1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các quy định pháp luật về đối tượng tham gia, mức đóng bảo hiểm y tế và đề xuất một số kiến nghị

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Quy Định Pháp Luật Về Đối Tượng Tham Gia, Mức Đóng Bảo Hiểm Y Tế Và Đề Xuất Một Số Kiến Nghị
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật An Sinh Xã Hội
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 404,17 KB

Nội dung

NỘI DUNGI.Khái quát về bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đốitượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vìmục

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Tiểu luận kết thúc học phần

MÔN: LUẬT AN SINH XÃ HỘI

ĐỀ BÀI: 03

Phân tích các quy định pháp luật về đối tượng tham

gia, mức đóng bảo hiểm y tế và đề xuất một số kiến nghị

Trang 2

MỤC LỤC

2 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về đối tượng và mức đóng

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Ở nước ta, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho toàn dân luôn được quan tâm, thể hiện cụ thể trong các chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế

(BHYT) Vì vậy, em xin được chọn đề bài số 03: “Phân tích các quy định pháp

luật về đối tượng tham gia, mức đóng bảo hiểm y tế và đề xuất một số kiến nghị”

để làm bài tiểu luận

B NỘI DUNG

I Khái quát về bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối

tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện1

Đối tượng tham gia BHYT được hiểu là cá nhân tham gia đóng phí BHYT hoặc được chủ thể khác đóng phí BHYT cho họ được hưởng chế độ BHYT khi

ốm đau, bệnh tật

Mức đóng BHYT là định mức mà người tham gia BHYT phải đóng cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được hưởng những quyền lợi về BHYT

II Phân tích quy định pháp luật về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1 Cơ sở pháp lí:

Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế; Điều 1 đến Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP Các đối tượng được quy định trong điều luật này bao gồm 5 nhóm, bao quát mọi tầng lớp dân cư trong xã hội Đồng thời, để bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện, pháp luật BHYT quy định những người có việc làm, thu nhập đều có nghĩa vụ đóng góp tài chính vào quỹ BHYT Những thành viên khác không có thu nhập hoặc không có khả năng đóng góp thì tuỳ vào hoàn cảnh, điều

1 Điềều 2, Lu t BHYT ậ

Trang 4

kiện cụ thể sẽ được Nhà nước hỗ trợ tài chính để mua BHYT Hệ thống BHYT

do Nhà nước quản lí và tổ chức thực hiện nhằm mục đích đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ theo quan điểm của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế

2 Phân tích quy định pháp luật về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

2.1 Các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

Đối tượng tham gia BHYT là nội dung quan trọng của pháp luật BHYT và

là mục tiêu hướng đến trong việc thực hiện BHYT toàn dân Các đối tượng này được chia ra thành các nhóm:

a, Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:

Nhóm này bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động); Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Đây là nhóm đối tượng tham gia BHYT chủ yếu và có tính truyền thống

Số lượng người lao động thuộc nhóm này chiếm số đông trong xã hội; mặt khác, xuất phát từ những rủi ro và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ lao động của họ cũng như thu nhập của các đối tượng này tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi trong việc trích nộp phí BHYT nên đây được xác định là nhóm đối tượng chủ yếu tham gia BHYT Tính truyền thống thể hiện

ở chỗ đối tượng thuộc nhóm này đều được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT ngay từ những ngày đầu thực hiện cho đến nay

b, Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng:

Trang 5

Nhóm này bao gồm: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động

hàng tháng; Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nhóm đối tượng này bao gồm những người đang hưởng chế độ từ quỹ bảo hiểm xã hội, được quỹ bảo hiểm xã hội đài thọ BHYT nhằm bảo đảm chăm sóc sức khoẻ cho những người đã hết khả năng lao động hoặc đang chờ tìm việc làm mới do bị mất việc làm Nguồn đóng phí BHYT cho các đối tượng này được trích từ khoản tiền lãi trong hoạt động kinh doanh của quỹ bảo hiểm xã hội nên

so với các nhóm đối tượng khác, số lượng tham gia BHYT của nhóm đối tượng này rất ổn định, tỉ lệ tham gia BHYT thường cao nhất

c, Nhóm do ngân sách nhà nước đóng:

Nhóm đối tượng này được quy định cụ thể tại khoản 3, điều 12, Luật Bảo

hiểm y tế với các đối tượng như: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan,

binh sỹ quân đội đang tại ngũ,…; Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; Người có công với cách mạng, cựu chiến binh; Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm; Trẻ em dưới 6 tuổi; … Các đối tượng trong nhóm này được quy

định cụ thể tại điều 3, nghị định 146/2018/NĐ-CP

Thực hiện BHYT đối với nhóm đối tượng này thể hiện sự ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước đối với những người trực tiếp hoặc gián tiếp có công đối với đất nước và xã hội; hoặc trợ giúp những người có điều kiện kinh tế khó khăn, không

có sức khoẻ hoặc khả năng lao động Quy định này không chỉ nhằm bù đắp những thiệt thòi mà còn động viên sự tiếp tục cống hiến của các đối tượng này

Trang 6

cho đất nước, nhân dân, xã hội Ngoài ra, quy định như vậy cũng thể hiện sự nhân đạo trong chính sách an sinh của Nhà nước đối với một số đối tượng yếu thế trong xã hội Bất kì nhà nước nào trên thế giới cũng đều có chính sách đặc biệt đối với nhóm đối tượng này Trong lĩnh vực BHYT, Nhà nước chi từ ngân sách để đóng BHYT cho họ

d, Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng:

Nhóm này bao gồm: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí

chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều; Học sinh, sinh viên; Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên (HSSV), quy định về đối tượng này vừa thể hiện sự kết hợp toàn diện các yêu cầu của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho HSSV vừa thể hiện sự ưu việt, thiết thực, giàu tính nhân văn của BHYT Đây là nhóm đối tượng có ưu thế về sức khoẻ, tuổi trẻ, sự tham gia của

họ là nguồn chia sẻ rủi ro đối với các đối tượng già yếu, thường xuyên ốm đau bệnh tật Mặt khác, tình trạng HSSV mắc các bệnh về học đường hiện nay đang ngày càng gia tăng Vì vậy, yêu cầu về sự tham gia BHYT bắt buộc đối với đối tượng này là có tính cấp thiết

e, Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc

hộ gia đình, trừ đối tượng thuộc 4 nhóm ở trên:

Quy định về nhóm đối tượng này là để nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình, phù hợp với mục tiêu BHYT toàn dân

mà Đảng và Nhà nước đã xác định Trong điều kiện người dân, nhất là người dân

ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe

Trang 7

bằng việc tham gia BHYT thì quy định bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình được cói là giải pháp mở rộng diện bao phủ của BHYT

f, Nhóm do người sử dụng lao động đóng:

Đây là nhóm đối tượng quy định tại điều 6, nghị dịnh 146/2018/NĐ-CP,

bao gồm có thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong

Quân đội; thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân; thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

2.2 Sự tham gia bảo hiểm y tế của các nhóm đối tượng:

Pháp luật hiện hành quy định mọi người dân đều bắt buộc tham gia BHYT, nhằm đạt được mục tiêu BHYT toàn dân Các nhóm đối tượng được thiết lập lộ trình tham gia BHYT phù hợp để hướng đến thực hiện BHYT toàn dân, đảm bảo mức độ bao phủ của BHYT với các nhóm đối tượng trong xã hội

Điều 13, Luật BHYT quy định nếu một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì tham gia và đóng phí BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự đối tượng quy định tại Điều 12

Đối tượng tham gia BHYT luôn được pháp luật bổ sung theo hướng mở rộng dần đối tượng tham gia theo lộ trình nhất định Mục đích của việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT nhằm bảo đảm quyền được hưởng BHYT, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế sau thời gian thực hiện chính sách BHYT, góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn các gói giải pháp tài chính để chăm lo sức khoẻ, góp phần ổn định an sinh xã hội

III Phân tích quy định pháp luật về mức đóng bảo hiểm y tế:

1 Cơ sở pháp lý:

Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế; điều 7, nghị định 146/2018/NĐ-CP

Trang 8

2 Phân tích quy định pháp luật về mức đóng bảo hiểm y tế:

Mức đóng BHYT hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

a, Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:

Mức đóng BHYT của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp đơn

vị có mức đóng là 4,5% mức tiền lương tham gia BHXH Trong đó 3% do người

sử dụng lao động đóng và 1,5% do người lao động đóng

- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế

- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh

Trường hợp đối tượng này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất

b, Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng:

Mức đóng bằng 4,5% của:

- Tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng

- Tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng là người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Trang 9

- Tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng là người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

c, Với các đối tượng khác không phải các đối tượng đã nêu ở trên (trừ trường hợp tham gia BHYT theo hộ gia đình):

Mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng trong nhóm Các đối tượng là học sinh, sinh viên (HSSV) đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT (trừ HSSV đã có thẻ BHYT theo các nhóm khác) Mức đóng của các đối tượng học sinh sinh viên như sau: Mức đóng hàng tháng bằng 4.5% mức lương cơ sở tại thời điểm đóng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng HSSV có thể lựa chọn các phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng Bắt đầu từ năm học 2021-2022 sẽ thực hiện thu BHYT HSSV theo năm tài chính, tức là thẻ BHYT được cấp hằng năm cho HSSV có giá trị từ ngày 01/01 cho đến 31/12 Trường hợp đặc biệt thẻ BHYT có giá trị sử dụng cụ thể như sau: Học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 của năm học; Học sinh lớp 12: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học

Trường hợp đối tượng thuộc nhóm do người sử dụng lao động đóng (điều

6, nghị định 146/2018) mà đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y

tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng

Đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP thực hiện hỗ trợ 100% mức đóng BHYT căn cứ theo quy định tại Điều 8, Nghị định 146/2018/NĐ-CP Người thuộc hộ gia đình cận nghèo (không phải trường

Trang 10

hợp đã nêu) và người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều được hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được miễn 100% chi phí tham gia BHYT

d, Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình:

Mức đóng bảo hiểm y tế của các đối tượng này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất

Để thuận lợi cho việc tham gia BHYT theo hộ gia đình, Nghị định 146/2018 đã điều chỉnh theo hướng không bắt buộc toàn bộ thành viên của hộ gia đình phải tham gia BHYT trong cùng một thời điểm, thực hiện giảm trừ mức đóng khi thành viên thứ 2 tham gia cùng trong năm tài chính

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính Đối với các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng

Khi tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình người tham gia có thể lựa chọn phương thức đóng phù hợp Đóng theo từng tháng, đóng 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng 1 lần

IV Những hạn chế và kiến nghị để hoàn thiện những quy định pháp

luật về đối tượng và mức đóng BHYT:

1 Những hạn chế về đối tượng và mức đóng BHYT:

Một là, quy định về đối tượng tham gia BHYT so với những văn bản trước

đây đã mở rộng và cụ thể hơn rất nhiều, tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cho

Trang 11

những người không có thu nhập ổn định, những người lao động tự do, đa phần

họ có tâm lý khi nào có bệnh mới tham gia BHYT

Hai là, mức đóng khi tham gia BHYT theo hộ gia đình được quy định theo

hướng càng nhiều thành viên tham gia thì được giảm càng nhiều, nhưng trên thực tế, số lượng thành viên trong các hộ gia đình ở nước ta hiện nay phổ biến ở mức 2-3 người

Ba là, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về chính sách hỗ trợ thẻ bảo

hiểm y tế cho nhân dân các xã An toàn khu cách mạng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/3/2020 Phương thức đóng của một số đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số

146/2018/NĐ-CP (người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc) chưa được quy định trong Nghị định số 146/2018/NĐ-CP2

2 Đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật về đối tượng

và mức đóng BHYT:

Một là, nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò, lợi ích của BHYT,

đồng thời, có những giải pháp đảm bảo tính ổn định, bền vững cho các đối tượng tham gia BHYT, đặc biệt là các đối tượng có thói quen tham gia BHYT một cách thời vụ để mở rộng tối đa có thể phạm vi đối tượng tham gia BHYT

Hai là, chú trọng phát triển BHYT theo chiều sâu bằng chất lượng dịch vụ

y tế, chế độ khám, chữa bệnh Để thu hút người dân tham gia BHYT, cần phát triển theo cả chiều rộng, chiều sâu, chú trọng các vấn đề về chế độ, dịch vụ khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Ba là, đẩy mạnh phát triển dịch vụ BHYT trực tuyến để tạo thuận lợi cho

người dân trong việc đăng ký, đóng tiền bảo hiểm, thanh toán, nhận kết quả,…

2 Báo đi n t Chính ph : Đềề xuấất m t sốấ quy đ nh m i trong lĩnh v c BHYT ệ ử ủ ộ ị ớ ự

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w