1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận điểm sáng tạo nhất của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Khái niệm và ý nghĩaa Khái niệmĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm2011 nêu khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh" như sau:“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề tài LUẬN ĐIỂM SÁNG TẠO NHẤT CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VẬN DỤNG TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC Nhóm : 2 Lớp học phần : 232_HCMI0111_07 Người hướng dẫn : Hoàng Thị Thúy Hà Nội, tháng 3 năm 2024 BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN STT Họ tên Nội dung công Xếp loại của Xếp loại việc nhóm của giáo viên 1 Đinh Thị Thu Cúc Vận dụng 2 Nguyễn Mạnh Cường Thuyết trình 3 Trần Hà Dung Cơ sở lý thuyết 4 Trần Đức Duy Power Point 5 Cao Thị Khánh Duyên Vận dụng 6 Nguyễn Minh Trung Dũng Cơ sở lý thuyết 7 Trần Phạm Quang Dương Vận dụng Vận dụng 8 Đỗ Văn Đạt Vận dụng Vận dụng 9 Nguyễn Tiến Đạt 10 Vũ Thành Đạt 11 Nguyễn Văn Điều Cơ sở lý thuyết Word 12 Nguyễn Đông Đô Thuyết trình 13 Mai Phạm Ngân Hà Vận dụng 14 Trần Thị Ngọc Hà 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2024 BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1 I/ Thời gian, địa điểm 1 Thời gian: 21h00 ngày 26/01/2024 2 Địa điểm: Google Meet II/ Thành phần tham gia 1 Đinh Thị Thu Cúc 8 Đỗ Văn Đạt 2 Nguyễn Mạnh Cường 9 Nguyễn Tiến Đạt 3 Trần Hà Dung 10 Vũ Thành Đạt 4 Trần Đức Duy 11 Nguyễn Văn Điều 5 Cao Thị Khánh Duyên 12 Nguyễn Đông Đô 6 Nguyễn Minh Trung Dũng 13 Mai Phạm Ngân Hà 7 Trần Phạm Quang Dương 14 Trần Thị Ngọc Hà III/ Nội dung cuộc họp Nhóm góp ý để hoàn thành dàn ý cho bài thảo luận Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ và đưa ra hạn hoàn thành công việc IV/ Đánh giá chung Các thành viên tham gia họp đúng giờ và có ý thức đóng góp trong quá trình thảo luận Thư ký Nhóm trưởng 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2024 BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2 I/ Thời gian, địa điểm 1 Thời gian: 21h00 ngày 26/02/2024 2 Địa điểm: Google Meet II/ Thành phần tham gia 1 Đinh Thị Thu Cúc 8 Đỗ Văn Đạt 2 Nguyễn Mạnh Cường 9 Nguyễn Tiến Đạt 3 Trần Hà Dung 10 Vũ Thành Đạt 4 Trần Đức Duy 11 Nguyễn Văn Điều 5 Cao Thị Khánh Duyên 12 Nguyễn Đông Đô 6 Nguyễn Minh Trung Dũng 13 Mai Phạm Ngân Hà 7 Trần Phạm Quang Dương 14 Trần Thị Ngọc Hà III/ Nội dung cuộc họp Góp ý và chỉnh sửa cho phần công việc của các thành viên nhóm Phân công công việc trong buổi thảo luận IV/ Đánh giá chung Các thành viên tham gia họp đúng giờ và có ý thức đóng góp trong quá trình thảo luận Thư ký Nhóm trưởng 4 Mục lục MỞ ĐẦU .6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .8 1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh .8 1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa 8 1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập và giải phóng dân tộc 10 1.2 Luận điểm sáng tạo nhất của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 14 1.2.1 Luận điểm sáng tạo nhất của Hồ Chí Minh 14 1.2.2 Giá trị của luận điểm 16 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG 18 2.1 Tình hình thế giới và Việt Nam về luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh .18 2.1.1 Tình hình thế giới .18 2.1.2 Tình hình Việt Nam 19 2.2 Thực trạng chung chính trị - xã hội, kinh tế văn hóa và an ninh quốc phòng trong giai đoạn hiện nay 20 2.2.1 Chính trị - Xã hội 20 2.2.2 Kinh tế 22 2.2.3 Văn hóa, xã hội: 25 2.2.4 An ninh quốc phòng 26 2.3 Nhân dân ta đã và đang vận dụng quan điểm sáng tạo nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay 27 2.3.1 Chủ động, sáng tạo .27 2.3.2 Giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia 28 2.4 Ý nghĩa của luận điểm sáng tạo của Hồ Chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay 29 2.4.1 Về mặt lý luận: 29 2.4.2 Về mặt thực tiễn: 30 2.4.3 Bài học quý báu từ luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: 31 2.5 Liên hệ sinh viên về học tập và làm theo tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 5 MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về con đường cứu nước, chiến lược cách mạng, sách lược cách mạng và phương pháp cách mạng nhằm giải phóng áp bức, nô lệ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập và chủ nghĩa xã hội Mục tiêu hàng đầu của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc chính là việc tập hợp được tất cả các lực lượng quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân và nông dân để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, đi theo con đường cách mạng vô sản.Với việc tiếp thu những tư tưởng, lý luận sắc bén của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã có những bước chuyển biến về chất trong tư tưởng của mình Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp và từ một người con yêu nước thành một người cộng sản Người đã vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của dân tộc để đưa ra những đường lối đúng đắn đối với cách mạng nước ta Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh vai trò của việc đoàn kết với phong trào cách mạng quốc tế, không để chủ nghĩa tư bản có điều kiện cô lập phong trào giành độc lập và các cuộc cách mạng tư ở từng quốc gia, từng thuộc địa Với hàng loạt các tác phẩm như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927), văn kiện Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình và Điều lệ vắn tắt của Đảng… đã đánh dấu sự hình thành cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể ở trong nước và thế giới lúc Người đang sống và hoạt động Hồ Chí Minh đã nắm bắt chính xác xu hướng phát triển của thời đại để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam Những phẩm chất cá nhân cùng những hoạt động thực tiễn phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong nước và trên thế giới là nhân tố chủ quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến đấu trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái Việt Nam Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là 6 dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đi tìm đường cứu nước, cứu dân Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng đã dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động cách mạng, trong đó có nhiệm vụ giải phóng dân tộc Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào thực tiễn cuộc sống và xây dựng bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp bách, góp phần định hướng con đường đi đúng đắn, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa a) Khái niệm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011) nêu khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh" như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” b) Ý nghĩa Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận Với ý nghĩa cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin làm thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh là những phương hướng về lý luận và thực tiễn hành động cho những người Việt Nam yêu nước Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần trang bị cho sinh viên tri thức khoa học về hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam; hình thành năng lực, phương pháp làm việc, niềm tin, tình cảm cách mạng; góp phần củng cố cho sinh viên về lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống Năng lực tư duy lý luận của mỗi người là điều rất cần thiết để giải quyết những yêu cầu do cuộc sống đặt ra Năng lực đó được hình thành và phát triển từ nhiều nguồn, trải qua nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn nghiên cứu ở trường đại học rất quan trọng, nó gắn với tuổi trẻ của con người 8 Hơn nữa, tri thức và kỹ năng của sinh viên được hình thành và phát triển qua nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần bồi đắp năng lực lý luận nhằm chỉ dẫn hành động để trở thành một công dân có ích cho xã hội như mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh: "Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới" Giáo dục và định hướng thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước Qua nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, người học có điều kiện hiểu biết sâu sắc và toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, lãnh tụ của Đảng, người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ kiên cường đấu tranh vì độc lập, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và tiến bộ giữa các dân tộc trên thế giới, trong đó đặc biệt là học tập tư tưởng của Người, học tập gương sáng của một con người suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, sống có ích cho xã hội, yêu và làm những điều tốt, điều thiện, ghét và tránh cái xấu, cái ác; nâng cao lòng tự hào về đất nước Việt Nam, về chế độ xã hội chủ nghĩa, về Hồ Chí Minh, về Đảng Cộng sản Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên sẽ nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định ý thức và trách nhiệm công dân, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ra sức học tập và phấn đấu đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng mà Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác Qua nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, người học có điều kiện vận dụng tốt hơn những kiến thức và kỹ năng đã nghiên cứu, học tập vào việc xây dựng phương pháp học tập, tu dưỡng, rèn luyện phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân Người học có thể vận dụng xây dựng phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt, v.v phù hợp với hoàn cảnh như phương châm của Hồ Chí Minh: Dĩ bất biến, ứng vạn biến Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần tích cực trong việc giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục hình thành và hoàn thiện nhân cách, trở thành những chiến sĩ tiên phong 9 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần làm cho đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như khát vọng của Hồ Chí Minh và của mỗi người Việt Nam yêu nước 1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập và giải phóng dân tộc a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay gắn liền với truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm Điều đó nói lên một khát khao to lớn của dân tộc ta là luôn mong muốn có được một nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng liêng, bất hủ của dân tộc mà Hồ Chí Minh là hiện thân cho tinh thần ấy Người nói rằng: Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân Người đánh giá cao học thuyết "Tam dân" của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc Và bằng lý lẽ đầy thuyết phục, trong khi viện dẫn bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi", Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để Trong quá trình đi xâm lược các nước, bọn thực dân, đế quốc hay dùng chiêu bài mị dân, thành lập các chính phủ bù nhìn bản xứ, tuyên truyền cái gọi là “độc lập tự do" giả hiệu cho nhân dân các nước thuộc địa nhưng thực chất là nhằm che đậy bản chất “ăn cướp" và "giết người” của chúng Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả các lĩnh vực Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng , thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì Trên tinh thần đó và trong 10 Việt Nam là một trong những nước bị tổn thương nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng Các áp lực về chuyển đổi phương thức phát triển trong bối cảnh thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng,… rất có thể sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều khó khăn Việc nâng cao năng lực “thích ứng” với biến đổi khí hậu, nhất là chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai thường xuyên xảy ra, sẽ là thách thức lớn Tuy nhiên, những phương thức và mô hình phát triển mới như: tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, v.v cùng với tiến bộ khoa học công nghệ cũng đang mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều sự lựa chọn để tăng trưởng nhanh và bền vững Việt Nam có cơ hội tốt để trở thành cửa ngõ quan trọng của một khu vực kinh tế năng động, tiếp cận với các thị trường lớn của thế giới khi thiết lập được một mạng lưới FTA rộng khắp và khai thác chiến lược Trung Quốc+1 của các nhà đầu tư quốc tế Tuy nhiên, tiến trình hội nhập cũng đang gây ra sức ép điều chỉnh chính sách theo nhiều kênh, nhiều tuyến, tạo ra tác động nhiều chiều, khó kiểm soát Bản thân các FTA không bảo đảm cho nền kinh tế Việt Nam vượt lên khỏi phân khúc thấp của chuỗi giá trị toàn cầu hay đem lại nhiều việc làm có năng suất cao hơn bởi những điều này lại chủ yếu phụ thuộc vào tiến độ hoàn thiện thể chế phát triển trong nước Việt Nam có lợi thế của nước đi sau khi có thể đi thẳng vào phát triển những lĩnh vực mới của nền kinh tế số; song đây cũng là thách thức lớn nếu mô hình tăng trưởng vẫn theo chiều rộng, dựa vào vốn, lao động kỹ năng thấp và tài nguyên thiên nhiên Giai đoạn vừa qua, mô hình này đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư, nhưng nếu tiếp tục duy trì thì càng hội nhập sâu hơn, nền kinh tế Việt Nam sẽ càng lệ thuộc vào bên ngoài, càng có nguy cơ lún sâu vào “bẫy gia công, lắp ráp” và vướng vào những nấc thang thấp của chuỗi giá trị toàn cầu Thách thức đó yêu cầu nền kinh tế Việt Nam phải đẩy nhanh sự chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới, dựa trên công nghệ và đổi mới sáng tạo là những yếu tố không có trần giới hạn 2.2 Thực trạng chung chính trị - xã hội, kinh tế văn hóa và an ninh quốc phòng trong giai đoạn hiện nay 2.2.1 Chính trị - Xã hội 20

Ngày đăng: 09/03/2024, 21:31

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w