1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo – thực trạng pháp luật và giải pháp hoàn thiện

22 10 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo – Thực Trạng Pháp Luật Và Giải Pháp Hoàn Thiện
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 873,6 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngành y tế mà hiện nay, hình thức MTH được ra đời và đi vào thực tiễn bởi có các cặp vợ chồng muốn làm cha, làm mẹ nhưng không thể tự m

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT HÔN NHÂN

VÀ GIA ĐÌNH

ĐỀ BÀI: 04

“Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo – thực

trạng pháp luật và giải pháp hoàn thiện”

Hà Nội, 2022

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 1

I Lý luận chung về MTH vì mục đích nhân đạo 1

1 Khái niệm MTH vì mục đích nhân đạo 1

2 Đặc điểm, ý nghĩa MTH vì mục đích nhân đạo 2

3 Sơ lược về quy định MTH vì mục đích nhân đạo tại 1 số quốc gia trên thế giới 4

II Quy định về chế định MTH vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam 4

1 Nguyên tắc áp dụng chế định MTH vì mục đích nhân đạo 4

2 Điều kiện áp dụng chế định MTH vì mục đích nhân đạo 6

3 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc MTH vì mục đích nhân đạo 9

4 Xác định quan hệ cha mẹ con trong chế định MTH vì mục đích nhân đạo 12

5 Giải quyết tranh chấp 12

III Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật 13

1 Thực trạng, bất cập trong quy định pháp luật 13

2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 16

C KẾT LUẬN 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngành y tế mà hiện nay, hình thức MTH được ra đời và đi vào thực tiễn bởi có các cặp vợ chồng muốn làm cha, làm mẹ nhưng không thể tự mình mang thai, việc họ không thể có con theo cách tự nhiên được có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Từ nhu cầu thực tế việc những cặp vợ chồng nhờ người MTH do vợ không thể mang thai

và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản diễn ra ngày một nhiều và phức tạp hơn, kèm theo đó là những rủi ro khôn lường cho các bên và vi phạm đạo đức xã hội, việc luật hóa vấn đề MTH ở Việt Nam hiện nay là một bước tiến mới, một sự phát triển trong nhận thức của con người trước những vấn đề đặt ra của đời sống xã hội, đặc biệt là những vấn đề mới phát sinh Đồng thời nó cũng là một thành công lớn trong việc bảo đảm thực thi quyền cơ bản của con người trên mọi lĩnh vực, là bước đột phá trong sự hòa nhập chung và phát triển cùng pháp luật thế giới

Hiện nay ở Việt Nam, tuy pháp luật đã có quy định chính thức cho phép MTH vì mục đích nhân đạo nhưng việc áp dụng vào thực tiễn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, phát sinh một số hạn chế nhất định, chưa thực sự phát huy hết hiệu lực và hiệu quả Vì vậy để tìm hiểu rõ hơn

về vấn đề này, nhóm chúng em đã triển khai đề bài số 4 làm bài tập nhóm Đề bài số 4: “Mang

thai hộ vì mục đích nhân đạo – thực trạng pháp luật và giải pháp hoàn thiện”

B NỘI DUNG

I Lý luận chung về MTH vì mục đích nhân đạo

1 Khái niệm MTH vì mục đích nhân đạo

Khái niệm MTH trước khi có Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi thì còn có những cách hiểu khác nhau Có người hiểu “MTH” là khi người đàn ông (người chồng) quan hệ trực tiếp, không sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản với một người phụ nữ (không phải là vợ) đến khi người phụ nữ này có thai và sinh con Trong trường hợp này đứa trẻ sinh ra bằng tinh trùng của người đàn ông (người chồng) và noãn của người phụ nữ (không phải là vợ) Nếu cho phép

“MTH” theo cách hiểu này thì vô hình chung sẽ cho phép đàn ông có quan hệ “trái pháp luật” với người phụ nữ không phải là vợ mình, trái Luật Hôn nhân gia đình hiện hành và “cổ vũ” cho lối sống “đa thê” của đàn ông Thực tế dư luận thời gian qua đã có trường hợp do người vợ không thể có con nên người chồng đã thuê người phụ nữ khác đẻ con cho mình và sau khi có con thì người chồng này qua lại với cả hai người phụ nữ Chính vì có cách hiểu hiểu khác nhau

và luôn có sự nhầm lẫn về định nghĩa “MTH” và “đẻ thuê”, nên cần phải cách hiểu thống nhất thuật ngữ “MTH” là như thế nào và khi nào thì được phép1

Theo khoản 22 Điều 3, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “MTH vì mục đích nhân đạo

là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ

1 “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” (2014), Cổng thông tin Điện tử Bộ Y tế, sach-linh-vuc-y-te/-/asset_publisher/5uVUQOCXQDjt/content/mang-thai-ho-vi-muc-ich-nhan-

https://moh.gov.vn/che-do-chinh-, truy cập ngày 02/04/2022

Trang 4

chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để TTTON, sau đó cấy vào

tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”

2 Đặc điểm, ý nghĩa MTH vì mục đích nhân đạo

2.1 Đặc điểm

MTH vì mục đích nhân đạo là một trong những hình thức của MTH nói chung, do đó sẽ bao gồm các đặc điểm của MTH như tính tự nguyện, thoả thuận, tính kỹ thuật, phi tự nhiên Bên cạnh đó, MTH vì mục đích nhân đạo còn có một số đặc điểm gồm tính nhân đạo, tính hỗ trợ, phi thương mại

Một là, tính tự nguyện, thoả thuận

Đây là đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật về MTH bởi việc MTH luôn phải được sự chấp nhận của người phụ nữ MTH do cần áp dụng kỹ thuật liên quan đến cơ thể của người phụ

nữ đó, bất kể mục đích gì Chính vì vậy có thể coi MTH về mặt bản chất là một hợp đồng dân

sự đặc biệt, được xây dựng dựa trên cơ sở của sự tự nguyện và thỏa thuận giữa các bên nhằm làm phát sinh quan hệ pháp luật Bên cạnh đó, đứa trẻ sinh ra không được coi là đối tượng của hợp đồng này là bởi một trong những đối tượng của hợp đồng là công việc phải làm2

Hai là, tính kỹ thuật, phi tự nhiên

Bản chất của MTH là mang thai cho người khác, do đó thai mà người MTH có được không thể được hình thành từ noãn của chính họ mà phải được tạo ra từ bên ngoài cơ thể từ noãn và tinh trùng của bên nhờ MTH Để tạo phôi sau đó cấy vào tử cung của người MTH thì nhất thiết phải có quá trình thực hiện TTTON trước đó Như vậy, MTH là hoạt động mang thai phi tự nhiên và cần có sự can thiệp về mặt y học Quá trình này không thể hình thành nếu không

có sự hỗ trợ từ kỹ thuật y khoa mà chỉ thực hiện khi có kết luận của bác sĩ dựa trên những mô

tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định của bệnh nhân tiến hành MTH

Ba là, tính nhân đạo

MTH vì mục đích nhân đạo thể hiện rõ ở mục đích cuối cùng của thỏa thuận là hướng đến việc thực hiện một nghĩa cử hết sức nhân văn - tạo cơ hội làm cha mẹ cho những cặp vợ chồng kém may mắn không thể tự sinh được đứa con có cùng huyết thống với mình, ngay cả khi họ áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà không vì bất kỳ lợi ích vật chất nào Bên cạnh đó, tính nhân đạo của các quy phạm pháp luật này dựa trên phương diện cho phép MTH vì mục đích nhân đạo tạo cơ sở pháp lý rõ ràng nhằm bảo vệ các bên tham gia tránh khỏi những rủi ro

có thể xảy ra, giúp các bên nhận thức rõ trách nhiệm của mình để không xâm phạm đến quyền

và lợi ích hợp pháp của người khác, trong đó có bên nhờ MTH, bên nhận MTH và đứa trẻ được sinh ra từ kỹ thuật này

Bốn là, tính hỗ trợ, phi thương mại

MTH vì mục đích nhân đạo nghĩa là việc mang thai và sinh con cho người khác chỉ nhằm giúp đỡ cho người không thể tự mình mang thai và sinh con, tức là người MTH chỉ giữ vai trò

2 Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015

Trang 5

như một “vật chưa phôi thai” để sau đó sinh con giúp cho bên nhờ MTH Như vậy, việc mang thai thực hiện trên tình thần tự nguyện và không vì mục đích kinh tế, không có tính thương mại Tính hỗ trợ, phi thương mại là biểu hiện của việc giúp đỡ người nhờ MTH để tự mình sinh con

đã bất thành thì họ rất cần đến một người khác có khả năng làm thay mình, giúp đỡ mình Bản thân người MTH cũng thể hiện sự tự nguyện và mong muốn được làm hộ người khác mà không

hề có sự tư lợi vật chất cho bản thân

2.2 Ý nghĩa MTH vì mục đích nhân đạo

Thứ nhất, đảm bảo quyền con người

Quyền làm cha, mẹ là một trong những quyền tự nhiên của con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Mặc dù khoa học, kỹ thuật về hỗ trợ sinh sản khá phát triển nhưng vẫn không thể giải quyết được hết những vấn đề về sinh sản đối với những cặp vợ chồng vô sinh Chính

vì thế, vấn đề MTH trở thành nhu cầu của nhiều cặp vợ chồng Việc Luật HN&GĐ 2014 cho phép công nhận MTH đã thỏa mãn được nguyện vọng của các cặp vợ chồng vô sinh, đồng thời đảm bảo quyền cơ bản của con người là quyền mưu cầu hạnh phúc

Thứ hai, gia tăng bảo vệ quyền lợi của trẻ em và người phụ nữ

Trẻ em và phụ nữ luôn được coi là đối tượng yếu thế trong xã hội và thường là nạn nhân của nhiều hoạt động phạm pháp liên quan đến quyền con người (như nạn buôn người) Việc quy định chặt chẽ việc MTH vì mục đích nhân đạo vào luật pháp sẽ góp phần giúp những đối tượng yếu thế trong xã hội có được sự bảo vệ tốt hơn từ pháp luật

Thứ ba, giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được tình trạng chung của nhu cầu MTH hiện nay

MTH vẫn là một vấn đề mới, có tính thời sự cao Việc tăng cường sự điều chỉnh vấn đề MTH trong luật pháp sẽ giúp các cơ quan chức năng dần kiểm soát được vấn đề MTH trong xã hội hiện nay, không còn gặp phải tình trạng vướng mắc mà thiếu quy định pháp luật để xử lý, giúp tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với các vấn đề nói chung của toàn xã hội

Thứ tư, tạo ra khung pháp lý an toàn trong việc điều chỉnh các giao dịch về MTH, tránh

sự biến tướng sang các giao dịch bất hợp pháp

Việc đưa vấn đề MTH vào khung điều chỉnh của luật sẽ giúp các giao dịch về MTH phải tuân theo quy định của pháp luật Đặc biệt khi MTH là một vấn đề rất nhạy cảm và dễ bị biến tướng thành các giao dịch bất hợp pháp hay vì mục đích thương mại, hoặc nghiêm trọng hơn là

vi phạm pháp luật hình sự (như buôn người)

Thứ năm, tạo ra sự ràng buộc chặt chẽ hơn về mặt luật pháp với những người tham gia MTH, tránh những tình huống vi phạm sau khi đứa trẻ được sinh ra

Việc được pháp luật điều chỉnh thông qua các điều luật chính thức sẽ khiến các bên phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về MTH, thay vì các giao dịch không được phép thừa nhận như trước đây Việc tuân thủ pháp luật cũng giúp ngăn chặn các trường hợp xấu phát sinh sau khi đứa trẻ được sinh ra nhưng người MTH không chịu trả con, người nhờ MTH không chịu nhận con

Trang 6

3 S ơ lược về quy định MTH vì mục đích nhân đạo tại 1 số quốc gia trên thế giới

Hội thảo Tư pháp Quốc tế Hague (HCCH) được tổ chức tại Hà Lan vào năm 2012 rút ra kết luận: Các thiết chế trên thế giới quy định về MTH đang được chia ra làm bốn nhóm Cụ thể: Nhóm nước chưa có quy định, nhóm nước phản đối, nhóm nước cho phép vì mục đích nhân đạo và nhóm các nước chấp thuận thương mại hóa

Tại một số quốc gia có nền y tế và pháp luật tiến bộ như Thụy Điển, Tây Ban Nha, Pháp hay Đức, việc MTH là bất hợp pháp Năm 1991, Tòa án tối cao Pháp tuyên bố: “Cơ thể con người là không phải để cho mượn, cho mướn hay để bán đi” Quyết định này cấm tuyệt đối mọi hình thức MTH dẫu là tự nguyện hay được thương mại hóa Mọi trường hợp bị phát hiện sẽ phải hầu tòa, thậm chí bị buộc tội hình sự

Các quốc gia đã hợp pháp hóa việc MTH lại được chia ra làm hai nhóm nước: MTH vì mục đích nhân đạo và MTH vì mục đích thương mại Đối với các quốc gia thuộc nhóm vì mục đích nhân đạo, chẳng hạn như Anh hay Hy Lạp, các thỏa thuận MTH chủ yếu được tiến hành trên cơ sở tự nguyện

Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Đạo đức Sinh học ĐH Stanford (Mỹ) Hank T Greely cho biết: Chính phủ các nước này phải lập ra các ủy ban đạo đức độc lập để xét duyệt các đơn xin MTH trên nguyên tắc thẩm tra từng trường hợp một Pháp luật các nước nói trên không thừa nhận tính hợp pháp của các thỏa thuận MTH có trả tiền công Các đối tượng được phép mang thai cũng chỉ được giới hạn trong những tiêu chuẩn nhất định, trong đó người MTH phải được xét lý lịch

Một số quốc gia còn quy định việc thương mại hóa mang thai hộ là vi phạm pháp luật Tại Anh, trừ phi được tòa án yêu cầu, người nhờ MTH không được phép chi trả bất kỳ khoản tiền nào đối với người mang thai vượt quá “các chi phí hợp lý” trong quá trình thai kỳ Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cách giải thích cụ thể nào về “các khoản chi phí hợp lý” này có tính xác thực như thế nào Theo luật pháp Anh, mọi khoản chi trả của người mẹ phục vụ cho quá trình mang thai đều được xem là “chi phí hợp lý”

Hiện đã có một số quốc gia cho phép công dân nước mình MTH vì mục đích thương mại Những quốc gia nổi bật trong danh sách này có thể kể đến Ấn Độ, Ukraine hay Thái Lan Luật pháp các nước này thường không bắt buộc cặp vợ chồng nhờ MTH phải là công dân của nước

đó Thậm chí một số nước chỉ đơn giản hợp pháp hóa MTH vì mục đích chứ không xây dựng hoặc chưa hoàn thiện các văn bản luật để kiểm soát và hướng dẫn hoạt động này Đối với nhóm nước này, thị trường chợ đen và nạn lạm dụng cơ thể phụ nữ để sinh lời vẫn rất đáng lo ngại3

II Quy định về chế định MTH vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam

1 Nguyên tắc áp dụng chế định MTH vì mục đích nhân đạo

MTH vì mục đích nhân đạo chỉ được thực hiện trong phạm vi mà pháp luật quy định và phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ CP Tuy nhiên, nội dung của Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định nguyên tắc chung cho cả trường hợp MTH vì mục đích nhân đạo và TTTON Bên cạnh những nguyên tắc chung của pháp luật

3 Trung Nhân (2014), “Mang thai hộ: Được, không?”, Báo Pháp luật, post303708.html , truy cập ngày 02/04/2022

Trang 7

https://plo.vn/mang-thai-ho-duoc-khong-HN&GĐ, đối chiếu với các quy định mang tính đặc thù của MTH vì mục đích nhân đạo, nguyên tắc thực hiện kỹ thuật này cần đảm bảo các vấn đề cụ thể như sau:

1.1 Nguyên tắc nhân đạo

Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc thực hiện MTH vì mục đích nhân đạo Cho phép MTH vì mục đích nhân đạo là một bước tiến quan trọng thể hiện cái nhìn đầy tính nhân văn của Nhà nước và xã hội trước các hoàn cảnh cần được bảo vệ Điều này cũng tạo ra hành lang pháp

lý nhằm hạn chế những tranh chấp phát sinh khi tình trạng MTH vẫn tồn tại tương đối phổ biến nhưng lại thiếu sự điều chỉnh của pháp luật và cơ chế giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Cho phép MTH đối với một số đối tượng có chỉ định để bảo đảm quyền làm cha,

mẹ chính đáng của cá nhân Đây được xem là nguyên tắc cơ bản nhất và là kim chỉ nam cho việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định của pháp luật về MTH

1.2 Nguyên tắc tự nguyện

Bản chất của nguyên tắc tự nguyện là tự do định đoạt, thể hiện ý chí Tự nguyện tức là sự thể hiện việc ưng thuận mà không hề cưỡng ép, ép buộc hay lừa dối khi tham gia quan hệ pháp luật Trong trường hợp MTH vì mục đích nhân đạo, các bên tự mình quyết định và thể hiện ý chí mong muốn thực hiện việc MTH mà không bị tác động bởi bất kì người nào hoặc bất kỳ lợi ích gì khiến họ phải thực hiện trái với mong muốn, nguyện vọng của họ Sự thể hiện ý chí ra bên ngoài phải thống nhất với ý chí bên trong Sự tự nguyện của các bên thể hiện ở chỗ bên nhờ

và bên được nhờ MTH cùng đồng ý thực hiện việc MTH được ghi nhận trong văn bản thỏa thuận trên cơ sở của sự giúp đỡ hỗ trợ cho nhau Văn bản này được thực hiện theo quy định tại mẫu số 3 phụ lục mẫu công văn, biên bản, đơn, cam kết, thỏa thuận, báo cáo về TTTON và điều kiện MTH vì mục đích nhân đạo, ban hành kèm theo Nghị định số 10/2015/NĐ - CP Đây cũng

là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có về sau

1.3 Nguyên tắc bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

và được pháp luật tôn trọng bảo vệ

Nguyên tắc tôn trọng bí mật riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là một trong những nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo quyền công dân được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận Nguyên tắc này được quy định tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013 Do vậy, việc đảm bảo an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong việc thực hiện MTH vì mục đích nhân đạo cần được tôn trọng và bảo đảm đảm thực thi Lo ngại này được đặt ra khi đứa trẻ biết mình được sinh ra từ việc MTH vì mục đích nhân đạo hoặc dư luận tác động có thể dẫn đến những tổn thương tâm lý, gây ra sự mặc cảm cho trẻ hoặc những hậu quả bất lợi đối với các bên

1.4 Nguyên tắc đảm bảo quy trình kỹ thuật

Việc thực hiện MTH vì mục đích nhân đạo phải tuân theo quy trình kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật TTTON, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng

kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có quyền nhờ MTH vì mục đích nhân đạo khi đủ điều kiện nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tức là, để thực hiện MTH vì mục đích nhân đạo, nhất thiết cặp vợ chồng nhờ MTH chỉ được thực hiện khi có kết luận của bác sĩ dựa trên những mô

tả, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định của người tiến hành MTH Như vậy, những

Trang 8

quy trình kỹ thuật này sẽ được Bộ Y tế ban hành bởi đây là cơ quan chuyên môn hiểu rõ quy trình tiến hành việc hỗ trợ kỹ thuật sản, quy định tránh được tình trạng các tổ chức, cá nhân tùy tiện trong việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

2 Điều kiện áp dụng chế định MTH vì mục đích nhân đạo

MTH vì mục đích nhân đạo là chế định mới trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nước ta Chế định này lần đầu tiên được quy định tại Luật HN&GĐ năm 2014 và Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật TTTON

và điều kiện MTH vì mục đích nhân đạo Và do đó, điều kiện áp dụng chế định MTH vì mục đích nhân đạo là một trong những nội dung lớn của chế định này

2.1 Điều kiện đối với bên nhờ MTH

Đối với chủ thể là bên nhờ MTH cần đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 95

Luật HN&GĐ “Vợ chồng có quyền nhờ người MTH khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có xác

nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; b) Vợ chồng đang không có con chung;c) Đã được tư vấn

Thứ hai, bên nhờ MTH phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người

vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Điều này được hiểu là ngay cả khi áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, TTTON, bơm tinh trùng vào tử cung, trưởng thành trứng trong ống nghiệm mà vẫn không thể sinh con thì mới được nhờ MTH Những người phụ nữ vẫn có khả năng tự mang thai sinh con khi được

sự hỗ trợ về mặt y học thì không thuộc đối tượng được nhờ MTH Quy định này là hợp lý để hạn chế tối đa việc nhờ người khác MTH trong khi có điều kiện để sinh con nhưng e ngại, sẵn sàng thương mại hóa nhờ người khác MTH

Thứ ba, vợ chồng đang không có con chung Khi vợ chồng không có con chung thì việc

mong muốn có con là điều dễ hiểu và nhu cầu MTH là thật sự cần thiết và chính đáng Quy định này còn nhằm tránh hiện tượng những cặp vợ chồng giàu có, dư dả kinh tế lợi dụng thuê nhiều người MTH để sinh ra cho họ thật nhiều con cái

Thứ tư, bên nhờ MTH đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý Sự tư vấn về y tế, pháp lý,

tâm lý cho cặp vợ chồng nhờ MTH là vô cùng thiết thực trong việc cung cấp đầy đủ các kiến thức cần thiết cũng như lường trước những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện MTH, giúp họ cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định và tránh những tranh chấp không đáng có

Trang 9

2.2 Điều kiện đối với bên MTH

Thứ nhất, là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ MTH Quy định

về người thân thích đã được làm rõ tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP về sinh

con bằng kỹ thuật TTTON và điều kiện MTH vì mục đích nhân đạo, bao gồm “Anh, chị, em

cùng c ha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác

mẹ, cùng mẹ khác cha với họ” Điểm mấu chốt trong quy định này là giữa người MTH và người

nhờ MTH sẽ phải có họ hàng trong phạm vi ba đời và phải cùng hàng trong dòng họ Điều kiện này được lý giải là để tránh những việc sai trái đạo đức, mang tính loạn luân và lãm rõ được tính nhân đạo, giúp đỡ nhau vì tình nghĩa chứ không phải mong muốn lợi ích vật chất nào đó Đồng thời quy định người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ MTH nhằm đảm bảo việc xác định tư cách chủ thể, thứ bậc trong gia đình phù hợp; quyền và lợi ích của đứa trẻ sinh ra được đảm bảo một cách tốt nhất

Thứ hai, đã từng sinh con và chỉ được MTH một lần Quy định này nhằm đảm bảo khả

năng có thể mang thai, sự hiểu biết, kinh nghiệm nhất định trong quá trình chăm sóc thai nhi và sinh con của người MTH, qua đó nhằm đảm bảo hiệu quả của việc MTH cũng như quyền lợi chính đáng của người MTH Không chấp nhận những người phụ nữ chưa từng sinh con cũng bởi vì không thể chắc chắn họ có thể sinh ra được đứa trẻ khỏe mạnh, lành lặn hay không Hơn nữa, người MTH chỉ được MTH một lần nhằm đảm đảm sức khỏe của người MTH cũng như tránh tình trạng lợi dụng việc MTH nhằm mục đích thương mại

Thứ ba, ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng

MTH Pháp luật hiện hành không có quy định về việc người MTH ở độ tuổi nào là phù hợp, cho nên có thể hiểu độ tuổi phù hợp là trong độ tuổi sinh đẻ để đảm bảo tốt nhất khả năng mang thai và sinh con Nếu người mẹ quá trẻ hoặc quá già sẽ gây ra nhiều vấn đề cho trẻ do thiếu kinh nghiệm chăm sóc con hay trẻ sinh ra thì suy dinh dưỡng, còi cọc, yếu ớt, kém phát triển Bên cạnh đó, việc xác nhận của tổ chức y tế là cần thiết trong việc đảm bảo lợi ích của cả bên nhờ MTH, bên MTH và đứa trẻ sinh ra Bởi quá trình thăm khám về khả năng mang thai của người MTH sẽ loại trừ những mối nguy hiểm tiềm ẩn của đứa trẻ sinh ra do người MTH mắc các bệnh lây truyền, truyền nhiễm

Thứ tư, trường hợp người phụ nữ MTH có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của

người chồng Để phù hợp với nguyên tắc tự nguyện thì hành động MTH cần đến sự đồng thuận của các bên có liên quan Việc MTH không những có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, trạng thái tâm lý, tinh thần của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến cả chồng, con của họ trong sinh hoạt hàng ngày Sự đồng ý của người chồng sẽ tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho người phụ nữ MTH, đảm bảo sự phát triển an toàn cho thai nhi Bên cạnh đó, sự đồng ý này là bắt buộc, thể hiện rõ ràng bằng văn bản để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh trong việc MTH

Thứ năm, đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý Cũng tương tự như đối với bên nhờ

MTH thì sự tư vấn này sẽ giúp cho người MTH có sự hiểu biết và hình dung về toàn bộ quá trình MTH Từ đó, người MTH sẽ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng về những hậu quả, rủi ro khi MTH, qua đó cân nhắc để đưa ra quyết định có nên MTH hay không

Trang 10

2.3 Điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện MTH vì mục đích nhân đạo

Cơ sở y tế là đơn vị có vai trò thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về y khoa nhằm giúp bên nhờ MTH và bên MTH có thể thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật MTH vì mục đích nhân đạo Vì vậy, những cơ sở y tế khám chữa bệnh là chủ thể giúp cho các cặp vợ chồng có thể thực hiện hóa việc có con bằng phương pháp MTH

Trong văn bản hợp nhất 02/2019/VBHN-BYT quy định về sinh con bằng kỹ thuật TTTON và điều kiện MTH vì mục đích nhân đạo, tại Điều 13 của Nghị định này có quy định

cụ thể về điều kiện để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật MTH vì mục đích nhân đạo như sau:

1 Điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật MTH vì mục đích nhân đạo:

a) Có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật TTTON, kể từ ngày được Bộ Y

tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;

b) Tổng số chu kỳ TTTON tối thiểu là 1000 ca mỗi năm

Có thể thấy rằng, việc đặt ra quy định như vậy là cần thiết bởi đây sẽ là căn cứ xác định

cơ sở y tế khám chữa bệnh có đủ điều kiện để đáp ứng đủ nhu cầu cũng như bảo đảm các lợi ích của người dân trong quá trình tiến hành việc sinh con bằng kỹ thuật MTH hay không

2.4 Điều kiện về nội dung và hình thức của thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định cụ thể các nội dung và hình thức của thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo, điều này đặt ra để nhằm mục đích hạn chế tối đa việc thực hiện MTH vì mục đích thương mại có thể phát sinh Việc MTH vì mục đích nhân đạo phải

có sự thỏa thuận về nội dung giữa hai bên chủ thể tham gia gồm bên nhờ MTH và bên MTH

Đi cùng với đó hai bên phải tuân thủ các quy định pháp luật theo thỏa thuận đã có ở trên Việc này là để đảm bảo quyền và lợi ích của hai bên khi tham gia thỏa thuận và đồng thời cũng để

có thể giải quyết những tranh chấp có thể nảy sinh sau này

2.4.1 Nội dung của thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo

Căn cứ theo khoản 1 Điều 96 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định thỏa thuận về việc MTH

vì mục đích nhân đạo gồm có những nội dung cơ bản sau:

“1 Thỏa thuận về MTH vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ MTH (sau đây gọi là

bên nhờ MTH) và vợ chồng người MTH (sau đây gọi là bên MTH) phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Thông tin đầy đủ về bên nhờ MTH và bên MTH theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này;

b) Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật này; c) Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người MTH trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ MTH, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ MTH và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;

d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận”

Trang 11

Dựa trên pháp luật hiện hành thì việc MTH vì mục đích nhân đạo là dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên tham gia, và để tiến hành thực hiện điều đó thì cần phải có thỏa thuận giữa các chủ thể tiến hành thực hiện, do vậy để đảm bảo quyền và lợi ích thì bên MTH và bên nhờ MTH phải tuân thủ các nội dung cơ bản kể trên Khi xác lập thỏa thuận về trách nhiệm, quyền

và nghĩa vụ các bên tham gia như vậy, việc MTH sẽ được bảo hộ bởi pháp luật Các nội dung trong thỏa thuận là cơ sở xác định trách nhiệm khi có những tình huống, sự kiện phát sinh như người MTH có vấn đề về sức khỏe dẫn tới ảnh hưởng đến thai nhi hay các trường hợp không mong muốn dẫn đến sảy thai,

Hơn thế nữa, việc thỏa thuận như vậy còn là cơ sở để thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em khi được sinh ra Điều này được quy định tại khoản c Điều 2 Thông tư 34/2015/TT-BYT quy định về Thủ tục cấp Giấy chứng sinh như sau:

“c) Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật MTH thì Bên vợ chồng nhờ MTH hoặc

Bên MTH phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật MTH theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính

để đối chiếu Bản thỏa thuận về MTH vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ MTH và Bên MTH gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra

Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật MTH sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc MTH khi làm thủ tục đăng ký khai sinh

Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này”

Do đó thủ tục thỏa thuận giữa hai bên có vai trò vô cùng quan trọng bởi không chỉ bảo vệ quyền lợi hai bên tham gia thực kiện kỹ thuật MTH vì mục đích nhân đạo mà còn đảm bảo những lợi ích chính đáng của đứa trẻ sau khi ra đời

2.4.2 Hình thức của thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo

Hình thức của thỏa thuận này được đề cập đến tại khoản 2 Điều 96 Luật HN&GĐ 2014:

“2 Thỏa thuận về việc MTH phải được lập thành văn bản có công chứng Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ MTH ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên MTH ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý”

Thêm vào đó, tại Điều 96 luật này cũng quy định rằng: “Trong trường hợp thỏa thuận về

MTH giữa bên MTH và bên nhờ MTH được lập cùng thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người

có t hẩm quyền của cơ sở y tế này”

Do đó có thể kết luận rằng hình thức của thỏa thuận này mang tính chất bắt buộc để thỏa thuận trên được công nhận về mặt pháp lý

3 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc MTH vì mục đích nhân đạo

3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên MTH vì mục đích nhân đạo

Quyền và nghĩa vụ của bên MTH được quy định tại Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014, theo đó các quyền và nghĩa vụ được quy định rất cụ thể:

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Thị Lê Huyền (2020), “Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam”, "Luận án tiến sĩ Luật học
Tác giả: Nguyễn Thị Lê Huyền
Năm: 2020
4. Nguyễn Thị Phương Linh (2018), “Chế định mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và tình hình thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và tình hình thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội”, "Luận văn thạc sĩ Luật học
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Linh
Năm: 2018
5. Nguyễn Vũ Tùng (2020), “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”, "Luận văn thạc sĩ Luật học
Tác giả: Nguyễn Vũ Tùng
Năm: 2020
6. PGS. TS. Nguyễn Văn Cừ (2016), “Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 06/2016, tr.11 -22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam”, "Tạp chí Luật học
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Văn Cừ
Năm: 2016
8. ThS. Trần Đức Thắng (2016), “Một số vấn đề về thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về mang thai hộ ở Việt Nam”, Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số 02/2016, tr.57-61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề vềthực hiện quy định của pháp luật hiện hành về mang thai hộ ở Việt Nam”, "Tạp chí Nghề Luật
Tác giả: ThS. Trần Đức Thắng
Năm: 2016
9. Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam , Nxb. Tư pháp, Hà Nội.10. Văn bản hợp nhất 02/2019/VBHN-BYT Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Tư pháp
Năm: 2021
2. Nghị định số 10/2015/NĐ - CP về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Khác
7. Thông tư 34/2015/TT - BYT sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT -BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w