CĐT nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu; - Trong giai đoạn thi công XDCT: có các hoạt động QLCL và tự giám sát củanhà thầu thi công
Trang 1-
-LÊ NGUYỄN BÌNH
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỘC DỰ ÁN
CƠ SỞ HẠ TẦNG ƯU TIÊN TẠI ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG
ĐÀ NẴNG, 2022
Trang 2-
-LÊ NGUYỄN BÌNH
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỘC DỰ ÁN
CƠ SỞ HẠ TẦNG ƯU TIÊN TẠI ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng
Mã số : 8580201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THU HIỀN
ĐÀ NẴNG, 2022
Trang 3nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, lãnh đạo cơ quan, bạn
bè, đồng nghiệp, các đơn vị liên quan và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi để tôihoàn thành luận văn này
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô TS TrầnThu Hiền đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, tham gia ý kiến quý báu, giúp đỡ, độngviên tôi khắc phục, vượt qua khó khăn trong quá trình nghiên cứu để bản thân hoànchỉnh bản luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa sau đại học, trường Đại họcDuy Tân đã cung cấp cho tôi những thông tin, kiến thức, truyền đạt những kinhnghiệm trong quá trình tôi học lớp cao học để tôi ứng dụng vào nội dung của bảnluận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè, đồngnghiệp đã luôn động viên, cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi yên tâm họctập và nghiêncứu
Tác giả luận văn
Lê Nguyễn Bình
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên./
Tác giả luận văn
Lê Nguyễn Bình
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục đích của đề tài 1
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4.Phương pháp nghiên cứu 2
5.Bố cục luận văn 2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 3
1.1Công trình xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng 3
1.1.1 Các khái niệm liên quan 3
1.1.2 Nội dung hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng theo giai đoạn dự án………… 5
1.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng công trình xây dựng 6
1.2Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình 8
1.2.1 Nhóm yếu tố khách quan 8
1.2.2 Nhóm yếu tố chủ quan 8
1.2.3 Một số ví dụ về công tác quản lý CLCT 10
1.3Vai trò và ý nghĩa của quản lý chất lượng công trình xây dựng 12
1.3.1 Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng 12
1.3.2 Ý nghĩa của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng 12
1.4Giới thiệu về mô hình quản lý 5S 13
1.5Kết luận chương 1 15
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 16
2.1 Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình xây dựng 16
2.1.1 Sự cần thiết của quản lý CLCT xây dựng 16
2.1.2 Mục đích của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 17
Trang 62.1.5 Các cấp độ quản lý chất lượng công trình 21
2.2 Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng 23
2.3 Kết luận chương 2 30
Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG ƯU TIÊN ĐÀ NẴNG 31
3.1.Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại dự án 31
3.1.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng 31
3.1.2 Tổng quan về dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng 36
3.1.3 Thực trạng chất lượng xây dựng tại Dự án Cơ sở hạ tầng Ưu tiên tp Đà Nẵng………… 53
3.1.4 Những đúc rút về chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng tại Dự án Cơ sở hạ tầng Ưu tiên Đà Nẵng 65
3.2.Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình tại dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng 66
3.2.1 Giai đoạn lập dự án đầu tư 67
3.2.2 Giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công 67
3.2.3 Giai đoạn thi công 67
3.2.4 Công tác giải phóng mặt bằng 68
3.2.5 Đơn vị nhà thầu xây lắp 68
3.2.6 Đơn vị Tư vấn giám sát 69
3.2.7 Áp dụng 5S vào công tác quản lý chất lượng công trình 69
3.3 Kết luận chương 3 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1.Kết luận 71
2.Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7- ĐTXD: Đầu tư xây dựng.
- QLDA: Quản lý dự án
- VSMT: Vệ sinh môi trường
- DAĐT: Dự án đầu tư
Trang 8Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động quản lý CLCT xây dựng theo vòng đời dự án 6
Hình 1.2 Kiểm tra kỹ thuật cầu Chu Va 6 10
Hình 1.3 Bê tông không được đầm kỹ 10
Hình 1.4 Thiết kế vị trí tiếp giáp giữa cống hộp và mương hở bất hợp lý 11
Hình 1.5 Sơ đồ mô hình 5S 14
Hình 3.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu 32
Hình 3.2 Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng 34
Hình 3.3 Dự án Khu Đô Thị Công Nghệ FPT 39
Hình 3.4 Công trường cầu Nguyễn Tri Phương 39
Hình 3.5 Cầu Nguyễn Tri Phương và đường Võ Chí Công 40
Hình 3.6 Các công trình nhà thu nhập thấp do WB tài trợ 40
Hình 3.7 Lễ ký kết Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng 41
Hình 3.8 Đà Nẵng hướng đến mục tiêu “thành phố xanh” 42
Hình 3.9 Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án DN-PIIP 46
Hình 3.10 Sơ đồ tổ chức thực hiện Hợp phần A của dự án DN-PIIP 47
Hình 3.11 Sơ đồ tổ chức thực hiện Hợp phần B của Dự án DN-PIIP 48
Hình 3.12 Sơ đồ tổ chức thực hiện Hợp phần C của dự án DN-PIIP 49
Hình 3.13 Sơ đồ tổ chức hợp phần D của Dự án DN-PIIP 50
Hình 3.14 Xây đá không đúng kỹ thuật 52
Hình 3.15 Đào mương hở ra làm lại theo đúng kỹ thuật 53
Hình 3.16 Phần chân núi đá nằm trên tuyến mương thoát nước 54
Hình 3.17 Phá đá trong quá trình thi công 54
Hình 3.18 Đoạn chân móng nhà văn hóa cần được kè đá 55
Hình 3.19 Phần kè đá được thực hiện đảm bảo chất lượng của công trình 55
Hình 3.20 Tường rào thiết kế xây gạch xen kẽ tường rào thép 56
Hình 3.21 Khu đất của một ngôi đình bị tàn phá trong chiến tranh chống Pháp 57
Hình 3.22 Bê tông kém chất lượng phải giỡ bỏ làm lại 58
Trang 9Hình 3.25 Xe bị lún sụt, sa lầy 60
Hình 3.26 Xe ô tô tải bị lật đổ 61
Hình 3.27 Công nhân làm việc mất an toàn lao động 62
Hình 3.28 Đo độ chặt K95 63
Hình 3.29 Đo độ chặt K98 64
Hình 3.30 Đo mô đun đàn hồi E mặt đường 65
Hình 3.31 Đo chiều dày lớp bê tông nhựa 65
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng cơ bản đóng một vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc dân Vai trò
và ý nghĩa của xây dựng cơ bản có thể được thấy rõ trong việc cung cấp cho xã hộinhững nhu cầu thiết yếu cơ sở hạ tầng như nhà ở, điện, đường giao thông, hệ thốngcấp thoát nước ; các công trình phúc lợi như bệnh viện, trường học, các trung tâm vănhóa, khu vui chơi giải trí Việc tạo ra những sản phẩm xây dựng chất lượng khôngnhững đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn về mặt xã hội Chính vì vậy, việc quản lýchất lượng một dự án xây dựng hết sức quan trọng nhằm tránh gây lãng phí về nguồnlực, vốn và thời gian thực hiện công trình
Trong thời gian qua, chất lượng các công trình xây dựng là một vấn đề nhứcnhối không chỉ của các cấp các ngành nói riêng mà của toàn xã hội nói chung Chấtlượng công trình bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan vàthuộc mọi giai đoạn từ khảo sát, thiết kế, thi công
Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng vàđưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng công trình trở nên cần thiết và cấp bách
2 Mục đích của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng chất lượng công trình thuộc dự án
cơ sở hạ tầng ưu tiên tại Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượngcông trình xây dựng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và các nhân tốảnh hưởng đến công tác này
b Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc Dự án Cơ sở
hạ tầng Ưu tiên Đà Nẵng, trong khoảng thời gian từ 2012 – 2014
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết thông qua các khái niệm, văn bản quy phạm pháp luật
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp
5 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Luận văn được cấu trúc với 3chương nội dung chính, gồm:
Chương 1: Tổng quan về Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chương 2: Cơ sở lý luận nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựngcông trình
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý chất lượng và đề xuất một số giải phápnâng cao quản lý chất lượng tại dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng
Trang 12Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG
1.1 Công trình xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.1.1 Các khái niệm liên quan
a) Công trình xây dựng
Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng,thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với nền đất, bao gồm phần trên vàdưới mặt đất, phần trên và dưới mặt nước và được xây dựng theo thiết kế Công trìnhxây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp,giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác
b) Chất lượng công trình xây dựng
Theo quan niệm hiện đại, CLCT xây dựng, xét từ góc độ bản thân sản phẩm xâydựng, CLCT xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, tuânthủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tính thẩm mỹ, an toàn trong khai thác sửdụng, tính kinh tế và đảm bảo về thời gian phục vụ của công trình
Theo cách nhìn rộng hơn, CLCT xây dựng được hiểu không chỉ từ góc độ bảnthân sản phẩm xây dựng và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà bao gồm cảquá trình hình thành sản phẩm xây dựng cùng với các vấn đề liên quan khác Một sốvấn đề cơ bản liên quan đến CLCT xây dựng là:
- CLCT xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng vềXDCT, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát thiết kế, thi công cho đến giaiđoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn phục vụ CLCTxây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án ĐTXD côngtrình, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế
- CLCT tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấukiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục côngtrình
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểmđịnh nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị đưa vào công trình mà còn ở quá
Trang 13trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việccủa đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các HĐXD.
- Chất lượng luôn gắn với vấn đề an toàn công trình An toàn không chỉ làtrong khâu khai thác sử dụng mà phải đảm bảo an toàn trong giai đoạn thi công xâydựng đối với bản thân công trình, với đội ngũ công nhân kỹ sư cùng các thiết bị xâydựng và khu vực công trình
- Tính thời gian trong xây dựng không chỉ thể hiện ở thời hạn hoàn thànhtoàn bộ công trình để đưa vào khai thác sử dụng mà còn thể hiện ở việc đáp ứngtheo tiến độ quy định đối với từng hạng mục công trình
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư(CĐT) phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho cho các nhàđầu tư thực hiện các hoạt động dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát thiết kế,thi công xây dựng
Ngoài ra, CLCT xây dựng cần chú ý vấn đề môi trường không chỉ từ góc độtác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà cả tác động theo chiều ngược lạicủa các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án
Tóm lại: CLCT xây dựng là đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong những điều kiện
nhất định Nó thể hiện sự phù hợp về quy hoạch, đạt được độ tin cậy trong khâuthiết kế, thi công, vận hành theo tiêu chuẩn quy định, có tính xã hội, thẩm mỹ vàhiệu quả đầu tư cao, thể hiện tính đồng bộ trong công trình, thời gian xây dựngđúng tiến độ
c) Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quản lý CLCT xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu cầu, quyđịnh và thực hiện các yêu cầu, quy định đó bằng các biện pháp như kiểm soát chấtlượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng Hoạt động quản lý CLCT xây dựngchủ yếu là công tác giám sát và tự giám sát của CĐT và các chủ thể khác
Nói cách khác: Quản lý CLCT xây dựng là tập hợp các hoạt động của cơ quan,đơn vị có chức năng quản lý thông qua kiểm tra, đảm bảo chất lượng, cải tiến chấtlượng trong các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng vàđưa vào khai thác sử dụng
Trang 141.1.2 Nội dung hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng theo giai
đoạn dự án
Hoạt động xây dựng (HĐXD) bao gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự ánĐTXD công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế XDCT, thi công XDCT, giám sát thicông XDCT, quản lý dự án đầu tư XDCT, lựa chọn nhà thầu trong HĐXD và cáchoạt động khác có liên quan đến XDCT
Quản lý CLCT xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quátrình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, các nhà thầu, các tổchức và cá nhân liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảohành và bảo trì, khai thác và sử dụng công trình
Nếu xem xét ở một khía cạnh Hoạt động quản lý CLCT xây dựng, thì chủ yếu
là công tác giám sát của CĐT và các chủ thể khác Có thể gọi chung công tác giámsát là giám sát xây dựng Nội dung công tác giám sát và tự giám sát của các chủ thể
có thể thay đổi tuỳ theo nội dung của HĐXD Có thể tóm tắt nội dung hoạt độngcủa các chủ thể giám sát trong các giai đoạn của dự án xây dựng như sau:
- Trong giai đoạn khảo sát: ngoài sự giám sát của CĐT, nhà thầu khảo sát xâydựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát;
- Trong giai đoạn thiết kế: nhà thầu tư vấn thiết kế tự giám sát sản phẩm thiết
kế theo các quy định và chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượngthiết kế XDCT CĐT nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách nhiệm về các bản
vẽ thiết kế giao cho nhà thầu;
- Trong giai đoạn thi công XDCT: có các hoạt động QLCL và tự giám sát củanhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công XDCT và công tác nghiệm thu củaCĐT; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế XDCT và ở một số dự án có sự tham giagiám sát của cộng đồng;
- Trong giai đoạn bảo hành công trình CĐT, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sửdụng công trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng CTXD, phát hiện hư hỏng để yêucầu sửa chữa, thay thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục sửa chữa đó;Bên cạnh sự giám sát, tự giám sát của các chủ thể, quá trình triển khai XDCT còn
có sự tham gia giám sát của nhân dân, của các cơ quan QLNN về CLCT xây dựng;
Trang 15Tất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất lượng củaCTXD Kết quả của hoạt động giám sát được thể hiện thông qua hồ sơ QLCL, baogồm các văn bản phê duyệt, biên bản nghiệm thu và bản vẽ hoàn công, nhật ký giámsát của CĐT, nhật ký thi công của nhà thầu, các thông báo, công văn trao đổi, văn bảnthống nhất, Việc thực hiện các hoạt động giám sát chất lượng, lập và lưu trữ hồ sơQLCL được gọi chung là công tác QLCL.
Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động quản lý CLCT xây dựng theo vòng đời dự án 1.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng công trình xây dựng
Việc đánh giá CLCT xây dựng còn nhiều ý kiến khác nhau Cho đến nay, vẫnchưa có tổ chức nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về các hệ thống đánhgiá cũng như các tiêu chí đánh giá CLCT xây dựng Tuy nhiên, xuất phát từ các cơ
sở lý luận, thực tiễn xây dựng và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và vănbản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, bước đầu có thể đánh giá quản lý CLCT xâydựng như sau:
Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng
Hệ thống này cần quy định rõ phương pháp đo lường và đánh giá chất lượngcủa một CTXD dựa trên các tiêu chuẩn được chấp thuận có liên quan Nó cho phépđánh giá chất lượng và so sánh khách quan chất lượng của công trình này so vớicông trình khác thông qua một hệ thống tính điểm
Thứ hai, xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng với các mục tiêu sau:
Trang 16Xây dựng được điểm chuẩn về chất lượng đánh giá năng lực (bao gồm kinhnghiệm, năng lực thiết bị, nhân lực, tài chính…) nhà thầu thi công xây dựng Thiếtlập hệ thống đánh giá chất lượng tiêu chuẩn về năng lực nhà thầu thi công xâydựng Đánh giá chất lượng của một dự án xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn có liênquan được chấp thuận Đưa ra tiêu chí để đánh giá năng lực của các nhà thầu tham giatrong lĩnh vực xây dựng và tạo cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác phân tích thống kê.
Thứ ba, hệ thống đánh giá chất lượng phải bao gồm các nội dung sau:
Đánh giá năng lực của nhà thầu tham gia xây dựng: Hệ thống đánh giá chấtlượng (HTĐGCL) đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng năng lực nhà thầu đối với các
bộ phận khác nhau của CTXD và đối với công trình có tính chất khác nhau Chấtlượng năng lực của nhà thầu thi công xây dựng được đánh giá theo yêu cầu của tiêuchuẩn có liên quan, và các tiêu chí được công nhận nếu năng lực của nhà thầu tuânthủ tiêu chuẩn Những tiêu chí này được đánh giá trên cơ sở tính điểm theoHTĐGCL (có thể theo %) đối với dự án XDCT có nhiệm vụ và quy mô cụ thể.HTĐGCL đánh giá được thực hiện thông qua kiểm tra hiện trường và sử dụng cáckết quả kiểm tra Việc đánh giá năng lực nhà thầu theo cách này nhằm khuyến khíchcác nhà thầu thi công xây dựng làm tốt mọi công việc ngay từ khâu chuẩn bị vàtrong cả quá trình thực hiện;
Việc đánh giá của HTĐGCL một dự án xây dựng được thực hiện dựa trênkết quả kiểm tra - đánh giá độc lập các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, giámsát, kiểm định, quản lý dự án…Mọi công tác đánh giá phải thực hiện theo yêu cầucủa tổ chức đánh giá, tổ chức này được cơ quan QLNN về CLCT xây dựng đào tạo
Tổ chức thực hiện đánh giá phải đăng ký với cơ quan QLNN về CLCT xây dựng mới
đủ điều kiện để đánh giá chất lượng CTXD theo HTĐGCL;
Phương pháp đánh giá và quy trình chọn mẫu để đánh giá: Trước khi tiếnhành đánh giá bộ phận công trình hay dự án cần xác định phương pháp đánh giáthông qua việc lấy mẫu và sử dụng phương pháp thống kê Những mẫu được lấyđảm bảo tính khách quan trong suốt quá trình thực hiện dự án hay trong các giaiđoạn xây dựng khác nhau Tất cả các vị trí kiểm tra phải thuận tiện cho việc đánh
Trang 17giá và các mẫu được lựa chọn phải bảo đảm mang tính đại diện cho toàn bộ côngtrình và phải được phân tích đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành;
Việc đánh giá phải thực hiện theo quy trình và dựa vào tiêu chuẩn củaHTĐGCL Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về chất lượng năng lực và thủ tụcđánh giá chất lượng các CTXD
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình
CLCT xây dựng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, trực tiếp hoặcgián tiếp, được chia thành hai nhóm yếu tố ảnh hưởng:
1.2.1 Nhóm yếu tố khách quan
Những yếu tố khách quan cơ bản ảnh hưởng đến CLCT xây dựng:
- Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ: Sự phát triển của khoahọc kỹ thuật – công nghệ sẽ tạo ra được các sản phẩm CTXD thẩm mỹ hơn, sử dụngcác loại vật liệu mới hay vật liệu thay thế với giá thành rẻ hơn, công nghệ tiên tiếnhơn, chất lượng hơn, thân thiện với môt trường;
- Thị trường: Để tạo ra được những sản phẩm xây dựng phù hợp công năng sửdụng, đáp ứng nhu cầu của thị trường thì các chủ thể tham gia hoạt động xây dựngphải nắm bắt được những yếu tố hết sức cần thiết như nhu cầu của thị trường, thóiquen, phong tục, tập quán, văn hóa… của người sử dụng công trình;
- Chính sách, pháp luật của nhà nước: Các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạtđộng xây dựng luôn có mối quan hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng của tình hình chínhtrị, kinh tế xã hội, đặc biệt là cơ chế quản lý của nhà nước là đòn bẩy thúc đẩy việccải tiến, nâng cao chất lượng công trình, hình thành môi trường thuận lợi cho việchuy động các nguồn lực, các công nghệ mới và tiên tiến để công tác QLCLCT xâydựng ngày một tốt hơn;
- Điều kiện địa lý: Việt Nam có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, gió mùa, mưa nhiềucũng tác động không nhỏ đến việc bảo quản các nguyên vật liệu xây dựng, biện phápthi công, tiến độ thi công, an toàn lao động, vận hành máy móc thiết bị xây dựng;
1.2.2 Nhóm yếu tố chủ quan
Những yếu tố chủ quan cơ bản ảnh hưởng đến CLCT xây dựng:
Trang 18- Trình độ của lực lượng lao động trong hoạt động xây dựng: Là một trongnhững yếu tố quan trọng cơ bản giữ vị trí then chốt trong việc quản lý và nâng caoCLCT xây dựng, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cho xã hội;
Cùng với công nghệ, lực lượng lao động thực hiện các hoạt động xây dựng cótrình độ, kinh nghiệm sẽ làm giảm chi phí, thời gian và tăng hiệu quả công việc thựchiện; cùng với đó cần có các biện pháp tổ chức lao động khoa học, cung cấp đầy đủđiều kiện làm việc, đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người lao động song song với cácchính sách động viên, khuyến khích thưởng phạt rõ ràng, công khai để người laođộng có động cơ nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến nâng cao chất lượng công việc;
- Phương pháp quản lý: Phương pháp quản lý tốt sẽ tạo điều kiện cho các tổchức có thể khai thác tốt nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao CLCT xây dựng,các khâu trong hoạt động xây dựng phải được tổ chức một các hợp lý, hiệu quảnhất; Hoàn thiện phương pháp quản lý, trình độ nhận thức của cán bộ quản lý vềchính sách chất lượng và kế hoạch chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việcnâng cao CLCT xây dựng;
- Thiết bị, công nghệ: Trong nhiều trường hợp, trình độ và cơ cấu công nghệquyết định đến chất lượng sản phẩm tạo ra Thiết bị, công nghệ tác động tới nhữngtính năng kỹ thuật của sản phẩm và năng suất lao động, đặc biệt là các tổ chức cómức độ tự động hóa cao, có dây truyền sản xuất hiện đại sẽ tạo ra các sản phẩm chấtlượng và tăng năng xuất lao động;
- Nguyên vật liệu: Nguyên nhiên liệu, vật tư có nguồn gốc rõ ràng về chấtlượng, số lượng, đồng bộ, đáp ứng kịp thời sẽ đảm bảo tiến độ và nâng cao chấtlượng công trình;
- Quan điểm của lãnh đạo các tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng: Theoquan điểm quản trị chất lượng sản phẩm hiện đại, mặc dù công nhân lao động làngười trực tiếp tạo ra CTXD nhưng người quản lý, lãnh đạo tổ chức phải chịu tráchnhiệm đối với từng sản phẩm sản xuất ra;
Lãnh đạo các tổ chức cần bố trí nhân lực phù hợp với vị trí việc làm, sở trườngcủa từng cá nhân để họ phát huy hết khả năng và công hiến cho tổ chức;
Trang 19Các chính sách chất lượng và kế hoạch chất lượng được lãnh đạo các tổ chứcquyết định do đó quan điểm của họ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện CLCT xâydựng của tổ chức đó
Hình 1.2 Kiểm tra kỹ thuật cầu Chu Va 6
Ví dụ 2: Trong quá trình đổ bê tông, đội thi công của nhà thầu không thực
hiện nghiêm túc việc đầm bê tông gây hiện tượng dỗ mặt và hở cả thép ra ngoài
Hình 1.3 Bê tông không được đầm kỹ
Trang 20Tiếp theo là CĐT và chủ quản lý sử dụng công trình, những người có tráchnhiệm rất lớn đến CLCT, những đối tượng này cần phải nắm vững quy định vềQLCL, lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực và quản lý, giám sát chặt chẽ để đảm bảosản phẩm do mình đầu tư, quản lý đạt chất lượng tốt;
Sau đó là các nhà thầu khảo sát, thiết kế, giám sát, thí nghiệm, kiểm định,cũng là những đối tượng có tác động không nhỏ đến CLCT;
Ví dụ 3: Trong quá trình thiết kế, đơn vị thiết kế đã bỏ qua phần đấu nối giữa
mương hở thoát nước có bề rộng đáy 30 cm với cống hộp 2000x1000 có bề rộngđáy là 2m Sẽ là rất bất hợp lý tại vị trí này nếu không có đoạn vuốt nối co hẹp dầnđáy mương hở
Hình 1.4 Thiết kế vị trí tiếp giáp giữa cống hộp và mương hở bất hợp lý
Ngoài yếu tố con người, chất lượng nguyên vật liệu cũng là yếu tố ảnh hưởnglớn đến CLCT, bởi nguyên vật liệu là một bộ phận cấu thành nên CTXD, nhưng vớitình trạng hiện nay luôn có những vật liệu kém chất lượng lưu thông song hành vớivật liệu tốt trên thị trường Nếu không quản lý tốt, cứ đưa nó vào sử dụng thì sẽ lànguy cơ lớn ảnh hưởng đến CLCT Công tác quản lý vật liệu ở đây phải thực hiện từkhâu lựa chọn vật liệu đến khâu thí nghiệm, kiểm định, bảo quản, sử dụng vật liệu;
Trang 21Một yếu tố nữa có ảnh hưởng đến CLCT là các quy định quản lý, các tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Các văn bản quy phạm pháp luật này nếu thực sự khoahọc, hợp lý, phù hợp với thực tế sản xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng CTXD.Ngược lại sẽ cản trở sản xuất và ảnh hưởng đến CLCT trên bình diện toàn quốc.
1.3 Vai trò và ý nghĩa của quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.3.1 Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng
Công tác quản lý CLCT xây dựng có vai trò to lớn đối với nhà nước, CĐT,nhà thầu và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, cụ thể như:
a Đối với Nhà nước: Công tác QLCL tại các CTXD được đảm bảo sẽ tạo được
sự ổn định trong xã hội, tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nướctham gia vào lĩnh vực xây dựng, hạn chế được những rủi ro, thiệt hại cho những người
sử dụng CTXD nói riêng và cộng đồng nói chung
b Đối với chủ đầu tư: Đảm bảo và nâng cao CLCT sẽ thoả mãn được các yêucầu của CĐT, tiết kiệm được vốn cho Nhà nước hay nhà đầu tư và góp phần nângcao chất lượng cuộc sống xã hội Ngoài ra, đảm bảo và nâng cao chất lượng tạolòng tin, sự ủng hộ của các tổ chức xã hội và người hưởng lợi đối với CĐT, gópphần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài
c Đối với nhà thầu: Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng CTXD sẽ tiết kiệmnguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động Nâng caoCLCT xây dựng có ý nghĩa quan trọng tới nâng cao đời sống người lao động, thuậnlợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đối với nhà thầu CLCT xây dựnggắn với an toàn của thiết bị và nhân công nhà thầu trong quá trình xây dựng Ngoài
ra, CLCT đảm bảo cho việc duy trì và nâng cao thương hiệu cũng như phát triểnbền vững của nhà thầu
1.3.2 Ý nghĩa của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quản lý CLCT xây dựng là một vấn đề sống còn được Nhà nước và cộng đồnghết sức quan tâm Nếu công tác quản lý CLCT xây dựng thực hiện tốt sẽ không xảy
ra sự cố, tuổi thọ công trình đáp ứng thời gian quy định trong hồ sơ thiết kế, pháthuy hiệu quả dự án, đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ theo quyết định phê duyệt Do vậy,việc nâng cao công tác quản lý CLCT xây dựng không chỉ là nâng cao CLCT mà
Trang 22còn góp phần chủ động phòng chống tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xâydựng Theo thực tế, ở đâu tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Nhà nước vềquản lý CLCT thì ở đó CLCT tốt và hạn chế được tiêu cực trong xây dựng CTXDkhác với sản phẩm hàng hoá thông thường khác vì CTXD có phạm vi ảnh hưởngtương đối rộng, được thực hiện trong một thời gian dài, do nhiều người tham gia,gồm nhiều vật liệu tạo nên thường xuyên chịu tác động bất lợi của thời tiết và điềukiện tự nhiên Cũng vì đặc điểm đó, việc nâng cao công tác quản lý CLCT xây dựng
là rất cần thiết, bởi nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn về người và của, tácđộng xấu đến môi trường vùng hưởng lợi, đồng thời cũng rất khó khắc phục hậu quả.Nâng cao công tác quản lý CLCT xây dựng là góp phần nâng cao chất lượngsống cho con người Mỗi công trình được xây dựng có CLCT bảo đảm, tránh đượcxảy ra những sự cố đáng tiếc thì sẽ tiết kiệm được đáng kể cho ngân sách quốc gia
Số tiền đó sẽ được dùng vào công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, gópphần nâng cao đời sống nhân dân, hoặc dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo
1.4 Giới thiệu về mô hình quản lý 5S
Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng 5S vào công tác nhân sự;sàng lọc đội ngũ nhân viên để lựa chọn nhân tài; sắp xếp lại bộ máy để nâng caotính hiệu quả; vệ sinh tức là cải thiện bầu không khí trong cơ quan trở nên thânthiện, cởi mở, đoàn kết hơn, v.v cho nên 5S chính là nền tảng của năng suất vàchất lượng Sau đây là mô hình về 5S:
5S là một phương pháp quản lý nhằm mục đích cải tiến môi trường làm việc,một chương trình hoạt động thường trực trong một doanh nghiệp hoặc ở một đơn vịhành chính 5S là một phương pháp cải tiến rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quảtrong thực tế
Trang 23Hình 1.5 Sơ đồ mô hình 5S
5S là chữ cái đầu của các từ:
Theo tiếng Nhật là: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và
“SHITSUKE” Theo tiếng Việt là: “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, SĂNSÓC” và “SẴN SÀNG” Theo tiếng Anh là: “ SORT”, “SET IN ORDER”,
“STANDARDIZE”, “SUSTAINT” và “SELF-DISCIPLINE”
SERI (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc
SEITON (Sắp xếp): Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để
dễ dàng, nhanh chóng cho việc sử dụng
SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc
SEIKETSU (Săn sóc): Là liên tục duy trì, cải tiến nơi làm việc bằng: Seri, Seiton và Seiso
SHITSUKE (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các quiđịnh tại nơi làm việc
Từ văn phòng, nhà kho cho đến công trường xây dựng, hay nhà xưởng côngnghiệp hoặc nông nghiệp Nơi nào có hoạt động thì nơi đó cần sắp xếp, cần phânloại, cần sạch sẽ Không có hoạt động 5S thì không thể bàn đến việc quản lý và cảitiến 5S ngăn chặn sự xuống cấp của nhà xưởng, tạo sự thông thoáng cho nơi làmviệc, đỡ mất thời gian cho việc tìm kiếm vật tư, hồ sơ cũng như tránh sự nhầm lẫn.Người làm việc cảm thấy thoải mái, làm việc có năng suất cao và tránh được sai sót.Các thiết bị sản xuất hoạt động trong môi trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng
an toàn
5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát
từ quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoángđãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có
Trang 24điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn Lợi íchcủa 5S:
- Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn, tiết kiệm thời gian trước kia phải tìm kiếm, chất lượng công việc tăng
- Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến
- Mọi người trở nên có kỷ luật hơn
- Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc
- Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn
- Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của mình
- Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn
1.5 Kết luận chương 1
Chương 1 đã nêu các đặc điểm, nội dung hoạt động và phương thức đánh giáchất lượng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng trong quátrình tạo ra một công trình xây dựng đảm bảo yêu cầu chất lượng, đáp ứng thẩm mỹ
và hiệu quả đầu tư theo các giai đoạn của dự án
Trong chương 2 của Luận văn, tác giả sẽ nêu và phân tích hiện trạng công tácquản lý chất lượng công trình để thấy được những việc đã làm được và các vấn đềcần khắc phục trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình, làm cơ sở đưa ranhững đề xuất cho vấn đề nghiên cứu
Trang 25Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.
2.1 Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình xây dựng
2.1.1 Sự cần thiết của quản lý CLCT xây dựng
CTXD là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêucầu của đời sống con người Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, củadoanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng là rất lớn Vì vậy, chất lượng côngtrình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sựphát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con người Trong thời gian qua,cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tácQLCLCT xây dựng, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng, côngnghiệp, giao thông, thủy lợi… góp phần quan trọng vào hiệu quả của nền kinh tếquốc dân, xây dựng hàng triệu m2 nhà ở, hàng vạn trường học, công trình văn hóa,thể thao…thiết thực phục vụ và nâng cao đời sống của nhân dân
Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít côngtrình có chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ,lún sụt, thấm dột, bong dộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốnkém, phải sửa chữa, phá đi làm lại Đã thế, nhiều công trình không tiến hành bảo trìhoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình Cá biệt ở một sốcông trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả đầu tư
Do đó công tác QLCL CTXD cần được coi trọng từ việc tiếp tục xây dựng vàhoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về QLCL công trình xây dựng; tăng cường vaitrò cơ quan chuyên môn trong công tác tiền kiểm, hậu kiểm; tăng cường năng lựccủa các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng; tăng cường công tác thanh tra, kiểmtra sự tuân thủ các quy định về QLCL công trình xây dựng của các chủ thể trong cáckhâu khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo hành và bảo trì công trình; có chếtài xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm về QLCL công trình xây dựng
Trang 262.1.2 Mục đích của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
Mục đích công tác QLCL công trình nhằm phân định rõ trách nhiệm QLCLcông trình xây dựng giữa chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xâydựng trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng, nâng cao chất lượng côngtrình, phát huy hiệu quả vốn đầu tư;
Công tác QLCL công trình được tăng cường kiểm soát tốt tại các giai đoạnđầu tư xây dựng sẽ hạn chế tối đa những sự cố công trình xây dựng, tạo ra côngtrình đảm bảo chất lượng, bền vững là góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển củangành xây dựng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay
2.1.3 Yêu cầu của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng công trình phải là sự phối hợp thống nhất với các yếu tố kỹ thuật,
mỹ thuật, kinh tế…, chất lượng công trình được hình thành trong tất cả mọi hoạtđộng, mọi quá trình do đó phải được xem xét một cách chặt chẽ giữa các yếu tố tácđộng trực tiếp, gián tiếp, bên trong và bên ngoài, cụ thể:
- CTXD phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định
46/2015/NĐ-CP và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựngđến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị,công trình và các công trình lân cận;
- Hạng mục công trình, CTXD hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác,
sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêuchuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xâydựng và quy định của pháp luật có liên quan;
- Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lựctheo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng domình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm QLCL công việc donhà thầu phụ thực hiện;
- CĐT có trách nhiệm tổ chức QLCL công trình phù hợp với hình thức đầu tư,hình thức QLDA, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình
Trang 27thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này CĐT đượcquyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy địnhcủa pháp luật;
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chấtlượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế,kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chấtlượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trìnhxây dựng theo quy định của pháp luật;
- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện
2.1.4 Quá trình hình thành chất lượng công trình xây dựng
CLCT xây dựng được hình thành trên các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng dự án gồm: Công tác chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư;
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Đây là giai đoạn có vai trò quan trọng quyết định CLCT xây dựng, là yếu tốđầu vào làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo của dự án Giai đoạn chuẩn bị đầu
tư bao gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứutiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báocáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và cáccông việc khác như quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, chủ trương, địa điểmcủa cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện;
- Giai đoạn thực hiện đầu tư: Chất lượng của các nội dung công việc trong giaiđoạn thực hiện đầu tư là yếu tố chính quyết định đến CLCT xây dựng; giai đoạnthực hiện đầu tư bao gồm các công việc: Giao đất hoặc thuê đất (nếu có), chuẩn bịmặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có), khảo sát xây dựng; lập, thẩm địnhphê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng, tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công và ký kếthợp đồng, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu,bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; các công việc chính trong giaiđoạn thực hiện đầu tư:
Trang 28+ Khảo sát xây dựng: Gồm công tác khảo sát địa hình, khảo sát địa chất côngtrình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình và các khảo sát khácphục vụ cho hoạt động xây dựng Đây là công việc rất quan trọng trong lĩnh vựcđầu tư xây dựng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư, cũng như chất lượngcông trình xây dựng Khảo sát xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư là khảo sátđịa chất công trình để phục vụ công tác lập hồ sơ thiết kế công trình xây dựng Chấtlượng khảo sát đóng vai trò quan trọng, cung cấp các thông số để quyết định việctính toán ổn định một công trình, tránh rủi do lún, nứt công trình xây dựng Do đóquản lý chất lượng khảo sát là công việc không thể thiếu và thường xuyên, khôngchỉ của các tổ chức, cơ quan làm công tác khảo sát mà công việc không thể xem nhẹcủa cơ quan quản lý nhà nước;
+ Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế: Chất lượng công tác thiết kế có vai tròrất quan trọng liên quan đến sự ổn định công trình, thiết kế quy định về không gian,
bố cục hình khối, thẩm mỹ của các bộ phận công trình, sự phối hợp của công trìnhvới môi trường, cảnh quan, mức độ ưa chuộng của người sử dụng, chất lượng thiết
kế quyết định đến việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế do đó việc thẩmđịnh và phê duyệt thiết kế của cơ quan có chức năng có thẩm quyền nhằm kiểm tra,
rà soát sự các tồn tại, những điểm chưa hợp lý trong công tác thiết kế để khắc phục,điều chỉnh cho phù hợp;
+ Lựa chọn nhà thầu [2]: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết vàthực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa,xây lắp trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.Đấu thầu là khâu quan trọng và có vai trò rất lớn trong quá trình thực hiện dự
án, mang đến các lợi ích nhất định đối với các chủ thể trực tiếp khi thực hiện:
Đối với CĐT: Công tác đấu thầu đem lại cho chủ đầu tư một sự lựa chọn tối
ưu đối với các nhà thầu tham gia vào công việc thi công xây dựng công trình Giúpcho chủ đầu tư tìm được một nhà thầu có đủ điều kiện và năng lực tạo ra sản phẩmđạt chất lượng như mong đợi của CĐT Về lợi ích kinh tế đó là thông qua công tácđấu thầu chủ đầu tư sẽ giảm được đến mức tối đa chi phí xây dựng thông qua giá bỏ
Trang 29thầu giữa các nhà thầu Qua công tác đấu thầu chủ đầu tư được toàn quyền quyếtđịnh khi đưa ra các điều kiện thông qua hồ sơ mời thầu, do đó chỉ những nhà thầu
có khả năng đáp ứng các điều kiện theo hồ sơ mời thầu mới có thể tham gia đấuthầu và chịu trách nhiệm đối với mọi điều kiện cũng như trách nhiệm pháp lý đốivới hồ sơ dự thầu của mình khi tham gia đấu thầu Đây là điều kiện đảm bảo choquá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu sau khi thắng thầu, hạn chế đến mức tối
đa những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng có sự ràng buộc lẫnnhau giữa chủ đầu tư và nhà thầu, điều này có lợi cho chủ đầu tư khi thực hiện hợpđồng xây dựng;
Đối với nhà thầu: Hình thức đấu thầu trong xây dựng cơ bản tạo nên một thịtrường cạnh tranh bình đẳng đối với tất cả các daonh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực xây dựng Để tham gia vào thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động và
có khả năng về trình độ, năng lực chuyên môn, đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, năngđộng luôn tiếp cận và cọ sát với thi trường, đội ngũ công nhân có chuyên môn vàtay nghề cao, khả năng áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh,trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và máy móc thiết bị thi công đồng bộ, hiện đạiđáp ứng nhu cầu thị trường khu vực cũng như quốc tế;
Thực hiện hợp đồng xây dựng thông qua hình thức đấu thầu là động lực mạnh
mẽ giúp cho các nhà thầu trong nước tham gia vào thị trường mang tính cạnh tranhquốc tế, là điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có đủ điều kiện và cơhội hội nhập với khu vực và thế giới;
Đối với nền kinh tế: Hoạt động đấu thầu trong xây dựng cơ bản sẽ đem lại chonền kinh tế những sản phẩm có chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhàđầu tư, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc gia;
Tạo động lực cho sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước, tạo nên mộtmặt bằng mới về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cới công nghệ tiên tiến hiện đại, từ đó tạonên một tư duy mới trong xã hội hiện đại theo mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đạihóa nền kinh tế;
Trang 30Từ những nội dung trên công tác quản lý chất lượng trong công tác đấu thầucần phải được nâng cao và phải được kiểm tra thường xuyên nhằm mục đích lựachọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các gói thầu trong quátrình thực hiện dự án, hạn chế các tối đa các tiêu cực trong đấu thầu.
+ Giai đoạn thi công: Đây là quá trình kiến tạo công trình theo đúng bản vẽthiét kế thi công được duyệt Kích thước kết cấu, bộ phận công trình, đường
nét, điểm nhấn kiến trúc công trình làm nên xương sống của công trình đượcchỉ định trong thiết kế đều là những điểm bắt buộc đối với quá trình thi công Sựđáp ứng đầy đủ, chính xác và hơn nữa là vượt trội, các tính chất nêu trên là cơ sởcủa chất lựng công trình xây dựng Các yếu tố trên đạt được hay không và đạt đượcmức độ nào chính là do khâu thi công quyết định Sự đặc chắc của tường gạch, sựđồng nhất của kết cấu bê tông, cốt thép, độ mịn, độ phẳng của bề mặt lớp trát,…đều do quá trình thi công quyết định, do trình độ, tay nghề công công nhân tạothành;
- Giai đoạn kết thúc đầu tư: Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự
án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảohành công trình xây dựng Chất lượng của giai đoạn kết thúc đầu tư là rất quantrọng nó quyết định đầu ra của dự án: Đánh giá chất lượng công trình có đảm bảotheo hợp đồng xây lắp khi đưa vào sử dụng không, đánh giá mức độ hiệu quả đầu tưcủa dự án, việc vận hành sử dụng và hướng dẫn sử dụng các hạng mục công trìnhđúng công năng, kỹ thuật, mục đích sử dụng làm sơ sở cho việc bảo hành công trìnhxây dựng
2.1.5 Các cấp độ quản lý chất lượng công trình
a) Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡmột hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằmxác định sự phù hợp của mỗi đặc tính;
Đặc trưng quan trọng nhất của phương thức quản lý chất lượng ở trình độ này làchỉ kiểm tra kết quả của quá trình nhằm phân loại và đánh giá sản phẩm, ít tác động vào
Trang 31quá trình sản xuất Mặc dù phát hiện được khuyết tật, tiến hành được nghiên cứu và đề
ra biện pháp khắc phục, nhưng không giải quyết được gốc rễ của vấn đề
b) Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được
sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng Mục đích của kiểm soát chấtlượng là phòng ngừa ngay trong quá trình sản xuất thay vì hành động chữa bệnhtrong kiểm tra
Kiểm soát chất lượng là kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quátrình tạo chất lượng bao gồm:
+ Kiểm soát con người thực hiện: tất cả mọi người từ lãnh đạo cho đến nhânviên;
+ Kiểm soát phương pháp và quy trình sản xuất: có nghĩa là phương pháp vàquá trình phải phù hợp, quá trình phải được lập kế hoạch và theo dõi thường xuyên;+ Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào: nguyên vật liệu phải được lựa chọn,kiểm tra chặt chẽ trước khi nhập vào;
+ Kiểm soát, bảo dưỡng thiết bị: Thiết bị phải được kiểm tra thường xuyên,định kỳ và được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định;
+ Kiểm soát môi trường, ánh sáng, nhiệt độ
Kiểm soát chất lượng khắc phục được những sai sót ngay trong quá trình thựchiện, hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới tiến hành sàng lọc sản phẩm Việc kiểmsoát chất lượng nhằm chủ yếu vào quá trình sản xuất
c) Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống đượctiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tintưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng;
Đảm bảo chất lượng nhằm hai mục đích: Đảm bảo chất lượng nội bộ nhằm tạolòng tin cho lãnh đạo và các thành viên, đảm bảo chất lượng với bên ngoài nhằm tạolòng tin cho khách hàng và những người có liên quan
d) Kiểm soát chất lượng toàn diện
Trang 32Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóacác nỗ lực phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của cácnhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động Marketing kỹ thuật,sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn hoàntoàn khách hành;
ISO 8402:1994 định nghĩa quản lý chất lượng toàn diện là phương pháp quản
lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thànhviên nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lạilợi ích cho các thành viên của một tổ chức đó và cho xã hội;
Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện là cải tiến chất lượng sản phẩm vàthỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép; toàn diện nghĩa là huy động toàndiện các nhân viên, lập kế hoạch chất lượng và kiểm soát từ khâu thiết kế mỗi quátrình, chất lượng bao gồm cả dịch vụ đối với khách hàng và cả khách hàng nội bộcông ty
2.2 Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Trong những năm qua, các quy định về QLCLCT đối với các dự án đầu tư xâydựng đã được nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện Luật xâydựng là căn cứ pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành, tiếp đến là Nghị định hướngdẫn luật do Chính phủ ban hành, Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghịđịnh do các Bộ có thẩm quyền ban hành, Quyết định của Chính phủ, các Bộ, UBNDcác địa phương ban hành căn cứ các văn bản QPPL để hướng dẫn, áp dụng thựchiện
a) Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 18/6/2014
và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 [1] thay thế Luật Xây dựng số 16/2003/QH11năm 2003; Luật xây dựng năm 2014 là hành lang pháp lý cơ bản nhất đối với chủthể tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng nhưng một số chương mang tính kháiquát nên phải có các văn bản hướng dẫn chi tiết dưới luật để dễ dàng triển khai thựchiện và áp dụng Các văn bản dưới luật thực tế ban hành rất chậm, thường hay sửa
Trang 33đổi, bổ sung trong thực tế do đó gây nhiều khó khăn cho các chủ thể trong quá trìnhtham gia các hoạt động xây dựng;
- Luật Xây dựng điều chỉnh toàn bộ các vấn đề liên quan đến các hoạt độngxây dựng và là cơ sở pháp lý chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh tronghoạt động xây dựng;
Luật Xây dựng nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước, xác định rõ tráchnhiệm cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt độngxây dựng, phân định quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh trong lĩnhvực xây dựng, đảm bảo các công trình có chất lượng, an toàn phù hợp với quyhoạch, kiến trúc và tiết kiệm, thúc đẩy cải cách hành chính trong quản lý xây dựngcủa nhà nước nhất là trong giai đoạn hiện nay;
- Luật xây dựng thiết lập khung pháp lý có hiệu quả tạo môi trường cạnh tranhcông bằng, lành mạnh, đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trong lĩnhvực xây dựng;
- Các quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [1] thể hiện qua 10chương và 168 Điều, cụ thể một số Điều liên quan đến QLCL công trình như sau:+ Điều 107 Điều kiện khởi công xây dựng công trình;
+ Điều 109 Yêu cầu đối với công trường xây dựng;
+ Điều 110 Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng;
+ Điều 111 Yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình;
+ Điều 112 Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình;
+ Điều 113 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng;
+ Điều 114 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng;
+ Điều 115 An toàn trong thi công xây dựng công trình;
+ Điều 116 Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình;
+ Điều 119 Sự cố công trình xây dựng;
+ Điều 120 Giám sát thi công xây dựng công trình;
Trang 34+ Điều 121 Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình;
+ Điều 122 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng côngtrình;
+ Điều 123 Nghiệm thu công trình xây dựng;
+ Điều 124 Bàn giao công trình xây dựng;
+ Điều 125 Bảo hành công trình xây dựng;
+ Điều 126 Bảo trì công trình xây dựng;
b) Nghị định 46/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng
- Nghị định 46/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì CTXD gồm 8 chương và 57 Điều hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng số50/2014/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 [4] thay thế Nghị định
số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì côngtrình xây dựng và Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 củaChính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng trừ các nội dung liên quanđến thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; áp dụng cho Chủđầu tư, nhà thầu, tổ chức và cá nhân tham gia công tác khảo sát, thiết kế, thi côngxây dựng, bảo hành, bảo trì và quản lý dự dụng công trình xây dựng ở Việt Nam;Các quy định của Nghị định 46/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ “vềquản lý chất lượng công trình” gồm 08 chương và 57 Điều, cụ thể một số Điều quyđịnh chi tiết liên quan đến QLCL công trình xây dựng như sau:
+ Điều 11 Trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng;
+ Điều 12 Nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
+ Điều 13 Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
+ Điều 14 Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng;
+ Điều 15 Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
+ Điều 16 Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; +Điều
17 Trình tự quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình;
Trang 35+ Điều 18 Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình;
+ Điều 19 Chỉ dẫn kỹ thuật;
+ Điều 20 Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng;
+ Điều 21 Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
+ Điều 22 Thẩm định, thẩm tra, phê duyệt, nghiệm thu, lưu trữ thiết kế
xây dựng công trình;
+ Điều 23 Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng;
+ Điều 24 Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sửdụng cho công trình xây dựng;
+ Điều 25 Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;+ Điều 26 Giám sát thi công xây dựng công trình;
+ Điều 27 Nghiệm thu công việc xây dựng;
+ Điều 28 Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình;
+ Điều 29 Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năngchịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng;
+ Điều 30 Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng;
+ Điều 31 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
+ Điều 32 Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng;
+ Điều 33 Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;
+ Điều 34 Bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng;
+ Điều 35 Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng;
+ Điều 36 Thực hiện bảo hành công trình xây dựng;
c Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ Về quản lý dự
án đầu tư xây dựng
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ “Về quản lý
dự án đầu tư xây dựng” có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2015 và thay thế
Trang 36Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày tháng 10năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63 12/2009/NĐ-CPngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình; Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ vềcấp giấy phép xây dựng; các quy định về thẩm tra thiết kế quy định tại Nghị định số15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượngcông trình xây dựng; Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2005 củaChính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù; quy định tại Mục 1Chương II Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩmđịnh, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày
19 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lýhoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam; Quyếtđịnh số 03/2012/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý hoạt động của nhà thầunước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số87/2004/QĐ-TTg; Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2005 củaThủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Điều 121 của Luật Xây dựng.Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cánhân ở nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam;
Các quy định của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ
“Về quản lý dự án đầu tư xây dựng” gồm 05 chương và 78 Điều, cụ thể một số Điềuquy định chi tiết liên quan đến QLCL công trình xây dựng như sau:
Điều 3 Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng; Điều 4 Chủ đầu tư xây dựng;
Điều 5 Phân loại dự án đầu tư xây dựng;
Điều 6 Trình tự đầu tư xây dựng;
Điều 7 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
Trang 37Điều 8 Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư xây dựng;
Điều 9 Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
Điều 10 Thẩm quyền thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở; Điều 11 Trình tự thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở; Điều 12 Phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng; Điều 13 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;Điều 14 Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở;
Điều 15 Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;
Điều 16 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Điều 17 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng khu vực;
Điều 18 Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực;
Điều 19 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
Điều 20 Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Điều 21 Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án;
Điều 23 Các bước thiết kế xây dựng;
Điều 26 Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn khác;
Điều 27 Nội dung thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng;
Điều 28 Nội dung phê duyệt thiết kế xây dựng;
Điều 29 Hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng;
Điều 30 Quy trình thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Điều 31 Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình;
Điều 32 Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
Điều 33 Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
Điều 34 Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng;
Điều 35 Quản lý môi trường xây dựng;
Trang 38Điều 36 Quản lý các công tác khác;
Điều 37 Nghiệm thu đưa công trình và khai thác sử dụng;
Điều 38 Kết thúc xây dựng công trình;
Điều 39 Vận hành công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng;
Điều 44 Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
Điều 45 Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
Điều 46 Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng;
Điều 47 Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng;
Điều 48 Chứng chỉ hành nghề thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; Điều 49 Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng; Điều 50 Chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng;
Điều 51 Chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng; Điều 52 Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng;
Điều 53 Điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường;
Điều 54 Điều kiện năng lực đối với giám đốc quản lý dự án;
Điều 59 Chứng chỉ năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng;
Điều 60 Chứng chỉ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng; Điều 61 Chứng chỉ năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
Điều 62 Chứng chỉ năng lực của tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xâydựng;
Điều 63 Chứng chỉ năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án;
Điều 64 Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng; Điều 65 Chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình; Điều 66 Chứng chỉ năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng,
kiểm định xây dựng;
Điều 67 Chứng chỉ năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Trang 39Điều 68 Điều kiện của tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạtđộng xây dựng;
2.3 Kết luận chương 2
Chương 2 của Luận văn đã cụ thể hóa vai trò, yêu cầu về quản lý chất côngtrình xây dựng, các cấp độ quản lý chất lượng công trình, những cơ sở pháp lý vềquản lý chất lượng công trình xây dựng
Trang 40Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG ƯU TIÊN ĐÀ NẴNG
3.1 Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại dự án
3.1.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng
a) Vị trí địa lý, diện tích
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa của ViệtNam ở khu vực miền Trung Với vị trí địa lý đặc biệt, Đà Nẵng còn là một trongnhững địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về quốc phòng an ninh khu vực NamTrung Bộ, Tây Nguyên và cả nước Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương vàlớn thứ 4 ở Việt Nam Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây và nam giáp tỉnhQuảng Nam Thành phố có tọa độ 15055’22’’ độ vĩ bắc; 107018’20’’ đến 108020’ độkinh đông Là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, thành phố Đà Nẵng được baobọc bởi dãy núi Trường Sơn ở phía bắc, phía tây là dãy núi Phước Tường và phíađông giáp với Biển Đông Khu vực phía đông thành phố bị tách rời trung tâm thànhphố bởi Sông Hàn, Quốc lộ 14B nối cảng biển Tiên Sa, Liên Chiểu đến Tây Nguyên
và trong tương lai gần nối với hệ thống đường xuyên Á qua Lào, đông bắcCampuchia, Thái Lan, Myanma
Đà Nẵng là một trong các cửa ngõ quan trọng tiến ra biển của Tây Nguyên vàcủa các nước vùng Đông Bắc Á Tổng diện tích của Thành phố Đà Nẵng là 1.255
km2 Dân số là 858.600 người và dự kiến đến năm 2020 là 1.200.000 người Về mặthành chính, Đà Nẵng có 6 quận nội thành là: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, NgũHành Sơn, Liên Chiểu và Cẩm Lệ Trong đó, Cẩm Lệ là một quận mới được thànhlập vào tháng 9 năm 2005 Ngoài 6 quận nội thành, Đà Nẵng còn có hai huyện ngoạithành là huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa Dân cư phần lớn sống trong khuvực đô thị Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 đã đượcThủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 465/TTg ngày 17/6/2002 Đây là
cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý xây dựng và phát triển thành phố