềm vui của tuổi trẻ và sự yên tĩnh của tuổi già Họ chi tiêu thoải mái khi còn đilàm và tiêu hết số tiền lương mỗi tháng mà không tiết kiệm tiền cho tuổi già haytiết kiệm cho con cháu như hầu hết các quốc gia Châu Á

Theo số liệu từ New York Times năm 2017, trung bình có một trên bảyngười Mỹ sống dưới mức nghèo khổ Tuy vậy, những người Mỹ sống dưới mức

Trang 29

Theo ghi nhận, 46% hộ nghèo ở Mỹ nhà có trên 2 phòng ngủ, đến 80% hộnghèo có máy lạnh và 75% sở hữu tivi Thậm chí nhiều gia đình vẫn có xe hơi.Bên cạnh quan điểm tận hưởng cuộc sống thì người dân Mỹ còn có một số lý do

để ăn tiêu thoải mái hơn nữa Cụ thể:

+ Các quyền cơ bản của người nghèo ở Mỹ được đảm bảo Nếu được coi

là nghèo, người Mỹ sẽ được hưởng 4 quyền lợi: trợ cấp thu nhập thấp, trợ cấplương thực, trợ cấp nhà ở và bảo hiểm y tế toàn diện Vậy nên có rất nhiều ngườinghèo ở đất nước này nhận được trợ cấp của Chính phủ vẫn lái những chiếc xecao cấp như Audi hay Mercedes Ngay cả những người nghèo cũng có cuộcsống khá đầy đủ nên người Mỹ không cần phải tiết kiệm nữa

+ Người Mỹ không phải tiết kiệm cho lúc về già vì họ đã có lương hưu.Thậm chí các công ty lớn còn dành ra một quỹ riêng chi trả cho tuổi nghỉ hưucủa nhân viên Nếu vẫn không hài lòng, người Mỹ có thể tự mua bảo hiểm hưutrí Thông qua bảo hiểm này, người cao tuổi không phải lo lắng về những khoảnchi phí quá lớn sau khi nghỉ hưu

+ Một lý do khác khiến người trung niên và cao tuổi ở Mỹ không có xuhướng tiết kiệm tiền là bởi thuế đánh vào tài sản thừa kế rất cao, lên tới 55%.Con số khổng lồ này khiến nhiều người không muốn để dành tiền cho con cháu

+ Mỹ có phúc lợi xã hội tốt, lợi tức đầu tư cao, lãi suất ngân hàng thấp vàcho vay thuận tiện Đây là lý do tại sao người Mỹ không quan tâm đến việc tiếtkiệm cho con cháu của họ

Chính vì những lý do trên mà người Mỹ chi tiêu thoải mái cho những thứlàm cho họ cảm thấy cuộc sống thật tốt đẹp Đứng hàng đầu trong số đó là thựcphẩm và đồ ăn Ước tính người Mỹ dành trung bình 10% thu nhập hằng nămcho việc ăn uống Theo khảo sát hàng năm của Văn phòng Thống kê Lao động(thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ), các nhóm có thu nhập hàng năm từ 15 nghìn USDđến 200 nghìn USD dành phần lớn ngân sách ăn uống của họ cho việc ăn ngoài

Trang 30

Tuy nhiên nhóm thu nhập dưới 15 nghìn USD cũng chi tiền cho việc ăn ngoàibằng ½ tiền ăn ở nhà Cùng với quan điểm cởi mở với những nền văn hóa mới,người Mỹ rất thích thưởng thức các món ăn của các nước khác nhau Dẫn đếnngành lương thực thực phẩm của Mỹ chứng kiến một nhu cầu khổng lồ và đadạng các loại thực phẩm khác nhau chưa từng hạ nhiệt qua các năm.

Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện chi tiêu cho ăn uống của các nhóm thu nhập khác nhau của Mỹ (thu nhập bình quân theo năm)

* Châu Á và nền văn minh lúa nước trong lòng nước Mỹ

Vì lý do nhập cư, Mỹ là một trong những quốc gia trên thế giới có nềnvăn hóa đa dạng nhất Hầu như văn hóa Mỹ đều được chạm khắc bởi mọi vùngmiền trên thế giới Châu Á nổi tiếng với nền văn minh lúa nước đã hòa nhập vàotrong lòng nước Mỹ Theo số liệu thống kê, người Mỹ gốc Á tại đây chiếmkhoảng 6,8% trong tổng dân số cả nước Mỹ Cụ thể là 21,655,368 người(Wikipedia – 2017) Tập trung nhiều tại các bang và thành phố như California,New York, Texas, Những người Mỹ gốc Á này đã định cư qua nhiều thế hệ và

đã hòa nhập với văn hóa nước sở tại thế nhưng họ vẫn giữ nét văn hóa Châu Á

Trang 31

truyền thống là lấy gạo làm loại lương thực chính Chính vì lý do này mà Mỹhằng năm vẫn nhập khẩu khoảng 7% tổng lượng gạo tiêu thụ trên toàn thế giới.

Xã hội Mỹ được đánh giá là một xã hội cởi mở Người Mỹ là những conngười chân thành, không cầu kỳ, họ luôn mở lòng với những điều mới và nhữngnền văn hóa mới Khi nhắc tới những món ăn từ gạo, người Mỹ sẽ nhắc tới nền

ẩm thực đa dạng của Châu Á Theo thông tin đến từ công ty nghiên cứu thịtrường Euromonitor, Từ năm 1999 đến năm 2015, doanh số bán đồ ăn châu Á đãtăng 135%, đánh bại các món ăn Latinh và Trung Đông

Trên toàn thế giới, có khoảng 90% nhà hàng Châu Á là nhỏ và độc lập.Nhưng ở Mỹ, 50% doanh thu từ các món ăn Châu Á được đóng góp bởi cácchuỗi nhà hàng lớn Hiện nay, chỉ tính riêng các nhà hàng Trung Hoa trên đất

Mỹ cũng đã chạm tới con số 45.000 nhà hàng Con số này lớn hơn tổng số nhàhàng của McDonald's, KFCs, Pizza Huts, Taco Bells và Wendy's cộng lại -những thương hiệu đồ ăn nhanh truyền thống nổi tiếng của Mỹ Con số này của

ẩm thực Nhật Bản là 28.614 nhà hàng và đối với Hàn Quốc là 6.830 nhà hàng

Và trong thực đơn của họ có rất nhiều món có nguyên liệu là gạo Điều này đãchứng minh được sự phổ biến của gạo trong đời sống người Mỹ nói riêng và củavăn hóa Châu Á tại Mỹ nói chung

Ngày đăng: 11/03/2024, 19:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w