Hân Tích Vai Trò Của Pháp Luật Trong Việcbảo Đảm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Ở Việt Nam Hiệnnay.pdf

13 0 0
Hân Tích Vai Trò Của Pháp Luật Trong Việcbảo Đảm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Ở Việt Nam Hiệnnay.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lOMoARcPSD|38557106 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA LUẬT *** TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐẶNG THỊ HẢI ANH MÃ SINH VIÊN: 23A5101D0005 LỚP: LUẬT KINH TẾ (2351A02) Hà Nội, tháng 10, năm 2023 1 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com) lOMoARcPSD|38557106 MỤC LỤC I MỞ ĐẦU 3 II NỘI DUNG 2.1 Một số khái niệm 4 2.2 Hiện trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay 5 2.3 Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm 6 2.4 Một số các văn bản pháp luật hiện hành về an toàn vê sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay 7 2.5 Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay 9 III KẾT LUẬN 12 Tài liệu tham khảo 13 2 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com) lOMoARcPSD|38557106 I MỞ ĐẦU Trong suốt lịch sử loài người, ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống, và từ khi con người khám phá ra lửa và tiến bộ về công nghệ, chúng ta đã biết cách chế biến và sử dụng các loại thực phẩm theo nhiều hình thức khác nhau Ngoài việc cung cấp các loại thực phẩm ngon, bổ, rẻ, và tiện lợi, vấn đề an toàn trong việc ăn uống cũng trở nên ngày càng quan trọng Tại Việt Nam, an toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề cấp bách, có tính thời sự cao, đặc biệt trong thời điểm hiện tại Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe và sự phát triển của con người, mà còn có tác động đến kinh tế, văn hóa, du lịch, an ninh và an toàn xã hội Bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ góp phần nâng cao sức khỏe của người dân, tăng cường nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Đây là nền tảng để giải quyết vấn đề đói giảm nghèo và mở rộng các mối quan hệ quốc tế Vì tầm quan trọng của việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác truyền thông và giáo dục kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm cần được tăng cường, nhằm nâng cao nhận thức và thực hành của cộng đồng Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà các cơ quan nhà nước luôn quan tâm đặc biệt Đây được coi là một vấn đề có ý nghĩa to lớn về kinh tế, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và đặc biệt là tiến trình hội nhập của Việt Nam hiện nay 3 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com) lOMoARcPSD|38557106 Do tính chất quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này cần được điều chỉnh theo quy phạm pháp luật, điều này sẽ tạo ra cơ sở để hình thành các luật lệ về vệ sinh an toàn thực phẩm II NỘI DUNG 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Khái niệm về “thực phẩm” “Thực phẩm” hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích Dù có nhiều khái niệm cũng như quan niệm khác nhau nhưng ta có thể cơ bản hiểu về thực phẩm như sau: “Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản Khái niệm thực phẩm này không bao gồm thuốc dùng cho người, các chất gây nghiện và thuốc lá” 2.1.2 Khái niệm về “ vệ sinh an toàn thực phẩm” “Vệ sinh an toàn thực phẩm” hay “an toàn thực phẩm” được hiểu theo hai hướng Theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm do thực phẩm gây ra Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần dược thực hiện tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng Còn hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm Thực phẩm được coi 4 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com) lOMoARcPSD|38557106 là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến Thực phẩm an toàn là loại thực phẩm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà không gây hại cho sức khỏe con người do ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học hoặc các hình thức ô nhiễm khác gây ra WHO đã định nghĩa “an toàn thực phẩm có nghĩa là bao đảm thực phẩm sẽ không gây hại cho con người cả trong quá trình chuẩn bị và/hoặc khi đã sử dụng” Từ năm 1962, FAO đã xây dựng Bộ quy tắc về thực phẩm và thành lập Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex nhằm xác lập tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm và tổ chức hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên toàn cầu, với sự tham gia của 165 quốc gia thành viên, bao gồm Việt Nam Đến năm 1994, đã có 146 quốc gia áp dụng bộ quy tắc này và cùng nhau xác định hàng trăm tiêu chuẩn về hàng hóa thực phẩm, kỹ thuật và vệ sinh thực phẩm, đánh giá tác động của thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm, đánh giá an toàn của chất phụ gia, chất gây ô nhiễm và thuốc thú y liên quan đến thực phẩm Theo Điều 2 Luật An toàn thực phẩm Việt Nam, “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người 2.1.3 Khái niệm về “pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm” Đối tượng điều chỉnh của pháp luật an toàn thực phẩm là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối và sử dụng thực phẩm Pháp luật an toàn thực phẩm hướng tới chủ thể là các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm Với phạm vi và đối tượng điều chỉnh như vậy, có thể hiểu pháp luật an toàn thực phẩm là hệ thống các quy tắc xử sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Nhằm mục đích điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm của các cá nhân, tổ chức, đảm bảo thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe và tính mạng của con người 2.2 Hiện trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người Nó đóng góp vào việc giảm tỷ lệ mắc 5 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com) lOMoARcPSD|38557106 bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động và học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và phản ánh nếp sống văn minh Mặc dù đã có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo vệ, bảo quản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như các biện pháp quản lý và giáo dục như ban hành luật, điều lệ, thanh tra và giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng tỷ lệ bệnh do tiêu thụ thực phẩm kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn còn khá cao Theo báo cáo mới đây từ các cơ quan chức năng, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đã có những tiến bộ đáng kể Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để Hoạt động chế biến, sản xuất và kinh doanh vi phạm luật ngày càng trở nên khôn lường hơn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng Trong cùng thời gian, cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, khiến cho người tiêu dùng rất khó phân biệt được thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý An toàn vệ sinh Thực phẩm của Bộ Y Tế: trong 11 tháng năm 2022, cả nước xảy ra 46 vụ ngộ độc thực phẩm với 601 người bị ngộ độc, trong đó có 14 người tử vong Tính riêng trong tháng 11/2022, cả nước đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm với 20 người bị ngộ độc và 3 người tử vong Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y 6 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com) lOMoARcPSD|38557106 tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2 2.3 Nguyên nhân gây ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm - Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể - Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,… - Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá… - Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép - Chất độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hạt dẻ bị mốc - Chất độc gốc môi trường: kim loại nặng, dioxin… 2.4 Một số các văn bản pháp luật hiện hành về an toàn vê sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay *Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 của Quốc hội gồm 11 Chương, 72 Điều quy định về: - Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; - Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; - Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; 7 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com) lOMoARcPSD|38557106 - Kiểm nghiệm thực phẩm; - Phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; - Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm *Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm về: 1 Thủ tục tự công bố sản phẩm 2 Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm 3 Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen 4 Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 5 Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu 6 Ghi nhãn thực phẩm 7 Quảng cáo thực phẩm 8 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe 9 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm 10 Truy xuất nguồn gốc thực phẩm 11 Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm a) Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế; b) Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; c) Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương; 8 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com) lOMoARcPSD|38557106 d) Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân các cấp; đ) Phối hợp giữa các bộ quản lý ngành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm *Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm *Thông tư 279/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm 2.5 Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay Có thể nói để điều chỉnh các hành vi trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thực phẩm là rất cần thiết Vì vậy đòi hỏi pháp luật có những điều chỉnh đảm bảo quy định chung theo các khuôn khổ tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp cũng như lợi ích chính đáng của người tiêu dùng giúp giảm thiểu tối đa những hậu quả đáng tiếc xảy ra Pháp luật hướng tới việc bảo đảm an toàn thực phẩm thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về cơ cấu tổ chức đối với cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này Đó sẽ là cơ sở pháp lý để thực hiện công tác kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước 2.5.1 Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm quy định các tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu về sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm Nhờ vào sự chi tiết và minh bạch của pháp luật, các đơn vị liên quan 9 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com) lOMoARcPSD|38557106 có thể áp dụng và tuân thủ những quy định này để đảm bảo thực phẩm đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và an toàn Bằng việc quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, Luật An toàn thực phẩm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành có vai trò không thể thay thế được trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn thực phẩm Cụ thể Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm như sau: “1 Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người 2 Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây: a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; c) Quy định về bảo quản thực phẩm.” 2.5.2 Pháp luật có vai trò quản lý và giám sát về an toàn vệ sinh thực phẩm Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thiết lập cơ chế quản lý và giám sát để đảm bảo tuân thủ các quy định Các cơ quan chức năng, như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và Sở Nông nghiệp, được giao trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực này Ngoài ra, cơ quan này cũng có nhiệm vụ đánh giá và cấp phép cho các cơ sở sản xuất thực phẩm 2.5.3 Pháp luật có vai trò ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các cá nhân và tổ chức tham gia kinh doanh, sản xuất thực phẩm 10 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com) lOMoARcPSD|38557106 Pháp luật về an toàn thực phẩm đặt trọng trách lớn cho người kinh doanh và các tổ chức trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Các doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn, kiểm tra chất lượng và báo cáo công tác kiểm soát Nếu vi phạm sẽ dẫn đến trách nhiệm pháp lý và xử lý như phạt tiền, thu hồi giấy phép hoạt động, ngừng hoạt động và thậm chí có thể bị xử lý trước pháp luật hình sự 2.5.4 Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm Pháp luật về an toàn thực phẩm giúp tạo ra niềm tin và lòng tin cậy từ phía người tiêu dùng Khi có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng các sản phẩm thực phẩm mà họ tiêu dùng đã được kiểm soát và đảm bảo an toàn Pháp luật cũng tạo ra cơ chế để cung cấp thông tin và giáo dục cho người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm Các quy định yêu cầu các đơn vị kinh doanh cung cấp thông tin rõ ràng về thành phần, xuất xứ, hạn sử dụng và các chỉ dẫn sử dụng Ngoài ra, các chương trình giáo dục và tuyên truyền công cộng được thực hiện để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề này Luật An toàn thực phẩm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành có các quy định cụ thể về việc thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm từ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm 2.5.5 Pháp luật có vai trò trong việc bảo đảm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng Pháp Luật đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe và đời sống của người dân bằng cách đảm bảo rằng thực phẩm được sản xuất, chế biến và tiêu thụ một cách an toàn 11 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com) lOMoARcPSD|38557106 III KẾT LUẬN Pháp luật về an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng và sự an toàn của thực phẩm, cũng như duy trì niềm tin cậy trong hệ thống thực phẩm Nó cung cấp khung pháp lý để kiểm soát và quản lý an toàn thực phẩm, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp thực phẩm Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, quản lý và bảo vệ vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam Bằng việc xác định các tiêu chuẩn, tăng cường trách nhiệm của người kinh doanh và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, pháp luật giúp tạo ra một môi trường an toàn và đáng tin cậy khi sử dụng thực phẩm An toàn vệ sinh thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe con người, sự phát triển của giống nòi và tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, an ninh và an toàn xã hội Bằng công cụ pháp luật, nhà nước tạo lập cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; tạo lập hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào các các quan hệ pháp luật trong lĩnh 12 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com) lOMoARcPSD|38557106 vực an toàn thực phẩm; là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; là căn cứ pháp lý để thống nhất và chuẩn hóa các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Việt Nam phù hợp với chuẩn mực chung của quốc tế về an toàn thực phẩm Tài liệu tham khảo: 1 Báo điện tử VTVnews 2 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 3 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP 4 Thông tư 279/2016/TT-BTC 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP 7 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 8 Cục An toàn thưc phẩm 9 Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh 13 Downloaded by LIEU TAI (tailieuso.14@gmail.com)

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:11