Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lường mà doanh nghiệp dùng để trả cho tất cả các loại lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng. Đứng trên góc độ hạch toán, quỹ tiền lương được phân thành 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ
VẤN THUẾ ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn: Phan Nguyễn Hoàng ChánhSinh viên thực hiện: Lê Thúy Hiền
Mã số sinh viên: 1911180557
TP Hồ Chí Minh, 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ
VẤN THUẾ ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn: Phan Nguyễn Hoàng ChánhSinh viên thực hiện: Lê Thúy Hiền
Mã số sinh viên: 1911180557
TP Hồ Chí Minh, 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý Thầy Cô khoa Tài chính-Thương mại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt những năm qua Đó chính là cơ sở, tiền đề vững chắc giúp em tự tin bước vào thực tế để tìn hiểu và học hỏi nhiều hơn
Tiếp đến, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo - Thạc sĩ Phan Nguyễn Hoàng Chánh – Giảng viên khoa Tài chính – Thương mại đã hết lòng quan tâm, giúp
đỡ, tận tình chỉ bảo và hướng dẫn, giúp em có những định hướng đúng đắn để có thể hoàn thành bài báo cáo tốt nhất
Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị ở Công ty TNHH Tư vấn Thuế Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ, cho em những nhận xét, góp ý trong công việc, định hướng giúp em đi sâu vào thực tế, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài báo cáo này
Với năng lực còn hạn chế bởi một sinh viên cũng như thời gian tìm hiểu tại Công ty
có hạn, nên sự nhìn nhận vấn đề không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những lời đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và Ban lãnh đạo Công ty để bài báo cáo thực tập tốt nghiệp được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
Sinh viên thực hiện
Lê Thuý Hiền
Trang 4KHOA TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên GVHD: Phan Nguyễn Hoàng Chánh
Học hàm / Học vị: Thạc sĩ
Đơn vị công tác: Khoa Tài chính – Thương mại (HUTECH)
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên sinh viên: Lê Thúy Hiền
MSSV: 1911180557
Lớp: 19DKTB1
Thời gian thực tập: Từ 27/2/2023 đến 03/4/2023
Tại đơn vị: Công ty TNHH Tư vấn Thuế Đồng Nai
Trong quá trình thực tập và viết báo cáo sinh viên đã thể hiện:
1 Thực hiện viết báo cáo thực tập theo quy định:
2 Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với giảng viên
hướng dẫn:
3 Báo cáo thực tập đạt chất lượng theo yêu cầu:
TP HCM, ngày … tháng ….năm 2022
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Trang 5CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Tư vấn Thuế Đồng Nai
Địa chỉ: O.50, đường Đồng Khởi, khu phố 3, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai
Điện thoại liên lạc: 0906642969
Email: ngodinh@tuvanthuedongnai.com
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN:
Họ và tên sinh viên: Lê Thúy Hiền
MSSV: 1911180557
Lớp: 19DKTB1
Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ 27/02/2023-03/04/2023
Tại bộ phận thực tập: Phòng kế toán
Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện:
1 Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật:
2 Số buổi thực tập thực tế tại đơn vị:
>3 buổi/tuần 1-2 buổi/tuần ít đến đơn vị
3 Báo cáo thực tập phản ánh được quy trình nghiệp vụ hoạt động:
Trang 6KHOA TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI
Tại đơn vị thực tập: Công ty TNHH Tư vấn Thuế Đồng Nai
STT Ngày,tháng Mô tả nội dung công việc Tụ đánh giá
mức độhoàng thànhcông việc
Ghichú
2 28/02 Làm quen với phần mềm kế toán
7 07/03 Tổng hợp tờ khai thuế GTGT trên
web Thuế Điện Tử
Trang 717 21/03 Tra cứu hóa đơn đầu ra, đầu vào
trên Hóa Đơn Điện tử 95%
24 30/03 Đối chiếu hóa đơn mua vào trên
phần mềm SMART với bảng kê
GTGT
85%
25 31/03 Đối chiếu hóa đơn bán ra trên
phần mềm SMART với bảng kê GTGT
85%
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn tại công ty Sinh viên thực tập (Ký tên, ghi họ tên, , không phải đóng dấu) (ký tên, ghi họ tên)
Trang 8MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG:
1.1.1 Khái niệm, nội dung
1.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.2.1 Khái niệm, nội dung về các khoản trích theo lương
1.2.2 Chứng từ hạch toán
1.2.3 Căn cứ pháp lý, tài khoản sử dụng, yêu cầu và nguyên tắc hạch toán
1.2.4 Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
1.3.3 Căn cứ pháp lý, tài khoản sử dụng, yêu cầu và nguyên tắc hạch toán
1.3.4 Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
1.3.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
1.4 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN KHẤU TRỪ VÀO LAO ĐỘNG
1.4.1 Tạm ứng
1.4.2 Thuế thu nhập cá nhân
1.4.3 Các khoản bồi thường thiệt hại
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THUẾ ĐỒNG NAI2.1 Tình hình đặc điểm chung của công ty
2.1.1 Quá trình hình thành
2.1.2 Quá trình phát triển
2.2 Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất, kinh doanh
Trang 92.1.2 Quá trình phát triển
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng
2.2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh
2.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.4 Tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn hiện nay
CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THUẾ ĐỒNG NAI
3.1 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
3.1.1 Nội dung về tiền lương
3.1.2 Chế độ làm việc, hình thức trả lương và cách tính lương tại công ty
3.1.3 Chứng từ hạch toán
3.1.4 Tài khoản sử dụng: TK 334- “ Phải trả người lao động
3.1.5 Ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp
3.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
3.2.1 Nội dung về các khoản trích theo lương
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022Bảng 3.1: Bảng chấm công tháng 12/2022
Bảng 3.2: Bảng thanh toán tiền lương tháng 12/2022
Bảng 3.3: Bảng các khoản trích theo lương tháng 12/2022
Trang 12DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán tổng hợp quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán tổng hợp trích trước tiền lương nghỉ phép
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Tư vấn Thuế Đông Nai
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của phòng kế toán
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ lưu chuyển chứng từ tại công ty
Sơ đồ 3.1: Quy trình tính lương của công ty
Sơ đồ 3.2: Ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp các nghiệp vụ tiền lương
Sơ đồ 3.3: Ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp nghiệp vụ các khoản trích theo lương
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
Tiền lương là nguồn thu nhập gắn bó chặt chẽ với đời sống của người lao động,việc xác định tiền lương rất quan trọng trong quản lý nhân sự Việc trả công tăngnhanh hay chậm ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố như: vốn sản xuất kinh doanh, tìnhhình nhân sự, chất lượng sản phẩm làm ra và cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Do đó, việc nâng cao thu nhập của người lao động là mụctiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chính sách lương bổng làmột yếu tố không thể thiếu trong sự thành công của doanh nghiệp Và Luôn luôn điliền với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ, đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người laođộng
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn Thuế Đồng Nai em đã có
cơ hội được tìm hiểu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
Nó giúp em rất nhiều trong việc củng cố và mở mang hơn những kiến thức mà em đãđược tiếp thu tại trường nhưng chưa có điều kiện áp dụng thực tế Nhận thấy được tínhcần thiết và tầm quan trọng của tiền lương nên em chọn đề tài: “Kế toán tiền lương vàcác khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tư vấn Thuế Đồng Nai
Trong quá trình thực tập viết báo cáo, khó tránh khỏi sai sót Rất mong nhậnđược sự chỉ bảo từ Cô và Ban Giám Đốc công ty
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 14CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG:
1.1.1 Khái niệm, nội dung
1.1.1.1 Khái niệm
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã
bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng.tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phícấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
Việc chi trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người laođộng hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến bộ khoa học
kỹ thuật Các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phítăng tích lũy cho đơn vị
1.1.1.2 Nội dụng của quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lường mà doanh nghiệp dùng
để trả cho tất cả các loại lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng Đứngtrên góc độ hạch toán, quỹ tiền lương được phân thành 2 loại: tiền lương chính và tiềnlương phụ
Quỹ tiền lương chính: Là quỹ tiền lương trả cho người lao động được tính theokhối lượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian người lao động làm nhiệm
vụ chính tại doanh nghiệp Bao gổm: Tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thờigian và các khoản phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại…)
Quỹ tiền lương phụ: Là quỹ tiền lương trả cho người lao động trong thời gianngười lao động không làm việc tại doanh nghiệp nhưng vẫn được hưởng lương theochế độ quy định như: tiền lương nghỉ phép năm, nghỉ lễ, tết, đi học, hội họp, nghỉ việcriêng nhưng được hưởng lương v.v…
1.1.2 Chứng từ hạch toán
Hợp đồng lao động
Bảng chấm công
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành
Phiếu làm thêm giờ
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng thanh toán tiền thưởng
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
Bảng phân bổ tiền lương
Trang 15Một số chứng từ liên quan khác: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy xin tạm ứng…
1.1.3 Căn cứ pháp lý, tài khoản sử dụng, yêu cầu và nguyên tắc hạch toán
1.1.3.1 Căn cứ pháp lý
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, các khoản phải trả và tình hình thanh toáncác khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiềnthưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người laođộng sẽ được phản ánh vào tài khoản 334 – “Phải trả người lao động”
1.1.3.2 Tài khoản sử dụng
TK 334 “Phải trả người lao động”
Các khoản tiền lương, tiền công,
tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và
các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng
trước cho người lao động
Các khoản khấu trừ vào tiền lương,
tiền công của người lao động
Các khoản tiền lương, tiền công,tiền thưởng có tính chất lương, BHXH
và các khoản khác phải trả, phải chi chongười lao động
SDCK: Các khoản tiền lương, tiền
công, tiền thưởng có tính chất lương vàcác khoản khác còn phải trả cho ngườilao động
Trường hợp đặc biệt TK 334 có thể có số dư bên Nợ, thể hiện số tiền đã trả, đãthanh toán lớn hơn số phải trả cho người lao động về tiền lương, tiền công, tiềnthưởng và các khoản phải trả khác
TK 334 – Phải trả người lao động, có 2 TK cấp 2
TK 3341 – Phải trả công nhân viên
TK 3348 – Phải trả người lao động khác
1.1.3.3 Yêu cầu và nguyên tắc hạch toán
Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động
về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quảlao động
Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương,tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động
Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao độngtiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp
Trang 16(BHTN) và kinh phí công đoàn (KPCĐ) Kiểm tra tình hình sủ dụng quỹ tiền lương,quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoảntrích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
Lập báo cáo về lao động và tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ thuộcphạm vi trách nhiệm của kế toán Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹtiền lương, quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tại doanh nghiệp
1.1.4 Các hình thức trả lương
Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động tại các doanh nghiệp đượctiến hành theo hai hình thức chủ yếu: hình thức trả lương theo thời gian và hình thứctrả lương theo sản phẩm
1.1.4.1 Các hình thức trả lương theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theothời gian thực tế làm việc, cấp bậc công việc và thanh lương cho người lao động tiềnlương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc củangười lao động tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanhnghiệp Trong mỗi thang lương, tùy theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuậtchuyên môn và chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhấtđịnh
Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn haytính theo thời gian có thưởng
1.1.4.1.1 Trả lương theo thời gian giản đơn:
Trả lương theo thời
gian giản đơn = Lương cơ bản +
Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu
Tiền lương tháng là tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lươngtrong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng laođộng Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng phổ biến nhất đối với côngnhân viên chức
- Tiền lương phải trả trong tháng đối với doanh nghiệp nhà nước :
Mức lương x Hệ số + ∑ hệ số các khoản Số ngày
Trang 17tháng =
tối thiểu theo ngạch bậc
lương phụ cấp được hưởng
theo quy định
x
công làm việc thực tế trong tháng
Số ngày làm việc trong tháng theo quy định
Lương tuần là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc
Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụngcho lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trongthời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn
Lương
Mức lương tháng
Số ngày làm việc trong tháng theo quy định (22 hoặc 26)
Lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng để trảlương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở
để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm
1.1.4.1.2 Trả lương theo thời gian có thưởng
Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lươngtrong sản xuất kinh doanh như: thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năngsuất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu… nhằm khuyến khích người lao động hoànthành tốt các công việc được giao
Trả lương theo thời gian
Trả lương theo thời gian
Các khoản tiền thưởng
1.1.4.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động căn cứvào kết quả lao động, khối lương sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng
Trang 18tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm đã quy định và đơn giá tiền lương tính chomột đơn vị sản phẩm, lao vụ đó.
Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp:
Tiền lương được lĩnh
Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp:
Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm nhữngcông việc phục vụ, hỗ trợ cho công nhân chính như sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng máymóc thiết bị, công nhân vận chuyển, tiếp liệu v.v… trong các PX sản xuất tiền lươngtheo sản phẩm gián tiếp cũng đươc tính cho từng người lao động hay cho một tập thểngười lao động Theo cách tính này, tiền lương người công nhân được lĩnh căn cứ vàotiền lương sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phậngián tiếp do doanh nghiệp xác định Cách tính lương này có tác dụng làm cho nhữngngười phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt động SXKD vì gắn liền với lợi íchkinh tế của bản thân họ
Tiền lương được
Tiền lương theo sản phẩm có thưởng:
Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế độkhen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng do tăng năng suất lao động, tiếtkiệm nguyên vật liệu v.v
1.1.4.3 Cách tính lương trong một số trường hợp đặc biệt
Doanh nghiệp phải trả lương khi người lao động làm ngoài giờ có thể là trảlương làm thêm giờ hoặc trả lương làm việc vào ban đêm
Đối với lao động trả lương theo thời gian
Nếu làm thêm ngoài giờ thì doanh nghiệp sẽ trả lương như sau:
Trang 19Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường, mức 200% áo dụngđối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần, 300% áp dụng đối với giờ làm thêmvào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ Luật lao động Nếuđược bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiềnlương giờ thực trả của công việc đang làm nếu làm ngày bình thường, 100% nếu làngày nghỉ hàng tuần, 200% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.
Nếu làm việc vào ban đêm
Nếu làm thêm giờ vào ban đêm:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = [(tiền lương giờ thực trả của ngày làmviệc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) + (tiền lương giờ thựctrả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30%) + (20% x tiền lương giờ vàoban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngàynghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương)] x Số giờ làm thêm vào ban đêm
Đối với doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm:
Nếu làm thêm ngoài giờ thì doanh nghiệp sẽ trả lương như sau:
x
Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày
x 150% hoặc 200%
hoặc 300%
1.1.5 Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
1 Hàng tháng , tính tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo quy định phải trả
cho người lao động:
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (tiền lương trả cho XDCB)
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (tiền lương trả cho công nhân trực tiếpsản xuất tại phân xưởng)
Nợ TK 623 – Chi phí máy thi công (tiền lương trả cho công nhân sử dụng máythi công)
Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung (tiền lương trả cho công nhân sử dụng máy vànhân viên quản lý tại phân xưởng)
Trang 20Nợ 641 – Chi phí bán hàng (tiền lương trả cho công nhân và nhân viên bánhàng)
Nợ 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (tiền lương trả cho cán bộ, nhân viên bộphận quản lý doanh nghiệp)
Có TK 334 – Phải trả người lao động (tổng tiền lương phải trả cho toàndoanh nghiệp)
2 Khi xác định tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng
Có TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 111, 112 – Trường hợp khen thưởng đột xuất
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng cho công nhân viên:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
3 Tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản,…) phải phả cho công nhân viên:
Nợ TK 3383 – Bảo hiểm xã hội
Có TK 334 – Phải trả người lao động
- Khi thanh toán BHXH cho công nhân viên
Nợ TK 334 – Phả trả người lao động
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
4 Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên (tiền tạm ứng còn thừa, tiền
bồi thường, thuế TNCN…):
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 141: Tiền tạm ứng thừa chưa nộp lại quỹ
Có TK 1388: Tiền bồi thường và các khoản phải thu khác
Có TK 3335: Thuế TNcông nhân của công nhân viên phải nộp
5 Khi ứng trước hoặc thực chi thanh toán tiền lương, tiền công cho công nhân
viên và người lao động khác:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
6 Thanh toán các khoản khác phải trả cho công nhân viên và người lao động của
doanh nghiệp như tiền ăn giữa ca, tiền nhà, tiền điện thoại, học phí…
Trang 21Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642…
Có TK 334 – Phải trả người lao động
- Khi trả:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
7 Trưởng hợp phải giữ hộ tiền lương cho công nhân viên đi công tác:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 3388 – Phải trả khác
8 Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên hoặc người lao động
khác bằng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp:
- Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 334: Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511: Giá chưa thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
- Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 334: Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511: Giá thanh toán
Trang 221.1.6 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
(Nguồn: Phòng kế toán)
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng.
1.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.2.1 Khái niệm, nội dung về các khoản trích theo lương
1.2.1.1 Quỹ bảo hiểm xã hội
Trang 23Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng gópquỹ trong các trường hợp người lao động bị mất khả năng lao động khi ốm đau, thaisản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất (chết)…
Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH được trích theo tỷ lệ là 25,5% trên tổng tiềnlương phải trả cho người lao động trong từng kỳ kế toán để hình thành, trong đó:
Người sử dụng lao động (Cơ quan, doanh nghiệp…) phải chịu 17,5% trên tổngquỹ lương thực tế phải trả cho người lao động và được tính vào chi phí SXKD
Người lao động phải chịu 8% trên tổng tiền lương thực tế được lĩnh hàng thángbằng cách khấu trừ vào lương của họ
1.2.1.2 Quỹ bảo hiểm y tế
Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng gópquỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh, được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ4,5% trên tổng lương phải trả cho người lao động, trong đó:
Người sử dụng lao động phải chịu 3% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả chongười lao động và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Người lao động phải chịu 1,5% trên tổng tiền lương thực tế được lĩnh hàngtháng bằng cách khấu trừ vào lương của họ
1.2.1.3 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ BHTN được dùng để trợ cấp cho người lao động đang đóng BHTN bị mấtviệc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa có việc làm
Theo quy định của Luật BHTN thì mức đóng BHTN được quy định như sau:Người sử dụng lao động chịu 1% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho ngườilao động của doanh nghiệp và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Người lao động phải chịu 1% trên tổng tiền lương thực tế được lĩnh hàng thángbằng cách khấu trừ vào lương của họ
Hàng tháng Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền côngtháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyểnmột lần cho cơ quan quản lý quỹ
Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiềncông tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp Thời gian hưởng trợcấp thất nghiệp là 3 tháng nếu có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN, 6 thángnếu có đủ từ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN, 9 tháng nếu có đủ từ 72 thángđến dưới 144 tháng đóng BHTN, 12 tháng nếu có đủ từ 144 tháng đóng BHTN trởlên
Trang 24Theo quy định hiện hành, toàn bộ 32% (gồm 25,5% BHXH, 4,5% BHYT, 2%BHTN) trích được, hàng tháng doanh nghiệp nộp hết cho cơ quan quản lý quỹ củatỉnh hoặc thành phố.
1.2.1.4 Kinh phí công đoàn
KPCĐ được trích lập để chi trả cho các hoạt động của công đoàn tại doanhnghiệp và cấp trên Theo quy định hiện hành, KPCĐ được trích theo tỷ lệ là 2% trêntổng tiền lương phải cho người lao động trong từng tháng và được tính hết vào chi phísản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp được giữ lại 65% kinhphí trích được để chi cho các hoạt động công đoàn tại đơn vị và 35% còn lại doanhnghiệp phải nộp về cho công đoàn cấp trên
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người laođộng Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đốitượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
Tóm lại: Các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành là 34%, trong đódoanh nghiệp chịu 23,5% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (gồm 17,5% BHXH,3% BHYT, 1% BHTN và 2% KPCĐ) và người lao động chịu 10,5% trừ vào lương(8% BHXH, 1,5% BHYT và 1% BHTN)
Trang 25
1.2.3.2 Tài khoản sử dụng
TK 338 “Phải trả phải nộp khác”
BHXH phải trả cho công
nhânV khi ốm đau, thai
sản…
KPCĐ chi tại đơn vị
Số BHXH, BHYT, BHTN và
KPCĐ đã nộp cho cơ quan
quản lý quỹ BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ
Trích BHXH, BHYT, BHTN vàKPCĐ vào chi phí sản xuất kinhdoanh hoặc khấu trừ vào lương củacông nhânV
KPCĐ vượt chi được cấp bù
Số BHXH đã chi cho công nhânV khiđược cơ quan BHXH thanh toán
SDCK: Các khoản BHXH, BHYT, BHTN đãtrích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặcKPCĐ được để lại doanh nghiệp chưa chi hếtcòn lại cuối kỳ
TK 338 có các TK cấp 2 (liên quan đến tiền lương) như sau:
TK 3382: KPCĐ TK 3383: BHXH TK 3384: BHYT TK 3386: BHTN
1.2.4 Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
1 Tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, Tngười lao động ) phải trả cho công nhân
viên:
Nợ TK 3383 – Bảo hiểm xã hội
Có TK 334 – Phải trả người lao độngDoanh nghiệp đã chi trước cho công nhân theo chế độ được cơ quan BHXHhoàn trả:
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 3383 - Bảo hiểm xã hội
2 Hàng tháng, căn cứ tiền lương thực tế phải trả cho các đối tượng kế toán tiến
hành trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định:
Nợ TK 622: Tổng lương phải trả cho CN trực tiếp sản xuất tại PX x 23.5%
Nợ TK 623: Tổng lương phải trả cho CN sử dụng máy thi công x 23.5%
Trang 26Nợ TK 627: Tổng lương phải trả cho CN phục vụ và quản lý PX x 23.5%
Nợ TK 641: Tổng lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng x 23.5%
Nợ TK 642: Tổng lương phải trả cho nhân viên bộ phận QLDN x 23.5%
Nợ TK 334: Tổng lương phải trả cho các bộ phận trong tháng x 10,5%
Có TK 338: Tổng lương phải trả cho các bộ phận tại DN x 34%
Chi tiết: TK 3382 (2%), TK 3383 (25,5%), TK 3384 (4,5%), TK 3386 (2%)
3 Khi chi tiền mặt hoặc chuyển khoản nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
cho cơ quan quản lý quỹ:
Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386)
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
4 Chi phí cho các hoạt động của công đoàn cơ sở tại đơn vị:
Nợ TK 3382 – Kinh phí công đoàn
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
5 BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù:
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 (3382, 3383)
1.2.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
(Nguồn: Phòng kế toán)