1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ hội và thách thức xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đức Tín

53 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Hội Và Thách Thức Xuất Khẩu Sản Phẩm Giảm Cân Green Diet Sang Thị Trường Hoa Kỳ
Tác giả Trần Ngọc Tuấn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Đạt
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 302,37 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (8)
  • 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (10)
  • 1.3. Mục đích nghiên cứu (12)
  • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (12)
  • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (13)
    • 1.6.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................................. 15 1.7. Kết cấu của khóa luận (13)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIẢM CÂN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (14)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu (14)
      • 2.1.1. Khái niệm xuất khẩu (14)
      • 2.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu (15)
      • 2.1.3. Vai trò của xuất khẩu (17)
        • 2.1.3.1. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia (17)
        • 2.1.3.2. Đối với doanh nghiệp (17)
        • 2.1.3.3. Đối với thế giới (18)
    • 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm giảm cân (19)
      • 2.2.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (19)
        • 2.2.1.2. Các nhân tố thuộc quốc gia xuất khẩu (22)
      • 2.2.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp (24)
    • 3.1. Giới thiệu về CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín (27)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (27)
      • 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty (27)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức (28)
      • 3.1.4. Nhân sự của công ty (28)
      • 3.1.5. Cở sở vật chất kỹ thuật (29)
    • 3.2. Hoạt động kinh doanh của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín trong giai đoạn 2020 – 2022 (30)
      • 3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín (30)
        • 3.2.1.1. Nguồn lực về vốn và tài chính (30)
        • 3.2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022 (31)
      • 3.2.2. Các hoạt động thương mại quốc tế của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín (33)
        • 3.2.2.1. Hoạt động mua bán, thanh toán và vận chuyển hàng hóa (33)
        • 3.2.2.2. Hoạt động thanh toán quốc tế (35)
        • 3.2.2.3. Hoạt động giao nhận vận tải bằng đường bộ (35)
      • 3.3.1. Ma trận TOWS trong đánh giá cơ hội và thách thức (37)
      • 3.3.2. Cơ hội xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Hoa Kỳ của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín (37)
      • 3.3.3. Thách thức xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Hoa Kỳ của (38)
      • 3.3.5. Điểm yếu của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín khi xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Hoa Kỳ (39)
  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ ĐỐI PHÓ THÁCH THỨC TRONG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIẢM CÂN (41)
    • 4.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet (41)
      • 4.1.1. Định hướng chung đối với hoạt động xuất khẩu của công ty (41)
      • 4.1.2. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ (42)
    • 4.2. Giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó thách thức trong xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Hoa Kỳ của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín (43)
      • 4.2.1. Giải pháp tận dụng cơ hội (43)
      • 4.2.2. Giải pháp đối phó thách thức............................................................................... 48 4.3. Một số kiến nghị với các bên liên quan...................................................................... 51 4.3.1. Đối với Nhà nước (45)
        • 4.3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới cung (49)
        • 4.3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan tới cầu (50)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC XUẤT KHẨU SẢN PHẨMGIẢM CÂN GREEN DIET SANG THỊ TRƯỜNG HOAKỲ CỦA CÔNG TY CỔ P Cơ hội và thách thức xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đức TínCơ hội và thách thức xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đức TínCơ hội và thách thức xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đức TínCơ hội và thách thức xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Đức Tín

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) thế giới ngày càng phát triển Theo Reports and Data (2018), thị trường TPCN toàn cầu có giá trị lên tới 124,8 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng tới 6,4% mỗi năm, đạt mức 210,3 tỷ USD vào năm 2026 Từ chỗ chỉ có vài sản phẩm cuối thế kỉ XX, đến năm 2020, số lượng TPCN trên thị trường đã đạt trên 7.000 với sự tham gia của khoảng 3.500 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN Không những thế, TPCN đã phát triển mạnh về số lượng mặt hàng cả sản xuất trong nước và nhập khẩu Theo báo cáo thống kê của Statista, doanh thu từ thị trường thực phẩm chức năng trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng đáng kể từ năm 2013 đến năm 2022, từ khoảng 212 tỷ đô la Mỹ lên khoảng 320 tỷ đô la Mỹ

Những năm qua, việc sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) để giảm cân đang trở thành một xu thế mới Các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp giảm cân đang trở thành một phần có sức ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân ở thành thị, nhất là đối với những người đi làm văn phòng Bởi do đặc điểm thường xuyên phải ngồi nhiều, không có thời gian cho các hoạt động thể chất cũng như đi kèm với thói quen ăn uống thiếu lành mạnh khiến cân nặng ngày càng tăng cao và tỉ lệ béo phì ở các nước phát triển cũng ngày một lớn Bên cạnh đó, thị trường sản phẩm giảm cân trong các năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực bởi thành phần chủ yếu từ các hoạt chất thiên nhiên cho phép hạn chế tối đa những tác dụng phụ đối với cơ thể người sử dụng và có hiệu quả tốt trong quá trình điều trị bệnh do đó đã chiếm được niềm tin vào sản phẩm của một bộ phận lớn người tiêu dung ở các nước phương Tây

Theo báo cáo của Precedence Research vào cuối năm 2020, thị trường TPCN được dự báo sẽ phát triển với tốc độ tang trưởng kép hang năm đạt 7,5% trong giai đoạn 2020 – 2027 Quy mô thị trường TPCN toàn cầu dự kiến đạt 309 tỷ USD vào năm 2027 Trong đó, tốc độ phát triển của thực phẩm giảm cân chiếm tỉ trọng không nhỏ.

9 Thị trường Mỹ với hơn gần 332 triệu dân là một trong những thị trường nhập khẩu hấp dẫn đối với nhiều quốc gia xuất khẩu sản phẩm giảm cân, trong đó có Việt Nam Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế thị trường với thị trường xã hội phát triển mạnh Đây là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới dựa trên giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Ngành công nghiệp giảm cân ở Mỹ là một ngành phát triển mạnh mẽ, nơi chi tiêu của người tiêu dùng dành cho loại sản phẩm này tăng trưởng liên tục bất chấp đại dịch Trong năm

2018, Mỹ là nước đứng thứ nhất trên toàn thế giới về mức độ tiêu thụ sản phẩm giảm cân trên đầu người với khoảng 1,2kg/người/năm, cao gấp đôi so với mức tiêu thụ của thị trường đứng thứ hai thế giới là Trung Quốc Đặc biệt, theo báo cáo của MarketsandMarkets, trong năm

2021, mức tiêu thụ sản phẩm giảm cân trên đầu người tại Mỹ tăng gấp hơn 3 lần so với năm

2018 với 3,97kg/người/năm, nhiều hơn tới 1,04kg/người/năm so với quốc gia đứng thứ hai là Canada theo báo cáo của tổ chức này Điều này có thể lý giải do tình hình đại dịch diễn biến phức tạp khiến người dân không có cơ hội ra ngoài để hoạt động thể chất, kèm theo đó là lối sống ít vận động khiến tỷ lệ thừa cân và béo phì của người dân Mỹ tăng vọt Chính điều này đã khiến người tiêu dùng tìm đến các biện pháp giảm cân thụ động nhằm duy trì vóc dáng, giải thích cho việc tại sao mức tiêu thụ sản phẩm giảm cân ở Mỹ tăng trưởng một cách đột biến

Theo số liệu của World’s Top Exports, trong giai đoạn 2016 – 2020, trung bình thế giới nhập khẩu 3,84 tỷ USD/năm sản phẩm giảm cân Năm 2020, ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã khiến nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới giảm tương đối đáng kể (giảm 7,5% so với năm 2019), đạt giá trị 3,7 tỷ USD Trong đó, Mỹ vẫn là quốc gia nhập khẩu sản phẩm giảm cân đứng đầu trên toàn thế giới, chiếm 29,73% thị phần năm 2020, theo báo cáo của World’s Top Exports

Trong quá trình thực tập và tìm hiểu về Công ty Cổ phần Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín, em nhận thấy Công ty vẫn đang duy trì xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Đài Loan và Nhật Bản với tỷ trọng lớn và đang có xu hướng đẩy mạnh khai thác thị trường Mỹ vẫn còn nhiều tiềm năng trong thời gian tới Dù gặp nhiều trở ngại trong tình hình dịch bệnh cũng như những bất ổn chính trị như hiện nay, thị trường Mỹ sẽ là chiến

10 lược phát triển trọng tâm của Công ty bên cạnh các thị trường đang khai thác nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo doanh thu cho Công ty Nhân thức được vấn đề này, em đã quyết định chọn đề tài: “ Cơ hội và thách thức xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường

Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp nhằm phân tích những phân tích những cơ hội và thách thức khi triển khai tại thị trường Mỹ cũng như điểm mạnh và điểm yếu của Công ty khi thực hiện kế hoạch này để từ đó đưa ra những kiến nghị cho Công ty trong tương lai.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Xuất khẩu là hoạt động đem lại nguồn lực kinh tế lớn, về giá trị trực tiếp cũng như cơ hội hợp tác trong tương lai với bạn bè quốc tế Do vậy hoạt động này được đẩy mạnh, và trở thành đối tượng nghiên cứu nhằm tối ưu hóa hiệu quả và năng lực cũng như năng suất tham gia Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng khác nhau, có quy mô, hình thức kinh doanh khác nhau khi tiến hành xuất khẩu sang một thị trường, họ đều quan tâm đến những cơ hội cũng như thách thức liên quan đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng của họ Chính vì vậy đề tài nghiên cứu cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp nói riêng hay sản phẩm xuất khẩu nói chung của cả nước của các công trình nghiên cứu khác có rất nhiều, có thể kể đến một vài nghiên cứu sau:

Luận văn “Cơ hội và thách thức xuất khẩu sản phẩm giảm cân của Việt Nam” do sinh viên Phạm Đức Thiện thực hiện năm 2019 dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Quang Minh, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Đến với đề tài này, tác giả đã phân tích và đánh giá tình hình thị trường sản phẩm giảm cân trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị và giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giảm cân của Việt Nam Tác giả đã trình bày các thông tin về ngành sản xuất và xuất khẩu sản phẩm giảm cân của Việt Nam, bao gồm các sản phẩm chủ lực, các thị trường tiêu thụ chính và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những thách thức mà Việt Nam đang gặp phải khi tham gia vào thị trường sản phẩm giảm cân, bao gồm chất lượng sản phẩm, giá thành, thủ tục xuất khẩu và đối tác kinh doanh Cuối cùng, tác giả đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giảm cân của Việt Nam, bao gồm phát triển sản

11 phẩm, nâng cao chất lượng, tăng cường tiếp cận và quảng bá thương hiệu, đồng thời cải thiện quy trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nghiên cứu khoa học: “Cơ hội và thách thức xuất khẩu sản phẩm giảm cân của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” do sinh viên Nguyễn Thị Bích Thủy và Võ Thị Minh Thư thực hiện năm 2020 dưới sự hướng dẫn của ThS Lê Văn Hạnh, trường Đại học Tài Chính –

Marketing Trong nghiên cứu, các tác giả đã phân tích thị trường Nhật Bản và nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường này đối với sản phẩm giảm cân Tuy nhiên, sản phẩm giảm cân của Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức như cạnh tranh với các sản phẩm nội địa của Nhật Bản, độ tin cậy của sản phẩm Việt Nam, giá thành và chi phí vận chuyển Để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giảm cân vào thị trường Nhật Bản, các tác giả đưa ra các giải pháp như cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác kinh doanh đáng tin cậy tại Nhật Bản, tăng cường đào tạo nhân lực để cải thiện quy trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm

Luận văn: “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU được ký kết” do sinh viên Đỗ Hà Vân thực hiện năm

2009 dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Quang Minh, trường Đại học Ngoại Thương Đề tài đã phân tích rất kỹ về Hiệp định EVFTA và thị trường dệt may tại EU, đưa ra được những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may khi hiệp định EVFTA được ký kết và cuối cùng đưa ra được những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU. Tuy nhiên, bài nghiên cứu được thực hiện từ năm 2009, các số liệu đưa ra, dự báo xu hướng và giải pháp chỉ đúng tại thời điểm bài nghiên cứu được thực hiện, không có tính ứng dụng cao hiện nay Bên cạnh đó, các giải pháp được đưa ra còn mang tính chung chung, chưa giải quyết được hết các hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải

Luận văn thạc sĩ: “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên Minh Châu Âu (EVFTA)” do Võ Thị Mai Phương thực hiện năm 2020 dưới sự hướng dẫn của TS

Nguyễn Quang Minh, trường Đại học Ngoại Thương Bài viết cung cấp các thông tin

12 tổng quan của EVFTA và thị trường EU, đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU, phân tích các cơ hội và thách thức mà EVFTA mang lại cho thủy sản xuất khẩu Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU

Bài viết “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh sau khi

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Vương quốc Anh được ký kết” (6/2021), Hà Văn

Hội – Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội trên Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh ĐHQGHN Đây là một trong số rất ít bài phân tích về hiệp định UKVFTA và tác động của nó đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Bài viết đã cho thấy được những cái nhìn tổng quan nhất về hiệp định này và một số ảnh hưởng của nó đến các mặt hàng như dệt may, thủy sản, nông sản, giày dép,… Nhưng nhìn chung, những nội dung này bao hàm quá rộng, dành chung cho tất cả các lĩnh vực nhưng chưa đi sát và tập trung vào một ngành cụ thể như là sản phẩm giảm cân

Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu ở trên đều đề cập đến cơ sở lý luận chung là hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên các đề tài chỉ tập trung đến khía cạnh cơ hội, thách thức của các hiệp định thương mại tư do mà chưa nghiên cứu sâu đối với lĩnh vực, thị trường cụ thể và giải pháp chưa có tính khả thi Xuất khẩu thực phẩm chức năng mà cụ thể là sản phẩm giảm cân đang được xem là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn bởi ở Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư nhằm phát triển thị trường nước ngoài Em đã tìm hiểu và nhận thấy có rất ít đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu sản phẩm giảm cân So với các đề tài đã nghiên cứu, đề tài của em sẽ đi sâu vào phân tích các khía cạnh cơ hội và thách thức, tiềm năng thị trường sản phẩm giảm cân tại

Mỹ và đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể cho công ty tận dụng được cơ hội cũng như đối phó với những thách thức.

Mục đích nghiên cứu

− Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết liên quan đến xuất khẩu và cơ hội, thách thức đối với xuất khẩu sản phẩm giảm cân của doanh nghiệp Việt Nam.

− Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm giảm cân sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín, từ đó đưa ra những cơ hội và thách thức của công ty đồng thời đánh giá những thành công và hạn chế còn tồn tại

− Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức khi xuất sản phẩm giảm cân sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phầnThương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập số liệu, thông tin từ nguồn thông tin thứ cấp, phân tích tổng hợp các báo cáo gồm báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín kết hợp với tham khảo một số tài liệu bao gồm những luận văn, bài nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước, sách, giáo trình, báo, tạp chí cùng với các số liệu thống kê từ trang web uy tín.

Phương pháp xử lý dữ liệu 15 1.7 Kết cấu của khóa luận

− Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Từ những dữ liệu thứ cấp thu được tiến hành tổng hợp, chọn lọc, sử dụng bảng biểu, đồ thị để trình bày số liệu sao cho cụ thể và dễ phân tích nhất

− Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh để phân tích số liệu từ Báo cáo tài chính củaCTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín giai đoạn 2020 – 2022; tỷ trọng xuất khẩu theo thị trường, kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm của CTCP Thương mại &

Xuất nhập khẩu Đức Tín

1.7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu sản phẩm giảm cân

Chương 2: Cơ sở lý luận về xuất khẩu, cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu sản phẩm giảm cân sang thị trường Hoa Kỳ

Chương 3: Phân tích thực trạng cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Hoa Kỳ của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín

Chương 4: Định hướng phát triển và giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó thách thức trong xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Hoa Kỳ của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIẢM CÂN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Cơ sở lý luận về xuất khẩu

Theo Luật Thương mại 2005 sửa đổi và bổ sung năm 2019, tại điều 28, khoản 1 có đưa ra khái niệm về xuất khẩu như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”

Vậy tóm lại có thể hiểu hoạt động xuất khẩu là việc đưa hàng hóa (hàng hóa có thể là hữu hình hoặc vô hình) ra nước ngoài để thực hiện trao đổi, buôn bán trên cơ sở dùng tiền tệ là đồng tiền thanh toán Đó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của người dân

2.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu hàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau dựa trên đặc điểm sở hữu hàng hoá trước khi xuất khẩu và căn cứ vào nguồn hàng xuất khẩu:

Là hình thức xuất khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế Trong hoạt động xuất khẩu tự doanh, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động và phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động xuất khẩu từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn bạn hàng, lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để chi trả các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh và được hưởng toàn bộ

16 phần lãi thu được cũng như phải tự chịu trách nhiệm nếu hoạt động đó thua lỗ Khi xuất khẩu tự doanh thì doanh nghiệp được trích kim ngạch xuất khẩu, khi tiêu thụ hàng xuất khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu, thuế lợi tức Thông thường, doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài

− Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác)

Là hoạt động xuất khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước có ngành hàng kinh doanh một số mặt hàng xuất khẩu nhưng không đủ điều kiện về khả năng tài chính, về đối tác kinh doanh nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành xuất khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản hoa hồng gọi là phí uỷ thác Quan hệ giữa doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác

Xuất khẩu uỷ thác có đặc điểm doanh nghiệp xuất khẩu (nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ vì không phải tiêu thụ hàng của họ mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục xuất khẩu hàng cũng như thay mặt cho bên uỷ thác khiếu nại đòi bồi thường với nước ngoài khi có tổn thất

Khi nhận uỷ thác, các doanh nghiệp xuất khẩu này (nhận uỷ thác) phải lập hai hợp đồng: Một hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài Một hợp đồng nhận uỷ thác với bên uỷ thác

Hình thức xuất khẩu tại chỗ thì hàng hóa xuất khẩu sẽ bao gồm những mặt hàng sau: a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;

17 b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam

Như vậy hàng hóa được xuất khẩu tại chỗ sẽ không được vận chuyển vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam, mà khách hàng nước ngoài vẫn mua và sử dụng được hàng hóa của mình

Là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam, nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước khác Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận Giao dịch này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu

2.1.3 Vai trò của xuất khẩu

2.1.3.1 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

Thứ nhất , xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, một trong những vật cản chính đối với sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn.

Vì vậy, nguồn vốn huy động từ nước ngoài, đặc biệt là xuất khẩu được coi là nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế đất nước.

Thứ hai , thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền sản xuất phát triển nhanh chóng bởi phải chịu sự tác động của nhiều loại hình cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giữa các nước

Thứ ba , xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân, đảm bảo cho họ có nguồn thu ổn định, giải quyết công ăn việc làm Đồng thời, tạo động lực cho nhiều ngành kinh tế khác phát triển Chẳng hạn những công ty vận tải biển hay hàng không khi có hợp đồng với công ty xuất khẩu theo CIF thì các công ty vận tải sẽ phát triển

Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm giảm cân

2.2.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

2.2.1.1 Các nhân tố thuộc quốc gia nhập khẩu

Sản phẩm giảm cân là hàng hóa thuộc danh mục thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe và là một sự lựa chọn cho người tiêu dùng trong quá trình giảm cân và duy trì cân nặng Các yếu tố như thu nhập bình quân đầu người, nhu cầu và mức sống của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến thị trường sản phẩm giảm cân Nếu một quốc gia có mức sống mà mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, người dân của quốc gia đó có thể có xu hướng mua nhiều sản phẩm giảm cân hơn để duy trì sức khỏe và ngoại hình Hơn nữa, nhu cầu sử dụng sản phẩm giảm cân cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và thói quen ăn uống của người dân Ví dụ, nếu một quốc gia có mức độ béo phì cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm giảm cân của quốc gia đó sẽ cao hơn so với một quốc gia có mức độ béo phì thấp hơn

Nhìn chung, quốc gia nhập khẩu có thu nhập của người tiêu dùng càng cao thì nhu cầu tiêu dùng của họ cũng lớn hơn, từ chỗ chỉ cần phục vụ cho mục đích giảm cân và duy trình vóc dáng đến chỗ sản phẩm phải được sản xuất bằng các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn, và thời gian giảm cân nhanh, không cần phải đi kèm với chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt

Ngoài ra, xuất khẩu sản phẩm giảm cân cũng chịu tác động của các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh mức độ hấp dẫn của thị trường, nếu tốc độ kinh tế phát triển mà cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty càng lớn, và ngược lại Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi cán cân thương mại, ảnh hưởng đến sự di chuyển của các dòng vốn quốc tế và qua đó ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia. Cho nên, tỷ giá hối đoái mà càng cao thì càng thúc đẩy cho xuất khẩu sản phẩm

21 giảm cân nói riêng và hàng hóa nói chung tăng nhanh, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu TPCN Hiện nay hoạt động xuất khẩu sản phẩm giảm cân của Việt Nam được thanh toán theo đồng USD và EUR Cho nên sự biến động về giá trị của hai đồng tiền này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu giày dép nói riêng và xuất khẩu hàng hoá nói chung

Thuế và hạn ngạch nhập khẩu: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế Thuế nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định giá thành của sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh về giá của doanh nghiệp Thuế nhập khẩu càng thấp thì hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp càng diễn ra mạnh mẽ hơn Về hạn ngạch, các thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản đều áp dụng quy định về hạn ngạch và quy định kỹ thuật đối với thực phẩm chức năng (TPCN) nhập khẩu Tuy nhiên, nếu sản phẩm TPCN đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn, và được đăng ký và cấp chứng nhận đầy đủ, thì sản phẩm đó có thể được nhập khẩu và tiêu thụ trên các thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản

− Môi trường văn hóa – xã hội

Môi trường văn hóa xã hội của nước nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến cơ hội xuất khẩu sản phẩm giảm cân của Việt Nam Văn hóa ẩm thực, thói quen ăn uống, quan niệm về sức khỏe và thẩm mỹ của người tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu có thể khác nhau, ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng sản phẩm giảm cân của Việt Nam trên thị trường đó

Ví dụ, nếu một quốc gia có văn hóa ẩm thực đặc trưng và thường ưa chuộng các món ăn mặn, thì cơ hội xuất khẩu sản phẩm giảm cân của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do các sản phẩm giảm cân thường được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng, bổ sung dinh dưỡng, có thể không phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng tại quốc gia đó Tương tự, những quốc gia có nền văn hóa thẩm mỹ khác nhau cũng có thể có những tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau đối với sản phẩm giảm cân, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của Việt Nam

Ngoài ra, với sự phát triển của ngành công nghiệp làm đẹp, các tiêu chuẩn về thẩm mỹ đã được đặt ra và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc sử dụng các sản phẩm có thiết kế đẹp, bắt mắt, trang nhã, sang trọng Việc sản xuất các sản phẩm giảm cân có thiết kế đẹp

22 mắt, góp phần đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng có thể giúp nâng cao cơ hội xuất khẩu sản phẩm giảm cân của Việt Nam Bên cạnh đó, các sản phẩm giảm cân có thành phần từ thiên nhiên, hữu cơ đang trở thành xu hướng tiêu dùng phổ biến tại các quốc gia phương Tây Việc sản xuất các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tự nhiên, hữu cơ đáp ứng nhu cầu của thị trường sẽ giúp tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm giảm cân của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

− Môi trường chính trị - pháp luật

Tình hình chính trị của nước nhập khẩu sản phẩm giảm cân nói riêng và toàn thế giới nói chung có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm giảm cân của doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thực phẩm chức năng Tình hình chính trị của quốc gia nhập khẩu ổn định – ít biến động sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm giảm cân của quốc gia xuất khẩu

Với mỗi quốc gia thì đều có một quy định riêng, có một thể chế riêng, doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang môi trường thể chế nào thì phải tuân theo quy luật thể chế của đất nước đó và chịu sự điều khiển của luật pháp nước đó Trong quan hệ quốc tế, để điều chỉnh quan hệ kinh tế đối ngoại, mỗi quốc gia đều có những quy định riêng cho mình song song cũng cần phải thống nhất với các cam kết song phương và đa phương đồng thời phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước trong từng thời kì cụ thể Hệ thống pháp luật là điều kiện đảm bảo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm giảm cân sang thị trường khác song nếu hệ thống pháp luật không hoàn thiện sẽ có ảnh hưởng không nhỏ thậm chí gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

− Môi trường cạnh tranh Đây là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến cơ hội xuất khẩu sản phẩm giảm cân của doanh nghiệp Việt Nam Môi trường cạnh tranh gay gắt sẽ trở thành một rào cản rất lớn đối với doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu sang thị trường đó; đặc biệt với những doanh nghiệp vừa và nhỏ - khả năng cạnh tranh còn hạn chế Nếu xét về chất lượng của các sản phẩm cao cấp, so với các nước lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, chất lượng sản phẩm giảm cân của Việt Nam

23 vẫn còn khá chênh lệch, còn đối với sản phẩm bình dân thì lại khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm giá rẻ đến từ Trùng Quốc Chưa kể, các nước lớn có thể có nguồn cung cấp sản phẩm giảm cân phong phú và đa dạng, có thể cung cấp với giá cả cạnh tranh hơn so với sản phẩm của Việt Nam

Ngoài ra, các nước lớn còn có nhiều ưu đãi thuế quan, các chính sách hỗ trợ đối với sản phẩm giảm cân của riêng mình Đây là một bất lợi lớn và là rào cản ảnh hưởng đáng kể đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm giảm cân

2.2.1.2 Các nhân tố thuộc quốc gia xuất khẩu

Với sản phẩm giảm cân, yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ có vai trò rất lớn trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường lớn trên thế giới Hiện nay, các công nghệ sản xuất sản phẩm giảm cân của Việt Nam đã được cải tiến và đáp ứng được nhu cầu khắt khe của một số thị trường, nhưng việc đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của các nước lớn trong lĩnh vực này vẫn đang là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam Nếu được đầu tư đúng mức về mặt khoa học - công nghệ thì ngành sản xuất sản phẩm giảm cân của nước ta có thể phát huy tối đa về lao động và chất lượng

− Các chính sách về xuất khẩu của Chính phủ

Giới thiệu về CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

− Khởi điểm là một văn phòng nhỏ năm 2017, bằng sự nỗ lực và cố gắng của đội ngũ sáng lập, Đức Tín Group đã gặt hái được những trái ngọt đầu tiên

− Năm 2018, Công ty thành lập chi nhánh đầu tiên tại Đài Trung, Đài Loan − Năm 2019, Đức Tín Group chính thức được thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế với mã số 0108970525

− Năm 2021, Công ty thành lập 8 chi nhánh tại Hà Nội Các chi nhánh sẽ tập trung vào việc xuất khẩu và đưa đến người tiêu dùng ở các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia những sản phẩm thế mạnh của Đức Tín Group

− Năm 2022 đánh dấu bước phát triển mới của Đức Tín Group với việc mở nhà máy sản xuất mỹ phẩm ở Đông Anh nhằm làm chủ nguồn lực và khẳng định vị thế của công ty trên thị trường quốc tế

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty

Trong các lĩnh vực đã đăng ký, Công ty đã và đang triển khai hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực:

− Thương mại quốc tế: Đây là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi tạo nên tên tuổi của Đức Tín Group trên thị trường quốc tế Là đơn vị xuất nhập khẩu hàng hóa đi các nước châu Á với các sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng làm chủ lực

− Dịch vụ vận tải đường bộ: Phát triển thương hiệu Đức Tín Logistics, là đối tác vận chuyển tin cậy trong và ngoài nước tới các thị trường: Hàn Quốc – Nhật Bản – ĐàiLoan – Việt Nam Với quy trình vận chuyển nhanh chóng – tiện lợi, sự

29 phục vụ chuyên nghiệp, Đức Tín Logistics luôn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất

− Sản xuất: Là nhà sản xuất và phân phối độc quyền thương hiệu mỹ phẩm Phinic với các dòng sản phẩm chất lượng cao nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Dòng sản phẩm trị nám Mishafuta đã được chứng nhận bởi FDA và tạo được tiếng vang trong cộng đồng làm đẹp

(N guồn: Phòng hành chính nhân sự)

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của CTCP Thương mại & XNK Đức Tín

3.1.4 Nhân sự của công ty

STT Bộ phận Số lượng Tỷ lệ (%)

2 Phòng hành chính nhân sự 14 7%

4 Bộ phận kho, đóng gói và xử lý đơn 40 20%

5 Bộ phận sản xuất tại nhà máy 60 30%

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Bảng 3.1: Bảng cơ cấu nhân sự tại từng phòng ban của CTCP Thương mại & XNK Đức Tín

Hiện tại công ty có khoảng 200 nhân viên Bộ phận sản xuất và kinh doanh đóng góp tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của công ty nên số lượng lớn nhân sự của công ty sẽ tập trung ở đây Công ty có 8 chi nhánh, mỗi chi nhánh trung bình khoảng 25 nhân sự, số còn lại thuộc vào bộ phận hành chính nhân sự, kế toán, bộ phận kho, đóng gói và xử lý đơn

Về cơ cấu lao động, xét theo tỷ trọng giới tính, tỷ lệ nhân viên nữ trong công ty cao hơn nhưng không quá nhiều so với nhân viên nam (51,8%) Xét theo độ tuổi, nguồn nhân lực của công ty còn khá trẻ, chủ yếu là ở độ tuổi dưới 30 (chiếm tới 61,66%), trong đó có tới 85% trong số 25,33% những người giữ chức vụ từ leader trở lên cũng nằm trong độ tuổi này Về cơ cấu lao động theo trình độ, lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng khá thấp so với các công ty khác.,

3.1.5 Cở sở vật chất kỹ thuật

Là một công ty thương mại sản xuất và xuất nhập khẩu, hiện nay Đức Tín Group đang sở hữu một hế thống cơ sở vật chất khá hiện đại, hệ thống công nghệ thông tin khá hoàn chỉnh Có thể kể đến đó là:

- Trụ sở và các chi nhánh của Đức Tín Group bao gồm: trụ sở chính tại 56-57 đường 23, khu đô thị Giao Lưu, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, các văn phòng của các chi nhánh cũng được đặt tại số 55 và số 84 cùng khu vực, và một văn phòng ở số 7 Phạm Hùng Tại các văn phòng, đều được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết phục vụ công việc như máy điều hòa, hệ thống ánh sáng và phòng cháy chữa cháy,

31 Ngoài ra, công ty còn trang bị tủ lạnh, lò vi sóng và thảm để nhân viên thuận tiện trong việc ăn uống và nghỉ trưa

- Trong năm 2022, công ty đã khánh thành nhà máy sản xuất Phinic Cosmetics tại Đông Anh Đây là nhà máy thứ 3 được khánh thành, sau hai nhà máy được xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh trước đó

- Bên cạnh đó, tại các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, công ty đều có các kho phân phối và ký hợp đồng hợp tác với các đơn vị vận chuyển uy tín tại nước sở tại nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Hoạt động kinh doanh của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín trong giai đoạn 2020 – 2022

3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín trong giai đoạn 2020 – 2022

3.2.1.1 Nguồn lực về vốn và tài chính

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Thương mại & XNK Đức Tín

− Kể từ khi có mã số thuế vào năm 2019, số liệu thống kê cho thấy nguồn vốn của Công ty là 70 tỷ đồng

− Tỷ lệ đóng góp của các cổ đông đã tăng qua từng năm Cụ thể: năm 2020 tỷ lệ đóng góp tăng 1,28% so với năm 2020, năm 2022 tỷ lệ đóng góp tăng 3,14% so với năm 2021.

Số lượng cổ đông tăng lên theo từng năm, mức góp vốn cũng tăng theo

− Công ty phát triển mạnh, mở rộng ra nhiều hướng kinh doanh nên chi mạnh tay cho các quỹ đầu tư Nhìn vào bảng ta có thể thấy sự tăng trưởng của các quỹ đầu tư qua từng năm

− Công tác quản lý nguồn vốn của Công ty thuộc Tổng giám đốc quản lý, phân chia cho các đơn vị thành viên, dựa theo hiệu suất hoạt động của các thành viên trong tháng trước và đề xuất tháng hiện tại Vốn ngân sách công ty giảm qua các năm Vốn vay ngân hàng tăng giảm qua thường xuyên qua các năm cho thấy khả năng tự chủ về tài chính còn chút bấp bênh Vốn từ cổ đông của công ty tăng qua các năm do sự tin tưởng về sự phát triển của công ty ngày càng được củng cố Quỹ đầu tư qua các năm cũng tăng cho thấy công ty đang thu hút sự đầu tư bên ngoài Đặc biệt năm 2022 là một bước đột phá khi Mekong Capital quyết định đầu tư nguồn vốn lớn để giúp công ty mở rộng thị trường và khai thác mạnh hơn nữa 4 thị trường trọng điểm là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia

3.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022

Bảng 3.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Thương mại & XNK Đức

Từ bảng kết quả kinh doanh ta thấy:

Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid, tuy nhiên với các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như là doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên công ty đã đạt được những kết quả tích cực Để đạt được những kết quả trên là do công ty đã có xây dựng được bộ kế hoạch trong năm 2019, đã tìm được các nguồn hàng phù hợp Công ty đã xây dựng được kênh bán hàng online tại các thị trường trọng điểm nhằm thích ứng với điều kiện dịch bệnh. Cùng với đó công ty đã có những liên kết với các bên logictics lớn bên nước bạn nên tiết kiệm được thời gian và chi phí khi nhận và giao hàng tới khách hàng

Doanh thu năm 2020 đạt 89 tỷ đồng, tăng 200% so với năm 2019 Trong đó chi phí đạt 67,87 tỷ đồng, trong đó chi phí quản lý vận hành chiếm 40%, chi phí vận chuyển chiếm 21,25% và chi phí marketing chiếm 15%

Lợi nhuận trước thuế là 21,8 tỷ đồng, chiếm 24,75%, và lợi nhuận sau thuế là 18,26 tỷ đồng. Đây là con số rất thành công với một doanh nghiệp còn tương đối non trẻ và phát triển trong thời kỳ dịch bệnh

Sang đến năm 2021: Sau sự phát triển nhanh chóng của năm 2020, công ty đối mặt với thách thức mới trong năm 2021 khi nguồn hàng khan hiếm do tình trạng cấm biên của Trung Quốc cuối năm 2020 đầu năm 2021 Tuy vậy được sự quan tâm của Nhà nước với các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty cũng đã có sự tăng tốc vào 6 tháng cuối năm

2021 và đạt được kết quả rất khả quan

Kết thúc năm 2021, doanh thu thuần công ty đạt 98,5 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2020 Lợi nhuận sau thuế đạt 20,1 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2020 Tốc độ tăng trưởng hiện tại tuy chưa đạt được mục tiêu kì vọng của công ty trong giai đoạn 2020 - 2025, nhưng đây cũng là con số ấn tượng trong bối cảnh thị trường chung còn gặp nhiều

34 khó khăn trong 6 tháng đầu năm của năm 2020 và chuỗi cung ứng bị đứt gãy do ảnh hưởng của dịch bệnh

Tuy doanh thu của công ty tăng nhưng chi phí cũng tăng đáng kể khi tăng 7,9% so với năm

2020 Chi phí bán hàng và quản lý tăng 5,5 tỷ đồng làm giảm lợi nhuận Trong đó chủ yếu do chi phí bán hàng tăng khá lớn chiếm 32,7% do công ty thực hiện chính sách khen thưởng cho hoạt động bán hàng, chính sách lương theo kết quả kinh doanh để tạo động lực mới trong kinh doanh Ngoài ra, chi phí quản lý cũng tăng 17,34% do đầu tư nâng cao chất lượng quản lý

Bước sang nửa đầu năm 2022: Chỉ sau 6 tháng đầu năm, với sự thuận lợi của việc dịch bệnh được kiểm soát, quá trình thông thương thuận lợi công ty đã có sự phát triển vượt bậc Chỉ sau

6 tháng công ty đã có doanh số 54,8 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2021 và tăng tới hơn 27% so với cùng kỳ năm 2020 Điều này là do công ty đã có nền tảng ổn định sau 2 năm xây dựng bộ máy và mạng lưới kinh doanh, đồng thời công ty cũng đã rút ra những kinh nghiệm quý báu sau thời gian dài nỗ lực để tồn tại và phát triển trong thời kỳ dịch bệnh

Từ đó chi phí của công ty đang giảm dần khi chỉ tăng khoảng 2 tỷ so với năm 2021, giúp lợi nhuận của công ty cán đích năm 2022 với mức tăng trưởng mạnh hơn 21,7% Nửa đầu giai đoạn 2020 – 2025 trong chiến lược phát triển của công ty, Đức Tín Group đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn chung của thị trường thương mại quốc tế Dự báo trong 3 năm tới, doanh thu, lợi nhuận cũng như chi phí của doanh nghiệp sẽ tiếp tục được cải thiện củng cố bởi chuỗi cung ứng giữa các nước đã dần được nối lại sau dịch, và đặc biệt Trung Quốc đã không còn theo đuổi chiến lược Zero Covid sẽ đã chất xúc tác lý tưởng cho sự hồi phục mạnh mẽ của ngành vận tải cũng như mở ra các cơ hội mới cho Đức Tín Group khi nguồn hàng phong phú, đa dạng sẽ giúp công ty cắt giảm chi phí đầu vào, từ đó tối ưu doanh thu và lợi nhuận

3.2.2 Các hoạt động thương mại quốc tế của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín

3.2.2.1 Hoạt động mua bán, thanh toán và vận chuyển hàng hóa

Nhận dạng vấn đề: Bước đầu tiên trong quá trình mua bán sản phẩm là công ty cần xác định nhu cầu của khách hàng với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp Những lý do khiến công ty cần mua hàng bao gồm: Thiếu nguyên liệu, Nhu cầu mở rộng phạm vi cung cấp cho nhà bán lẻ, Thay thế nhà cung cấp không đáng tin trước đó và Nhu cầu cần tìm nguồn nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm

Tìm kiếm thông tin: Với các sản phẩm trực tiếp sử dụng lên người nên công ty đặc biệt quan tâm đến chất lượng và thu mua những nguyên liệu thành phần uy tín và đáng tin cậy vừa mang lại chất lượng thực sự cho khách hàng vừa nâng tầm thương hiệu công ty Đánh giá: Ở giai đoạn này công ty sẽ cần đánh giá, cân nhắc các ưu nhược điểm của các phương án Những yếu tố khiếm người mua quyết định mua hàng bao gồm: Thông số sản phẩm, Giá cả, Chất lượng sản phẩm và khả năng ứng dụng, Khả năng lưu kho, Chứng nhận sản phẩm, đánh giá khách hàng, Điều khoản thanh toán, Giao hàng

Mua hàng: Sau khi xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định lựa chọn mua hàng, công ty có thể thương lượng giá cả của sản phẩm dựa vào khối lượng đặt hàng, mối quan hệ với người mua, các điều khoản thanh toán và giao hàng hay các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá Hoạt động sau mua hàng: là giai đoạn cuối cùng của quy trình mua hàng Giai đoạn này bao gồm phản ánh, phản hồi về sản phẩm, những đánh giá và mức độ hài lòng của công ty sau khi mua sản phẩm b Quy trình bán hàng

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ ĐỐI PHÓ THÁCH THỨC TRONG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIẢM CÂN

Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet

4.1.1 Định hướng chung đối với hoạt động xuất khẩu của công ty

Trong hơn 5 năm hình thành và phát triển, CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín đã có được chỗ đứng nhất định trên thị trường sản phẩm giảm cân trong nước với một biến thể của Green Diet dành cho thị trường Việt Nam là Nashi Diet, cùng với đó là những khách hàng trung thành, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được diễn ra theo đúng kế hoạch, mục tiêu, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa khả năng sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác Nhằm đạt được hiệu quả mục tiêu cao nhất, Ban lãnh đạo CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín đã đưa ra những định hướng phát triển trong tương lai như sau:

− Về thị trường xuất khẩu, Công ty tiếp tục tăng cường hoàn thiện củng cố mối quan hệ với các khách hàng là những nhà phân phối thực phẩm chức năng lớn để việc thực hiện giao dịch được thuận lợi hơn, nắm chắc những thị phần đang có đồng thời sẽ tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu mới Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản và sắp tới sẽ là Mỹ là những thị trường đã, đang và sẽ đem lại kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất cho Công ty nên Công ty vẫn sẽ ưu tiên thúc đẩy gia tăng xuất khẩu các sản phẩm giảm cân sang các thị trường này Trong tương lai, Công ty dự kiến sẽ mở rộng sang các thị trường như Australia, Malaysia, và một số nước EU chưa khai thác đến như Pháp,…

− Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng nhân sự, đảm bảo công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là đội ngũ phòng R&D, bố trí luân

44 chuyển công việc cho phù hợp theo quy mô và sự phát triển của hoạt động kinh doanh.

Cơ chế quản lý vận hành cũng cần được tích cực nghiên cứu, hoàn thiện để phát huy hơn nữa quyền tự chủ của các chi nhánh đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ theo quy định, tuyệt đối không để thất thoát nguồn thu hay tài sản Đào tạo đội ngũ quản lý, cán bộ kinh doanh để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao nhằm phù hợp với các phương thức kinh doanh đa dạng và quy trình đổi mới của Công ty − Bên cạnh việc phát triển vùng trồng nguyên liệu của Công ty, cần thực hiện tốt việc chọn các nhà cung ứng nguyên liệu, thảo dược trong và ngoài nước khác để đảm bảo tốt nhất việc cung cấp nguyên vật liệu chế tạo sản phẩm cho các đơn hàng xuất khẩu, đảm bảo việc thực hiện đúng tiến độ đơn hàng cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm Hạn chế tình trạng sản phẩm bị lỗi hay bị trễ thời hạn, giảm tỷ lệ đơn hàng bị hoàn hủy đối với khách hàng cá nhân xuống còn dưới 3%, và tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng tại Hàn Quốc xuống dưới 2%

− Đa dạng hơn nữa xác sản phẩm kinh doanh: Ngoài các sản phẩm chủ lực là mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, Công ty sẽ đưa vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về chăm sóc tóc và sữa tắm toàn trắng da

− Tận dụng được những lợi thế của Việt Nam trong vai trò là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Công ty

4.1.2 Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Về công nghệ, thúc đẩy chuyển đối số trong tất cả các hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh tiếp cận và áp dụng các phương tiện trực tuyến trong quá trình làm việc của các phòng ban và thúc đẩy hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại của Công ty trên các nền tảng điện tử. Tuy nhiên, đối với nền tảng Tiktok mà Công ty đã áp dụng để marketing sản phẩm như ở các thị trường châu Á khác cần xem xét và đánh giá kĩ càng hơn bởi Mỹ đang hạn chế tương đối các nội dung và quyền truy cập của người dùng, do đó hiệu quả marketing của Công ty trên nền tảng này có thể bị ảnh hưởng

Về nguồn lực, với yêu cầu trang bị tư duy và kỹ năng lãnh đạo phù hợp với xu thế của thời đại công nghệ cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý hiện có và đội ngũ kế cận nhằm phục vụ tầm

45 nhìn dài hạn, công tác đào tạo nguồn nhân lực được quan tâm và chú trọng Một số khóa học cụ thể;

− Với đối tượng lãnh đạo, quản lý: Triển khai các khóa đào tạo dưới hình thức ngắn hạn/ dài hạn về Quản trị kinh doanh (MBA), năng lực lãnh đạo (leadership),… − Với cán bộ nhân viên: Tổ chức đào tạo chuyên sâu về các kĩ năng như sales, marketing là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín

− Về xúc tiến thương mại: Mở rộng các kênh tiếp cận với khách hàng và nhà phân phối.Các kênh tiếp cận có thể được thực hiện thông qua các hoạt động trực tiếp hoặc trực tuyến nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa.

Giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó thách thức trong xuất khẩu sản phẩm giảm cân Green Diet sang thị trường Hoa Kỳ của CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín

4.2.1 Giải pháp tận dụng cơ hội

− Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại quốc tế thông qua việc hoàn thiện website, các ấn phẩm, các trang phương tiện truyền thông đại chúng của công ty Để tăng cường các hoạt động nhằm khuếch trương thương hiệu và uy tín của công ty cũng như gia tăng cơ hội tiếp cận thêm các khách hàng mới, Công ty cần phải thường xuyên tiến hành quảng cáo, giới thiệu những thành tựu của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới nhằm mở rộng quan hệ với các bạn hàng, xây dựng website của công ty để quảng bá đơn vị và tiếp nhận các thông tin phản hồi từ bạn hàng.Trong những năm qua, việc tham gia các hội chợ quốc tế của công ty đang tườn đối hạn chế,trong khi đó website của công ty lại chưa có bản tiếng anh để phục vụ các khách hàng nước ngoài có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm, các trang mạng xã hội quảng bá về sản phẩm của công ty chưa được chau chuốt và đầu tư như một số thương hiệu nổi tiếng khác trên thị trường như Sadi Slim Điều này gây khó khăn cho các khách hàng muốn tìm hiểu

46 về công ty trước khi quyết định hợp tác Trong thời đại công nghệ số phát triển, Công ty có thể tiến hành quảng bá sản phẩm, dây chuyền sản xuất thông qua các trang mạng truyền thông thay cho phương tiện quảng cáo có yêu cầu chi phí cao như quảng cáo trên truyền hình.

− Chủ động đàm phán thương lượng với các nhà phân phối thực phẩm chức năng lớn để công ty mở rộng thị phần xuất khẩu

Những đối tác đáng tin cậy sẽ là cơ sở vững chắc mọi hoạt động kinh doanh bền vững của công ty cũng như tạo nên uy tín của công ty trên thị trường quốc tế Hơn nữa, những đối tác tốt đồng thời cũng sẽ là phía cung cấp thông tin thường xuyên cho Công ty, cũng như truyền đạt thông tin của Công ty tới khách hàng mới một cách chính xác và hiệu quả nhất Những nhà phân phối sản phẩm của công ty là đối tượng có mức độ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cao hơn rất nhiều so với việc công ty tự mình triển khai, nên họ là người hiểu rõ nhất những mong muốn, yêu cầu và xu hướng tiêu dùng sản phẩm giảm cân Điều này sẽ giúp Đức Tín Group gia tăng doanh thu và lợi nhuận nếu hợp tác tốt và có được nguồn thông tin thứ cấp về khách hàng từ các nhà phân phối để từ đó điều chỉnh sản phẩm của mình phù hợp với đặc điểm con người của thị trường Mỹ

− Xây dựng chính sách đãi ngộ nhằm thu hút, giữ chân nguồn nhân lực có chuyên môn và năng lực

Ngành sản xuất thực phẩm giảm cân là một ngành đòi hỏi lao động có tri thức và chuyên môn năng lực cao Để sản phẩm tốt, đáp ứng các tiêu chí chất lượng từ các cơ quan chuyên môn của Mỹ để đến tay người tiêu dùng thì đòi hỏi công ty phải duy trì được một đội ngũ R&D có chuyên môn và hiểu về ngành hàng Bởi thời gian thành lập và phát triển của công ty chưa phải là quá lâu, sức ảnh hưởng của thương hiệu chưa thể so bì với một số đối thủ khác đã có chỗ đứng trên thị trường, do đó đây có thể là một lý do khiến phòng R&D của công ty kém hấp dẫn hơn trong mắt những nhà nghiên cứu Vì vậy, để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường, Công ty cần phải chú trọng bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ, quyền lợi cho đội ngũ R&D và phúc lợi của công ty để

47 giữ chân người lao động đồng thời có cơ chế, chế độ đãi ngộ hợp lý như trợ cấp, phụ cấp, chế độ nghỉ phép năm, hiếu hỉ, đóng BHXH, lương tháng 13, điều kiện môi trường làm việc thuận lợi, thiết bị nghiên cứu phục vụ cho công việc sản xuất dược phẩm đạt chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế,…

4.2.2 Giải pháp đối phó thách thức

− Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu Mỹ

Khi tiếp cận được thị trường một cách đầy đủ nhất, điều tra về thị hiếu, thói quen tiêu dùng, thông tin về giá cả, thông tin về các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, chính sách của thị trường, chính sách của nước nhập khẩu sẽ giúp công ty chủ động hơn trước những bất ngờ có thể xảy ra và tìm đúng hướng đi cho sản phẩm Để làm được điều đó, công ty có thể thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, linh hoạt trong việc tổ chức nghiên cứu thị trường Việc điều tra thu thập thông tin từ một thị trường nước ngoài tốn rất nhiều thời gian và kinh phí Tùy theo từng giai đoạn phân phối hoặc yêu cầu về thông tin cụ thể, công ty có thể kết hợp hình thức tự tổ chức nghiên cứu trực tiếp, đồng thời có thể thuê, mua nguồn thông tin từ các tổ chức có uy tín chuyên nghiên cứu thị trường tại Việt Nam và nước sở tại để có được nguồn thông tin nhanh chóng và chính xác làm cơ sở hoạch định các chiến lược kinh doanh của công ty

Thứ hai, tăng cường phối kết hợp giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận sẽ đảm bảo khả năng khai thác tốt thông tin từ nguồn kênh nội bộ, đồng thời tăng mức độ sử dụng kết quả nghiên cứu và hoạt động thực tiễn ở các bộ phận sẽ có hiệu quả cao hơn cũng như việc đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ thuận lợi hơn

− Ưu tiên đảm bảo nguồn nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước

Khi công ty lựa chọn được các nhà cung cấp trong nước uy tín, có thể hợp tác lâu dài thì công ty sẽ giảm bớt được các chi phí phát sinh như chí phí vận chuyển, chi phí khan hiếm nguyên vật liệu ở nước ngoài, tránh được sự ép giá nguyên vật liệu (chỉ có một công ty

48 phân phối độc quyền) Nguyên vật liệu được khai thác thì vẫn đảm bảo được ổn định do thời gian vận chuyển ngắn, công ty dễ dàng xoay sở khi các nguyên vật liệu bị lỗi hoặc có sự thay đổi về chủng loại, giảm bớt thời gian chờ đợi khi các nhà cung cấp phải đem nguyên vật liệu về nhà máy để xử lý đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn sản xuất

− Đầu tư trang thiết bị, máy móc và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm Đầu tư vốn để hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất, thúc đẩy sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Công ty cần phải xây dựng chiến lược đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc công nghệ hợp lý dựa trên tình hình tài chính cũng như định hướng phát triển của công ty Để đạt hiệu quả cao trong đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ, công ty cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng tính năng, năm sản xuất, thiết bị thay thế, … và lựa chọn hình thức mua sắm thích hợp Có thể lựa chọn hình thức mua sắm trực tiếp hoặc thông qua đấu thầu để đảm bảo chất lượng cũng như giá cả máy móc

− Thành lập phòng Marketing để thúc đẩy hoàn thiện các chiến lược Marketing nội địa và xuất khẩu

Thực tế hiện nay CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Đức Tín mặc dù đã có một số hoạt động nghiên cứu thị trường nhưng không có bộ phận nào chuyên trách riêng biệt mà do bộ phận Sales và Marketing của từng chi nhánh kết hợp nghiên cứu, và do mối quan hệ với các khách hàng từ trước Hiện nay, do mục tiêu mở rộng thị trường, khối lượng công việc các chi nhánh ngày càng nhiều nên họ không thể đảm đương các công việc liên quan đến công tác nghiên cứu thị trường Xuất phát từ thực tế hiện nay, để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận các thị trường mới, Công ty cần tiến hành thành lập phòng Marketing tổng chuyên nghiên cứu các hoạt động Marketing cũng như triển khai các hoạt động Marketing tại các thị trường trong và ngoài nước Để các hoạt động Marketing của công ty

49 đạt hiệu quả thì phòng Marketing của Công ty cần phải có chiến lược hoạt động một cách cụ thể ví dụ như :

• Nghiên cứu và xác định được loại thị trường mà Công ty có thể thâm nhập và phát triển trong tương lai Nghiên cứu các sản phẩm có triển vọng phát triển tại các thị trường này và phải phù hợp với trình độ cũng như khả năng sản xuất của Công ty

• Phân tích được chiến lược giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường; dự kiến về mạng lưới tiêu thụ, thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng chủ lực, quản lý các kênh phân phối, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại

− Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý

Nhân lực là yếu tố quyết định cho sự thành công của Công ty, vì vậy kế hoạch về nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt Trong những năm tới Công ty cần tập chung những vấn đề sau:

Ngày đăng: 06/03/2024, 11:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w