Đọc hiểu truyện và viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự và M.tả * Năng lực riêng: - Hệ thống được các kiến thức về đọc hiểu, thực hành tiếng việt và làm văn trong 8
Trang 1Ngày soạn: 09/03/2023
Ngày dạy: 15/03/2023
ÔN TẬP GIỮA KÌ 2
I MỤC TIÊU
1.Năng lực:
* Năng lực chung:
- Ôn tập kiến thức các phần đọc hiểu, kiến thức Tiếng Việt, kĩ năng đọc hiểu, viết, nói
và nghe của bài 6,7, 8
( Đọc hiểu truyện và viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự và M.tả)
* Năng lực riêng:
- Hệ thống được các kiến thức về đọc hiểu, thực hành tiếng việt và làm văn trong 8
tuần đầu của học kì 2
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh
để hệ thống được các kiến thức về đọc hiểu, thực hành tiếng việt và tập làm văn trong 8 tuần đầu của học kì
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề hệ thống được các kiến thức về đọc hiểu, thực hành tiếng việt và tập làm văn trong 8 tuần đầu của học kì
2 Phẩm chất
- Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết
- Trách nhiệm: Có ý thức học tập môn học.
II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứ choạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các đơn vị kiến thức các em đã được học ở bài
6-7-8
Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời
* Báo cáo kết quả:HS trình bày kết quả (cá nhân).
* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ đi ôn tập kiến thức đã học để
chuẩn bị cho làm bài kiểm tra của tiết sau cho đạt kết quả cao
2 Hoạt động 2+ 3: Củng cố kiến thức
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về Mở rộng chủ ngữ , Hoán dụ, về văn bản và phần viết văn
b) Nội dung hoạt động: Hs làm việc nhóm, HS trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứ choạt động:
Trang 2Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1+ 3: Nhắc lại mở rộng chủ ngữ
Nhóm 2+ 4: Nhắc lại biện pháp tu từ
hoán dụ
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời
* Báo cáo kết quả:HS trình bày kết quả
(cá nhân)
VD; Hai bạn học sinh nam đang chơi đá
cầu ngoài sân
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Hoán dụ qua cụm từ “áo chàm”: “Áo
chàm” vốn là từ để chỉ màu áo đặc trưng
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Bắc;
Trong câu thơ này cụm từ “áo chàm”
được dùng để chỉ người dân Việt Bắc mộc
mạc, chân thành, chất phác mà thủy chung
son sắt, từ đó, nhấn mạnh tình cảm gần
gũi, thân thương giữa cán bộ kháng chiến
với người dân Việt Bắc
SƠ ĐỒ HOÁN DỤ
A B
Quan hệ gần gũi
I, Mở rộng chủ ngữ 1.Khái niệm
Chủ ngữ là một trong hai thành phần
chính của câu; chỉ sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ
2 Nhận diện
- Thường được biểu hiện bằng danh từ, đại từ
Trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?
3 Mô hình mở rộng
Cụm DT= Phụ trước + TT+ phụ sau
II Phép tu từ hoán dụ
1.Khái niệm : BPTT hoán dụ -Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi
- Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
2 Các loại hoán dụ
- Quan hệ: bộ phận và toàn thể
- Quan hệ : Dấu hiệu và vật có dấu hiệu
- gọi cái cụ thể, câu trăm năm thay cho cái trìu trượng, không rõ ràng
- Quan hệ: Lấy vật chứa để chỉ vật bị chứa đựng
=.> Có 4 loại hoán dụ
B, PHẦN ĐỌC HIỂU
Nhóm 1+ 3: Nhắc lại các văn bản về
truyện đồng thoại
Nhóm 2+ 4: Nhắc lại các văn bản về thơ
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời
* Báo cáo kết quả:HS trình bày kết quả
(cá nhân)
* Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức.
Trang 3Thể loại Khái niệm Đặc
điểm Một số văn bản
Truyện
đồng thoại
Là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người (gọi là nhân cách hoá)
*Thể loại: Truyện đồng thoại
* Nhân vật
* Ngôi kể
* Sự việc
* Đề tài
* Bài học : Đưa ra bài học nhận thức trong cuộc sống
- Bài học đường đời đầu tiên
- Ông lão đánh cá
và con cá vàng
Thơ (có
yếu
tố tự sự,
miêu tả)
Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả
sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình
- - Số khổ:
- - Nhịp: 3/2 hoặc 2/3
- - Vần: Vần chân
- - Đề tài
- - Chủ đề
* Yếu tố tự sự
- - Nhân vật : Người, vât
- - Sự việc
- - Ngôi kể
- - Các dấu gạch đầu dòng
ở một số khổ thơ : Lời thoại của các nhân vật
- * Yếu tố miêu tả :
- - Khắc họa chân dung nhân vật
- -Bối cảnh của câu chuyện
- - Miêu tả diễn biếm tâm lý nhân vật
- - Tình cảm của tg
Đêmnay Bác không ngủ
- Lượm
- Gấu con có chân vòng kiềng
C, PHẦN LÀM VĂN
I Dạng 1 Kiểu bài : Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ (một chuyến đi đáng nhớ)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
có yếu tố tự sự, miêu tả Hướng dẫn quy trình viết
Trang 41 Chuẩn bị
trước khi
viết
-Đọc và xác định yêu cầu của bài tập về kiểu bài, nội dung
và dung lượng bài viết
-Nhớ lại một chuyến đi có nhiều kỉ niệm của em
-Tìm các ảnh về chuyến đi (nếu có)
lập dàn ý - Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi như:+ Chuyến đi diễn ra trong hoàn cảnh nào (đi với ai, đi tham
quan hay đi du lịch, khi nào, đi đâu)?
+ Chuyến đi đã diễn ra thế nào (gặp ai, nhìn thấy gì, có hoạt động nào, có chuyện gì đáng nhớ, )?
+ Cảm xúc, thái độ, ấn tượng của em trong chuyến đi như thế nào?
- Lập dàn ý: lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp theo ba phần của bài văn Tham khảo cách lập dàn ý sau:
+ Mở bài: Nêu khái quát về chuyến đi đáng nhớ mà em muốn kể
+ Thân bài:
•Nêu lí do có chuyến đi đáng nhớ
•Kể lại hành trình chuyến đi: bắt đầu, trên đường đi, điểm đến,
•Kể lại sự việc đáng nhớ hoặc miêu tả quang cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ở những nơi
em đã đi qua
+Kết bài:
•Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi?
•Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lí thú tiếp theo,
3 Viết bài - Dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn kể lại một chuyến đi
đáng nhớ
-Lưu ý:
+ Sử dụng các từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến sự việc; các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh để đặc tả được các sự vật, hiện tượng, hoạt động được đề cập; chú ý các từ liên kết giữa các phần, các đoạn
+ Thể hiện những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân một cách chân thực, tự nhiên
4 Xem lại và
chỉnh sửa,
rút kinh
nghiệm
- Kiểm tra:
+ Kiểm tra lại xem bài viết đã đầy đủ, chính xác như yêu cầu của đề bài và dàn ý hay chưa
+ Xác định những chỗ mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết câu,… và nêu cách sửa chữa
II Kiểu bài : Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
Trang 51, Khái niệm
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là nêu lên những suy nghĩ và rung động của em về bài thơ đó Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm xúc về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả mà em có
ấn tượng và yêu thích
2, Yêu cầu đối với kiểu bài
- Đảo bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc
- Đoạn văn có ba phần:
+ Mở đoạn: Nêu tên bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của em về bài thơ
+ Thân đoạn:
Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ Nêu các lí do khiến em yêu thích
+ Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩ của bản thân vè ý nghĩa bài thơ
Hướng dẫn quy trình viết
ST
1 Chuẩn bị trước
khi viết -của bài thơ.Xem lại nội dung văn bản; chú ý hoàn cảnh ra đời
-Chú ý các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và tác dụng của chúng
2 Tìm ý và lập dàn
ý - Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như:
+ Em thích chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào trong bài thơ? Em có thích các yếu tố tự sự, mi
3u tả
trong
bài
thơ
này
không
? Vì
sao
em
Viết bài Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập Chú ý khai thác các
yếu tố tự sự, miêu tả và tác dụng của chúng trong bài thơ; thể hiện và diễn tả cảm nghĩ của em một cách xúc động, trung thực
Trang 64 Xem lại và chỉnh
sửa, rút kinh
nghiệm
-Kiểm tra lại đoạn văn đã viết, tự phát hiện các lỗi về nội dung (thiếu ý, trùng lặp ý,…) và hình thức (chính
tả, ngữ pháp,…)
-Xác định và nêu cách sửa những chỗ mắc lỗi
Chú ý: “Bản chất
của ẩn dụ đó là
phép so sánh
ngầm Vậy khi ta
đã khôi phục
được hai hình ảnh
A và B, ta thử đặt
1 từ so sánh giữa
chúng, nếu hợp lý
thì rõ ràng mối
quan hệ giữa A và
B là mối quan hệ
tương đồng Ta
khẳng định đó là
ẩn dụ Còn ngược
lại nếu ta thêm từ
so sánh vào giữa
A và B mà câu
này không có
nghĩa, không hợp
lý thì ra nói đây
là biện pháp tu từ
hoán dụ.”
Một số lưu ý : Phân biệt giữa phép tu từ hoán dụ và
ẩn dụ
1 Giống nhau: Chúng đều là biện pháp tu từ giúp sự diễn
đạt thêm sinh động, tăng sự gợi cảm gợi hình và được tạo
ra bằng việc thay đổi tên gọi của sự vật này (A) bằng tên gọi của sự vật khác (B)
2 Khác nhau
* Cách phân biệt
Khi xử lí dạng bài tập về biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ, học sinh cần theo hai bước:
Bước 1: Từ yếu tố đã cho trong văn bản, học sinh cần tìm
ra yếu tố bị ẩn đi hay tên gọi ban đầu của nó dựa vào văn cảnh và ngữ cảnh
Bước 2: Xét mối quan hệ giữa hai yếu tố để khẳng định đó là
ẩn dụ hay hoán dụ
Phân tích ví dụ
Phân tích ví dụ, tìm biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
Tay ta tay búa tay cày Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình.
Trước hết cần xác định được hình ảnh, từ ngữ đã được
thay thế trước Ta dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu “tay búa”, “tay cày”, “tay gươm”, “tay bút” là những từ đã
bị thay đổi tên gọi
- Bước 1: Khôi phục lại từ đã bị ẩn đi
Chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng hình ảnh tay búa
là người cầm búa, tay cày là người cầm cày, tay gươm
là người cầm gươm, còn tay bút sẽ là người cầm bút
- Bước 2: Thử mối quan hệ giữa 2 bên A, B
Khi thêm từ so sánh “Tay búa như người cầm búa”
không hợp lý Tay búa không thể giống như người cầm búa được, bởi một cái là một bộ phận còn kia là cả một con người, mối quan hệ này không thể là mối quan hệ tương đồng
=> Vậy đây không phải là biện pháp tu từ ẩn dụ mà
Trang 7phải là phép tu từ hoán dụ.
LUYỆN TẬP:
Bài 1: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong từng trường hợp sau:
a. Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.
b. Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
c. Thân em vừa trắng lại vừa
tròn Bảy nổi ba chìm với
nước non.
d. Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Gợi ý:
a. Ẩn dụ: Tiếng chim kêu như một chiếc chuông, một chiếc đồng hồ báo thức đánh thức, gọi dậy vạn vật khiến cả khu rừng bừng sáng lên
b.Hoán dụ: Hình ảnh “mồ hôi” được dùng để chỉ công sức, sự vất vả của người nông
dân
c, Ẩn dụ: Hình ảnh chiếc bánh trôi “vừa trắng lại vừa tròn” giống với vẻ đẹp ngoại
hình của người phụ nữ; Cách luộc bánh trôi bảy phần nổi, ba phần chỉm cũng giống như cuộc đời chìm nổi, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội xưa
d, Hoán dụ: Hình ảnh “Trái Đất” được dùng để chỉ toàn bộ nhân dân Việt Nam, và
rộng lớn hơn là cả nhân loại
Bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm
thiết.
Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn:
- Sao? Sao? Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp Thấy thế tôi hốt
hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm Tôi hối hận lắm! Anh
mà chết là chỉ vì cái tội ngông cuồng dại dột của tôi Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
- Thôi tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Trang 8Thế rồi Choắt tắt thở Tôi thương lắm Vừa thương vừa ăn năn tội mình Giá tôi không trêu chị Cốc thì Choắt đầu đến nỗi Cả tôi nữa, nếu không nhanh chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
Tôi đem xác Dế Choắt đến chân vào một vùng cỏ bùm tum Tôi đắp thành nấm mồ to Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.”
1, Em hãy cho biết đoạn trích trên được kể bằng lời nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
2, Em hãy ghi lại lời nói của nhân vật Dế Mèn thể hiện tâm trạng ăn năn, hối hận khi chứng kiến cái chết của Dế Choắt
3, Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận được “bài học đường đời đầu tiên”
Theo em, bài học đó là gì?
4, Nếu gặp một người bạn có đặc điểm như Dế Choắt (sức khỏe yếu, hình thể có
khiếm khuyết, tính cách nhút nhát, yếu đuối,…) em sẽ đối xử với bạn như thế nào?
Gợi ý:
1,
-Đoạn trích trên được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn, theo ngôi kể thứ nhất
-Tác dụng của việc kể theo ngôi kể ấy:
+ Tạo nên sự khách quan cho câu chuyện, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi,
chân thực hơn
+ Lột tả chính xác cảm xúc, tâm tư của nhân vật
2, Lời nói của nhân vật Dế Mèn thể hiện tâm trạng ăn năn, hối hận khi chứng kiến cái chết của Dế Choắt
- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi Tôi biết làm thế nào bây giờ?
3, Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận được bài học: không nên kiêu ngạo, hung hăng, nghịch ngợm tai quái mang tai vạ đến cho người khác và cho chính bản thân mình
4, Nếu gặp một người bạn có đặc điểm như Dế Choắt:
-Em sẽ yêu thương và giúp đỡ bạn
-Chia sẻ cùng bạn những công việc khó khăn
Bài 3:
1.Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây Xác định thành tố chính
và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó
a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt
b.Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái to nhất cong chân nhảy ra
c. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm
d.Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong
Thành tố phụ trước Từ trung tâm Thành tố phụ sau
Gợi ý:
Trang 9Thành tố phụ trước Từ trung tâm Thành tố phụ sau
Bài 4: Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ
giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì
a. Cả nhà ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về;…
(Lao xao ngày hè – Duy Khán)
b, Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân, đầu
gối vẫn săn gân (Ta đi tới – Tố Hữu)
c, Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi
(Trích Lượm – Tố Hữu)
Gợi ý:
a Cả nhà – những người ở trong nhà Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị
chứa đựng
b Bắp chân, đầu gối – những người
lính/ người chiến sĩ Quan hệ giữa bộ phận với toàn thể.
c chớp đỏ - bom nổ, đạn rơi
dòng máu tươi – sự hi sinh Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật
Câu 5: Hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi đáng
nhớ của em
1, Về hình thức:
-Đảm bảo bố cục của một bài văn: Mở bài – Thân bài – Kết bài
-Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp
2, Về nội dung
a. Mở bài:
Nêu nhận xét khái quát về chuyến đi đáng nhớ mà em
muốn kể
(Gợi ý:
- Em đã được đi tham quan nhiều nơi nhưng chuyến đi dã ngoại cùng với lớp đến thăm Vườn Quốc gia Cúc Phương khiến em nhớ mãi.
- Chuyến đi khiến em hiểu thêm về vẻ đẹp của đất nước, hiểu thêm về các bạn trong lớp.)
b, Thân bài
Trang 10- Nêu lí do có chuyến đi đáng nhớ.
(Gợi ý: Chuyến đi này do trường em tổ chức để giúp học sinh có trải nghiệm thực tế về thảm thực vật ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương và phục vụ cho việc hoàn thành dự án môn Sinh học.)
* Kể lại hành trình chuyến đi: bắt đầu, trên đường đi,
điểm đến,… (Gợi ý:
- Trước chuyến đi:
Cả lớp ai cũng mong ngóng, chờ đợi.
+ Cô giáo giao cho mỗi tổ chuẩn bị một vài món ăn tự làm để thi “Khéo tay hay làm” + Sau khi tham quan sẽ có cuộc thi hiểu biết về Vườn Quốc gia Cúc Phương nên ai cũng háo hức.
- Trên đường đi:
+ Em cảm nhận được sự vui vẻ, náo nức của các bạn Cả lớp cùng chơi trò chơi và ngắm cảnh đẹp hai bên đường.
+ Em thấy Tổ quốc ta thật tươi đẹp, cây cối xanh tốt, trù phú, đồng ruộng thẳng cánh cò bay, những dòng sông êm đềm chảy quanh xóm làng.
+ Mỗi địa phương đi qua, cô giáo lại cung cấp thêm cho chúng em vài nét cơ bản về truyền thống lịch sử, nét đẹp nổi bật của địa phương đó.
- Tới địa điểm tham quan:
+ Chúng em vô cùng vui sướng được chiêm ngưỡng cảnh núi rừng hùng vĩ mà thơ mộng).
* Kể lại sự việc đáng nhớ hoặc miêu tả quang cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,… ở những nơi em đã đi qua
(Gợi ý:
-Chúng em được đến thăm động Người xưa, ngắm cây trò chỉ 100 tuổi với nhiều loài thực vật, động vật phong phú.
- Đến lúc cắm trại, 4 tổ đã dựng lều rất nhanh và đẹp (do được tập từ ở nhà).
- Các bạn trổ tài nấu nướng Thật bất ngờ khi em thấy bạn Trang bốn rất ít giao tiếp, ít nói lại khéo tay Hỏi han tâm sự, chúng em mới biết gia đình bạn rất khó khăn, bạn cùng mẹ phải nấu và bán cơm bình dân thuê để kiểm sống Ai cũng thương bạn và thấy mình thật là vô tâm.
- Khi thuyết trình về khu dã ngoại, em đã chiến thắng sự nhút nhát lên trình bày về thảm thực vật của rừng Cúc Phương (điều này em đã được qua tài liệu của bố ở nhà) Các bạn đã động viên em nhiệt tình Em được cô giáo khen và trao giải nhất Lòng em thật hạnh phúc, vui sướng.
- Kết thúc buổi dã ngoại, chúng em thu xếp đồ đạc lên ô tô ra về.)
c, Kết bài: Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lí thú tiếp theo
(Gợi ý:
- Chuyến tham quan khiến tập thể lớp hiểu nhau hơn, thêm gắn bó và yêu quý nhau.
- Em thêm tự tin để tiếp tục niềm mơ ước trở thành một nhà sinh vật học trong tương lai.)
Về ôn tập chuẩn bị buổi sau làm bài kiểm tra