Điều kiện hoàn thuế GTGTTheo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các CSKD, tổ chức thuộc đối tượng được hoànthuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 1,2,3,4,5 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC phảilà:
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM Môn: Luật Tài chính
ĐỀ BÀI 17 : Phân tích các trường hợp hoàn thuế GTGT theo PL thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam Đánh giá tính hiệu quả của các quy định này trong việc phòng chống gian lận trong hoàn thuế GTGT?
Trang 2
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm:… 03
Lớp:… 4627A – N11.TL1
Khóa: 46
Đề bài: Phân tích các trường hợp hoàn thuế GTGT theo PL thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam.
Đánh giá tính hiệu quả của các quy định này trong việc phòng chống gian lận trong hoàn thuế
GTGT?
Bảng phân chia công việc và họp nhóm
thực hiện
Tiến độ thựchiện (đúnghạn)
Kếtluậnxếploại
Thamgia đầyđủ
Tíchcựcsôinổi
Đónggópnhiềuýtưởng
6 Trần ĐứcHiếu
462712
Nội dung 3 +Tổng hợp nộidung
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 0
NỘI DUNG 1
1 Một số vấn đề chung về hoàn thuế Giá trị gia tăng 1
1.1 Khái quát về thuế GTGT 1
1.2 Khái niệm, đặc điểm của hoàn thuế GTGT 1
2 Pháp luật hiện hành về các trường hợp hoàn thuế GTGT tại Việt Nam 2
2.1 Điều kiện hoàn thuế GTGT 2
2.2 Các trường hợp hoàn thuế GTGT theo Luật thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016 3
2.2.1 Các trường hợp hoàn thuế GTGT liên quan đến cơ sở kinh doanh 3
2.2.2 Các trường hợp hoàn thuế khác 8
3 Đánh giá tính hiệu quả của quy định về các trường hợp được hoàn thuế GTGT trong việc phòng chống gian lận thuế và một số giải pháp 11
3.1 Nhìn nhận một số trường hợp gian lận thuế GTGT trên thực tế 11
3.2 Những điểm hạn chế của pháp luật hiện hành là nguyên nhân của các trường hợp gian lận thuế GTGT 13
3.3 Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành về phòng chống gian lận thuế GTGT 15
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
PHỤ LỤC 20
Trang 5MỞ ĐẦU Qua gần 40 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển ổn định và đang
trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa cùng với tiến trình hội nhậpkinh tế thế giới và khu vực Để góp phần thực hiện phát triển kinh tế xã hội của đất nướctrong tình hình mới, yêu cầu chúng ta phải nhanh chóng cải cách các chính sách thuế hiệnhành Trong quá trình thực hiện cải cách thuế bước 2 ở nước ta, điểm đột phá có tính chấtquyết định là áp dụng thuế GTGT thay thế cho thuế doanh thu - một loại thuế sau baonhiêu năm áp dụng đã không còn phù hợp và bộc lộ nhiều nhược điểm Trên thực tế, Luậtthuế GTGT được Quốc hội khóa IX thông qua tại kỳ họp lần thứ II, ngày 22/5/1997 đượccông bố và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999 Tính đến nay, Luật đã trải qua nhiều lầnsửa đổi, bổ sung năm 2003,2005 và đến 2008 thì Quốc hội Khóa XII thông qua luật thuếGTGT mới và tiếp tục sửa đổi,bổ sung, lần gần nhất là vào năm 2016 Từ đó, luật thuếGTGT đã từng bước đi vào đời sống kinh tế- xã hội và bước đầu đã phát huy tác dụngtrên nhiều mặt như: sắp xếp lại cơ cấu kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài, thúc đẩysản xuất kinh doanh, bảo hộ sản xuất trong nước, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhànước Trước khi áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách đãnghiên cứu và tiên liệu những khó khăn nảy sinh trong điều kiện nước ta triển khai luậtthuế này Thế nhưng khi đã đi vào thực hiện thuế GTGT, khó khăn và vướng mắc xảy ranhiều hơn so dự kiến làm cho sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng không thuận lợi Đã cónhiều khó khăn vướng mắc cho cả người nộp thuế và người thu thuế Nhưng khó khăn, bỡngỡ và phức tạp nhất về thực tiễn chính là công tác hoàn thuế Hoàn thuế GTGT là mộtcông tác mới mẻ và vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay là ngành thuế qua công tác kê khainộp thuế nói chung, việc hoàn thuế nói riêng phải có ngay biện pháp hữu hiệu để ngănchặn, phát hiện các hành vi gian lận
0
Trang 6NỘI DUNG
1 Một số vấn đề chung về hoàn thuế Giá trị gia tăng
1.1 Khái quát về thuế GTGT
Điều 2 Luật Thuế GTGT 2008 đã nêu ra định nghĩa về Thuế GTGT như sau: “Thuế
GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình
từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” Như vậy thuế GTGT là loại thuế tiêu dùng nhằm
động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hoá, nhậndịch vụ Xét về mặt bản chất thuế GTGT là thuế gián thu Các nhà sản xuất, kinh doanh
và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng lại thực chất là người chịuthuế thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ Thực hiện thuế GTGT, có thể làm ảnh hưởng tớicác vấn đề tiêu dùng, mức độ lạm phát Thuế GTGT có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, thuế GTGT có đối tượng chịu thuế rất rộng Mọi chủ thể tồn tại trong xã
hội, cho dù là tổ chức hay cá nhân, là người nghèo hay người có thu nhập cao đều phảidùng thu nhập của mình để thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho nền kinh tế
xã hội
Thứ hai, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế, bởi nếu dựa trên giá mua cuối cùng
của hàng hoá dịch vụ, số thuế GTGT phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạnlưu thông khác nhau1
Thứ ba, thuế GTGT có tính lũy thoái so với thu nhập Lý do là bởi Thuế GTGT phụ
thuộc vào mức tiêu dùng của xã hội, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng, traođổi hàng hóa, dịch vụ càntăng thì càng làm tăng nguồn thu từ loại thuế này
1.2 Khái niệm, đặc điểm của hoàn thuế GTGT
*Khái niệm hoàn thuế GTGT
Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành không đưa ra khái niệm cụ thể
về hoàn thuế GTGT Nhưng chúng ta có thể xem xét khái niệm hoàn thuế GTGT trên cácphương diện sau:
Dưới góc độ nghiệp vụ thuế thì hoàn thuế GTGT chỉ đơn thuần là một biện pháp kỹthuật trong công tác hoàn thu thuế
Dưới góc độ kinh tế - tài chính, hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước trả lại số thuếGTGT mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho ngân sách nhà nước trong một số trường hợpnhất định đúng bằng với số thuế DN đã nộp trước đó khi DN thoả mãn các điều kiện luậtđịnh
1Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Nxb Công An Nhân dân, Hà Nội, 2022, tr.161,163.
1
Trang 7Dưới góc độ pháp lý thì hoàn thuế GTGT là quyền của đối tượng nộp thuế được nhànước trả lại một khoản tiền thuế nhất định khi có đơn yêu cầu của DN và DN cũng chứngminh thoả mãn các điều kiện theo luật định.
Dưới góc độ doanh nghiệp, hoàn thuế GTGT là việc doanh nghiệp nhận lại số tiềnthuế ứng trước từ phía Nhà nước
*Đặc điểm của hoàn thuế GTGT
Hoàn thuế GTGT là một chế định tiến bộ của luật thuế GTGT, là một thuận lợi màNhà nước đã tạo ra cho các DN hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là DN có hàng hoá xuấtkhẩu Hoàn thuế GTGT có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, chủ thể được hoàn thuế GTGT là đối tượng nộp thuế GTGT theo quy định
của pháp luật Chỉ những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịuthuế và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT mới là đối tượng củahoàn thuế GTGT Tuy nhiên, chỉ khi những đối tượng này hoàn thành đầy đủ nghĩa vụnộp thuế với Nhà nước thì họ mới có quyền yêu cầu hoàn thuế
Thứ hai, căn cứ xét và chấp nhận hoàn thuế GTGT là bộ hồ sơ hoàn thuế GTGT Hồ
sơ này phải do chính chủ thể nộp thuế GTGT lập hợp lệ theo quy định của pháp luật nhằmchứng minh sự thỏa mãn các điều kiện được xét và chấp nhận hoàn thuế
Thứ ba, nguồn tài chính để thực hiện việc hoàn thuế GTGT được trích lập từ quỹ
hoàn thuế GTGT Quỹ này do cơ quan tài chính thành lập và sử dụng vào mục đích hoànthuế theo quy định của pháp luật
Thứ tư, hoàn thuế GTGT với tư cách là quyền của người nộp thuế Các đối tượng
nộp thuế đồng nghĩa với việc có quyền được yêu cầu cơ quan thuế hoàn thuế Để đượchoàn thuế, chủ thể phải thể hiện rõ ý chí về quyền hoàn thuế của mình bằng văn bản, nếu
2 Pháp luật hiện hành về các trường hợp hoàn thuế GTGT tại Việt Nam
2.1 Điều kiện hoàn thuế GTGT
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các CSKD, tổ chức thuộc đối tượng được hoànthuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 1,2,3,4,5 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC phảilà: CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ; đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký DNhoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; Có con dấutheo đúng quy định của pháp luật; Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quyđịnh của pháp luật về kế toán; Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế củaCSKD
2 Vũ Thị Mai Lan (2015), Thực thi pháp luật về kiểm soát gian lận thuế GTGT trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật – ĐHQG Hà Nội., tr.17,18.
2
Trang 8Như vậy, “Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ” chính là điều kiện tiên quyết, quantrọng nhất để DN được xét hoàn thuế Để được hoàn thuế DN phải hoàn thành nghĩa vụnộp thuế của mình và phải có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra
2.2 Các trường hợp hoàn thuế GTGT theo Luật thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
2.2.1 Các trường hợp hoàn thuế GTGT liên quan đến cơ sở kinh doanh
Về nguyên tắc, đối với CSKD nói chung nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế,nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc quý thì được khấu
kỳ tính thuế quý 3/2023 có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết là 190 triệu thì Doanhnghiệp A được khấu trừ vào kỳ tính thuế quý 4/2023 Trường hợp các kỳ tính thuế quý4/2023, quý 1/2024 và quý 2/2024 vẫn còn số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết thìDoanh nghiệp A chuyển số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết để tiếp tục khấu trừ tại kỳtính thuế quý 3/2024 và các kỳ tính thuế tiếp theo
Có thể thấy rằng, chính sách hoàn thuế này có thể tạo nên sự không công bằng giữacác CSKD Giả sử các CSKD sản xuất, kinh doanh các mặt hàng được áp dụng thuế suấtthuế GTGT là 5%, nhưng thuế suất thuế GTGT khi họ mua sắm nguyên, vật liệu, nhiênliệu hoặc nhập khẩu thiết bị để nâng cấp, bổ sung, thay thế thiết bị cũ, hoặc hết giá trị sửdụng là 10% Hay nói cách khác, đây là những CSKD có hàng hoá, dịch vụ mua vào chịuthuế suất thuế GTGT là 10% nhưng hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất thuế GTGT là5% Ở những trường hợp này, số thuế GTGT đầu vào sẽ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra,không thể khấu trừ hết trong nhiều kỳ Thêm vào đó, nếu không hoàn thuế GTGT thì sốthuế GTGT đầu vào của DN phải tính vào chi phí, gây khó khăn cho DN do phải sử dụngvốn để nộp thuế và không thực sự khuyến khích DN sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụchịu thuế suất 5% Do đó, việc áp dụng khấu trừ thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo khôngđảm bảo được quyền lợi của DN, đồng thời, DN cũng không được khấu trừ vào nghĩa vụthuế khác với Nhà nước
Tuy nhiên, nếu CSKD thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau thì sẽ được hoànthuế theo quy định:
* Trường hợp CSKD đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có
dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư 4
Theo Khoản 1 Điều 13 Luật Thuế GTGT sửa đổi, bổ sung năm 2016, Nhà nước quyđịnh về hai điều kiện để được hưởng chính sách hoàn thuế đối với CSKD đang có DAĐT
3 Khoản 1 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
4 Khoản 1 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016
3
Trang 9mới, hoặc đang trong giai đoạn đầu tư Điều kiện thứ nhất (điều kiện cần) là CSKD đãđăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật.Điều kiện thứ hai (điều kiện đủ) là phải có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào
sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên mà chưa được khấu trừ hết Như vậy nếukhông đáp ứng đủ cả hai điều kiện này, đặc biệt là điều kiện về số thuế của hàng hóa, dịch
vụ mua vào sử dụng cho đầu tư (dưới 300 triệu đồng) thì DN không được hoàn thuế Khi xem xét về điều kiện hoàn thuế thứ hai đối với một DAĐT, cơ quan có thẩmquyền cần phải xác định DAĐT của CSKD thuộc trường hợp nào để áp dụng các chínhsách hoàn thuế khác nhau:
Thứ nhất, DAĐT mới đó là được xác định tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương khác với tỉnh hoặc thành phố đóng nơi trụ sở chính (Trừ DAĐT xây dựng nhà
để bán) mà đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa được đăng ký kinhdoanh, chưa đăng ký đóng thuế thì lấy số thuế GTGT đầu vào bù trừ với số thuế GTGTcủa hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư Nếu con số này từ 300 triệu đồng trở
trong giai đoạn đầu tư thì CSKD phải thực hiện kê khai riêng đối với DAĐT trước khi
kết chuyển, bù trừ thuế GTGT đầu vào của dự án với số thuế GTGT của hoạt động sảnxuất kinh doanh đang thực hiện Trường hợp DAĐT mới tại địa bàn tỉnh, thành phố nơiđóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh
doanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở thành lập kinh doanh thành lập hồ sơ khai thuế riêng
cho DAĐT, đồng thời phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của DAĐT để bù trừ với việc
Thứ hai, đối với những CSKD mới được thành lập từ DAĐT đã đăng ký kinh doanh,
đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc có dự án tìm kiếm thăm dò vàphát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gianđầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu
tư theo từng năm Trường hợp, nếu số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 13 Luật Thuế GTGT sửa đổi, bổ sung 2016 còn quy định
về các trường hợp không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa đượckhấu trừ của DAĐT sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp sau:
(1) DAĐT của CSKD không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; hoặc kinhdoanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh
5 Khoản 3 Điều 10 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 100/2016/NĐ-CP; Nghị định 146/2017/NĐ-CP.
6 Khoản 3 Điều 3 Thông tư 100/2016/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung Điều 18 của Thông tư 219/2013/BTC
7 Khoản 3 Điều 10 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 100/2016/NĐ-CP; Nghị định 146/2017/NĐ-CP.
4
Trang 10theo quy định của Luật đầu tư hoặc không đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh trongquá trình hoạt động Cụ thể, đó là dự án của CSKD ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện nhưng CSKD chưa được cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện; chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyềncho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc chưa đápứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có
(2) DAĐT khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ 01/07/2016 hoặcDAĐT sản xuất sản phẩm hàng hoá mà tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng chi phínăng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo DAĐT Việc xác định tàinguyên, khoáng sản; trị giá tài nguyên, khoáng sản và thời điểm xác định trị giá tàinguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 3Nghị định 219/2013/NĐ-CP
Tóm lại, có thể nói chính sách thuế này cho thấy sự hỗ trợ của Nhà nước trong sựphát triển của các DN trong giai đoạn khởi nghiệp là khá hạn chế Giả sử các DN đã đầu
tư một lượng vốn lớn, nhưng trong quá trình đầu tư thì chưa phát sinh doanh thu, chưaphát sinh thuế GTGT đầu ra hoặc đã có nhưng ở mức thấp (dưới 300 triệu đồng) sẽ khôngđược hoàn thuế Trong khi đó, đây là nhóm CSKD cần nhu cầu cao về vốn để đáp ứngcho sự hoạt động và phát triển của mình, nhưng số vốn lúc này lại bị đọng lại ở các cơquan quản lý thuế Điều này đã tạo nên khó khăn rất lớn về tài chính cho DN khởi nghiệp
* Trường hợp CSKD trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu 9
Theo quy định của điều luật, nếu CSKD để được hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch
vụ xuất khẩu cần phải đáp ứng được hai điều kiện cơ bản: (1) hàng hóa, dịch vụ xuất khẩutrong tháng, quý thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật và
đã được DN nộp thuế GTGT đầu vào; (2) có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ
từ 300 triệu đồng trở lên Trong đó:
Đối tượng được hoàn thuế trong trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp
ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp,
là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu
để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là DN có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thựchiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là CSKD cóhàng hóa xuất khẩu tại chỗ10
8 Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định 100/2016/NĐ-CP
9 Khoản 2 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
10 Điểm a Khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/T-BTC, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC
5
Trang 11Việc hoàn thuế sẽ được xác định theo kỳ kê khai thuế mà CSKD đã lựa chọn: nếuCKSD chọn kê khai thuế GTGT theo tháng thì được hoàn thuế GTGT theo tháng; nếuchọn kê khai thuế theo quý thì được hoàn thuế GTGT theo quý Như vậy trường hợptrong tháng, quý có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ dưới 300 triệu đồng thì
DN không được hoàn thuế mà được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo
Khi xem xét hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; cơ quan thuế cần phảixem xét thêm những trường hợp sau để việc xét hoàn thuế là chính xác:
Thứ nhất, nếu CSKD trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có
hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì CSKD phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào
sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu Trường hợp không hạchtoán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác địnhtheo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa,dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trướcđến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuấtkhẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vàođược phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hànghóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì CSKD được hoànthuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu11
Thứ hai, nếu hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện
việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan thì khôngđược xét hoàn thuế Ví dụ: Công ty thương mại A nhập khẩu 500 chiếc điều hòa từ NhậtBản và đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu Sau đó Công ty thương mại A xuất khẩu
500 chiếc điều hòa này sang Campuchia thì Công ty thương mại A không phải tính thuếGTGT đầu ra, số thuế GTGT của 500 chiếc điều hòa này đã nộp ở khâu nhập khẩu vàthuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, lưu kho không được hoàn thuế mà thực hiệnkhấu trừ12
Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sảnxuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phéphàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hainăm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật
nghị hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu sang Hong Kong Tháng 6/2021, Công ty C
11 Điểm a Khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/T-BTC, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC
12 Điểm b Khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/T-BTC, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC
13 Điểm b Khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/T-BTC, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC
6
Trang 12đã bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với hành vi trốn thuế Cơ quan thuế thực hiệnkiểm tra trước khi hoàn thuế đối với đề nghị hoàn thuế của Công ty C.
Cơ chế hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu giúp thúc đẩy sản xuấtkinh doanh phát triển theo định hướng của Nhà nước Xuất phát từ yêu cầu đề được hoànthuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, CSKD sẽ phải thực hiện tốt chế độ kếtoán, hóa đơn, chứng từ và phải thanh toán qua ngân hàng Qua đó, việc hoàn thuế GTGTđối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không chỉ giúp cho việc xác định đúng số thuế phảinộp ở từng khâu, từng chủ thể nộp thuế và góp phần chống thất thu thuế; giúp đơn giảnhóa quá trình quản lý và thu thuế mà đồng thời còn giúp hoàn thiện pháp luật thuế GTGTphù hợp nền kinh tế thị trường cũng như xu hướng hội nhập quốc tế
* Trường hợp CSKD chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi DN, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết 14
Đây là trường hợp hoàn thuế đối với CSKD có sự chuyển đổi về cơ cấu DN, bị giảithể, phá sản, chấm dứt hoạt động Theo đó trơng trường hợp này, CSKD chuyển đổi cơcấu, giả thể, phá sản, chấm dứt hoạt động cần phải đáp ứng được hai điều kiện để có thểđược xét hoàn thuế GTGT là: (1) CSKD phải đăng ký nộp thuế GTGT theo phương phápkhấu trừ trước khi chuyển đổi cơ cấu hoặc phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động; (2)
CSKD đã nộp thuế GTGT nhưng nộp thừa hoặc thuộc trường hợp được khấu trừ thuế
GTGT đầu vào nhưng chưa được khấu trừ hết Nếu số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết
là thuế GTGT đầu ra thì DN không được hoàn thuế
Có thể hiểu rằng nếu số thuế GTGT nộp thừa của CSKD khi chuyển đổi sởhữu, chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
được xác định là số thuế GTGT đầu vào do CSKD này nộp cho NSNN thông qua việc
mua các hàng hóa, dịch vụ đầu vào của cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch vụ chịu thuếGTGT, thì việc Nhà nước quy định hoàn thuế GTGT cho CSKD này là hoàn toàn hợp lý,
vì khi đó CSKD có số thuế nộp thừa thực chất đóng vai trò là người chịu thuế GTGT Vìvậy, muốn xác định việc hoàn thuế cho CSKD trong trường hợp này có thỏa đáng và hợp
lý hay không thì cần phải xác định kỹ lưỡng số tiền thuế GTGT do CSKD nộp thừa thựcchất là thu nhập của ai đã được chuyển nộp vào NSNN dưới hình thức thuế GTGT Nếu
số thuế GTGT nộp thừa trước khi CSKD chuyển đổi cơ cấu hoặc giải thể, phá sản, chấm
dứt hoạt động được xác định là số thuế GTGT đầu ra do CSKD nộp cho NSNN khi bán
ra các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì việc Nhà nước quy định hoàn thuế choCSKD này là không hợp lý, bởi số thuế GTGT nộp thừa vào NSNN trong trường hợp này,
14 Khoản 3 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
7
Trang 13về mặt lý thuyết phải được Nhà nước hoàn trả lại cho người chịu thuế là tổ chức, cá nhân
* CSKD có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên 16
Đây là quy định cho thấy, chỉ khi CSKD đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định củapháp luật thì mới được Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho hoàn thuế Khi đó CSKDphải nộp hồ sơ hoàn thuế (Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu01/ĐNHT ban hành kèm theo thông tư 156/2013/TT-BTC và các tài liệu liên quan đến
lý, thẩm định rồi mới được quyết định hoàn thuế và chi hoàn thuế GTGT
Tuy nhiên, vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện là ở chỗ, quy trình thực hiệnbảng kê hoàn thuế là một quy trình rất cầu kỳ, phức tạp và gây ra khó khăn cho không ít
DN Thêm vào đó quy trình xử lý, thẩm định hồ sơ hoàn thuế cũng mất nhiều thời gian.Đặc biệt với các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế có bao gồm trườnghợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên Bởi theo quy định tại Điều 75 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn
giải quyết hồ sơ hoàn thuế thì: “Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm
nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không
đủ điều kiện hoàn thuế." Trong khoảng thời gian chờ đợi được giải quyết hoàn thuế, có
khả năng DN bị chậm hoàn thuế dẫn đến tình trạng không thể trả lãi ngân hàng, cũng nhưcác đơn hàng cho đối tác bị huỷ do không đủ vốn
2.2.2 Các trường hợp hoàn thuế khác
* Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài 18
Việc thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan cóthẩm quyền nước ngoài cấp mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh đã được quy định
cụ thể tại Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; Nghịđịnh 209/2013/NĐ-CP Theo đó, quy trình hoàn thuế cơ bản được thực hiện như sau:
15 Nguyễn Văn Tuyến, Cơ sở lý thuyết và những hạn chế, bất cập của chế định hoàn thuế GTGT trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 6/2018, đăng ngày 29/7/2018
16 Khoản 7 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016
17 Điều 71 Luật Quản lý Thuế 2019.
18 Khoản 4 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
8
Trang 14Người nước ngoài (bao gồm: người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp)
có nhu cầu hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa mang theo khi xuất cảnh sẽ mua hàng hóatại các cửa hàng bán hàng hoàn thuế GTGT và được cửa hàng xuất hóa đơn GTGT kiêm
tờ khai hoàn thuế
Để được xác định là cửa hàng bán hàng hoàn thuế GTGT thì DN quản lý cửa hàngphải gửi hồ sơ đến cơ quan Thuế để được công nhận là DN bán hàng hoàn thuế GTGT,địa điểm bán hàng hoàn thuế GTGT cũng phải được DN nêu rõ trong hồ sơ đề nghị côngnhận gửi đến cơ quan Thuế Các cửa hàng bán hàng hoàn thuế GTGT hầu hết đều là cáccửa hàng nằm trong nội địa, bên cạnh việc bán hàng hóa thông thường thì có thêm hoạtđộng bán hàng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài
Khi người nước ngoài xuất cảnh tại các cửa khẩu hoàn thuế mang theo hàng hóamua tại cửa hàng bán hàng hoàn thuế GTGT có nhu cầu hoàn thuế sẽ thực hiện xuất trìnhhóa đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế cho cơ quan Hải quan tại cửa khẩu để cơ quan Hảiquan kiểm tra, xác định số thuế GTGT được hoàn Trong đó, điều kiện để được hoàn thuế
là hàng hoá chưa qua sử dụng, còn nguyên đai, nguyên kiện và hoá đơn GTGT kiêm tờkhai hoàn thuế phải được lập trong thời gian tối đa 60 ngày tính đến ngày người nước
kiêm tờ khai hoàn thuế, ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế (có phòng giao dịch đặttại một số cửa khẩu quốc tế) sẽ thực hiện hoàn thuế cho người nước ngoài chuẩn bị xuấtcảnh
Có thể thấy, chính sách hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh là phùhợp với thông lệ quốc tế, điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam; thúc đẩy người nước ngoài tăngchi tiêu mua hàng hóa tại Việt Nam qua đó phát triển du lịch, xuất khẩu hàng hóa, quảng
bá văn hóa dân tộc; thúc đẩy hội nhập quốc tế đồng thời góp phần hoàn thiện chính sáchthuế GTGT
*Trường hợp hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án ODA không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo 20
Về vấn đề hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợnhân đạo, thì trước đó ta phải hiểu các chương trình, dự án đó là gì Theo khoản 1 Điều 5
Nghị định 114/2021/NĐ-CP: “Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực
hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực;
19 Khoản 5 Điều 11 Thông tư 72/2014/TT-BTC, được bổ sung tại khoản 8, Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-BTC.
20 Khoản 5 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
9
Trang 15hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh; thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng trưởng xanh; đổi mới sáng tạo; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho
dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay”.
Như vậy, có thể thấy được những dự án sử dụng ODA thường phục vụ với mụcđích nhân đạo, tuyên truyền những điều tốt đẹp, góp công sức xây dựng đất nước và conngười và những kiến thức quý giá ko nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận Trongnhững dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại thì chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầuchính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định quản lý chương trình, dự án hoặc tổchức Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài hay hànghóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo,viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam đều có một điểm chung là đều được hoàn lại sốthuế GTGT đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua ở Việt Nam hay thậm chí là không phảichịu thuế GTGT Lý do là bởi, trước hết, thuế GTGT chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêmcủa hàng hoá dịch vụ Tuy nhiên, như đã nói ở trên, những dự án, chương trình đều phục
vụ với mục đích nhân đạo ko nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận cho nên ko đemlại lợi nhuận cho bên tổ chức hay bên nhập hàng hóa về vì thế về nguyên tắc thì sẽ khôngphải chịu thuế GTGT Việc quy định như thế là rất hợp lý vì sẽ có thể động viên nhiều tổchức với những dự án, chương trình tương tự khác và quan trọng nhất cùng mục đíchnhân đạo, không màng lợi nhuận
* Trường hợp đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao 21
Miễn trừ ngoại giao là viện miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho những nhà ngoạigiao, theo đó những người làm công tác ngoại giao được miễn trách nhiệm pháp lý nếu cóhành vi vi phạm pháp luật tại nước sở tại Việc miễn trừ ngoại giao được thực hiện theothỏa thuận của các nước với nhau thông qua hiệp định song phương (2 nước với nhau)hoặc hiệp định đa phương (nhiều nước với nhau) Theo quy định tại khoản 7 Điều 18
Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại
giao theo quy định pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT”.
Theo đó ta có thể thấy được rằng những đối tượng được thuộc trường hợp đượchưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao thì việc mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ ở ViệtNam mà đã bị tính thuế GTGT thì họ sẽ được hoàn lại Và những ưu đãi miễn trừ đó đã
21 Khoản 6 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
10
Trang 16được pháp luật quốc tế dành cho viên chức ngoại giao quy định một toàn diện nhất, giúp
họ có thể thực hiện một cách hiệu quả chức năng được nhà nước mình giao cho khi côngtác ở nước nhân đại diện như là: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: tức là ko bị bắt, ko
bị giam giữ; Quyền bất khả xâm phạm về tài sản: tài sản không bị tịch thu; Quyền miễntrừ bị xét xử, xử phạt hành chính, dân sự; Quyền được miễn thuế: miễn tất cả các loạithuế; Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan: ko bị kiểm tra hải quan, ko phải nộp mọi loạiphí khi xuất, nhập cảnh
Qua đó, ta có thể nhận thấy rằng những đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễntrừ hoặc ở đây là nhà ngoại giao miễn mọi loại thuế nên việc luật quy định cho những đốitượng đó mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ ở Việt Nam mà đã phải chịu thuế GTGT thì sẽđược hoàn lại là hoàn toàn hợp lý và tuân thủ tuyệt đối theo pháp luật quốc tế
3 Đánh giá tính hiệu quả của quy định về các trường hợp được hoàn thuế GTGT trong việc phòng chống gian lận thuế và một số giải pháp
3.1 Nhìn nhận một số trường hợp gian lận thuế GTGT trên thực tế
Luật thuế GTGT năm 2008, sửa đổi bổ sung 2016 đi vào đời sống đã tạo nhiều lợiích cho cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh cũng như mang lại lợi ích cho Nhà nước thểhiện ở việc tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, thúc đẩy khuyến khích xuất khẩu trongnước, bảo hộ hàng hóa trong nước từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho các DN Tuynhiên, khi thực hiện các quy định của Luật thuế GTGT thì bên cạnh những DN thực hiệnmột cách nghiêm túc nghĩa vụ đóng thuế; nhiều DN cũng đã lợi dụng một số sơ hở trongcác quy định pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng Các vụgian lận thuế GTGT có dấu hiệu gia tăng với các hình thức ngày càng tinh vi hơn cho thấyvấn đề gian lận thuế GTGT đã trở nên đáng báo động; đặc biệt là các quy định liẻn quantới việc hoàn thuế thường bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếmđoạt tài sản Trong đó, việc mua bán hóa đơn thuế GTGT, ghi khống giá hàng hóa muabán trên hóa đơn thuế GTGT; Xuất khẩu khống hàng hóa; lợi dụng sự thông thoáng củaLuật DN trong việc đăng ký, quản lý, kiểm soát DN để thành lập công ty “ma” nhằmchiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT từ ngân sách nhà nước đang nổi lên một cách nghiêmtrọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Theo thống kê của Tổng cục Thuế, năm 2021, cơ quan thuế cả nước giải quyết hoànthuế đối với 4.462 quyết định hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn; số thuế không đủđiều kiện hoàn của kiểm tra hồ sơ là 2.507 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,5% tổng số thuế đềnghị hoàn Trong 9 tháng đầu năm 2022, cơ quan thuế cả nước giải quyết hoàn thuế đốivới 2.998 quyết định hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn; số thuế không đủ điềukiện hoàn của kiểm tra hồ sơ là 1.870 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,7% tổng số thuế đề nghị
11
Trang 17hoàn Cùng với đó, năm 2021, toàn ngành Thuế thực hiện được 5.240 cuộc thanh tra,kiểm tra sau hoàn Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 811 tỷ đồng Trong 9 tháng đầu năm
2022 ngành thuế đã thực hiện được 4.646 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn Tổng số thuếtruy hoàn và phạt là 414,39 tỷ đồng (trong đó: số thuế truy hoàn là 321,92 tỷ đồng, phạt là92,47 tỷ đồng)22
Qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế vạch ra nhiều dấu hiệu, chiêu trò vi phạm tronghoàn thuế GTGT như sau:
Dấu hiệu thứ nhất, thủ đoạn, hành vi của các đối tượng gian lận hoàn thuế chủ yếu
xảy ra tại khâu trung gian (F1, F2) mua bán hàng hóa Các DN trong khâu trung gian saukhi xuất hóa đơn cho DN mua (F1) thì tạm ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn, việc kê khaidoanh thu và thuế giữa các DN trung gian không khớp đúng, DN bán (F2) kê khai doanhthu nhỏ nhưng DN mua (F1) kê khai khấu trừ lớn; việc thanh toán qua ngân hàng đượccục thuế xác minh thì thanh toán tiền đều được thực hiện qua ngân hàng, tuy nhiên việcthanh toán tiền hàng và rút tiền từ ngân hàng đều diễn ra trong cùng 01 ngày và cùng tênmột người rút tiền
Dấu hiệu thứ hai, DN hoàn thuế GTGT sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (mua của
các DN không có hoạt động sản xuất kinh doanh) hoặc sử dụng hóa đơn của các DN bỏđịa chỉ kinh doanh, thay đổi trạng thái hoạt động liên tục tại nhiều địa phương khác nhau
để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT
Dấu hiệu thứ ba, DN hoàn thuế lập chứng từ, hồ sơ xin hoàn thuế nhưng không có
hàng hóa mua vào, không có kho hàng bến bãi, không có phương tiện vận chuyển, muahóa đơn để hợp thức hóa đầu vào hoặc sử dụng hóa đơn của các DN bỏ địa chỉ kinh doanh(từ 1/7/2022 trở về trước) Từ ngày 1/7/2022, hóa đơn điện tử đã được triển khai tới 100%
DN, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai, đảm bảo theo quy địnhtại Luật Quản lý thuế, nhằm quản lý hóa đơn điện tử một cách chặt chẽ, kiểm soát thôngtin về tình hình hoàn thuế GTGT của DN, góp phần chống thất thu trong hoàn thuếGTGT
Ngoài các dấu hiệu chung nêu trên, đối với mỗi nhóm ngành hàng, lĩnh vực hàngxuất khẩu lại phát sinh những dấu hiệu vi phạm tinh vi hơn Cụ thể, đại diện Tổng cụcThuế cho biết, các DN có hàng hóa nhập khẩu là linh kiện điện tử nâng khống giá trị lôhàng xuất khẩu, khi nhập khẩu các DN nhập khẩu khai báo giá trị nhập khẩu rất thấp,nhưng khi DN khác xuất khẩu thì khai báo giá trị rất cao so với giá nhập khẩu và chênh
22 Trâm Anh, Cơ quan thuế vạch trần thủ đoạn gian lận tiền hoàn thuế VAT, ngăn chặn trục lợi gần 2300 tỷ đồng, Tạp chí điện tử Kinh tế Việt
Nam, chuyên mục Tài chính, đăng ngày 12/11/2022 Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)
12
Trang 18lệch nhau trên 50 lần, nguồn gốc hàng hóa thì không rõ ràng23 Các DN kinh doanh mặthàng nông sản, thu mua nguyên liệu tại các CSKD trong nước rồi xuất khẩu nông sản quacác cửa khẩu biên giới sang Trung Quốc, Lào, Campuchia Khi cơ quan thuế Việt Namthực hiện xác minh hóa đơn với cơ quan thuế nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuếhai lần để thu thập thông tin củng cố hồ sơ hoàn thuế, thì cơ quan thuế nước ngoài trả lờikhông có thông tin người nộp thuế, không liên lạc được và không tìm thấy địa chỉ trụ sởcủa các cá nhân và DN mua hàng nhập khẩu cần xác minh phía bên nước ngoài
3.2 Những điểm hạn chế của pháp luật hiện hành là nguyên nhân của các trường hợp gian lận thuế GTGT
Một trong những nguyên nhân dẫn đến gian lận trong hoàn thuế thuế GTGT là doChính sách thuế GTGT hiện hành còn nhiều bất cập, có nhiều điểm chưa phù hợp với yêucầu của nền kinh tế, cũng như chưa có sự phân tích đánh giá cẩn thận những tác động lantỏa, bóp méo các hành vi kinh tế Theo đó, nhóm xin chỉ ra những điểm bất cập trong quyđịnh về các trường hợp hoàn thuế GTGT là những “kẽ hở” để DN lợi dụng nhằm gian lậnthuế như sau:
Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 13 Luật Thuế GTGT khi nhà làm luật quy định một trong
những trường hợp được hoàn thuế GTGT là: “CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào thì được hoàn thuế ” Rõ ràng với quy
định này, nhà làm luật đã có ý đồng nhất khái niệm “khấu trừ thuế GTGT” với khái niệm
“hoàn thuế GTGT”, trong khi đó về thực chất thì pháp luật chỉ nên quy định cho phépngười nộp thuế được khấu trừ trước số thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ sau đó, chứkhông nên quy định là cho phép người nộp thuế được hoàn thuế GTGT, bởi lẽ việc ngườinộp thuế có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ không đồng nghĩa với việc ngườinộp thuế đã có số thuế GTGT nộp thừa nên phải được hoàn thuế Có thể cho rằng, dopháp luật quy định người nộp thuế chỉ cần chứng minh họ có DAĐT mới, đã đăng ký nộpthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT củahàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế cònlại từ 300 triệu đồng trở lên thì sẽ được hoàn thuế GTGT nên người nộp thuế GTGT sẽmọi cách gian lận để chứng minh mình đủ điều kiện được hoàn thuế GTGT theo quy địnhtrên Trong khi đó, về bản chất thì người nộp thuế chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầuvào chưa được khấu trừ hết, chứ không có cơ sở để Nhà nước chấp nhận cho hoàn thuếGTGT24
23 Văn Tuấn, Vạch trần nhiều thủ đoạn, hành vi gian lận hoàn thuế Giá trị gia tăng, Thời báo Tài chính Việt Nam, đăng ngày 10/11/2022 Thời báo Tài chính Việt Nam Online - Tin tức về tài chính, kinh tế (thoibaotaichinhvietnam.vn)
24 Nguyễn Văn Tuyến, Cơ sở lý thuyết và những hạn chế, bất cập của chế định hoàn thuế GTGT trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số
6/2018, đăng ngày 29/7/2018/
13