BÁO CÁO CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2014, VÀ ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH NĂM 2015 Ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng

85 0 0
BÁO CÁO CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2014,  VÀ ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH NĂM 2015 Ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Căn cứ khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014 tỉnh Sóc Trăng ban hành kèm theo công văn số 530SKHĐTTH, ngày 972013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013. Dựa trên kết quả các mặt công tác của ngành y tế trong thời gian qua, định hướng chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế, tình hình thực tế của ngành và địa phương, Sở Y tế xin báo cáo tình hình hoạt động của ngành năm 2013 và đề xuất kế hoạch công tác năm 2014 với các nội dung cụ thể như sau:

SÓC TRĂNG BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG 2013-2014 Thủ trưởng đơn vị Người lập bảng UBND TỈNH SÓC TRĂNG SỞ Y TẾ - BÁO CÁO CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2014, VÀ ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH NĂM 2015 Ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng 2 Số …/BCKH-SYT, ngày 31/12/2014 UBND TỈNH SÓC TRĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ Y TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: … /BCKH-SYT Sóc Trăng, ngày 31 tháng 12 năm 2014 “Dự thảo” BÁO CÁO Công tác y tế năm 2014 và phương hướng kế hoạch năm 2015 I CÁC CĂN CỨ Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2015; Căn cứ Công văn số 3978/BKHĐT-TH ngày 24/6/2014 của Bộ Kế hoạch – Đầu tư về Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; Căn cứ Công văn số 3979/BKHĐT-TH ngày 24/6/2014 của Bộ Kế hoạch – Đầu tư về lập kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015; Căn cứ Công văn số 4482/BYT-KH-TC ngày 10/7/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế, dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 II NỘI DUNG TRÌNH BÀY Báo cáo công tác y tế năm 2014 và phương hướng kế hoạch 2015 Ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng được trình bày gồm 4 phần như sau: A Tình hình công tác y tế năm 2014 B Kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2015 C Tổ chức triển khai thực hiện D Các biểu mẫu Chỉ tiêu và Phụ lục số liệu thống kê có liên quan Phần thứ nhất: A TÌNH HÌNH CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2014 Năm 2014 là năm thứ tư ngành y tế thực hiện kế hoạch 05 năm giai đoạn 2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội XI, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2015 Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình công tác của 3 Chính phủ nhiệm kỳ 2012-2016, những tháng đầu năm, toàn ngành y tế đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội Năm 2014 cũng là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 18/4/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 5 năm giai đoạn (2011 - 2015) đồng thời cũng là giai đoạn chịu tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang suy thoái; thiên tai, dịch bệnh xẩy ra liên miên nhưng Ngành Y tế đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, nhiều chỉ tiêu kế hoạch quan trọng được hoàn thành; nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân được duy trì bền vững Nhằm chủ động thực hiện tốt kế hoạch năm 2014, ngay sau hội nghị triển khai kế hoạch 2014 của UBND tỉnh, Ngành Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết toàn diện các mặt hoạt động công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân năm 2013 và triển khai kế hoạch công tác năm 2014, phân bổ chỉ tiêu hoạt động và ngân sách cho từng đơn vị; đồng thời hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động và triển khai ngay kế hoạch hoạt động năm 2014 của đơn vị trong tháng 1/2014 và định hướng kế hoạch giai đoạn đến năm 2015 Qua đánh giá tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm và khả năng thực hiện các nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014, ngành y tế có khả năng hoàn thành các chỉ tiêu được giao đó là: (i) số giường bệnh trên 1 vạn dân (không kể trạm y tế xã): giao 17,8, ước đạt 17,8; (ii) Chỉ tiêu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 15,0%, ước đạt 15,0% Trong 23 chỉ tiêu chung đề ra còn lại, ước đạt 20/23 chỉ tiêu, có 3/38 chỉ tiêu chưa đạt là (i) Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân; (ii) Tỷ lệ dược sĩ đại học/vạn dân và (iii) Tỷ lệ chất thải y tế (bao gồm cả rắn và lỏng) được xử lý Các kết quả cụ thể đã đạt được trong những tháng đầu năm 2014 như sau: I ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE 1 Vị trí địa lý Tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang ngày l/4/1992; là tỉnh nằm phía Nam, Hạ lưu sông Hậu Giang, phía Đông và Đông Nam tiếp giáp biển Đông với tổng chiều dài 72 km bờ biển, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu; phía Tây tiếp giáp với tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; phía bắc tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.310 km2, bằng 8,3% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và xấp xỉ bằng 1% diện tích cả nước; được chia thành 8 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố: Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Cù Lao Dung, Châu Thành, Trần Đề, thị xã Vĩnh Châu; thị xã Ngã Năm và thành phố Sóc Trăng Trong đó huyện Cù Lao Dung được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Long Phú, huyện Châu Thành được chia tách từ huyện Mỹ Tú và huyện Trần Đề được chia tách từ huyện Mỹ Xuyên và huyện Long Phú, thị xã Ngã Năm được thành lập trên cơ sở chia tách huyện Thạnh Trị Toàn tỉnh có 109 xã/ phường/thị trấn với 775 khóm/ấp 2 Khí hậu, thời tiết liên quan đến sức khoẻ 4 Khí hậu ở Sóc Trăng có tính chất đặc trưng khí hậu gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm 2006 là 26,90C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4, với 28,10 C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, với 25,60C Biên độ nhiệt trung bình trong năm là 2,50C Cũng như các tỉnh khác trong vùng, ở Sóc Trăng thời tiết phân thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa ở Sóc Trăng tương đối cao so với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm trung bình có 155 ngày mưa với lượng mưa khoảng 1.860 mm (trong khi ở Gò Công có 74 ngày mưa với trữ lượng 1.210 mm; ở Bạc Liêu 114 ngày mưa với trữ lượng 1.663 mm; ở Vĩnh Long 120 ngày mưa với trữ lượng 1.414 mm; ở Rạch Giá 132 ngày mưa với trữ lượng 2.050 mm; Cà Mau 165 ngày mưa với trữ lượng 2.360 mm) Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm tới 90% tổng lượng mưa cả năm Những tháng có lượng mưa cao nhất trong năm là từ tháng 8 đến tháng 10 Chế độ gió thịnh hành theo mùa, mùa khô hướng gió theo hướng Đông Bắc và Đông với vận tốc trung bình khoảng 1,6- 2,8 m/s Mùa mưa gió theo hướng Tây-Nam hoặc Tây với tốc độ trung bình 1,8- 4,5 m/s Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có giông, lốc, gió xoáy cấp 7 đến cấp 8 Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm; mùa khô có lượng bốc hơi lớn nhất, độ ẩm không khí cao, trung bình năm 85%, mùa mưa độ ẩm cao 88% Đặc điểm về thời tiết và khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của nhân dân, mô hình phát sinh các loại bệnh cũng thay đổi theo mùa: mùa mưa có lượng mưa và độ ẩm cao, thích hợp cho các loại muỗi phát triển làm gia tăng các loại bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết Mùa khô khó khăn về nước sinh hoạt thường gia tăng các bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, cúm Những giai đoạn chuyển mùa thời tiết oi bức cũng thường ảnh hưởng đến sức khoẻ, dễ phát sinh các bệnh truyền nhiễm 3 Phát triển kinh tế xã hội Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng, tính đến cuối năm 2013 thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh đạt tương đương 1.000 USD; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.500 tỷ đồng; lĩnh vực văn hoá, xã hội có tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo còn 17%, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh luôn được giữ vững Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng thời kỳ năm 2011- 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2015 tăng bình quân hàng năm 10- 12% Với tốc độ phát triển kinh tế như vậy, tổng mức chi tiêu của người dân sẽ tăng lên, trong đó có chi cho y tế và bảo vệ sức khoẻ, từ đó người dân có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cao 4 Dân số và phân bố dân cư 5 Theo Niên giám thống kê Sóc Trăng năm 2013, dân số toàn tỉnh là 1.383.000 người, mật độ dân số trung bình 388 người/km2 Tỷ lệ Nam giới và Nữ giới có xu hướng cân bằng, dân số Nữ chiếm 51,26%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 1,65% năm 2000 xuống 1,05% năm 2013 Như vậy công tác dân số kế hoạch hoá gia đình của tỉnh có nhiều kết quả, thực hiện quy mô gia đình ít con, tạo điều kiện tốt về nuôi dưỡng, bảo vệ và chăm sóc trẻ em Tổng số hộ trong tỉnh năm 2013 là 265.980 hộ, trong đó có trên 100 ngàn hộ với gần 360 ngàn nhân khẩu là người dân tộc Khơ me chiếm khoảng 28,9% dân số toàn tỉnh và phân bố ở tất cả 11 huyện/thị xã/thành phố, tập trung nhiều ở các huyện Vĩnh Châu, Mỹ Tú và ở các xã vùng sâu vùng xa, đời sống khó khăn Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, tỉnh Sóc Trăng thuộc vào loại trẻ, tháp tuổi dạng rộng ở chân đáy và bắt đầu thu hẹp ở lứa tuổi 40 trở lên Cụ thể: + Từ 0 - 4 tuổi: 97.298 người, chiếm 8,3%; + Từ 5 - 9 tuổi: 139.308 người: chiếm 11,9%; + Từ 10 - 17 tuổi: 238.004 người, chiếm 20,3% (vị thành niên); + Từ 15 - 49 tuổi: 650.979 người, chiếm 55,5, trong đó nữ là 335.998 người (phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ); + Từ 70 tuổi trở lên: 35.809 người, chiếm 3,1% (người cao tuổi) Ngoài các khu, các điểm đô thị dân cư tập trung, còn lại phần lớn dân cư của tỉnh là phân tán, định cư theo các tuyến sông, tuyến kênh lớn Vì vậy việc bố trí các cơ sở y tế của ngành cũng như khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của nhân dân gặp nhiều khó khăn 5 Cơ cấu bệnh tật tại địa phương Cơ cấu bệnh tật ở tỉnh Sóc Trăng tương tự như đặc điểm chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long: Do địa hình thấp, mùa mưa tập trung kéo dài, độ ẩm cao, có nhiều nguồn nước đọng là điều kiện cho muỗi phát triển nhiều, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, điều kiện sinh hoạt còn khó khăn nhất là về nước sinh hoạt Mặt khác do tập quán sinh hoạt không hợp vệ sinh nên có những bệnh mắc với tỷ lệ khá cao Tỷ lệ mắc bệnh/100.000 dân đối với một số bệnh qua các năm như sau: Đơn vị tính: ca bệnh/100.000 Loại bệnh Năm 1992 Năm 2000 dân Năm 2010 Tiêu chảy Nhóm bệnh đường ruột Năm 2005 856 Tả 1.200 1.287 00 Thương hàn 1,37 1,21 952 110 Lỵ trực khuẩn 145 205 00 25 62 56 131 Nhóm bệnh do muỗi truyền 32 6 Sốt xuất huyết 693 423 189 250 Sốt rét 917 728 283 270 Viêm não 12 10 6,5 4,2 Bạch hầu Các bệnh truyền nhiễm khác 0,005 0,004 Ho gà 1,23 0,45 1,23 0,002 Sởi 3,29 0,59 5,53 2,90 Uốn ván sơ sinh 8,55 5,37 0,17 00 Bại liệt (LMC) 00 0,39 0,17 0,01 Lao 0,99 0,21 0,37 0,22 3,22 1,56 Nguồn: Báo cáo thống kê ngành y tế tỉnh Sóc Trăng từ năm 2002- 2010 II CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ Cơ sở vật chất bệnh viện đa khoa tỉnh được đầu tư từ khi tái lập tỉnh) đã trên 20 năm) và ban đầu đực xây dựng có quy mô 300 giường bệnh nhưng đến nay giường kế hoạch đã là 700 giường và thực kê lên tới 850 giường Toàn tỉnh, không riêng gì bệnh viện đa khoa, nhìn chung cơ sở vật chất được đầu tư thiếu đồng bộ, còn nhiều manh mún, chắp vá và xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là y tế tuyến cơ sở Mặt bằng cơ sở thấp thường xuyên bị ngập nước, hệ thống thoát nước bề mặt gần như không hoạt động được Trang thiết bị y tế cơ bản được đầu tư từ các dự án hỗ trợ như Dự án hỗ trợ y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long cho bệnh viện đa khoa tỉnh bao gồm các chủng loại theo qui định của Bộ Y tế như: Máy X- quang; Siêu âm; Dụng cụ phẫu thuật nội soi; Monitor theo dõi bệnh nhân; Các loại máy xét nghiệm tự động; Nồi hấp tiệt trùng; Máy tạo o xy; Máy điện tim Từ các trang thiết bị này, các bệnh viện đã thực hiện được nhiều kỹ thuật chuyên sâu, phẫu thuật, thủ thuật các loại trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh; Dự án hỗ trợ hệ thống y tế do Quỹ toàn cầu tài trợ Tuy vậy, hiện nay phần lớn trang thiết bị của các cơ sở y tế đã bị xuống cấp, hoặc lạc hậu mà chưa có nguồn đầu tư thay thế và đang trông chờ vào bệnh viện đa khoa mới, một số đơn vị y tế mới được thành lập thêm nhưng chưa được bổ sung trang thiết bị, dụng cụ chuyên môn y tế chuyên dùng, làm ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh III MÔ HÌNH TỔ CHỨC, NHÂN LỰC VÀ BIẾN ĐỘNG NHÂN LỰC Đi đôi với hệ thống hành chính là mạng lưới y tế toàn tỉnh do Sở Y tế quản lý và điều hành với: 02 Chi cục (Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm); 03 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện đa khoa tỉnh; Bệnh viện Quân dân y; Bệnh viện 30/4); 08 Trung tâm tuyến tỉnh (Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm Pháp Y); 08 bệnh viện tuyến huyện; 11 Trung tâm Y tế tuyến huyện; 109 Trạm Y tế xã/phường/thị trấn và 755 Tổ Y tế khóm/ấp Bảng 1: Nhân lực y tế phân bố theo các loại hình đào tạo 7 Stt Loại hình đào tạo Số lượng Tỷ lệ % Số lượng/ 22 0,56 10.000 dân 1 Bác sĩ chuyên khoa 2 270 6,60 2 Bác sĩ chuyên khoa 1 9 0,22 0,16 3 Thạc sĩ chuyên ngành Y 4 0,10 2,04 4 Thạc sĩ chuyên ngành Dược 83 2,03 0,07 5 Bác sĩ chuyên khoa sơ bộ 237 5,80 0,03 6 Bác sĩ đa khoa 54 1,32 0,63 7 Dược sĩ đại học 70 1,71 1,79 8 Cử nhân các loại 163 3,99 0,41 9 Đại học, CN Cao đẳng khác 873 21,36 0,53 10 Y sĩ các loại 440 10,76 1,23 11 Dược sĩ trung học 391 9,56 6,60 12 Nữ hộ sinh trung học 864 21,14 3,33 13 Điều dưỡng trung học 132 3,23 2,95 14 Kỹ thuật viên trung học 208 5,09 6,53 15 Trung học khác 61 1,49 1,00 16 Y tá sơ học 38 0,93 1,57 17 Điều dưỡng sơ học 30 0,73 0,46 18 Dược sĩ SH (dược tá) 52 1,27 0,29 19 Sơ học y, dược khác 86 2,20 0,23 20 Cán bộ khác 100,00 0,39 4.084 0,68 Cộng: 30,89 Bảng 2 Số lượng được đào tạo và về công tác tại tỉnh 5 năm gần đây: Loại hình Năm Năm Năm Năm Năm Cộng 2009 2010 2011 2012 2013 105 Bác sĩ 28 27 22 18 10 16 Dược sĩ 4 3 4 2 3 19 Cử nhân 3 4 5 3 4 140 Tổng cộng: 35 34 31 23 17 Bảng 3 Số lượng xin chuyển đi, nghỉ hưu, chết trong 5 năm gần đây: Loại hình Năm Năm Năm Năm Năm Cộng 2009 2010 2011 2012 2013 Bác sĩ 10 11 12 12 12 57 Dược sĩ 2 1 1 1 2 7 Cử nhân 3 2 2 1 0 8 Tổng cộng: 15 14 15 14 14 72 (Nguồn số liệu 2013) Như vậy, đến năm 2014 mô hình quản lý ngành y tế tỉnh Sóc Trăng đã được xác lập với các đơn vị quản lý và sự nghiệp gồm: 1 Tuyến tỉnh 8 1.1 Hệ quản lý nhà nước: Chịu trách nhiệm chung quản lý nhà nước về lĩnh vực Y tế trên địa bàn tỉnh là Sở Y tế, bao gồm Ban giám đốc (1 Giám đốc, 3 phó Giám đốc), Văn phòng Sở Y tế, 4 phòng chức năng (Kế hoạch- Tài chính- Kế toán; Nghiệp vụ Y; Quản lý Dược) và Thanh tra Sở Y tế Ngoài ra, tỉnh còn hai chi cục là Chi cục DS-KHHGĐ và Chi cục ATVSTP 1.2 Hệ khám chữa bệnh: Toàn tỉnh có 2.450 giường bệnh (kể cả phòng khám đa khoa khu vực), bình quân đạt 17,8 giường/vạn dân (cả nước 22,5 giường/1 vạn dân) Mạng lưới KCB cấp tỉnh bao gồm các cơ sở y tế chủ yếu như: - Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng: Là bệnh viện hạng 2, quy mô 700 giường - Bệnh viện 30 tháng 4: Là bệnh viện chuyên khoa hạng 2, Bệnh viện được xây dựng hoàn chỉnh năm 2009 với 100 giường - Bệnh viện Quân dân Y: Là bệnh viện hạng 3, Bệnh viện được xây dựng hoàn chỉnh năm 2010 với 100 giường bệnh - Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội: Bộ phận khám chữa bệnh được xếp tương đương bệnh viện chuyên khoa hạng 2; Trung tâm được thành lập năm 2003 với 100 giường bệnh - Trung tâm CSSKSS: Bộ phận khám chữa bệnh được xếp tương đương bệnh viện hạng 3; Trung tâm được thành lập năm 1992 với 30 giường bệnh 1.3 Hệ phòng bệnh: - Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội (phần hoạt động theo các CTDA); - Trung tâm CSSKSS (phần hoạt động theo các CTDA); - Trung tâm y tế dự phòng; - Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe; - Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 1.4 Các đơn vị tuyến tỉnh khác: - Trung tâm Kiểm nghiệm; - Trung tâm Giám định Y khoa; - Trung tâm Pháp y; - Trường Trung cấp Y tế 2 Tuyến y tế cơ sở Tuyến huyện/xã được gọi mạng lưới y tế cơ sở bao gồm y tế khóm/ấp; xã/ phường/thị trấn; huyện/thị xã/thành phố đã được củng cố và hoàn thiện theo tinh thần Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng: Đây là tuyến y tế gần dân nhất tạo điều kiện cho người dân được CSSK với chi phí thấp 2.1 Tuyến huyện/thị xã/thành phố: Tất cả 8 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố đều có Phòng Y tế hoặc/và hoặc Trung tâm Y tế; Bệnh viện huyện; Phòng khám Đa khoa Khu vực Đại Ngãi thuộc Bệnh viện đa khoa huyện Long Phú và Phòng khám Đa khoa Khu vực Mỹ Phước thuộc Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Tú 9 Bệnh viện huyện/thị xã/thành phố được xếp tương đương như bệnh viện hạng 3, gồm 8 bệnh viện, 02 trung tâm y tế với tổng số 1.350 giường bệnh 2.2 Trạm y tế xã/phường/thị trấn Toàn tỉnh có 109 trạm y tế xã/phường/thị trấn trực thuộc các Trung tâm Y tế quản lý Ngoài ra, tỉnh còn chú trọng phát triển mạng lưới y tế khóm/ấp Tính đến năm 2014, toàn tỉnh có 750/775 khóm/ấp có nhân viên y tế hoạt động, đạt tỷ lệ gần 97% với gần 2.000 cộng tác viên y tế đang hoạt động IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU Y TẾ CƠ BẢN TT Chỉ số KH cả KH Ước Khả nước tỉnh TH cả Đơn vị năm năm năm năng đạt 2014 2014 2014 KH 1 Số bác sĩ /vạn dân Người 7,8 4,5 4,2 Gần Đạt 2 Số dược sĩ đại học/ vạn Người 1,6 0,58 0,55 Gần Đạt dân 97,0 97,0 Đạt 3 Tỷ lệ thôn bản có nhân % 89 viên y tế hoạt động 4 Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ % 78 78 78 Đạt 5 Tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ % >95 100 100 Đạt sinh hoặc y sỹ sản nhi 6 Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân Giường 22,5 17,8 17,8 Đạt (không bao gồm TYT xã)* 7 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ >90 >90 >90 Đạt 8 Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc % 55 73,4 73,4 Đạt gia về y tế 9 Tỷ lệ dân số tham gia % BHYT 73 76,2 76,2 Đạt 10 Tỷ lệ chất thải rắn y tế % 83 100 60 Không được xử lý 11 Tuổi thọ trung bình Tuổi >73 12 Tỷ số tử vong mẹ trên Bà mẹ 61 45 45 Đạt 100.000 trẻ đẻ sống 13 Tỷ suất tử vong trẻ em ‰ dưới 1 tuổi 15,0 14,0 14,0 Đạt 14 Tỷ suất tử vong trẻ em ‰ 21,0 26 26,0 Đạt dưới 5 tuổi Triệu 90,7 16 Quy mô dân số người 17 Mức giảm tỷ lệ sinh ‰ 0,1 0,2 0,2 Đạt 10

Ngày đăng: 08/03/2024, 08:35

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan