Các bước kéo căng cáp
Tháo khuôn neo và lắp đặt nêm neo, đế neo (sau khi đổ bê tông một ngày)
Sau khi bê tông đạt
cường độ ( 80%
mác thiết kế) bắt đầu kéo cáp.
Ghi số liệu kéo căng của từng sợi cáp và lập báo cáo kết quả kéo căng.
a. Chuẩn bị kéo căng
- Sau khi đổ bê tông tối đa 48 tiếng, nhà thầu chính phải tháo ván khuôn thành, để sau đó nhà thầu DƯL sẽ tháo khuôn neo.
- Làm sạch các vết vữa ximăng dính trên bề mặt của đế neo do quá trình đổ bêtông. - Kiểm tra các sợi cáp có bị khuyết tật hay không? Nếu có khuyết tật, phải báo cáo
cho nhà thầu chính hoặc tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý.
- Lắp khoá neo vào đế neo và gắn chặt nêm cho từng sợi cáp.
- Đánh tên cho mỗi đường cáp theo bản vẽ thi công bằng sơn.
- Kiểm tra chứng chỉ kiểm định kích thuỷ lực, đồng hồ đo áp trước khi sử dụng.
Nếu quá 10 tháng, kích thuỷ lực và đồng hồ đo áp phải được kiểm định lại trước khi đem ra công trường để kéo căng. Kích thuỷ lực và đồng hồ đo áp phải được kiểm định định kì 10 tháng 1 lần.
- Kiểm tra vận hành thử máy bơm thuỷ lực, kích kéo căng, đồng hồ đo áp, nguồn
điện, ống nối thuỷ lực để đảm bảo toàn bộ hệ thống trong tình trạng làm việc bình thường.
- Chỉ được kéo căng cáp khi bêtông đạt được cường độ yêu cầu theo bản vẽ thiết kế
và có văn bản cho phép kéo căng của nhà thầu chính hoặc tư vấn giám sát. - Lực kéo và trình tự kéo phải tuân thủ theo đúng chỉ định trong bản vẽ thi công. b. Các bước kéo căng đường cáp
- Bước 1: Kéo so cáp được tiến hành sau khi đổ bê tông (tối thiểu 03 ngày)
71
Sau đó chuyển sang bó tiếp theo, thứ tự kéo lần lượt từng bó theo chu vi của công trình.
Kết thúc giai đoạn 1 (Kéo đến 10%Po), tiến hành đánh dấu số thứ tự các tao cáp
và lấy số liệu đo L1=200mm (lấy mốc chuẩn được đánh dấu trên sợi cáp và đế neo); chuẩn bị kéo giai đoạn 2.
- Bước 2: Được tiến hành sau khi bê tông sàn đạt 80% cường độ thiết kế
Kéo đến 50%Po, hồi kích.
Sau đó chuyển sang bó tiếp theo, thứ tự kéo lần lượt từng bó theo chu vi của công trình.
Kết thúc giai đoạn 2 (Kéo đến 50%Po), Sau khi kéo xong lấy số liệu đo L2 (là
chiều dài từ mốc chuẩn được đánh dấu trên sợi cáp và đế neo)
- Bước 3: Được tiến hành ngay sau bước 2.
Kéo đến 100%Po , hồi kích.
Sau đó chuyển sang bó tiếp theo, thứ tự kéo lần lượt từng bó theo chu vi của công trình.
Kết thúc giai đoạn 3 (Kéo đến 100%Po), Sau khi kéo xong lấy số liệu đo L3 (là
chiều dài từ mốc chuẩn được đánh dấu trên sợi cáp và đế neo) c. Trình tự kéo căng các sợi cáp trong bó cáp
Hình 3.11 Thứ tự kéo cáp trong hệ đầu neo sống (tác giả sưu tầm)
- Trình tự kéo căng từ 5-Mpa (hoặc 50-bar) đến lực yêu cầu của các sợi cáp như sau:
- Đường cáp 5 sợi: 3 – 1(5) – 5(1) – 2(4) – 4(2).
- Có ý nghĩa là : thứ nhất kéo sợi cáp số 3, thứ hai kéo sợi cáp số 1 (hoặc số 5), thứ ba kéo sợi cáp số 5 (hoặc số 1), thứ tư kéo sợi cáp số 2 (hoặc số 4), thứ năm kéo sợi cáp số 4 (hoặc số 2).
- Đường cáp 4 sợi: 2(3) – 3(2) – 1(4) – 4(1)
- Đường cáp 3 sợi: 3 – 2(4) – 4(2)
d. Dung sai độ dãn dài của đường cáp
- Đối với đường cáp có chiều dài > 15m, độ giãn dài giới hạn 10% trên mỗi sợi
cáp và không quá 10% trên độ giãn dài trung bình của các sợi cáp trong một
đường cáp.
- Đối với đường cáp có chiều dài <15m, độ giãn dài giới hạn 15% trên mỗi sợi
cáp nhưng không quá 10% trên độ giãn dài trung bình của các sợi cáp trong một đường cáp.
- Phải kéo căng lại các đường cáp có kết quả âm nằm ngoài dung sai. Sự cố này
xảy ra thường là do tổn hao ma sát quá lớn. Do vậy phải kéo bù lực để khử hết tổn hao do ma sát gây ra.
- Trong trường hợp độ giãn dài dương vượt quá giới hạn cho phép (thường gặp ở
các đường cáp ngắn) thì cũng tiến hành kéo lại các đường cáp đó với 83% lực kéo đứt. Nếu cáp không ra quá 30 (mm) thì cho phép tiến hành cắt cáp. Trong trường hợp cáp tiếp tục ra nhiều hơn 30 (mm) thì đưa độ giãn dài và lực kéo về cho tư vấn thiết kế kiểm tra và xử lý.
73