1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính

92 5,5K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

LVTS6 QUI TRÌNH THI CÔNG SÀN BÊ TÔNG ỨNG LỰC TRƯỚC CĂNG SAU CÓ BÁM DÍNHĐăng ngày 19062011 09:50:00 AM 2151 Lượt xem 3537 lượt tảiGiá : 0 VNDQUI TRÌNH THI CÔNG SÀN BÊ TÔNG ỨNG LỰC TRƯỚC CĂNG SAU CÓ BÁM DÍNH, Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính

Trang 1

PHẠM VĂN CƯỜNG KHÓA: 2008-2011; LỚP CH08X

QUI TRÌNH THI CÔNG SÀN BÊ TÔNG ỨNG LỰC

TRƯỚC CĂNG SAU CÓ BÁM DÍNH

LuËn v¨n th¹c sÜ kü thuËtCHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

M· sè: 60.58.20

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS TRỊNH QUANG VINH

Hµ Néi - 2011

Trang 2

Bộ giáo dục và đào tạo Bộ xây dựng

Trường đại học kiến trúc hà nội

PHẠM VĂN CƯỜNG

QUI TRèNH THI CễNG SÀN Bấ TễNG ỨNG LỰC

TRƯỚC CĂNG SAU Cể BÁM DÍNH

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật CHUYấN NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CễNG NGHIỆP

Hà Nội - 2011

Trang 3

Chương 1 – tổng quan về bê tông ứng lực trước

1.1 Sơ lược lịch sử phát triển kết cấu bê tông ứng lực trước [2]

Nguyên lý gây ứng lực trước (ƯLT) đã được ứng dụng trong thực tế từ hàng trămnăm nay Khi chế tạo những thùng chứa chất lỏng như nước, rượu… hay khi làmtrống, các thanh gỗ phẳng hoặc cong được ghép lại thật khít nhờ những đai bằng dâythừng hay bằng kim loại Khi xiết chặt các vành đai trong thành thùng xuất hiện cácứng lực nén vòng ngược chiều tác dụng với các ứng suất kéo gây ra do áp lực thủytĩnh hay áp lực hơi Nhờ vậy trong thành thùng còn lại những ứng suất nén hoặc kéovòng với giá trị nhỏ so với khả năng chịu nén, kéo của vật liệu đồng thời tạo nên sựkhít chặt giữa các mảnh ghép thành thùng Kết quả thùng có thể chịu được áp lựclớn của chất lỏng bên trong mà không bị thấm hay rò rỉ

Nguyên lý này đã được P G Jackson (Mỹ) đưa vào áp dụng thành công cho vòmgạch, đá, bê tông từ năm 1886 Tiếp theo K.During (Đức) đã gây được ứng suất néntrong bản bê tông bằng việc căng trước cốt thép thường Tuy vậy phương pháp nàykhông đem lại hiệu quả mong muốn vì chỉ một thời gian ngắn sau khi căng và bêtông đã đông cứng thì trong bê tông hầu như không còn ứng suất nén nữa Hiệntượng này được gọi là sự tổn hao ứng suất Khi dùng cốt thép thông thường có cường

độ thấp không vượt quá 1225 kg/cm2 và biến dạng (độ dãn dài tỷ đối) chỉ đạt tới giátrị bằng

=/E = 1225/2100000 = 0,0006Với trị biến dạng này chỉ vừa đủ cân bằng các biến dạng theo hướng ngược chiềuxảy ra trong quá trình trùng cốt thép, bê tông co ngót và từ biến khi kết cấu chịu tảihoặc do các nguyên nhân khác

Trong những năm 1928-1929 kỹ sư nổi tiếng người Pháp E.Freyssinet đã lần đầutiên chứng minh được có thể và cần sử dụng loại thép có cường độ cao để nâng caolực gây ứng suất trước trong bê tông lên tới trên 400 kG/cm2 mới có thể triệt tiêu

được toàn bộ các tổn hao ứng suất do các nguyên nhân xẩy ra trong quá trình thicông và sử dụng kết cấu Ông đã căng các sợi thép có giới hạn bền (trước thời điểm

bị kéo đứt) fu = 17000kG/cm2 và để gây ứng lực trước trong bê tông, ứng suất trongcốt căng đã đạt đến giá trị fp = 10000 kG/cm2 bằng 70-80% giới hạn bền (fu)

Trang 4

Trong trường hợp này biến dạng của thép căng sau đã bị trừ đi tổng các giá trị biếndạng do các tổn hao xẩy ra trong quá trình căng và chịu lực có thể lên tới 0,0008(0,08%) vậy biến dạng còn lại trong cốt thép căng có giá trị: 0,005-0,0008 = 0,0042tương ứng với ứng suất còn tồn tại trong cốt thép để gây ứng lực trước trong bê tônglà:

 = E  = 2100000 x 0,0042 = 8600 kG/cm2 (860 Mpa)

Kết quả thí nghiệm cho thấy ứng suất nén trước trong bê tông vẫn còn tồn tại vớimột giá trị đủ để cân bằng từng phần hay toàn bộ các ứng suất kéo trong kết cấu khichịu tải

cường độ cao [2]

Thành công trong việc gây ứng lực trước bằng việc sử dụng cốt thép cường độ cao

đã nhanh chóng đưa kết cấu bê tông ứng lực trước vào các công trình xây dựng Đếnnăm 1939 E.Freyssinet đã sáng chế ra công cụ căng thép bằng loại kích rỗng 2 thì

và bộ neo hình côn có độ tin cậy cao trong việc giữ hai hoặc một đầu cốt thép đượccăng không bị tuột đảm bảo cho sự truyền lực căng vào kết cấu trong quá trình thicông và sử dụng

Tại châu Âu kết cấu bê tông ứng lực trước phát triển nhanh chóng ở Pháp, Bỉ,Anh, Đức, Thụy Sỹ, Hà Lan Trong gần 500 cầu được xây dựng ở Đức từ năm 1949

đến 1953 đã có 350 cầu dùng bê tông ƯLT Tại Nga hiện nay các cấu kiện bê tông

đúc sẵn như tấm sàn từ 6m, dầm, giàn khẩu độ 18m trở lên đều qui định dùng bêtông ƯLT Tại Mỹ chú trọng ứng dụng bê tông ứng lực trước vào xây dựng các bểchứa nhiên liệu có dung tích từ 10000 m3trở lên

Trang 5

Hình 1.2 Bản móng sử dụng bê tông ứng lực trước (tác giả sưu tầm)

Hình 1.3 Nhà cao tầng sử dụng hệ sàn phẳng bê tông ứng lực trước

(tác giả sưu tầm)

Trang 6

Hình 1.4 Trường học sử dụng hệ sàn bê tông ứng lực trước (tác giả sưu tầm)

Hình 1.5 Bãi đỗ xe sử dụng hệ sàn bê tông ứng lực trước (tác giả sưu tầm)Công nghệ căng cốt thép cũng được cải tiến, ngày một hiện đại Các kích thủy lực

có công suất lớn cho phép căng đồng thời hàng chục bện, bó cáp với lực căng từ 200tấn đến 600 tấn có hành trình của kích từ 1,25m đến 1,5m Thậm chí cùng một lúc

có thể căng 2, 3 bệ với tổng lực căng tới 1200 tấn và 2400 tấn

Trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng, sử dụng bê tông ƯLT cho phép tăng kíchthước lưới cột, hoặc giảm chiều dày sàn, khối lượng thép cũng giảm đáng kể Các ôsàn phẳng không dầm khẩu độ tới 15,6m mà chiều dày bê tông ƯLT đúc sẵn, mỗitấm sàn phẳng có trọng lượng từ 300 tấn đến 800 tấn cũng được phổ biến ở châu Âu

Trang 7

BD

Hình 1.6 Sơ đồ bố trí căng cáp trên mặt bằng dọc theo các trục ngang và dọc công

trình [2]

Ở châu Á, nhất là các nước trong khu vực, các kết cấu bê tông ứng lực trước

được ứng dụng phổ biến một phần nhờ đã sản xuất được các loại thép cường độ cao,các loại cáp ƯLT, các loại neo và phụ kiện kèm theo phù hợp với các tiêu chuẩn tiêntiến có giá thành hợp lý như Trung Quốc Singapore, Thái Lan…

1.2 Ứng dụng kết cấu bê tông ứng lực trước ở Việt Nam [2]

Kết cấu bê tông ứng lực trước được nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam từ nhữngnăm 60 thế kỷ XX Cầu Phủ Lỗ và các kết cấu chịu lực nhà máy đóng tàu Bạch

Đằng là những công trình ứng dụng công nghệ bê tông ứng lực trước đầu tiên do các

đơn vị thiết kế trong nước thực hiện Tại miền Nam thời kỳ trước năm 1975 đã cónhững xưởng đúc dầm bê tông ứng lực trước Đặc biệt đã sử dụng bê tông ứng lựctrước vào xây dựng 8 thủy đài có dung tích lớn tại Sài Gòn Các công trình này docác Công ty tư vấn thiết kế của pháp thiết kế và xây dựng

Từ những năm 80 thế kỷ trước đến nay công nghệ bê tông ứng lực trước đã pháttriển ở Việt Nam khá nhanh chóng với trình độ tiên tiến thế giới Trước đây một vài

dự án nhà cao tầng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh do các công ty nước ngoàithiết kế kết cấu sàn bê tông ứng lực trước căng sau Từ năm 1995 công trình Nhà

Điều Hành Đại học Quốc Gia Hà Nội được các đơn vị thiết kế, đơn vị thi công vàgiám sát trong nước thực hiện nó đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực xâydựng nhà cao tầng ở Việt Nam

Năm 1998, Tổng công ty VINACONEX đã nhập công nghệ bê tông ứng lực trướctiền chế của nước Cộng Hoà Pháp để sản xuất dầm sàn nhẹ cho xây dựng nhà ở (hệPPB) tại Nhà máy bê tông Xuân mai Sản phẩm này hiện nay đã được áp dụng rộng

Trang 8

rãi tại Hà Nội và đặc biệt đã phát triển để xây dựng trên 10.000 căn nhà sàn vượt lũtại các tỉnh ĐBSCL Tương lai sẽ phát triển tại dự án nhà ở tái định cư công trìnhThuỷ điện Sơn La

Năm 1999, Liên doanh VINAROSE (hợp tác giữa VINACONEX và hãngRONVEAUX - Vương quốc Bỉ) đã hợp tác triển khai công nghệ bê tông ứng lựctrước tại Nhà máy bê tông và xây dựng Xuân Mai để sản xuất các cấu kiện vượtkhẩu độ lớn bằng phương pháp căng kéo trước phục vụ cho xây dựng nhà ở dândụng, nhà công nghiệp, sân vận động và đặc biệt sản xuất dầm cầu phục vụ cho giaothông Phạm vi áp dụng rất rộng rãi, giải quyết hầu hết các phương án xây dựnghiện đại mang tính công nghiệp cao

Cho đến nay nhiều nhà cao tầng, các công trình công nghiệp, công trình côngcộng đã và đang được các đơn vị thiết kế, xây dựng trong nước ứng dụng công nghệ

bê tông ứng lực trước ngày càng có hiệu quả:

 Trung tâm thương mại Hằng Hải quốc tế 21 tầng trong đó có 2 tầng hầm với tổngdiện tích sàn trên 10000m2

 Hệ khung công son có độ vươn 8m và 12m đỡ khán đài cung thể thao tổng hợpQuần Ngựa Hà Nội, chung cư cao tầng 27 Huỳnh Thúc Kháng…

Hình 1.7 Cao ốc Đất Phương Nam sử dụng hệ dầm sàn bê tông ứng lực trước căng

sau (tác giả sưu tầm)

Trang 9

Hình 1.8 Công trình Becamex tower sử dụng hệ dầm sàn bê tông ứng lực trước căng

sau (tác giả sưu tầm)

Có thể nói hệ sàn bê tông ứng lực trước đã và đang là một nhu cầu không thểthiếu trong xây dựng các nhà nhiều tầng tại các đô thị và thành phố trong nước.1.3 Khái niệm bê tông ứng lực trước [3]

Bê tông ứng lực trước (BTƯLT) là bê tông, trong đó thông qua lực nén trước đểtạo ra và phân bố một lượng ứng suất bên trong phù hợp nhằm cân bằng với mộtlượng mong muốn ứng suất do tải trọng ngoài gây ra Với các cấu kiện BTƯLT, ứngsuất thường được tạo ra bằng cách kéo thép cường độ cao

Bê tông thường có cường độ chịu kéo rất nhỏ so với cường độ chịu nén Đó lànhân tố dẫn đến việc xuất hiện một loại vật liệu hỗn hợp là “bê tông cốt thép”(BTCT)

Việc xuất hiện sớm của các vết nứt trong BTCT do biến dạng không tương thíchgiữa thép và bê tông là điểm khởi đầu cho việc xuất hiện một loại vật liệu mới là “bêtông ứng suất trước” Việc tạo ra một ứng suất nén cố định cho một vật liệu chịu néntốt nhưng chịu kéo kém như bê tông sẽ làm tăng đáng kể khả năng chịu kéo vì ứngsuất kéo xảy ra sau khi ứng suất nén đã bị vô hiệu Sự khác nhau cơ bản giữa BTCT

và bê tông ƯLT là ở chỗ trong khi BTCT chỉ là sự kết hợp đơn thuần giữa bê tông và

Trang 10

cốt thép để chúng cùng làm việc một cách bị động thì bê tông ƯLT là sự kết hợpmột cách tích cực, có chủ ý giữa bê tông cường độ cao và cốt thép cường độ cao.Trong cấu kiện bê tông ƯLT, người ta đặt vào một lực nén trước tạo bởi việc kéo cốtthép, nhờ tính đàn hồi, cốt thép có xu hướng co lại và sẽ tạo nên lực nén trước, lựcnén trước này gây nên ứng suất nén trước trong bê tông và sẽ triệt tiêu hay làm giảmứng suất kéo do tải trọng sử dụng gây ra, do vậy làm tăng khả năng chịu kéo của bêtông và làm hạn chế sự phát triển của vết nứt Sự kết hợp rất hiệu quả đó đã tận dụng

được các tính chất đặc thù của hai loại vật liệu, đó là trong khi thép có tính đàn hồi

và cường độ chịu kéo cao thì bê tông là vật liệu dòn và có cường độ chịu kéo rất nhỏ

so với cường độ chịu nén của nó Như vậy ứng lực trước chính là việc tạo ra cho kếtcấu một cách có chủ ý các ứng suất tạm thời nhằm tăng cường sự làm việc của vậtliệu trong các điều kiện sử dụng khác nhau Chính vì vậy bê tông ƯLT đã trở thànhmột sự kết hợp lý tưởng giữa hai loại vật liệu hiện đại có cường độ cao

So với BTCT thường, BTCT ứng suất trước có các ưu điểm cơ bản sau:

- Cần thiết và có thể dùng được thép cường độ cao

Ứng suất trong thép thông thường giảm từ 100 đến 240Mpa như vậy để phần ứngsuất bị mất đi chỉ là một phần nhỏ của ứng suất ban đầu thì ứng suất ban đầu củathép phải rất cao, vào khoảng 1200 đến 2000Mpa Để đạt được điều này thì việc sửdụng thép cường độ cao là thích hợp nhất

Cần phải sử dụng bê tông cường độ cao trong BTCT ƯLT vì loại vật liệu này cókhả năng chịu kéo, chịu cắt, chịu uốn cao và sức chịu tải cao Bê tông cường độ cao

ít xảy ra vết nứt do co ngót, có mô đun đàn hồi cao hơn, biến dạng do từ biến ít hơn,

do đó ứng suất trước trong thép sẽ bị mất ít hơn Việc sử dụng bê tông cường độ cao

sẽ làm giảm kích thước tiết diện ngang của cấu kiện Việc giảm trọng lượng của cấukiện, vượt nhịp lớn hơn sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế và kỹ thuật

- Có khả năng chống nứt cao hơn (do đó khả năng chống thấm tốt hơn) DùngBTCT ƯLT, người ta có thể tạo ra các cấu kiện không xuất hiện các khe nứt trongvùng bê tông chịu kéo hoặc hạn chế sự phát triển bề rộng của khe nứt khi chịu tảitrọng sử dụng

- Có độ cứng lớn hơn (do đó có độ võng và biến dạng bé hơn)

Trang 11

N Dưới tác dụng của lực N, cốt thép được kéo trong giới hạn đàn hồi và sẽ giãn dài

ra một đoạn, tương ứng với các ứng suất xuất hiện trong cốt thép Khi đó, đầu cònlại của cốt thép được cố định nốt vào bệ Đổ bê tông, đợi cho bê tông đông cứng và

đạt cường độ cần thiết thì buông cốt thép Như một lò so bị kéo căng, các cốt thépnày có xu hướng co ngắn lại và thông qua lực dính giữa thép và bê tông, cấu kiện sẽ

bị nén với giá trị bằng lực N đã dùng khi kéo cốt thép

Ưu điểm của phương pháp căng trước là có thể phân bố lực nén đều đặn trong cấukiện

Nhược điểm của phương pháp này là phải lắp đặt bệ tỳ phức tạp

Trang 12

nhất định thì tiến hành căng cốt thép với ứng suất quy định Sau khi căng xong, cốtthép ƯLT được neo chặt vào đầu cấu kiện, thông qua các neo đó, cấu kiện sẽ bị nénbằng lực đã dùng khi kéo căng cốt thép Trong phương pháp căng sau, kết cấu BTCT

ƯLT được chia làm 2 loại: kết cấu bê tông ƯLT dùng cáp dính kết và kết cấu bêtông ƯLT dùng cáp không dính kết Loại kết cấu bê tông ƯLT dùng cáp dính kết,khi thi công phải đặt sẵn ống gen để luồn cáp, sau khi kéo căng cốt thép, tiến hànhbơm phụt vữa xi măng mác cao để chèn lấp khe hở giữa cáp thép và ống gen Đầucáp thép được neo chặt bằng nêm vào bê tông và trở thành các điểm tựa truyền lựcnén vào bê tông

Ưu điểm của phương pháp căng sau là không cần bệ tỳ riêng, có thể dễ dàng thicông kéo căng thép tại vị trí kết cấu tại công trình như thân xi lô, ống khói, dầm,sàn

1.4.2.1 Phương pháp căng ngoài kết cấu [2]

Trang 13

Phương pháp này sử dụng cho các kết cấu chịu kéo như thành bể chứa, tháp chứavới việc căng thép liên tục theo vòng xoắn ốc, trong gia cường, sửa chữa kết cấu, kể cảnhững kết cấu đặc biệt như tháp vô tuyến truyền hình

Hệ thống vì kèo Hội trường Ba Đình trước đây được xây dựng bằng bê tông cốtthép có khẩu độ 21m từ thập kỷ 60 thế kỷ trước Do quá trình tăng tải mái khi sửachữa, chống thấm nên các thanh chịu kéo bị nứt hàng loạt Nhằm khắc phục việc pháttriển vế nứt đã tiến hành gây ứng lực nén ngoài cho các thanh chéo và thanh cánh hạ.Việc gây ứng lực nén trong bê tông được tiến hành theo các bước:

- Xác định lực căng cần thiết sao cho đủ để không cho các vết nứt phát triển và mởrộng Bằng tính toán với nhiều sơ đồ tải trọng trong đó có các lực nén sau, để lựachọn phương án tối trong trình tự căng mà không ảnh hưởng đến biến dạng của cả

- Tiến hành có trình tự căng cho toàn bộ vì kèo

- Kiểm tra kết quả gây ứng lực trước trong thời gian 3 tháng sau xử lý trước khi cóquyết định đưa công trình vào sử dụng

- Kết quả phương án gia cường vì kèo bằng phương án căng ngoài hoàn toàn đạt

được mục đích Trên toàn bộ hệ thống vì kèo trong thời gian sử dụng sau nàykhông hề xuất hiện vết nứt

1.4.2.2 Phương pháp căng sau dùng cáp có bám dính [2]

Đặc điểm của phương pháp này là từ 3 đến 5 bện cáp phải luồn vào trong ống thép

có đủ độ cứng để khi đầm và đổ bê tông cũng như khi bê tông co ngót và đông cứngống không bị biến dạng Sau khi căng, ống phải nhồi vữa thật đầy không để lọtkhoảng không Phương pháp này thích hợp cho các dầm chiều cao lớn Trong sàn

Trang 14

bố trí cáp tương tự như bố trí cốt thép thường trong sàn Có thể bố trí rời rạc hay chập

đôi từng 2 bện cáp làm một

Trang 15

Hình 1.12 Mặt bằng bố trí cáp ƯLT căng sau không bám dính (tác giả sưu tầm)1.4.2.4 Phương pháp gây ứng lực trước không toàn phần [2]

Khi thiết kế các kết cấu bê tông có khẩu độ lớn hay chịu tải trọng sử dụng lớnnhưng tác động không thường xuyên, việc phải tính toán với các tổ hợp nội lực bấtlợi thường phải bố trí với số lượng lớn cốt thép ứng lực trước Kết quả là sau khitruyền ứng lực trước mà kết cấu mới chịu một phần tải trọng tính toán sẽ xảy ra hiệntượng kết cấu có độ vồng lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng Cho nên thay vì

đưa vào toàn bộ cốt thép ƯLT vào kết cấu, ta có thể đưa một lượng thép thườngkhông căng vào cùng chịu lực Sử dụng phương pháp gây ứng lực trước không toànphần cho một số kết cấu như hệ dầm công son đỡ khán đài Cung Thể thao tổng hợpQuần Ngựa và hệ dầm mái khẩu độ 27m ở Hà Nội trong thời gian qua đã mang lạikết quả nhất định

1.4.3 Một số công nghệ tạo ứng suất trước ngoài hai phương pháp căng trước vàcăng sau [3]

Ngoài 2 phương pháp căng trước và căng sau, trong BTCT ứng suất trước còn sửdụng một số phương pháp sau

1.4.3.1 Sử dụng xi măng nở tạo ứng suất trước trong bê tông

Trang 16

Theo phương pháp này, trong quá trình ninh kết và phát triển cường độ, xi măng

nở làm tăng thể tích, các cốt thép trong bê tông sẽ ngăn cản sự dãn nở của xi măng,kết quả là trong bê tông có một lực nén khoảng 600-700Mpa

Người ta có thể sử dụng loại xi măng đặc biệt cho sự trương nở này Song, thực tếcũng có thể biến xi măng Pooclăng thông thường thành loại xi măng đặc biệt nàybằng cách trộn thêm phụ gia aluminat và thạch cao Loại xi măng trương nở tự tạoứng suất trước này dùng để chế tạo các kết cấu như bể chứa, cầu tàu, cọc, dầm,panen mái che cho nhà công nghiệp Phương pháp này còn gọi là phương pháp hoáhọc để tạo ƯLT

1.4.3.2 Dùng kích ép ngoài để tạo ứng suất trước:

Khác với 2 phương pháp căng trước và căng sau, kích đặt ở 2 đầu kết cấu khôngdùng để kéo căng cốt thép ra mà dùng để ép chặt cấu kiện bê tông lại, cáp hoặc cốtthép được neo vào các gối tựa Sau khi bỏ kích ra, tạo ra trường ƯLT luôn được duytrì trong kết cấu

Hình 1.13 Sơ đồ tạo ứng ƯLT bằng kích ép ngoài [3]

1 – Cấu kiện BTCT ƯLT; 2 – Kích; 3 – Bệ tỳ1.5 Vật liệu sử dụng cho bê tông ứng suất trước [3]

1.5.1 Bê tông cường độ cao

Bê tông ứng suất trước yêu cầu sử dụng bê tông đạt cường độ chịu nén cao trongthời gian ngắn với cường độ chịu kéo tương đối cao hơn so với bê tông thôngthường, độ co ngót thấp, tính từ biến thấp nhất và giá trị mô đun đàn hồi lớn Theotiêu chuẩnẤn Độ IS:1343-1980, cường độ chịu nén của khối lập phương tại 28 ngàytuổi là 40Mpa đối với cấu kiện căng trước và 30Mpa đối với cấu kiện căng sau Theotiêu chuẩn ACI318, bê tông đạt cường độ chịu nén tại 28 ngày tuổi từ 27.58 đến68.95 Mpa

1.5.2 Thép cường độ cao

Trang 17

Thép ứng suất trước có thể là sợi, cáp hoặc thanh thép hợp kim.

- Thép sợi sử dụng cho bê tông ƯLT nói chung tuân theo tiêu chuẩn ASTM A421.Sợi thép được quấn thành cuộn và được cắt và lắp ở nhà máy hay tại hiện trường.Trước khi thi công, sợi thép cần được vệ sinh bề mặt để tăng lực dính kết với bêtông

- Cáp ứng suất trước phổ biến nhất là loại cáp 7 sợi, có cường độ chịu kéo tới hạnfpu là 1720Mpa và 1860Mpa, kết dính hoặc không kết dính

Hiện nay, ngoài loại cáp đơn 7 sợi còn có loại cáp bao gồm nhiều cáp đơn kết hợpvới nhau Loại cáp này có ưu điểm là mỏng, nhẹ và dẻo

- Thép thanh sử dụng cho bê tông ƯLT tuân theo tiêu chuẩn ASTM A-322 và A29,với yêu cầu có ứng suất phá hoại đạt tới 90% cường độ giới hạn Mặc dù cường

độ giới hạn thực tế thường đạt tới 1100 MPa, nhưng giá trị tiêu chuẩn nhỏ nhấtthường lấy là 1000 MPa Hầu hết các tiêu chuẩn thường đưa ra giới hạn chảy nhỏnhất là 896 Mpa mặc dù giá trị thực tế còn cao hơn Độ dãn dài nhỏ nhất tại lúcphá hoại ở vị trí chiều dài bằng 20 lần đường kính là 4%, với độ giảm nhỏ nhấtcủa tiết diện tại lúc phá hoại là 25%

Hình 1.14 Hình dạng thép cường độ cao [3]

Trang 18

1952.5

Cường độ chịu kéo

Tải trọng phá hoại nhỏ nhất

- Ống gen bằng các loại ống kim loại, ống tròn trơn có bề dày 2-4mm

Yêu cầu ống gen là phải chống thấm tốt để giữ cho nước xi măng không thấm vàoống trong quá trình đổ bê tông và bảo vệ cáp, ống phải bền không bị hư hỏng biếndạng trong quá trình thi công Tuy nhiên, ống lại phải mềm để đặt cong theo thiết kế

và ma sát giữa ống gen với cáp không được quá lớn

Trang 19

H×nh 1.15 H×nh d¹ng mét sè èng gen (t¸c gi¶ s­u tÇm)

B¶ng 1.2 Mét sè tiÕt diÖn èng gen (t¸c gi¶ s­u tÇm)

Trang 20

1.5.3.2 Vữa phụt

Sau khi căng cáp và neo, cần lấp đầy kẽ hở trong ống gen bằng vữa xi măng Vữa

được phụt vào ống gen dưới áp lực 6atm Cường độ vữa sau 7 ngày ít nhất phải đạt2000Mpa

Bảng 1.3 Một số đặc tính của vữa bơm (tác giả sưu tầm)

1.5.3.3 Neo

Neo được thiết kế để cố định cáp ở cả hai đầu cáp Đối với cáp không dài lắm(dưới 30m), có thể bố trí một đầu neo cố định và một đầu neo công tác Khi cáp quádài thì bố trí neo công tác tạo ƯLT ở cả hai đầu để tránh tổn hao ứng suất do ma sát.Cấu tạo neo đơn giản, cáp cần phải dài quá đầu neo một đoạn và sẽ được cắt ngắnsau khi truyền lực ứng suất Hiện nay neo công tác được sử dụng phổ biến nhất là hệneo Freyssinet dùng nêm hình côn để kẹp chặt sợi cáp Neo bao gồm bản đệm bằngthép có lỗ để cáp luồn qua, nêm hình côn và lò xo để tránh ứng suất cục bộ trong bêtông vùng neo Nêm hình côn sẽ tự động dịch chuyển về phía bản đệm để khoá cáp

và có tác dụng như một bộ phận truyền ứng suất tự động Neo được chế tạo để thuậnlợi cho việc đo độ dãn dài của cáp và gia tải ƯLT

Trang 21

H×nh 1.16 H×nh d¹ng ®Çu neo sèng (t¸c gi¶ s­u tÇm)

H×nh 1.17 H×nh d¹ng ®Çu neo chÕt (t¸c gi¶ s­u tÇm)

Trang 22

Bảng 1.4 Một số kích thước đầu neo sống (tác giả sưu tầm)

Trang 23

1.6 Thiết bị sử dụng tạo ứng suất trước [3]

Hệ thống tạo ƯLT bao gồm hai khối neo đặt cách nhau một khoảng cách nào đó,thép ƯLT được căng giữa hai khối neo này trước khi đổ bê tông, lực căng được tạobởi các kích thuỷ lực hoặc kích vít lớn

Các thiết bị cần thiết đối với phương pháp căng sau bao gồm:

Bảng 1.5 Các thiết bị cần thiết đối với phương pháp căng sau có bám dính (tác giả

9 Đồng hồ đo áp lực với độ chính xác cấp 1,5 Cái

11 Thước dây các loại: 5m, 10m, 30m, Cái

Trang 24

H×nh 1.18 H×nh d¹ng kÝch kÐo (t¸c gi¶ s­u tÇm)

H×nh 1.19 H×nh d¹ng tang të c¸p (t¸c gi¶ s­u tÇm)

H×nh 1.20 H×nh d¹ng m¸y Ðp ®Çu neo chÕt (t¸c gi¶ s­u tÇm)

Trang 25

H×nh 1.21 H×nh d¹ng m¸y b¬m thñy lùc (t¸c gi¶ s­u tÇm)

H×nh 1.22 H×nh d¹ng m¸y b¬m v÷a (t¸c gi¶ s­u tÇm)

Trang 26

Hình 1.23 Hình dạng máy trộn vữa (tác giả sưu tầm)

Hình 1.24 Hình dạng đồng hồ đo áp lực (tác giả sưu tầm)

Trang 27

CHƯƠNG 2 CƠ Sở KHOA HọC CủA qui trình thi công SàN BÊ TÔNG ứng lực trước căng sau có bám dính

2.1 Các quan niệm phân tích kết cấu bê tông ứng lực trước [3]

Trong tính toán cấu kiện ƯLT, có hai tiêu chuẩn có thể sử dụng phổ biến nhất thếgiới là tiêu chuẩn ACI cho xây dựng dân dụng và tiêu chuẩn AASHTO cho cầu

đường Ngoài ra, ở nhiều quốc gia cũng xây dựng những tiêu chuẩn tính toán riêngcho mình Tuy nhiên dù sử dụng tiêu chuẩn nào thì cấu kiện bê tông ƯLT vẫn đượctính toán dựa trên ba quan niệm cơ bản sau đây:

- Quan niệm thứ nhất:

Quan niệm này coi bê tông ứng lực trước như vật liệu đàn hồi, tính toán theo ứngsuất cho phép Bê tông là vật liệu chịu nén tốt, chịu kéo kém Nếu không phải chịuứng suất kéo do đã được nén trước thông qua việc kéo trước cốt thép, trong bê tông sẽkhông bị xuất hiện vết nứt, như vậy có thể xem như bê tông ứng lực trước là vật liệu

đàn hồi Với quan niệm này, khi bê tông đặt vào trạng thái chịu lực thì ứng suất kéogây ra do tải trọng ngoại sẽ bị triệt tiêu bởi ứng suất nén trước, nhờ vậy sẽ hạn chế

được bề rộng vết nứt và khi vết nứt chưa xuất hiện thì có thể sử dụng các phương phápcủa lý thuyết đàn hồi để tính toán

- Quan niệm thứ hai:

Quan niệm này coi bê tông ứng lực trước làm việc như BTCT thường với sự kết hợpgiữa bê tông và thép cường độ cao, bê tông chịu nén và thép chịu kéo và gây ra mộtcặp ngẫu lực kháng lại mô men do tải trọng ngoài gây ra Nếu sử dụng thép cường độcao đơn thuần như thép thường thì khi bê tông xuất hiện vết nứt, thép vẫn chưa đạt

đến cường độ Nếu thép được kéo trước và neo vào bê tông thì sẽ có được sự biếndạng và ứng suất phù hợp với cả hai loại vật liệu

- Quan niệm thứ ba:

Quan niệm này coi ứng lực trước như là một thành phần cân bằng với một phần tảitrọng tác dụng lên cấu kiện trong qua trình sử dụng, tính toán theo phương pháp cânbằng tải trong Đây là phương pháp khá đơn giản và dễ sử dụng để tính toán, phân tích

Trang 28

cấu kiện bê tông ứng lực trước Cáp ứng lực trước được thay thế bằng các lực tương

đương tác dụng vào bê tông Cáp tạo ra một tải trọng ngược lên, nếu chọn hình dạngcáp và lực ứng lực trước phù hợp sẽ cân bằng được các tải trong tác dụng lên sàn, do

đó độ võng của sàn tại mọi điểm đều bằng 0

2.2 Các giai đoạn tính toán

Có 2 giai đoạn tính toán: giai đoạn đầu và giai đoạn cuối

- Giai đoạn đầu:

Giai đoạn đầu chỉ có tải bản thân: sau khi dựng ván khuôn, thi công công tác thép ,công tác định vị mặt đường quỹ đạo cáp (tendon profile) và cuối cùng là thi công đổ

bê tông toàn khối Thời điểm kéo cáp là sau khi bê tông đạt tới 80 % về cường độ,cường độ này là f'ci = 80%f'c hoặc f'ci=t/(+.t)*f'c (khoảng 15 ngày) Có thể dùngphụ gia để khoảng 3 ngày là đạt cường độ có thể tiến hành căng cáp Như vậy cầnphải kiểm tra chỉ cho tải trọng bản thân và tải cân băng của cáp theo phương phápcộng tác dụng

- Giai đoạn cuối:

Là giai đoạn sử dụng, xem như bê tông đạt 28 ngày , tháo ván khuôn và đưa vào sửdụng Lúc này có LIVE LOAD và SUP LOAD và kiểm tra với f'c ( 28 ngày ) điều này

có xét đến tổn hao ứng suất (loss stress) và chú ý rằng Pjack >Pi >Pf (có thể tưởngtượng lực kéo cáp do jack là lực ép cọc Pmax => Ptk = Pmax/2.5 giống cọc)

Giai đoạn giới hạn là giai đoạn U-Stage lúc đó Mtotal = 1.4 (deal+sub) +1.7 live+Msc(momen phụ) + Mearthquake (trường hợp lấy theo ACI)

dễ sử dụng và đơn giản Tuy nhiên phạm vi sử dụng hơi bị hạn chế

Phương pháp phân phối trực tiếp theo tiêu chuẩn ACI:

Trang 29

Để đảm bảo khả năng chịu uốn của sàn ở trạng thái giới hạn đủ để chịu được mômen âm và mô men dương do tải trọng bất lợi nhất gây ra, tiêu chuẩn ACI đưa ra các

điều kiện sau:

 Phải có ít nhất 3 nhịp liên tục theo mỗi phương

 Các nhịp phải đều nhau Theo từng phương, các nhịp kề nhau không được chênhnhau quá 1/3 chiều dài nhịp lớn hơn

 Tất cả các tải trọng đều là tải trọng đứng, hoạt tải phải là tải trọng phân bố đều vànhỏ hơn 2 lần tĩnh tải

 Các ô sàn phải là hình chữ nhật, tỷ lệ nhịp dài và nhịp ngắn không được vượt quá2

 Cột không được lệch vị trí quá 10% khoảng cách giữa các đường tim cột của cáccột kế tiếp nhau theo mỗi phương

Qui trình tính toán theo phương pháp phân phối trực tiếp:

(l1khoảng cách hai tâm gối tựa)

b Phân phối mô men cho các ô bản

 Đối với các nhịp trong, mô men M0 được phân phối 65% cho mô men âm và 35%cho mô men dương Giá trị này xấp xỉ như dầm ngàm 2 đầu chịu tải trọng phân

bố dựa trên giả thiết góc xoay của các điểm liên kết phía trong là không đáng kể.Tiết diện tới hạn đối với mô men âm là tiết diện tại vị trí mặt gối tựa (cột, tường,

mũ cột) của bản sàn Với cột tròn, tiết diện tới hạn đối với mô men âm nằm tại vịtrí cạnh hình vuông tương đương

Trang 30

 Đối với các cột biên, lực chỉ tác dụng lên cột ở một phía nên sẽ gây ra mô menkhông cân bằng Góc xoay sẽ làm giảm mô men âm và tăng mô men dương ở giữanhịp và ở gối trong đầu tiên Độ lớn góc xoay của cột biên phụ thuộc vào độ cứngcủa cột tương đương Nếu độ cứng của cột lớn so với độ cứng của dầm - bản, cột

sẽ ngăn cản góc xoay của biên ngoài của sàn và đóng vai trò như một liên kếtngàm, tỷ lệ phân phối mô men M0, sẽ tương tự như các nhịp trong (65% tại gối và35% tại nhịp) Ngược lại, nếu độ cứng của cột không đủ lớn, cột đóng vai trò nhưmột gối cố định Lúc này, mô men tại gối ngoài sẽ bằng 0, mô men giữa nhịp là0,63M0, mô men tại gối trong đầu tiên bằng 0.75M0 Nếu sàn không có dầm biên,

tỷ lệ phân phối lần lượt cho các tiết diện trên sẽ là 0.26M0, 0,5M0, 0,7M0 Nếu sàn

có dầm biên: 0,3M0, 0,5M0, 0,7M0

c Phân phối mô men cho các nhịp và dải cột

 Sau khi phân phối mô men cho các ô bản, cần phân phối mô men cho các dải nhịp

và dải cột của ô bản

Hình 2.1 Sơ đồ dải cột và dải nhịp [3]

Trang 31

 Sự phân phối mô men âm và mô men dương cho các dải cột phụ thuộc vào tỷ l2/l1

vàl2/l1, với sàn không dầm a=0 Sau khi phân phối mô men cho dải cột lượng mômen còn lại sẽ phân phối cho dải nhịp

 Đối với mô men dương 60% sẽ phân phối cho dải cột

 Đối với mô men âm:

Đối với nhịp giữa, 75% mô men âm phân phối cho dải cột

Đối với nhịp biên, sự phân phối mô men phụ thuộc l2/l1, l2/l1 độ cứng chống xoắncủa dầm biênt

t = EcbC/2EcsIs

Trong đó: Ecb, Ecsmô đun đàn hồi của bê tông dầm và bê tông sàn

Is: Mô men quán tính của dầm bảnC: Hằng số liên quan đến độ cứng chống xoắn của dầm biên

C = (1-0,67x/y)x3y/3Với x là cạnh ngắn, y là cạnh dài của tiết diện chữ nhật thành phần trong tiết diệnngang chịu xoắn trong phạm vi chiều cao tiết diện cột

Nếu t rất nhỏ gần bằng 0,1% mô men âm sẽ phân phối cho dải cột Nếu t>2,5 thì75% mô men âm sẽ phân phối cho dải cột

2.3.2 Phương pháp phân khung tương

Vì lực cắt và mô men uốn trong sàn là do tải trọng thẳng đứng tác dụng lên từngsàn nên có thể phân tích độc lập từng sàn Phương pháp khung tương đương đượcdùng để xác định nội lực cho sàn, số nhịp bất kỳ, nhịp có thể là đều hoặc không đềunhau Theo phương pháp này, tưởng tượng cắt toàn bộ sàn dọc theo đường tim củasàn, tạo thành khung theo cả 2 phương, gọi là khung tương đương

Khung tương đương có phần tử cột bao gồm 2 cột ở tầng trên và tầng dưới kế tiếpnhau của sàn và phần tử dầm có chiều rộng tính từ tâm 2 nhịp kế tiếp nhau chiều caobằng chiều dày sàn Cột được giả thiết là ngàm 2 đầu

Trang 33

tại mặt cột hoặc tại mặt mũ cột chia cho (1-c2/l2)2, trong đó c2là kích thước của cột, l2

kích thước nhịp theo phương đang xét

b Cột tương đương

Trong khung tương đương, đối với sàn không dầm, toàn bộ phần mô men trongsàn giữa các cạnh cột và dầm - bản sẽ truyền thông qua lực xoắn Để mô tả phản ứngcủa kết cấu đối với sự truyền mô men giữa sàn và cột do uốn và xoắn, giả thiết rằngcột có cánh tay đòn về 2 phía của cột Cánh tay đòn này sẽ truyền mô men từ sàn vàocột thông qua xoắn Cột phía trên và cột phía dưới sàn cùng với cánh tay đòn này

được coi như một cấu kiện, được gọi là cột tương đương

Hình 2.3 Cột tương đương [3]

Độ cứng của cột tương đương được tính như sau:

1/Kec=1/Kt+ 1/Kc

Trong đó: Kecđộ cứng của cột tương đương

Kc: Tổng độ cứng của cột ở phía trên và phía dưới sàn

lc : Chiều dài của cột được tính từ tâm sàn tầng dưới đến tâm sàn tầng trên

Kt: Độ cứng chống xoắn của cánh tay đòn

Kt=9EcsC/l2(1-c2/l2)3

Ecs: Mô đun đàn hồi của bê tông sàn

C2: Bề rộng cột

Trang 34

L2: Bề rộng dầm – bản

C: Mô men chống xoắn của cánh tay đòn

Với tiết diện chữ nhật:

1/Kec=(1/Kt(Isb/Is) + 1/Kc)

c Tính toán mô men trong khung tương đương

Có thể sử dụng máy tính với các phần mềm chuyên tính kết cấu (Sap, Etab, Safe…)

để tính mô men trong khung tương đương

2.3.3 Phương pháp phần tử hữu hạn

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và các phần mềm tính, toántheo phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH), việc tính toán ngày càng trở nên thuậntiện và chính xác Phương pháp PTHH là một công cụ có hiệu lực để giải các bài toán

từ đơn giản đến phức tạp trong nhiều lĩnh vực Thực chất của phương pháp này làchia vật thể biến dạng thành nhiều phần tử có kích thước hữu hạn gọi là phần tử hữuhạn Các phần tử này được liên kết với nhau bằng các điểm gọi là nút Các phần tửnày vẫn là các phần tử liên tục trong phạm vi của nó, nhưng do có hình dạng đơngiản nên cho phép nghiên cứu dễ dàng hơn dựa trên cơ sở của một số quy luật về sựphân bố chuyển vị và nội lực Kết cấu liên tục được chia thành một số hữu hạn cácmiền hoặc các kết cấu con có kích thước càng nhỏ càng tốt nhưng phải hữu hạn Cácmiền hoặc các kết cấu con được gọi là các PTHH, chúng có thể có dạng hình học vàkích thước khác nhau, tính chất vật liệu được giả thiết không thay đổi trong mỗi phần

tử nhưng có thể thay đổi từ phần tử này sang phần tử khác Kích thước hình học và sốlượng các phần tử không những phụ thuộc vào hình dáng hình học và tính chất chịulực của kết cấu (bài toán phẳng hay bài toán không gian, hệ thanh hay hệ tấm vỏ )

Trang 35

mà còn phụ thuộc vào yêu cầu về mức độ chính xác của bài toán đặt ra Lưới PTHHcàng mau, nghĩa là số lượng phần tử càng nhiều hay kích thước của phần tử càng nhỏthì mức độ chính xác của kết quả tính toán càng tăng, tỷ lệ thuận với số phương trìnhphải giải Các đặc trưng của các PTHH được phối hợp với nhau để đưa đến một lờigiải tổng thể cho toàn hệ Phương trình cân bằng của toàn hệ kết cấu được suy rabằng cách phối hợp các phương trình cân bằng của các PTHH riêng rẽ sao cho vẫn

đảm bảo được tính liên tục của toàn bộ kết cấu Cuối cùng, căn cứ vào điều kiện biên,giải hệ phương trình cân bằng tổng thể để xác định giá trị của các thành phần chuyển

vị Các thành phần này được dùng để tính ứng suất và biến dạng

2.4 Tính toán thiết kế sàn bê tông ƯLT [4]

2.4.1 Giới thiệu chung

Hệ thống sàn bê tông ứng lực trước là phù hợp lý tưởng cho kết cấu nhà nhiều tầngcũng như sàn của nhà công nghiệp chịu tải trọng động lớn Ưu điểm của hệ thống sàn

bê tông ứng lực trước là tiết kiệm chi phí do giảm độ dày sàn, đảm bảo yêu cầu thẩm

mỹ, cho phép sử dụng nhịp lớn hơn và giảm thời gian xây dựng do tháo dỡ ván khuônsớm Ngoài ra, sử dụng hệ thống sàn bê tông ứng lực trước cũng hạn chế độ võng vànứt tại tải trọng làm việc Thi công hệ sàn bê tông ứng lực trước bằng phương phápcăng sau được sử dụng khá phổ biến do phương pháp căng sau khá hiệu quả và đơngiản để truyền ứng lực trước Các dạng khác nhau của sàn bê tông ứng lực trước căngsau bao gồm:

Trang 36

Tính toán sàn phẳng ƯLT căng sau theo các tiêu chuẩn khác nhau có thể đưa racác bước tính toán khác nhau nhưng đều dựa trên quan điểm thiết kế đã trình bày ởtrên Tuy nhiên việc đưa ra một qui trình tính toán hợp lý và khoa học sẽ giúp chongười thiết kế có thể thuận tiện, dễ dàng hơn trong thao tác, tránh được những nhầmlẫn và thiếu sót trong thiết kế Dưới đây trình bày một qui trình thiết kế chung nhấtcho sàn phẳng ƯLT căng sau

Bước 1: Tính toán sơ bộ chiều dày sàn

Bước 2: Kiểm tra sơ bộ điều kiện chọc thủng

Bước 10: Phân tích khung tương đương dưới các trường hợp tải trọng

Bước 11: Kiểm tra ứng suất dưới các trường hợp tải trọng

Bước 12: Kiểm tra yêu cầu cường độ chịu uốn

Bước 13: Kiểm tra yêu cầu chịu cắt

Trang 37

5 Lắp đặt cốt thép gia cường

6 Lắp đặt cốt thép ứng lực trước (ống gen)

7 Lắp đặt cốt thép lớp trên

8 Đổ và bảo dưỡng bê tông

9 Tháo cốp pha thành và hộp tạo hốc neo

10 Thí nghiệm mẫu bê tông để kiểm tra cường độ bê tông yêu cầu trước khi kéocăng

11 Luồn thép ứng lực trước (Nếu bước 6 chỉ lắp đặt ống gen)

2.5.1 Bảo quản vật liệu

Tất cả vật liệu ứng lực trước phải được vận chuyển và lưu giữ cẩn thận trong kho

có mái che tránh xa những chất hóa học có thể ăn mòn cũng như tránh độ ẩm quácao Đặc biệt quan tâm bảo vệ lớp vỏ bọc trong trường hợp dùng cáp không bámdính

Nêm neo và đế neo phải được bảo quản tránh gỉ sét, bẩn hoặc dính dầu Gỉ séttrên răng của nêm neo hoặc trên đế neo sẽ làm giảm độ bám của neo trên cáp

Thép ứng lực trước phải được bảo vệ khỏi gỉ sét, và các hóa chất như Clo, Nitrate,sul phát, axít và những chất sinh ra hydro Lớp dầu mỡ trong thép ứng lực trước có

vỏ bọc giúp bảo vệ khỏi các tác nhân ăn mòn, vì vậy phải cẩn thận trong quá trìnhvận chuyển tránh làm hỏng lớp vỏ bảo vệ Lớp vỏ bảo vệ cũng có thể bị hỏng trongquá trình đầm bê tông Lớp vỏ bọc ở đầu neo phải được cắt bỏ để lắp nêm neo Thép

Trang 38

ứng lực trước trong vùng này không được bảo vệ như những phần khác vì vậy phần

đầu neo phải được bảo vệ khỏi gỉ sét bằng đầu chụp

Thép ứng lực trước khi gia công được đánh dấu về chủng loại, số lượng, vị trí sẽ

được lắp đặt trên công trường

Thép ứng lực trước thường được chuyển đến công trường trong các cuộn Phải đặcbiệt lưu ý trong khi tháo dỡ tránh bung ra không kiểm soát được dễ gây tai nạn.Ống gen dùng trong thép ứng lực trước có bám dính thường không được cứng và

dễ bị hư hại do tác động cơ học Ống gen bị thủng hoặc rách phải được bịt kín khilắp đặt, nếu để cho vữa xi măng chảy vào ống gen trong quá trình đổ bê tông sẽ gâytrở ngại cho việc kéo căng Ống gen di chuyển nhiều dễ gây ra hư hỏng Đầu hở củaống gen phải được che đậy tránh việc nước mưa hay những chất khác chảy vào ốnggen Nước trong ống gen và các chất khác làm giảm hiệu quả của vữa bơm làm ảnhhưởng đến thép ứng lực trước

Đầu neo, neo, thép ứng lực trước và ống gen nên được cất giữ theo thứ tự sử dụngtránh việc phải di chuyển nhiều các vật liệu này dễ gây ra hư hỏng

Tất cả thiết bị kéo căng phải được vệ sinh sạch sẽ và để ở nơi khô giáo khi vậnhành Độ chính xác của thiết bị có thể ảnh hưởng nếu bảo dưỡng và sửa chữa trêncông trường

2.5.2 Lắp đặt cáp ứng lực trước

Để tránh việc phân bổ trách nhiệm và chậm tiến độ, chỉ một đội thi công chịutrách nhiệm lắp đặt thép ứng lực trước và neo Những công việc lắp đặt, kéo căng,cắt đầu thừa thép ứng lực trước và bơm vữa phải được giám sát chặt chẽ

Đội lắp đặt thép ứng lực trước phải đọc bản vẽ và các tài liệu liên quan trước khitiến hành công việc trên công trường Cần chuẩn bị quy trình thi công và tổ chứcphối hợp với các đơn vị thi công khác

Lỗ chờ trên ván khuôn thành phải chính xác để cho đầu neo kéo được lắp đặt

đúng vị trí cần đặt Đầu neo kéo nên để thành hình vuông trừ phi có yêu cầu khác

Đầu neo kéo phải được lắp đặt chắc chắn tránh chuyển dịch trong quá trình đổ bêtông Không được để bê tông chảy vào trong đầu neo trong quá trình đổ Đầu neo

Trang 39

chết phải được buộc chặt trên con kê đảm bảo chiều dày bảo vệ và không được nốivào cốp pha thành.

Cốp pha tạo lỗ phải chắc chắn, không tạo lỗ hở và không bị xê dịch trong quátrình đổ bê tông Cốp pha nhựa giãn nở thường khó khi tháo dỡ sau đổ bê tông Đốthoặc dùng hóa chất để vệ sinh sẽ tạo ra vết bẩn ở bê tông và gây khó khăn cho việcbịt đầu neo

Lắp giàn giáo phải tránh đầu neo kéo căng sao cho có thể tiến hành các bước kếtiếp (lắp nêm neo, kéo căng…) một cách dễ dàng

Đối với cáp bám dính, cáp có thể được luồn vào ống gen trước hoặc sau khi đổ bêtông, tuy nhiên phải đảm bảo là trong ống gen không bị tắc nghẽn và chuyển vịtrong quá trình đổ bê tông

Điều quan trong là chỗ nối giữa các ống gen phải kín khít Nếu để nước lọt vàoống gen sẽ gây gỉ sét cáp và còn nghiêm trọng hơn nếu vữa xi măng chảy vào trongquá trình đổ bê tông sẽ gây ra tắc ống và không kéo căng được Việc sửa chữa trongtrường hợp này chỉ có thể là đục phá bê tông ở vị trí này và đổ lại bê tông rất mấtthời gian và tốn kém

Đầu cáp kéo căng phải đủ dài và phù hợp với thiết bị để kéo căng

Sau khi lắp đặt cáp có vỏ bọc vào vị trí, lớp vỏ nhựa ở cuối phải được tháo bỏ vàluồn qua đầu neo Phần cáp không vỏ bọc sau đầu neo không được lớn hơn 25mm.ống cách nước phải được bọc ở vị trí này để đảm bảo không có phần cáp đã bị tháo

bỏ vỏ bọc phía sau đầu neo Việc này tránh bám dính của cáp vào bê tông sau khi

đổ

Các bó cáp được đỡ bằng những con kê hoặc thanh thép và được cố định chặt theocao độ của thiết kế tránh di chuyển trong khi đổ bê tông Khoảng cách trung bìnhcủa các con kê là 1mét Lưu ý các con kê phải vững vàng và tránh làm lớp vỏ bọc bịhư hại trong quá trình lắp đặt

Sự sai lệch của bó cáp theo phương ngang phải nhỏ nhất vì sai lệch theo phươngngang sẽ gây ra mất lực kéo do tăng ma sát giữa ống gen và cáp Việc này sẽ tạo raphá hoại cục bộ nếu thép gia cường đầu neo không được đặt đúng

Trang 40

Để đảm bảo cáp có lực kéo và làm việc theo như ý định của thiết kế, cao độ caonhất và thấp nhất phải được đặt chính xác Sự sai lệch giữa cao độ max và min củatuyến cáp phải nằm trong giới hạn cho phép Nếu không có quy định nào kháctrong thiết kế thì sai lệch cho phép theo phương thẳng đứng của tuyến cáp kéocăng so với vị trí thiết kế có thể tham khảo bảng 1

Bảng 2.1 Giới hạn sai số theo phương thẳng đứng của tuyến cáp [13]

2.5.4 Kéo căng

Ngày đăng: 26/06/2014, 21:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 Bản móng sử dụng bê tông ứng lực trước (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.2 Bản móng sử dụng bê tông ứng lực trước (tác giả sưu tầm) (Trang 5)
Hình 1.3 Nhà cao tầng sử dụng hệ sàn phẳng bê tông ứng lực trước (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.3 Nhà cao tầng sử dụng hệ sàn phẳng bê tông ứng lực trước (tác giả sưu tầm) (Trang 5)
Hình 1.4 Trường học sử dụng hệ sàn bê tông ứng lực trước (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.4 Trường học sử dụng hệ sàn bê tông ứng lực trước (tác giả sưu tầm) (Trang 6)
Hình 1.5 Bãi đỗ xe sử dụng hệ sàn bê tông ứng lực trước (tác giả sưu tầm) Công nghệ căng cốt thép cũng được cải tiến, ngày một hiện đại - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.5 Bãi đỗ xe sử dụng hệ sàn bê tông ứng lực trước (tác giả sưu tầm) Công nghệ căng cốt thép cũng được cải tiến, ngày một hiện đại (Trang 6)
Hình 1.6 Sơ đồ bố trí căng cáp trên mặt bằng dọc theo các trục ngang và dọc công trình [2] - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.6 Sơ đồ bố trí căng cáp trên mặt bằng dọc theo các trục ngang và dọc công trình [2] (Trang 7)
Hình 1.7 Cao ốc Đất Phương Nam sử dụng hệ dầm sàn bê tông ứng lực trước căng sau (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.7 Cao ốc Đất Phương Nam sử dụng hệ dầm sàn bê tông ứng lực trước căng sau (tác giả sưu tầm) (Trang 8)
Hình 1.8 Công trình Becamex tower sử dụng hệ dầm sàn bê tông ứng lực trước căng sau (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.8 Công trình Becamex tower sử dụng hệ dầm sàn bê tông ứng lực trước căng sau (tác giả sưu tầm) (Trang 9)
Hình 1.10 Sơ đồ phương pháp căng sau [3] - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.10 Sơ đồ phương pháp căng sau [3] (Trang 12)
Hình 1.11 Mặt bằng bố trí cápULT căng sau có bám dính (tác giả sưu tầm) 1.4.2.3 Phương pháp căng sau dùng cáp không bám dính [2] - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.11 Mặt bằng bố trí cápULT căng sau có bám dính (tác giả sưu tầm) 1.4.2.3 Phương pháp căng sau dùng cáp không bám dính [2] (Trang 14)
Hình 1.12 Mặt bằng bố trí cáp ƯLT căng sau không bám dính (tác giả sưu tầm) 1.4.2.4 Phương pháp gây ứng lực trước không toàn phần [2] - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.12 Mặt bằng bố trí cáp ƯLT căng sau không bám dính (tác giả sưu tầm) 1.4.2.4 Phương pháp gây ứng lực trước không toàn phần [2] (Trang 15)
Hình 1.14 Hình dạng thép cường độ cao [3] - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.14 Hình dạng thép cường độ cao [3] (Trang 17)
Hình 1.15 Hình dạng một số ống gen (tác giả sưu tầm) Bảng 1.2 Một số tiết diện ống gen (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.15 Hình dạng một số ống gen (tác giả sưu tầm) Bảng 1.2 Một số tiết diện ống gen (tác giả sưu tầm) (Trang 19)
Hình 1.17 Hình dạng đầu neo chết (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.17 Hình dạng đầu neo chết (tác giả sưu tầm) (Trang 21)
Hình 1.18 Hình dạng kích kéo (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.18 Hình dạng kích kéo (tác giả sưu tầm) (Trang 24)
Hình 1.20 Hình dạng máy ép đầu neo chết (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.20 Hình dạng máy ép đầu neo chết (tác giả sưu tầm) (Trang 24)
Hình 1.19 Hình dạng tang tở cáp (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.19 Hình dạng tang tở cáp (tác giả sưu tầm) (Trang 24)
Hình 1.21 Hình dạng máy bơm thủy lực (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.21 Hình dạng máy bơm thủy lực (tác giả sưu tầm) (Trang 25)
Hình 1.22 Hình dạng máy bơm vữa (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.22 Hình dạng máy bơm vữa (tác giả sưu tầm) (Trang 25)
Hình 1.24 Hình dạng đồng hồ đo áp lực (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.24 Hình dạng đồng hồ đo áp lực (tác giả sưu tầm) (Trang 26)
Hình 1.23 Hình dạng máy trộn vữa (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 1.23 Hình dạng máy trộn vữa (tác giả sưu tầm) (Trang 26)
Hình 2.1 Sơ đồ dải cột và dải nhịp [3] - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 2.1 Sơ đồ dải cột và dải nhịp [3] (Trang 30)
Hình 2.2 Sơ đồ khung tương đương [3] - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 2.2 Sơ đồ khung tương đương [3] (Trang 32)
Hình 3.1 Chi tiết lắp đặt đầu neo sống (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 3.1 Chi tiết lắp đặt đầu neo sống (tác giả sưu tầm) (Trang 56)
Hình 3.2 Chi tiết đầu neo sống (tác giả sưu tầm) b. Tạo đường cáp, tạo đầu neo chết và lắp đặt đường cáp: - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 3.2 Chi tiết đầu neo sống (tác giả sưu tầm) b. Tạo đường cáp, tạo đầu neo chết và lắp đặt đường cáp: (Trang 56)
Hình 3.3 Công tác gia công cáp (tác giả sưu tầm) c. Cắt ống gen cho đường cáp: - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 3.3 Công tác gia công cáp (tác giả sưu tầm) c. Cắt ống gen cho đường cáp: (Trang 57)
Hình 3.4 Chi tiết nối ống gen (tác giả sưu tầm) e. Tạo đầu neo chết cho đường cáp: - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 3.4 Chi tiết nối ống gen (tác giả sưu tầm) e. Tạo đầu neo chết cho đường cáp: (Trang 58)
Hình 3.6 Công tác lắp đặt cáp (tác giả sưu tầm) h. Lắp đặt đầu neo chết: - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 3.6 Công tác lắp đặt cáp (tác giả sưu tầm) h. Lắp đặt đầu neo chết: (Trang 60)
Hình 3.7 Lắp đặt con kê cho đường cáp (tác giả sưu tầm) - Lắp van bơm vữa và vòi bơm vữa: - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 3.7 Lắp đặt con kê cho đường cáp (tác giả sưu tầm) - Lắp van bơm vữa và vòi bơm vữa: (Trang 61)
Hình 3.12 Công tác kéo căng cáp (tác giả sưu tầm) - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 3.12 Công tác kéo căng cáp (tác giả sưu tầm) (Trang 64)
Hình 3.13 Hình ảnh vữa bơm (tác giả sưu tầm) 3.3.4 Thử vữa - Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính
Hình 3.13 Hình ảnh vữa bơm (tác giả sưu tầm) 3.3.4 Thử vữa (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w