1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh Tế Phát Triển Đề Tài Tài Nguyên Biển Và Sự Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Ở Việt Nam.pdf

40 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Nguyên Biển Và Sự Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Ở Việt Nam
Tác giả Phan Minh Châu, Nông Duy Đức, Nguyễn Hữu Hào, Khổng Vũ Hoàng, Nông Văn Hoàng, Ngô Chí Huy, Phạm Công Luận
Trường học Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 631,75 KB

Nội dung

Các lý luận có liên quan đến tài nguyên biển 1.1 Khái niệm tài nguyên biển 1.2 Đặc điểm tài nguyên biển 1.3 Phân loại tài nguyên biển 1.4 Vai trò của tài nguyên biển 2.Thực trạng và vai

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ & PTNT

- -TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI: TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ

HỘI Ở VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

I/ Mở đầu

1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

II/ Nội dung

1 Các lý luận có liên quan đến tài nguyên biển

1.1 Khái niệm tài nguyên biển

1.2 Đặc điểm tài nguyên biển

1.3 Phân loại tài nguyên biển

1.4 Vai trò của tài nguyên biển

2.Thực trạng và vai trò của tài nguyên biển với phát triển KT – XH của Việt Nam 2.1 Thực trạng tài nguyên biển Việt Nam

2.2 Vai trò của tài nguyên biển đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam

2.3 Vai trò của tài nguyên biển đối với phát triển công nghiệp Việt Nam

2.4 Vai trò của tài nguyên biển đối với phát triển thương mai dịch vụ Việt Nam2.5 Những rào cản khó khăn đối với ngành NN, CN, TMDV

3 Giải pháp để phát huy vai trò nghiên cứu

III/ Kết luận & Khuyến nghị

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của việc nghiên cứu

1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Đại dương thế giới là cái nôi của sự sống trên Trái đất, là một kho dự trữ tài nguyênkhổng lồ, nhưng vẫn có giới hạn trong phạm vi “năng lực tải” của nó Đại dương có rấtnhiều chức năng quan trọng: điều tiết khí hậu toàn cầu, nơi nghỉ ngơi du lịch của conngười, nguồn cung cấp protit cho con người, cung cấp nguồn tài nguyên phong phú, làđường giao thông giá rẻ…

Tuy nhiên, sự tăng nhanh của dân số kèm theo đó là các nhu cầu sinh hoạt ngày cànggia tăng, sự phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và sự phát triển của conngười trên vùng đất ven biển, hải đảo đã kéo theo nhu cầu gia tăng sử dụng tài nguyênbiển, đồng nghĩa với sự gia tăng sức ép lên môi trường biển và tài nguyên biển Trongquá trình khai thác và sử dụng các loại tài nguyên biển, con người đã làm cho nguồn tàinguyên thay đổi

Việc nghiên cứu tài nguyên biển là vô cùng cấp thiết đối với phát triển kinh tế xã hội

ở Việt Nam Tài nguyên biển đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế Ngành côngnghiệp biển, bao gồm ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác dầu khí và khoáng sản,cung cấp nguồn thu nhập và việc làm cho hàng triệu người dân Nghiên cứu tài nguyênbiển là cơ sở quan trọng để bảo tồn và quản lý tài nguyên biển một cách bền vững Việchiểu về hệ sinh thái biển, quy trình tự nhiên và tác động của con người lên môi trườngbiển giúp đưa ra các chính sách, quy định và phương pháp quản lý hiệu quả Giúp đadạng hóa nền kinh tế, bên cạnh các ngành công nghiệp truyền thống nhưn nông nghiệp vàcông nghiệp, phát triển các ngành kinh tế biển mang lại sự đa dạng và chuyển đổi kinh tế.Tài nguyên biển cũng có liên quan đến an ninh và quốc phòng, Việc nắm bắt thông tin về

Trang 4

tài nguyên và hoạt động của các quốc gia khác nhau trong khu vực biển là quan trọng đểđảm bảo an ninh biển và quốc phòng của Việt Nam.

Chính vì vậy, chúng em đã nghiên cứu chủ đề “ Tài nguyên biển và sự phát triển KT –

XH ở Việt Nam”, để tìm hiểu về các lý luận tài nguyên biển và vai trò của tài nguyênbiển với phát triển KT – XH Việt Nam Đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn môi trường vàtai nguyên biển, duy trì cuộc sống ổn định cho con người cùng với sự phát triển bềnvững

1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu, tìm hiểu

Việc nghiên cứu chủ đề này góp phần củng cố kiến thức và nâng cao sự hiểu biết vềtài nguyên biển đối với sự phát triển KT – XH của Việt Nam Nghiên cứu và tìm hiểu tàinguyên biển giúp xác định và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên này, đóng góp vàophát triển kinh tế biển, góp phần nâng cao sản xuất, tạo việc làm, thu hút đầu tư và thúcđẩy xuất khẩu Việc hiểu rõ về tài nguyên và hoạt động trên viển giúp đảm bảo an toàncho hoạt động vi phạm lãnh hải, và chủ quyền quốc gia trên biển Giúp phát triển cácchính sách bảo vệ mô trường biển, duy trì và khôi phục các hệ sinh thái biển, bảo tồn đadạng sinh học và giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường Cung cấp thông tin cầnthiết để xây dựng các chiến lược, kế hoạch và chính sách hướng tới sự cân bằng giữa sựphát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường biển Điều này đảm bảo rằng tài nguyênbiển được sử dụng một cách hiệu quả và bền trong tương lai

Cho thấy những tiềm năng để phát triển kinh tế biển của đất nước Tiềm năng và thực

tế đó đang tạo nền tảng, cơ hội cho Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển,làm giàu từ biển, trên cơ sở phát triển, phát huy toàn diện các ngành nghề biển một cáchphù hợp, với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển theo hướng nhanh, bềnvững và hiệu quả Triển khai thực hiện tốt những định hướng mục tiêu, chủ trương lớn vàcác khâu đột phá với những giải pháp là nhiệm vụ quan trọng của đất nước hiện nay

Trang 5

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành và

tồn tại trong tự nhiên Một cách nói khác, tài nguyên thiên nhiên là tất cả những gì thuộc

về thiên nhiên mà con người có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển củamình

Tài nguyên biển là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên, hình thành và phân bố

trong khối nước biển (và đại dương), trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới đáybiển

Tài nguyên biển là bao gồm các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật như đất, nước,

băng nằm trong hoặc nằm dưới một vùng biển và cả động vật hoang dã sống trong mộtvùng thường xuyên, tạm thời hoặc theo mùa vụ Tài nguyên biển là một phạm trù rộng đểchỉ các tài nguyên sinh vật biển (động và thực vật), nước và dòng chảy, đáy biển và bờbiển có chủ thể Nó còn bao gồm các tài nguyên văn hoá có chủ thể, từ xác tàu đắm, đènbiển cho đến các di chỉ khảo cổ, lịch sử văn hoá của cộng đồng bản địa Chủ thể được xáclập để bảo vệ các vùng có một hoặc nhiều các đặc trưng tự nhiên và văn hoá Tài nguyênbiển thường gắn liền với quyền tài phán quốc gia

Tài nguyên ven bờ biển là một khu vực hoặc đặc tính tự nhiên nằm trong hoặc gần

một vùng bờ biển mà sự tồn tại của nó phụ thuộc vào bờ biển, hoặc tài nguyên được coi

Trang 6

là hàng hoá, có giá trị về kinh tế, môi trường, giải trí, văn hoá, thẩm mỹ hoặc các giá trịkhác, được tăng lên nhờ nằm trong vùng bờ biển Theo định nghĩa này, tài nguyên ven

bờ biển đã bao hàm yếu tố vị trí và không gian Các dạng tài nguyên ven bờ biển cụ thểbao gồm bãi biển, các rạn san hô, các vùng cửa sông, vũng vịnh, các sinh vật biển,v.v chỉ

có hoặc phụ thuộc vào vùng bờ biển Tài nguyên vùng bờ biển cũng còn gồm cả gió, bức

xạ mặt trời, đất (ven bờ và trên đảo) và khoáng sản (có loại chỉ có ở vùng bờ biển như sakhoáng biển, có loại như than đá và vật liệu xây dựng có thể phổ biến ngoài vùng bờbiển)

1.2 Đặc điểm tài nguyên biển và tài nguyên biển ở Việt Nam

- Tài nguyên thiên nhiên nói chung hay tài nguyên biển nói riêng thì nó đều phân bốkhông đều giữa các vùng khác nhau trên Trái Đất, phụ thuộc chủ yếu vào địa chất, khíhậu và thời tiết của từng vùng Có thể nói sự phân bố này là do “sự an bài của thượng đế”

và là cơ sở tự nhiên của sự giàu có của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ

Tài nguyên biển bao gồm một loạt các đặc điểm về hệ sinh thái, dòng chảy nănglượng, khoáng sản và các nguồn lợi khác được tìm thấy trong các khu vực biển và đạidương trên Trái Đất Một số đặc điểm chính của tài nguyên biển:

+) Hệ sinh thái biển: Biển cung cấp môi trường sống cho một loạt các hệ sinh thái độcđáo Rặng san hô, vùng đầm lầy ven biển, bãi cát, thảm thực vật biển, rừng tảo biển vàđại dương sâu là những ví dụ về hệ sinh thái biển Chúng cung cấp nơi sinh sống chonhiều loài sinh vật, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo oxy và kiềmchế biến hóa học trong hệ quảng đại

+) Các nguồn năng lượng biển: Biển có tiềm năng lớn trong việc khai thác nănglượng Năng lượng gió biển, năng lượng mặt trời biển, năng lượng thủy triều và nănglượng từ nguồn nhiệt đới đại dương (OTEC) đều là các nguồn năng lượng tiềm năng cóthể được khai thác từ biển

+) Khoáng sản: Biển cũng chứa các khoáng sản quý giá như dầu, khí đốt, khoáng sản

đá vôi, đá muối, cát và các kim loại quý khác Các khu vực biển sâu có tiềm năng tìmthấy dầu và khí đốt, trong khi các nguồn khoáng sản khác như cát biển và đá vôi có thể

Trang 7

+) Nguồn lợi sinh vật: Biển là nguồn cung cấp lớn của nguồn lợi sinh vật, bao gồm cá,tôm, hải sản, tảo biển và các nguồn lợi sinh vật khác Đây là một nguồn thực phẩm quantrọng cho nhiều quốc gia và cung cấp nguồn thu nhập cho ngư dân và ngành công nghiệpchế biến thủy sản.

+) Giao thông và thương mại: Biển đóng vai trò quan trọng trong giao thông vàthương mại quốc tế Các tuyến đường biển kết nối các cảng và quốc gia trên toàn cầu,cho phép vận chuyển hàng hóa, du lịch và giao lưu văn hóa

+) Nguồn lợi dược phẩm: Nhiều loại sinh vật biển chứa các hợp chất hữu ích chongành dược phẩm Các loài san hô, sứa biển và tảo biển có thể chứa các chất chống vikhuẩn, chống ung thư và chống viêm

+) Du lịch và giải trí: Với cảnh quan tuyệt đẹp và hệ sinh thái đa dạng, tài nguyên biểnthu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới Du lịch biển và các hoạt động giải trí như lặnbiển, lướt sóng và câu cá đem lại lợi ích kinh tế và vui chơi cho nhiều quốc gia

- Sự khai thác quá mức và hoạt động không bền vững có thể gây ra các vấn đề môitrường và đe dọa sự tồn tại của các tài nguyên biển quan trọng này Việc bảo vệ và quản

lý bền vững tài nguyên biển là một thách thức quan trọng đối với cộng đồng quốc tế

1.3 Phân loại tài nguyên biển

- Tài nguyên biển có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, dựa trên các yếu

tố như nguồn gốc, tính chất và sử dụng của chúng Một số phân loại phổ biến của tàinguyên biển:

+) Tài nguyên sinh học biển: Bao gồm tất cả các loài sinh vật biển, bao gồm cá,

tôm, cua, hải sản, sinh vật thủy triều, tảo biển và các loại sinh vật khác dùng trong cáclĩnh vực y tế, may mặc, hóa học, mỹ phẩm, dược phẩm, nông nghiệp, giấy, trang sức.Chúng tồn tại do đánh bắt và nuôi trồng nhân tạo Đây là tài nguyên biển quan trọngnhất và đóng vai trò quan trọng trong ngành đánh cá và nuôi trồng thủy sản

+) Tài nguyên khoáng vật và hóa học biển: Bao gồm dầu mỏ, khí đốt và các

dạng khác của năng lượng hóa thạch Được tìm thấy dưới đáy biển hoặc trong lớp đátrên cạn và dưới đáy biển, tài nguyên dầu khí biển đóng vai trò quan trọng trongnghành công nghiệp năng lượng Các nguyên liệu khoáng sản như muối, cát, đá vôi,

Trang 8

đá phiến, titan, đồng, kẽm và các kim loại quý khác Những tài nguyên này thườngđược khai thác từ biển và có ứng dụng trong xây dựng, công nghiệp sản xuất muối ăn,nước ngọt và các ngành khác.

+) Tài nguyên năng lượng biển: Bao gồm các dạng thủy triều, dòng chảy, sinh

khối, sóng, gradient muối, gradient nhiệt, gió và bức xạ mặt trời ngoài khơi Cácnguồn năng lượng tái tạo này có tiềm năng phát triển lớn và đóng vai trò quan trọngtrong việc đảm bảo an ninh năng lượng và giảm khí thải carbon

+) Tài nguyên hàng hải và thông tin liên lạc biển: Bao gồm các đường hàng hải

và cảng biển, tầu biển, các tuyến đường máy bay trên biển, các cáp quang thông tinliên lạc dưới đáy biển

+) Tài nguyên “dân cư ven biển và hải đảo”: Biển, đại dương – “ cái nôi” điều tiết

di cư dân số, các nền văn minh biển, khảo cổ và các bảo tàng biển, nghỉ dưỡng, chữabệnh, bãi biển, công viên đại dương Việc khai thác tài nguyên này đang trở thành mộtlĩnh vực nghiên cứu và kinh doanh mới

+) Tài nguyên nhân tạo biển (tài nguyên vị thế biển): Thành phố - đảo, nhà máy,

sân bay, khu nghỉ dưỡng ngoài khơi trên biển, vị trí địa lý biển đảo Nó có quan hệ vớimọi hoạt động của con người liên quan đến sử dụng tài nguyên

1.4 Vai trò của tài nguyên biển

Tài nguyên biển đóng vai trò quan trọng với toàn thế giới Nó cung cấp một phần lớnnguồn thực phẩm cho dân số thế giới, Các loài cá và hải sản, hải sản khác được khai thác

từ đại dương để cung cấp protein và dinh dưỡng cho hàng tỷ người trên toàn cầu

Nó đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn cầu Các hoạt động liên quan đến tàinguyên biển như ngành thủy sản, du lịch biển, vận tải hàng hải và khai thác tài nguyên tựnhiên (như dầu mỏ và khí đốt) đóng góp lớn vào kinh tế toàn cầu Đại dương là một conđường quan trọng cho thương mại quốc tế và là một nguồn lực kinh tế quan trọng

Cung cấp cho con người những nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió biển vànăng lượng mặt trời biển, có tiềm năng lớn để cung cấp nguồn năng lượng tái tạo chotoàn thế giới Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo này có thể giúp giảm

Trang 9

phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhàkính.

Đại dương đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường tự nhiên và kiểmsoát khí hậu Các hệ sinh thái biển, như rừng nước và san hô, giúp hấp thụ carbon vàgiảm thiểu tác động của thay đổi khí hậu Bảo vệ và bảo quản tài nguyên biển đồng nghĩavới việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực lên hệ sinh thái biển và hànhtinh

Cung cấp những nguồn thông tin và kiến thức khoa học quý giá cho nghiên cứu, khoahọc và giáo dục Việc hiểu về đại dương và các hệ sinh thái biển không chỉ giúp chúng tatăng cường kiến thức về hành tinh của chúng ta mà còn giúp chúng ta phát triển các biệnpháp quản lý tốt hơn

Đại dương là sự liên kết, kết nối giữa các quốc gia và tạo cơ hội hợp tác đa phương.Các vùng biển là nơi giao thương quốc tế, trao đổi văn hóa và hết nối con người trên khắpthế giới Tài nguyên biển cung cấp một cơ sở để thúc đẩy hòa bình, hợp tác và sự pháttriển bền vững trong cộng đồng quốc tế

2 Vai trò của tài nguyên biển với phát triển KT – XH của Việt Nam

2.1 Thực trạng tài nguyên biển Việt Nam

2.1.1 Thực trạng tài nguyên sinh học biển Việt Nam

Trong vùng biển nước ta, đến nay đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trútrong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình Các loài sinh vật đó thuộc về 6 vùng đa dạngsinh học biển khác nhau, trong đó có 3 vùng biển: Móng cái – Đồ Sơn, Hải Vân – ĐạiLãnh và Đại Lãnh – Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng khác Trongtổng số loài được phát hiện có khoạng 6.000 loài động vật đáy; 2.038 loài cá (trong đó cóhơn 100 loài cá kinh tế); 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vậtphù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước

Được biết, trên diện tích gần 1.200 km² rạn san hô, có tới hơn 300 loài san hô đá phân

bố rộng khắp từ Bắc và Nam Sống gắn bó với các hệ sinh thái này là trên 4.000 loài sinhvật sống dưới đáy và cá, trong đó có trên 400 loài cá, rạn san hô cùng nhiều đặc hải sản

Trang 10

a) Rừng ngập mặn:

Trước đây rừng ngập mặn ở nước ta có diện tích khá lớn 400.000 ha, tập trung ở Nam

Bộ 250.000 ha, nhất là bán đảo Cà Mau, nay diện tích bị thu hẹp chỉ còn khoảng 252.500

ha chủ yếu là rừng trồng, rừng cây bụi

Rừng ngập mặn ở phía Bắc thường nghèo nàn nhưng ở Nam Bộ được thừa hưởng nềnnhiệt độ cao và những điều kiện thuận lợi khác “đe, hè” chắn sóng, chống lại sự bào mòncủa biển đối với lục địa, đồng thời còn là công cụ của đất liền tiến chiếm đại dương

b) Hải sản:

Theo sự phân bố của các vật thể hữu cơ trong biển thì biển Việt Nam có mật độ cá vàoloại trung bình trên thế giới và có đủ các loại hải sản chủ yếu của các biển nhiệt đới khác.Trữ lượng đánh bắt khoảng 3 – 3,5 triệu tấn, có giá trị kinh tế cao nhưng chưa được khaithác đúng mức, chỉ mới đạt 60% mức có thể khai thác được hàng năm

* Cá biển

Theo đánh giá sơ bộ có khoảng trên 2000 loài cả trong đó có khoảng trên 100 loài cógiá trị kinh tế cao (cả thu, cá trích, ngủ, bạc má, ) Có đủ các loại cá nổi, cả tầng giữa và

cả tầng đáy Nhưng nhiều hơn cả là cá nổi chiếm 63% tổng trữ lượng cá biển Trữ lượng

cá biển nước ta đạt khoảng 3 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm từ 1,2 - 1,4 triệu tấn,trong đó gần 50% sản lượng phân bố ở vùng biển Nam Bộ

Khả năng khai thác tốt nhất là ở độ sâu : 21 - 50 mét chiếm 58% khả năng khai tháctoàn vùng biển Khu vực có độ sâu từ 51 - 100 mét chiếm 24% Khu vực ven bờ từ 20mét nước trở vào chiếm 18% Mức khai thác hiện nay đối với hải sản biển đã đến giớihạn cho phép, cần có biện pháp hạn chế

* Giáp xác, nhuyễn thể:

Biển nước ta có 1647 loại giáp xác trong đó có 70 loài tôm, có những loài có giá trịxuất khẩu cao, như tôm he, tôm hùm, tôm sú Nhuyễn thể có hơn 2.500 loài Ngoài ra cònnhiều đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp,

+ Tôm: Tôm là loại đặc sản có tiềm năng khai thác lớn và có giá trị kinh tế cao, lànguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta hiện nay Tôm phân bố rộng khắp ở khu

Trang 11

vực gần bờ từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu Khả năng khai thác tômbiển khá lớn, trong đó trên 70% ở ven biển Nam Bộ.

+ Mực: Khả năng khai thác mực là 30 - 40 ngàn tấn năm và tập trung nhiều ở vùngbiển Trung bộ (45 - 50%) Đây là nguồn tài nguyên có giá trị mở ra triển vọng lớn choviệc khai thác và chế biến xuất khẩu trong tương lai

*Rong, tảo biển:

Dọc bờ biển nước ta, từ vùng trên triều đến vùng dưới triều đều có những thuận lợicho đời sống của nhiều loài tảo bám Đến nay, theo số liệu thống kê (1994 - Nguyễn VănTiến) trong vùng nước ven bờ đã phát hiện được 653 loài rong biển, 24 biển loài, 20 dạngtrong đó ở miền Bắc có trên 300 loài, ở miền Nam trên 500 loài Trong chúng 90 loài(14%) là những đối tượng kinh tế quan trọng cho các ngành công nghiệp hoá chất đượcliệu, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón Các loài rong câu thường có giá trị bậcnhất Hiện nay, rong biển được trồng khá nhiều trong các đầm nước lợ

c, Ngư trường và thực trạng khai thác hải sản:

Các nguồn lợi cá, tôm, mực tập trung ở những vùng biển nhất định gọi là ngư trường Nước ta có 15 ngư trường trong đó 12 ngư trường ở ven biển và 2 ngư trường ngoài khơi Có 4 ngư trường trọng điểm được xác định là : Ngư trường Minh Hải - Kiên Giang; ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu; ngư trường Hải Phòng

- Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa.

Việc khai thác hải sản hiện nay tập trung ở các ngư trường lớn, đặc biệt là ngưtrường Đông Nam Bộ, thể hiện ở bảng sau:

Trang 12

2.1.2 Thực trạng tài nguyên khoáng sản biển Việt Nam

Trong các vùng biển Việt Nam đã biết khoảng 35 loại hình khoảng sản có quy môtrữ lượng khác nhau từ nhỏ đến lớn

- Dầu mỏ ở đây được xác định trong các trầm tích trẻ, chủ yếu thuộc tuổi Miôxen(khoảng 28 triệu năm về trước) và thưởng nằm ở độ sâu 1000 - 2000m

- Hiện nay sản lượng dầu khai thác mỗi năm gia tăng từ 0,4 triệu (1986) lên trên7,0 triệu tấn (1995) Xuất khẩu thô đạt khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước

- Theo những tài liệu thống kê hiện nay gần đây (1989) trữ lượng dầu mỏ trên một

số vùng được đánh giá vào khoảng 1.500 triệu tấn

b, Hoá chất và khoáng sản.

Trang 13

Bờ biển nước ta rất giàu có các chất : thạch anh, cát, sét, cao lanh, đá vôi, cùngnhiều các hợp chất khác của các nguyên tố hoá học Đây là nguyên liệu quý cho cácngành công nghiệp quan trọng.

Các vùng bãi biển còn chứa lượng nguyên tố đất hiếm lớn lao Nguyên tố đất hiếmkhông giống như một nguyên tố hoá học thông thường như vàng, sắt, ôxy mà nó gồm

15 nguyên tố trong bảng HTTH của Menđêlêép (Thứ tự từ 57 tới 71) Các dạng hỗn hợpcủa đất là flaridi, Mismetali (hỗn hợp kim loại của trất cả đất hiểm)

Biển nước ta rất giàu muối, nồng độ muối là 3,5% ngang với biển có độ mặn trungbình thế giới Suốt dọc bờ biển nước ta có nhiều chỗ có thể dựng được các điểm trưởng

để khai thác muối đặc biệt là các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hoà,Bình Thuận, Bà Rịa Nghề làm muối là nghề truyền thống và giữ vai trò thiết yếu đốivới đời sống của nhân dân Muối ăn cũng như lương thực, thực phẩm, nước uống cầnthiết cho đời sống của con người

2.1.3 Thực trạng tài nguyên năng lượng biển Việt Nam:

a, Thủy triều, nhiệt biển, gió biển:

Một kho báu nữa của biển nước ta là nguồn năng lượng vô tận của thuỷ triểu, nhiệtbiển và gió biển Các dạng năng lượng này rẻ tiền, sạch và trở thành năng lượng củatương lai Việt Nam nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài nên cóthuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió Ở vùng ven biển, số giờ gió trong tháng làrất cao kể cả mùa hè cũng như mùa đông Theo kết quả khảo sát chi tiết về năng lượnggió, tại Việt Nam, tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360 MW bằng hơn 200 lần côngsuất của Thủy điện Sơn La

b, Năng lượng dòng chảy, sóng biển:

Tiềm năng sử dụng năng lượng dòng chảy ở nước ta nói chung khá lớn Dòng chảykhông chỉ có lưu lượng lớn mà còn có lưu tốc ổn định do đó ẩn chứa một nguồn nănglượng cực lớn Nơi gặp gỡ của các dòng biển nông và dòng biển lạnh có rất nhiều hải sản,người dân có thể dựa vào đặc điểm này để đánh bắt hải sản

Sóng biển tạo ra nguồn năng lượng vô tận Các kết quả tính toán cho thấy năng lượng sóng dọc dài ven bờ của nước ta rất phong phú Dòng năng lượng trung bình yếu

Trang 14

nhất đạt 15kW/m; mạnh nhất 30kW/m Cụ thể vịnh Hạ Long Quảng Ninh, vịnh Gành Rái, Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ đủ ba yếu tố: Mật độ năng lượng GWh/km²; tiềm năng GWh; hiệu suất GWh/km

2.1.4 Thực trạng hàng hải và thông tin liên lạc trên biển Việt Nam:

a Các đường hàng hải và cảng biển:

Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trưởng quốc tếtrong thời điểm hiện nay không chỉ phụ thuộc vào chất lượng và giá thành của sản phẩm

mà còn phụ thuộc nhiều vào chi phí vận tải mà doanh nghiệp đó phải chi trả trong quátrình bao tiêu sản phẩm Các mặt hàng được sản xuất trong nước nếu nhập nguyên liệuthô và xuất sản phẩm bằng đường thuỷ với các tàu biển có trọng tải lớn sẽ là kênh tiêuthụ có hiệu quả, giảm đáng kể chi phí vận tải và tăng hiệu quả đầu tư Chính vì vậy, yếu

tố cảng biển là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong việc quyết định lựachọn vị trí của dự án Đất nước ta có đường bờ biển dài 3.300 km, giao thông vận tải,buôn bán bằng đường biển từ lâu đã là một thế mạnh Cụ thể các cảng biển chính hiệnnay gồm: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ởmiền Trung và cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái ở miền Nam Năm 2007, tổng khối lượnghàng hoá thông qua các cảng tại Việt Nam là 177 triệu tấn, trong đó hệ thống cảng SàiGòn là 55 triệu tấn

b Tàu biển :

Trang 15

Theo thống kê hiện nay tình trạng tàu biển mang cờ Việt Nam bị lưu giữ ở nướcngoài đang trong tình trạng báo động đỏ Cơ quan chuyên môn đánh giá chất lượng tàubiển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - Tổ chức hợp tác kiểm tra Nhà nước tại cáccảng biển khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Tokyo MOU) xếp tàu biển Việt Nam vàodanh sách TOP 10 cụ thể đứng thứ 9 trong số các quốc gia có tỉ lệ tàu bị lưu giữ cao nhấtthế giới Nguyên nhân chủ yếu khiến tàu Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng nước ngoài là

do mất an toàn chống cháy, thiếu trang bị phao cứu sinh an toàn hàng hải hoặc thậm chí

vệ sinh tàu không sạch, để trang thiết bị không đúng nơi quy định

Nhưng không thể không nhắc tới việc trao đổi hàng hóa cũng ngày càng phongphủ và nhộn nhịp hơn và tiếp nhận ngày càng nhiều tàu biển của các nước Ví dụ như :Tổng số lượt tàu các loại đã vào sông Hậu qua luồng Định An tăng khá nhanh, từ 888lượt năm 2006 lên 7.873 lượt năm 2009 Có được sự tăng trưởng này là do số lượng lượttàu kéo sà-lan, bắt đầu từ cuối năm 2007, đã tăng lên rất nhanh (0, 542, 2.952, 6.824lượt) Tuy nhiên trọng tài DWT bình quân mỗi lượt tàu kéo sà-lan sau khi tăng (6.756,8.288 tấn) đến năm 2008, đã quay trở về mức 4.450 tấn

Hiện nay có trên 30 hãng tàu biển nước ngoài hoạt động thường xuyên trên cáctuyến vận tải biển đến Việt Nam để chở hàng xuất nhập khẩu và đã có 20 hãng tầu với 70tầu đã được cấp phép khai thác tàu Container chuyên dùng dưới hình thức Liner (theoQuyết định của Bộ GTVT) Ngoài ra còn một số hãng khác tuy không trực tiếp đem tầuvào khai thác tại Việt Nam, nhưng đang thực sự khai thác thị trường này thông qua mạnglưới đại lý vận chuyển, môi giới tìm hàng

Trang 16

c Cáp quang và thông tin liên lạc biển:

Về viễn thông quốc tế, chúng ta hiện có hai tuyến cáp quang trên biển là tuyếnTVH nối Thái Lan – Việt Nam – Hồng Kông và tuyến SEA – ME - WE 3 nối châu Âu –châu Á Hiện nay tại Việt Nam có các công ty viễn thông trong nước đóng góp xây dựngtuyến cáp biển: Saigon Postel (20 triệu USD), Viettel (20 triệu USD) FPT Telecom (10triệu USD) Đầu năm 2004, VNPT bắt đầu xây dựng tuyến cáp quang biển Bắc-Nam Cápquang trên biển sẽ cung cấp các dịch vụ thoại, dịch vụ Internet, truyền số liệu, quảng bácho kênh truyền hình, truyền dẫn cho các bộ ngành và đặc biệt đảm bảo an toàn chomạng trục Bắc Nam Hiện nay, Công ty viễn thông quốc tế VTI (Đơn vị thành viên củatập đoàn Bưu chính viễn thông VN - VNPT) đã đưa vào hoạt động hệ thống cáp quangbiển quốc tế AAG (Asia America Gateway) tại VN Hệ thống cáp quang biển này đượcđưa vào khai thác sẽ cho phép các nhà viễn thông mở ra khả năng kinh doanh loại hình

Trang 17

dịch vụ mới tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng truyền dẫn và nguồn vốn đạt hiệu quả đầu tưcao, đồng thời kết nối trực tiếp với các nước tiên tiến trên thế giới

Tuy nhiên hiện nay, cáp quang biển bị cắt trộm khá nhiều, được đánh giá cực kỳnguy hiểm, chưa có nước nào xảy ra chuyện hàng chục km cáp quang bị cắt trộm nhưvậy 1.500 tấn cáp bị cắt trộm là con số thống kê được cơ quan chức năng thông báo vớibáo chí sáng 5/6 Và tình trạng này đã khiến mạng viễn thông VN trở nên mất an toàn

2.1.5 Thực trạng về một số tài nguyên biển khác của Việt Nam

a, Dân cư ven biển và hải đảo:

Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc, chiếm khoảng 30%tổng dân số của cả nước Số người trong độ tuổi lao động có khoảng 10,2 triệu người Dựbáo đến năm 2011 dân số vùng ven biển khoảng gần 27 triệu người, trong đó gần 18 triệungười ở độ tuổi lao động Gần đây, dân cư và cuộc sống của người dân trên một số đảo đã

có bước phát triển nhờ chính sách di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo.Tuy vậy, quy mô kinh tế biển Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sảnlượng kinh tế biển của thế giới ước đạt 1 300 tỷ USD, Nhật Bản 468 tỷ USD, Hàn Quốc

33 tỷ USD Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu Hệthống cảng biển nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nênhiệu quả thấp

b, Các bảo tàng biển và cổ vật:

Hàng trăm nghìn cổ vật được tìm thấy cả dưới đáy biển đã phần nào cho thấychứng tích của các hoạt động liên quan đến “lịch sử sông nước” Việt Nam; tầm quantrọng, vị trí chiến lược của Việt Nam trong những cuộc giao lưu thương mại quốc tế trênbiển trên sông Trong khoảng 20 năm qua, việc phát hiện và khai thác cổ vật dưới nướchầu hết do ngư dân và chuyên gia nước ngoài hợp tác khai quật

Ở Việt Nam hiện nay quy mô của bảo tàng hải dương học khá phong phú và đadạng:

- Sa bàn, hình ảnh và các mô hình sinh thái biển

- Bề nuôi sinh vật biển

- Bảo tàng đa dạng sinh học

Trang 18

+ Bạch tuộc đốm xanh lần đầu tiên thu mẫu được ở Việt Nam năm 1999, loài này

có độc tố rất độc có thể gây chết người nếu bị cắn

c, Du lịch biển:

Nước ta có lợi thế phát triển du lịch biển do: vùng biển rộng gấp 3 lần đất liền, bờbiển dài trên 3.260 km có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, bãi biểnđẹp giàu đa dạng sinh học, nhiều phong cảnh ven biển đẹp Dọc ven biển có khôngdưới 126 bãi cát lớn nhỏ có khả năng chứa khoảng vài chục đến vài trăm ngàn người,trong đó có khoảng 20 bãi đạt tiêu chuẩn quốc tế Sự kết hợp hài hòa đó đã tạo cho biểnViệt Nam có tiềm năng du lịch rất lớn Các khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái,lặn ngầm, tắm biển ngày càng nhiều và sang trọng

* Các bãi tắm biển nổi tiếng:

- Miền Bắc:

+ Tỉnh Quảng Ninh: Trà Cổ, Vân Đồn, Bãi Cháy, Tuần Châu

+ Thành phố Hải Phòng: Cát Bà, Đồ Sơn

- Miền Trung

+ Tinh Nghệ An: Cửa Lò

+ Tinh Hà Tĩnh: Xuân Thành, Thiên Cầm

+ Huế: Thuận An

+Đà Nẵng: Hội An, Sơn Trà

- Miền Nam:

Trang 19

+ Kiên Giang: Phú Quốc, Hòn Chông

2.2 Vai trò của tài nguyên biển đối với ngành nông nghiệp Việt Nam

Biển cung cấp một nguồn lợi thủy sản đa dạng, góp phần quan trọng vào nguồncung cấp thủy sản của Việt Nam Các ngành kinh tế liên quan đến thủy sản như nuôitrồng thủy sản, khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản đóng góp lớn vào GDP của quốcgia Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hang đầu thế giới

Các nguồn lợi thủy sản lớn thường được tập trung và khai thác ở các ngư trườnglớn, đặc biệt là 4 ngư trường trọng điểm bao gồm Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường NinhThuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và cuốicùng là ngư trường Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Từ 2015 – 2022: Sản lượng thủy sản Việt Nam tăng từ 6,56 triệu tấn năm 2015 lên9,05 triệu tấn năm 2022, tăng 38% Trong đó, sản lượng NTTS chiếm 57%, khai thácchiếm 43%

Trang 20

Về Nuôi trồng thủy sản, từ 2015-2022: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của ViệtNam tăng từ 3,53 triệu tấn lên 5,19 triệu tấn, tăng 47% Nuôi trồng thủy sản phục vụ choxuất khẩu tập trung chủ yếu ở ĐBSCL (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sảnlượng tôm).

Từ 2015 – 2022: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng từ 3 triệu tấn lên3,86 triệu tấn, tăng 29%

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w