Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh của dự án .... Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án .... ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ
Trang 3Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Môi trường Việt Khoa
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Danh mục bảng 4
Danh mục hình vẽ 7
MỞ ĐẦU 1
1 Xuất xứ của dự án 1
1.1 Thông tin chung về dự án 1
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 2
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 2
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 5
2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 5
2.1.1 Các văn bản pháp lý về Luật và Nghị định liên quan 5
2.1.2 Các quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam 9
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 10
2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 11
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 14
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 17
5.1 Thông tin về dự án 17
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 22 5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh của dự án 22
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 27
5.5.1 Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 34
5.5.2 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thương mại 35
Chương 1 37
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 37
1.1 Thông tin về dự án 37
1.1.1 Tên Dự án 37
1.1.2 Chủ dự án 37
1.1.3 Tiến độ thực hiện dự án 37
1.1.4 Vị trí địa lý 38
1.1.5 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 42
1.1.6 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 42
1.1.6 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 45 1.1.7 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 46
1.7.1.1 Mục tiêu 46
1.1.7.2 Quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án 46
1.2.1 Các hạng mục công trình 47
1.2.2 Các hoạt động của Dự án 50
Trang 4Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam
1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 50
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 57
1.3.1 Các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng 57
1.3.2 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất đối với hoạt động chăn nuôi 59
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 67
1.4.1 Quy trình nhập giống bò, nguồn gốc 68
1.4.2 Quy trình phối giống và cải thiện di truyền 69
1.4.3 Quy trình nuôi và chăm sóc bò 70
1.4.4 Quy trình thu hoạch sản phẩm 72
1.4.8 Quy trình trồng trọt và chăm sóc cỏ 78
1.4.9 Quy trình chế biến thức ăn 80
1.4.10 Quy trình ủ phân 81
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 82
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 84
Chương 2 87
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 87
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 87
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 87
2.1.2 Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án 94
2.1.3 Điều kiện về kinh tế - xã hội 94
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 94
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 94
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 99
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 101
2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 102
2.4.1 Hiện trạng quản lý sử dụng đất 102
Chương 3 104
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 105
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 105
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 149
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 151
3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 181
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 217
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 221
Chương 4 224
Trang 5Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Môi trường Việt Khoa
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG
SINH HỌC 224
Chương 5 225
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 225
5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 225
5.1.1 Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 225
5.1.2 Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động 225
5.2.1 Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 232
5.2.2 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thương mại 232
Chương 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 235
I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 235
6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 235
6.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 235
6.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 235
6.1.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định 235
6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 235
II THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN 235
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 236
1 Kết luận 236
2 Kiến nghị 236
3 Cam kết của chủ dự án đầu tư 237
TÀI LIỆU THAM KHẢO 240
PHỤ LỤC I 241
PHỤ LỤC II 242
PHỤ LỤC III 243
Trang 6Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam
DANH MỤC BẢNG
Bảng 0 1 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM 12
Bảng 0 2 Các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 14
Bảng 0 3 Quy mô chăn nuôi bò sữa của Dự án 18
Bảng 0.4: Quy mô, công suất của Dự án 18
Bảng 0 5 Quy mô các hạng mục công trình của Dự án 19
Bảng 0 6 Bảng tổng hợp các tác động môi trường chính của Dự án 22
Bảng 0.7: Nguồn phát sinh gây ô nhiễm do chất thải trong giai đoạn vận hành 25
Bảng 0.8: Thống kê công trình thoát nước mặt 29
Bảng 0.9: Thống kê công trình thoát nước thải 31
Bảng 0.10: Thống kê công trình xử lý nước thải 33
Bảng 1.1: Các điểm mốc tọa độ các khu đất Dự án theo hệ tọa độ quốc gia 39
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất khu vực Dự án 42
Bảng 1.3 Thống kê các công trình chính hiện trạng của Dự án 48
Bảng 1.4 Các hạng mục công trình xây dựng mới 49
Bảng 1.5 Thống kê các công trình phụ trợ hiện trạng của Dự án 48
Bảng 1.6 Thống kê các công trình phụ trợ hiện trạng của Dự án 50
Bảng 1.7 Thống kê công trình thoát nước mặt 52
Bảng 1.8 Thống kê công trình thoát nước thải 54
Bảng 1.9 Thống kê công trình xử lý nước thải 56
Bảng 1.10 Khối lượng nguyên, vật liệu dự án 57
Bảng 1.11 Tiêu chuẩn giống bò nhập 59
Bảng 1.12 Nhu cầu thức ăn thô xanh và thức ăn tinh 60
Bảng 1.13 Tổng hợp nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi bò sữa 60
Bảng 1.14 Nhu cầu sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi bò 61
Bảng 1.15 Nhu cầu sử dụng phân bón cho khu trồng cây 62
Bảng 1.16: Số lượng công trình khai thác nước tại Dự án 63
Bảng 1.17 Nhu cầu sử dụng nước cho các khu trại nuôi bò 66
Bảng 1.18: Nhu cầu dùng nước cho cây trồng tại Dự án 67
Bảng 1.19 Nhu cầu về phân bón của cây Ngô 77
Bảng 1.20 Nhu cầu về nước của cây Ngô 77
Bảng 1.21: Nhu cầu về phân bón của cỏ 79
Bảng 1.22 Nhu cầu về nước tưới của cỏ 79
Bảng 1.23 Tiến độ thực hiện dự án 84
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng tại trạm Đà Lạt (oC) 89
Bảng 2.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng tại tại trạm Đà Lạt (%) 89
Bảng 2.3: Lượng mưa các tháng trong năm tại trạm Đà Lạt (mm) 90
Bảng 2.4: Số giờ nắng các tháng tại tỉnh Đà Lạt (giờ) 90
Bảng 2 5: Vị trí các điểm quan trắc lấy mẫu 94
Bảng 2.6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 96
Bảng 2.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại Dự án 97
Bảng 2.8: Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại dự án 98
Bảng 2.9 Bảng đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện Dự án 102
Trang 7Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Môi trường Việt Khoa
Bảng 3 1 Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình thi công xây dựng Dự án 105
Bảng 3.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 110
Bảng 3 3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 111
Bảng 3.4 Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 113
Bảng 3.5 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn xây dựng (Tính cho 100 người) 113
Bảng 3.6 Thành phần tính chất nước thải các trạm thu mua sữa 115
Bảng 3 7: Nồng độ bụi phát sinh do các hoạt động đào đắp 117
Bảng 3 8: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel 118
Bảng 3 9: Tổng số km vận chuyển 118
Bảng 3 10: Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện vận chuyển 118
Bảng 3 11: Nồng độ các chất ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển 118
Bảng 3 12: Tổng hợp lượng nhiên liệu sử dụng của một số thiết bị, phương tiện 119
Bảng 3 13: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các máy móc 120
Bảng 3 14: Nồng độ các chất ô nhiễm của các phương tiện thi công 120
Bảng 3 15: Tác động của bụi, khí thải đến môi trường 121
Bảng 3.16 Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt 125
Bảng 3.17 Dự tính khối lượng chất thải nguy hại trong giai đoạn thi công 128
Bảng 3 18: Tác nhân gây ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng 129
Bảng 3 19: Mức ồn của một số máy móc, thiết bị thi công 131
Bảng 3 20: Mức độ ồn do các phương tiện, máy móc thi công theo khoảng cách 132
Bảng 3 21: Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số 133
Bảng 3 22: Mức rung của một số máy móc thi công điển hình 134
Bảng 3.23 Nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành của Dự án 150
Bảng 3.24: Tổng hợp số lượng xe ra vào các khu trại thuộc Dự án 153
Bảng 3.25: Tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động vận chuyển của xe tải 153
Bảng 3.26: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển tại Dự án 154
Bảng 3.27 Hệ số phát thải từ hoạt động chăn nuôi bò sữa 155
Bảng 3.28: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại dự án chưa qua xử lý 162
Bảng 3.29 Bảng dự báo nước thải của các khu chăn nuôi trại 1 164
Bảng 3.30 Bảng dự báo nước thải của các khu chăn nuôi trại 2 164
Bảng 3.31 Bảng dự báo nước thải của các khu chăn nuôi trại 1 164
Bảng 3.32 Thành phần tính chất nước thải từ hoạt động của trang trại chăn nuôi 165
Bảng 3.33 Danh sách chất thải nguy hại phát sinh ước tính 172
Bảng 3.34 Tổng hợp hệ thống thu gom thoát nước mưa 184
Bảng 3.35 Nồng độ các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt sau hệ thống xử lý 186
Bảng 3.36 Tổng hợp hệ thống thu gom thoát nước thải 187
Bảng 3.37 Tổng hợp hệ thống thu gom thoát nước thải 198
Bảng 3.38 Bảng quy định kích thước hố chôn gia súc tiêu hủy 213
Bảng 3.39 Các công trình xử lý và biện pháp bảo vệ môi trường 217
Trang 8Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam
Bảng 3.40 Tổ hợp phương án tổ chức thực hiện các công trình và biện pháp bảo vệ môi
trường 218
Bảng 3.41 Các bên liên quan trong chương trình quản lý môi trường của dự án 220
Bảng 3.42: Chi tiết độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 221
Bảng 5.1 Tóm tắt chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn của dự án 227
Trang 9Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Môi trường Việt Khoa
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1 1 Sơ đồ tổng thể vị trí khu trại 1 và khu trại 2 của Dự án 40
Hình 1 2 Sơ đồ tổng thể vị trí khu trại 3 của Dự án 41
Hình 1 3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm 64
Hình 1 4 Quy trình chăn nuôi bò sữa kết hợp trồng cỏ 68
Hình 1 5 Bò giống HF được nhập từ Australia 68
Hình 1 6 Gia phả bò giống nhập 69
Hình 1 7 Bê giới tính được sinh ra theo công nghệ tinh giới tính của Vinamilk 70
Hình 1 8 Bên trong nhà vắt sữa 73
Hình 1 9 Lưu đồ trồng trọt, chăm sóc ngô 76
Hình 1 10 Thu hoạch ngô 77
Hình 1 11 Lưu đồ trồng trọt, chăm sóc cỏ 78
Hình 1 12: Quy trình ủ phân 81
Hình 1 13: Sơ đồ bộ máy tổ chức trang trại 85
Hình 3 2: Sơ đồ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 144
Hình 3 3 Hệ thống thoát nước của khu trại 1 181
Hình 3 4 Hệ thống thoát nước của khu trại 2 182
Hình 3 5 Hệ thống thoát nước của khu trại 3 183
Hình 3.6 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 186
Hình 3.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung khu trại 1 189
Hình 3.8 Hầm biogas phủ bạt 190
Hình 3.9 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung khu trại 2 192
Hình 3.10 Hồ sinh học tại 1 trang trại của Công ty 193
Hình 3.11 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung khu trại 3 194
Hình 3.12 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung trạm thu mua sữa 196
Hình 3.13 Sơ đồ mặt cắt ngang hố chôn (theo QCVN 01 – 41: 2011/BNNPTNT) 213
Hình 3.14 Sơ đồ tổ chức, quản lý môi trường trong các giai đoạn của dự án 220
Trang 10Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
B
BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CHXHCN Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa
Trang 11Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn Môi trường Việt Khoa
VOC Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
W
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của dự án
1.1 Thông tin chung về dự án
Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty) đã được Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp: 5000268824 Đăng ký lần đầu ngày 11/07/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 05/06/2019 Công ty có trụ sở chính tại Số 10 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư số 8652418043 của UBND tỉnh Lâm Đồng cấp chứng nhận lần đầu ngày 10/5/2011 và chứng nhận thay đổi lần thứ tám ngày 21/3/2023
Dự án đã có các Quyết định phê duyệt báo đánh giá tác động môi trường số 1612/QĐ-UBND ngày 28/7/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt báo cáo ĐTM dự án “Trang trại bò sữa Lâm Đồng” tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Quyết định phê duyệt báo đánh giá tác động môi trường số 2581/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt báo cáo ĐTM dự án “Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt (Trại 2 – Organic)” tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Quyết định phê duyệt báo đánh giá tác động môi trường số 364/QĐ-UBND ngày 2/02/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt báo cáo ĐTM dự án “Trang trại
bò sữa Vinamilk Đà Lạt (Trại 3 – Organic)” tại thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
03 khu trại của Công ty đã hoàn thành đi vào hoạt động trong đó đã áp dụng mô hình chăn nuôi bò sữa theo hướng chuyên nghiệp, công nghệ cao và đáp ứng mục tiêu cung cấp sữa bò cho thị trường trong nước và quốc tế, ngoài ra tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động địa phương tại vùng dự án, góp phần tăng thu ngân sách của địa phương
Nhằm tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đất và vùng nguyên liệu của Dự án, Công
ty đã điều chỉnh chứng nhận đăng ký đầu tư lần thứ 8 ngày 21/3/2023 của Dự án Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt với tổng diện tích đất thực hiện Dự án là 149,3127ha tại 11
vị trí tại các huyện Đơn Dương, thành phố Bảo Lộc, huyện Lâm Hà, huyện Đức Trọng, huyện Di Linh tăng quy mô chăn nuôi bò sữa từ 2.800 con lên 3.600 con
Dự án có tổng quy mô diện tích 149,3127ha, trong đó diện tích đất chuyên dùng
để xây dựng cơ sở hạ tầng là 9,2ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 3,2253ha; diện tích đất nông nghiệp là 136,8874ha; Quy mô chăn nuôi bò sữa là 3.600 con Căn cứ Nghị
Trang 13định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định hệ số đơn
vị vật nuôi với bò sữa là 1,0 Tổng đơn vị vật nuôi của Dự án là 3.600 > 1.000 đơn vị vật nuôi
Căn cứ thứ tự số 16, cột (3) Phụ lục II kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Dự
án thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở mức lớn, thuộc nhóm
dự án đầu tư nhóm I (điểm a Khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ Môi trường), là đối tượng phải lập báo cáo ĐTM Như vậy, đây là loại hình dự án trồng trọt và chăn nuôi đang hoạt động, nay thay đổi quy mô, công nghệ chăn nuôi Căn cứ thứ tự số 12 Phụ lục III kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Dự án nêu trên thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM
Đây là dự án thuộc nhóm dự án đầu tư nhóm I Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, báo cáo ĐTM của Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam đã hợp đồng với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Tư vấn Môi trường Việt Khoa để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt Nội dung báo cáo được lập dựa trên hướng dẫn theo mẫu số 04 - Phụ lục II - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
- Chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt do Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam lập đã được Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 10/5/2011, cấp điều chỉnh thay đổi lần thứ tám ngày 21/3/2023
- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM: Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan
hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
1.3.1 Sự phù hợp với quy hoạch phát triển chăn nuôi:
a) Phù hợp với Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2045, cụ thể:
- Mục tiêu cụ thể: Mức tăng trưởng giá trị sản xuất: giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 4 đến 5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 trung bình từ 3 đến 4%/năm Sản lượng thịt gia súc ăn cỏ đến năm 2025 đạt từ 8 đến 10%; đến năm 2030 tăng từ 10 đến 11%
Trang 14Sản lượng sữa đến năm 2025 đạt từ 1,7 đến 1,8 triệu tấn sữa; đến năm 2030 đạt khoảng 2,6 triệu tấn sữa
- Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: đến năm 2025 xây dựng được ít nhất 10 vùng cấp huyện, đến năm 2030 ít nhất 20 vùng cấp huyện
- Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2030: Phát triển chăn nuôi đàn bò sữa đạt quy mô từ 650 đến 700 nghìn con, trong đó khoảng 60% đàn bò sữa được nuôi trong các trang trại
- Kiểm soát dịch bệnh: nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, nhất là việc khống chế các dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến đàn vật nuôi và những dịch bệnh có nguy
cơ lây sang người, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong nước và xuất khẩu
- Nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm sản phẩm chăn nuôi, nhất là vấn đề kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật, tồn dư chất cấm, lạm dụng kháng sinh và hóa chất trong chăn nuôi, thú y, giết mổ, chế biến thực phẩm
- Nâng cao năng lực kiểm soát môi trường trong chăn nuôi, giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi đáp ứng các quy định của pháp luật về môi trường Tất cả các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi phải có giải pháp kiểm soát môi trường phù hợp, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải cho nhu cầu trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi côn trùng, sản xuất năng lượng tái tạo
b) Phù hợp với Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, cụ thể:
- Tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi theo vùng: Chuyển dịch dần chăn nuôi trang trại từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (trung
du, miền núi); hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xa thành phố, khu dân
cư Trong từng địa phương hình thành các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm (có thể là xã, liên xã, huyện, liên huyện) theo quy hoạch và các sản phẩm chăn nuôi chủ lực để tập trung đầu tư
+ Bò thịt: Phát triển ở các vùng Duyên hải miền Trung và Trung du miền núi phía Bắc
+ Bò sữa: Phát triển ở các vùng truyền thống và có khả năng đầu tư công nghệ cao
- Tái cơ cấu vật nuôi: Sản lượng thịt lợn hơi năm 2013 chiếm 74,2%, thịt gia cầm chiếm 17,3% và 8,5% đối với thịt trâu bò Năm 2020, cơ cấu thịt lợn hơi xuất chuồng giảm còn 62%, tăng tỷ trọng thịt gia cầm lên 28% và thịt trâu bò là 10%
Trang 15- Về cơ cấu sản xuất từng loại vật nuôi: Bò sữa: Đến năm 2020 đàn bò đạt 300.000 con, sản lượng sữa đạt trên 0,9 triệu tấn/năm
- Tái cơ cấu về phương thức sản xuất chăn nuôi:
Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại Xác định quy mô trang trại phù hợp với từng loại vật nuôi, từng vùng, địa phương, nhất là chăn nuôi lợn, vịt và gà lông màu,
Phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng chăn nuôi công nghiệp, có kiểm soát,
áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
+ Bò sữa: Đến năm 2020 đàn bò đạt 300.000 con, sản lượng sữa đạt trên 0,9 triệu tấn/năm; 100% đàn bò sữa được nuôi theo hình thức trang trại và chăn nuôi công nghiệp
1.3.2 Sự phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương:
- Quyết định số 48/2022/QĐ-UBND ngày 19/10/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030;
Mật độ chăn nuôi trung bình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 không quá 0,8 đơn vị vật nuôi (ĐVN)/01ha đất nông nghiệp
Theo đó quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn huyện Đơn Dương đến 2030 tối
đa không quá 1,0 ĐVN/ha đất nông nghiệp, huyện Di Linh đến 2030 tối đa không quá 0,8 ĐVN/ha đất nông nghiệp
Mật độ chăn nuôi trên địa bàn huyện Đơn Dương hiện nay là 0,45 ĐVN/ha Các trang trại chăn nuôi của Công ty trên địa bàn huyện Đơn Dương: Khu trại 1 và khu trại
2 có tổng số 2.500 đơn vị vật nuôi, diện tích đất nông nghiệp huyện Đơn Dương là 57.100 ha Nên mật độ chăn nuôi trên địa bàn huyện Đơn Dương khi dự án đi vào hoạt động là 0,49 ĐVN/ha Như vậy mật độ đơn vị vật nuôi trên địa bàn huyện Đơn Dương
là hoàn toàn phù hợp
Mật độ chăn nuôi trên địa bàn huyện Di Linh hiện nay là 0,047 ĐVN/ha Khu trại
3 có tổng số 1.100 đơn vị vật nuôi, diện tích đất nông nghiệp huyện Di Linh là 151.200
ha Nên mật độ chăn nuôi trên địa bàn huyện Di Linh khi dự án đi vào hoạt động là 0,05 ĐVN/ha Như vậy mật độ đơn vị vật nuôi trên địa bàn huyện Di Linh là hoàn toàn phù hợp
- Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Mục tiêu chung: Phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng bền vững, nâng cao giá trị sản xuất và tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, người nông dân, đáp ứng nhu cầu về thực
Trang 16phẩm, gắn với chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới
+ Phát triển nhanh đàn bò sữa chất lượng cao, duy trì tốc độ tăng đàn bình quân từ 20-25%/năm; nâng tỷ lệ bò sữa Holstein Friesian (HF) thuần đạt 95% thông qua biện pháp sử dụng tinh phân giới tính; ưu tiên phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung, quy mô công nghiệp, trang trại tại 42 xã và vùng ven của 09 phường, thị trấn tại các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc
+ Mỗi địa phương hình thành 01-02 điểm cung ứng tinh, vật tư và thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo bò sữa; hình thành từ 01-02 cơ sở sản xuất giống bò sữa trên địa bàn huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà để cung ứng con giống chất lượng tốt cho người chăn nuôi trong tỉnh và các địa phương lân cận Đến năm 2020, tổng đàn đạt 40.000-50.000 con, sản lượng sữa tươi đạt 150.000-200.000 tấn
+ Phát triển diện tích trồng cây thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi bò sữa và bò thịt với tổng diện tích 6.500 - 7.000 ha tại các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà,
Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và thành phố Bảo Lộc; cung cấp sản lượng thức ăn xanh khoảng 1,5-2,0 triệu tấn
1.3.3 Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương:
Dự án mở rộng quy mô chăn nuôi trên diện tích khu đất đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp cho Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam Do đó dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Lâm Đồng
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
2.1.1 Các văn bản pháp lý về Luật và Nghị định liên quan
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;
- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018;
- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều cdủa luật Xây dựng số 62/2020/QH13 ngày 17/06/2020 của Quốc hội;
- Luật Khí tượng thuỷ văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012;
Trang 17- Luật Đất đai số 45/2013/QH13, ngày 29/11/2013
- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, ngày 25/6/2015
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y
- Nghị định số 80/2022/NĐ-CP ngày 13/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thuỷ văn
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
- Nghị đinh số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Nghị định số 06/2020/NĐ-CP ngày 20/02/2020 sửa đổi bổ sung Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thuỷ văn; đo đạc và bản đồ;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
- Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/03/2021 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi;
- Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Trang 18- Nghị định 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
- Nghị định 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định 04/2020/NĐ-CP ngày 06/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải; Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất
- Nghị định số 55/2022/NĐ-CP ngày 23/08/2022 của Chính phủ quy định Cơ sở
dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 hướng dẫn thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 136/2020/NĐ-
CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác
- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
- Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
- Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật cạn;
- Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;
Trang 19- Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
- Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 02/08/2021 của Bộ công thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện;
- Thông tư 17/2021/TT-BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước;
- Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú ý nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam;
- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường
- Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 sửa đổi Thông tư BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn
07/2016/TT Thông tư 76/2017/TT07/2016/TT BTNMT ngày 29/12/2017 Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Thông tư số 19/2019/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng
- Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam
- Quyết định số 06/QĐ-BNN-CN ngày 02/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc đính chính Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;
- Quyết định số 397/QĐ-CN-MTCN ngày 04/4/2017 của Cục trưởng Cục chăn nuôi ban hành hướng dẫn phương án bảo vệ môi trường trong khu chăn nuôi tập trung;
- Quyết định 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải
Trang 202.1.2 Các quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 01-95:2022/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng;
- QCVN 01-39:2011/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi;
- QCVN 07:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật;
- QCVN 01-41:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu xử lý
vệ sinh đối với việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật;
- QCVN 01-79:2011/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm - Quy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y;
- QCVN 01-184:2017/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở sản xuất tinh heo;
- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
- QCVN 06:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình
- TCXDVN 33:2006: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình, tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 7957:2008: Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 3890:2023: Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí
- TCVN 13246:2020: Hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro về sức khỏe đối với việc tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống
- TCVN 12180-1:2017: Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự án tưới – Phần 1: Cơ sở của một số dự án tái sử dụng cho tưới
Trang 21- TCVN 12180-2:2017: Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự án tưới
- Phần 2: Xây dựng dự án
- TCVN 12180-3:2017: Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự án tưới
- Phần 3: Các hợp phần của dự án tái sử dụng cho tưới
Ngoài ra còn có các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam khác có liên quan đến dự án
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phần số 5000268824, đăng ký lần đầu ngày 11/7/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 14 ngày 25/7/2023
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 8652418043 của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 10/5/2011, cấp điều chỉnh thay đổi lần thứ tám ngày 21/3/2023
- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án
“Trang trại bò sữa Lâm Đồng” tại quyết quyết định số 1612/QĐ-UBND ngày 28/7/2011
- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án
“Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt (Trại 2 – Organic), xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng” tại quyết quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày 23/11/2016
- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án
“Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt (Trại 3 – Organic), thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng” tại quyết quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 22/02/2019
- Giấy phép môi trường Dự án Trang trại bò sữa Lâm Đồng tại thôn Lạc Trường,
xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng số 37/GPMT-UBND ngày 07/4/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 76/GP-UBND ngày 06/12/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 109/GP-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt (Trại 2 – Organic), xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
số 1614/STNMT-MT ngày 25/9/2018 của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Lâm Đồng
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 62/GP-UBND ngày 07/9/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (Gia hạn và điều chỉnh lần thứ nhất)
số 106/GP-UBND ngày 20/12/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng
Trang 22- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt (Trại 3 – Organic), thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
số 9701/GXN-UBND ngày 30/11/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 99/GP-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 78/GP-UBND ngày 24/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng
2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt
- Báo cáo thuyết minh hệ thống xử lý nước thải;
- Các bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án: bản vẽ mặt bằng dự án, bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải, kho chứa, hầm chôn lấp
- Các thông tin thu thập về tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học trong quá trình điều tra, tham vấn
Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam chủ
trì thực hiện, với sự tư vấn chính của Công ty TNHH tư vấn môi trường Việt Khoa
a Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH MTV BÒ SỮA VIỆT NAM
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5000268824, đăng ký lần đầu ngày 11/7/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 14, ngày 25/7/2023
Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ trụ sở: Số 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Sinh ngày: 08/02/1980 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt nam
Căn cước công dân số 079080024675; cấp ngày 09/8/2021; Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Địa chỉ thường trú: 4 Lê Quý Đôn, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Địa chỉ liên lạc: 4 Lê Quý Đôn, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam
b Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn môi trường Việt Khoa
Trang 23- Địa chỉ: Số 62A, ngõ 304 Lê Duẩn, P Trung Phụng, Quận Đống đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0968.333.191
- Đại diện bởi: Ông Nguyễn Thế Khoa Chức vụ: Giám đốc
c Các công việc thực hiện khi lập báo cáo ĐTM
- Lập đoàn khảo sát, nghiên cứu ĐTM, thu thập số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên,
kinh tế xã hội và điều tra xã hội học khu vực dự án
- Lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường trong và ngoài khu vực thực hiện dự án theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Đánh giá hiện trạng khu vực dự án được quy hoạch, xem xét khả năng chịu tải của của môi trường đối với dự án
- Dự báo các tác động môi trường do dự án và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực
- Lập chương trình quan trắc, giám sát môi trường cho dự án, đề xuất các phương
án giảm thiểu tác động môi trường cho dự án;
- Xây dựng báo cáo tổng hợp
- Báo cáo trước hội đồng thẩm định
- Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo
Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM cho dự án trong bảng sau:
Bảng 0 1 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
STT Họ và tên Chức danh/ Chuyên
ngành
Nội dung
I Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH MTV BÒ SỮA VIỆT NAM
1 Trịnh Phương Nam Giám đốc
Duyệt báo cáo ĐTM trước khi trình thẩm định và sau khi trình phê duyệt
II Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VIỆT KHOA
1 Nguyễn Thế Khoa Giám đốc/ ThS Khoa
học môi trường
Kiểm duyệt nội dung báo
cáo
Trang 24STT Họ và tên Chức danh/ Chuyên
báo cáo
3 Ngô Văn Liêm CN Môi trường/
Nhân viên
Khảo sát hiện trạng dự án; đề xuất quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn vận hành
4 Đặng Đức Thoảng CN Môi trường/
Nhân viên
Đánh giá tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu trong quá trình chuẩn bị và thi công xây dựng dự án
5 Hoàng Thị Lan KS Môi trường
Đánh giá tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu trong quá trình vận hành của dự
án;
6 Hoàng Thị Tuyến CN Môi trường
Tham vấn cộng đồng, lập các sơ đồ quan trắc môi
trường
d Phạm vi của báo cáo ĐTM
Dự án “Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt” được thực hiện tại huyện Đơn Dương, huyện Di Linh, thành phố Bảo Lộc, huyện Lâm Hà, huyện Đức Trọng Dự án có tổng diện tích là 149,3127 ha
+ Diện tích đất chuyên dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng: 9,2ha
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 3,2253ha
+ Diện tích đất nông nghiệp: 136,8874ha
Phạm vi báo cáo ĐTM Dự án sẽ tập trung đánh giá các hoạt động sau:
Phạm vi đánh giá tác động môi trường của dự án theo không gian bao gồm: + Công trình tại khu trang trại chăn nuôi: Chuồng bò vắt sữa, chuồng bò điều trị, chuồng bò tơ, chuồng nuôi bê, chuồng nuôi bò đẻ, nhà vắt sữa,…
+ Công trình thu mua sữa của nông dân;
+ Các hạng mục phụ trợ của khu trang trại chăn nuôi
+ Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật của khu trang trại chăn nuôi, khu trồng trọt nguyên liệu: hệ thống đường giao thông, cây xanh; bãi đỗ xe; hệ thống cấp điện, hệ
Trang 25thống cấp nước; hệ thống thoát nước; trạm xử lý nước thải, thu gom rác
+ Khu vực trồng cỏ, ngô
Phạm vi đánh giá tác động môi trường của dự án theo thời gian bao gồm:
* Đánh giá tác động giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án:
Đánh giá tác động từ các hoạt động xây dựng thêm các hạng mục công trình (đối với khu vực quy hoạch khu trồng cỏ, ngô được giữ nguyên hiện trạng
* Đánh giá tác động của Dự án khi đi vào vận hành:
- Đánh giá dự báo các tác động môi trường cho toàn bộ quá trình hoạt động của
Dự án, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, các biện pháp giảm thiểu và cam kết bảo vệ môi trường cho Dự án
+ Hoạt động của các trang trại chăn nuôi 3.600 con bò;
+ Hoạt động sinh hoạt của 450 nhân viên làm việc tại dự án
+ Hoạt động trồng cỏ, ngô
+ Hoạt động vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật;
+ Đánh giá tác động từ công trình xử lý nước thải tập trung của Dự án đến môi trường xung quanh
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án như sau:
Bảng 0 2 Các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
A Các phương pháp dự báo, đánh giá ĐTM:
1
Phương pháp liệt kê:
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ
giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có
khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng
tác động môi trường Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ
bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho
phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác
động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết Cụ thể:
- Liệt kê khối lượng và quy mô các hạng mục của Dự án
- Liệt kê các loại máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu
đầu vào của Dự án
- Liệt kê các hoạt động của Dự án cùng các tác động đến môi
2
Phương pháp đánh giá nhanh:
- Phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô
nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án dựa vào hệ
Chương 3:
- Áp dụng trong các dự báo thiếu cơ sở tính toán hoặc chưa
Trang 26TT Phương pháp áp dụng Vị trí áp dụng trong báo cáo
số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập;
- Phương pháp xác định hệ số ô nhiễm bụi theo hướng dẫn
có số liệu tham khảo
- Phương pháp này được áp dụng để tính dự báo tải lượng các thông số ô nhiễm bụi, khí thải trong giai đoạn thi công, xây dựng của dự án
3
Phương pháp mô hình hóa môi trường:
- Mô hình hóa môi trường là cách tiếp cận toán học mô phỏng
diễn biến chất lượng môi trường dưới ảnh hưởng của một
hoặc tập hợp các tác nhân có khả năng tác động đến môi
trường Đây là phương pháp có ý nghĩa lớn nhất trong quản
lý môi trường, dự báo các tác động môi trường và kiểm soát
các nguồn gây ô nhiễm
- Phương pháp tính toán nồng độ bụi và chất ô nhiễm theo mô
hình hình hộp khí điển hình của GS Phạm Ngọc Đăng
Là một phương pháp đánh giá tác động môi trường của dự án
qui hoạch xây dựng, trong đó liệt kê các hành động của hoạt
động phát triển với liệt kê những nhân tố môi trường có thể
bị tác động vào một ma trận và mức độ phân loại tác động Vì
thế ta có thể coi phương pháp này là sự triển khai ứng dụng
phương pháp lập bảng kiểm tra (Theo Môi trường Đô thị,
NXB Xây dựng)
Một bảng ma trận cũng là sự đối chiếu từng hoạt động của dự
án đối với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh
giá mối quan hệ nhân - quả
Chương 3
Áp dụng tại chương 3 của báo cáo trong việc xây dựng các bảng mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án, các tác động và đối tượng chịu tác động
5
Phương pháp chồng ghép bản đồ (GIS)
Phương pháp chập bản đồ là phương pháp đánh giá tác động
môi trường trong quy hoạch xây dựng, trong đó dựa trên cơ sở
của hệ thống thông tin địa lí (GIS) là công cụ quan trọng, có
thể hỗ trợ tốt cho quá trình đánh giá, phân tích môi trường vùng
và quy hoạch xây dựng Phương pháp chập bản đồ được áp
dụng trong các bản vẽ quy hoạch để sử dụng trong báo cáo
đánh giá hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, từ
đó đánh giá được các tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu
cho Dự án
Phương pháp được áp dụng trong Chương 1, Chương 2,
Chương 3 của báo cáo
Hiện trạng tài nguyên sinh vật
của khu vực thực hiện dự án
Trang 27TT Phương pháp áp dụng Vị trí áp dụng trong báo cáo
nước): chủ yếu dựa vào điều tra, khảo sát hiện trường, phỏng
vấn người dân thông qua buổi tham vấn cộng đồng và kế thừa
một số tài liệu nghiên cứu trước đây
- Nghiên cứu về thực vật: được thể hiện bằng cách quan sát
tại hiện trường, kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước đây tại
địa phương, đồng thời phỏng vấn người dân, chính quyền địa
phương
2
Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân
tích trong phòng thí nghiệm:
Nhằm xác định các chỉ tiêu môi trường từ đó so sánh quy
chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước Từ đó đưa ra nhận
xét, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên khu
vực Dự án
Chương 2:
Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, khí tượng, thủy văn, thông tin về hiện trạng hoạt động của
dự án
3
Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng:
Phương pháp này sử dụng trong quá trình họp tham vấn cộng
đồng, phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi
thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho công
Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân
tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý
thuyết, so sánh với quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam để xác
định chất lượng môi trường hiện hữu tại khu vực dự án;
Chương 3: So sánh các giá trị
nồng độ chất ô nhiễm trước xử
lý so với QCVN hiện hành để đánh giá mức độ ô nhiễm
Chương 3: So sánh các giá trị
nồng độ chất ô nhiễm sau xử lý với QCVN hiện hành để đánh giá hiệu quả xử lý
5
Phương pháp đánh giá, tính toán thủy văn
- Phương pháp đánh giá dựa trên các chỉ số biến đổi thủy văn
được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá sự biến đổi chế độ
thủy văn dưới tác động của hồ chứa trên các lưu vực sông
- Ngoài ra trong tính toán thủy văn sử dụng các phương pháp
sau: Phương pháp lưu vực tương tự; Tính toán thủy văn theo
hướng dẫn Quy phạm: QP.TL C6-77
Phương pháp được áp dụng trong Chương 2, Chương 3 của báo cáo
6
Phương pháp cân bằng vật chất
Trong công tác bảo vệ chất lượng nước nói chung và cấp phép
xả nước thải nói riêng phải nghiên cứu sự biến đổi của hàm
lượng chất thải trong nguồn nước và tính toán khả năng tiếp
nhận nước thải của nguồn nước Dưới đây trình bày phương
pháp đơn giản để tính toán sự biến thiên nồng độ chất thải dưới
tác động của quá trình trộn lẫn giữa nước trong nguồn và nước
thải, dựa trên việc sử dụng phương trình cân bằng vật chất
Phương pháp được áp dụng trong Chương 3 của báo cáo
Trang 28TT Phương pháp áp dụng Vị trí áp dụng trong báo cáo
trong một nguyên tố dòng chảy
7
Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp thu thập ý kiến của chuyên gia trong việc
nhận định, đánh giá nội dung và hình thức của sản phẩm báo
cáo đánh giá tác động môi trường
Phương pháp này thu thập các ý kiến khác nhau của các
chuyên gia, kiểm tra lẫn nhau để có một cái nhìn khách quan
hơn về báo cáo
Phương pháp được sử dụng trong chương 6 của báo cáo
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
5.1 Thông tin về dự án
a Thông tin chung
- Tên dự án: Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt
- Địa điểm thực hiện dự án:
+ Vị trí 1: Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng: 9,31ha
+ Vị trí 2: Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng: 52,17ha (đất phi nông nghiệp 01ha và đất nông nghiệp 51,17ha)
+ Vị trí 3: Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng: 24,0077ha (đất phi nông nghiệp 0,16ha và đất nông nghiệp 23.8477ha)
+ Vị trí 4: Phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng: 0,1181ha
+ Vị trí 5: Xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng: 0,0468ha
+ Vị trí 6: Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng: 0,1986ha
+ Vị trí 7: Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng: 0,1247ha
+ Vị trí 8: Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng: 0,2069ha
+ Vị trí 9: Xã N’Thôl Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng: 0,10272ha
+ Vị trí 10: Xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng: 0,08ha
+ Vị trí 11: Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng: 62,94718ha
- Chủ dự án: Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam
b Phạm vi, quy mô, công suất
- Phạm vi dự án:
- Quy mô sử dụng đất là 149,3127ha, trong đó:
+ Diện tích đất chuyên dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng: 9,2ha
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 3,2253ha
+ Diện tích đất nông nghiệp: 136,8874ha
- Quy mô chăn nuôi bò sữa công nghệ cao 3.600 con, bao gồm các loại bò như: bò sinh sản, bò hậu bị, bò tơ, bê cái Số lượng cụ thể từng loại được thể hiện ở bảng sau:
Trang 29Bảng 0 3 Quy mô chăn nuôi bò sữa của Dự án
- Tại huyện Đơn Dương:
+ Diện tích trại chăn nuôi bò sữa: 10,8415ha;
+ Số lượng đàn bò sữa: 2.500 con;
+ Diện tích trồng cỏ, ngô: 74,6462ha
+ Diện tích công trình nhà thu mua sữa: 0,3701ha
- Tại huyện Di Linh:
+ Diện tích chăn nuôi bò sữa: 7,63008ha;
+ Số lượng đàn bò sữa: 1.100 con;
+ Diện tích trồng cỏ, ngô: 55,3171 ha
+ Diện tích công trình nhà thu mua sữa: 0,08ha
- Tại huyện Lâm Hà, huyện Đức Trọng, thành phố Bảo Lộc
+ Diện tích công trình nhà thu mua sữa: 0,42772 ha
Bảng 0.4: Quy mô, công suất của Dự án
T
Quy mô Chăn nuôi bò
trình nhà thu mua sữa (ha)
Quy mô diện tích trồng cỏ (ha)
Số lượng (con)
Diện tích (ha)
I Huyện Đơn Dương
Trang 30Quy mô Chăn nuôi bò
trình nhà thu mua sữa (ha)
Quy mô diện tích trồng cỏ (ha)
Số lượng (con)
Diện tích (ha)
- Công nghệ sản xuất của Dự án
Công nghệ sử dụng trong Dự án được nhập khẩu từ nhiều nước như Mỹ, Nhật, Ý, Thuỵ Điển, là công nghệ tiên tiến hiện đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới
Hệ thống chuồng trại được tính toán phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bò,
có nệm 02 lớp sử dụng cho bò nằm, hệ thống tự động gãi ngứa cho bò, hệ thống làm mát
Hiện trạng công trình
3 Chuồng nuôi bò cạn sữa, hậu bị, bò tơ 1 3.445,94
Trang 31STT Hạng mục công trình Số lượng
công trình
Diện tích (m 2 )
Hiện trạng công trình
5 Chuồng nuôi bê từ 4 tháng đến 12
3.445,94
B Khu trại 2
C Khu trại 3
4 Nhà hỗn hợp (khu làm việc, kho thức ăn
tinh, bãi đỗ xe, kho pallet ngoài trời) 1 2.874
B Khu trại 2
Trang 32STT Hạng mục công trình Số lượng
công trình
Diện tích (m 2 )
Hiện trạng công trình
Trang 33STT Hạng mục công trình Số lượng
công trình
Diện tích (m 2 )
Hiện trạng công trình
- Các hoạt động của dự án: Các hoạt động của dự án bao gồm:
+ Chăn nuôi bò sữa (Quy mô 3.600 con)
+ Thu mua, trung chuyển sữa bò của nông dân (Quy mô 84.000 tấn sữa/năm)
- Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:
Dự án với loại hình chăn nuôi gia súc không nằm trong nội thành, nội thị của đô thị; không xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích sinh hoạt; không
sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, đất rừng, hay đất của di tích – lịch sử, danh lam thắng cảnh; không có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước, khu bảo tồn thiên nhiên, ; không có yêu cầu về di dân tái định cư Do đó, dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
Hoạt động chăn nuôi của dự án có phát sinh chất thải gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, cụ thể:
- Các phương tiện của công nhân, phương tiện vận tải ra vào dự án phát sinh bụi
và khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí;
- Quá trình chăn nuôi phát sinh nước thải làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận và gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm Đồng thời phát sinh các chất thải như CTR, CTNH gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan nếu không được thu gom, xử lý
- Hoạt động sinh hoạt của cán bộ, nhân viên phát sinh nước thải, chất thải rắn, gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí khu vực
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh của dự án
Các tác động môi trường chính của Dự án được thống kê trong bảng sau:
Bảng 0 6 Bảng tổng hợp các tác động môi trường chính của Dự án
Trang 34Các giai
đoạn của dự
án
Các hoạt động của dự án Các tác động môi trường chính của dự án
Thi công xây
bộ nhân viên chăn nuôi
- Hoạt động vật chuyển nguyên, vật liệu, sản phẩm
- Hoạt động chăn nuôi
- Hoạt động trồng cỏ, ngô
+ Phát sinh bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí; + Phát sinh nước thải gây ô nhiễm môi trường đất, nước;
+ Phát sinh CTR, CTNH gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan nếu không được thu gom, xử lý
+ Phát sinh CTR, CTNH gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan nếu không được thu gom, xử lý
a) Nước thải
- Giai đoạn thi công xây dựng vào thời gian cao điểm có khoảng 20 công nhân thi công trực tiếp tại công trường và 208 công nhân viên chăn nuôi của trang trại (trong đó, khu trại 1 là 146 người; khu trại 2 là 40 người; khu trại 3 là 22 người) Lượng nước thải sinh hoạt tạo ra mỗi ngày ước tính bằng 22,8 m3/ngày
- Nước mưa chảy tràn phát sinh trên toàn bộ diện tích dự án với lưu lượng khoảng 220,5 (l/s) tại khu trại 1, khoảng 835,04 (l/s) tại khu trại 2, khoảng 1.097,52 (l/s) tại khu trại 3, khoảng 373,32 (l/s) tại khu đất trồng cỏ xã Tu Tra, khoảng 3,67 (l/s) tại trạm thu mua sữa Lộc Tiến, khoảng 1,46 (l/s) tại trạm thu mua sữa Đạ Ròn, khoảng 6,18 (l/s) tại trạm thu mua sữa Tu Tra, khoảng 3,88 (l/s) tại trạm thu mua sữa Lạc Xuân, khoảng 3,22
khoảng 32,49 (l/s) tại trạm thu mua sữa Đinh Lạc Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, đất, cát
Trang 35- Hoạt động phối trộn nguyên liệu, rửa bánh xe của phương tiện ra vào công
chủ yếu là chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, đất, cát
- Hoạt động chăn nuôi bò sữa (quy mô 2.800 con) tại các khu trại chăn nuôi: Khu trại 1 phát sinh nước thải với lưu lượng khoảng 192,2 m3/ngày đêm; tại tại khu trại 2 phát sinh nước thải với lưu lượng khoảng 64,38 m3/ngày đêm; tại khu trại 3 phát sinh nước thải với lưu lượng khoảng 34,3 m3/ngày đêm Thành phần nước thải chủ yếu là: hàm lượng BOD5, COD, TSS, tổng N, Coliform,
b) Khí thải
- Hoạt động đào đắp, thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án, bốc xếp, tập kết nguyên vật liệu, vận chuyển nguyên vật liệu thi công, đất đá thải, phế thải phát sinh bụi và khí thải với thành phần chủ yếu gồm: TSP, CO, NO2, SO2,
- Hoạt động của các thiết bị, máy móc thi công sử dụng dầu DO phát sinh bụi, khí thải với thành phần chủ yếu gồm bụi, SO2,NOx, CO, VOC,
- Hoạt động sơn tường phát sinh khí VOCs; hoạt động hàn cắt để kết nối các kết cấu phát sinh khói hàn, khí thải với thành phần chủ yếu là khói hàn, CO, NOx,
- Hoạt động chăn nuôi phát sinh chủ yếu là mùi hôi và các chất H2S, CH4, N2O,
Đối với khu traị 1 (146 người): lượng CTR phát sinh khoảng 73 kg/ngày
Đối với khu traị 2 (60 người): lượng CTR phát sinh khoảng 30 kg/ngày
Đối với khu traị 3 (22 người): lượng CTR phát sinh khoảng 10 kg/ngày
- Hoạt động dọn dẹp mặt bằng phục vụ thi công phát sinh chất thải rắn thông thường Thành phần chủ yếu là cây bụi, cỏ, đất cát bám theo rễ cây,
- Hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án phát sinh CTR thông thường với khối lượng khoảng 4,7 tấn Thành phần chủ yếu gồm: vật liệu rơi vãi,
Trang 36đất, đá, cát, gạch vỡ, bê tông thừa, vỏ bao bì, xà bần,
- Chất thải rắn phát sinh trong chăn nuôi chủ yếu là phân gia súc, thực phẩm dư
thừa, bao bì đựng thức ăn,…
Đối với khu trại 1: Lượng phân bò phát sinh tại Dự án khoảng 6,03 tấn/ngày Đối với khu trại 2: Lượng phân bò phát sinh tại Dự án khoảng 5,3 tấn/ngày Đối với khu trại 3: Lượng phân bò phát sinh tại Dự án khoảng 8,4 tấn/ngày
d) Tiếng ồn, độ rung
- Nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu trong giai đoạn thi công xây dựng dự án bao gồm: Tiếng ồn từ các loại máy móc thi công (máy đào, máy đầm, máy ủi, ); Tiếng ồn từ hoạt động thi công hàn, cắt,
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng
ồn, mức tiếp xúc cho phép của tiếng ồn tại nơi làm việc và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc
- Nguồn phát sinh độ rung do hoạt động của các phương tiện, máy móc thi công chủ yếu là ôtô vận chuyển, máy đầm cóc, máy đầm, máy khoan, cầu trục ô tô, máy trộn bê tông, máy đào…, một số thiết bị như máy cắt uốn thép, máy hàn…
- Quy chuẩn : QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
5.3.2 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành
Bảng 0.7: Nguồn phát sinh gây ô nhiễm do chất thải trong giai đoạn vận hành
TT Hoạt động Tác nhân ảnh
hưởng Đối tượng chịu tác động
Mức độ tác động
Thời gian tác động
Trung bình
Thời gian hoạt động của Dự án
2 Hoạt động
chăn nuôi
- Bụi, khí thải, mùi hôi
- Chất thải rắn
- Nước thải
- Chất thải nguy hại
- Chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh trại chăn nuôi;
- Sức khỏe của cán bộ, nhân viên làm việc trực tiếp tại Dự án;
- Môi trường nước mặt tiếp nhận nước thải từ Dự án;
Môi trường đất, nước ngầm
Trung bình
Thời gian hoạt động của Dự án
Môi trường nước mặt tiếp nhận nước thải từ Dự án;
Môi trường đất, nước ngầm
Trunh bình
Trong thời gian hoạt động Dự án
Trang 37a) Nước thải
- Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân tại 03 khu trang trại chăn nuôi và 07 trạm thu mua sữa phát sinh với lưu lượng khoảng 22,2 m3/ngày đêm Thành phần: Các chất hữu cơ, N, P, BOD, TSS, Coliform,…
+ Khu trại 1: Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là 14,6 m3/ngày.đêm;
+ Khu trại 2: Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là 4 m3/ngày.đêm;
+ Khu trại 3: Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là 2,2 m3/ngày.đêm;
+ Trạm thu mua sữa: Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là 0,2 m3/ngày.đêm;
- Hoạt động chăn nuôi bò sữa (quy mô 3.600 con) tại các khu trại chăn nuôi: Khu trại 1 phát sinh nước thải với lưu lượng khoảng 173,24 m3/ngày đêm; tại tại khu trại 2 phát sinh nước thải với lưu lượng khoảng 69.33 m3/ngày đêm; tại khu trại 3 phát sinh nước thải với lưu lượng khoảng 49,4 m3/ngày đêm Thành phần nước thải chủ yếu là: hàm lượng BOD5, COD, TSS, tổng N, Coliform,
- Lượng nước mưa chảy tràn trên diện tích đất của khu trại 1 là 220,50 (l/s); khu trại
2 là 835,04 (l/s); khu trại 3 là 1.097,52 (l/s); đất trồng cỏ xã Tu Tra là 373,32 (l/s); trạm thu mua sữa Lộc Tiến là 3,67 (l/s); trạm thu mua sữa Đạ Ròn là 1,46 (l/s); trạm thu mua sữa Tu Tra là 6,18 (l/s); trạm thu mua sữa Lạc Xuân là 3,88 (l/s); trạm thu mua sữa Nam Ban là 3,22 (l/s); trạm thu mua sữa N’Thôl Hạ là 3,19 (l/s); trạm thu mua sữa Đinh Lạc là 2,49 (l/s)
- Hoạt động của các phương tiện vận chuyển, máy phát điện
phát sinh chủ yếu là bụi và các chất SO2, NOx, CO, VOCs,
- Hoạt động xử lý, chôn lấp heo chết: trong trường hợp có bò chết, không được
xử lý kịp thời có thể phát sinh mùi hôi và các chất gây mùi khác
c) CTR
- Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên phát sinh CTR sinh hoạt với khối lượng phát sinh khoảng 111 kg/ngày Thành phần chủ yếu gồm vỏ đồ hộp, pallet, giấy báo, bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa,
+ Khu trại 1: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 73 kg/ngày.đêm;
Trang 38+ Khu trại 2: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 20 kg/ngày.đêm;
+ Khu trại 3: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 11 kg/ngày.đêm;
+ Trạm thu mua sữa: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là1,0 kg/ngày.đêm;
- Hoạt động chăn nuôi bò sữa phát sinh phân khô với khối lượng phát sinh khoảng 10,35 tấn phân khô/ngày
- Hoạt động của bể biogas phát sinh bùn thải với khối lượng khoảng 229,1 kg/ngày
+ Đối với khu trại 1 là 139,63 kg/ngày
+ Đối với khu trại 2 là 57,51 kg/ngày
+ Đối với khu trại 3 là 31,96 kg/ngày
- Hoạt động của bể tự hoại 03 ngăn phát sinh bùn thải với khối lượng khoảng 91,94 kg/ngày
- Hoạt động vận hành của các khu trang trại chăn nuôi của Dự án phát sinh CTNH với tổng khối lượng khoảng 900 kg/năm Thành phần chủ yếu gồm: hộp mực in thải; bóng đèn huỳnh quang thải; giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại; pin,
ắc quy chì thải; chất thải lây nhiễm, hóa chất thải, gia súc chết (do dịch bệnh); chất thải có thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại,…
d) Tiếng ồn, độ rung
- Nguồn phát sinh: Hoạt động chăn nuôi heo khi heo đói, mua bán heo, ; hoạt động của các loại máy móc phục vụ cho công tác trồng cây ăn quả tại Dự án
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng
ồn, mức tiếp xúc cho phép của tiếng ồn tại nơi làm việc và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc
- Nguồn phát sinh độ rung do hoạt động của các phương tiện, máy móc chủ yếu là ô
tô vận chuyển, máy ép phân
- Quy chuẩn: QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
* Công trình xử lý khí thải:
- Đối với khu trại 1:
+ Hệ thống hầm Biogas xử lý nước thải được phủ bạt HDPE trên và dưới góp phần tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ trong nước thải, hạn chế phát tán khí gây mùi, tích lũy khí Biogas tạo năng lượng sạch
+ Khí Biogas được dẫn về hệ thống đun nước nóng, nước nóng lưu trữ trong bồn chứa 2.000 lít duy trì ở nhiệt độ 80-90oC Nước nóng được cấp cho hệ thống CIP bồn chứa sữa, máy thanh trùng sữa, máy sấy và vệ sinh dụng cụ chứa sữa
Trang 39+ Khí Biogas thu bằng đường ống đặt bằng đường ống đặt bên trong trên viền của hầm Biogas Hai hầm thu khí độc lập và có van khống chế cho từng hầm có đường kính D60 Mỗi ngày lấy lần lượt, luân phiên từng hầm, khí Biogas theo đường ống chung có đường kính D76 và chiều dài 200m thu khí về hệ thống đun nước nóng
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, không để lại phân và nước tiểu trong chuồng Chuồng trại thiết kế thông thoáng, có hệ thống thông gió và làm mát bằng quạt
+ Phun chế phẩm khử mùi EM đúng liều lượng tại mương dẫn chất thải và bể ủ phân
- Đối với khu trại 2:
+ Khí Biogas được máy thu khí gas cấp cho hệ thống đốt bỏ và không sử dụng khí Biogas để phát điện hay phục vụ hoạt động của trang trại
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, không để lại phân và nước tiểu trong chuồng Chuồng trại thiết kế thông thoáng, có hệ thống thông gió và làm mát bằng quạt
+ Phun chế phẩm khử mùi EM đúng liều lượng tại mương dẫn chất thải và bể ủ phân
- Đối với khu trại 3:
+ Khí Biogas được máy thu khí gas cấp cho hệ thống đốt bỏ và không sử dụng khí Biogas để phát điện hay phục vụ hoạt động của trang trại
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, không để lại phân và nước tiểu trong chuồng Chuồng trại thiết kế thông thoáng, có hệ thống thông gió và làm mát bằng quạt
+ Phun chế phẩm khử mùi EM đúng liều lượng tại mương dẫn chất thải và bể ủ phân
* Hệ thống thoát nước mặt
+ Khu trại 1: Hệ thống thoát nước mưa bố trí xung quanh trang trại Hệ thống
thoát nước mưa được thiết kế hợp lý dọc theo độ dốc của địa hình để nước mưa thoát nhanh
Hướng 1: Nước mưa từ dọc hai bên chuồng trại theo hệ thống thu gom, thoát nước mưa từ trên mái chảy tràn về hệ thống mương BTCT D400, chảy về hệ thống thu gom nước chung bằng đá hộc D600 bố trí dọc theo hàng rào của cơ sở sau đó dẫn ra 4 cống thoát vào hệ thống mương nước mưa của địa phương dọc theo tuyến đường lộ trước cơ sở đổ về sông Đa Nhim
Hướng 2: Nước mưa từ các khu nhà văn phòng được thu từ mái qua đường ống nhựa PVC Ø60 sau đó chảy tràn về hệ thống mương BTCT D400, chảy về hệ thống thu gom nước chung bằng đá hộc D600 bố trí dọc theo hàng rào của cơ sở sau đó dẫn ra 4 cống thoát vào hệ thống mương nước mưa của địa phương dọc theo tuyến đường lộ trước cơ sở đổ về sông Đa Nhim
Trang 40+ Khu trại 2: Hệ thống thu gom, thoát nước mưa đã được xây dựng hoàn chỉnh
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế hợp lý, khu vực sân bãi và khu hành lang được tráng bê tông có độ dốc cần thiết để nước mưa thoát nhanh Xung quanh khu vực trang trại đã xây dựng mương thoát nước mưa dọc tường rào xây đá hộc B=0,6m và nước mưa được thoát theo hướng địa hình tự nhiên của khu vực
Nước mưa từ mái khu chuồng trại, nhà văn phòng, nhà văn phòng, kho chứa theo
hệ thống mương BTCT (xây đá chẻ vữa xi măng M75, đáy mương đổ bê tông đá 1x2 M200 dày 50mm cán vữa dốc tạo hướng thoát về hướng cánh đồng cỏ vào hồ chứa nước mưa có dung tích khoảng 1.000 m3 sử dụng phục vụ cho tưới tiêu đồng cỏ của trang trại
+ Khu trại 3: Hệ thống thu gom, thoát nước mưa đã được xây dựng hoàn chỉnh
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế hợp lý, bao bọc xung quanh chuồng trại và đường giao thông hiện hữu, đồng thời hệ thống thu gom có độ dốc cần thiết để thoát nước mưa nhanh
Hệ thống thu gom nước mưa được thiết kế riêng biệt với hệ thống thu gom nước thải Hệ thống thu gom nước mưa có tổng chiều dài 1.085,3m Nước mưa sau khi thu gom sẽ chảy tự nhiên theo địa hình
Bảng 0.8: Thống kê công trình thoát nước mặt
A Khu trại 1
C Khu trại 3