1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Nghiên cứu hệ thống phanh trên xe ô tô mitsubishi xpander cross

85 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hệ Thống Phanh Trên Xe Ô Tô Mitsubishi Xpander Cross
Tác giả Lâm Chí Thảo
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Quan Thanh
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Cơ khí ô tô
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 3,79 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I.....................................................................................................................10 (15)
    • 1.1. Khái quát lịch sử hình thành và sự phát triển của hãng xe Mitsubishi (15)
    • 1.2. Tổng quan về công ty TNHH MTV ô tô G-STARS (Mitsubishi G-Stars Cần Thơ) (0)
  • CHƯƠNG II....................................................................................................................40 (24)
    • 2.1. Khái quát về hệ thống phanh (0)
    • 2.2. Các hệ dẫn động phanh (0)
    • 2.3. Các cơ cấu phanh (0)
    • 2.4. Các loại hệ thống phanh (0)
  • CHƯƠNG III..................................................................................................................59 (36)
    • 3.1. Giới thiệu chung về hệ thống phanh trên xe Mitsubishi Xpander (36)
    • 3.2. Cấu tạo các bộ phận trên hệ thống phanh trên xe Mitsubishi Xpander (36)
    • 3.3. Các hệ thống hỗ trợ thông minh trên Mitsubishi Xpander (69)
    • 3.4. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục (80)
  • CHƯƠNG IV.................................................................................................................104 (84)
    • 4.1. Kết luận (84)
    • 4.2. Kiến nghị (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)

Nội dung

Địa điểm thực hiện: phòng thực hành ô tô, khoa Kỹ thuật Cơ khí, trường Bách khoatrường Đại học Cần Thơ và Công ty Mitsubishi GStars Cần Thơ. 6. Mục tiêu của đề tài:  Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu hệ thống phanh trên xe ô tô Mitsubishi Xpander Cross.  Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu cấu tạo , cơ chế nguyên lý hoạt độngvà các hư hỏng trong hệ thống phanh từ đó đưa ra các nguyên nhân hư hỏng cũng như phương án xử lý khắc phục sữa chữa hợp lý các bộ phận các chi tiết trong hệ thống. 7. Giới hạn của đề tài: Trong phạm vi dòng xe Mitsubishi Xpander Cross 2022 8. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài: Rất mong được sự hướng dẫn hỗ trợ của thầy Nguyễn Quan Thanh và sự giúp đỡ của các anh chị kỹ thuậtviên trong công ty Mitsubishi GStar Cần Thơ. Địa điểm thực hiện: phòng thực hành ô tô, khoa Kỹ thuật Cơ khí, trường Bách khoatrường Đại học Cần Thơ và Công ty Mitsubishi GStars Cần Thơ. 6. Mục tiêu của đề tài:  Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu hệ thống phanh trên xe ô tô Mitsubishi Xpander Cross.  Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu cấu tạo , cơ chế nguyên lý hoạt độngvà các hư hỏng trong hệ thống phanh từ đó đưa ra các nguyên nhân hư hỏng cũng như phương án xử lý khắc phục sữa chữa hợp lý các bộ phận các chi tiết trong hệ thống. 7. Giới hạn của đề tài: Trong phạm vi dòng xe Mitsubishi Xpander Cross 2022 8. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài: Rất mong được sự hướng dẫn hỗ trợ của thầy Nguyễn Quan Thanh và sự giúp đỡ của các anh chị kỹ thuậtviên trong công ty Mitsubishi GStar Cần Thơ. Địa điểm thực hiện: phòng thực hành ô tô, khoa Kỹ thuật Cơ khí, trường Bách khoatrường Đại học Cần Thơ và Công ty Mitsubishi GStars Cần Thơ. 6. Mục tiêu của đề tài:  Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu hệ thống phanh trên xe ô tô Mitsubishi Xpander Cross.  Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu cấu tạo , cơ chế nguyên lý hoạt độngvà các hư hỏng trong hệ thống phanh từ đó đưa ra các nguyên nhân hư hỏng cũng như phương án xử lý khắc phục sữa chữa hợp lý các bộ phận các chi tiết trong hệ thống. 7. Giới hạn của đề tài: Trong phạm vi dòng xe Mitsubishi Xpander Cross 2022 8. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài: Rất mong được sự hướng dẫn hỗ trợ của thầy Nguyễn Quan Thanh và sự giúp đỡ của các anh chị kỹ thuậtviên trong công ty Mitsubishi GStar Cần Thơ. Địa điểm thực hiện: phòng thực hành ô tô, khoa Kỹ thuật Cơ khí, trường Bách khoatrường Đại học Cần Thơ và Công ty Mitsubishi GStars Cần Thơ. 6. Mục tiêu của đề tài:  Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu hệ thống phanh trên xe ô tô Mitsubishi Xpander Cross.  Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu cấu tạo , cơ chế nguyên lý hoạt độngvà các hư hỏng trong hệ thống phanh từ đó đưa ra các nguyên nhân hư hỏng cũng như phương án xử lý khắc phục sữa chữa hợp lý các bộ phận các chi tiết trong hệ thống. 7. Giới hạn của đề tài: Trong phạm vi dòng xe Mitsubishi Xpander Cross 2022 8. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài: Rất mong được sự hướng dẫn hỗ trợ của thầy Nguyễn Quan Thanh và sự giúp đỡ của các anh chị kỹ thuậtviên trong công ty Mitsubishi GStar Cần Thơ.

Khái quát lịch sử hình thành và sự phát triển của hãng xe Mitsubishi

Hãng xe Mitsubishi được thành lập vào năm 1870 bởi Yataro Iwasaki, một thương gia người Nhật Bản Ban đầu, công ty có tên là Mitsubishi Shokai và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đóng tàu.

Hình 1.1: Người sáng lập hãng xe Mitsubishi

Trong những năm 1917 và 1921, Mitsubishi chuyển hướng vào sản xuất ô tô và xe tải Các mẫu xe đầu tiên của hãng là Mitsubishi Model A và Mitsubishi Model T1, được sản xuất với công nghệ lắp ráp từ các linh kiện nhập khẩu từ Mỹ.

Hình 1.2: Mẫu xe đầu tiên (Model A) của Mitsubishi

Giữa các năm 1930 và 1940, Mitsubishi dành trọng tâm cho việc sản xuất các xe quân sự và xe tăng cho quân đội Nhật Bản trong chiến tranh thế giới II.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Mitsubishi tiếp tục nghiên cứu và phát triển động cơ và công nghệ sản xuất ô tô Năm 1960, hãng giới thiệu mẫu xe Mitsubishi 500, sản phẩm đầu tiên được sản xuất trên dây chuyền lắp ráp hiện đại.

Trong những năm 1960, Mitsubishi cho ra đời các mẫu xe Mitsubichi Colt và Mitsubishi Galant Các mẫu xe này được ưa chuộng như là xe sang và chất lượng cao tại thị trường trong nước Nhật Bản.

SVTH: Lâm Chí Thảo – xi –

Trong những năm 1970, Mitsubishi mở rộng sự hiện diện của mình đến thị trường quốc tế và trở thành một thương hiệu ô tô nổi tiếng trên toàn thế giới Các sản phẩm của hãng đã được bán ở hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ

Trong thập niên 1980, Mitsubishi tiếp tục phát triển và sản xuất các dòng xe như Mitsubishi Mirage, Mitsubishi Pajero và Mitsubishi Lancer Những sản phẩm này đã giúp Mitsubishi tăng cường thị phần và trở thành một trong những hãng xe lớn nhất tại thị trường trong nước Nhật Bản.

Vào những năm 1990, Mitsubishi bước vào cuộc cạnh tranh toàn cầu với các đối thủ như Toyota, Honda và Nissan Hãng đã giới thiệu các mẫu xe như Mitsubishi Eclipse và Mitsubishi Diamante.

Trong những năm 2000, Mitsubishi tiếp tục phát triển các dòng xe SUV và crossover mới như Mitsubishi Outlander và Mitsubishi ASX Ngoài ra, họ cũng hợp tác với nhà sản xuất ô tô người Pháp, Renault, nhằm cải thiện năng suất và tiết kiệm chi phí.

Từ năm 2010 đến nay, Mitsubishi đã có được những thành công với các mẫu xe nổi tiếng như Mitsubishi Mirage và Mitsubishi Triton Họ cũng tiến hành nghiên cứu và sản xuất các dòng xe điện và xe hybrid như Mitsubishi i-MiEV và Mitsubishi Outlander PHEV.

Mitsubishi đã trải qua một hành trình lịch sử phát triển rực rỡ trong hơn 150 năm qua Từ một thương hiệu chỉ hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu, họ đã phát triển thành một trong những thương hiệu ô tô lớn nhất trên toàn thế giới Tính đến năm

2023, Mitsubishi vẫn tiếp tục phát triển và cải tiến khả năng sản xuất của mình, giữ vững vị trí của mình trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

SVTH: Lâm Chí Thảo – xii –

1.2 hoạt động và phạm vi sản phẩm của công ty TNHH ô tô G-Stars

1.2.1 Giới thiệu chung về Mitsubishi G-Stars Cần Thơ

Công ty TNHH Ô tô G-Stars được thành lập và là Đại lý ủy quyền 3S của Misubishi Motors tại Cần Thơ.

Tháng 7/2018 Mitsubishi Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động và tiếp đón khách hàng mua xe, sử dụng dịch vụ và phụ tùng chính hiệu.

Hình 1.8: Showroom Mitsubishi G-Stars Cần Thơ

Hoạt động chính theo mô hình 3S của Đại lý ô tô Mitsubishi G-Stars Cần Thơ:

 Bảo hành bảo dưỡng (Service).

 Cung cấp phụ tùng Mitsubishi chính hiệu (Genuine-Parts). Địa chỉ: DH1 - DH2 Võ Nguyên Giáp, P Hưng Thạnh, Q Cái Răng, T.P Cần Thơ

Website: www.mitsubishi-cantho.vn Địa chỉ: DH1-DH2, đường Võ Nguyên Giáp, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, T.P Cần Thơ.

Các sản phẩm của dòng xe Mitsubishi đang kinh doanh tại công ty gồm: Attrage, Xpander, Xpander Cross, Outlander, Pajero Sport, Triton Athlete.

SVTH: Lâm Chí Thảo – xiii –

1.2.2 giới thiệu chung về các dòng xe đang kinh doanh tại Mitsubishi G-Stars Cần Thơ

Mitsubishi Attrage 2022 được đánh giá là mẫu xe sedan tiết kiệm nhiên liệu và hiệu quả Xe được trang bị động cơ 1.2L, 3 xi-lanh, công suất tối đa 78 mã lực và mô- men xoắn cực đại 100 Nm Hộp số là một lựa chọn giữa hộp số tay 5 cấp hoặc hộp số tự động vô cấp CVT.

Ngoài ra, thiết kế nội thất của Attrage 2022 cũng được cải tiến với các tính năng và trang thiết bị hiện đại như màn hình cảm ứng, hệ thống giải trí cập nhật thông tin qua Bluetooth, kết nối internet và điều khiển bằng giọng nói Xe cũng được trang bị các tính năng an toàn như hệ thống phanh ABS, cân bằng điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hỗ trợ đỗ xe

Hiện tại Mitsubishi G-Star Cần Thơ có 3 màu sắc và 3 phiên bản để chúng ta lựa chọn Mitsubishi Attrage là trắng, xám, đỏ (chỉ có trên CVT và CVT Premium) và phiên bản MT, CVT, CVT Premium.

Hình: Tổng thể thân xe Mitsubishi Attrage 2022

Mitsubishi Xpander 2022 là phiên bản nâng cấp của mẫu xe MPV tại thị trường Việt Nam Xe được thiết kế kiểu dáng năng động, hiện đại và có tính thực dụng cao

Tổng quan về công ty TNHH MTV ô tô G-STARS (Mitsubishi G-Stars Cần Thơ)

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH

2.1 Công dụng và yêu cầu của hệ thống phanh

Phanh trên ôtô là hệ thống quan trọng đảm bảo cho ôtô chuyển động an toàn ở mọi chế độ nhờ đó mới phát huy hết khả năng động lực, nâng cao tốc độ ôtô cũng như là năng suất vận chuyển của xe.

Hệ thống phanh được dùng để:

+ Giảm tốc độ của ôtô đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết nào đó. + Giữ ôtô đứng yên trên đường dốc với thời gian không hạn chế.

Như vậy, nhờ có hệ thống phanh mà người lái có thể chạy xe an toàn ở tốc độ cao, do đó tăng năng suất vận chuyển và hiệu quả xe.

Hệ thống phanh trên ô tô cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo hiệu quả phanh cao nhất ở bất kỳ chế độ chuyển động nào, ngay cả khi dừng xe tại chỗ, đảm bảo thoát nhiệt tốt.

- Có độ tin cậy làm việc cao để ôtô chuyển động an toàn.

- Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh phải nhỏ và đảm bảo phanh xe êm dịu trong mọi trường hợp.

- Điều khiển nhẹ nhàng thuận tiện và có tính tuỳ động.

- Đảm bảo sự phân bố mômen phanh trên các bánh xe theo quan hệ sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kỳ cường độ nào.

- Các chi tiết phải có trọng lượng nhỏ, tuổi thọ cao, dễ sử dụng và chăm sóc, bảo dưỡng bảo quản, thời gian bảo dưỡng sửa chữa ngắn.

- Đối với phanh dừng phải đảm bảo giữ xe đứng yên ngay cả khi trên dốc có độ dốc 16% trong thời gian dài.

Trên đây là các yêu cầu cơ bản, tuy nhiên với mỗi loại xe cụ thể, hệ thống phanh lại có các đặc điểm riêng về mặt kết cấu nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau mà loại xe đó đặt ra.

SVTH: Lâm Chí Thảo – xix –

Các loại hệ thống phanh

HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE MITSUBISHI XPANDER

3.1 Giới thiệu chung về hệ thống phanh trên xe Mitsubishi Xpander

Mitsubishi Xpander sử dụng hệ thống phanh thuỷ lực với bộ trợ lực phanh chân không, hai bánh xe trước được trang bị hệ thống phanh đĩa kết hợp với hai bánh xe sau được trang bị hệ thống phanh tang trống Được trang các hệ thống hỗ trợ phanh thông minh như:

- Chống bó cứng phanh ABS.

- Phân bổ lực phanh điện tử và phân phối lực phanh theo tải trọng EBD.

- Cân bằng thân xe ASC.

- Hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA.

- Kiểm soát lực kéo TCL.

- Khởi hành ngang dốc HSA.

- Tính hiệu đèn phanh khẩn cấp ESS.

Với các tính năng vận hành hiện đại như:

- Tính năng giữ chân phanh tự động BAH.

3.2 Cấu tạo các bộ phận trên hệ thống phanh trên xe Mitsubishi Xpander

SVTH: Lâm Chí Thảo – xxxi –

Giới thiệu chung về hệ thống phanh trên xe Mitsubishi Xpander

Mitsubishi Xpander sử dụng hệ thống phanh thuỷ lực với bộ trợ lực phanh chân không, hai bánh xe trước được trang bị hệ thống phanh đĩa kết hợp với hai bánh xe sau được trang bị hệ thống phanh tang trống Được trang các hệ thống hỗ trợ phanh thông minh như:

- Chống bó cứng phanh ABS.

- Phân bổ lực phanh điện tử và phân phối lực phanh theo tải trọng EBD.

- Cân bằng thân xe ASC.

- Hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA.

- Kiểm soát lực kéo TCL.

- Khởi hành ngang dốc HSA.

- Tính hiệu đèn phanh khẩn cấp ESS.

Với các tính năng vận hành hiện đại như:

- Tính năng giữ chân phanh tự động BAH.

Cấu tạo các bộ phận trên hệ thống phanh trên xe Mitsubishi Xpander

SVTH: Lâm Chí Thảo – xxxi –

Hình 3.1: Cấu tạo bàn đạp phanh

1 Đầu nối công tắc đèn phanh

Bàn đạp phanh: có nhiệm vụ nhận và truyền lực từ người lái vào hệ thống phanh thông qua cơ cấu cần đẩy đến bầu trợ lực phanh và tác động trực tiếp đến xylanh phanh chính.

Bộ trợ lực phanh là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh (tăng lực) tỷ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp để điều khiển các phanh Bộ trợ lực phanh sử dụng chân không được tạo ra từ đường ống nạp của động cơ và từ bơm chân không.

Cấu tạo chung của bầu trợ lực phanh bằng chân không:

Hình 3.2: Cấu tạo bầu trợ lực chân không

SVTH: Lâm Chí Thảo – xxxii –

- Thanh điều khiển van không khí.

- Phớt thân bộ trợ lực.

- Buồng áp suất biến đổi.

- Buồng áp suất không đổi.

 Khi phanh chưa được tác động:

Hình 3.3: Bầu trợ lực chân không khi chưa được tác động

Van không khí được nối với cần điều khiển van và bị lò xo phản hồi van không khí kéo về phía bên phải Van điều khiển bị lò xo van điều khiển đẩy sang phía bên

SVTH: Lâm Chí Thảo – xxxiii – trái Điều này sẽ khiến van không khí tiếp xúc với van điều khiển Cho nên, không khí bên ngoài đi qua lưới lọc bị chặn lại không vào được buồng áp suất biến đổi.

Trong điều kiện này, van chân không của thân van bị tách ra khỏi van điều khiển, tạo thành một lối thông giữa lỗ A và B Bởi vì luôn có chân không trong buồng áp suất không đổi, nên trong buồng áp suất biến đổi cũng sẽ có chân không vào thời điểm này.

 Khi phanh được tác động:

Hình 3.4: Bầu trợ lực chân không khi được tác động

Khi người lái đạp bàn đạp chân phanh, cần điều khiển đẩy van không khí, làm nó di chuyển sang bên trái Lò xo van điều khiển cũng đẩy van không khí di chuyển sang bên trái cho tới khi tiếp xúc với van chân không Chuyển động này sẽ bịt kín lối thông giữa lỗ A và B.

Khi van không khí tiếp tục dịch chuyển sang bên trái, thì nó càng xa van điều khiển làm cho không khí bên ngoài lọt vào bên trong buồng áp suất biến đổi qua lỗ B sau khi qua lưới lọc không khí. Độ chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi khiến piston dịch chuyển về phía bên trái Điều này khiến đĩa phản lực đẩy cần đẩy bộ trợ lực về bên trái và làm tăng kích thước phanh.

SVTH: Lâm Chí Thảo – xxxiv –

Hình 3.5: Bầu trợ lực chân không khi giữ phanh

Nếu như người lái đạp bàn đạp phanh nửa chừng, cần điều khiển van và van không khí sẽ ngừng dịch chuyển, nhưng piston vẫn tiếp tục dịch chuyển sang bên trái do chênh lệch áp suất Lò xo van điều khiển khiến van này vẫn tiếp xúc với van chân không, nhưng nó lại dịch chuyển theo piston.

Vì van điều khiển di chuyển sang bên trái và tiếp xúc với van không khí, không khí bên ngoài sẽ bị chặn lại không vào được trong buồng áp suất biến đổi Cho nên áp suất trong buồng áp suất biến đổi vẫn ổn định.

Có một độ chênh lệch áp suất không thay đổi giữa buồng áp suất biến đổi và buồng áp suất không đổi Cho nên, piston ngừng dịch chuyển và duy trì lực phanh.

SVTH: Lâm Chí Thảo – xxxv –

 Khi phanh được tác động tối đa

Hình 3.6: Bầu trợ lực chân không khi phanh tối đa

Nếu người lái đạp bàn đạp phanh hết mức, van không khí sẽ dịch chuyển hoàn toàn ra khỏi van điều khiển, buồng áp suất thay đổi sẽ được nạp đầy không khí từ ngoài vào Do đó, độ chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất thay đổi và áp suất không đổi sẽ là lớn nhất Điều này tạo ra tác dụng cường hóa lớn nhất lên piston.

Sau đó, dù người lái có tác dụng lên bàn đạp phanh thêm bao nhiêu lực, tác dụng cường hóa lên piston vẫn sẽ không thay đổi và lực bổ sung chỉ tác động lên cần đẩy bộ trợ lực và truyền tới xylanh chính.

 Khi nhả phanh và mất trợ lực chân không

SVTH: Lâm Chí Thảo – xxxvi –

Hình 3.7: Bầu trợ lực chân không khi nhả phanh

Nếu vì bất kỳ lý do nào đấy, chân không không thể tác động được vào bộ trợ lực phanh thì sẽ không có sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi (cả 2 sẽ được nạp đầy không khí) Khi bộ trợ lực phanh ở vị trí

“off”, piston được lò xo màng ngăn đẩy về phía bên phải khi đó phanh được nhả ra.

Tuy nhiên, khi đạp bàn đạp phanh, cần điều khiển van tiến về bên trái và đẩy van không khí, đĩa phản hồi và cần đẩy bộ trợ lực Điều này khiến cho piston của xylanh chính tác động lực phanh lên phanh, đồng thời van không khí đẩy vào chốt chặn van lắp trong thân van cho nên, piston cũng thắng lực của lò xo màng ngăn và di chuyển về phía bên trái.

Do đó các phanh vẫn duy trì hoạt động, kể cả khi không có chân không tác động vào bộ trợ lực phanh Tuy nhiên, vì bộ trợ lực phanh không làm việc, nên sẽ cảm thấy bàn đạp phanh “nặng”.

 Bầu trơ lực phanh trên xe Mitsubishi Xpander

Bảng 3.1: Thông số bầu trợ lực phanh

Hạng mục Thông số kỹ thuật Đường kính bầu trợ lực 10-Inch

Loại bầu trợ lực Chân không

Trạng thái Áp suất dầu phanh

Khi động cơ không làm việc 0 - 0.5 100

Khi động cơ đang hoạt động 4.6 - 5.7 100

SVTH: Lâm Chí Thảo – xxxvii –

Hình 3.8: Kết cấu trợ lực phanh trên xe Mitsubishi Xpander

1 Đầu nối cảm biến chân không.

3 Vòng phớt cảm biến chân không.

5 Bầu trợ lực chân không.

9 Vòng phớt bộ kiểm tra chân không.

10 Cụm van kiểm tra chân không.

13 Ống kiểm tra chân không.

SVTH: Lâm Chí Thảo – xxxviii –

Các hệ thống hỗ trợ thông minh trên Mitsubishi Xpander

3.3.1 Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS)

Mitsubishi Xpander 2022 được trang bị hệ thống chống bó phanh gồm 4 thiết bị cảm biến tiên tiến (ABS) được lắp vào 4 bánh xe để có thể dừng xe một cách cấp tiến và đầy uy lực dưới mọi điều kiện đường xá và bề mặt đường Hệ thống gồm 4 kênh và

4 bộ cảm biến tiên tiến phát hiện ra ngay lập tức một bánh xe đang chuẩn bị khoá và ngay lập tức “dao động nhanh” các má phanh mở và đóng, tuần suất 40 lần một giây.

Hệ thống cho phép người lái xe hướng lái an toàn trong khi đồng thời phanh chắc chắn.

Hệ thống chống bó cứng ABS

- Khi phát hiện trượt bánh xe trong khi phanh, ABS được kích hoạt Trượt bánh xe xuất hiện khi có sự cố chênh lệch giữa tốc độ bánh xe và tốc độ xe.

+ Trượt hoàn toàn: xuất hiện trong quá trình tăng tốc khi bánh xe quay nhanh hơn tốc độ dịch chuyển của xe.

+ Trượt không hoàn toàn: xuất hiện khi một bánh xe bị dừng đột ngột trong quá trình đạp phanh, dẫn đến bánh xe bị trượt trên mặt đường.

+ Trượt khi có trang bị ABS: hộp điều khiển thuỷ lực ASC kích hoạt các van điện từ và bơm điện để điều chỉnh áp suất dầu của xylanh phanh chính đến các xylanh phanh phanh phụ bánh xe.

- Trong quá trình phanh ABS: áp suất thuỷ lực trong các mạch bánh xe riêng lẽ được kiểm soát để ngăn chặn bất kỳ bánh xe nào bị trượt Một dòng thuỷ lực riêng biệt và van điện từ cụ thể được cung cấp cho mỗi bánh xe ABS có thể giảm, giữ hoặc tăng áp suất thuỷ lực cho từng bánh xe Tuy nhiên, ABS không làm tăng áp suất thuỷ lực lên trên mức được truyền bởi xylanh phanh chính trong quá trình phanh.

- Trong quá trình phanh ABS: một loạt các xung lập tức được cảm nhận trong bàn đạp phanh Những xung này được gây ra bởi sự thay đổi nhanh chóng vị trí của các van điện từ riêng lẻ khi ASC phản ứng với các đầu vào cảm biến tốc độ bánh xe và cố gắng ngăn trượt bánh xe Những xung bàn đạp này chỉ xuất hiện trong quá trình phanh ABS và dừng lại khi phanh bình thường hoặc khi xe dừng lại Một tiếng ồn tích tắc hoặc bật lên cũng có thể được nghe thấy khi các van điện từ quay vòng nhanh chóng Trong quá trình phanh ABS trên mặt đường khô, tiếng ồn chói tai không liên

SVTH: Lâm Chí Thảo – lxiv – tục có thể được nghe thấy khi lốp xe bị trượt Những tiếng ồn và xung bàn đạp được coi là bình thường trong quá trình vận hành ABS.

- Xe được trang bị ABS có thể được dừng lại bằng cách tác dụng lực bình thường vào bàn đạp phanh Hoạt động của bàn đạp phanh trong quá trình phanh bình thường không khác gì so với các hệ thống không có ABS trước đây Duy trì một lực không đổi trên bàn đạp phanh cung cấp khoảng cách dừng ngắn nhất trong khi duy trì sự ổn định của xe.

- Trình tự kích hoạt ABS:

1 Giai đoạn bắt đầu làm việc: Khi người lái đạp bàn đạp trong trường hợp không có ABS, dầu phanh sẽ được truyền đến các bánh xe dưới áp lực của xylanh phanh chính, vì các van đầu ra đóng hoặc không cấp năng lượng, áp lực sẽ được tạo để cấp đến piston càng phanh ASC sẽ chuẩn bị cho trường hợp ABS và các bộ theo dõi gần các cảm biến tốc độ bánh xe Nếu người lái đạp bàn đạp quá mạnh với tình trạng của đường thì một hoặc nhiều bánh xe có thể xuất hiện tình trạng bắt đầu trượt.

2 Giữ áp lực: ASC đóng van đầu vào và giữ van xả đóng lại để cô lập bánh xe bị trượt khi xảy ra trượt bánh xe Điều này giữ áp suất ổn định trên phanh để áp suất thuỷ lực không tăng hoặc giảm.

3 Giảm áp suất: Nếu giữ áp suất không đúng điều kiện trượt bánh xe, giảm áp suất xảy ra ASC giảm áp suất cho từng bánh xe trong quá trình giảm tốc khi xảy ra trượt bánh Van đầu vào được đóng và van xả được mở Dầu phanh dư được lưu trữ trong bình tích năng áp suất thấp cho đến khi bơm có thể đưa dầu trở lại bình chứa.

4 Tăng áp: Sau khi trượt bánh xe được khắc phục, tăng áp suất xảy ra ASC tăng áp lực lên từng bánh xe trong quá trình giảm tốc nhằm giảm tốc độ của bánh xe. Van đầu vào được mở và van xả được đóng lại.

3.3.2 Hệ thống phân phối lực phanh điện tử ( EBD )

EBD là viết tắt của cụm từ "Electronic Brake-force Distribution" (Hệ thống phân phối lực phanh điện tử) Cùng với ABS, EBD cũng là một trang bị an toàn cơ bản trên ô tô hoạt động dựa trên các tín hiệu cảm biến để phân phối lực phanh phù hợp tới các bánh xe đóng góp một phần không nhỏ cho quá trình phanh được đạt hiệu quả cao nhất.

Vai trò của hệ thống EBD

SVTH: Lâm Chí Thảo – lxv –

Khác với ABS, EBD thực hiện nhiệm vụ điều khiển phân phối lực phanh đến từng bánh xe dựa theo điều kiện tải trọng, góc lái cũng như điều kiện mặt đường để đảm bảo đạt được hiệu quả phanh cao nhất trên từng bánh xe Vì vậy, trên những chiếc xe có sự tham gia của hệ thống EBD thì lực phanh trên mỗi bánh xe là khác nhau.

Cách thức hoạt động của hệ thống EBD

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD chia sẻ một số "phần cứng" với hệ thống phanh ABS bao gồm: cảm biến tốc độ từng bánh xe, tốc độ xe và cả bộ điều khiển trung tâm ECU Bên cạnh đó, EBD sẽ sử dụng thêm một số cảm biến khác giúp tăng tính hiệu quả đánh giá các tình huống như:

- Cảm biến gia tốc ngang: Đo trọng tâm của xe ô tô và kiểm tra độ trượt ngang.

- Cảm biến góc tay lái: Đo góc đánh tay lái của xe ô tô để đánh giá tình huống xe có trong tầm kiểm soát hay đang bị trượt.

- Cảm biến tải trọng: Tính toán tải trọng của xe ô tô được phân bố như thế nào khi đang vận hành để có tác dụng lực phanh thích hợp.

Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục

Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

1 Bàn đạp phanh xuống chậm hoặc mềm: Khi đạp phanh bàn đạp chạm vào sàn hoặc cảm thấy hẫng khi đạp, lực phanh không đủ để dừng xe.

- Có hiện tượng chảy dầu trong hệ thống phanh.

- Xylanh tổng phanh bị hỏng.

- Có bọt khí trong hệ thống phanh.

- Xylanh bánh xe bị hỏng.

- Kiểm tra các đường ống, nếu bị nứt rò rỉ thì phải thay mới.

- Kiểm tra cúppen nếu cần thì thay mới Thay mới xylanh tổng phanh.

- Kiểm tra các cúp pen nếu cần thì thay mới

Thay mới xylanh bánh xe.

2 Bó phanh: Khi xe chạy người điều khiển cảm thấy có sức cản lớn như lúc đạp phanh mặc dù bàn đạp phanh và phanh tay đã nhả hoàn toàn.

- Cần đẩy bộ trợ lực phanh điều chỉnh không đúng vị trí.

- Đường ống phanh bị tắc.

- Má phanh bị vỡ, cong.

- Xylanh phanh bánh xe bị kẹt.

- Xylanh tổng phanh bị hỏng.

- Điều chỉnh lại cần đẩy.

- Kiểm tra thông các đường ống phanh.

- Kiểm tra vệ sinh sửa chữa.

- Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới.

3 Phanh bị trượt ăn hai bên không đều.

- Lốp xe bơm không đúng áp suất quy định.

- Má phanh dính dầu mỡ.

- Má phanh bị cong vênh.

- Má phanh bị kẹt dính.

- Cân lại áp suất lốp.

- Làm sạch hoặc thay thế má phanh nếu cần.

4 Đạp phanh nặng nhưng không có hiệu quả.

- Má phanh bị vặn, mòn hoặc trơn lỳ.

- Piston trong xylanh bánh xe bị kẹt.

- Bầu trợ lực phanh hỏng.

- Bơm chân không bị hỏng.

- Đường ống phanh bị tắc.

- Vệ sinh nếu cần thay thì thay mới.

- Thay bầu trợ lực phanh.

- Sửa chữa nếu cần thay mới.

- Kiểm tra lại đường ống phanh.

SVTH: Lâm Chí Thảo – lxxv –

- Chốt trượt trên càng phanh bị kẹt - Vệ sinh sạch, bôi mỡ bôi trơn.

5 Khi phanh có tiếng lạch cạch - Tấm kẹp giữ má phanh bị tuột.

- Bu lông giữ giá xylanh bị lỏng.

- Ổ dẫn hướng bị lỏng, mòn.

- Thay tấm kẹp giữ má phanh.

- Siết lại bu lông đúng moment siết.

6 Khi phanh có tiếng cọ sát, mài.

- Đĩa phanh bị xước có rảnh lớn.

- Các chi tiết khác của hệ thống phanh bị hỏng.

- Tiện làm láng lại đĩa phanh.

- Kiểm tra, sửa chữa thay thế nếu cần.

7 Khi phanh có tiếng ken két, rít.

- Đĩa phanh bị mòn tới hạn.

- Má phanh dính dầu mỡ, chai lì.

- Sử dụng má phanh không đúng chủng loại.

- Bàn đạp và bầu trợ lực phanh bị điều chỉnh sai.

- Tấm báo mòn má phanh cọ vào đĩa phanh.

- Làm sạch, thay thế má phanh.

- Kiểm tra và thay thế.

- Kiểm tra và điều chỉnh lại theo quy định.

- Thay thế má phanh mới.

8 Có tiếng ken két, rít khi xe chạy không đạp phanh.

- Bàn đạp phanh hoặc cần đẩy lực phanh bị điều chỉnh sai.

- Trợ lực phanh hoặc xylanh tổng phanh bị điều chỉnh sai.

- Piston ép má phanh bị kẹt, rỉ sét.

- Má phanh nằm sai vị trí so với xylanh phanh.

- Lắp sai các tấm hãm má phanh.

- Má phanh mòn, tấm báo mòn cọ sát vào đĩa phanh.

- Ổ bi bánh xe bị hỏng, khô mỡ.

- Kiểm tra và điều chỉnh lại.

- Kiểm tra, sữa chữa, thay mới nếu cần.

- Kiểm tra, vệ sinh sạch Thay thế nếu cần.

- Kiểm tra lắp lại cho đúng vị trí.

- Kiểm tra, lắp lại cho đúng vị trí.

- Kiểm tra, bôi trơn hoặc thay mới nếu cần.

9 Khi không phanh có tiếng lạch cạch.

- Có sỏi đá hoặc dị vật lọt vào trong vỏ bánh xe.

- Ổ bi bánh xe bị hỏng, khô mỡ.

- Kiểm tra bánh xe lấy dị vật ra nếu có.

- Kiểm tra, bôi trơn hoặc thay mới nếu cần.

SVTH: Lâm Chí Thảo – lxxvi –

- Ống trượt dẫn hướng mòn.

- Piston phanh khó hồi vị. nếu cần.

SVTH: Lâm Chí Thảo – lxxvii –

SVTH: Lâm Chí Thảo – lxxviii –

Kết luận

Sau 3 tháng nghiên cứu và thực tập tại hãng xe Mitsubishi G-Stars Cần Thơ, bằng sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy Nguyễn Quan Thanh và các anh, chị trong công ty, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu hệ thống phanh trên xe ô tô Mitsubishi Xpander” Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn em đã có những hiểu biết sâu và kỹ hơn về hệ thống phanh trên ô tô như:

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh.

- Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.

Em hy vọng bài nghiên cứu của em có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu cho các bạn sinh viên sau này.

Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã nổ lực cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi được sai sót Mong quý Thầy và các bạn thông cảm giúp em chỉnh sửa để hoàn thiện bài luận văn này.

Kiến nghị

Nhà trường nên liên kết với các hãng xe, xưởng ô tô tổ chức các khoá thực tập ngắn hạn cho sinh viên (8 – 10 tuần) để sinh viên có thể cọ sát thực tế với ngành nghề của mình hơn Nếu có thể nên phát triển thành một học phần chính thức trong chương trình đào tạo.

Nhà trường nên tăng thời lượng thực tập các môn như: thực tập sữa chữa động cơ; thực tập sữa chữa ô tô

Mong nhà trường tạo điều kiện cho các bạn sinh viên sau này tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện đề tài.

Sau cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Quan Thanh cùng quý Thầy, Cô trong trường Bách Khoa, trường Đại học Cần Thơ và các bạn trong lớp đã đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành đề tài.

Ngày đăng: 11/03/2024, 08:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w