1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Thảo Luận Triết Nhóm 5 Nội Dung Quy Luật Quan Hệ Sản Xuất Phải Phù Hợp Với Tính Chất Và Trình Độ Của Lực Lượng Sản Xuất. Và Ý Nghĩa Của Vấn Đề Này Với Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam.pdf

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI: NỘI DUNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHẢI PHÙ HỢPVỚI TÍNH CHẤT VÀ TRÌNH ĐỘ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ ÝNGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NÀY VỚI CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ

HỘI Ở VIỆT NAM.

NHÓM: 5 LỚP: K57LQ3

GV BỘ MÔN: CÔ NGUYỄN THỊ KIỀU OANH, CÔ TẠ THỊ VÂN HÀ

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN LẦN 1

Thời gian: 3h ngày 05/10/2021 Địa điểm: phòng họp ROOM Có mặt: tất cả thành viên

Vắng mặt: 0 Trong đó: Vắng có phép: 0 Vắng không phép: 0 Nội dung cuộc họp:

Giới thiệu bản thân và điểm mạnh, điểm yếu

Nhóm trưởng đọc đề tài và phân công công việc cho từng thành viên: - Làm slide:

- Làm bản word: - Thuyết trình: - Lý thuyết:

- Thiết kế nghiên cứu và tổng hợp: Cuộc họp kết thúc vào lúc: 6h30p cùng ngày

Ngày 05 tháng 10 năm 2021 Nhóm trưởng Thư ký Trần Thị Hương Thảo Chung Phương Thủy

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN LẦN 2

Thời gian: 3h ngày 22/10/2021 Địa điểm: phòng họp ZOOM Có mặt: tất cả thành viên

Vắng mặt: 0 Trong đó: Vắng có phép: 0 Vắng không phép: 0 Nội dung cuộc họp:

Các thành viên trình bày các nội dung đã chuẩn bị và thảo luận cùng nhóm Nhóm thống nhất kết quả và các bạn làm slide, word bắt đầu làm bài Cuộc họp kết thúc vào 5h20p cùng ngày

Ngày 05 tháng 10 năm 2021 Nhóm trưởng Thư ký Trần Thị Hương Thảo Chung Phương Thủy

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Nội dung cuộc họp:

Trình bày bản word và slide trước nhóm Bạn thuyết trình thử thuyết trình trước cả nhóm

Trang 5

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN

Xác nhận của thư ký Xác nhận của nhóm trưởng Chung Phương Thủy Trần Thị Hương Thảo

Trang 6

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHẢI PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT VÀ TRÌNH ĐỘ CỦA LỰC LUỌNG SẢN XUẤT

I Khái niệm chung 9

1 Lực lượng sản xuất 9

2 Quan hệ sản xuất 10

II Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 12

1 Khái niệm 12

1.1 Tính chất của lực lượng sản xuất 12

1.2 Trình độ của lực lượng sản xuất 12

2 Nội dung quy luật 12

2.1, Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất 12

2.2, Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất 14

2.3, Mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ Ý NGHĨA CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT VÀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRÊN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN XHCN Ở VIỆT NAM I.Thực trạng nguồn lực của lực lượng sản xuất của nước ta 18

II.Xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất theo hướng xã hội chủ nghĩa 18

III.Ý nghĩa quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đối với con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của Việt Nam 19

C.KẾT LUẬN

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 7

Loài người đã trải qua 5 chế độ xã hội, mỗi một chế độ xã hội thì lại gắn với một nền văn minh khác nhau Công xã nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn dài nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Tiếp theo là nhà nước chiếm hữu nô lệ hay còn gọi là nhà nước chủ nô đây là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, là tổ chức chính trị đặc biệt của giai cấp chủ nô Ra đời trên sự tan rã của chiếm hữu nô lệ là nhà nước phong kiến Sau Cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII hình thái chính trị nhà nước tư bản chủ nghĩa dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần dần nhà nước phong kiến Và chúng ta đang dừng lại trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Mỗi một giai đoạn khác nhau thì lại gắn với một nền văn minh khác nhau Mỗi một thời kì lịch sử thì lại gắn với một nền văn minh khác nhau, khi nói đến nền văn minh thời kì cổ đại chúng ta nghĩ ngay đến nền văn Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ, Hoàng Hà Nền văn minh thời kì trung đại đó là hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu, sự ra đời của các thành thị trung đại tại giáo hội La Mã, văn hóa Phục Hưng… Đến với giai đoạn thời kỳ xã hội tiến bộ hơn phát triển hơn đó chính là thời kỳ hiện đại, những thành tựu nổi bật trong giai đoạn này đó là cuộc cách mạng tháng 10 Nga làm xuất hiện nhà nước xã hội chủ nghĩa, những thành tựu về khoa học công nghệ như là bao nguyên tử vũ khí hạt nhân ăn…Mỗi một nề văn minh lại có những thành tựa nhất định riêng.

Nền văn minh nhân loại suy cho cùng là do sự phát triển đúng hướng của lực lượng sản xuất quyết định Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một quy luật phổ biến và có tính tác động vô cùng to lớn đến cuộc sống của con người.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt Từ xã hội cũ sang xã hội mới-xã hội chủ nghĩa Thời kỳ đó bắt đầu từ khi giai cấp vô sản lên nắm chính quyền Cách mạng vô sản thành công vang dội và kết thúc khi đã xây dựng xong cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng của xã hội mới Đó là thời kỳ xây dựng từ lực lượng sản xuất mới dẫn đến quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới hình thành nên các quan hệ sở hữu mới Song trong một thời gian dài chúng ta không nhận thức đứng đắn về chủ nghĩa xã hội, về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên tính đa dạng hóa các loại hình sở hữu ở Việt Nam từ đó tạo nên tính đa dạng của nền kinh tế nhiều thành phần Thực tế cho thấy một nền kinh tế nhiều thành phần phải bao gồm nhiều hình thức sở hữu chứ không đơn thuần là hai hình thức sở hữu trong giai đoạn xa kia Nói cách khác quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện tất yếu để phát triển một nền kinh tế

Trang 8

Nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp cho mỗi sinh viên chúng ta, đặc biệt là sinh viên khối kinh tế, có thêm những hiểu biết ban đầu và sâu sắc hơn về sự phát triển của nước ta cũng như của các nước trên thế giới, hiểu được quy luật vận động của nền kinh tế từ đó có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng nước nhà sau này Vì vậy chúng em chọn đề tài nghiên cứu: “Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Từ đó nêu lên ý nghĩa của vấn đề này đối với con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”

NỘI DUNG

Trang 9

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHẢI PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT VÀ TRÌNH ĐỘ CỦA LỰC LUỌNG SẢN XUẤT

I Khái niệm chung1 Lực lượng sản xuất

- Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo nên của cải cho xã hội đảm bảo sự phát triển của con người

- Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và sức lao động (người lao động) mà trong đó yếu tố quan trọng nhất là sức lao động.

+ Người lao động (sức lao động): toàn bộ năng lực và trí tuệ của con người thông qua tư liệu lao động được kết tinh vào sản phẩm phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, kết hợp với các yếu tố đạo đức, tâm lý, khoa học biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất.Lênin nói “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”.

+ Tư liệu sản xuất là toàn bộ điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất Nó bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động

Đối tượng lao động: không phải là toàn bộgiới tự nhiên mà chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên được con người sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất Đối tượng lao động gồm 2 dạng: dạng tự nhiên sẵn có và dạng nhân tạo

Tư liệu lao động: là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt dưới mìnhvới đối tượng lao động Tư liệu lao động gồm 2 bộ phận: công cụ lao động và phương tiện lao động

o Công cụ lao động là vật nối trung gian giữa người và tư liệu lao động Theo Ănghen “Công cụ lao động là khí quan của bộ óc người, là tri thức được vật thể hóa có tác dụng nối dài bàn tay và nhân lên sức mạnh trí tuệ cho con người”.Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất Cùng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm, với những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng công cụ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử.

o Phương tiện lao động

- Trong các yếu tố này không thể thiếu người lao động, người lao động là nhân tố chủ quan hàng đầu của LLSX Hơn thế nữa, lao động của con người ngày càng trở

Trang 10

thành lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ.Khi con người tiến hành lao động SX thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất, động nhất và cách mạng nhất Tóm lại, trình độ của công cụ lao động là thước đo trình độ

- Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển Ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở lượng sản xuất trực tiếp" Sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại không còn chỉ là kinh nghiệm và thói quen của họ mà là tri thức khoa học Có thể nói: khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.

2 Quan hệ sản xuất

- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội) Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra.

- Quan hệ sản xuất do con người tạo ra, nhưng nó hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người C.Mác viết: "Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất"

- Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt:

+ Quan hệ sở hữu về tư liêu sản xuất tức là quan hệ giữa người với tư liệu sản xuất Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất –Biểu hiện thành chế độ sở hữu trong hệ thống các quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với các quan hệ xã hội khác.

+ Quan hệ tổ chức và quản lý kinh doanh sản xuất: Tức là quan hệ giưã người với người trong sản xuất và trong trao đổi vật chất của cải Trong hệ thống các quan hệ sản xuất các quan hệ vềmặt tổ chức quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định một cách quy mô tốc độ hiệu quả và xu hướng mỗi nền sản xuất cụ thể đi ngược lại các quan hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội

+ Quan hệ phân phối sản xuất sản phẩm: tức là quan hệ chặt chẽ với nhau cùng mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu qủa tư liệu sản xuất để làm cho chúng

Trang 11

không ngừng được tăng trưởng, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng nâng cao phúc lợi cho người lao động.Bên cạnh các quan hệ về mặt tổ chức quản lý, trong hệ thống quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốcđộ và nhịp điệu của sản xuất nhưng ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất kìm hãm sự phát triển của xã hội

=>3 mặt của QHSX có mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với TLSX là quan trọng nhất Nó quyết định và chi phối tới tất cả các quan hệ khác Mác nói “Trong mối quan hệ này thì quan hệ sản xuất là quan trọng nhất nhưng QH sở hữu này không phải đơn giản mà có được”

- Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất; giữa ba mặt của quan hệ sản xuất thống nhất với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.

- Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng kiến có hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng Sở hữu tư nhân là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay một số ít người, còn đại đa số không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất Do đó, quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất và trong đời sống xã hội là quan hệ thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột Sở hữu công cộng là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của mỗi cộng đồng Nhờ đó, quan hệ giữa người với người trong mỗi cộng đồng là quan Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất, đến việc tổ chức, điều khiển quá trình sản xuất Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất

- Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất do quan hệ sở hữu quyết định và nó phải thích ứng với quan hệ sở hữu Tuy nhiên có trường hợp, quan hệ tổ chức và quản lý hệ bình đẳng, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.không thích ứng với quan hệ sở hữu, làm biến dạng quan hệ sở hữu.

- Quan hệ về phân phối sản phẩm sản xuất ra mặc dù do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất chi phối, song nó kích thích trực tiếp đến lợi ích của con người, nên nó tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, và do đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất phát triển.

- Các Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất … hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó” Quan hệ sản xuất là một mặt của phương thức sản xuất, nếu lực lượng sản xuất biểu thị mặt thứ nhất của mối “quan hệ song trùng” của sản xuất vật chất, thì quan hệ sản xuất

Trang 12

biểu hiện mặt thứ hai của quan hệ đó, tức là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất

II Quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất

1 Khái niệm

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất Chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau hình thành quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất Ngược lại quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất

1.1, Tính chất của lực lượng sản xuất :

Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và lao động Khi nền sản xuất được thực hiện với những công cụ ở trình độ phổ thông như: búa, rìu, và lao động là lao động riêng lẻ, lực lượng sản xuất chủ yếu mang tính chất cá nhân Khi trình độ sản xuất đạt tới trình độ cơ khí hóa, lực lượng sản xuất đòi hỏi phải được vận động cho sự hợp tác xã hội rộng rãi trên cơ sở chuyên môn hóa Tính chất tự cấp tự túc cô lập của nền sản xuất nhỏ lúc đó phải được thay thế bằng tính chất xã hội hóa.

1.2, Trình độ của lực lượng sản xuất :

Lực lượng sản xuất có tính chất quyết định đối với sự phát triển của phương thức

sản xuất Trình độ của lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn của lịch sử loài người thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của loài người trong giai đoạn đó Khái niệm trình độ sản xuất nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ công cụ lao động, trình độ quản lí xã hội, trình độ phân công lao động trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh nghiệm và kỹ năng của con người.

Trên thực tế tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất không tách biệt nhau.

2 Nội dung quy luật:

2.1, Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng Chính sự thống nhất và tác động giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đã hình thành nên quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội Mối

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:56

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w