Đánh giá, dự báo các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng .... Các phương pháp đánh giá tác động môi trường - Phương pháp li
Trang 1- -
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Của dự án “Di dời, bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy
hiểm, sạt lở đất tại xã Hoà Sơn và xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang
(Nội dung Đầu tư xây dựng Khu tái định cư Tà Lang- Giàn Bí)”
Địa điểm: xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2023
Trang 2Scanned by TapScanner
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
MỞ ĐẦU 9
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 9
1.1 Thông tin chung về Dự án 9
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 10
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 10
1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia 10
1.3.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tỉnh 10
2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 11
2.1 Văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 11
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 13
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập 13
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 13
3.1 Đơn vị chủ trì lập báo cáo ĐTM 14
3.2 Đơn vị tư vấn lập báo cáo 14
4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 14
4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 14
4.2 Các phương pháp khác 15
5 TÓM TẮC CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 15
5.1 Thông tin về dự án 15
5.1.1 Thông tin chung 15
5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất 15
5.1.3 Các hạng mục công trình của dự án 15
5.1.4 Hoạt động của dự án 16
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 16
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 16
5.3.1 Nước thải 16
5.3.2 Khí thải 16
5.3.3 Chất thải rắn, chất thải nguy hại 17
5.4 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 18
Trang 45.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải 18
5.4.2 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải: 19
5.4.3 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 19
5.4.3.1 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường 19 5.4.3.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại 20
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án 21
5.5.1 Chương trình quản lý môi trường 21
a Trong giai đoạn thi công xây dựng 21
b Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 21
5.5.2 Chương trình giám sát môi trường 21
CHƯƠNG 1 23
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 23
1.1 Thông tin về dự án 23
1.1.1 Tên dự án 23
1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án 23
1.1.3 Vị trí địa lý của Dự án 23
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 24
1.1.5 Khoảng cách từ các điểm thực hiện dự án tới khu dân cư và các khu vực có yếu tố nhạy cảm môi trường 25
1.1.6 Mục tiêu, quy mô, công suất và loại hình của Dự án 25
1.2 Các hạng mục công trình của Dự án 26
1.2.1 Các hạng mục công trình chính của Dự án 26
1.2.2 Hoạt động của dự án 30
1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 31
1.2.3.1 Thu gom và thoát nước mưa, thoát nước thải 31
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án 34
1.3.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng 34
1.3.1.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu 34
1.3.1.2 Nhu cầu sử dụng lao động 34
1.3.2 Trong giai đoạn hoạt động 35
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 37
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 37
1.5.1 Giải phóng mặt bằng 37
1.5.2 Biện pháp tổ chức công trường 37
1.5.3 Biện pháp tổ chức thi công 38
1.6 Tiến độ, tổng mức vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 38
1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 38
1.6.2 Tổng mức đầu tư 38
1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 39
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 40
Trang 52.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 40
2.1.1 Đặc điểm địa hình, địa mạo 40
2.1.2 Điều kiện về địa chất 40
2.1.3 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 42
2.1.4 Nguồn tiếp nhận nuớc thải của dự án 48
2.1.5 Điều kiện thuỷ văn 51
2.1.6 Điều kiện về kinh tế xã hội xã Hoà Bắc 52
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 54
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 54
2.2.1.1 Môi trường nước 54
2.2.1.2 Môi trường không khí 56
2.2.1.3 Môi trường đất 58
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 59
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường của khu vực thực hiện dự án 59
2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 59
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 61
3.1 Đánh giá, dự báo các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 61
3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng 62
3.1.1.1 Nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng 62
a Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải 62
a1) Nguồn gây tác động đến môi trường không khí 62
a2) Nguồn gây tác động đến môi trường chất thải 66
b Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 66
3.1.1.2 Nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng, hạ tầng kỹ thuật 67
a Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải 68
a1) Nguồn gây tác động đến môi trường không khí 68
a2) Nguồn gây tác động đến môi trường nước 77
a3) Nguồn gây tác động đến môi trường chất thải rắn 80
b Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 82
b1) Tiếng ồn 82
b2) Độ rung 84
b3) Xói mòn, sạc lở 85
b4) Ngập úng cục bộ 85
b5) Ảnh hưởng đến hệ sinh thái 85
3.1.1.3 Tác động do rủi ro, sự cố môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 86
a Sự cố an toàn lao động 86
b Sự cố cháy nổ 86
c Sự cố tràn đổ dầu DO, sơn 86
d Tai nạn giao thông 86
Trang 6e Sự cố do thiên tai 87
3.1.2 Đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 87
3.1.2.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị, giải phóng mặt bằng (GPMB) 87
3.1.2.2 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 89
a Biện pháp giảm thiểu nguồn tác động có liên quan đến chất thải 89
b Biện pháp giảm thiểu nguồn tác động không liên quan đến chất thải 95
c Các biện pháp giảm thiểu tác động do rủi ro, sự cố trong giai đoạn thi công, xây dựng 96
3.2 Đánh giá, dự báo các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn khai thác hạ tầng kỹ thuật 98
3.2.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn khai thác hạ tầng kỹ thuật 98
3.2.2 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn khai thác hạ tầng kỹ thuật 108
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 117
Hệ thống thu gom thoát nước mưa chảy tràn 117
3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 118
a) Giai đoạn xây dựng 118
b) Giai đoạn vận hành 119
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 119
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 122
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 123
5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 123
5.1.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng 123
5.1.2 Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 123
5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của dự án 132
5.2.1 Mục tiêu giám sát 132
5.2.2 Các thành phần môi trường cần giám sát 132
CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ THAM VẤN 134
I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 134
(Hồ sơ đang trong quá trình tham vấn ý kiến cộng đồng khu dân cư) 134
II THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN (Theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08:2022/NĐ-CP) 134
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 138
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Vị trí thực hiện dự án 24
Hình 2: Sơ đồ vị trí lấy mẫu hiện trạng nền khu vực thực hiện dự án 54
Hình 3: Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động nhà vệ sinh di động 92
Hình 4: Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải 110
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Ranh giới toạ độ của vị trí 23
Bảng 2: Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất 25
Bảng 3: Bảng thành phần sử dụng đất 26
Bảng 4: Thủy lực nước mưa tuyến ống cửa xả 1,2,3,4 32
Bảng 5: Bảng tổng hợp nguyên vật liệu chính sử dụng trong Dự án 34
Bảng 6: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu lớp này như sau 41
Bảng 7: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu lớp này như sau 41
Bảng 8: Đặc trưng nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 42
Bảng 9: Đặc trưng độ ẩm trung bình các tháng trong năm 43
Bảng 10: Đặc trưng tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Đà Nẵng 44
Bảng 11: Đặc trưng tổng số giờ nắng các tháng trong năm tại Đà Nẵng 45
Bảng 12: Tần suất gió mạnh nhất tại trạm Đà Nẵng 46
Bảng 13: Tình hình bão lũ ở Đà Nẵng 47
Bảng 14: Tải lượng thông số ô nhiễm giới hạn nước sông Cu Đê 49
Bảng 15: Tải lượng thông số ô nhiễm nước sông Cu Đê 49
Bảng 16: Tải lượng các chất ô nhiễm nước thải của nhà máy sau xử lý 50
Bảng 17: Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm 50
Bảng 18: Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng nước mặt tại sông Cu Đê 54
Bảng 19: Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng nước ngầm khu vực dự án 56
Bảng 20: Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực Dự án 57
Bảng 21: Kết quả phân tích chất lượng đất 58
Bảng 22: Các nguồn gây tác động phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng 61
Bảng 23: Tổng lượng khí thải trong một ca sản xuất của các thiết bị 62
Bảng 24: Công suất xả khí của các thiết bị thi công trong dự án 62
Bảng 25: Nồng độ chất ô nhiễm của Máy xúc 1,65 m3 63
Bảng 26: Nồng độ chất ô nhiễm của Máy đào 1,25 m3 63
Bảng 27: Tổng lượng thải từ động cơ đốt trong của phương tiện vận chuyển phế thải 64
Bảng 28: Nồng độ bụi trong không khí theo khoảng cách xuôi chiều gió từ nguồn thải 65
Bảng 29: Nồng độ khí thải trong không khí theo khoảng cách xuôi chiều gió từ nguồn thải65 Bảng 30: Các nguồn gây tác động phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng 67
Bảng 31: Nồng độ bụi phát tán trong không khí do đào đắp, san nền 70
Bảng 32: Khối lượng và quãng đường vận chuyển vật liệu xây dựng dự án 70
Bảng 33: Tổng lượng thải từ động cơ đốt trong của phương tiện vận chuyển VLXD dự án 71 Bảng 34: Nồng độ bụi trong không khí theo khoảng cách xuôi chiều gió từ nguồn thải của hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng dự án 72
Bảng 35: Nồng độ khí thải trong không khí theo khoảng cách xuôi chiều gió từ nguồn thải của hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng dự án 72
Bảng 36: Tổng lượng khí thải trong một ca sản xuất của các thiết bị 73
Bảng 37: Công suất xả khí của các thiết bị thi công trong dự án 74
Bảng 38: Nồng độ khí thải ở độ cao 1,5 m tại các điểm theo chiều gió từ nguồn (Tốc độ gió U = 3,3 m/s; độ cao ống xả H tuỳ thuộc thiết bị) 74
Bảng 39: Các loại nước thải phát sinh trong thi công 77
Trang 9Bảng 40: Thành phần, nồng độ và tải lượng chất bẩn trong nước thải sinh hoạt 78
Bảng 41: Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn thi công 80
Bảng 42: Mức ồn sinh ra từ các thiết bị thi công 83
Bảng 43: Dự báo mức ồn khu vực xung quanh vị trí thi công 83
Bảng 44: Mức rung của các loại máy thi công 84
Bảng 45: Kết quả dự báo Mức độ gây rung do hoạt động của máy móc xây dựng 84
Bảng 46: Các nguồn gây tác động trong giai đoạn khai thác hạ tầng kỹ thuật 98
Bảng 47: Hệ số ô nhiễm môi trường không khí chuyển theo ô tô con 99
Bảng 48: Nồng độ các chất ô nhiễm do dòng xe ra vào dự án giai đoạn hoạt động 100
Bảng 49: H2S phát sinh từ các đơn nguyên của hệ thống xử lý nước thải 101
Bảng 50: Dự báo nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 103
Bảng 51: Mức ồn phát sinh tại dự án 106
Bảng 52: Bảng thông số kỹ thuật của hệ thống XLNT 112
Bảng 53: Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án 117
Bảng 54: Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 119
Bảng 55: Chương trình quản lý môi trường tại dự án 124
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CTNH : Chất thải nguy hại
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
Trang 11MỞ ĐẦU
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung về Dự án
- Huyện Hoà Vang là huyện nằm phía Tây Nam của thành phố Đà Nẵng, bao gồm 11 đơn
vị hành chính xã, là địa bàn có địa hình dốc, nhiều đồi núi cũng là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng tác động lớn của thiên tai như bão, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét Đặc biệt
là các xã có nhiều đồi núi, địa hình dốc như Hoà Bắc, Hoà Sơn, Hoà Phú, Hoà Liên…thường xuyên xảy ra sạt lở vào mua mưa bảo gây ảnh hưởng đến cuộc sống tính mạng của người dân tại khu vực
- Thực tế cho thấy trải qua mùa mưa lũ 2020, 2021 đã xảy ra tình trạng sạt lở ở nhiều điểm, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, chia cắt giao thông nhiều khu vực gây không ít khó khăn cho lực lượng cứu hộ cứu nạn tại địa phương
- Để đảm bảo an toàn tính mạng và ổn định cuộc sống cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ sạt lở, UBND thành phố đã thống nhất chỉ đạo UBND huyện Hoà Vang triển khai thực hiện phương án di dời dân dân cư vùng có nguy cơ sạt lở trên địa bàn huyện tại các văn bản: Công văn số 2110/UBND-SNN ngày 13/4/2021, Công văn số 3017/UBND-ĐTĐT ngày 19/5/2021 Đồng thời 63 hộ dân thực hiện di dời (Hoà Bắc 20
hộ, Hoà Sơn 43 hộ) đã được rà soát, đưa vào kế hoạch thực hiện chương trình bố trí dân
cư vùng thiên tai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2023 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại Quyết dịnh 2146/QĐ-UBND ngày 13/8/2022 của UBND thành phố
- Bố trí ổn định dân cư là mục tiêu nhưng đồng thời cũng là giải pháp để phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội; bảo vệ an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái Bố trí ổn định dân
cư phải tập trung, phát triển sản xuất để người dân đến nơi mới có điều kiện ổn định lâu dài, hướng tới hình thành các điểm dân cư đạt chuẩn theo tiêu chuẩn nông thôn mới
- Ngày 27/02/2023, Sở Xây dựng có công văn số 113/SXD-QHKT&PTĐT về việc liên quan thẩm định chủ trương đầu tư dự án Di dời, bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, sạt lở đất tại xã Hoà Sơn và xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang; theo đó, qua kiểm tra đối chiếu toạ độ phương án quy hoạch mở rộng khu tái định cư với Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì vị trí đề xuất đầu
tư Mở rộng Khu TĐC Tà Lang – Giàn Bí quy hoạch là đất giao thông, đất cây xanh cách
ly Tuy nhiên, Đối chiếu theo giới hạn ranh giới tuyến đường La Sơn – Tuý Loan, đường
ĐT 610, sông Cu Đê, thì khu vực trên được quy hoạch là đất ở làng xóm tại Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045 Do vậy, đề xuất cơ bản phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung
- Ngày 08/3/2023, UBND huyện Hoà Vang có công văn số 425/UBND-NN về việc liên quan đến vị trí đề xuất quy hoạch mở rộng khu tái định cư Tà Lang – Giàn Bí phục vụ
di dời các hộ dân đồng bào dân tốc Tà Lang, xã Hoà Bắc do ảnh hưởng sạt lở đất; theo đó đối với khu đất 1,9 ha đề xuất quy hoạch mở rộng Khu tái định cư Tà Lang – Giàn
Trang 12Bí phục vụ di dời các hộ dân đồng bào dân tộc thôn Tà Lang bị ảnh hưởng sạt lở đất nêu trên, UBND huyện Hoà Vang đề xuất vào nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố và cập nhật vào Đồ án quy hoạch chung xã Hoà Bắc đến năm 2030 là đất ở nông thôn, UBND huyện Hoà Vang cũng đã cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện và kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Hoà Vang
- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình (Từ 1.000 người đến dưới 10.000 người ở miền núi; từ 2.000 người đến dưới 20.000 người đối với vùng khác) Do
đó căn cứ theo Điểm e, Khoản 4, Điều 28 của Luật BVMT năm 2020, dự án thuộc nhóm
dự án đầu tư nhóm II và theo Điểm b, Khoản 1, Điều 30 của Luật BVMT năm 2020, dự
án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 35 Luật bảo vệ môi trường, thì dự án thuộc trách nhiệm thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và môi trường Công ty đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “Di dời, bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, sạt lở đất tại xã Hoà Sơn và xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang” (Nội dung: Đầu
tư xây dựng khu tái định cư Tà Lang – Giàn Bí) tại xã Hoà Sơn và xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang Đây là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường xem xét, thẩm định
về mặt môi trường của Dự án và là cơ sở pháp lý để giám sát công tác bảo vệ môi trường của Dự án trong suốt quá trình hoạt động sau này
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Di dời, bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, sạt lở đất tại xã Hoà Sơn và xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang” (Nội dung: Đầu tư xây dựng khu tái định cư Tà Lang – Giàn Bí) là Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án “Di dời, bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, sạt lở đất tại xã Hoà Sơn và
xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang” (Nội dung: Đầu tư xây dựng khu tái định cư Tà Lang – Giàn Bí) là Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự
án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
- Khu vực thực hiện dự án hiện chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, phân vùng môi trường
1.3.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tỉnh
- Dự án Phù hợp với các Quy hoạch như sau:
Trang 13+ Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/05/2022 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030
+ Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 01/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn
2050
+ Về kế hoạch đầu tư: Ngày 19/07/2023 Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng có Nghị quyết số 32/NQ-HĐND về chủ trương di dời, bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, sạt lở đất tại xã Hoà Sơn và xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang Thực hiện bố trí ổn định dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng, nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dich vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng an ninh Do
đó, việc mở rộng Khu tái định cư Tà Lang – Giàn Bí để thực hiện di dời , bố trí cư dân ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, sạt lở đất là hoàn toàn phù hợp với kế hoạch đầu tư dự án
2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
2.1 Văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
2.1.1 Văn bản pháp luật
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012;
- Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi 2013 số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;
- Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019;
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020
2.1.2 Nghị định, Thông tư
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP, ngày 06/04/2020 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Đầu tư công
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
Trang 14- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
- Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định 08:2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 nghị định quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
2.1.3 Quy chuẩn, tiêu chuẩn:
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 05 thông số vệ sinh lao động;
- QCVN 03:2019/BYT của Bộ Y tế - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;
- QCVN 02:2019/BYT của Bộ Y tế - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 5 yếu tố bụi tại nơi làm việc;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh;
- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung – giá trị cho phép tại nơi làm việc;
- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;
- QCVN 09:2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ do Cục An toàn lao động biên soạn và trình duyệt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số
Trang 1534/2012/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2014, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- QCVN 01:2008/BCT: Quy chuẩn an toàn điện;
- QCVN 07:2012/BLĐTBXH: Quy chuẩn an toàn lao động thiết bị nâng
- QCVN 06:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
- TCVN 7957:2008, Thoát nước-Mạng lưới và công trình bên ngoài-Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 33:2006/BXD, Cấp nước-Mạng lưới đường ống và công trình-Tiêu chuẩn thiết kế
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án
- Công văn số 425/UBND-NN ngày 08/3/2023 của UBND huyện Hoà Vang về việc liên quan đến vị trí đề xuất quy hoạch mở rộng khu tái định cư Tà Lang – Giàn Bí phục vụ
di dời các hộ dân đồng bào dân tốc Tà Lang, xã Hoà Bắc do ảnh hưởng sạt lở đất
- Quyết định số 2146/QĐ-UBND ngày 13/08/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai giai đoạn
2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Công văn số 2086/SKHĐT-KTN ngày 22/09/2022 và Công văn số 3093/SKHĐT-KTN ngày 18/10/2022 của Sở kế hoạch và đầu tư Đà Nẵng về việc liên quan thẩm định chủ trương đầu tư dự án Di dời, bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, sạt
lở đất tại xã Hoà Sơn và xã Hoà Bắc huyện Hoà Vang
- Công văn số 7877/SXD-HTKT ngày 24/10/2022 của Sở Xây dựng về việc liên quan chủ trương đầu tư dự án Di dời, bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, sạt lở đất tại xã Hoà Sơn và xã Hoà Bắc huyện Hoà Vang
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;
- Thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án: các bản vẽ mặt bằng tổng thể, cấp thoát nước,
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
- Công tác lập Báo cáo ĐTM cho Dự án Di dời, bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, sạt lở đất tại xã Hoà Sơn và xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang (Nội dung: Đầu tư xây dựng khu tái định cư Tà Lang – Giàn Bí) do Chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân huyện Hoà Vang chủ trì thực hiện Ủy ban nhân dân huyện Hoà Vang đã phối hợp cùng với Công ty TNHH MTV Tư vấn xây dựng môi trường Tenco là đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM cho dự án
- Quy trình thực hiện và lập báo cáo ĐTM cho dự án như sau:
+ Nghiên cứu hồ sơ, dữ liệu liên quan đến dự án và các bản vẽ liên quan;
Trang 16+ Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên và KTXH khu vực dự án;
+ Tổ chức khảo sát thực địa, đo đạc, phân tích các thành phần môi trường để đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực thực hiện dự án;
+ Tổng hợp và lập báo cáo ĐTM theo quy định hiện hành của Nhà nước;
+ Thực hiện tham vấn cộng đồng dân cư khu vực thực hiện dự án;
+ Trình báo cáo ĐTM của dự án lên Ủy ban nhân dân thành phố thẩm định và phê duyệt
3.1 Đơn vị chủ trì lập báo cáo ĐTM
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN HOÀ VANG
- Địa chỉ liên hệ: Dương Lâm 1- Hoà Phong - Xã Hoà Phong - Huyện Hoà Vang - Đà Nẵng
- Điện thoại/Fax: 0236 3696087
3.2 Đơn vị tư vấn lập báo cáo
CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TENCO
- Địa chỉ: 90/11B Hà Huy Tập, Phường Thanh Khê Đông, Quận Thanh Khê, Thành phố
Đà Nẵng, Việt Nam
- Điện thoại: 0917.027.177
4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp liệt kê: Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các
tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất của Nhà máy Phương pháp này nhằm nhận dạng các tác động (nhận dạng các tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp) Phương pháp được sử dụng tại chương 3 của báo cáo
- Phương pháp đánh giá nhanh: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động
của dự án dựa vào các hệ số ô nhiễm do WHO, UNEP, Bộ Tài nguyên và Môi trường… thiết lập, mục đích nhằm dự báo mức độ ảnh hưởng của các nguồn tác động Phương pháp được sử dụng trong chương 3 của báo cáo
- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: Phương pháp sử dụng trong quá trình tham
vấn ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực môi trường về nội dung báo cáo ĐTM Trên
cơ sở đó, tổng hợp những ý kiến phản hồi về nội dung báo cáo và tiến hành chỉnh sửa
bổ sung hoàn thiện Phương pháp được sử dụng tại chương 6
Trang 17- Phương pháp kế thừa và tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu: Phương pháp này nhằm
xác định, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực thực hiện dự án thông qua các số liệu, thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau như: Niên giám thống
kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội khu vực, hiện trạng môi trường khu vực và các công trình nghiên cứu có liên quan Phương pháp sử dụng tại chương 1, 2
- Phương pháp so sánh: Đánh giá mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm trên cơ sở
so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành Phương pháp được sử dụng tại chương 3, 4 của báo cáo
4.2 Các phương pháp khác
- Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát hiện trường để xác định hiện trạng khu đất
thực hiện Dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, khảo sát để chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện… Đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát địa hình, thu thập tài liệu Các kết quả khảo sát này được sử dụng để đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực dự án Phương pháp sử dụng tại chương 1 – nội dung hiện trạng sản xuất và công tác quản lý bảo vệ môi trường tại dự án
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm: Sau khi khảo sát hiện
trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích… Đối với dự án này, Chủ đầu tư đã phối hợp với Đơn vị tư vấn tổ chức quan trắc, lấy mẫu và phân tích các mẫu không khí, nước tại khu vực Dự án để đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần của môi trường Phương pháp sử dụng tại chương 2 của báo cáo
5 TÓM TẮC CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM
5.1 Thông tin về dự án
5.1.1 Thông tin chung
- Tên dự án: Di dời, bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, sạt lở đất tại
xã Hoà Sơn và xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang
- Địa điểm thực hiện: huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng
- Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Hoà Vang
- Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoà Vang
5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất
- Nhóm dự án: Dự án nhóm B
- Quy mô: Mở rộng Khu tái định cư Tà lang – Giàn Bí về phía Tây, với diện tích trong ranh giới nghiên cứu là 16.786m2 và diện tích khớp nối hạ tầng kỹ thuật là 1.513 m2 , thuộc Xã Hoà Bắc, dự kiến bố trí 14 lô đất phục vụ di dời các hộ dân
- Dân số mở rộng khu tái định cư dự kiến: khoảng 70 người (14 lô x 5 người/ 1lô = 70 người)
5.1.3 Các hạng mục công trình của dự án
Trang 18- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư với quy mô dân số 70 người, 14 hộ bao gồm các hạng mục: San lấp mặt bằng; xây dựng đường giao thông; cây xanh; hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải và trạm xử lý nước thải; hệ thống cấp nước; phòng cháy chữa cháy; cấp điện và chiếu sáng, thông tin liên lạc cho các hộ dân đồng bộ
5.1.4 Hoạt động của dự án
- Giai đoạn thi công: dọn dẹp mặt bằng, thi công các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật: san nền, đường giao thông, hệ thống thu thoát nước mưa, nước thải, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc
- Giai đoạn vận hành: Tạo quỹ đất bố trí tái định cư, ổn định cuộc sống cho những người
có đất ở bị thu hồi đất, giải phóng mặt bằng
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
- Giai đoạn thi công xây dựng: hoạt động thi công xây dựng; hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, đất dư, phế thải phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, có nguy cơ tác động đến khu dân cư xung quanh, tiềm ẩn nguy cơ sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy, nổ,
- Giai đoạn vận hành: hoạt động sinh hoạt của các đối tượng trong khu tái định cư sẽ phát sinh chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, bụi, khí thải từ hoạt động vận tải, tiềm ẩn sự cố tai nạn giao thông, cháy nổ,
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của
dự án
5.3.1 Nước thải
➢ Giai đoạn thi công xây dựng
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân lao động phục vụ
Dự án với lưu lượng khoảng 3,15 m3/ngày Thành phần chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh
- Nước vệ sinh bánh xe ra vào khu vực xây dựng ước tính khoảng 2,66 m3/ngày, nước trong quá trình thi công sử dụng khoảng 2m3/ngày đêm để trộn vữa; nước để vệ sinh trang thiết bị, máy móc (nhu cầu sử dụng căn cứ theo kinh nghiệm thực tế của các đơn
vị thi công) ước tính khoảng 0,5 m3/ngày đêm
- Nước thải xây dựng: từ hoạt động đào móng, vệ sinh phương tiện Thành phần chủ yếu
là chất rắn lơ lửng, bùn, cát, váng dầu mỡ
➢ Giai đoạn vận hành
- Nước thải sinh hoạt của người dân sinh sống tại khu tái định cư với lượng thải dự báo
là khoảng 52 m3/ngày đêm Thành phần chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh
5.3.2 Khí thải
Trang 19➢ Giai đoạn thi công xây dựng:
- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ công trình hiện hữu, vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, thi công xây dựng, hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công của Dự
án Thành phần chủ yếu gồm: bụi, CO, NOx, SO2, VOCs,
- Thành phần chủ yếu là TSP, SO2, NOx, CO, VOCs, NH3, H2S,
5.3.3 Chất thải rắn, chất thải nguy hại
5.3.3.1 Chất thải rắn thông thường
➢ Giai đoạn thi công xây dựng:
- Theo kinh nghiệm của đơn vị cung cấp, xây dựng và lắp đặt thiết bị cho dự án, vật liệu xây dựng rơi vãi (cát, đá, xi măng, vôi vữa) trong quá trình xây dựng ước tính khoảng 0,01% khối lượng vật liệu sử dụng Với khối lượng vật liệu xây dựng chính (cát, đá, xi măng, thép, gạch) của Dự án là 1.941,32 tấn, thì lượng nguyên vật liệu rơi vãi ước tính
là 0,194 tấn
- Nguồn rác thải sinh hoạt chủ yếu xuất phát từ quá trình sinh hoạt của công nhân thi công
và nhân viên bảo vệ Định mức lượng rác thải sinh hoạt tính theo Trần Hiếu Nhuệ, tính trung bình mỗi người thải ra hằng ngày là 0,5 kg (Nguồn: Quản lý chất rắn, Tập 1, Trần Hiếu Nhuệ - 2001) Như vậy tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tối đa tại khu vực
dự án trong giai đoạn xây dựng khoảng 70 người × 0,5 = 35 kg/ngày
➢ Giai đoạn vận hành:
- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân sinh sống tại khu tái định cư với khối lượng khoảng 520 kg/ngđ Thành phần chủ yếu gồm: bao bì, giấy,
vỏ chai lọ, hộp thức ăn, thức ăn thừa,…
- Bùn dư từ trạm xử lý nước thải, bùn lắng đọng từ các hố ga
5.3.3.2 Chất thải nguy hại
➢ Giai đoạn thi công xây dựng:
- Chất thải nguy hại phát sinh gồm Giẻ lau, găng tay nhiễm các thành phần nguy hại, gối thấm dầu; Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải (thùng đựng sơn); Que hàn, đầu mẩu que hàn thải có các kim loại nặng hoặc thành phần nguy hại
- Số máy móc, thiết bị, phương tiện do nhà thầu thi công trực tiếp quản lý sẽ được bảo dưỡng thay dầu trên công trường, tuy nhiên số lượng này ít, cao điểm nhất vào giai đoạn giải phóng mặt bằng, san nền khoảng 12 máy, thời điểm thấp điểm khoảng 4 máy; các máy được luân chuyển liên tục phụ thuộc hạng mục thi công; thời gian thi công của dự
Trang 20án 12 tháng Như vậy, lượng dầu nhớt thải tối đa là 17,5 - 35 l/tháng Ước tính khối lượng giẻ lau nhiễm dầu, thùng chứa dầu,…khoảng 35 – 50 kg/tháng
➢ Giai đoạn vận hành:
- Chất thải nguy hại phát sinh gồm: Giẻ lau, găng tay dính thành phần nguy hại, bóng đèn huỳnh quang thải, bao bì cứng thải, pin, ắc quy thải, dầu thải với khối lượng thì lượng chất thải nguy hại phát sinh tương ứng khoảng 6,24 – 14,04 kg/ngày
5.4 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải
➢ Giai đoạn thi công xây dựng:
- Đối với nước thải sinh hoạt: Bố trí các nhà vệ sinh lưu động phục vụ cho cán bộ điều
hành (01 nhà) và công nhân thi công tại lán trại (02 nhà) Nhà vệ sinh di động có Kích thước: 3.200 x 1.600 x 3.350 (mm), vật liệu: nhựa composite, bồn nước 750 lít, hầm phân 1.000 lít, sau đó, thuê đơn vị vận chuyển đến hút toàn bộ cả bùn và nước thải
- Đối với nước thải thi công xây dựng: Xây dựng Cầu rửa xe tại vị trí sát cổng ra của dự
án Cầu rửa xe được xây dựng chắc chắn, chịu được tải trọng lớn nhất của xe tải, mặt cầu bằng bê tông cốt thép (không bị hư hại khi phải rửa xe bánh xích), có chiều cao khoảng 0,4m (không phục vụ sửa, chỉ dùng để rửa xe), xung quanh cầu rửa xe có rãnh
thu nước
+ Nước rửa bánh xe ra khỏi công trường dự án được dẫn và thu gom về Bể lắng tách dầu mỡ để quay vòng tái sử dụng rửa xe Định kỳ 1 tuần/lần, nước rửa xe tại bể lắng tách dầu mỡ sau khi được lắng trong sẽ được sử dụng trong việc tưới ẩm vật liệu dập bụi; lượng bùn đất sẽ được vét và đưa đi san nền tại dự án; Dầu được thu gom vào các tấm hút dầu và xử lý cùng với giẻ lau dính dầu (xử lý cùng chất thải nguy hại) + Bể lắng tách dầu mỡ được chia làm 5 ngăn với tổng thể tích là 5m3 được đặt cạnh cầu rửa xe; kết cấu tường bằng gạch và xung quanh được xây tường gạch Quy trình
xử lý: Nước thải rửa xe chảy xuống kênh dẫn, hố ga qua song chắn rác tự chảy vào
bể xử lý Tại ngăn 1, do tính chất tỷ trọng của dầu, cặn khác nhau nên dầu mỡ sẽ nổi lên trên, cặn sẽ lắng xuống dưới đáy bể, nước theo đường ống công nghệ chảy sang ngăn thứ hai Cứ như vậy đến ngăn thứ 5 nước đã hết cặn và váng dầu có thể bơm lên để tái sử dụng cho công tác rửa bánh xe
- Tính khả thi và hiệu quả của biện pháp: Biện pháp đề xuất là khả thi, đơn giản, dễ dàng
kiểm soát quản lý và sẽ phát huy hiệu quả đến mức cao nhất khi thực hiện đúng quy
trình vận hành bể và kiểm soát chặt chẽ phương tiện ra vào dự án
➢ Giai đoạn vận hành:
- Hệ thống thoát nước thải được thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước mưa Mạng lưới thoát nước thải sử dụng cống thoát nước thải có kích thước D200, D300, được chôn dưới vỉa hè, độ sâu chôn cống tối thiểu đối với cống thoát nước thải đặt dưới hè là 0,3m Đường cống thoát nước thải được thiết kế đảm bảo độ dốc tối thiểu để nước thải có thể
Trang 21tự chảy Xây dựng các hố ga tại các điểm giao cắt, đổi hướng dòng chảy, tại ranh giới giữa 2 lô đất liền kề Trên các tuyến cống bố trí ga thăm, khoảng cách các ga từ 20m÷30m
- Nước thải sinh hoạt tại khu tái định cư sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại tại mỗi công trình
- Căn cứ vào thành phần các chất ô nhiễm, lượng nước thải phát sinh là chủ đầu tư đưa ra phương án xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 80m3/ngày đêm để xử lý toàn bộ nước thải phát sinh trong khu tái định cư
- Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A)-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải sinh hoạt trước khi xả vào nguồn tiếp nhận là sông Cu Đê
5.4.2 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải:
➢ Giai đoạn thi công xây dựng:
- Thực hiện nghiêm túc biện pháp phá dỡ đã được phê duyệt
- Phun nước làm ẩm công trình trước khi phá dỡ
- Thu dọn mặt bằng, vận chuyển sản phẩm phá dỡ ra khỏi khu vực dự án ngay sau khi phá
dỡ hạn chế chiếm dụng mặt bằng và phát tán bụi
- Ưu tiên chọn nguồn cung cấp vật liệu gần dự án để giảm quãng đường vận chuyển và giảm công tác bảo quản nhằm giảm thiểu tối đa bụi và các chất thải phát sinh cũng như giảm nguy cơ xảy ra các sự cố
- Tiến hành quây tôn công trường thi công để đảm bảo ngăn cách với các khu vực xung quanh
- Nguyên vật liệu sử dụng theo tiêu chí dùng đến đâu mua đến đó, không tập kết nhiều trên công trường
- Sử dụng phương tiện thi công có nguồn gốc, đảm bảo vận hành ổn định trên công trường,
bố trí tổ kỹ thuật kiểm tra máy móc hàng ngày trước khi sử dụng
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động của công nhân (khẩu trang, quần áo bảo hộ, ), thiết lập nội quy công trường và yêu cầu công nhân chấp hành nghiêm chỉnh
➢ Giai đoạn vận hành:
- Khí thải, bụi từ hoạt động của các phương tiện giao thông: vệ sinh quét dọn tuyến đường định kỳ; quy định tốc độ di chuyển của các phương tiện lưu thông; trồng cây xanh đảm bảo diện tích theo quy hoạch đã được duyệt, tuyên truyền lối sống văn hóa trong khu tái định cư
5.4.3 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
5.4.3.1 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường
➢ Giai đoạn thi công xây dựng:
Trang 22- Đối với chất thải sinh hoạt: bố trí các thùng rác để thu gom,phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn; hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển đến bãi rác tập trung của thành phố
- Đối với sinh khối từ hoạt động phát quang, dọn dẹp mặt bằng: Phát quang đến đâu sẽ thực hiện dọn dẹp mặt bằng không để ứ đọng trên công trường; Ký hợp đồng với đơn vị
có chức năng đến thu gom, xử lý toàn bộ sinh khối từ hoạt động phát quang, dọn dẹp mặt bằng
- Đối với chất thải rắn xây dựng:
Lượng bùn đất bóc tách lớp đất hữu cơ và vôi thầu gạch vỡ từ hoạt động phá dỡ công trình hiện hữu chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, đổ thải theo đúng quy định của pháp luật
- Thành phần chất thải có giá trị tận thu như sắt, théo, nilon, thùng bìa carton sẽ thực hiện thu gom, tập kết vào khu chứa tạm trên công trường (Container 20 feet) và bán phế liệu cho đơn vị có chức năng tái chế, sử dụng làm nguyên liệu đầu vào
➢ Giai đoạn vận hành
- Đối với khu vực nhà ở: Thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn thành chất thải hữu cơ dễ phân huỷ, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế và chất thải rắn sinh hoạt khác Hàng ngày theo giờ cố định sẽ có xe thu gom của Công ty môi trường đô thị
sẽ đến thu gom theo các tuyến đường trong khu dân cư, người dân có trách nhiệm để rác vào các túi nilon đặt trước cổng nhà hoặc bỏ rác trực tiếp lên xe Khối lượng rác thải sinh hoạt sẽ được xe thu gom vận chuyển đến nơi xử lý chất thải rắn quy định của khu vực Tần suất thu gom: 03 lần/tuần
- Đối với các nơi công cộng như khu vực công viên cây xanh, đường trục chính đặt các thùng rác nhỏ có nắp kín dung tích 60 -100 lít, khoảng cách 100m/thùng Hàng ngày xe thu gom rác sẽ thu gom rác từ các thùng công cộng vận chuyển đến nơi xử lý chất thải rắn quy định của khu vực
5.4.3.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
➢ Giai đoạn thi công xây dựng:
- Thu gom và lưu chứa toàn bộ các loại chất thải nguy hại phát sinh theo quy định Bố trí các thùng phuy 200 lít phục vụ công tác phân loại CTNH và 01 Container 20 feet để lưu chứa chất thải nguy hại và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử
lý theo quy định
➢ Giai đoạn vận hành:
- Thực hiện thu gom, phân loại chất thải nguy hại và quản lý theo đúng Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trườngnguyên và môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
Trang 23trường Bố trí kho chất thải nguy hại tại khu nhà điều hành của trạm xử lý nước thải, diện tích 12m2 Khu vực lưu giữ CTNH đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định tại Thông
tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Chính phủ
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án
5.5.1 Chương trình quản lý môi trường
a Trong giai đoạn thi công xây dựng
- Thành lập ban quản lý dự án: Ban quản lý này ngoài chức năng bình thường là xúc tiến
công việc trong giai đoạn thi công còn giám sát cả việc thực hiện các yếu tố đảm bảo môi trường trong giai đoạn thi công như đã cam kết ở trên, cụ thể như:
+ Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn và rung động Bảo đảm không thi công gây ồn và chấn động trong giờ ban đêm
+ Giám sát về rác sinh hoạt của công nhân và rác xây dựng
+ Giám sát thực hiện vệ sinh công cộng đúng qui định, đảm bảo VSMT
+ Kiểm tra tất cả những công nhân tại công trình đề phòng sự cố ATLĐ
+ Điều tiết lượng xe chở vật liệu ra vào công trình
+ Giám sát các đơn vị thi công các công trình xử lý nước thải, PCCC, chống sét trong quá trình thi công
+ Lập bản báo cáo hàng tuần trình lãnh đạo
b Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt
động
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương,
chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường của Nhà nước cũng như những qui định của thành phố về công tác bảo vệ môi trường
- Xây dựng các quy định, đặt bảng cấm cho từng khu vực khác nhau trong phạm vi dự án
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường định kỳ giám sát, thanh tra
môi trường khu vực dự án
5.5.2 Chương trình giám sát môi trường
a) Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng
➢ Giám sát môi trường không khí
- Vị trí giám sát (02 vị trí), cụ thể như sau:
+ KK1: Mẫu không khí lấy tại khu dân cư Tà Lang - Giàn Bí hiện trạng.(X=1782903,3 ; Y=525825,4)
+ KK2: Mẫu không khí lấy tại khu vực trung tâm triển khai dự án.(X=1782942,2; Y=526048,2)
- Các thông số giám sát: Tiếng ồn, bụi tổng, SO2, CO, NO2
- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần kể từ khi bắt đầu xây dựng
Trang 24- Tiêu chuẩn so sánh:
+ QCVN 05:20213/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
+ QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiềng ồn;
+ QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
➢ Giám sát nước thải
- Vị trí giám sát: Nước thải tại hố ga lắng nước thải thi công trước khi thải vào nguồn tiếp nhận
- Các thông số giám sát: pH, TSS, BOD5, COD, dầu mỡ khoáng, Amoni, Tổng N, Tổng
P Coliform, Sunfua
- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần kể từ khi bắt đầu xây dựng
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT , cột B
➢ Giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Tiến hành giám sát khối lượng phát sinh, tình trạng thu gom, lưu chứa chất thải rắn, CTNH hàng ngày trong suốt quá trình xây dựng
- Thống kê khối lượng: đất hữu cơ bóc tầng mặt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án (nêu rõ tên chất thải, số lượng, phương pháp xử lý và đơn vị xử lý)
- Vị trí giám sát: Các thùng rác để thu gom rác tại các lán trại Thùng chứa chất thải nguy hại tại kho chứa Vị trí lưu giữ chất thải rắn xây dựng
b) Giám sát trong giai đoạn vận hành
Khi dự án hình thành Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm sau:
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát sạc lở tại khu vực mái taluy ranh giới dự án
- Kiểm tra quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn toàn bộ tại dự án
- Theo dõi hoạt động vệ sinh quét dọn, thu gom rác hàng ngày trên các tuyến đường
- Kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình, khu công trình công cộng thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường
- Tổ chức công tác khơi thông cống rãnh, hố ga thường xuyên nhằm hạn chế ngập nghẹt
hệ thống tiêu thoát nước dẫn đến ô nhiễm môi trường, ngập úng
➢ Giám sát nước thải
- Vị trí giám sát: Nước thải sau hệ thống xử lý (tại hố ga cuối trước khi xả thải vào sôn
Cu Đê)
- Các thông số giám sát: pH, TSS, BOD5, COD, dầu mỡ khoáng, Amoni, Tổng N, Tổng
P Coliform, Sunfua
- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần kể từ khi bắt đầu xây dựng
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT, cột A – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
Trang 25CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về dự án
1.1.1 Tên dự án
DI DỜI, BỐ TRÍ, SẮP XẾP DÂN CƯ RA KHỎI VÙNG THIÊN TAI NGUY HIỂM, SẠT
LỞ ĐẤT TẠI XÃ HOÀ SƠN VÀ XÃ HOÀ BẮC, HUYỆN HOÀ VANG
(Nội dung: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ TÀ LANG – GIÀN BÍ)
1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án
* Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án
- Chủ đầu tư Dự án: Uỷ ban nhân dân huyện Hoà Vang
- Đại diện chủ đầu tư dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoà Vang
- Trụ sở chính: Huyện hoà Vang, thành phố Đà Nẵng
* Người đại diện theo pháp luật của đơn vị đại diện chủ dự án
- Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Bá Tâm
- Chức vụ: Trưởng Ban
* Tiến độ thực hiện dự án
- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án: Quý III/2023;
- Phê duyệt KHLCNT và lựa chọn nhà thầu tư vấn: Quý III/2023 - Quý IV/2023;
- Khảo sát, thiết kế bản vẽ TC và tổng dự toán, trình thẩm định và phê duyệt: Quý IV/2023;
- Lựa chọn nhà thầu các gói thầu xây lắp, tư vấn, phi tư vấn: Quý I/2024;
- Thực hiện GPMB, thi công xây dựng công trình: Quý II/2024 – Quý IV/2024;
- Triển khai thi công xây dựng công trình: Quý II/2024 - Quý II/2025
- Hoàn thành công trình, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng: Quý III/2025;
- Thẩm tra, phê duyệt quyết toán: Quý III/2025
1.1.3 Vị trí địa lý của Dự án
- Ranh giới tổng mặt bằng được xác định bởi các điểm R1, R2, , R7 Ranh giới khớp nối hạ tầng kỹ thuật được xác định bởi các điểm A1, A2, A3, cụ thể như sau:
Bảng 1: Ranh giới toạ độ của vị trí
Trang 26- Khu đất tổng mặt bằng bố trí dự án có các điểm tiếp giáp tứ cận như sau:
+ Phía Bắc : giáp đường DT-601
+ Phía Nam : giáp đường cao tốc La Sơn – Túy Loan
+ Phía Đông : giáp đất keo lá tràm
+ Phái Tây : giáp khu tái định cư Tà Lang – Giàn Bí
Trang 27- Quỹ đất để thực hiện dự án chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp và mương tưới tiêu với tổng diện tích khu vực nghiên cứu là 18.299 m2
Bảng 2: Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
Tổng cộng (Ranh giới đất lập thỏa thuận tổng mặt bằng
b Hiện trạng giao thông
- Phía Bắc dự án giáp với tuyến đường DT-601 nhựa, phía Nam dự án là tuyến đường cao tốc La Sơn-Túy Loan là các tuyến giao thông rất quan trọng, có vai trò kết nối các xã huyện, là các tuyến chính kết nối về huyện Hòa Vang và về trung tâm thành phố
- Vị trí tuyến trung thế được thể hiện trong bản vẽ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
e Hệ thống thông tin liên lạc
- Hiện trạng xung quanh khu vực triển khai dự án đã có đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc
1.1.5 Khoảng cách từ các điểm thực hiện dự án tới khu dân cư và các khu vực có yếu tố nhạy cảm môi trường
- Phần diện tích phía Tây của dự án giáp với Khu tái định cư Tà Lang – Giàn Bí, hiện tại
b) Loại hình của Dự án
- Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
c) Quy mô, công suất và công nghệ của Dự án
- Nhóm dự án: Dự án nhóm B (Dự án tổng mức đầu tư 81.276.885.000 đồng)
- Quy mô: Mở rộng Khu tái định cư Tà lang – Giàn Bí về phía Tây, với diện tích trong ranh giới nghiên cứu là 16.786m2 và diện tích khớp nối hạ tầng kỹ thuật là 1.513 m2 , thuộc Xã Hoà Bắc, dự kiến bố trí 14 lô đất phục vụ di dời các hộ dân
Trang 28- Dân số mở rộng khu tái định cư dự kiến: khoảng 70 người (14 lô x 5 người/ 1lô = 70 người)
- Bảng thành phần sử dụng đất xác định chính xác theo bản đồ thỏa thuận tổng mặt bằng
sử dụng đất - tỷ lệ 1/500 được thể hiện như sau:
- Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, tránh đào sâu đắp cao Tận dụng các cơ sở hiện trạng
- Nền xây dựng các khu vực mới gắn kết với khu vực cũ, đảm bảo thoát nước mặt tốt, đảm bảo chiều cao nền phù hợp với không gian kiến trúc và cảnh quan khu vực
- Khối lượng thi công san nền ít nhất và phù hợp với cao độ nền khống chế theo quy hoạch chung cũng như các khu vực lân cận
+ Dùng phương pháp đường đồng mức thiết kế để tạo mặt phẳng thiết kế, xây dựng cốt khống chế chiều cao cho các vị trí giao nhau của đường Độ dốc san nền tối thiểu đạt 0,1% đảm bảo cho việc thoát nước mặt
+ Cao độ thiết kế thấp nhất +16,46m, cao độ cao nhất +18,47m
Trang 29+ Gia cố mái dốc bằng cách trồng cỏ hoặc kè chắn
+ Phần nền đường được đầm nén đạt K=0.98 cho 30cm trên cùng, phía dưới đạt k=0
+ Kết cấu mặt đường: mặt đường bê tông nhựa
+ Xây dựng hệ thống tổ chức giao thông cho các tuyến đường trong khu dân cư theo quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41: 2016 của bộ giao thông vận tải
c Cấp nước
- Nguồn nước: Nguồn nước cấp cho khu tái định cư được đấu nối từ tuyến ống cấp nước quy hoạch hiện trạng trên vỉa hè tuyến đường DT-601 nhựa Đấu nối vào tuyến ống L63 HDPE thuộc dự án Khu tái định cư Tà Lang-Giàn Bí (giai đoạn 1)
- Mạng lưới đường ống:
+ Mạng lưới ống phân phối có đường kính Ø150÷Ø100
+ Mạng lưới ống dịch vụ có đường kính ống nhánh D90, D63, cấp đến chân công trình từng đối tượng dùng nước
- Cấp nước chữa cháy
+ Tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 2622-1995
+ Trên tuyến ống Ø≥100 bố trí các trụ PCCC có đường kính Ø100 Nên bố tại các ngã ba, ngã tư, tại các công trình công cộng tập trung nhiều người và dọc theo các
Trang 30tuyến đường với khoảng cách giữa hai trụ khoảng 150 m
d Cấp điện, chiếu sáng
- Nguồn cấp điện
+ Tuyến trung thế cấp nguồn cho công trình được bố trí đi nổi và đi ngầm Cụ thể: + Tuyến ngoài ranh giới lập thỏa thuận tổng mặt bằng: Điện Lực đầu tư cấp nguồn đến
+ Tuyến trong ranh giới lập thỏa thuận tổng mặt bằng: Bố trí đi nổi
+ Vị trí đấu nối chính xác : Thể hiện cụ thể trong hồ sơ thiết kế chi tiết
+ Đường dây trung thế cấp cho trạm biến áp trong khu vực nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp vận hành hở
- Mạng lưới:
+ Đường dây trung thế:
▪ Hệ thống điện trong khu vực được thiết kế đi nổi và xây dựng mới hoàn toàn
▪ Mô tả tuyến : Từ tuyến trung thế do Điện Lực cáp nguồn đến, tuyến trung thế đấu nối vào theo nền hè cấp điện cho 01 máy biến áp treo trên trụ + Dây dẫn:
▪ Đi nổi: Sử dụng cáp nhôm bọc đơn pha, điện áp thiết kế 24kV Ký hiệu dây dẫn : A/XLPE/PVC-12,7/24kV
▪ Tiết diện dây : Được tính chọn tùy theo lượng công suất cụ thể
+ Bố trí cáp: Dây dẫn được bố trí trên trụ bê tông ly tâm 14 mét và trụ sắt 12,1 mét Các pha lắp đặt theo phương nằm ngang
- Trạm biến áp:
+ Căn cứ bảng tính điện năng, cần xây dựng mới 01 trạm biến áp có tổng công suất 1120kVA cấp nguồn cho Nhà ở Cụ thể :
+ Trạm biến áp T1 320 kVA-22/0.4kV: Máy biến áp treo trên trụ
+ Trạm biến áp có bán kính cấp điện nhỏ nhất gần đường giao thông để tiện thi công
và quản lý vận hành sau này
- Đường dây hạ thế:
+ Toàn bộ tuyến hạ thế được bố trí đi nổi và xây dựng mới hoàn toàn
+ Mô tả tuyến: Từ tủ điện hạ thế thuộc các trạm biến áp xây dựng mới, cáp hạ thế được đấu nối vào đi nổi trên không theo nền hè và vượt đường đến cấp nguồn cho các phụ tải tiêu thụ điện
- Dây dẫn:
+ Đi nổi, sử dụng cáp vặn xoắn chịu lực chia đều loại 3 pha 4 dây, điện áp thiết kế 0,4kV Ký hiệu dây dẫn: LV-ABC-0,6/1kV
Trang 31+ Tiết diện cáp tùy thuộc vào công suất của phụ tải
- Bố trí cáp: Tuyến đi nổi: Toàn bộ tuyến đường dây hạ thế đều được bố trí đi nổi trên trụ
bê tông ly tâm 14 mét, trụ sắt 12,1 mét và trụ bê tông ly tâm 8,4 mét xây dựng mới
- Đường dây chiếu sáng
+ Nguồn điện cấp cho tủ điện chiếu sáng lấy từ tuyến hạ thế của các trạm biến áp xây dựng mới Phần này do Điện Lực đầu tư Toàn bộ tuyến chiếu sáng bố trí đi nổi, được điều khiển từ tủ điện chiếu sáng riêng biệt Hệ thống điều khiển chiếu sáng công cộng được chế tạo theo công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu suất chiếu sáng
+ Đèn chiếu sáng : Sử dụng đèn LED cao áp 90W; 125W có ánh sáng trung tính + Dây dẫn : Sử dụng cáp vặn xoắn chịu lực chia đều LV-ABC-0,6/1kV Chủng loại cáp tùy thuộc vào phụ tải tiêu thụ điện chiếu sáng
+ Bố trí cáp: Đèn chiếu sáng được bố trí trên trụ bê tông ly tâm 8,4 mét và trụ bê tông ly tâm 14 mét
e Hệ thống thông tin liên lạc
- Hệ thống thông tin liên lạc bao gồm hệ thống điện thoại, mạng dữ liệu, hệ thống truyền hình cáp
- Hệ thống thông tin liên lạc được đấu nối vào hệ thống thông tin liên lạc hiện trạng trên đường DT-601
- Xây dựng tuyến cáp ngầm dọc trên vỉa hè đến tủ phân phối thông tin liên lạc bằng ống nhựa chịu lực PVC
- Tủ phân phối thông tin liên lạc là một kết cấu dạng khung hộp bằng kim loại hoặc polyme kín chống được nước mưa, bao gồm các ngăn của các hệ thống điện thoại, internet, truyền hình cáp
- Dùng măng sông cáp để nối liền cáp thông tin liên lạc, đảm bảo kín nước Măng sông cáp có hai hoặc nhiều đầu nối cáp, có nhiều hình dạng khác nhau
- Xây dựng tuyến cáp quang cho hệ thống dữ liệu đến từng thuê bao
- Xây dựng tuyến cáp đồng cho hệ thống điện thoại đến từng thuê bao
- Xây dựng tuyến cáp đồng trục cho hệ thống truyền hình cáp đến từng thuê bao
f Thoát nước mưa
- Hình thức thoát nước: thoát nước mưa và nước thải đi tách riêng trong các hệ thống mương, cống độc lập từ các khu vực; nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn mới được đổ vào hệ thống thoát nước mưa Không ảnh hưởng đến định hướng quy hoạch chung của Thành Phố
- Giải pháp thoát nước mưa cho khu dân cư hiện hữu trong dự án chủ yếu dựa vào cao độ nền đất tự nhiên, nước mưa sẽ thoát từ điểm cao đến điểm thấp dẫn ra sông Túy Loan
- Giải pháp thoát nước mặt:
Trang 32+ Hướng thoát nước chính tuân theo định hướng san nền thoát nước của quy hoạch chung được phê duyệt
+ Đối với các trục đường: sử dụng cống tròn BTCT chạy dọc hai bên lề đường sao cho có thể tự chảy và thời gian nước chảy trong cống là nhanh nhất Đường kính cống tối thiểu Ø200 trở lên
+ Độ dốc tối thiểu đặt cống thoát nước > 1/D (D là đường kính cống), độ dốc lớn nhất bằng độ dốc dọc đường
g Thoát nước thải
- Hệ thống thoát nước thải của dự án được xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng hoàn toàn
- Nước thải mỗi khu sau khi qua bể tự hoại được thu gom vào hố ga nước thải dẫn về trạm
xử lý của dự án với lưu lượng 80m3/ngđ.Nước thải sau khi xử lý được đấu nối vào hố
ga thoát nước nằm trên đường quy hoạch
h Cây xanh
- Hệ thống cây xanh dự án di dời, bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, sạc lở đất tại xã Hòa Sơn và xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang gồm cây xanh và thảm cỏ Cây xanh trồng là các cây bóng mát, cây tạo cảnh trên các tuyến đường trồng cách khoảng 20m/ cây (được bố trí giữa 02 lô đất) Cây trong công viên trồng cách khoảng 8m/cây Không trồng cây tại các nút giao thông Dưới tán các bồn cây công viên được trồng cỏ lá gừng để tạo thảm xanh
+ Số lượng: 26 cây Lim Xẹt, 43 cây Lộc Vừng Thảm cỏ trồng cỏ lá gừng
1.2.2 Hoạt động của dự án
a Giai đoạn thi công xây dựng
- Đầu tư xây dựng Khu tái định cư Tà Lang – Giàn Bí với diện tích 18.430m2 theo quyết định đầu tư dự án với các hạng mục đầu tư xây dựng bao gồm san nền, giao thông, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp nước, công viên, cây xanh, đường ống thông tin, liên lạc, điện, chiếu sáng, khớp nối với hạ tầng kỹ thuật hiện trạng
b Giai đoạn vận hành chính thức
Trang 33- Tạo quỹ đất bố trí tái định cư, ổn định cuộc sống cho dân cư di dời từ vùng thiên tai của
xã Hoà Bắc đến tại khu vực dự án, khớp nối hạ tầng kỹ thuật với khu vực Khu dân cư hiện hữu
1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
1.2.3.1 Thu gom và thoát nước mưa, thoát nước thải
a) Hệ thống thu gom và thoát nước mưa
- Mạng lưới thu gom thoát nước mưa và nước thải đi tách riêng trong các hệ thống mương, cống độc lập từ các khu vực; nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn mới được đổ vào hệ thống thoát nước mưa Không ảnh hưởng đến định hướng quy hoạch chung của Thành Phố Đà Nẵng
- Giải pháp thoát nước mưa cho khu dân cư hiện hữu trong dự án chủ yếu dựa vào cao độ nền đất tự nhiên, nước mưa sẽ thoát từ điểm cao đến điểm thấp dẫn ra sông Cu Đê
- Cống thoát nước mưa được chia thành các khu vực như sau:
❖ Tuyến cống cửa xả 1 (khu dân cư):
+ Đáy cống tại giếng cuối = -0,7 -0,67 = - 1,37 (m)
❖ Tuyến cống cửa xả 2 (khu dân cư):
+ Đáy cống tại giếng cuối = -0,7 -0,92 = - 1,62 (m)
❖ Tuyến cống cửa xả 3 (khu TDTT):
+ Kích thước mương thu 300x300 mm
+ Độ dốc, i = 2 × 10−3
+ Độ đầy ống, h/d = 0,3
+ Chọn độ sâu chôn cống tại giếng ban đầu là -0,7 m so với cos+0,0 mặt đường + Đáy cống đầu tiên tại giếng đầu tiên bằng hiệu số giữa cốt mặt đường và độ sâu chôn cống 0-0,5 = -0,5 (m)
Trang 34+ Đáy cống tại giếng cuối = -0,5 -0,24 = - 0,74 (m)
❖ Tuyến cống cửa xả 4 (khu vực giữa cao tốc và dự án):
+ Đáy cống tại giếng cuối = -0,7 -1,24 = - 1,94 (m)
+ Đáy cống tại giếng cuối = -0,7 -0,48 = - 1,18 (m)
Bảng 4: Thủy lực nước mưa tuyến ống cửa xả 1,2,3,4
Tuyến
cống-cửa xả
Chiều dài đoạn ống (m)
Diện tích lưu vực (ha)
Đường kính ống (mm)
Độ đây cống (h/d)
Độ dốc (%)
- Kết cấu hố ga cho cống dưới đường:
+ Kết cấu thân hố ga bằng BTCT đá 1x2 M250 dày 20cm trên lớp móng BT đá 4x6 M100 Đáy đầm chặt đạt K95
+ Nắp ga bằng tấm composite đường kính F700, tải trọng 250KN
- Cống dọc BTLT dưới đường D1500:
+ Cống thoát nước BTLT tải trọng HL93, móng cấp phối đá dăm Dmax25 Đáy cống đầm chặt đạt K95
- Cống dọc BTLT dưới đường D400:
Trang 35+ Cống thoát nước BTLT tải trọng 300Kg/m2, móng cấp phối đá dăm Dmax25 Đáy cống đầm chặt đạt K95
- Mương B400 đục lỗ thu nước mặt
b) Hệ thống thu gom và thoát nước thải
- Hệ thống thoát nước thải của dự án được xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng hoàn toàn với các ống có đường kính sau đây:
- Nước thải mỗi khu sau khi qua bể tự hoại được thu gom vào hố ga nước thải dẫn về trạm
xử lý của dự án với lưu lượng 80m3/ngđ Nước thải sau khi xử lý được đấu nối vào hố
ga thoát nước nằm trên đường quy hoạch
- Tuyến ống dẫn nước thải bằng ống HDPE đường kính D150, D200 và D500; Hố ga kích thước (1x1)m bằng BTCT M200 đá 1x2 xà mũ niềng thép V85x85x6, tấm đan bằng BTCT lắp ghép M250, đá 1x2
1.2.3.2 Công trình xử lý nước thải
- Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 80 m3/ngày.đêm xử lý toàn bộ nước thải phát sinh tại khu vực dự án, nước sau xử lý đạt cột A, QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả
ra sông Cu Đê
- Kích thước các công trình như sau:
Trang 361.2.3.3 Đối với công trình thu gom chất thải
- Theo chủ trương thu gom rác thải của UBND thành phố hiện nay, rác của các hộ gia đình sẽ được đơn vị chức năng thu gom theo giờ cố định và được tập kết tại bãi tập kết rác của khu dân cư và được xe cuốn ép tới thu gom, mang đi xử lý tại Bãi rác Khánh Sơn
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án
1.3.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng
1.3.1.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu
- Nhu cầu vật liệu xây dựng sử dụng cho dự án chủ yếu là: đất núi, cát vàng, đá các loại, thép xây dựng Các loại vật liệu này phần lớn có thể khai thác tại các mỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được nhà thầu cung cấp đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng
do bên thiết kế và chủ đầu tư quy định
- Nhu cầu về nguyên vật liệu chính sử dụng cho dự án được trình bày cụ thể trong Bảng sau:
Bảng 5: Bảng tổng hợp nguyên vật liệu chính sử dụng trong Dự án
[Nguồn: Báo cáo đầu tư dự án] 1.3.1.2 Nhu cầu sử dụng lao động
Trang 37- Theo tính toán của dự án, số lượng công nhân dự án là 70 người, trong đó bố trí 01 nhân viên môi trường giám sát môi trường tại công trường xây dựng Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, tự túc về chỗ ăn ở
1.3.1.3 Nhu cầu sử dụng nước, điện
- Nguồn nước cấp cho hoạt động sinh hoạt
+ Nhu cầu nước sinh hoạt đối với công nhân tại công trình khoảng: Theo ước tính có khoảng 70 công nhân làm việc tại khu vực dự án Theo QCVN 01:2021/BXD chỉ tiêu cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt của khu vực nội đô thị thì phụ thuộc vào loại đô thị nhưng tối thiểu là 80 L/người/ngày.đêm, dự báo nhu cầu sử dụng nước trung bình là 45L/người/ngày.đêm (tính cho 8 giờ làm việc/ngày), nhu cầu sử dụng nước là 3,15m3/ngày
- Nguồn nước cấp cho hoạt động xây dựng
+ Nước vệ sinh bánh xe ra vào khu vực xây dựng: Theo TCVN 4513:188, tiêu chuẩn dùng nước để rửa 1 xe con từ 200 đến 300 lít, rửa xe lớn từ 300 đến 500 lít Tuy nhiên, tại dự án việc vệ sinh phương tiện chủ yếu là vệ sinh bánh xe nên định mức
sử dụng chỉ khoảng 70 lít/lượt xe ra khỏi công trường Theo tính toán về lượt xe
ra vào công trình trong 180 ngày có hoạt động vận chuyển có khoảng 76 lượt xe
ra khỏi công trường/ngày Vậy tính trung bình trong toàn thời gian thi công là 360 ngày thì có khoảng 38 lượt xe ra khỏi công trường/ngày cần vệ sinh bánh xe → nhu cầu sử dụng nước cho việc rửa bánh xe phương tiện vận tải là 38 lượt xe *70 lít=2,66m3/ngày
+ Ngoài ra, trong giai quá trình tthi công còn sử dụng khoảng 2 m3/ngày đêm để trộn vữa; 0,5 m3/ngày đêm để vệ sinh trang thiết bị, máy móc (nhu cầu sử dụng căn cứ theo kinh nghiệm thực tế của các đơn vị thi công)
+ Dự án dự kiến sử dụng bê tông thương phẩm trong quá trình thi công xây dựng
để tiết kiệm nước cấp, chi phí nhân công cũng như thời gian thi công
- Nguồn nước: sử dụng nước thủy cục Trước khi thực hiện thi công dự án, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các thủ tục liên quan đến việc sử dụng nước thủy cục đối với đơn vị cung cấp
là Công ty Cổ phần cấp nước Đà Nẵng
- Nguồn điện cấp cho công trình: Đơn vị thi công sẽ hợp đồng với điện lực thành phố về việc cung cấp nguồn điện sử dụng cho thi công công trình cũng như sinh hoạt của công nhân tại dự án
1.3.2 Trong giai đoạn hoạt động
1.3.2.1 Nhu cầu sử dụng điện
- Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01: 2021/BXD, theo bảng thành phần sử dụng đất của Tổng mặt bằng thỏa thuận và theo yêu cầu của chủ đầu tư – Nhu cầu dùng điện được tính:
Trang 38TT Tên phụ tải
Công xuất tính toán
Hệ số đồng thời
Công suất yêu cầu
1.3.2.2 Nhu cầu sử dụng nước
- Căn cứ theo QCVN 01:2021/BXD, định mức sử dụng nước tại dự án cụ thể như sau: + Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: 130L/ng.nđ
+ Tỉ lệ cấp nước: 100% dân số
+ Tưới cây, rửa đường: 8% lượng nước sinh hoạt
+ Cấp nước chữa cháy: 10L/s
+ Nước cho công trình công cộng, dịch vụ: 10% lượng nước sinh hoạt
+ Nước dự phòng + rò rỉ: 25% tổng lượng nước trên
* Nhu cầu sinh hoạt (Q sh ):
+ Dân số tính toán: 400 người (330 người Khu vực I và 70 người Khu vực II)
Lưu lượng tính toán: Qsh = q x N = 130 L/ng ngđ x 400ng = 52.000L/ngđ = 52m3/ngđ
+ Trong đó: q: Tiêu chuẩn dùng nước = 130 L/ng ngđ
+ N : Dân số tính toán
* Nước tưới cây rửa đường: Tạm tính bằng 8% Qsh
+ Qt = 8% x 52m3/ngđ = 4,16 m3/ngđ
* Nước chữa cháy: Theo QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
cháy cho nhà và công trình thì lượng nước từ mạng đường ống cho chữa cháy trong khu dân
cư được tính toán đồng thời một đám cháy với lưu lượng 10 l/s trong thời gian 3 giờ: 108
m3/ngđ
* Nước dự phòng + rò rỉ: Tạm tính bằng 25% tổng lượng nước trên
+ Qdp-rr= 25% x (Qsh +Qt + Qcc + Qcc-dv) = 25% x (52 + 4,16 + 108) = 41,04m3/ngđ
* Tổng lượng nước sinh hoạt cấp cho toàn khu dân cư là:
+ Q = (Qsh + Qt + Qcc + Qcc-dv + Qdp-rr) = 52 + 4,16 + 108 + 41,04) = 205,2m3/ngđ
1.3.2.3 Nhu cầu sử dụng hoá chất
Trang 39- Quá trình dự án đi vào hoạt động sẽ sử dụng hóa chất trợ lắng (PAC) phục vụ vận hành
hệ thống xử lý nước thải, nhu cầu sử dụng vào khoảng 100kg/năm, hóa chất khử trùng
và mật gỉ đường bổ sung dinh dưỡng cho hệ thống khi cần thiết, hóa chất điều chỉnh pH (axit, bazo) nếu nước thải đầu vào không có pH phù hợp với công nghệ xử lý
1.5 Biện pháp tổ chức thi công
1.5.1 Giải phóng mặt bằng
- Trước khi tiến hành xây dựng phải tiến hành công tác giải phóng mặt bằng
- Phương án GPMB: Chi trả tiền cho nhân dân trên phần diện tích bị thu hồi
- Việc kiểm kê, đánh giá, khối lượng công tác GPMB phải tiến hành với từng hộ dân trên nguyên tắc chính xác, công khai, công bằng, hợp lý Giá hỗ trợ bồi thường vật kiến trúc, đơn giá cây trồng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư áp dụng theo quy định khung giá theo Công văn số 3443/UBND – STNMT ngày 23/06/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng
về ban hành bộ việc liên quan khái qoán kinh phí bồi thường,
1.5.2 Biện pháp tổ chức công trường
- Biện pháp tổ chức công trường xây dựng dự án được dựa trên các tiêu chí:
+ Giảm mức hao hụt nguyên vật liệu do mất cắp, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng các công trình
+ Hạn chế các nguồn thải tiêu cực phát sinh trong giai đoạn xây dựng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, đất nước xung quanh, Cụ thể như sau:
o Ưu tiên xây dựng bể lắng cát tạm thời để thu gom nước thải thi công, nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng
o Nguyên vật liệu xây dựng phải được lưu chứa tại khu vực cuối hướng gió của
dự án, vun vén gọn gàng và che phủ bằng bạt kín vào cuối ngày làm việc
o Bố trí 02 Container 20 feet có kết cấu 2 ngăn để thu gom chất thải rắn xây dựng và chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
o Bố trí lán trại nghỉ ngơi cho công nhân trên công trường
o Trong giai đoạn thi công, không tổ chức ăn uống tập trung tại công trường, công nhân sẽ tự túc ăn uống
Trang 40o Bố trí khu nhà vệ sinh di động hợp lý cho công nhân
1.5.3 Biện pháp tổ chức thi công
- Ban chỉ huy công trường: Gồm cán bộ của chủ đầu tư và các kỹ thuật viên chỉ đạo thi công Đây là bộ phận đại diện cho chủ đầu tư có trách nhiệm điều hành toàn bộ dự án – điều tiết đơn vị thi công về tiến độ, trao đổi trực tiếp với chủ đầu tư đê giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thi công
- Bộ phận vật tư: Sẽ đảm bảo cung cấp kịp thời đầy đủ vật tư trong quá trình xâydựng, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình Nhiệm vụ chính của bộ phận này
là đặt và nhận các chủng loại vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, các chi tiết, cấu kiện, thiết bị phục vụ thi công, xây dựng Sau đó căn cứ vào tiến độ thi công cấp phát vật tư, trang thiết bị cho việc thi công một cách hợp lý
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Chủ thầu sẽ bố trí kỹ sư có kinh nghiệm chỉ đạo các hạng mục thi công đồng thời có trách nhiệm giám sát thi công theo đúng bản vẽ Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về các vấn đề liên quan đến việc thi công như thay đổi thiết kế, phát sinh công việc, thay đổi vật tư, vật liệu đưa vào thi công công trình, tổ chức kiểm tra kỹ thuật, thống nhất chương trình nghiệm thu, bàn giao với chủ đầu tư Chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán theo giai đoạn và toàn
bộ công trình Ngoài ra, chủ thầu sẽ bố trí kỹ thuật viên phụ trách chi tiết công việc
- Đội ngũ công nhân: Đội ngũ thi công phải có tay nghề, ưu tiên lao động địa phương, đảm bảo đủ số lượng tham gia thi công đúng theo tiến độ đã đề ra
- Tiến hành thi công đồng thời các hạng mục công trình
1.6 Tiến độ, tổng mức vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án
1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án
- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án: Quý III/2023;
- Phê duyệt KHLCNT và lựa chọn nhà thầu tư vấn: Quý III/2023 - Quý IV/2023;
- Khảo sát, thiết kế bản vẽ TC và tổng dự toán, trình thẩm định và phê duyệt: Quý IV/2023;
- Lựa chọn nhà thầu các gói thầu xây lắp, tư vấn, phi tư vấn: Quý I/2024;
- Thực hiện GPMB, thi công xây dựng công trình: Quý II/2024 – Quý IV/2024;
- Triển khai thi công xây dựng công trình: Quý II/2024 - Quý II/2025
- Hoàn thành công trình, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng: Quý III/2025;
- Thẩm tra, phê duyệt quyết toán: Quý III/2025
1.6.2 Tổng mức đầu tư
- Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án là: 81.276.885.000 đồng (Bằng chữ: Tám mươi mốt triệu hai trăm bảy mươi sáu triệu tám trăm tám mươi lăm nghìn đồng./.), trong đó + Chi phí hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng : 61.902.784.000 đồng