Trang 1 BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIBÀI TẬP NHÓMMÔN: XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬTĐỀ BÀI:“Phòng, chống hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng qua khảo sát sinh viên trườn
NỘI DUNG
Một số vấn đề lý luận liên quan đến nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
1.1 Các khái niệm liên quan đến lừa đảo và chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
1.1.1 Khái niệm lừa đảo và chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng:
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng là một dạng của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, được thực hiện qua không gian mạng Đây là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, giả mạo là bạn bè, người quen hoặc các công ty có danh tiếng trong tin nhắn giả mạo thông qua không gian mạng như yêu cầu tiết lộ thông tin cá nhân, số thẻ tín dụng, thông tin ngân hàng hoặc mật khẩu,… trên các web giả mạo là hợp pháp.
Hình thức lừa đảo qua mạng đã và đang thành công trong việc sử dụng email, tin nhắn văn bản, tin nhắn trực tiếp trên mạng xã hội hoặc các trò chơi điện tử, để yêu cầu mọi người trả lời thông tin
Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân.
1.1.2 Hậu quả của việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng: a) Thiệt hại về vật chất
Theo thống kê, hàng năm, toàn quốc xảy ra khoảng 2000 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng Tuy chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 4% trong cơ cấu tội phạm hình sự nhưng loại tội phạm lừa đảo này gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, số tiền bị chiếm đoạt lên tới hàng ngàn tỉ đồng, có vụ số người bị hại lên đến hàng chục ngàn người, hoặc một người bị chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng chỉ trong thời gian ngắn), cụ thể như:
Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Thanh Hóa, chỉ tính từ năm 2021 đến nay, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận điều tra, xác minh và đấu tranh xử lý gần
200 vụ việc liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với tổng tài sản bị chiếm đoạt trên 300 tỷ đồng.
Vào ngày 7/5/2022, ông Q (SN 1943 trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) phản ánh về việc nhận được một cuộc điện thoại từ một đối tượng tự xưng là công an Đối tượng này thông báo đang điều tra về vụ án ma tuý liên quan đến ông Q và yêu cầu ông chuyển tiền cho anh ta để xác minh Sau khi chuyển 2,6 tỷ đồng vào tài khoản của đối tượng, ông Q mới biết đã bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.
Theo trưởng xóm Lự, xã Vân Sơn (Tân Lạc), ông Bùi Văn Hoài cho biết vụ việc xảy ra cách đây chưa lâu, chị H.T.H đến và trao đổi về việc chị bị các đối tượng không quen biết trên mạng xã hội (MXH) facebook lừa đảo nhiều lần chiếm đoạt tổng số tiền
120 triệu đồng. b) Tổn thất về tinh thần và thiệt hại về tính mạng
Hậu quả của những hành vi lừa đảo không chỉ gây thiệt hại về của cải,vật chất mà còn dẫn đến các hệ lụy như nợ nần,gia đình tan vỡ,…thậm chí dẫn đến các hành vi cực đoan như tự vẫn:
Anh N.M.K (SN 1993, huyện Châu Thành, Cần Thơ) là giảng viên của một trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, vừa qua đời ngày 10/05/2020 Anh K uống thuốc tự tử vì vướng vào việc vay tiền qua app.
Chị T.K.U (28 tuổi,Tây Ninh), từng uống thuốc tự tử nhưng được gia đình phát hiện và đưa đi cứu chữa kịp thời Theo chị U, vào tháng 03/2020 chị có vay qua một app với số tiền 1 triệu đồng Sau khi trả đủ, chị U được các đối tượng nâng lên 3 triệu,
5 triệu và 7 triệu đồng Chỉ trong 1 tháng số tiền đã lên đến 45 triệu đồng, chị bị các đối tượng gọi điện đe dọa khủng bố cả ngày lẫn đêm, họ còn cắt ảnh của mẹ và chị gái đưa lên các trang mạng xã hội để bôi nhọ gia đình. c) Mối đe dọa lớn của an ninh mạng
Tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng không chỉ gây thiệt hại cho các cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh xã hội, đặc biệt là bảo mật thông tin trên không gian mạng như lộ thông tin cá nhân (căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng, tài khoản giao dịch cá nhân, tài khoản mạng xã hội,…). Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quản lí an ninh xã hội của nhà nước, cũng như việc kinh doanh, giao dịch với khách hàng của các ngân hàng, các doanh nghiệp,
1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến phòng chống lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Luật An ninh mạng năm 2018: Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Khoản 1, Điều 18 (Luật An ninh mạng năm 2018): Phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Bộ luật Hình sự năm 2015, bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại điều 174.
Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”.
1.3 Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Một văn bản pháp luật có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào mức độ nhận thức và thái độ thực hiện của người dân Đặc biệt khi là sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội, việc nhận thức và thực hiện pháp luật lại càng quan trọng và cần thiết hơn Việc hiểu rõ các quy định của pháp luật không chỉ giúp cho sinh viên chấp hành luật một cách tự giác và có hiệu quả mà còn giúp viên trở nên cứng rắn hơn trong việc phòng tránh tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cũng như có nguồn kiến thức tin cậy để có thể tuyên truyền cho những người xung quanh về tác hại của hành vi lừa đảo trên không gian mạng và pháp luật về phòng chống hành vi này Liệu với tư cách là những người học luật thì sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội có đủ nhận thức và thực hiện tốt pháp luật về phòng chống hành vi lừa đảo trên không gian mạng hay không? Để làm rõ điều này, nhóm đi sâu nghiên cứu vào việc nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng được quy định tại Luật An ninh mạng năm 2018; Bộ luật hình sự 2015 nói riêng và các văn bản có liên quan khác nói chung thông qua khảo sát đối với sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội và tổng kết được thực trạng của sinh viên trường.
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trong phần này, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu nhận thức và thực hiện về pháp luật phòng chống hành vi lừa đảo trên không gian mạng của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội dựa trên cuộc điều tra bằng phiếu khảo sát thực tế thông qua hình thức online Tổng quan kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 100 sinh viên tham gia trả lời có 66% là sinh viên năm nhất, 14% là sinh viên năm 2, 15% là sinh viên năm 3 và 5% là sinh viên năm cuối Có thể thấy số sinh viên năm nhất là đối tượng chiếm đa số trong cuộc khảo sát lần này.
2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên
Trước tiên, để khảo sát về sự hiểu biết cơ bản nhất về “hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hiện nay” của sinh viên, nhóm đặt ra câu hỏi mở đầu: “Anh/ chị có biết đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hiện nay không?” và thu được kết quả tuyệt đối với 100 phiếu thu về chọn đáp án
Từ số liệu thống kê trên cho thấy, tỉ lệ sinh viên biết rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng chiếm phần tối đa trong số sinh viên được hỏi Có thể nói đây là điểm tốt khi phần lớn sinh viên đã tự có nhận thức cơ bản về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng Đến câu thứ 2, nhóm đã đưa ra câu hỏi là: “Anh/Chị biết đến các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng qua kênh thông tin nào?” để tìm hiểu các nguồn thông tin mà sinh viên Đại học Luật sử dụng để tìm hiểu pháp luật phòng chống hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và nhận được kết quả như sau:
- Có 47 câu trả lời chọn đáp án “1 Qua bạn bè người thân”;
- Có 83 câu trả lời chọn đáp án “2 Quan các phương tiện thông tin đại chúng”;
- Có 25 câu trả lời chọn đáp án “3 Tự nghiên cứu, tìm hiểu”;
- Có 15 câu trả lời chọn đáp án “Đã được đào tạo chuyên ngành luật”;
- Có 8 câu trả lời chọn đáp án “5 Bản thân là nạn nhân”;
- Có 1 câu trả lời chọn đáp án “6 Tôi không biết đến các hành vi lừa đảo qua không gian mạng”.
Biều đồ thể hiển các nguồn thông tin mà sinh viên đã sử dụng
Dựa vào kết quả đã thu được, có thể nhận thấy hầu hết sinh viên tìm hiểu pháp luật phòng chống hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các phương tiện thông tin đại chúng chiếm đến 83% và qua bạn bè, người thân chiếm 47% Có 25% sinh viên lựa chọn phương án “3 Tự nghiên cứu, tìm hiểu”, có thể thấy đây là một tín hiệu đáng mừng khi mà nhiều sinh viên đã có ý thức, sự tự chủ động trong việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về phòng chống hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tuy nhiên, vẫn xuất hiện thực trạng đáng buồn khi có tới 8% sinh viên chọn “bản thân là nạn nhân” và 1% chọn “Tôi không biết đến các hành vi lừa đảo qua không gian mạng” Tuy chỉ chiếm thiểu số, nhưng cũng phản ánh được rằng vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên trường mình vẫn còn lơ là, thiếu cảnh giác trước các hành vi lừa đảo trên. Để khảo sát thêm về số sinh viên ở trong trường Đại học Luật đã từng là nạn nhân của việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hay chưa, nhóm đặt ra câu hỏi: “ Anh/Chị đã từng là nạn nhân của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hay chưa?” thì có 79% sinh viên là chưa từng bị còn lại là
21% sinh viên đã từng bị lừa.
Biểu đồ thể hiện số liệu khảo sát sinh viên trong trường Đại học Luật đã từng là nạn nhân của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Từ biểu đồ có thể thấy, nhìn chung phần lớn các sinh viên không là nạn nhân của hành vi lừa đảo này Tuy nhiên, tỉ lệ sinh viên đã từng là nạn nhân có thể nói là cao, thậm chí là rất cao, chiểm 21% tổng số người được khảo sát (1/5 số người được khảo sát) Đây là con số đáng báo động, cho thấy thực trạng rằng mặc dù là sinh viên trường luật, nhưng ý thức cảnh giác của họ vẫn chưa cao, vẫn để xảy ra tình trạng bản thân bị rơi vào bẫy lừa đảo chuyên nghiệp
Câu hỏi tiếp theo nhóm đưa ra để kiểm tra phần nhận thức của sinh viên trường mình về hành vi này là “Anh/Chị thường thấy những hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nào?” Câu hỏi này thu được kết quả khá đa dạng:
- Có 61 phiếu lựa chọn đáp án “1 Giả danh nhà mạng thông báo trúng thưởng lớn”.
- Có 42 phiếu lựa chọn đáp án “2 Giả danh cán bộ Công an yêu cầu nộp phạt”.
- Có 34 phiếu lựa chọn đáp án “3 Giả danh cán bộ ngân hàng yêu cầu chuyển tiền do lộ thông tin cá nhân”.
- Có 45 phiếu lựa chọn đáp án “4 Tuyển CTV xử lý bài”.
- Có 46 phiếu lựa chọn đáp án “5 Vay tiền không lãi qua các app tín dụng”.
- Có 5 phiếu lựa chọn đưa ra câu trả lời khác, cụ thể:
Có 2 phiếu đưa ra đáp án “Tất cả các ý trên”
Có 2 phiếu đưa ra đáp án “Giả danh bạn bè vay mượn tiền”
Có 1 phiếu đưa ra đáp án “Giao dịch các tài khoản cá nhân”.
Gi danh nhà m ng thông báo trúng th ả ạ ưở ng l n ớ
Gi danh cán b Công an yêu cầầu n p ph t ả ộ ộ ạ
Gi danh cán b Ngần hàng yêu cầầu chuy n têần do l thông tn cá nhần ả ộ ể ộ
Tuy n CTV x lý bài ể ử Vay têần không lãi qua các app tn d ng ụ
Biểu đồ thể hiện số liệu các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến trên không gian mạng Để có thể biết đến các hình thức lừa đảo này, sinh viên đều sẽ bắt gặp chúng ở đâu đó trên các trang Internet Để kiểm tra mức độ phổ biến của hành vi lừa đảo này,nhóm đã đưa ra câu hỏi “Anh/Chị thấy tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hiện nay diễn ra như thế nào?” Kết quả câu hỏi được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện mức độ phổ biến của tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hiện nay
Qua hai câu hỏi khảo sát trên, có thể thấy, hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng không chỉ đang ngày càng đa dạng hóa về hình thức mà còn rất phổ biển, chiếm tỉ lệ cao trongg bảng khảo sát (54%) và Đây là một dấu hiệu đáng báo động, cho thấy hành vi lừa đảo này đang ngày càng tinh vi, khó xử lý, đòi hỏi các nhà chức trách cũng như người dân sẽ phải thật đề cao cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo này.
Vì số sinh viên bị ảnh hưởng bởi hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang chiếm tỉ lệ khá lớn, với các hình thức rất đa dạng, nên nhóm đã đi tìm nguyên do bằng cách đặt câu hỏi: “Theo anh/chị, nguyên nhân nào khiến cho hành vi lừa đảo qua không gian mạng hiện nay có xu hướng gia tăng?” và đã nhận được kết quả như bảng sau:
Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về nguyên nhân khiến cho hành vi lừa đảo trên không gian mạng hiện nay có xu hướng gia tăng
Từ biểu đồ ta có thể thấy nguyên nhân của hành vi lừa đảo trên không gian mạng ngày càng có xu hướng gia tăng đa số là do các bạn sinh viên quá tin tưởng, thiếu đi cảnh giác và do thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi (cả 2 thủ đoạn chiếm đến 60%). Một phần nữa là do sự phát triển nhanh của các trang mạng xã hội, trong khi các quy định của nhà nước và các văn bản pháp luật chưa đề cập đến hoặc đã có đề cập đến nhưng còn chưa chặt chẽ về hành vi lừa đảo hình thức mới – lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, vậy nên còn khá nhiều người chưa biết đến hành vi lừa đảo này. Ngày nay, không ít chiêu trò của kẻ lừa đảo mời chào như: đầu tư môi giới; đóng giả nhân viên ngân hàng dụ dỗ khách hàng vay vốn với lãi suất 0%; đầu tư tài chính, tiền ảo;… rồi lòng tham vật chất của con người lại tăng lên, chưa nói đến người dân không được trang bị đầy đủ kiến thức phòng chống hành vi lừa đảo này lại càng dễ dàng mắc bẫy của kẻ lừa hơn.
2.2 Thực trạng của việc thực hiện pháp luật về phòng chống hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Nhằm đánh giá một cách chuyên sâu hơn về việc thực hiện pháp luật về phòng chống hành vi lừa đảo trên không gian mạng hiên nay của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, nhóm chúng em đã đưa ra một chuỗi câu hỏi tiếp theo Để thu thập được thông tin về tình hình thực hiện pháp luật về phòng chống lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, nhóm em đã đặt ra câu hỏi: “Anh/Chị có biết đến các văn bản pháp luật quy định đến hành vi lừa đảo qua không gian mạng hay không?” Với câu hỏi này, kết quả thu về được như sau:
- Có 86/100 người được hỏi lựa chọn phương án “Có”, chiếm 86%;
- Có 14/100 người được hỏi lựa chọn phương án “Không”, chiếm 14%
Biểu đồ đánh giá mức độ phổ biến của các văn bản pháp luật về hành vi lừa đảo qua không gian mạng
Từ biểu đồ trên, có thể thấy, hầu hết sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đều biết đến các văn bản pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng Chỉ 14% trong số đó không biết đến những văn bản này Có thể thấy từ việc có những nhận thức, hiểu biết nhất định về các văn bản ấy sẽ giúp sinh viên có những nhận thức phù hợp để không trở thành nạn nhân của những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.
Tiếp theo, để khẳng định chắc chắn đã từng được biết đến các văn bản pháp luật của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, nhóm đưa ra câu hỏi: “Anh/Chị có nhận xét gì về các quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ở nước ta hiện nay?”, kết quả thu được như sau:
- Có 55 trên tổng số 100 sinh viên lựa chọn “Chưa đủ răn đe”, chiếm 55%;
- Có 31 trên tổng số 100 sinh viên lựa chọn “Chưa được tìm hiểu rõ quy định của pháp luật về vấn đề này”, chiếm 31%;
- Có 14 trên tổng số 100 sinh viên lựa chọn “Bình thường”, chiếm 14%
Biểu đồ thể hiện nhận xét của sinh viên về các văn bản pháp luật
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
Thứ nhất, đa số do những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi Những kẻ phạm tội, theo sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội, càng lúc càng thay đổi những thủ đoạn lừa đảo của bản thân Những hành vi lừa đảo càng lúc càng khó lường,khiến người dân không thể trở tay kịp với ngày càng nhiều chiêu trò mới.
Thứ hai, do các trang mạng xã hội ngày càng phát triển và bùng nổ trong thời đại 4.0 Tuy nhiên, đi cùng với sự phổ biến của các trang mạng chính là những chiêu trò lừa đảo mới, những hình thức tiếp cận nạn nhân mới, từ đó dẫn đến sự gia tăng của nạn lừa đảo qua mạng.
Thứ ba, các văn bản pháp luật của nhà nước Việt Nam còn chưa quy định rõ, vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng trong hệ thống pháp luật Lợi dụng điểm này, các đối tượng lừa đảo đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà không vi phạm đến các điều khoản luật pháp Đây chính là một sự thiếu sót của nhà nước ta, làm tiền đề để thúc đẩy các hình thức lừa đảo lách luật gia tăng.
Thứ nhất, chủ yếu do người dân còn chưa đủ cảnh giác đối với các hành vi lừa đảo Lợi dụng lòng tin, lòng trắc ẩn, sự chủ quan và thiếu cảnh giác của người dân để tiến hành lừa đảo, dẫn đến tình trạng các thủ đoạn lừa đảo càng ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Thứ hai, những kẻ lừa đảo đưa ra những điều kiện hết sức có lợi, đánh vào sự tham lam của một số bộ phận người dân để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Ví dụ như hình thức đa cấp, tuyển cộng tác viên,…
Thứ ba, do bản thân người dân chưa trang bị đầy đủ cho mình những tri thức cần thiết để phòng chống các hành vi lừa đảo Từ đó dẫn đến việc thiếu kiến thức về những thủ đoạn lừa đảo, dẫn đến việc không nhận ra các chiêu trò tinh vi của những kẻ phạm tội.
Một số giải pháp góp phần giải quyết thực trạng
(1) Hạn chế hoặc không đăng tải thông tin chi tiết tiểu sử bản thân, nơi làm việc, trình độ học vấn, nơi sinh sống, mối quan hệ gia đình, sở thích, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân, thông tin tài khoản ngân hàng, mức thu nhập, lương, thưởng trên MXH; đặc biệt facebook nên đặt mật khẩu nhiều tầng bảo mật, mật khẩu phải đủ độ mạnh bao gồm chữ in hoa, chữ in thường, ký tự đặc biệt, số, xác nhận qua tin nhắn SMS, google Authenticator Khi nhận được tin nhắn vay tiền hoặc nhờ chuyển hộ của bạn bè, người thân từ MXH facebook, zalo… phải gọi điện thoại trực tiếp kiểm tra xác thực, tuyệt đối không đăng nhập vào các trang web nghi vấn hoặc đường “link” lạ và mã độc trên các “link” được kích hoạt sẽ thu thập được thông tin trên các thiết bị truy cập của người dùng; không làm theo hướng dẫn và không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP tài khoản ngân hàng…
(2) Cẩn trọng khi kết bạn, giao tiếp với người lạ hoặc người nước ngoài qua MXH, bởi giấy tờ chứng minh về người lạ không có, thậm chí các cuộc gọi video cũng là ảo, giả mạo.
(3) Không tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử không chính thống hay đầu tư mua đồng “Coin” trên thị trường tiền mã hóa do các đối tượng người nước ngoài hướng dẫn, giăng bẫy.
(4) Không tham gia vay tín chấp trên các trang MXH do các công ty ma quảng cáo.
(5) Cần cân nhắc khi tham gia các phần mềm “chát” không lành mạnh để trao đổi các hình ảnh nhạy cảm về bản thân, ngoài việc lừa tình các đối tượng có thể lừa tiền hoặc cưỡng đoạt tài sản, thậm chí thông tin cá nhân bị đăng lên MXH.
(6) Các hành vi giả danh cơ quan tư pháp, công an… đang điều tra vụ án, tham ô, nhận hối lộ, trộm cắp điện, buôn lậu, tiền bẩn…yêu cầu kê biên về tài khoản ngân hàng, người dùng MXH không được chuyển tiền theo hướng dẫn của các đối tượng, cần báo ngay cho cơ quan công an biết để ngăn chặn hành vi lừa đảo.
(7) Đối với người làm cộng tác viên bán hàng online, cẩn thận khi nhập hàng từ các đại lý trên MXH mà chưa có đủ thông tin, hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ, kiểm định chất lượng.
(8) Đối với người mua hàng online không nên mua hàng bằng hình thức đặt tiền cọc trước hoặc thanh toán trước qua MXH (trừ các trang thương mại điện tử chính thống) chỉ khi nhận được hàng, kiểm tra đúng chủng loại, nhãn mác, chất lượng, hóa đơn…, thì mới thanh toán đơn hàng.
(9) Người dân cần nhận thức việc mua, bán số lô, đề là vi phạm phạm luật Khi là nạn nhân của các thủ đoạn soi cầu, số lô, số đề, nên tố giác tội phạm, đồng thời cũng cảnh báo cho người khác phương thức thủ đoạn lừa đảo này.
(10) Tuyên truyền tới nhân dân trên cả nước về cách phòng chống hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng để hạn chế những trường hợp tiền mất tật mang xảy ra trong xã hội và đặc biệt là đối với những đối tượng là người cao tuổi, những người dân ở vùng sâu vùng xa vì đó là những hay nhẹ dạ cả tin.
(11) Ban hành pháp luật chặt chẽ hơn về những hành vi chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, phải xử lí những đối tượng lừa đảo này thật mạnh tay và không khoan nhượng để răn đe những đối tượng khác còn lộng hành bên ngoài xã hội để có thể hạn chế hay thậm chí là dập tắt những hành vi lừa đảo qua không gian mạng trên lãnh thổ đất nước mình.