Công tác lắp đặt cáp

Một phần của tài liệu Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính (Trang 55 - 63)

Các bước lắp đặt cáp

Gia công cáp ở dưới bãi gia

công cáp (theo thiết kế) Cắt ống gen và luồn một phần ống gen vào cáp Vận chuyển cáp lên trên sàn cần lắp đặt Lắp đặt đầu neo và luồn cáp còn lại vào ống gen Rải các bó cáp vào các vị trí theo thiết kế Lắp đặt con kê tạo cao độ (Profile) cho bó cáp theo đúng thiết kế và lắp đặt vòi bơm vữa, van bơm vữa cho các bó cáp

a. Lắp đặt đầu neo sống:

- Đế neo của đầu neo sống được gắn với khuôn bằng kẽm buộc. Đuôi của đế neo

được gắn ống nối đầu sống bằng kẽm buộc. Sau đó, đế neo và khuôn neo được cố định vào ván khuôn thành của dầm sàn theo đúng cao độ và vị trí theo bản vẽ thiết kế.

- Khi lắp đế neo, phải đảm bảo lỗ gắn vòi bơm vữa trên đế phải được lật lên trên.

- Tại giao điểm của trục đường cáp và ván khuôn thành thì ván khuôn thành phải

được đục lỗ để cáp có thể luồn qua được.

- Trục của đế neo phải được lắp trùng với trục đường cáp. Vị trí liên kết đế neo và khuôn neo được bịt kín bằng băng keo để không cho vữa bêtông rò rỉ vào.

63

Hình 3.1 Chi tiết lắp đặt đầu neo sống (tác giả sưu tầm)

Hình 3.2 Chi tiết đầu neo sống (tác giả sưu tầm) b. Tạo đường cáp, tạo đầu neo chết và lắp đặt đường cáp:

- Cắt các sợi cáp từ bó cáp, chiều dài các sợi cáp được tính toán như sau:

 Đo chiều dài củađường cáp trên bản vẽ : L1(mm).

 Chiều dài của những sợi cáp trong đường cáp thực tế được cắt là : L= L1+∆L (mm).

- Cắt đủ số sợi cáp trong đường cáp từ cuộn cáp. Sau đó đặt chúng nằm sát nhau trên nền cứng, không bámđất vàchuẩn bị luồnống gen vào.

- Không được cắt bằng oxy-acetylen hoặc các phương pháp nhiệt tương tự. Nên dùng máy cắt cóđĩa cắt.

- Ghi lại số liệu của cuộn cáp đã dùng cho đường cáp này vào mẫu cắt cáp hiện trường để phục vụ cho công tác báo cáo kéo căng sau này.

Hình 3.3 Công tác gia công cáp (tác giả sưu tầm) c. Cắt ống gen cho đường cáp:

- Chiều dài ống gen của đường cáp được cắt thực tế : L2= L - L0- 500 (mm). - L: Chiều dài của sợi cáp thực tế trong đường cáp được cắt.

- L0 : Chiều dài đầu neo chết 850mm.

- 500 : Chiều dài sợi cáp phục vụ cho việc kéo căng 500mm.

- Do chiều dài của mỗi ống gen có giới hạn (5 ~ 6m) nên chiều dài ống gen của

đường cáp thường gồm nhiều đoạn. Những đoạn ống gen này được nối với nhau bằng ống nối ống gen .

d. Luồn các sợi cáp vào ống gen:

- Luồn những đoạn ống gen đã được cắt lần lượt vào những sợi cáp đã được cắt để

tạo thành đường cáp.

- Luồn đủ số ống nối ống gen vào đường cáp vừa tạo thành. Sau đó, lấy ống nối

ống gen với đầu neo chết luồn vào đường cáp sao cho những sợi cáp thừa ra khỏi ống nối ống gen với đầu neo chết một đoạn là 850mm.

65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.4 Chi tiết nối ống gen (tác giả sưu tầm) e. Tạo đầu neo chết cho đường cáp:

- Những sợi cáp thừa ra khỏi ống nối đầu chết một đoạn là 850mm được đánh rối

bằng kích tạo đầu neo chết.

- Đoạn cáp thừa sau khi được đánh rối gọi là đầu neo chết và có chiều dài là 850mm.

CHI TIEÁT ẹAÀU NEO CHEÁT

Hình 3.4 Chi tiết đầu neo chết (tác giả sưu tầm) f. Vận chuyển cáp đã gia công lên vị trí cần lắp đặt:

- Những đường cáp gia công sẵn sẽ được nâng lên vị trí lắp đặt bằng khung nâng và

cần cẩu tháp do nhà thầu chính cung cấp.

- Đặt đường cáp vào khung nâng một cách cẩn thận để tránh bị rơi trong khi nâng.

- Lấy đường cáp ra khỏi khung nâng khi lên tới vị trí lắp đặt, đặt những đường cáp này vào đúng vị trí tập kết để chuẩn bị cho việc lắp đặt đường cáp.

g. Rải và lắp đặt cáp:

- Công tác lắp đặt đường cáp bắt đầu khi lớp thép dưới của sàn hoàn thành hoặc có

những qui định khác của tư vấn giám sát.

- Vị trí và cao độ của đường cáp phải được xác định, đánh dấu ở ván khuôn đáy

(bằng sơn) dọc theo chiều dài của đường cáp như bản vẽ thi công. Công tác này được thực hiện trước khi lắp đặt đường cáp.

- Tiến hành rải các đường cáp vào đúng vị trí như trên bản vẽ thi công.

- Những vị trí giao nhau của đường cáp theo phương ngang và phương dọc phải kiểm tra đường nào nằm trên, đường nào nằm dưới cẩn thận.

- Đặt đầu neo chết của đường cáp vào đúng vị trí, đầu còn lại của đường cáp được

luồn vào đầu neo sống đã được định vị sẵn.

- Tại vị trí tiếp giáp đầu neo sống với ống gen được liên kết bằng ống nối đầu sống và được gắn chặt, kín bằng băng keo dính.

- Tại vị trí nối các đoạn ống gen với nhau được liên kết bằng ống nối ống gen và

được gắn chặt, kín bằng băng keo dính.

- Tại vị trí tiếp giáp đầu neo chết với ống gen được liên kết bằng ống nối đầu chết và được gắn chặt, kín bằng băng keo dính.

67

Hình 3.6 Công tác lắp đặt cáp (tác giả sưu tầm) h. Lắp đặt đầu neo chết:

- Sau khi rải và lắp đặt đường cáp vào đúng vị trí, đầu neo chết được chỉnh lại cho đúng hình dạng, vị trí và cao độ.

- Phần đầu rối ở đầu neo chết được cố định bằng kẽm buộc.

- Trục đầu neo chết phải được đặt trùng với trục của đường cáp. i. Lắp con kê cao độ cho đường cáp (tạo profile):

- Dùng chân chống lắp cho đường cáp theo cao độ trên bản vẽ thi công. Khoảng

cách thông thường giữa các chân chống là 750mm tới 1000mm hoặc theo những ghi chú khác trên bản vẽ thi công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chân chống đặt trên ván khuôn đáy và được cố định vào cốt thép sàn bằng kẽm

buộc.

- Những đường cáp nằm trong dầm được kê trên thanh đỡ nằm ngang, thanh đỡ gắn

cố định vào thép đai hoặc được treo cố định vào thép chủ phía trên.

- Tại các điểm cao nhất và thấp nhất của đường cáp thì đường cáp có thể cố định

vào lớp thép trên cùng và lớp thép dưới cùng để đạt được cao độ thiết kế mà không cần chân chống.

- Đường cáp được cố định với chân chống bằng kẽm buộc để tránh bị di chuyển trong quá trình đổ bêtông.

- Độ lệch của trục cáp cho phép so với bản vẽ thi công không được quá ±5mm theo

phương đứng và±10mm theo phương ngang.

Hình 3.7 Lắp đặt con kê cho đường cáp (tác giả sưu tầm)

- Lắp van bơm vữa và vòi bơm vữa:

- Đục một lỗ có đường kính 10mm xuyên qua bề mặt ống gen của đường cáp, đặt

van bơm vữa tại vị trí này để vữa có thể đi từ ống gen ra vòi bơm vữa hoặc ngược lại. Van bơm vữa được cố định bằng kẽm buộc và giữ chặt, kín bằng băng keo dính.

- Van bơm vữa được đặt ở các điểm cao nhất của đường cáp, khoảng cách giữa các

van bơm vữa từ 15m đến 20m. Ngoài ra, van bơm vữa còn được gắn tại đầu neo sống và đầu neo chết.

- Gắn vòi bơm vữa cho tất cả các van bơm vữa của đường cáp, đầu neo sống và đầu

neo chết.

Hình 3.8 Lắp đặt vòi bơm vữa cho đường cáp (tác giả sưu tầm)

- Vị trí liên kết vòi bơm vữa và van bơm vữa được cố định bằng kẽm buộc.

- Trong trường hợp vòi bơm vữa được đặt trong cột hoặc vách cứng, vòi bơm vữa

69

- Tất cả vòi bơm vữa phải được khoá chặt ngay sau khi lắp đặt để tránh vữa bê tông có thể chui vào ống gen cáp trong quá trình đổ bêtông.

Hình 3.9 Chi tiết vòi bơm vữa (tác giả sưu tầm) j. Các vấn đề lưu ý khi đổ bê tông:

- Kiểm tra lại mọi chi tiết để đảm bảo chất lượng trước khi đổ bêtông theo qui trình kiểm tra lắp đặt cáp dự ứng lực.

- Đổ bêtông phải được thực hiện cẩn thận tránh không làm hư hỏng ống gen đường

cáp do công tác đầm gây ra.

- Đầm bêtông tại đầu neo sống và đầu neo chết phải được thực hiện cẩn thận để hạn

chế lỗ rỗng trong bê tông.

- Trong quá trình di chuyển vòi bơm bêtông tránh làm hư hỏng vòi bơm vữa, ống

gen và cao độ đường cáp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quy trình thi công Sàn bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính (Trang 55 - 63)