Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã 3.Công chức Văn phòng - Thống kêc Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và doChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã g
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
- -BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Đề tài: Bà Nguyễn Thị N công chức văn phòng-thống kê của
Ủy ban nhân dân phường V, Quận B, thành phố H đã nhận
số tiền 10 triệu đồng của một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine covid-19.
Năm 2022
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 18/06/2022
Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Khóa: 46
Khoa: Pháp luật Hành chính nhà nước
Nhóm: 5
Lớp: 4604 – N02.TL2
Tổng số sinh viên của nhóm: 8
+ Có mặt:
+ Vắng mặt: Có lí do: Không có lí do:
Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm
Tên bài tập: Bà Nguyễn Thị N công chức văn phòng-thống kê của Ủy ban nhân dân phường V, Quận B, thành phố H đã nhận số tiền 10 triệu đồng của một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine covid-19
Câu hỏi:
1 Hành vi của bà N có phải là hành vi vi phạm hành chính không? Vì sao?
2 Với hành vi nêu trên, bà N có thể bị xử lý kỷ luật hay không? Vì sao?
3 Trong trường hợp hành vi của bà N là hành vi vi phạm kỉ luật, hãy phân tích thủ tục xử lí kỉ luật đối với bà N
4 Sau khi vụ việc bị phát hiện bà N làm đơn xin thôi việc, người có thẩm quyền sẽ phải giải quyết như thế nào? Nêu căn cứ pháp lý?
5 Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường V có phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của bà N không? Nêu căn cứ pháp lí?
1 Kế hoạch làm việc của nhóm.
Tuần 9,10,11: Tự tìm hiểu và chuẩn bị nội dung.
- Xây dựng và thảo luận nội dung;
- Viết báo cáo;
- Diễn tập thuyết bài tập nhóm;
Tuần 14: Nộp Báo cáo kết quả nghiên cứu và tiếp tục chuẩn bị cho bài tập nhóm
Trang 3T
T
Xây dựng nội dung bài thuyết trình, thuyết trình bài tập
A
Xây dựng nội dung bài thuyết trình, thuyết trình bài tập
A
Xây dựng, chỉnh sửa bài làm, làm slide thuyết trình
A
Xây dựng nội dung, tổng hợp, chỉnh sửa bài làm
A
Xây dựng, tổng hợp, chỉnh sửa nội dung bài làm
A
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2022
TRƯỞNG NHÓM
THƠM
Nguyễn Thị Hồng Thơm
2 Phân chia công việc và họp nhóm.
Trang 4MỤC LỤC
1 Câu 1: 5
1.1 Các trường hợp: 5
1.1.1 Yếu tố “có lỗi” 7
1.1.2 Yếu tố “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm” 7
1.1.3 Yếu tố “theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính” 8 2 Câu 2: 8
3 Câu 3: 9
3.1 Tổ chức họp kiểm điểm bà N 9
3.1.1 Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm 9
3.1.2 Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm 10
3.1.3 Tiến hành việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm 10
3.1.4 Thời hạn gửi báo cáo, biên bản cuộc họp kiểm điểm và nội dung báo cáo 10 3.2 Hội đồng kỷ luật bà N 11
3.3 Thành phần Hội đồng kỷ luật bà N 11
3.4 Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật bà N 11
3.4.1 Chuẩn bị họp 11
3.4.2 Trình tự họp 12
3.5 Quyết định kỷ luật bà N 12
3.5.1 Trình tự ra quyết định kỷ luật 13
3.5.2 Quyết định kỷ luật bà N có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành 13 4 Câu 4: 13
5 Câu 5: 13
5.1 Trường hợp 1: Chủ tịch UBND phường V không giao cho bà N nhiệm vụ xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 13
5.2 Trường hợp 2: Chủ tịch UBND phường V không giao cho bà N nhiệm vụ xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 14
5.3 Trường hợp 3: Chủ tịch UBND phường V ra quyết định bà N thực hiện hành vi nhận số tiền 10 triệu đồng của một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 14
Trang 51 Câu 1:
Khi đánh giá hành vi của bà N, theo nhóm cần phân chia thành 02 trường hợp: (1) Bà N được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp lịch tiêm vaccine Covid-19;
(2) Bà N không được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp lịch tiêm vaccine Covid-19;
1.1 Các trường hợp:
Trường hợp 1: Bà N được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp lịch tiêm
vaccine Covid-19
Điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư số 13/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định:
“Điều 2 Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
3.Công chức Văn phòng - Thống kê
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.”
Trong trường hợp bà N được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp lịch
tiêm vaccine Covid-19 thì hành vi của bà N không phải hành vi vi phạm hành
chính, do:
Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Điểm a khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội nhận hối lộ:
“1 Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận
hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Trang 6a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng …”
Khoản 6 Điều 3 Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham
nhũng và tội phạm khác về chức vụ quy định: ““Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.”
Khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ:
“1 Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Đối chiếu với sự kiện thực tế: bà N có lỗi cố ý với hành vi nhận 10 triệu đồng của một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19, bà N là người có năng lực trách nhiệm hình sự Như vậy, ta có thể xác định: trong trường hợp này, hành vi của bà N là tội phạm, tội nhận hối lộ hoặc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (nếu gây ảnh hưởng lớn tới uy tín của chính quyền địa phương) Do đó hành vi này không phải là hành vi vi phạm hành chính (không
thỏa mãn yếu tố “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm”).
Trường hợp 2: Bà N không được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp
lịch tiêm vaccine Covid-19
Trong trường hợp bà N không được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp
lịch tiêm vaccine Covid-19, hành vi của bà N có là hành vi vi phạm hành chính,
do:
Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về
Trang 7quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Khi xem xét 01 hành vi có phải là hành vi vi phạm hành chính hay không, ta phải xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện 04 dấu hiệu cấu thánh: Khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan Trong trường hợp này, ta thấy hành vi của bà N thỏa mãn các đầy đủ các yếu tố cấu thành một hành vi vi phạm hành chính Cụ thể:
1.1.1 Yếu tố “có lỗi”
Bà N có đủ điều kiện để lựa chọn cách xử sự phù hợp với pháp luật (tức không ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 đối với những người không thuộc nhóm đối tượng ưu tiên), tuy nhiên bà N đã không lựa chọn cách xử sự này Chính vì vậy, ta nhận định: bà N có lỗi cố ý khi thực hiện hành vi ưu tiên trong xếp lịch tiêm vaccine Covid-19
Cùng với đó, xét về mặt chủ thể của vi phạm hành chính: bà N là công chức cấp
xã, là cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí hành chính theo quy định của pháp luật hành chính
1.1.2 Yếu tố “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm”
Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính Phủ về mua
và sử dụng vaccine phòng Covid-19 quy định về các đối tượng ưu tiên tiêm (như lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch; Nhân viên, cán bộ ngoại giao được cử đi nước ngoài; Người cung cấp dịch vụ thiết yếu …)
Đối chiếu quy định trên của pháp luật với thực tế sự việc: Bà N đã có hành vi ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 đối với những người không thuộc nhóm đối tượng ưu tiên Hành vi của bà N đã không tuân thủ theo những biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm (Covid-19) mà Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 21/NQ-CP quy định, nên hành vi của bà N thỏa mãn yếu tố “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm”
Về mặt khách quan, hành vi bà N nhận 10 triệu đồng để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid 19 đối với những người không thuộc nhóm đối tượng ưu tiên là
Trang 8hành vi vi phạm hành chính Hành vi của bà N đã xâm phạm khách thể là tính đúng đắn của hoạt động quản lí hành chính nhà nước và hoạt động công vụ
1.1.3 Yếu tố “theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành
chính”
Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đã quy định: “Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.”
Do dịch Covid-19 được xác định là dịch bệnh truyền nhiễm theo Quyết định
số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ, nên khi bà N thực hiện hành vi ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 cho một số người không thuộc diện ưu tiên, thì bà N đã có hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của Chính phủ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP hành vi của bà N thuộc diện phải bị xử phạt vi phạm hành chính
Như vậy, trong trường hợp này, hành vi ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 của
bà N đã đáp ứng các yếu tố về vi phạm hành chính mà Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý
vi phạm hành chính quy định (có lỗi; do cá nhân (có năng lực trách nhiệm hành chính) thực hiện; vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm; theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính), nên em có đủ cơ sở kết luận: Hành vi của bà N là hành vi vi phạm hành chính
2 Câu 2:
Bà N có thể bị xem xét xử lý kỉ luật, bởi:
Khoản 3 Điều 18 Luật Cán bộ, công chức số 25/VBHN ngày 16/12/2019 của Văn
phòng Quốc Hội quy định: “Những việc cán bộ, công chức không được làm liên
quan đến đạo đức công vụ: 3 Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi”.
Trang 9Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về
xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức (dưới đây gọi tắt là Nghị định số
112/2020/NĐ-CP) quy định các hành vi bị xử lý kỷ luật: “Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế
của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật
khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.”
Đối chiếu quy định trên của pháp luật với thực tế vụ việc: bà N là công chức, có hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng nhiệm vụ xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 để vụ lợi
số tiền 10 triệu đồng từ một số người dân Đây chính là hành vi của bà N vi phạm quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm, vậy nên, (nếu không thuộc một trong những trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật quy định tại Điều 4 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP) thì bà N có thể bị xem xét xử lý kỉ luật
3 Câu 3:
Điều 25 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỉ
luật cán bộ, công chức, viên chức quy định: “Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức:
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
1 Tổ chức họp kiểm điểm;
2 Thành lập Hội đồng kỷ luật;
3 Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Ngoài ra, các Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP nêu trên quy định cụ thể về: Tổ chức họp kiểm điểm công chức; Hội đồng kỷ luật công chức; Thành phần Hội đồng kỷ luật công chức; Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm; Quyết định kỷ luật công chức Theo đó, việc xử lí kỉ luật đối với bà N phải tuân thủ trình tự, thủ tục như sau:
3.1.1 Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm
Chủ tịch UBND phường V có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm
Trang 103.1.2 Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm
Thành phần dự họp gồm đại diện lãnh đạo Đảng ủy phường V, đại diện UBND phường V, đại diện Hội phụ nữ phường V và toàn thể công chức của UBND phường V
3.1.3 Tiến hành việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm
Đầu tiên, người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp (kiểm điểm bà N), thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thông báo các nội dung: tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm (nhận số tiền 10 triệu đồng của một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 -lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi); các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bà N; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật
Thứ hai, bà N trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm (nhận số tiền 10 triệu đồng của một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19
- lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công
vụ để vụ lợi) và tự nhận hình thức kỷ luật
Thứ ba, các thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung
mà người chủ trì cuộc họp hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ đã thông báo ở trên
Thứ tư, người chủ trì cuộc họp kết luận
Nội dung cuộc họp kiểm điểm được lập thành biên bản
3.1.4 Thời hạn gửi báo cáo, biên bản cuộc họp kiểm điểm và nội dung báo cáo
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì cuộc họp gửi báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm đến Chủ tịch UBND huyện B
Báo cáo thể hiện rõ các nội dung sau đây:
a) Hành vi vi phạm của bà N (nhận số tiền 10 triệu đồng của một số người dân
để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 -lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền
Trang 11hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi), tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm;
b) Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
c) Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm;
d) Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
đ) Kiến nghị về việc xử lý kỷ luật; hình thức kỷ luật (nếu có) và trình tự thực hiện
3.2 Hội đồng kỷ luật bà N
Chủ tịch UBND quận B quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo đúng thời hạn, nguyên tắc làm việc được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, trừ các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật được quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP
3.3 Thành phần Hội đồng kỷ luật bà N
Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
- 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Liên đoàn lao động quận B;
- 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của UBND phường V;
- 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo văn phòng-thống kê phường V trực tiếp quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của bà N;
- 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ quận B
3.4.1 Chuẩn bị họp
a) Thủ tục triệu tập
Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, Chủ tịch UBND phường V gửi giấy triệu tập họp tới bà N
a) Thành phần mời dự họp
Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện Đảng ủy phường V, đại diện Hội phụ nữ phường V dự họp
b) Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ
Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật