1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KỸ THUẬT ĐÚC TRỐNG ĐÔNG SƠN: LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Thuật Đúc Trống Đông Sơn: Lược Sử Nghiên Cứu Và Những Khám Phá Mới
Tác giả Trương Đắc Chiến
Trường học Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 5,17 MB

Nội dung

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Khoa học tự nhiên 71Museum Bulletin Kỹ thuật ĐÚC TRỐNG ĐÔNG SƠN Lược sử nghiên cứu và những khám phá mới TRƯƠNG ĐẮC CHIẾN (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) Dẫn nhập Lịch sử nghiên cứu trống Đông Sơn - hay trống Heger I theo cách phân loại của học giả người Áo Franz Heger - tính đến nay đã hơn một thế kỷ. Nhiều chủ đề nghiên cứu xoay quanh trống Đông Sơn đã được đặt ra và ít nhiều đã được giải quyết, ví dụ như địa bàn phân bố, nguồn gốc, niên đại, diễn biến trong không gian và thời gian, các đồ án trang trí hoa văn và ý nghĩa của nó... Tuy nhiên, một trong các khía cạnh nghiên cứu liên quan đến trống Đông Sơn đến nay vẫn còn bỏ ngỏ chưa có lời giải, đó là vấn đề phương pháp đúc trống. Cho đến nay, đây là một chủ đề thu hút nhiều thời gian và tâm sức nhất của giới nghiên cứu và vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Những tranh luận về phương pháp đúc trống diễn ra không có hồi kết, bởi những ý kiến đưa ra chỉ dựa vào suy luận từ dấu vết còn lại trên thân trống và tài liệu dân tộc học mà không hề có tài liệu trực tiếp là những hiện vật liên quan đến quy trình đúc trống. Hoạt động đúc thực nghiệm cũng đã diễn ra khá sôi nổi vào những thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, nhưng hầu hết đều không thành công, và do đó, không giúp gì nhiều trong việc trả lời câu hỏi trống Đông Sơn được đúc như thế nào. Trong bối cảnh đó, việc các nhà khảo cổ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phát hiện hàng trăm mảnh khuôn đúc trống Đông Sơn ở di tích thành cổ Luy Lâu đã gây tiếng vang lớn trong học giới. Phát hiện này góp phần chứng minh tính bản địa của trống Đông Sơn và mở ra cánh cửa để tìm hiểu một cách thấu đáo về quy trình đúc trống của người Việt cổ. Những thông tin chi tiết về sưu tập mảnh khuôn đúc vô giá này đã được chúng tôi công bố trên tạp chí Khảo cổ học, số 32020 (Trương Đắc Chiến 2020: 42 - 55). Trong bài viết này, trên cơ sở lược thuật tình hình nghiên cứu kỹ thuật đúc trống Đông Sơn, chúng tôi sẽ đưa ra một số nhận xét về ý nghĩa của việc phát hiện những mảnh khuôn đúc trống đồng trong địa tầng khảo cổ học ở thành cổ Luy Lâu - một trong những phát hiện lớn nhất của khảo cổ học Việt Nam trong những năm gần đây. 72Thông báo khoa hoc I. Lược sử nghiên cứu Có thể nói, câu hỏi trống Đông Sơn (còn được gọi là Heger I) được đúc như thế nào là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của học giới trong và ngoài nước từ rất sớm. Điểm qua các tài liệu về chủ đề này từ trước tới nay, chúng tôi thấy các nghiên cứu tập trung chủ yếu xoay quanh những vấn đề sau: (i) phương pháp đúc trống; (ii) thành phần hợp kim của trống; (iii) hoạt động đúc thực nghiệm. 1. Các phương pháp đúc trống Từ đầu thế kỷ XX cho tới nay, câu hỏi trống đồng được đúc bằng phương pháp sáp chảy (lost- wax method) hay phương pháp ghép khuôn nhiều mang (piece-mould method) luôn là đề tài tranh luận của các nhà nghiên cứu. Dưới đây là một số ý kiến của các học giả liên quan tới hai phương pháp đúc trống này. 1.1. Quan điểm trống đồng Heger I được đúc bằng phương pháp sáp chảy Đại diện cho quan điểm này, có lẽ phải kể đến trước hết là H. Parmentier (1918), với công trình Anciens tambours de bronze đăng trên BEFEO, tập 18. Khi đề cập đến kỹ thuật đúc trống loại I Heger, ông cho rằng đây là công việc đầy hứng thú và nó góp phần cho ta hiểu biết về trình độ văn minh của chủ nhân trống đồng. Nghiên cứu các dấu vết còn lại trên trống đồng, Parmentier cho rằng trống được đúc 1 lần, nguyên khối chứ không phải hàn ghép từng phần. Ông cũng đặc biệt chú ý tới những ô hình chữ nhật cách đều nhau 7 - 10 cm ở mặt ngoài của trống và cho rằng đây không phải hiện tượng ngẫu nhiên mà chính là dấu vết của những con kê giữ khoảng cách giữa các mảnh khuôn sau khi sáp nóng chảy. Tiếp đó, ông cho rằng phần quai được gắn vào thân trống từ trước khi Hình 1. Không ảnh thành cổ Luy Lâu và vị trí phát hiện khuôn đúc trống (Nguồn: Đoàn nghiên cứu Việt - Nhật 2015) 73Museum Bulletin tạo hoa văn, bởi không thấy dấu vết hoa văn ở phía dưới quai trống. Tuy chưa chỉ ra cụ thể quy trình đúc trống như thế nào, nhưng qua những gì Parmentier mô tả, ta có thể nhận thấy ông coi trống loại I được đúc bằng phương pháp sáp chảy (cire perduelost-wax) (Parmentier H. 1918: 15 - 16). A.J. Bernet Kempers (1988), nhà dân tộc học nổi tiếng người Hà Lan, trong công trình đồ sộ The Kettledrums of Southeast Asia: A Bronze Age world and its aftermath, đã mô tả khá chi tiết quy trình đúc trống đồng bằng phương pháp sáp chảy. Quy trình này gồm các bước sau: (1) tạo phôi (core) hay khuôn trong (inner mould). Phôi được làm bằng đất sét và có hình dáng như một chiếc trống hoàn chỉnh, gồm 3 mặt, rỗng ruột và được làm trên bàn xoay, với sự hỗ trợ của một công cụ như dưỡng gạt (profile-gauge); (2) phủ bên ngoài phôi đất sét một lớp sáp. Độ dày của lớp sáp này tương ứng với độ dày của trống. Bề mặt của sáp phải đủ mềm để khắc hoa văn bằng bút nhọn hoặc in hoa văn bằng khuôn in đất nung; (3) gắn con kê và đinh chốt bằng kim loại lên bề mặt lớp sáp để cố định khuôn lõi và xác định độ dày của trống; (4) đắp đất bên ngoài lớp sáp để tạo khuôn ngoài (outer mould); (5) sấy khuôn cho lớp sáp chảy; (6) rót đồng nóng chảy điền vào khoảng trống do lớp sáp để lại; (7) phá dỡ khuôn (cả khuôn ngoài và khuôn trong) để lấy trống thành phẩm (Kempers B. 1988: 185 - 190). Bên cạnh việc đưa ra quy trình đúc như trên, Kempers còn lí giải cho việc xuất hiện đường gờ (ridge) dọc thân trống. Theo ông, nhiều khả năng đây là dấu vết để lại của việc sử dụng khuôn in (printing mould). Những phần khuôn in này để lại đường gờ khi in hoa văn trên sáp, và hệ quả là sẽ xuất hiện trên thân trống sau khi đúc (Kempers B. 1988: 191). Ông cũng đưa ra giả thiết về cách đúc quai trống và tượng cóc. Theo Kempers, có hai phương án để thực hiện. Phương án thứ nhất là quai và tượng cóc được tạo mẫu bằng sáp trước, sau đó gắn lên lớp sáp trên thân trống. Tuy nhiên, về phương diện kỹ thuật, ông cho rằng có một số khó khăn nhất định. Đối với quai trống, vì làm bằng sáp nên sẽ rất mỏng manh, dễ gãy vỡ khi đắp khuôn ngoài. Còn đối với tượng cóc thì có vẻ khả thi hơn nhưng sẽ nảy sinh vấn đề trong quá trình đúc bởi vị trí gắn trên mặt của nó sẽ phải chống đỡ cho toàn bộ mặt trống khi đặt sấp để rót đồng. Phương án thứ hai là quai và tượng cóc sẽ được đúc trước, sau đó sẽ được gắn vào phần khuôn sáp của trống. Tiếp đó người ta sẽ phủ lên toàn bộ khuôn trong lớp sét và đất để tạo khuôn ngoài. Các công đoạn tiếp theo vẫn diễn như quy trình đã nêu (Kempers B. 1988: 192). Hình 2. Quy trình đúc trống bằng phương pháp sáp chảy A, B. Tạo phôi trống bằng đất sét; C, D. Đổ sáp chảy vào khuôn đất sét có trang trí hoa văn; E. Dán các phiến sáp lấy từ khuôn lên phôi trống; F. Ghép các mang khuôn lại với nhau, rồi phủ tiếp đất sét lên để tạo khuôn ngoài; G. Rót đồng (Higham C. 1996: 131) 74Thông báo khoa hoc Cùng quan điểm với B. Kempers, trong công trình The Bronze Age of Southeast Asia, Charles Higham (1996) cũng đưa ra quy trình đúc trống cơ bản như trên, chỉ có khác biệt ở khâu tạo hoa văn. Theo Higham, để tạo hoa văn, trước hết người ta phải chuẩn bị một loạt khuôn bằng đất sét, khuôn hình tròn dùng cho mặt trống, khuôn hình chữ nhật dùng cho thân trống. Trên bề mặt của các khuôn đất sét này, người thợ sẽ dùng bút để khắc hoặc dùng các mẫu có sẵn in lên để tạo ra các mô-típ hoa văn theo ý muốn. Sau đó, sáp lỏng sẽ được đổ vào các khuôn đất sét đã được tạo hoa văn này để sao lại các họa tiết. Tiếp đó, những phiến sáp này sẽ được gỡ ra và dán lên trên phôi trống bằng đất đã được chuẩn bị từ trước. Lúc này việc chỉnh sửa hoa văn vẫn có thể được thực hiện nếu muốn. Sau khi gắn con kê bằng đồng lên bề mặt sáp, người ta phủ một lớp sét cực mịn lên toàn bộ phần khuôn sáp, tiếp đến là lớp sét trộn phụ gia để tạo khuôn ngoài. Bên cạnh đó, trong quy trình này, Higham cũng thể hiện rõ là trống được đặt ngửa và nước đồng được rót từ chân trống xuống. Higham cũng cho rằng việc đúc trống đòi hỏi đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật ở mức độ rất cao, và không ai khác ngoài những người thợ chuyên nghiệp toàn thời gian (full-time specialists) mới có thể thực hiện công việc này (Higham C. 1996: 130 - 131). Một trong những học giả ủng hộ quan điểm trống đúc bằng phương pháp sáp chảy nhiệt tình nhất là Anna Bennet. Trong bài viết “Lost-Wax or Piece-Mould Casting” đăng trên tập san Arts Cultures năm 2006, bà đã đưa ra những lập luận chứng minh cho việc trống đồng phải được đúc bằng khuôn sáp chứ không phải khuôn ba mang. Trước hết, A.Bennet cho rằng nếu trống đồng được đúc bằng khuôn ba mang thì đường chỉ đúc trên thân trống phải thẳng và liên tục. Tuy nhiên, qua quan sát dưới kính hiển vi, đường thẳng của vết ráp khuôn đôi khi lại thiếu, nhất là chỗ không có hoa văn. Theo Bennett, đường gờ nổi ở thân trống là do các phiến sáp ghép lại, nhưng do phiến sáp có mặt phẳng (do được in khuôn chữ nhật như Higham đã trình bày), nên khi đắp lên phôi trống hình trụ thì sẽ bị kênh ở chỗ nối. Do đó, muốn cho lớp sáp không bị hở thì ở vị trí nối người ta thường cho sáp chồng lên nhau. Bà cũng cho rằng mặt trong của trống không có vết nối, vì khi sáp chảy hết chỉ còn lõi đất sét nên sẽ không bao giờ có đường chỉ ở phía trong cả (Bennett A. 2006: 268 - 271). Ambra Calo (2014), trong công trình tổng hợp về trống đồng Đông Nam Á Trails of Bronze Drums Across Early Southest Asia, cũng nghiêng về giả thuyết trống đồng được đúc bằng phương pháp sáp chảy. Quy trình mà A.Calo đưa ra về cơ bản gần như giống với quy trình mà Higham đã nêu. Tuy nhiên, đối với việc đúc quai trống và tượng cóc thì học giả này lại có những kiến giải khác. Theo A. Calo, phần quai trống được làm bằng khuôn sáp và gắn trực tiếp vào thân trống rồi được đúc bình thường. Còn đối với tượng cóc, thì bà cho rằng cũng được làm bằng khuôn sáp nhưng được đúc riêng biệt và gắn vào mặt trống sau khi đúc bằng kỹ thuật hàn (Calo A. 2014: 50). Trên đây là ý kiến của một số học giả nước ngoài ủng hộ quan điểm trống đồng được đúc bằng phương pháp sáp chảy. Đối với giới nghiên cứu trong nước, ngay từ năm 1974, khi nghiên cứu những dấu vết trên trống Ngọc Lũ, Hà Văn Tấn và Hoàng Văn Khoán (1974) đã đưa ra giả thiết trống được đúc bằng phương pháp sáp chảy. Theo các tác giả, vật mẫu nhiều khả năng được làm bằng sáp ong, bởi đây là nguyên liệu có nhiều ở nước ta, lại có thể dùng được nhiều lần, trang trí trên sáp cũng dễ thực hiện hơn, và việc tu sửa những chỗ bị hỏng cũng không ảnh hưởng đến toàn vật mẫu. Về trang trí hoa văn, các tác giả cho rằng, đối với trống Ngọc Lũ, người xưa đã khắc trực tiếp cả hoa văn hình học và hoa văn tả thực lên mẫu sáp. Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý rằng trên trống Viên, một số băng hoa văn tả thực được tạo bằng cách dùng từng đoạn con dấu ấn vào khuôn sáp. Về quai trống, Hà Văn Tấn và Hoàng Văn Khoán cho rằng chúng được gắn liền vào vật mẫu từ trước khi trang trí hoa văn và được đúc liền thân. Về cách thức tạo khuôn ngoài và khuôn trong, các 75Museum Bulletin tác giả cũng có chung quan điểm với Kempers và Higham, chỉ có điều ở đây các tác giả nhấn mạnh rằng khuôn đúc trống không phải chỉ được hơ nóng trước khi đúc mà thực sự đã được nung với nhiệt độ không dưới 1.000°C. Về vấn đề ghép khuôn và rót đồng, Hà Văn Tấn và Hoàng Văn Khoán cho rằng để giữ khoảng cách giữa khuôn ngoài và khuôn trong, người xưa phải sử dụng hệ thống con kê. Tuy nhiên trong khi đa số các học giả cho rằng con kê được làm bằng kim loại, thì ở đây hai tác giả cho rằng con kê phải được làm bằng một loại đất chịu lửa như đất làm khuôn. Các tác giả cũng cho rằng khi đúc, trống được đặt ngửa và đồng nóng chảy được rót từ chân xuống mặt trống (Hà Văn Tấn, Hoàng Văn Khoán 1974: 37 - 43). Mười năm sau công trình này, trong bài viết “Bàn về kỹ thuật đúc trống Đông Sơn” đăng trên Thông báo Khoa học của Viện Bảo tàng Lịch sử, Hoàng Văn Khoán một lần nữa khẳng định quan điểm nói trên của mình và Hà Văn Tấn (Hoàng Văn Khoán 1985: 148 - 153). Một nhà khảo cổ người Việt khác cũng ủng hộ phương pháp sáp chảy là Nguyễn Việt. Trong bài viết “Bronze Situlas of Dong Son” đăng trên tập san Arts Cultures năm 2006, Nguyễn Việt một mặt không phủ nhận vai trò của phương pháp đúc bằng khuôn ba mang, nhưng ông cho rằng để đúc các bộ phận như quai trống hay các tượng trang trí trên mặt trống thì người xưa đã sử dụng kỹ thuật lõi sáp ong (Nguyen Viet 2006: 234 - 263). Có cùng quan điểm với các học giả nói trên, nhà dân tộc học Tạ Đức (2017), trong chuyên khảo công phu Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn, cũng cho rằng trống Đông Sơn được đúc bằng phương pháp sáp chảy. Trong công trình này, Tạ Đức có cách tiếp cận khá mới lạ so với truyền thống. Trước hết, ông cho rằng những trống đồng Đông Sơn ở Bắc Bộ Việt Nam có niên đại từ thế kỷ 3 BC là do An Dương Vương cho đúc để ban phát cho các thủ lĩnh địa phương, như một biểu tượng của vương quyền Âu Lạc. Vì vậy, Tạ Đức tin rằng, về mặt kỹ thuật, trống đồng Đông Sơn đã được đúc theo phương pháp sáp chảy bởi Cao Lỗ, người lo việc đúc trống đồng cho An Dương Vương là người Dạ Lang gốc Sở, nơi thợ đúc đồng dùng phương pháp sáp chảy sớm và thạo hơn các nơi khác (Tạ Đức 2017: 171, 182). Trên đây là các ý kiến của những học giả ủng hộ quan điểm trống đồng Đông Sơn được đúc bằng phương pháp sáp chảy. Trong các trống Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam cho tới nay, tuy còn ít ỏi, những cũng đã có một số trống mang dấu vết cho thấy chúng đã thực sự được đúc bằng phương pháp này. Hình 3. Dấu vết “ghép khuôn giả” trên trống ST.2008 của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Ảnh: Trương Đắc Chiến) 76Thông báo khoa hoc Năm 2008, trong một công bố về sưu tập trống đồng tìm thấy ở tỉnh Bình Định đăng trên Journal of East Asian Cultural Interaction Studies, các tác giả Nishimura Masanari và Phạm Minh Huyền đã lưu ý về một chiếc trống được đúc bằng phương pháp sáp chảy, đó là trống Gò Rộng. Khi nghiên cứu trống Gò Rộng, các tác giả Nishimura và Phạm Minh Huyền nhận thấy chiếc trống này không có đường chỉ đúc - dấu vết của việc ghép khuôn - như các trống khác. Thay vào đó, trên thân trống này có một đường chỉ đúc giả (pseudo- fin), và trên toàn bộ mặt trong của trống vẫn còn dấu vết hoa văn trang trí được in lại từ khuôn sáp (Nishimura M., Pham Minh Huyen 2008: 214). Tiếp đó, vào năm 2014, trong Kỷ yếu Hội thảo 90 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn, các tác giả Ngô Thế Phong và Chu Mạnh Quyền đã có bài viết công bố 23 chiếc trống mới được sưu tầm về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2004 - 2014. Đáng chú ý là trong bài viết này, các tác giả cho rằng có 2 trống được đúc bằng phương pháp sáp chảy, đó là trống ST.9196-2008 và ST.10818-2013. Điểm đặc biệt của hai chiếc trống này là ở đường ghép khuôn dọc thân lại nổi lên băng hoa văn vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, điều đó khiến các tác giả nghĩ rằng đây chính là vết “ghép khuôn giả”, và hai chiếc trống này đã được đúc bằng phương pháp sáp chảy (Ngô Thế Phong, Chu Mạnh Quyền 2014: 196 - 197). 1.2. Quan điểm trống đồng Heger I được đúc trực tiếp bằng cách ghép khuôn nhiều mang Đại diện cho quan điểm này, người đầu tiên chúng ta cần nhắc tới, không ai khác chính là Franz Heger, tác giả của công trình kinh điển Alte Metalltrommenl aus Südost-Asien (1902). Khi bàn về kĩ thuật chế tác (Technische Herstellungtechnical manufacturing), Heger cho rằng điều thú vị là những chiếc trống đồng này được chế tác bởi hai kỹ thuật đúc khác nhau. Theo Heger, tất cả các trống loại I, loại II, phần lớn trống loại IV và loại trung gian đều được đúng bằng phương pháp ghép khuôn nhiều mang. Những trống có 2 đường chỉ đúc ở thân thì có 3 mang khuôn, những trống có 4 đường chỉ đúc ở thân thì có 5 mang khuôn. Heger cho rằng chỉ có trống loại III là đúc bằng phương pháp sáp chảy, bởi trên thân trống không có đường chỉ đúc và mặt trong của các trống này thường có dấu vết chỉnh sửa (Heger F. 1902: 134 - 144). Hình 4. Dấu vết ghép khuôn ba mang trên trống đồng Hoàng Hạ (Ảnh: Trương Đắc Chiến) Sau Heger, nhiều học giả cũng cho rằng trống đồng, nhất là trống loại I, được đúc bằng phương pháp ghép khuôn nhiều mang. Pieter Meyers, một nhà kỹ thuật học, cũng ủng hộ quan điểm trống Đông Sơn phải được đúc bằng khuôn 3 mang. Trong bài nghiên cứu về kỹ thuật đúc đồng Đông Sơn trên tạp chí Arts Cultures năm 2006, ông cho rằng vì trống được đúc bằng khuôn 3 mang nên không thể nào tránh được vết nối trên thân trống. Hơn nữa, nếu đúc trống bằng khuôn sáp tại sao không chỉnh sửa để bỏ vết nối trước khi đúc, bởi đây là việc quá đơn giản như đã thấy khi đúc các tượng khối. Và nếu trống được đúc bằng khuôn sáp thì tại sao chỉ có đường nối ở mặt ngoài mà không có ở mặt trong. Ông cũng lưu ý rằng vì trống được đúc bằng khuôn 3 mang nên quai trống không thể đặt ở giữa thân 77Museum Bulletin mà luôn đặt lệch sang một bên, nếu đúc bằng phương pháp khuôn sáp thì sẽ không có hiện tượng này (Meyers P. 2006: 264 - 267). Robert E. Murowchick (2001), trong một nghiên cứu về đồ đồng ở Vân Nam, đã cho rằng hầu hết các đồ đồng trong văn hóa Điền, từ đồ nghi lễ, nhạc khí hay các vật dụng khác đều được đúc bằng phương pháp ghép khuôn. Theo ông, các trống đồng sớm thuộc loại Pre-Heger I hay còn gọi là loại hình Vạn Gia Bá, đều được đúc bằng phương pháp ghép khuôn nhiều mang (Murowchick R.E. 2001: 148). Chiou-Peng, khi nghiên cứu đồ đồng Vân Nam, cũng có chung nhận định như Murowchick. Trong bài nghiên cứu The Technical History of Early Asian Kettledrums, lịch sử luyện kim Vân Nam đã được Chiou-Peng phân chia ra 3 giai đoạn, với sự liên quan mật thiết tới kĩ thuật đúc trống. (1) Giai đoạn sơ khởi (Initial Phase), có niên đại thế kỉ 13 - 8 BC, là giai đoạn mà kĩ thuật đúc bằng khuôn hở và khuôn hai mang chiếm ưu thế. Sản phẩm đúc của giai đoạn này chủ yếu là các vật dụng cỡ nhỏ và đơn giản. (2) Giai đoạn hình thành (Formative Phase), có niên đại thế kỉ 7 - 4 BC, với sự tiến bộ của kĩ thuật luyện kim và sự xuất hiện của kĩ thuật ghép khuôn đất nung nhiều mang. Các hiện vật cỡ lớn bắt đầu được đúc, điển hình là trống đồng Vạn Gia Bá. Đồ đồng nói chung và trống đồng nói riêng trong giai đoạn này hầu hết được đúc bằng phương pháp ghép khuôn nhiều mang (piece-mould casting). Chiou-Peng cũng lưu ý là để đúc trống người xưa đã sử dụng những con kê (spacer) bằng kim loại để giữ khoảng cách giữa khuôn ngoài và khuôn trong. (3) Giai đoạn phát triển (Florescent Stage), có niên đại từ 350 BC tới 50 AD, phương pháp đúc bằng khuôn đất nung nhiều mang vẫn thịnh hành, tuy nhiên đã có sự xuất hiện của các kĩ thuật tạo hoa văn mới, đặc biệt là kĩ thuật sáp chảy. Các hiện vật lớn, như trống đồng chẳng hạn, vẫn được đúc bằng khuôn ba mang, kĩ thuật sáp chảy chỉ dùng để đúc những hiện vật nhỏ hoặc những tấm phù điêu có hoa văn trổ thủng. Tóm lại, theo TzeHuey Chiou- Peng, kĩ thuật sáp chảy có mặt ở Vân Nam không sớm hơn thế kỷ 4 BC, và chỉ được áp dụng vào việc đúc những hiện vật nhỏ hoặc các bộ phận của một hiện vật nào đó. Đồ đồng ở Vân Nam, trong đó có trống đồng, về cơ bản được đúc bởi kỹ thuật ghép khuôn đất nung ba mang (Chiou- Peng TzeHuey 2011: 17 - 26). Đa số các học giả Trung Quốc đều ủng hộ quan điểm trống đồng được đúc bằng phương pháp ghép khuôn. Gần đây, các tác giả Wu Chongji, Luo Kunxin, Cai Rong (2018), trong công trình Decoration Art of Ancient Bronze Drums, đã khẳng định lại điều này. Các tác giả cho rằng người xưa đã sửa dụng khuôn đất nung nhiều mang để đúc trống, giống với phương pháp đúc chuông và đỉnh của giai đoạn sớm. Chỉ có loại trống Tây Minh (Ximeng), tức trống loại III ở Myanmar là đúc bằng phương pháp sáp chảy (Wu Chongji, Luo Kunxin, Cai Rong 2018: 12). Đối với các học giả trong nước, ngay từ năm 1975, trong cuốn sách Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam, các tác giả Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Vinh đã đưa ra ý kiến rằng trống Đông Sơn được đúc bằng cách ghép khuôn nhiều mang, và dấu con kê ở rìa mặt trống là để thoát hơi trên khuôn đúc (Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Vinh 1975: 130). Sau đó, Trịnh Sinh cũng cho rằng trống đồng được đúc bằng khuôn đất nung nhiều mang. Theo ông, khuôn đất nung là hoàn toàn phù hợp để đúc các hiện vật có thể khối lớn, với hoa văn trang trí phức tạp như trống đồng. Để đúc trống, người xưa sử dụng khuôn 3 mang với hệ thống con kê để định vị trong quá trình rót đồng. Các con kê này làm bằng kim loại, nhiều khả năng là đồng đỏ (Trịnh Sinh 1996: 50), được đặt cách đều nhau trên mặt, tang, lưng và chân trống. Các hoa văn trang trí được khắc trực tiếp lên khuôn đất trước khi nung. Về vị trí rót đồng, dựa trên kinh nghiệm quan sát một số trống loại II, Trịnh Sinh đưa ra gợi ý rằng có thể đồng được rót ở rìa mặt trống hoặc ở thân trống (Trịnh Sinh 2012: 161 - 162). Gần đây, Kiều Quang Chẩn, một nhà nghiên cứu và cũng là nhà sưu tập say mê văn hóa Đông 78Thông báo khoa hoc Sơn, đã công bố cuốn sách Vang vọng từ trống Đông Sơn (2018). Trong cuốn sách này, ông đã dành hẳn 1 chương (chương III) để tìm hiểu về kỹ thuật đúc trống Đông Sơn. Sau khi điểm lại một số nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này, ông đã trực tiếp đến các lò đúc thủ công ở Thanh Hóa, Nam Định để nghiên cứu kỹ thuật đúc trống hiện nay. Tại các lò đúc này, ông đã quan sát các kíp thợ đúc trống bằng cả hai phương pháp ghép khuôn 3 mang và khuôn sáp. Từ những khảo chứng dân tộc học này, cùng với tri thức của bản thân sau nhiều năm nghiên cứu trống Đông Sơn, Kiều Quang Chẩn cho rằng cách đúc trống bằng khuôn 3 mang đơn giản hơn, sản phẩm giống với trống cổ hơn, tuy mất thời gian hơn so với đúc bằng khuôn sáp. Từ đó, ông cho rằng trống đồng Đông Sơn cũng được đúc bằng phương pháp ghép khuôn đất nung nhiều mang, giống với những trống phát hiện ở Hoa Nam (Kiều Quang Chẩn 2018: 27 - 35). Trên đây là ý kiến của các nhà nghiên cứu ủng hộ phương pháp đúc trống bằng cách ghép khuôn nhiều mang. Trên thực tế, ngoài số ít những trống được đúc bằng khuôn sáp như đã nói ở phần trên, hầu hết trống đồng Đông Sơn đã phát hiện đều cho thấy chúng được đúc bằng phương pháp ghép khuôn ba mang. Điều này sẽ được bàn kỹ hơn ở phần sau, khi đề cập tới ý nghĩa của sưu tập khuôn đúc trống Luy Lâu. 2. Thành phần hợp kim Một vấn đề quan trọng khác trong nghiên cứu kỹ thuật đúc trống là thành phần hợp kim. Nhìn chung, hầ...

Trang 1

Kỹ thuật

ĐÚC TRỐNG ĐÔNG SƠN

Lược sử nghiên cứu và

những khám phá mới

TRƯƠNG ĐẮC CHIẾN

(Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Dẫn nhập

Lịch sử nghiên cứu trống Đông Sơn - hay trống

Heger I theo cách phân loại của học giả người Áo

Franz Heger - tính đến nay đã hơn một thế kỷ Nhiều

chủ đề nghiên cứu xoay quanh trống Đông Sơn đã

được đặt ra và ít nhiều đã được giải quyết, ví dụ như

địa bàn phân bố, nguồn gốc, niên đại, diễn biến trong

không gian và thời gian, các đồ án trang trí hoa văn và

ý nghĩa của nó Tuy nhiên, một trong các khía cạnh

nghiên cứu liên quan đến trống Đông Sơn đến nay

vẫn còn bỏ ngỏ chưa có lời giải, đó là vấn đề phương

pháp đúc trống Cho đến nay, đây là một chủ đề thu

hút nhiều thời gian và tâm sức nhất của giới nghiên

cứu và vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng Những tranh

luận về phương pháp đúc trống diễn ra không có hồi

kết, bởi những ý kiến đưa ra chỉ dựa vào suy luận từ

dấu vết còn lại trên thân trống và tài liệu dân tộc học

mà không hề có tài liệu trực tiếp là những hiện vật liên

quan đến quy trình đúc trống Hoạt động đúc thực

nghiệm cũng đã diễn ra khá sôi nổi vào những thập kỷ

60-70 của thế kỷ XX, nhưng hầu hết đều không thành

công, và do đó, không giúp gì nhiều trong việc trả lời câu hỏi trống Đông Sơn được đúc như thế nào

Trong bối cảnh đó, việc các nhà khảo cổ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phát hiện hàng trăm mảnh khuôn đúc trống Đông Sơn ở di tích thành

cổ Luy Lâu đã gây tiếng vang lớn trong học giới

Phát hiện này góp phần chứng minh tính bản địa của trống Đông Sơn và mở ra cánh cửa để tìm hiểu một cách thấu đáo về quy trình đúc trống của người Việt cổ Những thông tin chi tiết về sưu tập mảnh khuôn đúc vô giá này đã được chúng tôi công bố trên tạp chí Khảo cổ học, số 3/2020

(Trương Đắc Chiến 2020: 42 - 55) Trong bài viết này, trên cơ sở lược thuật tình hình nghiên cứu

kỹ thuật đúc trống Đông Sơn, chúng tôi sẽ đưa

ra một số nhận xét về ý nghĩa của việc phát hiện những mảnh khuôn đúc trống đồng trong địa tầng khảo cổ học ở thành cổ Luy Lâu - một trong những phát hiện lớn nhất của khảo cổ học Việt Nam trong những năm gần đây

Trang 2

I Lược sử nghiên cứu

Có thể nói, câu hỏi trống Đông Sơn (còn được gọi là Heger I) được đúc như thế nào là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của học giới trong và ngoài nước từ rất sớm Điểm qua các tài liệu về chủ

đề này từ trước tới nay, chúng tôi thấy các nghiên cứu tập trung chủ yếu xoay quanh những vấn đề sau: (i) phương pháp đúc trống; (ii) thành phần hợp kim của trống; (iii) hoạt động đúc thực nghiệm

1 Các phương pháp đúc trống

Từ đầu thế kỷ XX cho tới nay, câu hỏi trống đồng được đúc bằng phương pháp sáp chảy ( lost-wax method) hay phương pháp ghép khuôn nhiều

mang (piece-mould method) luôn là đề tài tranh

luận của các nhà nghiên cứu Dưới đây là một số

ý kiến của các học giả liên quan tới hai phương pháp đúc trống này

1.1 Quan điểm trống đồng Heger I được đúc bằng phương pháp sáp chảy

Đại diện cho quan điểm này, có lẽ phải kể đến trước hết là H Parmentier (1918), với công trình

Anciens tambours de bronze đăng trên BEFEO,

tập 18 Khi đề cập đến kỹ thuật đúc trống loại I Heger, ông cho rằng đây là công việc đầy hứng thú

và nó góp phần cho ta hiểu biết về trình độ văn minh của chủ nhân trống đồng Nghiên cứu các dấu vết còn lại trên trống đồng, Parmentier cho rằng trống được đúc 1 lần, nguyên khối chứ không phải hàn ghép từng phần Ông cũng đặc biệt chú

ý tới những ô hình chữ nhật cách đều nhau 7 - 10

cm ở mặt ngoài của trống và cho rằng đây không phải hiện tượng ngẫu nhiên mà chính là dấu vết của những con kê giữ khoảng cách giữa các mảnh khuôn sau khi sáp nóng chảy Tiếp đó, ông cho rằng

phần quai được gắn vào thân trống từ trước khi

Hình 1 Không ảnh thành cổ Luy Lâu và vị trí phát hiện khuôn đúc trống

(Nguồn: Đoàn nghiên cứu Việt - Nhật 2015)

Trang 3

tạo hoa văn, bởi không thấy dấu vết hoa văn ở

phía dưới quai trống Tuy chưa chỉ ra cụ thể quy

trình đúc trống như thế nào, nhưng qua những

gì Parmentier mô tả, ta có thể nhận thấy ông coi

trống loại I được đúc bằng phương pháp sáp chảy

(cire perdue/lost-wax) (Parmentier H 1918: 15 - 16)

A.J Bernet Kempers (1988), nhà dân tộc học

nổi tiếng người Hà Lan, trong công trình đồ sộ

The Kettledrums of Southeast Asia: A Bronze Age

world and its aftermath, đã mô tả khá chi tiết

quy trình đúc trống đồng bằng phương pháp sáp

chảy Quy trình này gồm các bước sau: (1) tạo

phôi (core) hay khuôn trong (inner mould) Phôi

được làm bằng đất sét và có hình dáng như một

chiếc trống hoàn chỉnh, gồm 3 mặt, rỗng ruột

và được làm trên bàn xoay, với sự hỗ trợ của

một công cụ như dưỡng gạt (profile-gauge); (2)

phủ bên ngoài phôi đất sét một lớp sáp Độ dày

của lớp sáp này tương ứng với độ dày của trống

Bề mặt của sáp phải đủ mềm để khắc hoa văn

bằng bút nhọn hoặc in hoa văn bằng khuôn in

đất nung; (3) gắn con kê và đinh chốt bằng kim

loại lên bề mặt lớp sáp để cố định khuôn lõi và

xác định độ dày của trống; (4) đắp đất bên ngoài

lớp sáp để tạo khuôn ngoài (outer mould); (5) sấy

khuôn cho lớp sáp chảy; (6) rót đồng nóng chảy

điền vào khoảng trống do lớp sáp để lại; (7) phá

dỡ khuôn (cả khuôn ngoài và khuôn trong) để lấy trống thành phẩm (Kempers B 1988: 185 - 190)

Bên cạnh việc đưa ra quy trình đúc như trên, Kempers còn lí giải cho việc xuất hiện đường gờ (ridge) dọc thân trống Theo ông, nhiều khả năng

đây là dấu vết để lại của việc sử dụng khuôn in (printing mould) Những phần khuôn in này để lại

đường gờ khi in hoa văn trên sáp, và hệ quả là sẽ xuất hiện trên thân trống sau khi đúc (Kempers

B 1988: 191) Ông cũng đưa ra giả thiết về cách đúc quai trống và tượng cóc Theo Kempers,

có hai phương án để thực hiện Phương án thứ nhất là quai và tượng cóc được tạo mẫu bằng sáp trước, sau đó gắn lên lớp sáp trên thân trống Tuy nhiên, về phương diện kỹ thuật, ông cho rằng có một số khó khăn nhất định Đối với quai trống, vì làm bằng sáp nên sẽ rất mỏng manh, dễ gãy vỡ khi đắp khuôn ngoài Còn đối với tượng cóc thì

có vẻ khả thi hơn nhưng sẽ nảy sinh vấn đề trong quá trình đúc bởi vị trí gắn trên mặt của nó sẽ phải chống đỡ cho toàn bộ mặt trống khi đặt sấp

để rót đồng Phương án thứ hai là quai và tượng cóc sẽ được đúc trước, sau đó sẽ được gắn vào phần khuôn sáp của trống Tiếp đó người ta sẽ phủ lên toàn bộ khuôn trong lớp sét và đất để tạo khuôn ngoài Các công đoạn tiếp theo vẫn diễn như quy trình đã nêu (Kempers B 1988: 192)

Hình 2 Quy trình đúc trống bằng phương pháp sáp chảy

A, B Tạo phôi trống bằng đất sét; C, D Đổ sáp chảy vào khuôn đất sét có trang trí hoa văn; E Dán các phiến sáp lấy từ khuôn

lên phôi trống; F Ghép các mang khuôn lại với nhau, rồi phủ tiếp đất sét lên để tạo khuôn ngoài; G Rót đồng

Trang 4

Cùng quan điểm với B Kempers, trong công trình The Bronze Age of Southeast Asia, Charles

Higham (1996) cũng đưa ra quy trình đúc trống cơ bản như trên, chỉ có khác biệt ở khâu tạo hoa văn

Theo Higham, để tạo hoa văn, trước hết người

ta phải chuẩn bị một loạt khuôn bằng đất sét, khuôn hình tròn dùng cho mặt trống, khuôn hình chữ nhật dùng cho thân trống Trên bề mặt của các khuôn đất sét này, người thợ sẽ dùng bút để khắc hoặc dùng các mẫu có sẵn in lên để tạo ra các mô-típ hoa văn theo ý muốn Sau đó, sáp lỏng

sẽ được đổ vào các khuôn đất sét đã được tạo hoa văn này để sao lại các họa tiết Tiếp đó, những phiến sáp này sẽ được gỡ ra và dán lên trên phôi trống bằng đất đã được chuẩn bị từ trước Lúc này việc chỉnh sửa hoa văn vẫn có thể được thực hiện nếu muốn Sau khi gắn con kê bằng đồng lên bề mặt sáp, người ta phủ một lớp sét cực mịn lên toàn bộ phần khuôn sáp, tiếp đến là lớp sét trộn phụ gia để tạo khuôn ngoài Bên cạnh đó, trong quy trình này, Higham cũng thể hiện rõ là trống được đặt ngửa và nước đồng được rót từ chân trống xuống Higham cũng cho rằng việc đúc trống đòi hỏi đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ và

kỹ thuật ở mức độ rất cao, và không ai khác ngoài những người thợ chuyên nghiệp toàn thời gian (full-time specialists) mới có thể thực hiện công

việc này (Higham C 1996: 130 - 131)

Một trong những học giả ủng hộ quan điểm trống đúc bằng phương pháp sáp chảy nhiệt tình nhất là Anna Bennet Trong bài viết “Lost-Wax

or Piece-Mould Casting” đăng trên tập san Arts

& Cultures năm 2006, bà đã đưa ra những lập

luận chứng minh cho việc trống đồng phải được đúc bằng khuôn sáp chứ không phải khuôn ba mang Trước hết, A.Bennet cho rằng nếu trống đồng được đúc bằng khuôn ba mang thì đường chỉ đúc trên thân trống phải thẳng và liên tục

Tuy nhiên, qua quan sát dưới kính hiển vi, đường thẳng của vết ráp khuôn đôi khi lại thiếu, nhất

là chỗ không có hoa văn Theo Bennett, đường

gờ nổi ở thân trống là do các phiến sáp ghép lại, nhưng do phiến sáp có mặt phẳng (do được in khuôn chữ nhật như Higham đã trình bày), nên

khi đắp lên phôi trống hình trụ thì sẽ bị kênh ở chỗ nối Do đó, muốn cho lớp sáp không bị hở thì ở vị trí nối người ta thường cho sáp chồng lên nhau Bà cũng cho rằng mặt trong của trống không có vết nối, vì khi sáp chảy hết chỉ còn lõi đất sét nên sẽ không bao giờ có đường chỉ ở phía trong cả (Bennett A 2006: 268 - 271)

Ambra Calo (2014), trong công trình tổng hợp về trống đồng Đông Nam Á Trails of Bronze Drums Across Early Southest Asia, cũng nghiêng

về giả thuyết trống đồng được đúc bằng phương pháp sáp chảy Quy trình mà A.Calo đưa ra về

cơ bản gần như giống với quy trình mà Higham

đã nêu Tuy nhiên, đối với việc đúc quai trống và tượng cóc thì học giả này lại có những kiến giải khác Theo A Calo, phần quai trống được làm bằng khuôn sáp và gắn trực tiếp vào thân trống rồi được đúc bình thường Còn đối với tượng cóc, thì bà cho rằng cũng được làm bằng khuôn sáp nhưng được đúc riêng biệt và gắn vào mặt trống sau khi đúc bằng kỹ thuật hàn (Calo A 2014: 50) Trên đây là ý kiến của một số học giả nước ngoài ủng hộ quan điểm trống đồng được đúc bằng phương pháp sáp chảy Đối với giới nghiên cứu trong nước, ngay từ năm 1974, khi nghiên cứu những dấu vết trên trống Ngọc Lũ, Hà Văn Tấn và Hoàng Văn Khoán (1974) đã đưa ra giả thiết trống được đúc bằng phương pháp sáp chảy Theo các tác giả, vật mẫu nhiều khả năng được làm bằng sáp ong, bởi đây là nguyên liệu

có nhiều ở nước ta, lại có thể dùng được nhiều lần, trang trí trên sáp cũng dễ thực hiện hơn,

và việc tu sửa những chỗ bị hỏng cũng không ảnh hưởng đến toàn vật mẫu Về trang trí hoa văn, các tác giả cho rằng, đối với trống Ngọc Lũ, người xưa đã khắc trực tiếp cả hoa văn hình học

và hoa văn tả thực lên mẫu sáp Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý rằng trên trống Viên, một số băng hoa văn tả thực được tạo bằng cách dùng từng đoạn con dấu ấn vào khuôn sáp Về quai trống, Hà Văn Tấn và Hoàng Văn Khoán cho rằng chúng được gắn liền vào vật mẫu từ trước khi trang trí hoa văn và được đúc liền thân Về cách thức tạo khuôn ngoài và khuôn trong, các

Trang 5

tác giả cũng có chung quan điểm với Kempers

và Higham, chỉ có điều ở đây các tác giả nhấn

mạnh rằng khuôn đúc trống không phải chỉ được

hơ nóng trước khi đúc mà thực sự đã được nung

với nhiệt độ không dưới 1.000°C Về vấn đề

ghép khuôn và rót đồng, Hà Văn Tấn và Hoàng

Văn Khoán cho rằng để giữ khoảng cách giữa

khuôn ngoài và khuôn trong, người xưa phải sử

dụng hệ thống con kê Tuy nhiên trong khi đa số

các học giả cho rằng con kê được làm bằng kim

loại, thì ở đây hai tác giả cho rằng con kê phải

được làm bằng một loại đất chịu lửa như đất làm

khuôn Các tác giả cũng cho rằng khi đúc, trống

được đặt ngửa và đồng nóng chảy được rót từ

chân xuống mặt trống (Hà Văn Tấn, Hoàng Văn

Khoán 1974: 37 - 43)

Mười năm sau công trình này, trong bài viết

“Bàn về kỹ thuật đúc trống Đông Sơn” đăng trên

Thông báo Khoa học của Viện Bảo tàng Lịch sử,

Hoàng Văn Khoán một lần nữa khẳng định quan

điểm nói trên của mình và Hà Văn Tấn (Hoàng

Văn Khoán 1985: 148 - 153)

Một nhà khảo cổ người Việt khác cũng ủng

hộ phương pháp sáp chảy là Nguyễn Việt Trong

bài viết “Bronze Situlas of Dong Son” đăng trên

tập san Arts & Cultures năm 2006, Nguyễn Việt

một mặt không phủ nhận vai trò của phương

pháp đúc bằng khuôn ba mang, nhưng ông cho

rằng để đúc các bộ phận như quai trống hay các

tượng trang trí trên mặt trống thì người xưa đã

sử dụng kỹ thuật lõi sáp ong (Nguyen Viet 2006:

234 - 263)

Có cùng quan điểm với các học giả nói trên,

nhà dân tộc học Tạ Đức (2017), trong chuyên

khảo công phu Nguồn gốc và sự phát triển của

trống đồng Đông Sơn, cũng cho rằng trống Đông

Sơn được đúc bằng phương pháp sáp chảy

Trong công trình này, Tạ Đức có cách tiếp cận

khá mới lạ so với truyền thống Trước hết, ông

cho rằng những trống đồng Đông Sơn ở Bắc Bộ

Việt Nam có niên đại từ thế kỷ 3 BC là do An

Dương Vương cho đúc để ban phát cho các thủ

lĩnh địa phương, như một biểu tượng của vương

quyền Âu Lạc Vì vậy, Tạ Đức tin rằng, về mặt kỹ

thuật, trống đồng Đông Sơn đã được đúc theo phương pháp sáp chảy bởi Cao Lỗ, người lo việc đúc trống đồng cho An Dương Vương là người

Dạ Lang gốc Sở, nơi thợ đúc đồng dùng phương pháp sáp chảy sớm và thạo hơn các nơi khác (Tạ Đức 2017: 171, 182)

Trên đây là các ý kiến của những học giả ủng

hộ quan điểm trống đồng Đông Sơn được đúc bằng phương pháp sáp chảy Trong các trống Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam cho tới nay, tuy còn ít ỏi, những cũng đã có một số trống mang dấu vết cho thấy chúng đã thực sự được đúc bằng phương pháp này

Hình 3 Dấu vết “ghép khuôn giả” trên trống ST.2008 của

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Ảnh: Trương Đắc Chiến)

Trang 6

Năm 2008, trong một công bố về sưu tập trống đồng tìm thấy ở tỉnh Bình Định đăng trên

Journal of East Asian Cultural Interaction Studies,

các tác giả Nishimura Masanari và Phạm Minh Huyền đã lưu ý về một chiếc trống được đúc bằng phương pháp sáp chảy, đó là trống Gò Rộng Khi nghiên cứu trống Gò Rộng, các tác giả Nishimura

và Phạm Minh Huyền nhận thấy chiếc trống này không có đường chỉ đúc - dấu vết của việc ghép khuôn - như các trống khác Thay vào đó, trên thân trống này có một đường chỉ đúc giả ( pseudo-fin), và trên toàn bộ mặt trong của trống vẫn còn

dấu vết hoa văn trang trí được in lại từ khuôn sáp (Nishimura M., Pham Minh Huyen 2008: 214)

Tiếp đó, vào năm 2014, trong Kỷ yếu Hội thảo

90 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn,

các tác giả Ngô Thế Phong và Chu Mạnh Quyền

đã có bài viết công bố 23 chiếc trống mới được sưu tầm về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2004 - 2014 Đáng chú ý

là trong bài viết này, các tác giả cho rằng có 2 trống được đúc bằng phương pháp sáp chảy, đó

là trống ST.9196-2008 và ST.10818-2013 Điểm đặc biệt của hai chiếc trống này là ở đường ghép khuôn dọc thân lại nổi lên băng hoa văn vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, điều đó khiến các tác giả nghĩ rằng đây chính là vết “ghép khuôn giả”,

và hai chiếc trống này đã được đúc bằng phương pháp sáp chảy (Ngô Thế Phong, Chu Mạnh Quyền 2014: 196 - 197)

1.2 Quan điểm trống đồng Heger I được đúc trực tiếp bằng cách ghép khuôn nhiều mang

Đại diện cho quan điểm này, người đầu tiên chúng ta cần nhắc tới, không ai khác chính là Franz Heger, tác giả của công trình kinh điển Alte Metalltrommenl aus Südost-Asien (1902) Khi bàn về

kĩ thuật chế tác (Technische Herstellung/technical manufacturing), Heger cho rằng điều thú vị là

những chiếc trống đồng này được chế tác bởi hai

kỹ thuật đúc khác nhau Theo Heger, tất cả các trống loại I, loại II, phần lớn trống loại IV và loại trung gian đều được đúng bằng phương pháp ghép khuôn nhiều mang Những trống có 2 đường chỉ

đúc ở thân thì có 3 mang khuôn, những trống có 4 đường chỉ đúc ở thân thì có 5 mang khuôn Heger cho rằng chỉ có trống loại III là đúc bằng phương pháp sáp chảy, bởi trên thân trống không có đường chỉ đúc và mặt trong của các trống này thường có dấu vết chỉnh sửa (Heger F 1902: 134 - 144)

Hình 4 Dấu vết ghép khuôn ba mang trên trống đồng

Hoàng Hạ (Ảnh: Trương Đắc Chiến)

Sau Heger, nhiều học giả cũng cho rằng trống đồng, nhất là trống loại I, được đúc bằng phương pháp ghép khuôn nhiều mang Pieter Meyers, một nhà kỹ thuật học, cũng ủng hộ quan điểm trống Đông Sơn phải được đúc bằng khuôn 3 mang Trong bài nghiên cứu về kỹ thuật đúc đồng Đông Sơn trên tạp chí Arts & Cultures

năm 2006, ông cho rằng vì trống được đúc bằng khuôn 3 mang nên không thể nào tránh được vết nối trên thân trống Hơn nữa, nếu đúc trống bằng khuôn sáp tại sao không chỉnh sửa để bỏ vết nối trước khi đúc, bởi đây là việc quá đơn giản như đã thấy khi đúc các tượng khối Và nếu trống được đúc bằng khuôn sáp thì tại sao chỉ có đường nối ở mặt ngoài mà không có ở mặt trong Ông cũng lưu ý rằng vì trống được đúc bằng khuôn 3 mang nên quai trống không thể đặt ở giữa thân

Trang 7

mà luôn đặt lệch sang một bên, nếu đúc bằng

phương pháp khuôn sáp thì sẽ không có hiện

tượng này (Meyers P 2006: 264 - 267)

Robert E Murowchick (2001), trong một

nghiên cứu về đồ đồng ở Vân Nam, đã cho rằng

hầu hết các đồ đồng trong văn hóa Điền, từ

đồ nghi lễ, nhạc khí hay các vật dụng khác đều

được đúc bằng phương pháp ghép khuôn Theo

ông, các trống đồng sớm thuộc loại Pre-Heger

I hay còn gọi là loại hình Vạn Gia Bá, đều được

đúc bằng phương pháp ghép khuôn nhiều mang

(Murowchick R.E 2001: 148)

Chiou-Peng, khi nghiên cứu đồ đồng Vân

Nam, cũng có chung nhận định như Murowchick

Trong bài nghiên cứu The Technical History of

Early Asian Kettledrums, lịch sử luyện kim Vân

Nam đã được Chiou-Peng phân chia ra 3 giai

đoạn, với sự liên quan mật thiết tới kĩ thuật đúc

trống (1) Giai đoạn sơ khởi (Initial Phase), có niên

đại thế kỉ 13 - 8 BC, là giai đoạn mà kĩ thuật đúc

bằng khuôn hở và khuôn hai mang chiếm ưu thế

Sản phẩm đúc của giai đoạn này chủ yếu là các vật

dụng cỡ nhỏ và đơn giản (2) Giai đoạn hình thành

(Formative Phase), có niên đại thế kỉ 7 - 4 BC, với

sự tiến bộ của kĩ thuật luyện kim và sự xuất hiện

của kĩ thuật ghép khuôn đất nung nhiều mang

Các hiện vật cỡ lớn bắt đầu được đúc, điển hình

là trống đồng Vạn Gia Bá Đồ đồng nói chung và

trống đồng nói riêng trong giai đoạn này hầu hết

được đúc bằng phương pháp ghép khuôn nhiều

mang (piece-mould casting) Chiou-Peng cũng

lưu ý là để đúc trống người xưa đã sử dụng những

con kê (spacer) bằng kim loại để giữ khoảng cách

giữa khuôn ngoài và khuôn trong (3) Giai đoạn

phát triển (Florescent Stage), có niên đại từ 350

BC tới 50 AD, phương pháp đúc bằng khuôn đất

nung nhiều mang vẫn thịnh hành, tuy nhiên đã có

sự xuất hiện của các kĩ thuật tạo hoa văn mới, đặc

biệt là kĩ thuật sáp chảy Các hiện vật lớn, như

trống đồng chẳng hạn, vẫn được đúc bằng khuôn

ba mang, kĩ thuật sáp chảy chỉ dùng để đúc

những hiện vật nhỏ hoặc những tấm phù điêu có

hoa văn trổ thủng Tóm lại, theo TzeHuey

Chiou-Peng, kĩ thuật sáp chảy có mặt ở Vân Nam không

sớm hơn thế kỷ 4 BC, và chỉ được áp dụng vào việc đúc những hiện vật nhỏ hoặc các bộ phận của một hiện vật nào đó Đồ đồng ở Vân Nam, trong đó có trống đồng, về cơ bản được đúc bởi

kỹ thuật ghép khuôn đất nung ba mang (Chiou-Peng TzeHuey 2011: 17 - 26)

Đa số các học giả Trung Quốc đều ủng hộ quan điểm trống đồng được đúc bằng phương pháp ghép khuôn Gần đây, các tác giả Wu Chongji, Luo Kunxin, Cai Rong (2018), trong công trình Decoration Art of Ancient Bronze Drums, đã khẳng định lại điều này Các tác giả

cho rằng người xưa đã sửa dụng khuôn đất nung nhiều mang để đúc trống, giống với phương pháp đúc chuông và đỉnh của giai đoạn sớm Chỉ

có loại trống Tây Minh (Ximeng), tức trống loại

III ở Myanmar là đúc bằng phương pháp sáp chảy (Wu Chongji, Luo Kunxin, Cai Rong 2018: 12)

Đối với các học giả trong nước, ngay từ năm

1975, trong cuốn sách Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam, các tác giả Nguyễn

Văn Huyên, Hoàng Vinh đã đưa ra ý kiến rằng trống Đông Sơn được đúc bằng cách ghép khuôn nhiều mang, và dấu con kê ở rìa mặt trống là để thoát hơi trên khuôn đúc (Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Vinh 1975: 130)

Sau đó, Trịnh Sinh cũng cho rằng trống đồng được đúc bằng khuôn đất nung nhiều mang

Theo ông, khuôn đất nung là hoàn toàn phù hợp

để đúc các hiện vật có thể khối lớn, với hoa văn trang trí phức tạp như trống đồng Để đúc trống, người xưa sử dụng khuôn 3 mang với hệ thống con kê để định vị trong quá trình rót đồng Các con kê này làm bằng kim loại, nhiều khả năng là đồng đỏ (Trịnh Sinh 1996: 50), được đặt cách đều nhau trên mặt, tang, lưng và chân trống Các hoa văn trang trí được khắc trực tiếp lên khuôn đất trước khi nung Về vị trí rót đồng, dựa trên kinh nghiệm quan sát một số trống loại II, Trịnh Sinh đưa ra gợi ý rằng có thể đồng được rót ở rìa mặt trống hoặc ở thân trống (Trịnh Sinh 2012:

161 - 162)

Gần đây, Kiều Quang Chẩn, một nhà nghiên cứu và cũng là nhà sưu tập say mê văn hóa Đông

Trang 8

Sơn, đã công bố cuốn sách Vang vọng từ trống Đông Sơn (2018) Trong cuốn sách này, ông đã

dành hẳn 1 chương (chương III) để tìm hiểu về

kỹ thuật đúc trống Đông Sơn Sau khi điểm lại một số nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này, ông đã trực tiếp đến các lò đúc thủ công ở Thanh Hóa, Nam Định để nghiên cứu kỹ thuật đúc trống hiện nay Tại các lò đúc này, ông đã quan sát các kíp thợ đúc trống bằng cả hai phương pháp ghép khuôn 3 mang và khuôn sáp Từ những khảo chứng dân tộc học này, cùng với tri thức của bản thân sau nhiều năm nghiên cứu trống Đông Sơn, Kiều Quang Chẩn cho rằng cách đúc trống bằng khuôn 3 mang đơn giản hơn, sản phẩm giống với trống cổ hơn, tuy mất thời gian hơn so với đúc bằng khuôn sáp Từ đó, ông cho rằng trống đồng Đông Sơn cũng được đúc bằng phương pháp ghép khuôn đất nung nhiều mang, giống với những trống phát hiện ở Hoa Nam (Kiều Quang Chẩn 2018: 27 - 35)

Trên đây là ý kiến của các nhà nghiên cứu ủng hộ phương pháp đúc trống bằng cách ghép khuôn nhiều mang Trên thực tế, ngoài số ít những trống được đúc bằng khuôn sáp như đã nói ở phần trên, hầu hết trống đồng Đông Sơn

đã phát hiện đều cho thấy chúng được đúc bằng phương pháp ghép khuôn ba mang Điều này

sẽ được bàn kỹ hơn ở phần sau, khi đề cập tới ý nghĩa của sưu tập khuôn đúc trống Luy Lâu

2 Thành phần hợp kim

Một vấn đề quan trọng khác trong nghiên cứu kỹ thuật đúc trống là thành phần hợp kim

Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu về thành phần hợp kim của trống Đông Sơn đều cho thấy, hợp kim chủ yếu để đúc trống gồm ba thành phần: đồng, chì, thiếc

Ngay từ năm 1902, Heger đã công bố thành phần hợp kim của trống loại I là đồng - chì - thiếc, trong đó đồng chiếm tỉ lệ 60,82 - 71,71%, chì chiếm tỉ lệ 14,25 - 26,69%, thiếc chiếm tỉ lệ 4,9 - 10,88% (Heger F 1902: 143)

Năm 1954, Malleret cũng đã công bố thành phần hợp kim một số trống Đông Sơn, cho thấy

trống Quảng Xương II, trống Đắc Glao, trống Đồng Văn I hợp kim chủ yếu vẫn là đồng - chì - thiếc (dẫn theo Trịnh Sinh 1996: 47)

Năm 1981, Diệp Đình Hoa đã phân tích thành phần hóa học của 6 trống Đông Sơn Qua kết quả phân tích, cho thấy hợp kim là đồng - chì, hoặc đồng - chì - thiếc, tuy nhiên tỉ lệ thiếc khá thấp (0,4 - 8,77%) trong khi tỉ lệ chì lại rất cao (1,35 - 25,6%) Diệp Đình Hoa cũng lưu ý rằng những chiếc trống này đều thuộc loại hợp kim đồng thau có kẽm, và cho rằng đứng dưới góc độ

kỹ thuật, đồng thau có kẽm là loại đồng thau tốt nhất, đặc biệt là đối với các loại nhạc khí (Diệp Đình Hoa 1981: 166 - 168)

Bernet Kempers cũng công bố thành phần hóa học của 33 mẫu trống loại I ở Đông Nam Á, kết quả cho thấy hợp kim chủ yếu gồm 3 thành phần: đồng (42,20 - 84,04%), thiếc (4,40 - 26,09%), chì (1,22 - 27,80%) (Kempers B 1988:

200 - 201)

Trịnh Sinh, trong chuyên khảo về kỹ thuật đúc trống đồng đăng trên tạp chí Khảo cổ học

năm 1996, cũng công bố kết quả phân tích thành phần hóa học của 6 trống Đông Sơn Dựa trên kết quả phân tích này, ông cho rằng hợp kim đúc của hầu hết trống Đông Sơn cơ bản gồm bốn thành phần là đồng, chì, thiếc và asen Hàm lượng chì tập trung trong khoảng 10 - 30%, hàm lượng thiếc tập trung trong khoảng dưới 10%, hàm lượng asen là từ 0,1 - 3,1% Sự có mặt của chì khiến nhiệt độ nóng chảy của hợp kim được

hạ thấp, và tính dẻo của chì khiến nước đồng có thể điền đầy các chi tiết của vật đúc Sự có mặt của thiếc cũng góp phần làm hạ thấp nhiệt độ nóng chảy của hợp kim Đáng chú ý là sự có mặt của asen Theo Trịnh Sinh, đây không phải là sự

có mặt ngẫu nhiên, mà thực ra có vai trò vô cùng quan trọng Asen góp phần hạ thấp điểm nóng chảy của hợp kim và làm tăng độ sáng, đẹp của sản phẩm đúc Ngoài ra asen còn là chất dẫn chảy rất tốt, chỉ cần một lượng rất ít, chỉ vài phần trăm cũng làm cho khả năng loang rộng và nhanh của nước đồng, điền kín khuôn đúc (Trịnh Sinh 1996:

47 - 48)

Trang 9

3 Hoạt động đúc thực nghiệm

Một trong những vấn đề rất quan trọng khi

nghiên cứu kỹ thuật đúc trống đồng, đó là hoạt

động thực nghiệm Từ năm 1964 đến năm 1975,

Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã phối hợp với

Viện Bảo tàng Mỹ thuật tiến hành đúc thử trống

Ngọc Lũ năm lần Quy trình, kết quả và kinh

nghiệm của các lần đúc thực nghiệm này đã được

Trần Khoa Trinh (1977, 1985) và Trịnh Sinh (1996)

tổng hợp khá kĩ Dưới đây chúng tôi xin điểm lại

một số nét chính

+ Lần đúc thứ nhất: khuôn trống đặt ngửa,

đậu rót mở ở chân trống Khi rót đồng vào khuôn

thì khuôn bị vỡ Nguyên nhân là do khuôn nung

quá chín, đất tơi bở, rạn nứt và do chằng buộc

khuôn chưa chắc (Trần Khoa Trinh 1977: 74)

Trịnh Sinh thì cho rằng vấn đề nằm ở cấu tạo của

đất khuôn và cách định vị khuôn, khiến khuôn

không chịu nổi áp lực của đồng nóng chảy (Trịnh

Sinh 1996: 43)

+ Lần đúc thứ hai: khuôn trống cũng đặt ngửa

như lần một Đồng rót vào khuôn không bị vỡ,

nhưng đồng lại không điền đầy khuôn, do quanh

mặt trống không có lỗ thông hơi, khiến giữa mặt

trống bị khuyết một mảng lớn (Trần Khoa Trinh

1977: 74) Trịnh Sinh cho rằng có khả năng do

“nước đồng” có quá trình dẫn chảy kém, chưa

điền đầy đã đông đặc, do đó phải xem lại bản

thân thành phần hợp kim của đồng (Trịnh Sinh

1996: 43)

+ Lần đúc thứ ba: khuôn được đặt nghiêng,

đậu rót đặt ở rìa thấp dưới tang và quai Khi rót

đồng vào khuôn cũng không bị vỡ, nhưng kết quả

vẫn không như ý Trống bị thủng lớn ở tang và

khuyết hai quai, vị trí khuôn ruột bị xô lệch, làm

cho thân trống dày mỏng không đều, hoa văn bị

mờ (Trần Khoa Trinh 1977: 74) Rõ ràng, nguyên

nhân của lần thất bại này vẫn nằm ở chỗ người

thợ đúc chưa tính được vấn đề áp lực của nước

đồng, vấn đề hợp kim và vị trí đặt đậu rót (Trịnh

Sinh 1996: 43)

+ Lần đúc thứ tư: lần này làm thành hai khuôn

và đúc riêng từng bộ phận: thân trống và mặt

trống Sau khi đúc xong thì hàn lại thành chiếc

trống Tuy nhiên, vẫn do khuôn nung quá chín, đất tơi bở nên không chịu nổi áp lực của nước đồng, kết quả là trống vẫn dày hơn trống gốc hai,

ba lần, hoa văn bị mờ, nhiều chỗ rạn nứt (Trần Khoa Trinh 1977: 43)

+ Lần đúc thứ năm: rút kinh nghiệm của những lần đúc thử trước đó, lần đúc thứ năm (1975) đã

có kết quả tốt hơn nhiều so với bốn lần đúc trước

Khuôn được đặt sấp trong một hố sâu 60cm, kê nghiêng khuôn một góc khoảng 15°, đậu rót mở ở trên mặt trống Đồng rót vào không bị vỡ khuôn, nước đồng cũng điền đầy khuôn Tuy nhiên, theo

sự đánh giá của các nhà chuyên môn thì trống đúc thử mới chỉ đạt khoảng 80% so với trống gốc Độ dày của trống vẫn dày hơn trống thật, hoa văn thân trống thì rõ, nhưng hoa văn trên mặt thì không sắc nét, có chỗ mờ Về khuôn đúc, các thợ đúc cũng gia cố thêm 5 vành đai sắt để giúp khuôn chịu áp lực của nước đồng - đây là điều mà người xưa không thể thực hiện (Trần Khoa Trinh 1985: 158), (Trịnh Sinh 1996: 45)

Gần đây, Nguyễn Thơ Đình (Viện Khảo cổ học) cũng đã tiến hành tìm hiểu quy trình đúc trống Đông Sơn theo hướng tiếp cận thực nghiệm dân tộc - khảo cổ học Nghiên cứu của Nguyễn Thơ Đình được tiến hành ở làng nghề Chè Đông (xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa)

Dưới đây là một số nét chính trong báo cáo của Nguyễn Thơ Đình (2017: 47 - 48):

+ Bộ khuôn đúc trống hoàn chỉnh làm bằng đất nung, gồm 2 mang khuôn thân, 1 mang khuôn mặt và khuôn lõi Mặt trong của khuôn mặt và hai mang thân được khắc hoa văn trực tiếp bằng cách đục thủ công sau đó cạo sửa lại Khi đúc

ra hoa văn rất sắc nét Trong khi đó, những thử nghiệm khuôn sáp cho hoa văn bị mờ, vì vậy việc khắc hoa văn trên khuôn đất tối ưu hơn

+ Khuôn đúc được nung chín cho thoát hết hơi nước trước khi rót đồng (khuôn được nung 2 lần, lần

1 khoảng 900°C, lần 2 khoảng 1.000°C - 1.100°C)

+ Đậu rót được mở ngay chính tâm trống hoặc

ở tang trống Với sản phẩm đúc lớn như trống đồng, việc mở đậu rót ở chính tâm là phương pháp tối ưu

Trang 10

+ Để định vị khuôn trống, người thợ dùng các con kê bằng hợp kim đồng (lấy từ những trống đã đúc hỏng) và không đặt con kê trên mặt trống

+ Hợp kim dùng để đúc trống cũng là đồng - thiếc - chì

Trống thành phẩm được đúc ra khá đẹp, sáng bóng, hoa văn sắc nét Tuy đây chỉ là đúc thực nghiệm dưới dạng đặt hàng một trống mới, và những gì mà Nguyễn Thơ Đình ghi lại chỉ đơn thuần là mô tả lại một quy trình đúc trống đang được thực hiện tại một làng nghề cụ thể, nhưng

nó cũng đóng góp phần nào cho nhận thức của chúng ta về kỹ thuật đúc trống của người xưa

Tóm lại, các lần đúc thực nghiệm trống Đông Sơn là vô cùng quý giá, song bí mật của việc đúc trống đồng xưa vẫn là câu hỏi không dễ gì giải đáp được, đúng như Trần Khoa Trinh đã nhận xét:

về mặt khoa học thì chúng ta chưa thể nói đã ít nhiều trả lời được câu hỏi: người thời các vua Hùng

đã dùng phương pháp nào để đúc nên những trống đồng to đẹp như trống Ngọc Lũ?” (dẫn theo Trịnh

Sinh 1996: 45)

II Những khám phá mới – phát hiện khuôn đúc tại thành cổ Luy Lâu

1 Từ những gì vừa trình bày trên đây, ta thấy rằng câu hỏi trống đồng Đông Sơn được đúc như thế nào vẫn là trăn trở của học giới cả trong và ngoài nước

Cuộc tranh luận trống được đúc bằng phương pháp ghép khuôn (piece-mold method) hay sáp

chảy (lost-wax method) đã kéo dài cả thế kỷ, và

cho tới nay vẫn chưa ngã ngũ Những lập luận của

cả hai trường phái đều tỏ ra có lí, nhưng xét cho cùng, không đủ sức thuyết phục phe đối diện với

cơ sở khoa học mong manh như thế Lập luận của hai bên chủ yếu dựa trên quan sát dân tộc học

và suy đoán từ dấu vết còn lại trên thân trống

Sự thiếu vắng nguồn tư liệu trực tiếp liên quan đến quy trình đúc trống chính là nguyên nhân của cuộc tranh luận không có hồi kết này

Những phân tích về thành phần hợp kim, ngoài việc cho biết người xưa đã dùng hợp kim đồng thau gồm những thành phần nào, tỉ lệ ra

sao, cũng không cho chúng ta chút manh mối nào về phương pháp đúc trống của họ

Hoạt động đúc thực nghiệm cũng đã được đầu

tư nhiều tâm sức, với hy vọng tìm hiểu đôi điều

về quy trình đúc trống của người xưa Những lần đúc thực nghiệm trống đồng đều do tập thể cán

bộ có kỹ thuật đào tạo bài bản, có trình độ kỹ sư, phối hợp với những nghệ nhân có kinh nghiệm đúc đồng lâu năm thực hiện Tuy vậy, kết quả đạt được qua mỗi lần đúc thử đều không thành công, nếu không muốn nói là thất bại, cho dù đó chỉ là đúc phục chế chứ không phải sáng tạo ra vật mẫu

Sở dĩ như vậy là vì, trong những lần đúc thực nghiệm trống đồng đó, nhà nghiên cứu chủ yếu dựa trên tài liệu dân tộc học, kết hợp với suy đoán

từ những dấu vết còn lại trên thân trống Dù có thể hình dung cơ bản ra các bước phải trải qua của quy trình đúc trống, nhưng để đúc được một chiếc trống Đông Sơn hoàn hảo như các trống đã phát hiện, thì vẫn còn một khoảng cách khá xa Sau mỗi lần đúc thử, các tác giả đều đã rút kinh nghiệm, và nguyên nhân thất bại cơ bản là ở khâu làm đất tạo khuôn, khâu nung khuôn, tư thế đặt khuôn và thành phần hợp kim

Có thể thấy, trong các nguyên nhân cơ bản

lí giải cho việc thất bại của hoạt động đúc thực nghiệm, thì có đến 3/4 nguyên nhân là liên quan đến khuôn trống Nếu như thông tin về thành phần hợp kim hoàn toàn có thể được thu thập thông qua các phân tích các trống Đông Sơn

để tìm hiểu tỉ lệ các kim loại được dùng để đúc trống, thì thông tin về mảnh khuôn đúc trống lại hầu như vắng bóng Trong các cuộc khai quật khảo cổ học, nhà khảo cổ vẫn thường tìm được các di tích, di vật như lò nấu, xỉ quặng, khuôn đúc của các loại rìu, giáo, dao găm , nhưng lại không

hề tìm thấy khuôn đúc trống Rõ ràng, sự thiếu vắng nguồn tư liệu trực tiếp này là một trở ngại

to lớn trong việc nghiên cứu quy trình đúc trống của người xưa Không có tài liệu trực tiếp, việc nghiên cứu thực nghiệm chỉ hoàn toàn dựa trên quan sát dân tộc học và kinh nghiệm dân gian, cho nên dễ hiểu tại sao việc đúc trống không thể thành công như mong đợi

Ngày đăng: 10/03/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w