Các hạng mục công trình phụ trợ Trong qúa trìnhh khai thác chế biến đá trước đây tại mỏ khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá Granitogneis, công ty đã xây dựng các h
TÊN DỰ ÁN
Dự án khai thác mở rộng khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường và thu hồi khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại mỏ đá Granitogneis, thôn Hòa Vân, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
TÊN CHỦ DỰ ÁN
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam;
- Địa chỉ liên hệ: 389 Nguyễn Văn Trỗi, Phường An Phú, thành phố Tam
- Đại diện, đại diện pháp luật: (Ông) Cao Ngọc Tích;
- Chức vụ: Tổng Giám đốc;
- Tổng vốn đầu tư của dự án là: 52.615.564.000 đồng (năm mươi hai tỉsáu trăm mười lăm triệu năm trăm sáu mươi bốn nghìn đồng );
- Nguồn vốn: Nguồn vốn đầu tư được huy động từ 100% nguồn vốn chủ sở hữu;
- Tiến độ thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện dự án: Dự án chia làm 3 giai đoạn chính, kế hoạch dự kiến như sau: Giai đoạn xây dựng cơ bản thời gian 0,7 năm ≈ 9 tháng; giai đoạn khai thác thời gian là 9 năm; thời gian cải tạo phục hồi môi trường là 6 tháng.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Vị trí khu vực dự án
Khu vực dự án nằm tại mỏ đá Granitogneis tại thôn Hòa Vân, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành diện tích khu vực khai thác khoảng là 4,18 ha, khu vực sân công nghiệp có diện tích khoảng 5,45ha (bao gồm: khu vực chế biến, bãi thải, văn phòng điều hành dự án, và các khu phụ trợ khác)
1.3.1.1 Vị trí khu vực khai thác
Ranh giới khu vực khai thác khu vực mỏ nằm tại sườn đồi phía Đông của khu núi Trà Địa hình núi Trà có độ cao từ 24m đến 350m so với mực nước biển, địa hình tương đối dốc, hướng nghiêng địa hình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Khu vực khai thác diện tích 4,18 ha; độ cao của mỏ thay đổi từ 67,34m - 116,35m Khu vực khai thác cách đường cao tốc khoảng 600m về hướng Tây Nam, cách trung tâm hành chính huyện Núi Thành (thị trấn Núi Thành) và KCN
Bắc Chu Lai lần lượt khoảng 9km và 12km về hướng Đông Nam theo đường chim bay Vị trí khu mỏ được xác định bởi 07 điểm góc khép kín trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ VN-2000 kinh tuyến trục 107 0 45’; múi 3 0 có tọa độ được xác định như sau:
Bảng 1.1 Bảng tọa độ khép góc khu vực khai thác
Hệ tọa độ VN 2000, KTT 107 0 45’, múi chiếu 3 0
- Tứ cạnh tiếp giáp của khu vực khai thác về các hướng Bắc, Đông, Tây, Nam đều giáp với các mỏ khai thác đá đã và đang hoạt động, cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp với mỏ đá cũ của công ty, nay đã dừng hoạt động nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn cho đường cao tốc và UBND tỉnh đã có chủ trương dừng sử dụng vật liệu nổ trong phạm vi an toàn 500m đối với đường cao tốc Hiện nay công ty sử dụng làm khu vực sân công nghiệp,bải chế biến và phụ trợ
+ Phía Đông giáp với ranh giới mỏ đá Hưng Long của Công ty Liên doanh công trình miền Trung, và một phần diện tích keo lá tràm người dân đang trồng
+ Phía Tây giáp với ranh giới mỏ đá Mỏ đá Hòa Vân của Công ty Cổ phần Vinaconex 25, qua mỏ đá này đến mỏ đá Tây Hòa Vân của công ty TNHH Rạng Đông
+ phía Nam giáp đất rừng sản xuất của người dân địa phương
1.3.1.2 Khu vực chế biến và phụ trợ
Khu vực sân công nghiệp hiện nay nằm trên diện tích mỏ đá Kỳ Hà của công ty đã dừng hoạt động Khu vực sân công nghiệp có diện tích 54.500 m 2 nằm về phía Bắc và liền kề với khu vực mỏ, hiện trạng nguyên thủy khu vực này đã bị thay đổi do hoạt động khai thác, chế biến đá trước đây Hiện nay công ty đã hoàn thành các thủ thục thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng cho mặt bằng khu mặt bằng sân công nghiệp, và đang tiến hành các thủ tục phê duyệt đề án đóng cửa công nghiệp với các hạng mục công trình như: tuyến đường công vụ, khu văn phòng, phụ trợ, bãi chứa đất thải, trạm nghiền,
- Xung quanh khu vực chế biến, khu phụ trợ như sau:
+ Phía Bắc giáp với đường cao tốc Đà Nẵng- Quãng Ngãi và tuyến đường vận chuyển đá của các mỏ đá xung quanh
+ Phía Đông giáp với mỏ đá của Công ty Quốc tế Thái Bình đã dừng hoạt động và diện tích đất rừng sản xuất của người dân địa phương
+ Phía Nam giáp với khu vực khai thác của Công ty
+ Phía Tây giáp với ranh giới mỏ đá Mỏ đá Hòa Vân của Công ty Cổ phần Vinaconex 25
Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên
a Hệ thống đường giao thông
Nhìn chung hệ thống giao thông xung quanh khu vực dự án khá thuận lợi Khu vực khai thác cách Quốc lộ 1 khoảng 930m về phía Tây Nam Từ đây đi theo hướng Tây Bắc dọc theo Quốc lộ 1A khoảng 7,0km là tới trung tâm hành chính huyện Núi Thành (thị trấn Núi Thành); đi khoảng 30km về phía Tây Bắc là tới trung tâm thành phố Tam Kỳ, đi về hướng Đông Nam dọc theo Quốc lộ 1A khoảng 45km là tới trung tâm thành phố Quảng Ngãi
Hiện nay từ Quốc lộ 1A đã có hệ thống đường đất cấp phối rộng 8m, dài 782m nền đường chắc chắn, tuyến đường này đi về hướng Tây giao cắt với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi bởi các hầm chui có độ cao từ 2,5 đến 5m; là vào đến khu vực sân công nghiệp nằm phía Bắc khu mỏ Tuyến đường này được thiết kế, quy hoạch phục vụ cho việc vận chuyển thiết bị, vật tư, nhiên liệu phục vụ khai thác, chế biến đá tại khu vực mỏ và các mỏ hoạt động xung quanh cũng như vận chuyển sản phẩm đá xây dựng sau khai thác đi các nơi tiêu thụ rất thuận lợi
Từ đường đất cấp phối nêu trên tới trung tâm khu vực khai thác đã có hệ thống đường nội bộ của mỏ đá Kỳ Hà (hiện nay là khu vực SCN) nối liền với đường đất dân sinh, đoạn đường này có thể tận dụng làm đường vận chuyển sản phẩm và nguyên vật việu sau này Để đảm bảo hoạt động vận chuyển đất, đá đi tiêu thụ thuận tiện Công ty dự kiến mở mới tuyến đường nội bộ vận chuyển từ khu vực khai thác ( cạnh điểm khép góc số 7) đi về hướng Bắc, di dọc theo ranh giới phía Tây của SCN rồi kết nối với đường cấp phối hiện trạng Tuyến đường mở mới có chiều dài 701m, chiều rộng nền đường: 10m, chiều rộng phần xe chạy: 8m, kết cấu đường cấp phối Đây là con đường dự kiến sau này phục vụ hoạt động của dự án và chở sản phẩm đi tiêu thụ Trong qúa trình khai thác công ty thường xuyên tu sửa, gia cố lại b Hệ thống ao hồ, sông suối, đồi núi
* Hệ thống ao hồ, sông suối: Khu vực xã Tam Nghĩa có hệ thống sông suối khá thưa chủ yếu là các khe suối nhỏ, mương thủy lợi Cách khu vực dự án khoảng 5,5km về phía Tây Bắc có dòng sông Bến Đình có dòng chảy theo hướng Nam – Bắc, đây là dòng sông chính tiêu thoát nước trong khu vực
Khu vực dự án có địa hình chênh cao lớn hơn nhiều so với mức thông thủy tự nhiên, trong khu vực không có khe suối, chủ yếu các rãnh xói thoát nước mưa, về mùa mưa có nước chảy tràn nhưng thoát nước rất nhanh Vì vậy ít ảnh hưởng đến quá trình khai thác và chế biến đá tại mỏ sau này
* Đặc điểm địa hình đồi núi:
- Địa hình khu vực xã Tam Nghĩa được phân thành hai loại: đồi núi và đồng bằng: Địa hình đồi núi có độ cao từ 24m đến 350m so với mực nước biển, địa hình tương đối dốc, hướng nghiêng địa hình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Phần sườn thấp của các ngọn núi được nhân dân trồng cây công nghiệp ngắn ngày như keo lá tràm, cây bạch đàn, phần sườn dốc lên đến đỉnh được phủ lớp cây bụi, dây leo Hiện nay, một phần diện tích về phía Đông của đồi núi là khu vực các mỏ đang khai thác đá gồm: Mỏ đá Hòa Vân (Công ty Cổ phần Vinaconex 25 và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam đang khai thác); mỏ đá Hưng Long (Công ty Liên doanh công trình miền Trung); mỏ đá Núi Trà (Công ty Wei Xern Sin Industrial Việt Nam), mỏ đá Vạn Tường (Công ty Vạn Tường) (Xem bản đồ địa chất khu vực) Hiện trạng các vách taluy moong khai thác trong khu vực có chiều cao thay đổi từ vài mét đến 40m, lộ đá gốc tươi, cứng chắc Địa hình đồng bằng nằm về phía Đông Bắc khu vực dự án, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao thay đổi từ 3,0m – 9,0m so với mực nước biển, toàn bộ diện tích được sử dụng để làm nhà ở cho người dân, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Hiện trạng khu vực dự án
Theo ý kiến của UBND huyện Núi Thành và UBND xã Tam Nghĩa: Thì ̣n nay toàn bộ khu vực triển khai dự án án không nằm trong khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản, toàn bộ diện tích chiếm dụng để thực hiện dự án không có dân cư sinh sống là đất trồng rừng sản xuất đã giao cho nhân dân quản lý, sử dụng và đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đối với khu vực SCN với diện tích 5,45ha, công ty đã tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng và thuê đất khu mặt bằng sân công nghiệp, và đang tiến hành các thủ tục phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, tiếp tục thực hiện các thủ tục để xin sử dụng diện tích này để làm khu vực sân công nghiệp với các hạng mục công trình như: tuyến đường công vụ, khu văn phòng, phụ trợ, bãi chứa đất thải, trạm nghiền, Đối với khu vực khai thác có diện tích 4,18ha ngay sau khi được cấp phép khai thác khu vực mỏ mở rộng, Công ty sẽ tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng để phục vụ khai thác b Hiện trạng địa hình
* Hiện trạng địa hình khu vực khai thác: Địa hình khu vực khai thác nằm gần khu vực đang khai thác đá, phía Bắc giáp mỏ đá Kỳ Hà hiện hữu; phía Tây giáp mỏ đá Vinaconex25; phía Đông giáp mỏ đá Hưng Long và đất rừng sản xuất; phía Nam giáp đất rừng sản xuất
Khu vực khai thác thuộc địa hình đồi núi tự nhiên, độ cao địa hình thay đổi từ 67,34m - 116,35m so với mực nước biển, địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc về Đông Nam Khu vực chân núi có địa hình tương đối thoải với độ dốc từ 6-
14 0 , ở khu vực sườn núi có địa hình dốc mạnh, độ dốc có nơi lên đến 44 0 Thảm thực vật chủ yếu là cây công nghiệp ngắn ngày như keo lá tràm, bạch đàn, phần sườn dốc lên đến đỉnh được phủ lớp cây bụi, dây leo; một phần diện tích đã được người dân khai thác cây Trong diện tích này xuất hiện 3 diện lộ đá gốc ở sườn dốc với kích thước thay đổi từ 410m 2 đến 860m 2 Đá tảng lăn xuất hiện thưa thớt ở chân sườn dốc với kích cỡ khác nhau từ 0,5m 3 đến 1 vài m 3
Về phía điểm góc số 9 của khu vực dự án hiện có 2 taluy đá gốc, với chiều cao mỗi bờ taluy khoảng 11m, tại vị trí này có thể quan sát rõ ràng ranh giới tầng phủ và tầng đá gốc Một phần diện tích về phía Đông và Đông Nam khu vực dự án đã được bóc một phần phủ (diện tích khoảng 1,6ha), để lại các bờ taluy có độ cao thay đổi từ vài mét đến khoảng 10m
* Hiện trạng địa hình khu vực sân công nghiệp:
Khu vực sân công nghiệp hiện nay nằm trên diện tích dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá Granitogneis của công ty hiện nay đã dừng hoạt động Khu vực sân công nghiệp có diện tích 54.500 m 2 nằm về phía Bắc và liền kề với khu vực khai thác, địa hình khu vực SCN có độ dốc tương đối, độ cao địa hình thay đổi từ khoảng 16m - 100m so với mực nước biển, cao độ địa hình tăng dần từ Đông Bắc về Tây Nam
Hiện trạng khu vực SCN tại những vị trí đã khai thác bị thay đổi nhiều so với hiện trạng ban đầu do hoạt động khai thác chế biến đá trước đây, trên bề mặt chủ yếu là đất đá rơi vãi các moong khai thác dỡ và dây chuyền nghiền sàng chế biến đá, trạm cân, bãi chứa đá thành phẩm, bãi tập kết xe, bãi tập kết thiết bị và nhà điều hành của Công ty
Công ty dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng diện tích này để làm để làm khu vực sân công nghiệp với các hạng mục công trình như: tuyến đường công vụ, khu văn phòng, phụ trợ, bãi chứa đất thải, trạm nghiền,
Các hạng mục công trình chính và hoạt động của dự án
1.3.4.1 Xây dựng tuyến đường vận chuyển chính
Công ty xây dựng tuyến đường vận chuyển để phục vụ hoạt động của ôtô tải vận chuyển đá từ diện khai thác đầu tiên (khu vực khai thác) về khu vực SCN, Tuyến đường được xây dựng từ mức +31m (M1) lên mức +100m (M24) Thông số chính của tuyến đường vận chuyển chính như sau:
- Chiều rộng phần xe chạy: 8m; b Tạo diện khai thác ban đầu, bãi xúc mức +100m
- Công ty tạo diện khai thác đầu tiên, nằm ở góc phía Tây Bắc của mỏ tại điểm khép góc số 7 Các thông số chính diện khai thác ban đầu mức +110m như sau:
- Tại vị trí diện khai thác đầu tiên Công ty xây dựng bãi xúc mức +100m nằm bên cạnh về phía Đông diện khai thác ban đầu Các thông số chính bãi xúc mức +100m như sau:
+ Góc nghiêng sườn đào: 65 0 c Xây dựng tuyến đường vận chuyển thiết bị
Vì chênh lệch độ cao giữa bãi xúc và diện khai thác đầu tiên chênh lệch 10m, vì thế công ty tạo tuyến đường vận chuyển thiết bị để thuận tiện di chuyển máy ủi, máy xúc, người làm việc lên vị trí diện khai thác đầu tiên Tuyến đường được xây dựng từ vị trí bãi xúc mức mức +100m đến khu vực diện khai thác đầu tiên +110m Thông số tuyến đường như sau:
- Khối lượng đào nền đường: 247 m 3
1.3.4.2 Các hạng mục công trình phụ trợ
Trong qúa trìnhh khai thác chế biến đá trước đây tại mỏ khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá Granitogneis, công ty đã xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ phục vụ hoạt động chế biến, lưu trữ đá, công trình BVMT phục vụ hoạt động của công nhân viên tại dự án Sau khi ngừng khai thác đến nay, công ty vẫn giữ nguyên hiện trạng các công trình này nhằm phục vụ cho hoạt động khai thác và chế biến của dự án mới sắp triển khai
- Bề mặt SCN: Hiện nay trên bề mặt khu vực dự kiến làm sân công nghiệp có các hạng mục công trình vẫn có thể sử dụng để phục vụ hoạt động khai thác, chế biến mới như: 02 trạm nghiền công suất 250 tấn/h, 01 bãi cấp liệu, 01 bãi chứa đá thành phẩm, 01 trạm cân, 02 trạm biến áp 1000kVA, 01 trạm biến áp 630kVA và 01 trạm biến áp 320kVA Quy mô các hạng mục công trình này đã có tại SCN đảm bảo hoạt động chế biến đá tại dự án Theo tính toán các công trình này đảm bảo hoạt động khai thác, chế biến đá, không cần đầu tư thêm Tuy nhiên đến năm khai thác thứ 4 để đảm bảo cho hoạt động chế biến đá những năm sau, công ty dự kiến đầu tư thêm 2 trạm nghiền sàng đá
- Ngoài ra trong quá trình khai thác trước đây công ty đã thuê khu vực đất có diện tích 8.721m 2 nằm cách khu vực Sân Công nghiệp 115m về hướng Bắc làm khu vực văn phòng, bao gồm các hạng mục công trình như:
+ Nhà kho chứa CTR, CTNNH, xưởng sửa chữa;
+ Nhà vệ sinh có bể tự hoại 5 ngăn khai thác chế biến đá mới Tuy nhiên, khi dự mới vào hoạt động khu vực nhà văn phòng nằm khá xa khu vực khai thác, chế biến đá vì thế công ty dự kiến mua 02 nhà vệ sinh động, 01 đặt tại khu vực khai thác, 01 đặt tại khu vực chế biến để thu gom nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân viên làm việc tại đây Quy mô, kích thước cụ thể các công trình này, như sau:
Bảng 1 2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án
TT Hạng mục Đơn vị
Diện tích Nội Dung Ghi chú
Trạm nghiền sàng đá trạm 04
- Bố trí tại phía Bắc sân công nghiệp, không có mái che, đặt tại khu vực mặt bằng tương đối bằng phẳng, cao độ khoảng +16,09m- +23,3m
Hiện trạng đã có ( trạm nghiền sàng,hai trạm sẽ đầu tư trong quá trình khai thác)
Bãi chứa đá thành phẩm m 2 01
- Nằm tại khu mặt bằng phía Nam sân công nghiệp Vị trí bãi thải là moong đã khai thác trước đây của mỏ cũ
3 Nhà điều hành m 2 01 145 - Nhà cấp IV, Kích thước 20 m x 7,25m
Hiện trạng đã có ( Bố trí tại mặt bằng khu văn phòng, cách SCN 115m về hướng Bắc)
4 Nhà nghỉ ngơi công nhân viên m 2 01 145
- Nhà cấp IV, Kích thước 20 m x 7,25m
- Nhà thép tiền chế, Kích thước 20 m x 7,25m
6 Bãi giữ xe m 2 01 1.243 - Nền bê tông xi măng, cấp phối đá dăm
- Trạm biến áp 1000kVA và 630kVA Hiện trạng đã có
8 Trạm cân Cái 01 31 Kích thước 8m x 4m
Kích thước 4mx3m sâu 0,4 m nền được đổ bê tông
1.3.4.3 Các công trình bảo vệ môi trường a Thoát nước mặt
- Tại khu vực khai thác: Khu vực dự án không có dân cư sinh sống nên không có hạ tầng thoát nước mưa chảy tràn Địa hình khu vực khai thác có độ dốc theo địa hình giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam vì thế nước mưa chảy tràn khu vực này theo chênh lệch địa hình theo hình thức tự chảy Theo độ dốc địa hình nước mưa được thoát về hướng Đông Nam, chảy về mỏ đá Hưng Long
- Tại khu vực sân công nghiệp: Đối với khu vực sân công nghiệp cao độ địa hình giảm dần từ Nam xuống Bắc và từ Đông sang Tây, vì thế nước mưa chảy tràn khu vực này theo chênh lệch địa hình theo hình thức tự chảy Theo độ dốc địa hình nước mưa được thoát về hướng Bắc chảy về mương dẫn nước dọc theo chân bờ taluy đường Cao tốc Để đảm bảo thoát nước tại khu vực SCN công ty đã đào các mương dẫn nước dọc theo ranh giới phía Bắc SCN để thu gom nước dẫn hướng mưa chảy tràn chảy ra mương thoát nước dọc chân bờ taluy đường Cao tốc b Xử lý nước thải
* Nước thải sinh hoạt: Hiện nay đã có nhà vệ sinh có bể tự hoại 5 ngăn để thu gom nước thải phát sinh từ hoạt động của nhân viên làm việc sinh hoạt tại khu nhà văn phòng Ngoài ra, công ty dự kiến đầu tư mua 02 nhà vệ sinh di động, 01 nhà vệ sinh đặt tại khu vực khai thác, 01 nhà vệ sinh đặt tại khu vực Sân công nghiệp để thu gom nước thải sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại đây và thuê đơn vị đến hút xử lý định kỳ theo đúng quy định
* Nước thải sản xuất: Nước cấp cho nhu cầu sản xuất và bảo vệ môi trường tại mỏ đá bao gồm: Nước tưới giảm bụi trong hoạt động nghiền sàng đá; tưới đường vận chuyển; nước phục vụ cho công đoạn khoan đá, nổ mìn Lưu lượng nước thải phát sinh rất nhỏ do phần lớn lượng nước sử dụng đều bị bay hơi và thấm hết vào đất Như vậy, hoạt động của mỏ đá cơ bản không làm phát sinh nước thải sản xuất c Khu lưu trữ chất thải rắn, CTNH
Chủ dự án đầu tư các thùng nhựa đựng chất thải rắn thông thường và CTNH 120L đặt tại khu vực dự án, xây dựng nhà kho lưu trữ CTR, và nhà kho lưu trữ CTNH tại khu vực văn phòng Hai nhà kho được xây dựng sát nhau tại khu vực văn phcho công nhân để thuận tiện cho hoạt động thu gom lưu trữ chất thải rắn thông thường và CTNH và hợp đồng với các đơn vị có chức năng định kỳ thu gom xử lý khối lượng CTR, CTNH này d Đổ thải đất phủ
Theo tính toán khối lượng đất phủ trong ranh giới mỏ là 192.317m 3 đất nguyên khối, khối lượng bóc đất phủ ngoài ranh giới mỏ trong quá trình xây dựng tuyến đường vận chuyển là 22.865 m 3 đất nguyên khối, Vậy tổng khối lượng bóc đất phủ là: 215.182 m 3 nguyên khối (277.584 m 3 nguyên khai) Khối lượng đất phủ lưu trữ ở bãi thải để phục vụ cải tạo, phục hồi môi trường (cải tạo diện tích đáy moong 1,51ha, diện tích bãi thải 1,19ha, diện tích bề mặt SCN khoảng 2ha) là 42.190m 3 đất nguyên khai (32.705m 3 nguyên khối) và khối lượng đất san lấp đổ đi tiêu thụ là 235.394m 3 nguyên khai (182.477m 3 nguyên khối)
Khối lượng đất phủ sau khi được khai thác tại mỏ được vận chuyển về lưu trữ tại bãi thải nằm tại khu vực SCN, phía Bắc khai trường sau đó sẽ tiến hành vận chuyển đi tiêu thụ cho các công trình san lấp Tổng khối lượng đất phủ phục vụ làm vật liệu san lấp là 182.477m 3 nguyên khối, khối lượng này sẽ được tiêu thụ trong 8 năm Do đó khối lượng tiêu thụ trung bình trong 1 năm là: 22.810m 3 nguyên khối/năm
NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 13 1 Danh mục các loại máy móc, thiết bị
Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu, nhu cầu sử dụng nước
a Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu
- Trong quá trình khai thác: Nhiên liệu, dầu mỡ phụ cung cấp cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển hoạt động trong giai đoạn khai thác, chế biến gồm dầu diezel và các loại mỡ, nhớt, dầu phụ, Lượng nhiên liệu sử dụng cho hoạt động khai thác, chế biến tại mỏ được dự tính như sau:
Bảng 1 5 Nhu cầu nhiên liệu sử dụng tại mỏ đá
TT Tên máy móc, thiết bị Số lượng máy, thiết bị Định mức nhiên liệu (lít/ca/máy)
Lượng nhiên liệu sử dụng (lít/ca)
1 Máy xúc thủy lực Kobelco, E = 1,2 m 3 05 Chiếc 70 400
2 Máy xúc lật KAWASSAKI, E = 6,0 m 3 03 Chiếc 78 234
4 Ô tô Hyundai tự đổ tải trọng 15-18 tấn 07 Chiếc 60 420
5 Ô tô tưới đường, dung tích bình chứa
6 Máy khoan thuỷ lực RH -571-35 07 Chiếc 20 140
7 Xe sửa chữa di động: Fuso, 10 tấn,
8 Xe chở nhiên liệu: Fuso, 10 tấn, Nhật 01 Chiếc 27 27
III Dầu phụ + mỡ các loại (5%dầu
* Ghi chú: Định mức tiêu hao nhiên liệu của thiết bị tính theo bảng thông số phục vụ xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng;
- Dầu phụ, mỡ các loại: Nhu cầu sử dụng ước tính bằng 5% lượng dầu Diezel, tức khoảng 69,25 lít/ca b Nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
VLNCN sử dụng để phá đá nguyên khối và đá quá cỡ (theo công suất khai thác đá theo công suất mới) bao gồm: Thuốc nổ ANFO, AD1, kíp điện thường, kíp vi sai, dây nổ, máy nổ mìn điện và dây điện VLNCN sử dụng để phá đá công ty đã làm hợp đồng thuê đơn vị có chức năng để tiến hành nổ mìn theo hộ chiếu Nhu cầu sử dụng được dự tính như sau:
Bảng 1 6 Khối lượng vật liệu nổ sử dụng trong 01 năm
TT Tên vật liệu Đơn vị Khối lượng Ghi chú
1 Thuốc nổ các loại Kg/năm 95.000 thuốc nổ Anfo, Nhũ tương, thuốc nổ AĐ1. c Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp
- Nhu cầu sử dụng: Trong giai đoạn khai thác, chế biến đá số lượng nhân công làm việc tại mỏ là 39 người Nước được sử dụng để cung cấp cho các hoạt động: sinh hoạt của CNV; hoạt động khai thác; chế biến đá; phun tưới đường giảm bụi
+ Nước cấp sinh hoạt: Qsh = q x N Trong đó: q - Tiêu chuẩn cấp nước tính theo đầu người: Theo TCXDVN 33:2006, q 45 lít/người/ng.đ = 0,045 m 3 /ng.đ)
N - Số người làm việc tại mỏ, N = 39 người
- Như vậy: Qsh1 = 0,045 m 3 /người/ng.đ * 39 người = 1,755 m 3 /ng.đ
+ Nước phục vụ công tác tưới mặt đường giảm bụi, 5 m 3 /ha- ng.đ : Diện tích cần tưới chủ yếu là bề mặt tuyến đường đất cấp phối vận chuyển từ mỏ ra đường QL1A, và dọc theo tuyến đường QL1A, tổng diện tích tưới đường ước tính khoảng 2ha Những ngày nắng nóng, tiến hành tưới 4 lần/ ngày Như vậy lượng nước cần thiết để tưới đường : 5 m 3 /ha- ng.đ * 2 ha * 4 lần/ngày = 40 m 3 / ngày
+ Nước dùng cho công nghiệp: Chủ yếu dùng cho tưới nước giảm bụi trong hoạt động chế biến, xay nghiền đá; tưới đường vận chuyển, vị trí xúc bốc, rửa xe Lượng nước sử dụng dự tính khoảng 10 m 3 /ngày
Bảng 1 7 Tổng lượng nước cần dùng tại khu vực dự án
TT Tên hộ dùng nước Định mức Số lượng Tổng số
1 Nước sinh hoạt ăn uống 0,045
2 Nước tưới đường 5 (m 3 /ha.ng.đ)x 4 lần
3 Nước dùng cho công nghiệp - - 10
4 Nước rò rỉ dự phòng 5% m 3 /ngđ 2,6
- Tổng lượng nước sử dụng hằng ngày tại khu mỏ là: 44,6 m 3 /ng.đ.
Công nghệ sản suất, vận hành, trữ lượng
1.4.3.1 Trữ lượng khoáng sản a Trữ lượng khai thác đá :
- Trữ lượng khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường là: 1.803.463 m 3
- Khối lượng bóc đất phủ trong ranh giới mỏ là: 192.317 m 3
- Khối lượng đá thu hồi trong quá trình thi công tuyến đường vận chuyển ngoài ranh giới khai trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản đưa vào chế biến: 145.236 m 3 nguyên khối b Trữ lượng khai thác đất:
Như phần trên đã xác định được khối lượng đất phủ của mỏ là 192.317m 3 đất nguyên khối, khối lượng bóc đất phủ ngoài ranh giới mỏ trong quá trình xây dựng tuyến đường vận chuyển là 22.865 m 3 đất nguyên khối Vậy tổng khối lượng bóc đất phủ từ khu vực mỏ và quá trình xây dựng tuyến đường là: 192.317m 3 nguyên khối + 22.865 m 3 nguyên khối = 215.182 m 3 nguyên khối, tương đương 277.584 m 3 nguyên khai, (hệ số nở rời 1,29)
1.4.3.2 Công suất khai thác, tuổi thọ dự án a Công suất khai thác:
Công suất khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường hàng năm của mỏ sau khi nâng cấp trữ lượng là: A = 200.000 m 3 nguyên khối/năm, tương đương công suất khai thác đá 295.000 m 3 nguyên khai/ năm với hệ số quy đổi đá là 1.475
Trữ lượng đất phủ tiêu thụ làm vật liệu san lấp trong 8 năm là 182.477m 3 , trung bình hàng năm là: 22.810m 3 nguyên khối/năm b Tuổi thọ thực hiện dự án:
- Thời gian xây dựng cơ bản mỏ: 0,7 năm (9 tháng);
- Thời gian khai thác, chế biến đá: 9 năm;
=> Tuổi thọ dự án: 9 năm, 9 tháng
- Thời gian giành cho công tác cải tạo phục hồi môi trường là: 6 tháng.
Công nghệ khai thác, chế biến đá, khai thác đất
1.4.4.1 Lựa chọn hệ thống khai thác
Căn cứ đặc điểm địa hình, cấu tạo địa chất mỏ của dự án, điều kiện thực thế tại dự án, Chủ dự án lựa chọn phương pháp khai thác lớp bằng và vận tải trực tiếp bằng ô tô Nghĩa là đá nguyên khai sau khi nổ mìn được xúc bốc trực tiếp bằng máy xúc thủy lực gầu ngược lên ô tô, sau đó được vận chuyển đến mặt bằng trạm nghiền tại mặt bằng sân công nghiệp để nghiền sàng, sau khi nghiền sàng dùng máy xúc xúc trực tiếp lên oto và vận chuyển đi tiêu thụ Mỏ tiến hành mở rộng khai thác đá từ mức +110m xuống đến cốt đáy mỏ ở các mức +15m, hướng phát triển các công trình mỏ theo hướng từ phía Bắc xuống phía Nam
1.4.4.2 Thuyết minh quy trình công nghệ khai thác
+ Mở mỏ: Để đưa ra phương án khai thác an toàn và hiệu quả kinh tế, trên cơ sở đặc điểm tự nhiên, kĩ thuật Thiết kế đưa ra phương án mở mỏ như sau: Mở vỉa bằng hào trong, tuyến đường vận chuyển nối với tuyến đường hiện trạng và mặt bằng trạm nghiền sàng tại mức +31mcọc M1 lên mặt bằng bãi xúc mức +100m
Mở tuyến đường di chuyển thiết bị từ mặt bằng bãi xúc mức +100m lên diện khai thác ban đầu mức +110m
+ Trình tự khai thác: Trong điều kiện địa hình mỏ, do sườn núi có độ dốc thoải, quy mô khai thác trung bình nên trình tự khai thác mỏ như sau: Sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản thì tiếp tục dùng máy xúc bóc lớp đất phủ đổ lên xe ô tô chở về lưu trữ tạm tại bãi thải, sau khi bóc đất phủ tiến hành khai thác theo lớp bằng từ mức +110m xuống đến cốt đáy mỏ ở các mức +15m Trong năm 1 và năm mở rộng 2 diện khai thác ở phía Bắc khu mỏ mức +60m và +70m Hướng phát triển các công trình mỏ theo hướng từ phía Bắc xuống phía Nam Đá nguyên khai sau khi nổ mìn được xúc bốc trực tiếp bằng máy xúc thủy lực gầu ngược lên ô tô vận chuyển về trạm nghiền sàng tại sân công nghiệp, đá thành phẩm sau khi nghiền sàng được xúc bốc lên ôtô và vận chuyển đến nơi tiêu thụ Đối với khối lượng đất phủ, đất thải phát sinh từ quá trình bóc lớp tầng phủ sẻ được vận chuyển về lưu trữ tạm tại khu vực bãi thải nằm trên khu vực SCN, tại đây khối lượng đất phủ sẽ được vận chuyển đến nơi tiêu thụ theo nhu cầu của thị trường
1.4.4.3 Công tác khoan đá, nổ mìn, phá đá nguyên khối a Công tác khoan đá:
Trong công tác khoan nổ lần 1, để bảo đảm thực hiện công tác phá vỡ đất đá ở tầng khai thác công ty lựa chọn và sử dụng máy khoan thủy lực đập xoay (chọn máy khoan ROCK-742 có đường kính lỗ khoan d = 76-105mm)
Sau khi phá vỡ đất đá lần 1 bằng phương pháp khoan nổ mìn không sao tránh khỏi phát sinh mô chân tầng, đá treo, dự kiến khoảng 10% khối lượng đá khai thác hàng năm phải dùng đến khoan nhỏ Để đảm bảo công suất làm việc công ty sử dụng máy khoan nhỏ loại RH-571-35 hoặc tương đương, năng suất của máy 20 m/ca, suất phá đá 1,5 m 3 /m b Công tác nổ mìn: b1 tổ chức thi công nổ mìn như sau:
- Vật liệu nổ công nghiệp sẽ được cung cấp, sau khi nạp sẽ thu hồi toàn bộ phần Vật liệu nổ còn lại không dùng hết để trả lại đơn vị nhà cung cấp Không thực hiện trữ chứa tại mỏ
- Công ty tiến hành thuê đơn vị dịch vụ nổ mìn để thi công nổ mìn
- Bãi nổ sau khi khoan đủ số lượng lỗ khoan theo thiết kế sẽ được lắp thuốc nổ, kíp nổ, bua và dây nổ để thực hiện việc nổ mìn b2 Lựa chọn thuốc nổ
Theo điều kiện địa chất, địa chất thủy văn thì mỏ nằm trong vùng đá cứng chắc, nhiều nứt nẻ, uốn nếp và nhàu mạnh, độ thấm nước ít Để phù hợp với điều kiện này phải chọn loại thuốc có đặc tính sức công phá hợp lý, khả năng chịu nước cao (dùng vào mùa mưa trong các lỗ khoan ngập nước), cân bằng oxy tốt, khả năng cung ứng thuốc phải thường xuyên Bên cạnh đó, việc lựa chọn vật liệu nổ công nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nổ và giá thành một m 3 đá nổ mìn Trên nguyên tắc sử dụng lượng thuốc nổ ít nhất, hiệu quả sử dụng năng lượng thuốc nổ lớn nhất, giảm thiểu chi phí cho một mét khối đá khoan nổ ta nên lựa chọn việc sử dụng kết hợp các loại thuốc nổ sau: thuốc nổ Anfo, thuốc nổ Nhũ tương, thuốc nổ AĐ1 b3 Phương pháp điều kiển nổ
- Phương pháp điều kiển nổ: Tại mỏ đối với các lỗ khoan có đường kính từ
76 mm trở lên đều áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện Đối với đá quá cỡ thì sẽ áp dụng búa đập Mô chân tầng áp dụng khoan tay sẽ nổ tức thời
- Phương pháp nổ mìn vi sai phi điện : Nổ mìn vi sai phi điện là nổ mìn không dùng điện kích nổ trực tiếp, đây là phương pháp tiên tiến trên thế giới hiện nay Ở nước ta phương pháp này đã được áp dụng phổ biến trong việc khai thác than, khai thác đá vôi cho các nhà máy xi măng và khai thác đá làm vật liệu xây dựng gần cụm khu công nghiệp, gần khu dân cư
Với phương pháp nổ mìn này trong một bãi mìn có thể điều khiển không có lỗ mìn nổ trùng nhau Giữa các lỗ mìn đều có thời gian giãn cách vì vậy tạo ra được trên hai mặt tự do phụ cho lỗ mìn nổ sau, đồng thời giảm đáng kể sóng chấn động
Hiện nay kíp nổ vi sai phi điện đã được sản xuất trong nước nên giá thành đã giảm nhiều so với phụ kiện nhập ngoại Với một cơ cấu: phụ kiện, thuốc nổ, công nghệ nạp mìn phù hợp thì chi phí VLN có thể không tăng hoặc tăng không đáng kể so với phương pháp nổ mìn truyền thống
+ Lượng thuốc nổ trong lỗ khoan được nạp liên tục hoặc phân đoạn theo thiết kế hộ chiếu nổ mìn cho từng bãi
+ Để khởi nổ lượng thuốc trong lỗ khoan: đối với phương pháp nổ mìn vi sai phi điện sử dụng 2 kíp vi sai phi điện xuống lỗ (01 kíp phía dưới đáy lỗ khoan và 01 kíp phía trên, 2 kíp cách nhau đoạn thuốc từ 3-5m) và 2 kíp trải mặt cùng thời gian vi sai (loại 17ms, 25 ms hoặc 42 ms)
+ Nguồn sóng kích nổ phát từ kíp điện trên mặt, truyền qua dây dẫn tín hiệu, kíp trên mặt, xuống khởi nổ kíp xuống lỗ
1.4.4.4 Thuyết minh quy trình chế biến đá:
Chế biến đá là khâu công nghệ cuối cùng trong dây chuyền sản xuất của mỏ đá Đá sau khi khoan nổ mìn được bốc xúc lên ôtô đưa vào hệ thống nghiền sàng Khối lượng đá đủ tiêu chuẩn chất lượng đá sản xuất vật liệu xây dựng được khai thác từ các bãi xúc theo qui cách cỡ hạt >400mm được bốc xúc lên phương tiện vận tải chuyển về trạm nghiền Tại trạm nghiền đá được nghiền và phân loại thành các kích cỡ hạt khác nhau ( đá mạt, đá1x2, đá 2x4, đá 4x6) đáp ứng nhu cầu của thị trường, phần đá sau khi nghiền chưa đảm bảo về kích thước sẽ được nghiền và phân loại lại Đá thương phẩm xuất cho khách hàng tại bãi chứa trên sân trạm nghiền Bãi chứa đá nguyên khai dự phòng phía bắc trạm nghiền
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam đã tham gia công tác khai thác đá làm vật liệu xây dựng nhiều năm qua Hiện tại Công ty đã có 02 dây chuyền nghiền sàng có công suất khoảng 250T/h và các băng tải để chuyển các đá thành phẩm xuống các tàu đi tiêu thụ Với công suất khoảng
250T/h máy nghiền sàng hiện nay của Công ty đủ đáp ứng công suất nghiền sàng cũng như khối lượng đá khai thác hàng năm.
Sản phẩm của dự án
- Khối lượng đá: Tổng trữ lượng đá nguyên khối của dự án khoảng: 900.936 m 3 nguyên khối Sản lượng đá khai thác đá hàng năm: 200.000 m 3 nguyên khối/năm tương đương 295.000 m 3 nguyên khai/năm
- Khối lượng đất: Khối lượng đất san lấp khai thác khoảng 182.477m 3 nguyên khối Thời gian tiêu thụ dự kiến trong 8 năm, trung bình hàng năm là: 22.810m 3 nguyên khối/năm
- Sản phẩm của dự án chủ yếu là đá thành phẩm các kích cỡ khác nhau cỡ hạt sản phẩm: 1x2, 2x4, 4x6, , chất lượng đá đảm bảo các yêu cầu sử dụng cho các công trình xây dựng cầu đường , dân dụng và cầu đường và đất làm vật liệu san lấp công trình
1.5 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Tổ chức quản lý dự án
Khi mỏ đi vào hoạt động, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam sẽ bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ, hình thành bộ phận khai thác mỏ phục vụ công tác khai thác tại mỏ đá với cơ cấu như sau:
- Bố trí lao động: Công ty sử dụng cơ giới hoá tại nhiều khâu sản xuất nên tổng số CNV làm việc tại khu mỏ không nhiều (39 người), trong đó có 33 người là lao động trực tiếp và 6 người là quản lý gián tiếp và các bộ phận chuyên môn khác
Bảng 1 8 Bố trí lao động tại khu mỏ
TT Thành phần nhân lực Đơn vị Số lượng
1 Bộ phận hành chính, gián tiếp Người 6
1.1 Giám đốc điều hành mỏ “ 1
1.3 Nhân viên Kế hoạch - Kỹ thuật “ 1 Đội vận tải
Bộ phận Hành chính Đội sửa chữ a
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam
Quản đốc mỏ Giám đốc điều hành mỏ
TT Thành phần nhân lực Đơn vị Số lượng
2.1 Công nhân vận hành máy khoan “ 5
2.2 Công nhân vận hành máy xúc “ 3
2.4 Công nhân vận hành máy ủi “ 2
2.8 Nhân viên phụ trách an toàn lao động “ 2
2.10 Công nhân vận hành sửa chữa cơ khí, thợ hàn “ 3
2.11 Công nhân vận hành thiết bị phụ trợ “ 2
Chế độ làm việc
Chế độ làm việc của mỏ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam;
- Phù hợp với chế độ làm việc của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam;
- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu khu vực mỏ và các đặc thù của mỏ lộ thiên là làm việc ngoài trời;
Căn cứ vào các điều kiện trên, chế độ làm việc của mỏ được xác định như sau:
- Công đoạn khoan nổ mìn, gạt chuyển: 1ca/ngày x 8 giờ/ca =8h/ngày;
- Công đoạn xúc bốc, vận chuyển : 1ca /ngày x 8giờ/ca = 8h/ngày;
- Bộ phận hành chính làm việc: 1 ca/ngày x 8h/ca = 8h/ngày;
- Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày;
- Số tháng làm việc trong năm: 12 tháng;
- Số ngày làm việc trong tháng: 25 ngày;
- Số ca làm việc trong ngày: 1 ca.
ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỊA LÝ, ĐỊA CHẤT
2.1.1 Điều kiện về địa lý
- Vị trí địa lý dự án: Khu vực dự án nằm tại mỏ đá Granitogneis tại thôn
Hòa Vân, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành diện tích khu vực khai thác khoảng là 4,18 ha, khu vực sân công nghiệp có diện tích khoảng 5,45ha (bao gồm: khu vực chế biến, bãi thải, văn phòng điều hành dự án, và các khu phụ trợ khác)
2.1.2 Đặc điểm về địa chất
- Đặc điểm địa chất mỏ khoáng sản: Theo kết quả công tác thi công thăm dò thì mỏ đá Granitogneis, thôn Hòa Vân, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam thuộc phức hệ Chu Lai (γMPcl), có cấu trúc địa tầng từ trên xuống dưới như sau:
- Tầng đất phủ, đá tảng lăn:
Phủ trực tiếp trên mặt địa hình khu vực dự án là trầm tích eluvi - deluvi không phân chia, thành phần gồm sét, bột, cát lẫn dăm sạn màu nâu, xám vàng được hình thành do quá trình phong hóa của đá gốc Đá dạng khối tảng lăn lộ không đều nằm rải rác trong tầng phủ ở các sườn đồi thoải, kích thước nhỏ, có đường kính dao động từ 0,5m 3 đến 1 vài m 3 Chiều dày của tầng thay đổi từ 0,7 đến 10,6m, trung bình 4,67m
- Tầng đá bán phong hóa:
Nằm trực tiếp dưới tầng đất phủ là tầng đá bán phong hóa Đá bị phong hóa, dập vỡ, nứt nẻ mạnh Nhìn chung trong đới mức độ phong hóa giảm dần theo chiều sâu Đá trong tầng này có độ bền kháng nén thấp, không đạt yêu cầu làm vật liệu xây dựng thông thường Chiều dày tầng này thay đổi từ 0,9 đến 1,4m, trung bình 1,17m
- Đá gốc Granitogneis tươi, cứng chắc:
Chuyển tiếp dưới tầng đá bán phong hóa nêu trên là đá Granitogneis hạt vừa đến thô; có màu xám sáng; cấu tạo phân dải, vi uốn nếp; kiến trúc hạt biến tinh, vảy biến tinh Đá có dạng hạt, hạt không đều, gồm chủ yếu là các khoáng vật thạch anh, nhóm fenspat, khoáng vật màu của biotit, và các khoáng vật thứ sinh khác tạo nên dải sáng màu và sẫm màu đan xen nhau.Hệ thống khe nứt nhỏ xuất hiện khi bắt đầu khoan vào đá gốc, càng xuống sâu mức độ khe nứt càng thưa dần Khe nứt phát triển trong đá, phần trên mặt là khe nứt mở được lấp đầy vật chất bột, sét, oxyt sắt, chuyển dần xuống dưới là khe nứt kín không thấm và chứa nước Đá gốc đôi chổ lộ ra trên bề mặt địa hình, phân bố chủ yếu ở sườn dốc Trong quá trình thăm dò đã khoanh định được 3 diện lộ đá gốc kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam Trong đó có 2 diện lộ phân bố ở sườn dốc nằm về phía Tây Bắc khu vực dự án, diện tích khoảng 410m 2 và 860m 2 ; 1 diện lộ phân bố gần như trung tâm khu mỏ có diện tích khoảng 530m 2
=> Từ kết quả phân tích 02 mẫu trọng sa từ các công trình khoan trong tầng phủ thuộc đới phong hóa triệt để cho thấy hàm lượng khoáng vật kim loại có ích là không có hoặc thấp hơn so với chỉ tiêu công nghiệp tối thiểu theo QCVN 49/2012/BTNMT và không có giá trị công nghiệp, tuy nhiên tầng phủ sau khi đi vào khai thác có thể tận dụng để làm vật liệu san lấp.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XDCB
3.1.1 Đánh giá tác động môi trường của dự án trong giai đoạn xdcb
3.1.1.1 Các nguồn ô nhiễm liên quan đến chất thải a Tác động bởi bụi, khí thải trong quá trình xây dựng cơ bản
- Bụi đất phát sinh từ quá trình bóc tầng phủ và khoan đá nổ mìn:
+ Kết quả tính toán nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động bóc đất tầng phủ và khoan đá nổ mìn tại khu vực khai thác cho thấy: Bụi phát sinh có nồng độ vượt giới hạn tối đa của QCVN 05:2013/BTNMT trong phạm vi dưới 50 m từ vị trí thi công
- Khí thải phát sinh từ các hoạt động của máy móc thi công:
+ Theo kết quả tính toán cho thấy khi máy móc, phương tiện thi công cùng hoạt động đồng thời thì có thông số SO2 vượt giới hạn cho phép trong phạm vi 20m, và NOx vượt giới hạn cho phép trong phạm vi 60m
- Bụi đất, đá phát sinh do chế biến đá:
- Kết quả tính toán và so sánh tại các bảng trên cho thấy nồng độ bụi phát sinh tại trạm nghiền sàng đá khá lớn, phạm vi phát tán khá rộng vượt giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT 300 m tính từ vị trí chế biến về cuối hướng gió
- Bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển đất, đá trong nội bộ mỏ:
+Kết quả tính toán cho thấy nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển nội bộ mỏ thấp, phạm vi phát tán trong vòng bán kính khoảng 80m tính từ vị trí phương tiện vận chuyển hoạt động về phía cuối hướng gió
- Bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển đá, thành phẩm của đơn vị thu mua:
+ Kết quả tính toán cho thấy nồng độ của các khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT Riêng nồng độ khí NOx khá lớn vượt giới hạn cho phép của trong phạm vi 80m từ vị trí xe đi ngang qua về cuối hướng gió Nồng độ bụi khi xe vận chuyển đất trên đường đất từ mỏ ra đến đường QL1A vượt giới hạn cho về cuối hướng gió Nồng độ bụi khi xe vận chuyển đất trên đường nhựa QL1A đến nơi tiêu thụ vượt giới hạn cho phép của QCVN05:2013/BTNMT trong phạm vi bán kính 50 m kể từ vị trí xe đi ngang qua về cuối hướng gió b Tác động đến môi trường nước b1 Nước thải sinh hoạt
Từ bảng số liệu cho thấy hầu hết các nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt quá cao so với Cột B - QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt Do đó, Chủ đầu tư phải có biện pháp thu gom, xử lý nguồn nước thải này trước khi thải ra môi trường bên ngoài;
Với đặc thù chứa hàm lượng chứa chất hữu cơ cao, nồng độ ô nhiễm vượt nhiều lần so với QCVN 14:2008/BTNMT Do đó, nước thải sinh hoạt có khả năng gây ô nhiễm không nhỏ đối với nguồn tiếp nhận do vậy nước thải sinh hoạt nhất thiết phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài; b2 Nước thải xây dựng
Trong quá trình xây dựng ít sử dụng đến nước, nước chỉ sử dụng trong công tác tưới giảm bụi tại trạm nghiền, mặt bằng sân công nghiệp và đường giảm bụi, hầu hết nước sử dụng trong công đoạn này đều ngấm vào vật liệu xây dựng và dần bay hơi theo thời gian Lượng nước thải do vệ sinh các máy móc, thiết bị trên công trường xây dựng nhìn chung không nhiều, không đáng lo ngại Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải ít độc hại c Tác động bởi chất thải rắn c1 Chất thải rắn xây dựng
- Quá trình thu dọn mặt bằng, san gạt: phát sinh đất đá thải, cây cối, thảm thực vật , trong quá trình mở tuyến đường vận chuyển, diện khai thác đầu tiên, với diện tích cần phát quang khoảng 6.000m 2 , Ước tính khoảng 600m 3 sinh khối tầng phủ
- Quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình: phát sinh đất đá thải, sắt thép vụn
- Các công tác bốc đất tầng phủ trong quá trình XDCB đã phát sinh 36.329m 3 nguyên khối đất tầng phủ Khối lượng đất tầng phủ này được chứa bãi thải c2 Chất thải rắn sinh hoạt
Quá trình sinh hoạt của công nhân xây dựng làm phát sinh chất thải rắn có thành phần thường chứa các chất thải hữu cơ (thức ăn, rau quả thừa…), các chất thải vô cơ (giấy vụn, carton, vỏ đồ hộp, bao bì, chai lọ )
Theo QCVN 07:2010/BXD, định mức phát thải hằng ngày của một người là 0,8 kg/người/ngày Với tổng số công nhân làm việc tại công trường khoảng 30 người, trung bình mỗi ngày làm 8 tiếng, như vậy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh được tính như sau:
0,8 kg/người/ngày × 30 người × 8/24 = 8 kg/ngày d Tác động bởi chất thải nguy hại
- Thành phần CTNH có khả năng phát sinh tại mỏ đá bao gồm:
+ Giẻ lau dính dầu mỡ, phụ tùng hư hỏng dính dầu mỡ thải bỏ
+ Thùng, phuy chứa dầu mỡ thải bỏ
+ Dầu mỡ thải từ quá trình bảo trì, sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thi công xây dựng
- Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại khu vực dự án ước tính khoảng 10-
20 kg/tháng e Tác động của nước mưa chảy tràn
- Lượng nước chảy vào khu vực khai thác:
- Lượng nước mưa chảy vào khu vực sân công nghiệp:
3.1.1.2 Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải a Tác động bởi tiếng ồn
Trong quá trình hoạt động của khu mỏ, tiếng ồn có thể phát sinh từ các hoạt động chính bao gồm:
- Hoạt động khai thác: khoan đá, nổ mìn
- Hoạt động chế biến: nghiền, sàng
- Hoạt động của các phương tiện vận tải, xúc bốc
Mức ồn phát sinh từ hoạt động của khu mỏ được tổng hợp như sau: b Tác động đến hệ sinh thái
Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, môi trường sinh thái tại khu vực chịu tác động bởi các hoạt động sau:
- Việc đào đất, san lấp vận chuyển đất phủ về bãi thải
- Hoạt động thi công xây dựng công trình, khai thác chế biến đá, vận chuyển đá đến nơi tiêu thụ
- Chất thải phát sinh khi không được thu gom và xử lý tại nguồn c Tác động đến tình hình kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương chịu sự tác động bởi các yếu tố sau:
- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng;
- Hoạt động vận chuyển nội bộ mỏ, và vận chuyển đá thành phẩm đi tiêu thụ;
- Việc tuyển dụng công nhân làm việc tại công trường;
- Sự tập trung công nhân xây dựng tại khu vực
3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường và đề xuất trong giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ
3.1.2.1 Đối với các tác động có liên quan đến chất thải a Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí a1 Giảm thiểu tác động của bụi đất
Tác động của bụi trong giai đoạn này được đánh giá trung bình, tuy nhiên xung quanh dự án còn nhiều dự án khác đang hoạt động vì thế mức tác động có thể cao hơn so với tính toán, vì thế để giảm thiểu tác động của bụi, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Có kế hoạch thi công công trình một cách hợp lý, nhanh gọn, dứt điểm tại từng vị trí
- Những ngày khô, nắng, gió nhiều, tiến hành phun nước giữ ẩm tại những vị trí đào, đắp và những khu vực phát sinh nhiều bụi, như khu vực khai thác, sân công nghiệp, tuyến đường vận chuyển với tần suất phun nước khoảng 4lần/ngày vào những ngày nắng gió: 2 lần vào buổi sáng, 2 lần vào buổi chiều
- Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ để ngăn bụi xâm nhập vào cơ thể và thường xuyên nhắc nhở công nhân sử dụng
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC
3.2.1 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn khai thác
3.2.1.1 Nguồn tác động liên quan đến chất thải a Tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn khai thác a1 Bụi phát sinh từ hoạt động bốc tầng phủ, khoan nổ mìn, chế biến đá
- Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động bốc xúc đất phủ, Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động khoan nổ mìn tại KVKT:
+ Kết quả tính toán nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động bóc đất tầng phủ và khoan nổ mìn tại khu vực khai thác cho thấy: Bụi phát sinh có nồng độ vượt giới hạn tối đa của QCVN 05:2013/BTNMT trong phạm vi dưới 80 m từ vị trí thi công
- Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động nghiền sàng, tại SCN:
+ Kết quả tính toán và so sánh tại các bảng trên cho thấy nồng độ bụi phát sinh tại khu vực nghiền sàng vượt giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT trong phạm vi 450 m tính từ vị trí chế biến về cuối hướng gió
- Bụi do hoạt động nổ mìn:
+ Hoạt động nổ mìn làm phát sinh bụi vào thời điểm nổ mìn Hiện nay chưa có cách tính cụ thể về tải lượng cũng như nồng độ bụi phát sinh Tuy nhiên, do mìn nổ trong thời điểm tức thời nên bụi phát sinh trong khoảng thời gian rất ngắn sau phát nổ Hơn nữa việc nổ mìn không liên tục (Công ty dự kiến 1 đến 5 ngày nổ mìn một lần), bụi đá phát sinh thường có tỷ trọng lớn nên dễ sa lắng, phát tán chủ yếu trong phạm vi mỏ
- Bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển đất từ khu mỏ về bãi thải:
+ Kết quả tính toán cho thấy nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển nội bộ tại mỏ khá lớn, phạm vi phát tán trong vòng bán kính khoảng 90 m tính từ vị trí phương tiện vận chuyển hoạt động về phía cuối hướng gió
- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển đá sau nổ mìn:
+ Kết quả tính toán nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động bóc đất tầng phủ và khoan nổ mìn tại khu vực khai thác cho thấy: Bụi phát sinh có nồng độ vượt giới hạn tối đa của QCVN 05:2013/BTNMT trong phạm vi dưới 80 m từ vị trí thi công Kết quả tính toán cho thấy nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển đá nội bộ tại mỏ khá lớn, phạm vi phát tán trong vòng bán kính khoảng 160 m tính từ vị trí phương tiện vận chuyển hoạt động về phía cuối hướng gió b Tác động đến môi trường nước b1 Nước thải sản xuất
Nước cấp cho nhu cầu sản xuất và bảo vệ môi trường tại mỏ đá bao gồm: nước tưới giảm bụi trong hoạt động nghiền sàng đá; tưới đường vận chuyển; nước phục vụ cho công đoạn khoan đá, nổ mìn Lưu lượng nước thải phát sinh rất nhỏ do phần lớn lượng nước sử dụng đều bị bay hơi và thấm hết vào đất Như vậy, hoạt động của mỏ đá cơ bản không làm phát sinh nước thải sản xuất b2 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động vệ sinh cá nhân, rửa chân tay hằng ngày của công nhân tại nhà văn phòng, trên khai trường trong thời gian khai thác Với số lượng công nhân 39 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính như sau:
39 người × 45 lít/người/ngày = 1.775 m 3 /ngày
Thành phần của nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (COD, BOD5), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật gây bệnh Tính chất nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất ô nhiễm có nồng độ thay đổi thấp, vì thế căn cứ theo các kết quả tính toán tải lượng, nồng độ chất ô nhiễm tại Bảng 3 1 Tải lượng, nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thì nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên chứa chất hữu cơ cao, nồng độ ô nhiễm vượt nhiều lần so với QCVN 14:2008/BTNMT, Do đó, nước thải sinh hoạt có khả năng gây ô nhiễm không nhỏ đối với nguồn tiếp nhận do vậy nước thải sinh hoạt nhất thiết phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài c.Tác động do chất thải rắn c1 Chất thải rắn từ quá trình khai thác, chế biến đá
- Chất thải rắn từ hoạt động phát quang thảm thực vật: Diện tích phát quang cây cối trong giai đoạn khai thác là 1,96 ha Thành phần sinh khối thực vật thải bỏ gồm: phế phẩm từ cây keo; cây bụi, lau lách, khối lượng sinh khối phát sinh tại hai khu vực dự án ước tính trung bình khoảng 0,1 m 3 chất thải/1 m 2 diện tích mặt bằng, tương đương khối lượng sinh khối phát sinh tại KVKT: là 1.960 m 3 Khối lượng sinh khối này nếu không được thu gom, vận chuyển đi xử lý mà lưu giữ tại công trường sẽ gây ô nhiễm môi trường tại khu vực
- Tổng khối lượng đất phủ phát sinh trong quá trình XDCB và khai thác khoảng 215.880 m 3 khoảng 182.477m 3 nguyên khối, khối lượng đất giữ tại bãi thải để cải tạo phục hồi môi trường khoảng 32.705m 3 nguyên khối Khối lượng đất phủ phát sinh khá lớn nếu không có biện pháp thu gom lưu trữ sẽ ảnh hưởng đến quá trình khai thác
- Chế biến đá: Toàn bộ khối lượng đá tại mỏ đều được chế biến thành đá thành phẩm với các kích cỡ khác nhau và sẽ được tiêu thụ hết, vì thế không phát sinh đá thải c2 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt hằng ngày của CNV làm việc tại mỏ và từ hoạt động văn phòng Thành phần có chứa các loại thực phẩm, thức ăn thừa, bao bì ni lông, carton, giấy vụn
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được dự tính như sau:
- Với định mức rác thải sinh hoạt do mỗi công nhân thải ra hằng ngày là 0,8 kg Tổng số công nhân tại khu mỏ là 39 người, trung bình mỗi ngày làm 8 tiếng, như vậy tổng lượng rác thải sinh hoạt là:
0,8 kg/người/ngày × 39 người × 8/24 = 10,4 kg/ngđ d Tác động do chất thải nguy hại (CTNH)
- Thành phần CTNH có khả năng phát sinh tại mỏ đá bao gồm:
+ Phụ tùng, máy móc thiết bị hư hỏng chứa dầu mỡ
+ Giẻ lau, dầu mỡ thải từ xưởng sửa chữa cơ khí
+ Phuy chứa dầu diesel, can, bao bì chứa dầu mỡ phụ,
+ Bao chứa vật liệu nổ công nghiệp
- Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh tại khu mỏ ước tính khoảng 30- 40kg/tháng e Tác động của nước mưa chảy tràn
- Tương tự trong giai đoạn XDCB lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực khai thác trong quá trình khai thác như sau: Q1 =q x C x F= 379,464* 4,825* 0,4s2,365 l/s
- Tương tự trong giai đoạn XDCB Lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực sân công nghiệp trong quá trình khai thác như sau: Q2 = c*q*F = 379,464× 5,45× 0,4= 827,231(l/s)
3.2.1.2 Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải a Tác động bởi tiếng ồn
Trong quá trình hoạt động của khu mỏ, tiếng ồn có thể phát sinh từ các hoạt
- Hoạt động khai thác: khoan đá, nổ mìn
- Hoạt động chế biến: nghiền, sàng
- Hoạt động của các phương tiện vận tải, xúc bốc
Mức ồn phát sinh từ hoạt động của khu mỏ được tổng hợp như sau: b Tác động khác do nổ mìn phá đá
Hoạt động nổ mìn có thể gây ra nguy hiểm như gây ra chấn động, tác động về sóng đập không khí, làm văng đá… ảnh hưởng đến kho tàng của công ty; sức khỏe, tính mạng con người khi đi lại xung quanh bãi nổ vào thời điểm nổ mìn
NỘI DUNG CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
a Tháo dỡ các công trình phụ trợ, di dời các thiết bị tại khu vực văn phòng và SCN trả lại mặt bằng cho địa phương và người dân
Kết thúc khai thác tháo dỡ các máy móc, công trình tại SCN như trạm nghiền, trạm biến áp, trạm cân với khối lượng tháo dỡ khoảng 50 tấn Tháo dỡ các công trình tại khu nhà văn phòng như khu nhà bảo vệ, nhà điều hành, nhà kho lưu trữ CTR, CTNH,… diện tích tháo dỡ khoảng 500 m 2 b San gạt, làm sạch khu vực khai thác và khu vực chế biến đá, tuyến đường công vụ
Cote kết thúc khai thác 1,51ha (diện tích 3,03ha còn lại chừa lại làm bờ taluy và đai an toàn), tiến hành đổ đất phủ san gạt lên 1m, khối lượng đất phủ cần để hoàn thổ khu vực khai thác khoảng 15.100m 3
Khu vực bãi thải (nằm tại khu vực SCN) có diện tích 1,19ha, tiến hành đổ đất phủ, san gạt lên 1m, khối lượng đất phủ cần để hoàn thổ khu vực bãi thải khoảng 11.900m 3
Khu vực trạm nghiền, chế biến đá có diện tích 2ha, tiến hành đổ đất phủ, san gạt lên 0,7m, khối lượng đất phủ cần để hoàn thổ khu vực bãi thải khoảng 14.200 m 3
Tổng khối lượng đất cần mua để san san gạt các khu vực trên là 42.100 m 3 đất thải Công ty đã chừa lượng khối đất phủ khoảng 42.190m 3 tại bãi thải vì thế không cần phải mua thêm đất Sau khi đổ đất, san gạt tại khu vực khai thác, sân công nghiệp, bãi thải Công ty tiến hành trồng cây keo lá tràm trên diện tích này và bàn giao lại cho địa phương quản lý Qúa trình san gạt, làm sạch được thực hiện sau khi kết thúc khai thác d Trồng cây khu vực đáy moong khai thác, mặt bằng sân công nghiệp, bãi thải
- Đào hố, trồng cây: Đào hố trồng cây tại, khu vực khai thác và khu vực sân công nghiệp, khu vực bãi thải Cây trồng là keo lá tràm, mật độ trồng khoảng 2.000 cây/ha (căn cứ theo quyết định 321/ QĐ-SNN&PTNT ngày 21/6/2016 ban hành danh mục định mức, kỹ thuật trồng, vật nuôi thực hiện các hoạt động sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh) Như vậy, số lượng cây keo lá tràm
+ Diện tích đáy moong khai thác khoảng 1,51ha, số lượng cây keo lá tràm cần trồng khoảng 4.228 cây
+ Diện tích bãi thải khoảng 1,19 ha, số lượng cây keo lá tràm cần trồng khoảng 3.332 cây
+ Diện tích sân công nghiệp khoảng 2 ha, số lượng cây keo lá tràm cần trồng khoảng 5.600 cây
- Tổng số keo cần trồng tại các khu vực trên là 13.160 cây
- Thời gian trồng: Việc trồng cây sẽ tiến hành vào khoảng tháng 10 và đầu tháng 11 của năm (vào mùa mưa) Chăm sóc cây trong thời gian 3 năm, sau đó bàn giao lại cho địa phương quản lý e Đào mương thoát nước tại khu vực sân công nghiệp
- Trong quá trình khai thác tiến hành đào hệ thống mương thoát nước tại khu vực Sân công nghiệp ra ngoài môi trường: Đào hệ thống mương thoát nước có chiều dài khoảng 300m, rộng 1,5m, sâu 1m từ SCN đi theo đường vận chuyển đá ra đến mương dẫn nước dọc bờ taluy đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, khối lượng cần đào là 450m 3 Quá trình đào mương thoát nước tiến hành bằng máy xúc, quá trình đào mương dẫn nước được thực hiện trong năm khai thác đầu tiên xuyên suốt quá trình khai thác, và thường xuyên nạo vét khai thông dòng chảy f Lập hàng rào xung quanh moong khai thác
- Công ty tiến hành xây dựng hàng rào kẽm gai Φ 2,5mm để bao quanh bờ moong khai thác có chiều sâu lớn, chiều dài lưới tương ứng với chiều dài bờ moong khai của dự án, chiều dài là 850m Công ty dự kiến kéo 3 hàng dây kẽm gai nằm song song nhau mỗi dây nằm cách nhau 25cm, như vậy số lượng dây kẽm gai cần sử dụng khoảng 850 x 3 =2.550 m dây kẽm gai Φ 2,5mm Đồng thời công ty sẽ sử dụng cột bê tông cốt thép vuông, kích thước 0,15 x 0,15 x 2 m để làm giá đỡ cho hàng rào kẽm gai, cột bê tông sẽ được đào hố và đóng xung quanh khai trường với khoảng cách mỗi cột là 3m, tương ứng với số lượng 284 cột bê tông g Lập biển báo nguy hiểm
Việc lập biển báo nguy hiểm giúp cảnh báo người dân không vào khu vực khai thác vì đáy moong sau khi kết thúc khai thác khá sâu Biển báo được lắp đặt xung quanh khu vực khai thác, số lượng biển báo dự kiến lắp đặt là 8 cái, khoảng cách trung bình giữa các biển báo là 50m Kích thước biển báo 70x70x70 cm h San gạt cải tạo tuyến đường đất vận chuyển
Tiến hành cải tạo, tu sửa tuyến đường vận chuyển đường công vụ từ khu vực khai thác ra đến sân công nghiệp (có chiều dài 701m, chiều rộng nền đường: 10m, chiều dày cần san gạt 0,3m) và tuyến đường vận chuyển từ SCN ra đến đường QL1A( bề rộng 8m, chiều dài 782m, chiều dày cần san gạt 0,3m) Tổng khối lượng san gạt tuyến đường này 3.980m 3 Thực hiện san gạt tại chỗ dùng máy đào san lấp sống trâu, ổ gà Tu sửa tuyến đường trong quá trình khai thác, bằng thủ công kết hợp với máy móc.
KINH PHÍ CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG VÀ THỜI ĐIỂM KÝ QUỸ
4.2.1.Tính toán khoản tiền ký quỹ
Theo Thông tư số 24/2019/TT-BTNMT, với thời gian khai thác là n≈9 năm
9 tháng, thuộc trường hợp có thời hạn khai thác từ 1 năm tới dưới 10 năm sẽ thực hiện ký quỹ nhiều lần Với 1≤n