Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN 1.1. KHÁI NIỆM VỀ THANH TOÁN 1.1.1. Định nghĩa thanh toán và các hình hình thức thanh toán Dưới góc độ pháp lý, Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý. Dưới góc độ ngôn ngữ (Theo từ điển), thanh toán có các nghĩa: + Hoàn thành việc tính sổ sách khi đình chỉ buôn bán. + Trình bày những chứng từ những khoản chi tiêu bằng tiền của công quỹ để hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc đó. Y tá cơ quan thanh toán năm hóa đơn mua thuốc. + Trang trải, từ bỏ đến hết. Thanh toán món nợ. Thanh toán nạn mù chữ. Thanh toán những tư tưởng phi vô sản
MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ v Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN .1 1.1 KHÁI NIỆM VỀ THANH TOÁN 1 1.1.1 Định nghĩa thanh toán và các hình hình thức thanh toán 1 1.1.2 Thanh toán trong nội bộ ngân hàng 3 1.1.3 Thanh toán liên ngân hàng 3 1.1.4 Thanh toán quốc tế 12 1.2 TRUNG GIAN THANH TOÁN 12 1.2.1 Khái niệm trung gian thanh toán 12 1.2.2 Pháp luật về trung gian thanh toán 13 1.2.3 Các dịch vụ thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 18 1.3 PHƯƠNG THỨC, HÌNH THỨC VÀ NGUYÊN TẮC THANH TOÁN 19 1.3.1 Phương thức và hình thức thanh toán .19 1.3.2 Nguyên tắc trong thanh toán 21 Chương 2: THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI VIỆT NAM .22 2.1 HÌNH THỨC THANH TOÁN BẰNG TIỀN MẶT 22 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản .22 2.1.2 Hạn chế của hình thức thanh toán bằng tiền mặt 22 2.1.3 Chi phí tiền mặt hợp lý tại doanh nghiệp 23 2.1.4 Quy định về thanh toán bằng tiền mặt trong một số giao dịch thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam 23 2.1.5 Các loại giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng 24 2.2 KHÁI QUÁT VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM 27 2.2.1 Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) .27 2.2.2 Những quy định mang tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt 31 2.2.3 Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay ở Việt Nam .33 2.3 THANH TOÁN BẰNG SÉC 34 2.3.1 Khái niệm chung 34 2.3.2 Quy định chung về thanh toán séc 34 i 2.3.3 Những nội dung chủ yếu trong quan hệ thanh toán séc 36 2.3.4 Đặc điểm của Séc 39 2.3.5 Phân loại Séc 40 2.3.6 Séc chuyển khoản (SCK) 41 2.3.7 Séc bảo chi 45 2.3.8 Séc chuyển tiền cầm tay .47 2.4 THANH TOÁN BẰNG UỶ NHIỆM CHI 47 2.4.1 Khái niệm 47 2.4.2 Nội dung thanh toán bằng UNC .49 2.4.3 Ưu điểm và nhược điểm của thanh toán ủy nhiệm chi 50 2.4.4 Cách ghi uỷ nhiệm chi 50 2.4.5 Lưu ý khi tiến hành giao dịch bằng ủy nhiệm chi 51 2.5 THANH TOÁN BẰNG ỦY NHIỆM THU 54 2.5.1 Khái quát về Ủy nhiệm thu .54 2.5.2 Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu (UNT) .56 2.5.3 Phân biệt UNT và UNC 59 2.6 THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG .60 2.6.1 Một số vấn đề chung về thư tín dụng (TTD; L/C) 60 2.6.2 Nội dung và phân loại của thư tín dụng (L/C) 62 2.6.3 Lợi ích của thư tín dụng 66 2.6.4 Quy trình thanh toán bằng Thư tín dụng (TTD) .67 2.7 THANH TOÁN BẰNG THẺ 67 2.7.1 Khái niệm, phân loại Thẻ thanh toán (thường được gọi tắt là “thẻ”): 68 2.7.2 Những thông tin chủ yếu của một thẻ ngân hàng 70 2.7.3 Một số khái niệm liên quan đến thẻ ngân hàng 71 2.7.4 Một số lưu ý để giao dịch an toàn với thẻ ngân hàng .72 Chương 3: THANH TOÁN QUỐC TẾ 74 3.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 74 3.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thanh toán quốc tế .74 3.1.2 Tỷ giá hối đoái 75 3.2 CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ 81 3.2.1 HỐI PHIẾU 81 3.2.2 KỲ PHIẾU (Promissory note) 92 ii 3.2.3 SÉC QUỐC TẾ (Cheque, Check) 92 3.3 CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ QUY ĐỊNH TRONG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG 96 3.3.1 Điều kiện tiền tệ 97 3.3.2 Điều kiện địa điểm thanh toán 103 3.3.3 Điều kiện thời gian thanh toán 103 3.3.4 Điều kiện phương thức thanh toán 109 3.4 CÁC LOẠI CHỨNG TỪ DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 129 3.4.1 Chứng từ hàng hoá 129 3.4.2 Chứng từ vận tải 131 CHƯƠNG 4 133 THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .133 4.1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 133 4.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử 133 Hình 4.2: Cấu trúc hệ thống hỗ trợ thương mại điện tử trên Internet của doanh nghiệp 140 4.1.2 Tổng quan về thanh toán điện tử 140 4.1.3 Thanh toán điện tử và ngân hàng điện tử ở một số quốc gia trên thế giới 145 4.2 CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .147 4.2.1 THẺ THANH TOÁN 148 4.2.2 SÉC TRỰC TUYẾN (SÉC ĐIỆN TỬ) .158 4.2.3 TIỀN ĐIỆN TỬ 161 4.2.4 THƯ ĐIỆN TỬ P2P .161 4.3 HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 162 4.3.1 Chuyển tiền điện tử trong hệ thống ngân hàng .162 4.3.2 Một số mô hình thanh toán điện tử .167 4.3.3 Thanh toán điện tử và ngân hàng điện tử ở một số quốc gia trên thế giới 180 PHỤ LỤC 183 Phụ lục 1: Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn thẻ tín dụng 183 PHỤ LỤC 2: GIAO THỨC SET (SECURE ELECTRONICTRANSACTION) 189 1 Giới thiệu 189 2 Tổng quan về giao thức SET 189 3 SET Cryptography 192 4 Hoạt động của SET .196 iii 5 Certificates Insurance 197 6 Bảo mật trong SET 199 Phụ lục 3: LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỐI PHIẾU, SÉC VÀ KỲ PHIẾU 1982 201 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN THEO TẬP QUÁN NGÂN HÀNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ SỐ 681 NĂM 2007 215 Phụ lục 4 Danh sách các tổ chức không phải là ngân hàng được NHNN cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán 219 TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ INCOTERM 2020 225 iv DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Phương thức “Kiểm soát tập trung, đối chiếu phân tán” 6 Sơ đồ 1.2 phương thức “Kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung” .7 Sơ đồ 2.1 Thanh toán SCK cùng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 43 Sơ đồ 2.2 Thanh toán SCK khác TCCDVTT chưa có ủy quyền chuyển nợ 43 Sơ đồ 2.3 Thanh toán SCK khác TCCDVTT đã có ủy quyền chuyển nợ .44 Sơ đồ 2.4 Quy trình thanh toán Uỷ nhiệm chi tại 1 TCCƯDVTT 49 Sơ đồ 2.5 Quy trình thanh toán uỷ nhiệm chi tại 2 TCCƯDVTT 49 Sơ đồ 2.6 Thanh toán nhờ thu/ UNT cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ 58 Sơ đồ 2.7 Quy trình tổng quát thanh toán bằng Thư tín dụng 67 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phát hành hối phiếu 86 Sơ đồ 3.2 Lưu thông séc qua một ngân hàng 96 Sơ đồ 3.3 Lưu thông séc qua hai ngân hàng 96 Sơ đồ 3.4 Trình tự nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn 113 Sơ đồ 3.5 Trình tự nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ 113 Sơ đồ 4.1: Quy trình thanh toán điện tử thông thường 143 v Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN 1.1 KHÁI NIỆM VỀ THANH TOÁN 1.1.1 Định nghĩa thanh toán và các hình hình thức thanh toán Dưới góc độ pháp lý, Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý Dưới góc độ ngôn ngữ (Theo từ điển), thanh toán có các nghĩa: + Hoàn thành việc tính sổ sách khi đình chỉ buôn bán + Trình bày những chứng từ những khoản chi tiêu bằng tiền của công quỹ để hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc đó Y tá cơ quan thanh toán năm hóa đơn mua thuốc + Trang trải, từ bỏ đến hết Thanh toán món nợ Thanh toán nạn mù chữ Thanh toán những tư tưởng phi vô sản Thanh toán đơn giản là thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ một bên sang một bên khác Tiền là phương tiện thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ; đồng thời là việc kết thúc quá trình trao đổi Lúc này tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán Sự vận động của tiền tệ có thể tách rời hay độc lập tương đối với sự vận động của hàng hoá Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền không chỉ sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa, mà chúng còn được sử dụng để thanh toán những khoản nợ vượt ra ngoài phạm vi trao đổi như nộp thuế, trả lương, đóng góp các khoản chi dịch vụ, Thanh toán (trực tiếp) bằng tiền mặt là hình thức thanh toán mà người có nghĩa vụ chi trả (người mua hàng hoá, người nhận cung ứng dịch vụ, ) sử dụng tiền mặt để chi trả cho người thụ hưởng (người bán hàng hoá, người cung ứng dịch vụ, ) Hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt ra đời gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ trong đời sống xã hội của các tổ chức trung gian thanh toán trong từng thời kì Lưu thông không dùng tiền mặt là các quá trình tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán không trực tiếp bằng tiền mặt mà thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản ở Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bù trừ lẫn nhau giữa những người phải thanh toán và những người thụ hưởng Thanh toán không dùng tiền mặt chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường và được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế tài chính đối nội cũng như đối ngoại Sự phát triển rộng khắp của thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay là do yêu cầu phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá Kinh tế hàng hoá phát triển càng cao, khối lượng hàng hoá trao đổi trong nước và ngoài nước càng lớn thì cần có những cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm Xét về mặt lý luận, thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động của tiền tệ Ở 1 đây, tiền vừa là công cụ kế toán, vừa là công cụ để chuyển hoá hình thức giá trị của hàng hoá và dịch vụ Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ có quá trình chứa đựng những công nghệ tinh vi và phức tạp Khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán có thể sử dụng tiền đủ giá (vàng) hoặc dấu hiệu giá trị Trở ngại chính của tiền giấy và tiền kim loại là chúng dễ bị đánh cắp và có thể tốn nhiều chi phí vận chuyển; để khắc phục nhược điểm này, cùng với bước phát triển của hệ thống thanh toán là sự ra đời của séc trong hoạt động của Ngân hàng hiện đại Điều này cải tiến một bước rất quan trọng trong thanh toán, nâng cao hiệu quả thanh toán Chúng có thể được sử dụng bù trừ trong thanh toán, giảm chi phí vận chuyển và đặc biệt là nó an toàn, ghi theo số lượng tiền tuỳ ý Tuy nhiên, nó có hai nhược điểm cơ bản: thanh toán chậm do không được ghi "Có" ngay vào tài khoản người thụ hưởng và chi phí in ấn, quản lý còn cao Hình thức thanh toán là tổng thể các quy định về một cách thức trả tiền, là sự liên kết các yếu tố của quá trình thanh toán Các hình thức cụ thể: Ủy nhiệm chi: là một hình thức thanh toán khá phổ biến trong môi trường kinh tế các nước khi bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường Việc chuyển nợ có uỷ quyền như các doanh nghiệp nhờ Ngân hàng trả lương vào Tài khoản của công nhân, việc nộp các loại phí bảo hiểm, cũng là một dịch vụ thanh toán mới tương tự như ủy nhiệm nhưng hình thức luân chuyển thông tin có thể là đĩa hoặc băng từ hay qua mạng viễn thông Ủy nhiệm thu: ủy nhiệm thu do người thụ hưởng lập gửi vào Ngân hàng phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao hay dịch vụ đã cung ứng, thông thường là các dịch vụ điện, nước, điện thoại Các loại séc chuyển khoản, bảo chi, định mức, chuyển tiền do người mua phát hành để trả tiền hàng hoá, dịch vụ Ngân phiếu thanh toán: Thực chất là một lệnh trả tiền đặc biệt của chủ sở hữu nào đó, việc trả tiền thực hiện theo đúng chứng từ thanh toán có tên Ngân phiếu thanh toán Thư tín dụng: đối với thanh toán trong nước được sử dụng ít, chủ yếu được sử dụng trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Các loại thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác, rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy rút tiền tự động Để khắc phục nhược điểm của séc, cùng với phát triển của máy tính điện tử và hệ thống viễn thông, trong mấy thập kỷ qua hệ thống thanh toán được cải tiến và hoàn thiện, chuyển sang một hệ thống mới với các khái niệm mới: “Tiền điện tử”, “Ví điện tử”, “Thẻ thanh toán”, "Hệ thống chuyển khoản điện tử" Ngoài ra, ở nhiều nước đã tổ chức hệ thống chuyển tiền liên Ngân hàng (thanh toán bù trừ liên Ngân hàng), được dùng để thanh toán liên Ngân hàng trong phạm vi quốc gia và quốc tế Việc thanh toán cũng được thực hiện không chỉ tại các Chi nhánh Ngân hàng mà hàng loạt kênh giao dịch mới ra đời: ATM, KIOSK, PC, Telephone, Mobile phone Khi Internet ra đời, việc giao lưu kinh tế được thuận lợi hơn bao giờ hết, nó không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Nhờ đó, các giao dịch mua bán hàng hóa (vật chất hoặc nội dung hoặc các dịch vụ) được thực hiện gần như tức thời Vấn đề nảy sinh cần được nghiên cứu và giải 2 quyết là: xác nhận về người mua người bán, xác nhận về giao dịch, các quy định về thủ tục hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu/vấn đề bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa (nếu có), cơ sở để xử lý tranh chấp vv… và đặc biệt là vấn đề thanh toán Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử là vấn đề rất phức tạp, đa dạng liên quan đến pháp lý, kinh tế, tiền tệ và kỹ thuật trong việc đạt được mục tiêu “Nhanh chóng – Chính xác – An toàn” 1.1.2 Thanh toán trong nội bộ ngân hàng Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ Chức năng làm trung gian thanh toán của Ngân hàng Thương mại thực chất là Ngân hàng làm thủ quỹ, thực hiện các nhiệm vụ uỷ quyền của khách hàng Trong các loại nghiệp vụ Ngân hàng, vai trò làm trung gian thanh toán cho nền kinh tế là một nghiệp vụ rất quan trọng, nó có lịch sử gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng cũng như có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển Các giao dịch thanh toán của khách hàng và nội bộ ngân hàng (đổi tiền, đầu cơ, đầu tư, quyết toán thanh toán…) thực hiện dưới hình thức tiền mặt, chuyển khoản (trong hệ thống) hoặc chuyển tiền (liên ngân hàng) Trước đây, do điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật khó khăn, việc thanh toán của khách hàng trong một hệ thống Ngân hàng thường được quản lý và xử lý phân tán trên cơ sở chứng từ và luân chuyển qua bưu điện Sau đó, khi có điện thoại và telex, các Ngân hàng sử dụng việc chuyển tiền bằng điện báo của bưu điện Những giao dịch này bắt đầu và kết thúc không đồng thời, do đó, các ngân hàng phải tổ chức hệ thống thanh toán trong nội bộ (intrabank payment) Hệ thống thanh toán này phù hợp với mô hình quản lý phân tán và thời gian hoàn tất một giao dịch từ một cho đến 15 ngày (điều kiện Việt Nam) Khi máy tính ra đời, nhiều Ngân hàng thương mại lớn đã thực hiện việc kết nối máy tính giữa Trụ sở chính với các Chi nhánh, sử dụng các máy tính lớn (mainframe) và trạm làm việc (terminal) Đồng bộ với nó là hệ thống quản lý và xử lý tập trung các giao dịch của các khách hàng Các nghiệp vụ thanh toán giữa các khách hàng trong một hệ thống ngân hàng được thực hiện dưới hình thức chuyển khoản (books transfer), ghi “Nợ” và ghi “Có” tức thì cho khách hàng Việc quản lý tài khoản khách hàng, xử lý giao dịch tập trung cho phép thực hiện các giao dịch trực tuyến (online), tức thời (real time), giảm tối đa các rủi ro trong thanh toán và tối ưu hóa trong quản lý vốn của ngân hàng và khách hàng Cùng với sự phát triển của hệ thống kỹ thuật và đổi mới cấu trúc kinh doanh của ngân hàng, việc “bán” các dịch vụ thanh toán cũng từng bước được củng cố và phát triển về lượng và chất Trước đây, khách hàng muốn thực hiện giao dịch phải đến chi nhánh ngân hàng nơi mở tài khoản, tới quầy giao dịch gặp các nhân viên kế toán chuyên trách theo từng công đoạn của một sản phẩm thanh toán (séc, ủy nhiệm chi, thanh toán liên ngân hàng, …) Ngày nay, công nghệ đã trợ giúp cho việc tích hợp các dịch vụ của ngân hàng Do tài khoản khách hàng được quản lý tập trung nên khách hàng có thể đến bất kỳ chi nhánh nào, đến bất cứ quầy giao dịch nào để thực hiện bất kỳ giao dịch nào Thậm chí, khách hàng có thể tự thực hiện giao dịch trên các máy trạm của ngân hàng hay sử dụng các loại thẻ thanh toán tại các điểm bán lẻ POS, máy ATM, PC, telephone, Internet để thực hiện các giao dịch với khách hàng khác có mở tài khoản tại hệ thống ngân hàng đó hay ở hệ thống ngân hàng khác một cách linh hoạt và tiện lợi 1.1.3 Thanh toán liên ngân hàng Trong quan hệ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, các Ngân hàng có thể ký kết các 3 văn bản thoả thuận về việc thanh toán bù trừ giữa hai bên hoặc nhiều bên về thanh toán tiền nội địa hay thanh toán bù trừ về ngoại tệ Các Ngân hàng mở tài khoản tại tiền gửi thanh toán cho nhau, quy định về loại tiền, hạn mức thấu chi, thời gian thấu chi, tất toán theo định kỳ, cách tính lãi Đặc điểm thuận lợi là có thể tận dụng các thế mạnh trong thanh toán cho nhau ở những nơi Ngân hàng này chưa có chi nhánh nhng Ngân hàng khác có, lợi thế về ngoại tệ của mỗi Ngân hàng khác nhau, đảm bảo thanh toán nhanh chóng Nó rất thuận lợi cho nhóm Ngân hàng lớn trong việc quản lý điều hành vốn tập trung tại trụ sở chính trong khi chưa thể mở rộng thanh toán bù trừ đa biên, tăng khả năng đảm bảo thanh toán, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn với mức tối ưu trước khi phải vay mượn trên thị trường tiền tệ hay vay chiết khấu tại Ngân hàng Trung ương Hiện nay, việc tổ chức thanh toán bù trừ song biên do các ngân hàng tự thỏa thuận và quyết toán thanh toán qua tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thanh toán bù trừ chứng từ và bù trừ điện tử liên ngân hàng Đối với thanh toán quốc tế có Ngân hàng thanh toán quốc tế - IBS (Bank for International Settlements) tổ chức bù trừ Đặc biệt, đến đầu năm 2020, 63 ngân hàng thành viên (trong đó có 11 Ngân hàng trung ương) của CLS bank (Continuous Linked Settlement) đã tham gia mạng bù trừ đa tiền tệ (CAD, USD, EUR, JNY, GB, CHF và dự kiến sẽ có thêm 7 loại tiền nữa) nhằm giảm rủi ro, cung cấp tiện ích quản lý vốn trong ngày, tăng tính lỏng của vốn tiền tệ, giảm lỗi và giảm phí giao dịch Bù trừ qua mạng ATM, POS: Trong thập kỷ 80, một số Ngân hàng lớn thường đầu tư riêng cho mình một hệ thống ATM, các khách hàng của Ngân hàng nào chỉ được sử dụng thẻ tại các máy ATM của Ngân hàng đó Sau này, các Ngân hàng đều nhận thấy việc sử dụng chung hệ thống thiết bị là tiết kiệm và cũng không ảnh hưởng lớn đến cạnh tranh nên cùng nhau góp vốn xây dựng các trung tâm xử lý thẻ hoặc sử dụng kỹ thuật để cùng khai thác mạng ATM của các Ngân hàng kết nối với nhau Trung tâm xử lý thẻ có trách nhiệm quản lý hệ thống và xác định các giao dịch của mỗi Ngân hàng làm căn cứ thanh toán bù trừ về vốn cũng như phân bổ chi phí Trên cơ sở liên kết giữa các Ngân hàng trong việc phát triển mạng lưới ATM, việc giao dịch và thanh toán của các khách hàng và Ngân hàng được mở rộng một cách nhanh chóng VISA, MASTER, AMERICA EXPRESS, JCB CARD là các loại thẻ tín dụng, thanh toán cho cá nhân trên phạm vi quốc gia và quốc tế Mặc dù thẻ thanh toán có nhiều hình thức, phục vụ nhiều đối tượng với các nhu cầu khác nhau, phạm vi khác nhau nhưng việc đầu tư công nghệ thẻ riêng của mỗi Ngân hàng đem lại hiệu quả không cao Do đó, các Ngân hàng phải tính tới việc chấp nhận một số Công ty thẻ chuyên nghiệp nói trên để hợp tác chia sẻ phí (thành viên xử lý giao dịch trực tiếp hay gián tiếp) Các khách hàng có thể tham gia làm thành viên các tổ chức phát hành các loại thẻ nói trên, khách hàng có thể nhận cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong khoảng thời gian 24h/24 giờ/1 ngày, 7/7 ngày trong tuần, thanh toán trong nước (POS, EDP, ATM) cũng như tại các chi nhánh, đại lý tại nước ngoài Việc quyết toán giao dịch do Công ty thẻ tín dụng quốc tế chịu trách nhiệm Hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng ở Việt Nam Tổ chức hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng ở Việt Nam gắn liền với việc hoàn thiện mô hình tổ chức của các hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ: – Thời kỳ trước năm 1989: Thời kỳ này hệ thống ngân hàng Việt Nam tổ chức thành ngân hàng 1 cấp (không tách biệt giữa NHNN và các TCTD), nên hệ thông thanh toán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng cũng chỉ có một hệ thống Phương thức thanh toán vốn giữa các NH được sử 4 dụng là phương thức THANH TOÁN LIÊN CHI NHÁNH NGÂN HÀNG, trong đó các chi nhánh trong hệ thống trực tiếp chuyển tiền thanh toán vốn với nhau, ngân hàng trung ương làm nhiệm vụ kiểm soát, đối chiếu liên hàng cho toàn hệ thống – Thời kỳ từ 1989 đến nay: Thời kỳ này nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, theo đó hệ thống NH 1 cấp cũng được chuyển thành NH 2 cấp với nhiều hệ thống khách nhau như hệ thống NH Nhà nước, các hệ thống Ngân hàng thương mại… Việc cân đối vốn, điều hoà vốn được tổ chức theo từng hệ thống, do vậy mỗi hệ thống NH đã tổ chức 1 hệ thống thanh toán để giải quyết quan hệ thanh toán trong nội bộ hệ thống Ngoài thanh toán nội bộ của từng hệ thống NH, có hệ thống thanh toán liên ngân hàng để giải quyết quan hệ thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng khác hệ thống Trong thời kỳ kinh tế mở, mối quan hệ kinh tế giữa các vùng, miền, khu vực không ngừng tăng lên Khoa học tính toán, kỹ thuật điện tử không ngừng phát triển nên xu hướng chung là phải mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng với các trung tâm thanh toán hiện đại để đảm bảo thanh toán liên ngân hàng trong phạm vi khu vực và toàn quốc đạt hiệu quả cao Các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay tương đối phong phú, gồm: + Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống (bằng giấy và điện tử) + Thanh toán bù trừ khác hệ thống (bằng giấy và điện tử) + Thanh toán điện tử liên ngân hàng + Uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ + Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán Sau đây trình bày khái quát nội dung các phương thức thanh toán: 1 Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng (TTLCNNH) Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng là phương thức thanh toán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng một hệ thống ngân hàng Thực chất của thanh toán liên chi nhánh ngân hàng là việc chuyển tiền từ chi nhánh ngân hàng này đến chi nhánh ngân hàng khác để phục vụ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ của hai khách hàng (mua và bán) khi cả hai khách hàng không cùng mở tài khoản ở một chi nhánh ngân hàng: hoặc là chuyển cấp vốn, điều hoà vốn trong nội bộ một hệ thống ngân hàng Tuỳ theo đặc điểm của từng hệ thống ngân hàng để tổ chức hệ thống thanh toán liên chi nhánh ngân hàng một cách thích hợp Chẳng hạn có những hệ thống ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán liên chi nhánh ngân hàng toàn hệ thống, nhưng có một số hệ thống ngân hàng bên cạnh hệ thống TTLCNNH toàn hệ thống, có thời gian, các ngân hàng còn thiết lập thêm hệ thống TTLCNNH nội tỉnh để phục vụ cho việc thanh toán giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng một tỉnh, một thành phố và thực hiện kiểm soát, đối chiếu liên chi nhánh ngân hàng nội tỉnh theo sự uỷ quyền của cấp TW (Hội sở chính) Hiện nay ở Việt Nam có các hệ thống TTLCNNH sau: 1- Hệ thống TTLCNNH (chuyển tiền điện tử) của NHNN 5