Chương trỡnh giỏm sỏt mụi trường của Chủ dự ỏn --- 70 Trang 5 Bỏo cỏo đỏnh giỏ tỏc động mụi trường iii CHƯƠNG II.. Diễn biến nồng độ NO2 và SO2 trờn địa bàn tỉnh Bắc Kạn ______________
Xuất xứ của Dự án
Thông tin chung về Dự án
Theo nội dung Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX xác định rõ, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm Bắc Kạn và một số tỉnh miền núi phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang…) là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và kinh tế cửa khẩu; có nhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống gắn bó lâu dài với bản sắc văn hóa riêng, có truyền thống yêu nước, đoàn kết, kiên cường chống ngoại xâm; trên địa bàn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, căn cứ cách mạng Tuy vậy, đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất cả nước, một trong những nguyên nhân là giao thông khu vực chưa được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, anh ninh
Mặt khác, tỉnh Bắc Kạn được tái lập ngày 01/1/1997, là tỉnh miền núi Đông Bắc thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, khu vực đầu nguồn và phòng hộ xung yếu, có vai trò quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững cho vùng châu thổ sông Hồng; là tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc, cái nôi của cách mạng với đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân các dân tộc cần cù, sáng tạo, giàu truyền thống cách mạng Bắc Kạn có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng (phía Đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Thái Nguyên, phía Bắc giáp Cao Bằng): là trung tâm trung chuyển: nằm trên tuyến Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Cao Bằng và đường vành đai 2 với Quốc lộ 279 (Hạ Long - Lạng Sơn - Bắc Kạn - Tuyên Quang - Yên Bái
- Lai Châu - Tây Trang) Là vùng phát triển kinh tế nông lâm (rừng phòng hộ xung yếu đầu nguồn, rừng sản xuất và chế biến gỗ, phát triển dược liệu, các loại rau quả đặc sản đặc trưng, chăn nuôi đại gia súc) Tiềm năng phát triển ngành dịch vụ du lịch: các danh thắng thiên nhiên đặc biệt là Hồ Ba Bể là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, Vườn Quốc gia Ba Bể có diện tích hơn 10.000ha với hệ động, thực vật đa dạng và phong phú, là nới bảo tồn và lưu trữ các loại gen quý hiếm được công nhận là vườn di sản ASEAN, là khu RAMSAR thứ 3 của Việt Nam Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn có những bước phát triển, quốc phòng an ninh được củng cố, các kết cấu hạ tầng từng bước được cải thiện Tuy vậy Bắc Kạn vẫn là một trong những tỉnh nghèo, tỷ lệ hộ nghèo 29,4%, hộ cận nghèo 12% (theo chuẩn nghèo đa chiều) cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước, kết cấu hạ tầng là giao thông liên vùng chưa đáp ứng yêu cầu trở thành một trong các đột phá chiến lược để khai
Báo cáo đánh giá tác động môi trường thác tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh
Hiện nay để kết nối từ Chợ Mới đến Bắc Kạn chỉ có duy nhất tuyến đường QL3 được xây dựng từ thời chống Pháp, từ đó đến nay mặc dù đã được cải tạo nâng cấp một số lần (lần gần nhất vào khoảng năm 2000) nhưng hiện nay tuyến đường vẫn có các chỉ tiêu kỹ thuật thấp, không phù hợp với xu hướng phát triển giao thông vận tải, vì vậy hàng năm tai nạn giao thông xảy ra nhiều, phương tiện tham gia giao thông khó khăn đặc biệt là các xe container, xe kéo rơ moóc, xe có tải trọng lớn, xe khách trên 50 chỗ ngồi… Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu vận tải cũng như đảm bảo các phương tiện tham gia giao thông được thuận tiện, an toàn thì việc nâng cấp tuyến đường QL3 hoặc xây dựng 1 tuyến đường mới nối từ Chợ Mới đến Bắc Kạn là rất cần thiết Tuy nhiên tuyến QL3 hiện tại đi giữa sông Cầu (bên phải) và khu vực đồi núi cao (bên trái) nên việc nâng cấp tuyến đường là rất khó khăn Hơn nữa, mật độ dân cư sinh sống dọc theo tuyến đường rất cao nên công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư để thực hiện nâng cấp tuyến đường là khó khăn, phức tạp, chi phí lớn Vì vậy việc đầu tư xây dựng tuyến đường Chợ Mới - Bắc Kạn thực hiện sẽ cơ bản đáp ứng được được nhu cầu vận tải cũng như đảm bảo các phương tiện tham gia giao thông trên QL3 hiện tại được thuận tiện, an toàn
Ngoài việc phục vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa của tỉnh Bắc Kạn nói riêng, tuyến đường còn phục vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa của tỉnh Cao Bằng; trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh miền Bắc với Trung Quốc qua cửa khẩu Tà Lùng; phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của người dân thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đối với Bắc Kạn (Hồ Ba Bể, , văn hóa các dân tộc Đông Bắc…), Cao Bằng (Khu du lịch Pác Bó, thác Bản Giốc…)
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Chợ Mới - Bắc Kạn thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình hoàn thiện tuyến đường cao tốc theo quy hoạch từ Hà Nội, Thái Nguyên đến Bắc Kạn Tuyến đường hình thành sẽ kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên thành một đoạn tuyến cao tốc hoàn chỉnh, sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa Thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên với tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội và an ninh quốc phòng trong khu vực nghiên cứu
Bên cạnh đó tỉnh Bắc Kạn không thể phát triển các tuyến đường hàng không, đường thủy, đường sắt mà đường bộ là tuyến đường duy nhất để giải quyết nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa Do vậy, việc đầu tư thực hiện dự án là hết sức cần thiết
Dự án đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1676/QĐ-BGTVT ngày 14/09/2021 và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 988/QĐ-BGTVT ngày 25/07/2022 theo đó, Dự án có chiều dài khoảng 28,8km với quy mô đường cao tốc cấp 80 theo TCVN 5729-2012; điểm đầu: Tại Km0+000 (Khoảng Km38+600 - lý trình của đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới) thuộc địa
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
(kết nối dự án Bắc Kạn - hồ Ba Bể), thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn và phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn:
− Giai đoạn 1 (giai đoạn 2021-2025): Đoạn từ Km9+400 - Km28+807,5 có chiều dài khoảng 19,4km; Điểm đầu tại Km9+400 (nút giao với Quốc lộ 3), huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn; Điểm cuối tại Km 28+807,5 (kết nối dự án Bắc Kạn - hồ Ba Bể), thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
− Giai đoạn 2: Đoạn từ Km0+000 - Km9+400 có chiều dài 9,4km; Điểm đầu tại Km0+000 (điểm cuối tuyến của đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn); Điểm cuối tại Km9+400 (nút giao với Quốc lộ 3), huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Đây là Dự án làm mới thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại mục số 20, cột 3, Phụ lục II, mục I, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Giao thông vận tải nên theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 14 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP thì báo cáo ĐTM của Dự án do Bộ Giao thông vận tải thẩm định và phê duyệt
Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, song song với việc lập Dự án đầu tư, Chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án 2 đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án Để phục vụ cho việc lập báo cáo ĐTM đã tiến hành khảo sát môi trường và đo đạc chất lượng môi trường khu vực Dự án và tổ chức tham vấn tại các địa phương trong phạm vi Dự án
Loại hình Dự án: Dự án mới
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan phê duyệt Dự án đầu tư.
Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển khác đã được phê duyệt có liên quan
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường Chợ Mới - Bắc Kạn là phù hợp với chủ trương đầu tư, xây dựng đường Chính phủ; quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam; quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn; quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn và phù hợp với kế hoạch đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bao gồm:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường o Chính phủ: Chủ trương đầu tư Dự án phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021); phù hợp với Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2030 Trong đó: Chiều dài đoạn tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn quy hoạch là 31km có điểm đầu nối tiếp với đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, điểm cuối tại thành phố Bắc Kạn o Địa phương: Phù hợp quy hoạch Tổng thế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 2078/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó tại mục IV Hạ tầng giao thông, phần Phụ lục Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 có Dự án xây dựng dự án đường cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn - Cao Bằng; Quy hoạch Tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2155/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn, tại phần Phụ lục số 1, Định hướng giai đoạn 2025 - 2035: Đầu tư xây dựng toàn tuyến từ Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại A và các định hướng phát triển của địa phương
− Về kế hoạch: Triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025, đã được Bộ GTVT gửi Bộ Kế hoạch đầu tư báo cáo Chính phủ tại các văn bản 4317/BGTVT-KHĐT ngày 14/5/2021 và 5102/BGTVT-KHĐT ngày 02/6/2021
− Dự án tuân thủ Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008 Cụ thể: tuyến Dự án không cắt qua và không lấn chiếm khu bảo tồn, các vườn quốc gia, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng gồm Vườn quốc gia Ba Bể, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Kỷ và Khu bảo tồn Nam Xuân Lạc (được nêu tại QH phát triển KTXH của tỉnh).
Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn về môi trường
− Căn cứ liên quan đến lập báo cáo ĐTM: o Luật BVMT 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015; o Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường o
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
5 định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; o Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
− Liên quan đến môi trường và sử dụng đất: o Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013; o Luật Đa dạng Sinh học được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008; o Luật Tài nguyên Nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012; o Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001; o Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22/11/2013; o Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008; o Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; o Luật Phòng, chống thiên tai được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/06/2013; o Luật Thủy lợi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/06/2017; o Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15/11/2017; o Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; o Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai; o Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi
Báo cáo đánh giá tác động môi trường thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; o Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; o Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường; o Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; o Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; o Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; o Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; o Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; o Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; o Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; o Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp o Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; o Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường o Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 9/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ o Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Phát triển nông thôn về quản lý rừng bền vững; o Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
− Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: o QCVN 03-MT:2015/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất; o QCVN 05:2013/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; o QCVN 06:2009/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; o QCVN 08-MT:2015/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; o QCVN 09-MT:2015/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất; o QCVN 14:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt; o QCVN 26:2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn; o QCVN 27:2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung; o QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp; o QCVN 43:2017/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích o QCVN 24:2016/BYT, Tiếng ồn, mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; o TCVN 7210:2002, Rung động và va chạm Rung động do phương tiện giao thông đường bộ - giới hạn cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư o TCVN 6707:2009 - Chất thải nguy hại - Dầu hiệu cảnh báo, phòng ngừa; o TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường; o TCVN 6706:2009 - Phân loại chất thải nguy hại o QCVN 01-1:2018/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt o Các tiêu chuẩn môi trường của các Tổ chức Quốc tế và khu vực xây dựng như
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các văn bản pháp lý, quyết định liên quan về Dự án
− Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
− Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2030;
− Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
− Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
− Văn bản số 5803/VPCP-KTN của Văn phòng Chính phủ ngày 13/7/2016 về việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Chợ Mới-Bắc Kạn;
− Quyết định số 2079/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
− Quyết định số 2155/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035;
− Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 ;
− Quyết định số 1919/QĐ- BGTVT ngày 11/10/2019 của Bộ Giao thông vận tải về việc giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án 2 tổ chức lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các nhóm B dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
− Quyết định số 1676/QĐ-BGTVT ngày 14/09/2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn
− Quyết định số 988/QĐ-BGTVT ngày 25/07/2022 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới
Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ đầu tư tự tạo lập
Các tài liệu, dữ liệu do Chủ đầu tư tự tạo lập bao gồm:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
− Thuyết minh Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Chợ Mới - Bắc Kạn
− Các số liệu khảo sát môi trường khu vực Dự án do Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP thực hiện theo hợp đồng với Chủ đầu tư bao gồm các hạng mục về chất lượng môi trường không khí, ồn, rung, nước mặt, trầm tích, nước dưới đất và đất Vị trí, thông số, tần suất, thời gian đo đạc, khảo sát và lấy mẫu các hạng mục này được trình bày chi tiết tại chương 2, phần Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý, trong đó sơ đồ vị trí khảo sát chất lượng môi trường được trình bày kèm trong hình 2.3 Tham vấn cộng đồng cũng được thực hiện đối với UBND cấp huyện/ thành phố và tổ chức cuộc họp tham vấn với các cộng đồng dân cư chịu tác động trong phạm vi Dự án, chi tiết được trình bày tại chương 6
− Các số liệu khảo sát chi tiết được thực hiện bằng các phương pháp quy định bởi các chuyên gia có kinh nghiệm Do thời gian khảo sát, đo đạc phục vụ báo cáo ĐTM của Dự án trùng với thời gian xem xét đầu tư và quyết định đầu tư của Dự án nên các số liệu cập nhật là có cơ sở.
Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
❖ Tổ chức lập báo cáo ĐTM
Báo cáo ĐTM của Dự án do Chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án 2 thực hiện với sự tư vấn của Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT - CTCP (TEDI)
− Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM: Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT - CTCP (TEDI) Chứng nhận VIMCERTS 059.
Đại diện: Ông Phạm Hữu Sơn Chức vụ: Tổng giám đốc
Địa chỉ: 278 Tôn Đức Thắng, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
Các thành viên chỉ đạo, phối hợp trong quá trình ĐTM của Dự án bao gồm các thành viên của Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế
TT Họ và tên Chức danh/ tổ chức Nội dung chỉ đạo, phối hợp
A Thành viên của Chủ đầu tư
1 Ông Bùi Văn Rạng Phó Giám đốc Ban Chỉ đạo các đơn vị, thành viên phối hợp thực hiện lập báo cáo ĐTM
B Thành viên của Tư vấn Thiết kế
Chủ nhiệm thiết kế - TEDI Chủ nhiệm lập Dự án Phối hợp trong quá trình lập báo cáo ĐTM
Chi tiết về các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của Dự án được trình bày tại bảng dưới đây
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Học hàm, học vị và chuyên ngành đào tạo
Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM
Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM
Giám đốc Trung tâm Môi trường - T.Cty TVTK GTVT - CTCP (TEDI-ENVICO)
Thạc sỹ khoa học, chuyên ngành Khoa học môi trường
- Phụ trách chung việc tổ chức khảo sát, lập báo cáo ĐTM;
- Chủ trì hạng mục ĐTM
Phó Giám đốc - (TEDI-ENVICO)
Kỹ sư Thủy văn - Môi trường
Chứng chỉ Khảo sát thủy văn - môi trường, năm 2012 (Số chứng chỉ: KS-04- 03085-A)
- Chịu trách nhiệm chung về chất lượng báo cáo ĐTM
- Phụ trách nội dung hiện trạng thủy văn và tác động đến chế độ thủy văn, thủy lực
Kỹ sư Công nghệ môi trường
- KCS hồ sơ trước khi trình lãnh đạo Trung tâm xem xét;
- Phụ trách nội dung Chương 3
Thạc sỹ khoa học, chuyên ngành Khoa học môi trường
- Tính toán, dự báo các tác động do bụi - khí thải, ồn, rung
Kỹ sư Kinh tế môi trường, Kỹ sư đường bộ
- Phụ trách nội dung Chương 5
Cử nhân luật, Luật và Chính sách môi trường
- Phụ trách nội dung chương mở đầu
Cử nhân khoa học, chuyên ngành lịch sử
- Phụ trách nội dung Chương 1
- Phụ trách nội dung đánh giá các tác động đến xã hội và đề xuất BPGT
Kỹ sư Công nghệ sinh học
- Phụ trách nội dung Hiện trạng tài nguyên sinh vật
Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật môi trường
- Phụ trách nội dung Chương 2
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Học hàm, học vị và chuyên ngành đào tạo
Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM
Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM
Cử nhân Quản trị Kinh doanh
- Phụ trách khảo sát điều kiện môi trường tự nhiên
Kỹ sư Quản lý Tài nguyên và Môi trường
- Phụ trách khảo sát điều kiện kinh tế xã hội
Cử nhân Khoa học Môi trường
- Thực hiện các thủ tục hành chính
- Phụ trách nội dung Chương 6 và phần mục lục, phụ lục
Và các cộng tác viên
❖ Trình tự quá trình lập báo cáo ĐTM như sau:
(1) Nghiên cứu nội dung thuyết minh dự án, thiết kế cơ sở của Dự án và các tài liệu kỹ thuật, tài liệu pháp lý khác có liên quan;
(2) Thu thập các số liệu về địa lý, địa chất, kinh tế xã hội, khí hậu, thuỷ văn và môi trường có liên quan đến khu vực dự án;
(3) Điều tra khảo sát, lấy mẫu phân tích các thành phần môi trường khu vực dự án;
(4) Xác định các nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô bị tác động, phân tích, đánh giá và dự báo các tác động của dự án tới môi trường;
(5) Xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của dự án;
(6) Đề xuất các công trình xử lý môi trường, xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án;
(7) Phân tích số liệu, viết báo cáo theo các lĩnh vực chuyên môn của các chuyên gia;
(8) Tập hợp số liệu, xây dựng các chuyên đề;
(9) Tổng hợp báo cáo ĐTM;
(10) Tham vấn UBND cấp huyện/thành phố bằng hình thức gửi văn bản bản và tổ chức cuộc họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp;
(11) Bổ sung và hoàn thiện báo cáo ĐTM;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
(12) Trình lên Bộ Giao thông vận tải thẩm định;
(13) Họp hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM của Dự án;
(14) Chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của Hội đồng thẩm định;
(15) Trình nội dung chỉnh sửa lên Thường trực Hội đồng xem xét, trình Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM của Dự án.
Phương pháp đánh giá tác động môi trường
a Các phương pháp ĐTM a1 Phương pháp đánh giá nhanh
Dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành 1993 để xác định và dự báo sơ bộ thành phần, lưu lượng, tải lượng ô nhiễm bụi từ hoạt động của các thiết bị, máy móc thi công và hoạt động của công nhân được áp dụng tại chương 3 a2 Phương pháp danh mục
Phương pháp danh mục dùng để nhận dạng các tác động (Chương 3)
Phương pháp này xác định và nhận dạng các tác động từ các hoạt động của dự án đến môi trường Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong nội dung của Chương 3 trong Báo cáo a3 Phương pháp mô hình Để xác định được phạm vi và mức độ của các tác động, 2 mô hình toán được áp dụng trong chương III, bao gồm:
− Sử dụng mô hình khuếch tán nguồn mặt dựa trên lý thuyết Gauss để dự báo mức độ và phạm vi lan truyền TSP, SO2, CO, NO2 và HC cho hoạt động đào đắp nền đường và mố, trụ cầu;
− Sử dụng mô hình Gauss-Smith áp dụng cho nguồn mặt để dự báo mức độ và phạm vi lan truyền TSP, SO2, CO, NO2 và HC cho hoạt động vận chuyển vật liệu trong giai đoạn xây dựng b Các phương pháp khác b1 Phương pháp thống kê
Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng thuỷ văn và kinh tế xã hội tại khu vực dự án Phương pháp thống kê được áp dụng tại Chương 2
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Phương pháp này được sử dụng hầu như trong suốt quá trình thực hiện Dự án từ bước thị sát, lập đề cương, xác định phạm vi nghiên cứu, các vấn đề môi trường, khảo sát các điều kiện tự nhiên, sinh thái, nhận dạng và phân tích, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, xây dựng chương trình giám sát và quan trắc môi trường b3 Phương pháp so sánh đối chứng
Dùng để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường và tác động trên cơ sở so sánh số liệu đo đạc hoặc kết quả tính toán, dự báo với các giới hạn cho phép ghi trong các TCVN, QCVN hoặc của tổ chức quốc tế Chi tiết được trình bày tại Chương 2 và 3 của báo cáo b4 Phương pháp điều tra xã hội
− Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ của các xã về tình hình kinh tế xã hội, vấn đề môi trường ở địa phương cũng như nguyện vọng của họ liên quan đến Dự án Chi tiết được trình bày tại Chương 2 và 6 của báo cáo
− Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong khu vực Dự án về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, chiếm dụng đất và tái định cư của Dự án Các ý kiến của các hộ dân về bảo vệ môi trường được trình bày chi tiết tại Chương 6 của báo cáo b5 Phương pháp đo đạc, khảo sát, phân tích chất lượng môi trường
Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT - CTCP (TEDI) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tại Quyết định số 1240/QĐ-BTNMT ngày 22 tháng 06 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường với mã số VIMCERTS 059 (đính kèm phần Phụ lục I) Theo đó, các chỉ tiêu được đo đạc và lấy mẫu chất lượng môi trường như sau:
− Đo đạc các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí: o Dùng máy POCKET WEATHER TRACKER 4500, hãng Kestrel (Mỹ) để xác định các chỉ tiêu nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió, hướng gió;
− Đo đạc các chỉ tiêu ồn và rung: o Dùng máy đo ồn tích phân NL-42EX+NX42RT, hãng rion (Nhật Bản) để đo tiếng ồn; o Dùng máy đo rung tích phân VM53A (Nhật Bản) để đo độ rung
− Đo đạc các chỉ tiêu chất lượng nước dưới đất:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường o Sử dụng máy WARTER QUALITY CHECKER MODEL WQC-22A, của hãng DKK-TOA CORPORATION (Nhật Bản) để xác định các chỉ tiêu không bền như: nhiệt độ, pH, độ dẫn điện, độ đục, độ muối và DO
Ngoài ra, các phương pháp phân tích mẫu không khí, nước dưới đất, đất được tuân thủ theo các TCVN về môi trường năm 1995, 1998 và 2001 Các phương pháp phân tích được trình bày chi tiết trong các phiếu Phân tích, đính kèm trong phần Phụ lục Viện Chuyên ngành Môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tại Quyết định số 1791/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 09 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường với mã số VIMCERTS 037 (đính kèm phần Phụ lục I) tiến hành thực hiện phân tích chất lượng môi trường của Dự án.
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
Tóm tắt về dự án
1.1 Thông tin chung về dự án
Dự án đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn
− Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: Bộ Giao thông vận tải
− Cấp phê duyệt dự án đầu tư: Bộ Giao thông vận tải
− Chủ đầu tư: Ban quản lý Dự án 2
Đại diện: Ông Lê Thắng Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 18 Phạm Hùng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
− Tiến độ thực hiện Dự án: Quý I/2023 - 2025
1.1.3 Vị trí địa lý a Vị trí địa lý của Dự án
Dự án có tổng chiều dài khoảng 28,8Km đi qua địa bàn thành phố Bắc Kạn và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, với:
− Điểm đầu dự án: Tại Km0+000 (Khoảng Km38+600 - lý trình của đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới) thuộc địa phận xã Thanh Thịnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, tọa độ VN2000 (X$24769,376; Y= 582501,750); Sử dụng đường hiện hữu của của KCN Thanh Bình đến cuối đường Km1+800, tọa độ VN2000 (X 2425200,103; YX2346,254);
− Điểm cuối dự án: Tại Km28+807,5 (kết nối dự án Bắc Kạn - hồ Ba Bể), thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, tọa độ VN2000 (X= 2449621,017; Y= 583785,083)
Phạm vi thực hiện Dự án nằm trong ranh giới địa lý hành chính của 06 xã/phường, thuộc Huyện Chợ Mới và Thành phố Bắc Kạn:
− Huyện Chợ Mới: xã Thanh Thịnh, Nông Hạ, Thanh Mai và Thanh Vận;
− Thành phố Bắc Kạn: P Sông Cầu, xã Nông Thượng
Tổng chiều dài tuyến khoảng 28,8 km được phân kỳ đầu tư như sau:
− Giai đoạn 1 (giai đoạn 2021-2025): Đoạn từ Km9+400 - Km28+807,5 có chiều dài
Báo cáo đánh giá tác động môi trường khoảng 19,4km; Điểm đầu tại Km9+400 (nút giao với Quốc lộ 3), huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn; Điểm cuối tại Km 28+807,5 (kết nối dự án Bắc Kạn - hồ Ba Bể), thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
− Giai đoạn 2: Đoạn từ Km0+000 - Km9+400 có chiều dài 9,4km; Điểm đầu tại Km0+000 (điểm cuối tuyến của đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn); Điểm cuối tại Km9+400 (nút giao với Quốc lộ 3), huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Hướng tuyến: Hướng tuyến cụ thể như sau
− Đoạn 1: Điểm đầu từ cuối tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới (Km0+000 tương đương lý trình Km38+600, lý trình đường TN-CM) Tuyến đi về phía Tây tuyến đường hiện tại đi sát biên KCN Thanh Bình (sát về phía bờ sông Cầu)
− Đoạn 2: Sau khu công nghiệp Thanh Bình đến cuối tuyến
Phương án tuyến cơ bản tuân thủ theo hướng tuyến nêu trong đề xuất chủ trương đầu tư Từ Km1+800 tuyến đi theo sườn đồi phía đông của thôn Khuổi Tai, xã Thanh Thịnh, đi về phía Bắc men theo bờ sông qua các thôn Nà Giảo, Nà Ó thuộc địa phận xã Thanh Thịnh, tiếp tục men theo bờ sông đi qua các thôn Nà Bia, Nà Cắn thuộc xã Nông Hạ Tuyến đổi hướng sang phía Tây Bắc và vượt sông Cầu và giao QL3 tại vị trí khoảng Km9+850 Sau khi vượt sông Cầu tuyến cắt vuông góc với đường tỉnh 259 (thôn Reo Dài, thôn Cao Thanh xã Nông Hạ) bám địa hình theo men theo suối Khuổi Quận Từ Km12+000 tuyến tiếp tục men theo suối Quận, suối Rẹc, suối Nà Đon, suối Khau Rạ, suối Nông Thường, tuyến cắt qua xã Thanh Mai, xã Thanh Vận, thôn Pá Lải, thôn Nà Rẫy, thôn Nà Đon, thôn Pá Lải Điểm cuối tuyến nằm trên phố Nông Quốc Chấn Chiều dài đoạn tuyến 28,8km Đoạn tuyến cơ bản tuyến đi theo phương án tuyến đã được UBND tỉnh Bắc Kạn có ý kiến đồng thuận tại văn bản số 3736/UBND- GTCNXD ngày 21/6/2021 và được Bộ GTVT chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1676/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2021 b Mối quan hệ của Dự án với các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội
Khu vực Dự án nằm trong khu vực thấp của tỉnh Bắc Kạn, độ cao trung bình dưới 300m, có địa hình đồi xen kẽ núi thấp, nhiều thung lũng, sông suối Độ dốc trung bình từ 15 - 25°, thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và lâm nghiệp Dự án có mối tương quan với các đối tượng sau (hình 1.1):
− Giao thông: Các tuyến đường giao thông chính trong khu vực Dự án bao gồm các đường như QL3B, QL3, ĐT259, ĐT259B, đường đô thị, đường huyện, đường xã, liên xã, liên thôn
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
− Nguồn nước mặt: Sông Cầu có vai trò quan trọng trong đời sống dân cư của hầu hết các xã trong huyện, mang tới nguồn cung cấp nước thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nước cho khu vực
− Hệ sinh thái và khu bảo tồn: Dự án nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đi qua khu vực địa hình đồi núi Tuyến Dự án không cắt qua khu bảo tồn, các vườn quốc gia nhưng có cắt qua khu vực đất rừng sản xuất dọc tuyến tại huyện Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn Với các loại cây trồng chính trên đất rừng sản xuất (125,33ha) là cây keo, cây mỡ, cây quế… Khoảng cách từ tuyến đến khu sinh thái nhạy cảm gần nhất là VGG Ba Bể khoảng 28 km về phía Tây Bắc, KBTTN Kim Hỷ khoảng 14km về phía Đông Đông Bắc, KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng khoảng 16km về phía Đông Nam Hệ sinh thái trên cạn phổ biến là các loài động, thực vật thông thường, không có loài nào nằm trong sách Đỏ Việt Nam - phần Động vật và Thực vật
− Dân cư: Dân cư tập trung đông tại các đoạn KDC xã Thanh Thịnh (Km1+300 ÷ Km1+750; Km2+740 ÷ Km2+940; Km3+500 ÷ Km3+700; Km4+400 ÷ Km4+750); KDC xã Nông Hạ (Km7+200 ÷ Km7+450; Km7+800 ÷ Km8+000; Km8+840; Km8+700; Km9+500 ÷ Km9+800); KDC xã Thanh Mai (Km14+620 ÷ Km14+950); KDC xã Thanh Vận (Km17+890 ÷ Km18+070; Km20+100 ÷ Km20+300; Km21+100); KDC xã Nông Thượng (Km24+600; Km25+000 ÷ Km26+700); KDC phường Sông Cầu (Km28+700 ÷ Km28+807) Khu dân cư nằm cách phạm vi dự án từ 5 ÷ 30m với hoạt động kinh tế chính là nông lâm nghiệp và một số vị trí giao cắt với các tuyến đường như QL3, đường Nông Quốc Chấn (QL3B) có hoạt động kinh doanh buôn bán do tận dụng lợi thế mặt đường
− Khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị: Khu công nghiệp nằm gần tuyến
Dự án là KCN Thanh Bình (đầu tuyến) nằm cách phạm vi tuyến khoảng 120m
− Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Trong khu vực Dự án không có công trình văn hóa, di tích lịch sử
Khoảng cách đến các đối tượng có thể bị ảnh hưởng dọc tuyến được trình bày chi tiết tại bảng dưới
Bảng 1.1 Đối tượng nhạy cảm với các hoạt động của Dự án
TT Đối tượng Lý trình Khoảng cách (m) Ghi chú
I.1 KDC và các khu vực đặc biệt
Km1+300 ÷ Km1+750 Km3+500 ÷ Km3+700 Cắt qua Khu dân cư tập trung Km2+740 ÷ Km2+940 Cắt qua Dân cư rải rác
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
TT Đối tượng Lý trình Khoảng cách (m) Ghi chú
Km4+400 ÷ Km4+750 20 Dân cư tập trung bên trái tuyến
Km7+200 ÷ Km7+450 Cắt qua Dân thưa thớt
Km7+800 ÷ Km8+000 50-80 Điểm dân cư tập trung bên trái tuyến
Km8+840 Cắt qua Dân thưa thớt
Km8+700 50 Điểm dân cư tập trung bên trái tuyến
3 KCN Thanh Bình Km1+800 120 Bên phải tuyến
1 Rừng sản xuất Km5+600 ÷ Km8+300 Cắt qua
Km0+200 ÷ Km1+300 Cắt qua Km1+750 ÷ Km2+500 Cắt qua Km3+000 ÷ Km3+500 Cắt qua Km3+700 ÷ Km4+300 Cắt qua Km4+750 ÷ Km5+500 Cắt qua
II Đoạn từ Km9+400 - Km28+807,5
II.1 KDC và các khu vực đặc biệt
1 KDC xã Nông Hạ Km9+500 ÷ Km9+800 Cắt qua Dân đông đúc
2 KDC xã Thanh Mai Km14+620 ÷ Km14+950 Cắt qua Dân đông đúc
Km17+890 ÷ Km18+070 Km20+100 ÷ Km20+300 Cắt qua Dân thưa thớt
Km21+100 20 Điểm dân cư tập trung bên phải tuyến
Km24+600 10 Điểm dân cư tập trung bên phải tuyến Km25+000 ÷ Km26+700 Cắt qua Dân thưa thớt
Cầu Km28+700 ÷ Km28+807 Cắt qua Dân cư tập trung
Vận Km18+200 100 Bên phải tuyến
Nông Thượng Km26+300 50 Bên phải tuyến
Nông Thượng Km26+450 60 Bên phải tuyến
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
TT Đối tượng Lý trình Khoảng cách (m) Ghi chú
II.2 Các đối tượng khác
- Suối Km13+715 20 Bên trái tuyến
- ĐT259 Km13+790; Km18+000 Giao cắt
Km9+800 ÷ Km14+600 Cắt qua Km14+900 ÷ Km17+400 Cắt qua Km18+200 ÷ Km19+200 Cắt qua Km19+400 ÷ K20+880 Cắt qua Km21+200 ÷ Km25+130 Cắt qua Km28+100 ÷ Km28+700 Cắt qua
Km17+950 ÷ Km18+200 Cắt qua Km19+300 ÷ Km19+400 Cắt qua Km20+880 ÷ Km21+200 Cắt qua Km25+830 ÷ Km26+900 Cắt qua c Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Dự án
Bảng dưới đây thể hiện chi tiết hiện trạng quản lý và sử dụng đất của các địa phương thuộc Dự án (tính theo cấp huyện/thành phố)
Bảng 1.2 Tổng hợp khối lượng giải phóng mặt bằng khu vực Dự án
TT Hạng mục Đơn vị
Km0+00 – Km9+400 Đoạn Km9+400 – Km28+807,5
1 Đất phi nông nghiệp m 2 Đất ở m 2 70.309 62.247 132.555
Số hộ ảnh hưởng đất ở hộ 175 165 340
2 Đất nông nghiệp m 2 Đất trồng lúa m 2 30.064 114.550 144.614 Đất rừng sản xuất m 2 275.500 1.072.400 1.347.900 Đất nuôi trồng thủy sản m 2 14.520 37.260 51.780
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
TT Hạng mục Đơn vị
Km0+00 – Km9+400 Đoạn Km9+400 – Km28+807,5
Số hộ ảnh hưởng đất nông nghiệp hộ 103 418 521
II Nhà, tài sản, vật nuôi trên đất
Nhà tạm (lá, mái tôn) m 2 2.167 3.752 5.919
Số hộ di dời hộ 175 165 340
Cột điện cao thế cột - 7 7
Cột điện hạ thế cột - 15 15
Báo đánh giá tác động môi trường
Hình 1.1 Sơ đồ hướng tuyến của Dự án ĐIỂM CUỐI (Km28+807,5) ĐIỂM ĐẦU (Km0+000)
- Trường Tiểu học Nông Thượng
Tuyến Dự án Công trường
Cầu vượt dòng chảy Trường học, UBND
Cầu cạn Khu dân cư
Báo đánh giá tác động môi trường
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường Chợ Mới - Bắc Kạn tạo thuận lợi cho người và phương tiện lưu thông liên tục, tiết kiệm thời gian, hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực Tuyến đường hình thành sẽ kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới thành một đoạn tuyến cao tốc hoàn chỉnh, sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa Thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên với tỉnh Bắc Kạn góp phần thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vững mạnh toàn diện, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh lâu dài của đất nước
1.1.5 Quy mô, tiêu chuẩn kĩ thuật
Phần đường: Thiết kế cơ bản theo tiêu chuẩn TCVN 5729:2012, đường cao tốc cấp 80, tốc độ tính toán Vttkm/h;
Công trình cầu thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 11823:2017
Mặt cắt ngang đường: Nền đường rộng Bnềnm; Mặt đường rộng Bmặtm;
Mặt cắt ngang cầu: Bcầu,25m
− Loại công trình: Công trình giao thông đường bộ, nhóm B;
− Hình thức đầu tư: Dự án đầu tư xây mới;
− Phương án huy động vốn: Ngân sách nhà nước
1.2 Các hạng mục công trình của Dự án
Các hạng mục công trình của Dự án bao gồm:
− Các hạng mục công trình chính:
Xây dựng tuyến đường với chiều dài khoảng 28,8Km với quy mô đường cao tốc cấp 80, tốc độ tính toán Vttkm/h;
+ Giai đoạn 1: Đầu tư phân đoạn 2 (Đoạn Km 9+400 - Km28+807,5), chiều dài 19,4km;
+ Giai đoạn 2: đầu tư phân đoạn 1 (Đoạn Km0+000 - Km9+400 nút giao QL3), chiều dài 9,4km
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Xây dựng 3 nút giao: Xây dựng 01 nút giao khác mức liên thông vượt QL3 và 2 nút giao bằng;
+ Giai đoạn 1: Xây dựng 02 nút giao (Nút giao QL3 giao bằng và nút giao cuối tuyến);
+ Giai đoạn 2: Xây dựng 02 nút giao (Nút đầu tuyến và hoàn thiện nút giao QL3 khác mức liên thông)
Xây dựng 1,7km đường gom dọc tuyến;
+ Giai đoạn 1: 04 đoạn đường gom dân sinh;
+ Giai đoạn 2: 03 đoạn đường gom dân sinh
Xây dựng 15 cầu: 12 vượt dòng chảy trên tuyến (vượt sông, suối, hồ, khe trong đó có cầu vượt sông Cầu có chiều dài 305m); 3 cầu cạn vượt sườn núi, thung lũng và đường tỉnh 259,
+ Giai đoạn 1: Xây dựng 10 cầu vượt dòng chảy và cạn vượt sườn núi;
+ Giai đoạn 2: Xây dựng 05 cầu vượt dòng chảy và cạn vượt sườn núi
Hệ thống thoát nước ngang, thoát nước dọc;
Công trình phòng hộ, tường chắn mềm và tường chắn bê tông, BTCT;
Gia cố mái ta luy bằng lưới thép cường độ cao chống đá rơi và lưới chống xói HDPE;
Công trình phòng hộ và an toàn giao thông
1.2.1 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình chính a Phần đường a1 Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật
− Tuyến đường thiết kế cơ bản theo tiêu chuẩn TCVN 57292012, đường cao tốc cấp
80, tốc độ tính toán Vtt = 80km/h;
Bảng 1.3 Các thông số hình học cơ bản của tuyến
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Cấp đường
1 Tốc độ tính toán Vtt km/h 80
2 Độ dốc siêu cao (hay độ nghiêng một mái) lớn nhất isc không lớn hơn
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Cấp đường
3 Bán kính nhỏ nhất Rmin tương ứng với isc = +8% m 240
4 Bán kính nhỏ nhất thông thường tương ứng với isc = +5% m 450
5 Bán kính tương ứng với isc = +2% m 1300
6 Bán kính không cần cấu tạo nghiêng một mái isc = -2% m 2500
7 Chiều dài đường cong chuyển tiếp ứng với Rmin m 170
8 Chiều dài đường cong chuyển tiếp ứng với bán kính nhỏ nhất thông thường m 140
9 Chiều dài đường cong chuyển tiếp ứng với bán kính có trị số trong ngoặc m 75(675)
10 Chiều dài hãm xe (hay tầm nhìn dừng xe) m 110
11 Độ dốc dọc lên dốc lớn nhất % 6
12 Độ dốc dọc xuống dốc lớn nhất % 6
13 Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu m 3000
14 Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu m 2000 a2 Quy mô mặt cắt ngang các đoạn tuyến
− Mặt cắt ngang phần đường chính: Nền đường rộng Bnềnm bao gồm: o Phần xe chạy: 2x3,5m = 7,0m; o Lề gia cố: 2x2,0 = 4,0m o Lề đất: 2x0,5 = 1,0m
Hình 1.2 Mặt cắt ngang phần đường
- Mặt cắt ngang đường gom, đường hoàn trả: Quy mô mặt cắt ngang đường gom, theo quy mô đường GTNT (TCVN 10380:2014) loại B, Bnền=5,0m, gồm phần xe chạy Bmặt = 3,5m, lề đường Blề = 2x0,75m
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Hình 1.3 Mặt cắt ngang đường gom a3 Kết cấu nền đường
Nền đường phải luôn duy trì được sự ổn định toàn khối, hình dạng nền đường đáp ứng được các yêu cầu xe chạy trong quá trình khai thác
Nền đường phải có đủ cường độ để chịu được tác dụng của tải trọng xe chạy truyền xuống thông qua kết cấu áo đường
Ổn định về mặt cường độ: đủ sức chống lại các tác nhân gây phá huỷ nền đường, làm giảm cường độ, giúp cho nền đường được bền vững lâu dài
Đối với đoạn chuyển tiếp giữa đường và cầu (cống): Tuân thủ theo quyết định số 3095/QĐ-BGTVT ngày 07/10/2013
Ta luy nền đường đào, đắp: độ dốc mái dốc theo điều kiện cấu tạo địa chất Ta luy nền đường theo TCVN5729:2012; ngoài ra đối với các đoạn đặc biệt cần căn cứ số liệu khảo sát địa chất để tính toán, thiết kế ta luy cho phù hợp Đối với ta luy nền đường đào trên các sườn núi có độ dốc ngang lớn, địa hình quá khó khăn và độ dốc mái ta luy đào đá và đắp đá, thì được phép thiết kế độ dốc ta luy theo TCVN 4054-2005
Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của Dự án
2.1 Các tác động môi trường chính của Dự án a Các tác động môi trường chính trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án
- Việc chiếm dụng đất của dự án gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của các hộ dân và hệ sinh thái rừng khu vực thực hiện dự án
- Hoạt động giải phóng mặt bằng, thi công các hạng mục công trình, vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng làm phát sinh bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, nước thải trong quá trình thi công, rác thải sinh hoạt, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng (đất thải, phế liệu), chất thải nguy hại, rung động, tiếng ồn, ảnh hưởng đến cảnh quan, hoạt động giao thông, sinh hoạt của người dân trong khu vực và tiềm ẩn nguy cơ sự cố cháy nổ, cháy rừng, tai nạn giao thông, xói lở, sụt trượt đường, tác động tới lòng, bờ, bãi sông b Các tác động môi trường chính trong giai đoạn vận hành
Nguy cơ xảy ra sự cố tai nạn giao thông, xói lở, sụt trượt đường, tác động tới lòng, bờ, bãi sông
2.2 Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ Dự án
2.2.1 Quy mô, tính chất của nước thải a) Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các cán bộ công nhân viên phục vụ dự án trong giai đoạn triển khai xây dựng với khối lượng khoảng 27 m 3 /ngày (giai đoạn 1) và 09 m 3 /ngày (giai đoạn 2) Thành phần chủ yếu là các chất cặn bã, các
Báo cáo đánh giá tác động môi trường chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P), vi sinh, coliform, dầu mỡ động, thực vật b) Nước thải xây dựng
Hoạt động của trạm trộn bê tông xi măng làm phát sinh nước thải với lưu lượng khoảng 6,6 m 3 /ngày (giai đoạn 1) và 3,4 m 3 /ngày (giai đoạn 2) Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, đất, cát
2.2.2 Quy mô, tính chất của bụi, khí thải
- Bụi, khí thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án từ hoạt động giải phóng mặt bằng, thi công các hạng mục công trình,vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng Thành phần chủ yếu gồm: bụi, CO, NOx,
2.2.3 Quy mô, tính chất của chất thải rắn xây dựng và chất thải sinh hoạt
- Hoạt động giải phóng mặt bằng làm phát sinh chất thải với khối lượng khoảng 23.723 tấn (giai đoạn 1) và 11.163 tấn (giai đoạn 2) Thành phần chủ yếu gồm: chất thải thực bì, cây cỏ, đất cát bám theo rễ cây, đất đá, gạch ngói, bê tông, phế liệu
- Hoạt động đào, đắp, thi công các hạng mục công trình làm phát sinh đất đá, bentonite thải với khối lượng khoảng 3.399.066 m 3 (giai đoạn 1) và 1.599.561 m 3 (giai đoạn 2)
- Hoạt động của cán bộ, công nhân viên phục vụ dự án trong giai đoạn triển khai xây dựng làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với khối lượng khoảng 135 kg/ngày (giai đoạn 1) và 45 kg/ngày (giai đoạn 2) Thành phần chủ yếu gồm: bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa
2.2.4 Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại
- Hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, máy móc tại công trường trong giai đoạn triển khai xây dựng làm phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 3 kg/tháng (giai đoạn 1) và 2 kg/tháng (giai đoạn 2) Thành phần chủ yếu là dầu thải, giẻ lau dính dầu
2.3 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
2.3.1 Về thu gom và xử lý nước thải a)Nước thải sinh hoạt
- Khi dự án thuê nhà của người dân: việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt thực hiện theo quy định của địa phương
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Khi dự án có lán trại: xây dựng nhà vệ sinh tự hoại hoặc lắp đặt nhà vệ sinh di động, thuê đơn vị có chức năng định kỳ hút, vận chuyển, xử lý khi đầy bể, không xả thải ra môi trường Đối với nước thải từ hoạt động nấu ăn sẽ được dẫn vào hố lắng cát có lưới chắn để thu gom, xử lý
- Quan trắc nước thải, đảm bảo không vượt các giá trị tối đa cho phép tại QCVN 14:2008/BTNMT b) Nước thải trong quá trình thi công
- Nước thải từ trạm trộn bê tông xi măng sẽ được dẫn vào hố lắng có lưới chắn để thu gom, xử lý
- Quan trắc nước thải, đảm bảo không vượt các giá trị tối đa cho phép tại QCVN 40:2011/BTNMT
2.3.2 Về xử lý bụi, khí thải
- Phương tiện vận chuyển, máy móc thi công phải được cơ quan đăng kiểm kiểm định, xác nhận theo quy định; chuyên chở đúng trọng tải quy định; được che chắn, không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông
- Phun nước giảm bụi, thường xuyên thu dọn đất, cát, vật liệu rơi vãi tại khu vực thi công và đường tiếp cận
- Quan trắc môi trường không khí, đảm bảo không vượt các giá trị giới hạn tại QCVN 05:2013/BTNMT
2.3.3 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường
+ Thu gom, tái sử dụng đất, đá, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp theo quy định Phần còn lại được được vận chuyển tới các vị trí đổ thải đã được thỏa thuận với địa phương hoặc ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý
+ Bố trí thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt với kích thước phù hợp tại mỗi công trường thi công để thu gom được toàn bộ chất thải phát sinh, phân loại chất thải và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý hoặc thực hiện theo hướng dẫn của địa phương
+ Thu dọn chất thải, vật liệu rơi vãi tại công trường thi công; Định kỳ nạo vét hệ thống rãnh thoát nước khu vực công trường, dọc tuyến, đảm bảo lưu thông dòng chảy
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
+ Giám sát thường xuyên việc quản lý chất thải rắn tại các vị trí phát sinh, lưu giữ chất thải
2.3.4 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
+ Thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại trong các thùng chứa phù hợp riêng, không để lẫn với chất thải không nguy hại Bố trí khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại, thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Nhận dạng tác động
Để đánh giá mức độ tác động tới các đối tượng bị tác động, 03 chỉ thị đã được sử dụng, bao gồm: Cường độ tác động, thời gian tác động và phạm vi tác động
- Cường độ của một tác động (thấp, trung bình và cao) diễn tả tầm quan trọng liên quan đến các hậu quả mà sự thoái hóa của một số yếu tố gây ra cho đối tượng bị tác động Cường độ được tính bằng cách tổ hợp giá trị môi trường với mức xáo trộn (độ biến động) Trong đó, mức độ biến động (mạnh, trung bình và yếu) được biểu thị thông qua tính dễ bị ảnh hưởng và tỷ lệ bị ảnh hưởng của đối tượng bị tác động; giá trị của đối tượng nói lên tầm quan trọng của đối tượng bị ảnh hưởng (cao, trung bình và thấp) được xây dựng dựa trên những đánh giá về giá trị thực tế theo ý nghĩa và theo giá trị xã hội (ý nghĩa công cộng, luật pháp và chính trị)
- Thời gian của tác động có thể là ngắn (thời đoạn ngắn) nếu như thời gian diễn ra tác động không vượt quá thời gian tiến hành thi công Dự án; hoặc trung bình khi thời gian tác động kéo dài sau khi hoạt động thi công dự án chấm dứt, khoảng 2 năm (thời gian bảo hành dự án); hoặc dài khi thời gian tác động kéo dài trên 2 năm, sau khi chấm dứt hoạt động thi công Dự án
- Phạm vi tác động được hiểu là khoảng cách hay bề mặt liên quan đến Dự án, trong đó, yếu tố tác động gây ảnh hưởng tới đối tượng Phạm vi tác động được chia ra như sau: o Mang tính chất điểm: Khi mà việc tác động chỉ ảnh hưởng tới một đối tượng bên trong ranh giới ảnh hưởng của Dự án hay gần kề o Địa phương: Khi mà việc tác động ảnh hưởng tới một số đối tượng có cùng bản chất bên trong ranh giới ảnh hưởng của Dự án hay gần kề o Khu vực: Khi mà việc tác động có những ảnh hưởng tới một hay nhiều đối tượng có cùng bản chất cách khu vực thực hiện Dự án một cách đáng kể hay khi việc tác động gây ảnh hưởng tới cả một vùng (khu vực)
Cuối cùng, một chỉ thị tổng hợp, được hiểu là một chỉ số về tầm quan trọng của tác động (mức độ đáng kể của tác động) dùng để đánh giá toàn diện về mỗi tác động được tổ hợp từ các chỉ thị nêu trên Như vậy, tác động có thể là mạnh, trung bình và nhỏ hoặc không đáng kể Trong trường hợp không thể đánh giá được, thì loại tác động đó được cho là chưa xác định
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Tác động mạnh có thể phá hủy một yếu tố của môi trường hoặc làm cho môi trường bị biến dạng rất mạnh Một tác động như vậy có thể ảnh hưởng mọi thành phần của Dự án nếu các biện pháp giảm thiểu đầy đủ không có khả năng được chấp nhận;
- Tác động trung bình sẽ làm giảm một phần giá trị hoặc lợi ích của một yếu tố môi trường và nó sẽ được cảm nhận thấy bởi một bộ phận trong cộng đồng;
- Tác động nhỏ có thể là một sự thay đổi nhỏ về giá trị hoặc lợi ích của một yếu tố môi trường và nó sẽ được cảm nhận thấy bởi một nhóm giới hạn các cá thể
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động
Trong giai đoạn triển khai xây dựng, Dự án có các hoạt động chủ yếu sau:
− GPMB, thu hồi đất để xây dựng công trình;
− Phát quang tạo mặt bằng thi công, thi công đường công vụ;
− Hoạt động thi công phần đường, nút giao, hệ thống thoát nước, hầm chui và an toàn giao thông;
− Hoạt động thi công phần cầu
Tóm lược các nguồn gây tác động được trình bày trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Tóm lược các nguồn gây tác động phát sinh trong giai đoạn triển khai xây dựng Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
TT Hoạt động Dự án Loại chất thải có khả năng phát sinh
1 Giải phóng mặt bằng Phế thải (gạch, vữa, gỗ, sắt loại), rác, bụi
- Thi công phần dưới Đất đá loại (đất đào không thích hợp, đất lẫn bentonite, bentonite tràn đổ), bụi, chất thải rắn
- Thi công phần trên Chất thải rắn
- Hoàn thiện và thanh thải Chất thải rắn, kim loại nặng
3 Hoạt động thi công phần đường, nút giao, hầm chui, hệ thống thoát nước và an toàn giao thông
- Thi công nền Bụi, đất đá loại (đất đào không thích hợp)
- Thi công mặt Chất thải rắn
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
TT Hoạt động Dự án Loại chất thải có khả năng phát sinh
4 Các hoạt động liên quan
- Hoạt động của lán trại công nhân
Nước thải và rác thải sinh hoạt
- Hoạt động của thiết bị thi công Bụi và khí thải
- Vận chuyển vật liệu và đất đá loại
- Hoạt động trạm trộn bê tông xi măng
Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
TT Hoạt động của Dự án Yếu tố tác động
1 Giải phóng mặt bằng Di dời và tái định cư, tổn thất thu nhập, gián đoạn nguồn điện
- Phần dưới - Ồn, rung, bồi lắng;
- Ảnh hưởng tới lòng, bờ, bãi sông
3 Hoạt động thi công phần đường, nút giao, hệ thống thoát nước
- Đào đắp nền đường và thi công hệ thống thoát nước Ồn, rung, bồi lắng, lấn chiếm hành lang giao thông Ngăn cản dòng nước mưa chảy tràn
- Thi công mặt đường Ồn, rung, lấn chiếm hành lang giao thông
4 Các hoạt động liên quan
- Tập trung công nhân trong công trường
Cạnh tranh và mâu thuẫn
- Hoạt động của thiết bị thi công Ồn, ùn tắc, mất an toàn giao thông, nén đất
- Vận chuyển vận liệu và đất đá loại Ồn, ùn tắc, mất an toàn giao thông, hư hại tiện ích cộng đồng, nén đất
- Hoạt động đổ đất đá loại Tràn đổ
- Hoạt động trạm trộn bê tông xi măng Ồn
3.1.1.1 Đánh giá tác động môi trường của việc chiếm dụng đất, di dời và tái định cư a Nguồn gây tác động/hoạt động tạo nguồn
Tuyến Dự án đi qua địa phận 06 xã/phường, bao gồm: bao gồm: phường Sông Cầu, xã Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn); xã Thanh Vận, xã Thanh Mai, xã Nông Hạ, xã Thanh Thịnh (huyện Chợ Mới)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Phạm vi tác động do chiếm dụng đất và tái định cư được xác định dựa trên hàng loạt các tài liệu và kết quả đo đạc, khảo sát, bao gồm khảo sát đo đạc bình đồ tuyến và lập trắc dọc đường đỏ
Chi tiết về khối lượng chiếm dụng đất và các công trình trên đất được trình bày tại bảng dưới đây
Bảng 3.2 Khối lượng chiếm dụng đất và các công trình trên đất
TT Hạng mục Đơn vị
Km0+00 – Km9+400 Đoạn Km9+400 – Km28+807,5
1 Đất phi nông nghiệp m 2 Đất ở m 2 70.309 62.247 132.555
Số hộ ảnh hưởng đất ở hộ 175 165 340
2 Đất nông nghiệp m 2 Đất trồng lúa m 2 30.064 114.550 144.614 Đất rừng sản xuất m 2 275.500 1.072.400 1.347.900 Đất nuôi trồng thủy sản m 2 14.520 37.260 51.780
Số hộ ảnh hưởng đất nông nghiệp hộ 103 418 521
II Nhà, tài sản, vật nuôi trên đất
Nhà tạm (lá, mái tôn) m 2 2.167 3.752 5.919
Số hộ di dời hộ 175 165 340
Cột điện cao thế cột - 7 7
Cột điện hạ thế cột - 15 15 a1 Chiếm dụng đất thổ cư
Chiếm dụng vĩnh viễn 13,122ha đất thổ cư và 340 hộ bị ảnh hưởng trong đó đoạn từ Km0+00 - Km9+400 là 7,0ha và 175 hộ; đoạn từ Km9+400 – Km28+807,5 là 6,22ha,
165 hộ Cùng với đó khoảng 22.691 m 2 bao gồm nhà tạm; nhà cấp 4; nhà cấp 3 trở lên
Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong đó đoạn từ Km0+00 - Km9+400 là 8.928m 2 ; đoạn từ Km9+400 – Km28+807,5 là 13.763m 2 a2 Chiếm dụng đất nông nghiệp
Dự án chiếm dụng khoảng 154,43ha đất nông nghiệp bao gồm đất lúa là 14,46ha và đất nuôi trồng thủy sản là 5,18ha và 134,79ha đất rừng sản xuất
Trong đó đoạn từ Km0+00 - Km9+400 là đất lúa là 3,0ha và đất nuôi trồng thủy sản là 1,45ha và 27,5ha đất rừng sản xuất; đoạn từ Km9+400 – Km28+807,5 là đất lúa là 11,45ha và đất nuôi trồng thủy sản là 3,72ha và 107,24ha đất rừng sản xuất
Dự án chiếm dụng đất rừng sản xuất với diện tích khoảng 134,79ha Rừng với mật độ 1.700 - 3.100 cây/ha; đường kính bình quân 8,6 - 13,6 cm; chiều cao bình quân 8,5 - 12,7m và trữ lượng gỗ dao động từ 53,2 - 142 m 3 /ha
Các đoạn dự án chiếm dụng đất rừng là đất rừng sản xuất tập trung dọc tuyến tại các đoạn Km5+600 ÷ Km8+300; Km8+500 ÷ Km9+100; Km9+800 ÷ Km14+600; Km14+900 ÷ Km17+400; Km18+200 ÷ Km19+200; Km19+400 ÷ K20+880; Km21+200 ÷ Km25+130; Km28+100 ÷ Km28+700 Đơn vị quản lý khu vực đất rừng sản xuất chủ yếu là các hộ dân và UBND các xã Chi tiết về hiện trạng các loại đất rừng được trình bày tại bảng dưới đây
Về trạng thái rừng dọc tuyến dự án chủ yếu là rừng trồng thì loại cây được trồng chủ yếu là keo, mỡ, quế với mật độ khoảng từ 1.700 - 3.100 cây/ha, thời gian thu hoạch trong chu kỳ 5 - 7 năm với sản lượng gỗ từ 80 - 100 tấn gỗ/ha
Bảng 3.3 Khối lượng chiếm dụng đất rừng phân theo nguồn gốc
TT Loại đất, loại rừng Tổng
1 Đất có rừng 134,79 27,55 107,24 79,90 27,34 a Rừng tự nhiên 14,22 0,88 13,34 10,27 3,07
- Rừng hỗn giao Gỗ-Nứa (HG1) 5,03 0,05 4,98 3,73 1,25
- Rừng hỗn giao Nứa-Gỗ (HG2) 7,15 0,47 6,68 5,77 0,91
- Rừng nứa (NUA) 1,13 0,36 0,77 0,77 b Rừng trồng 120,57 26,67 93,90 69,63 24,27
- Rừng gỗ trồng núi đất (RTG) 74,42 14,51 59,91 46,03 13,88
- Rừng tre nứa trồng núi đất
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
TT Loại đất, loại rừng Tổng
- Đất mới trồng rừng núi đất
Dự án sẽ di dời 65 ngôi mộ đất Đây là các ngôi mộ mà thân nhân của họ là những người dân sống gần đó b Đánh giá b1 Tác động do chiếm dụng đất thổ cư
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Chương trình quản lý môi trường
Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường của Dự án là đề ra một chương trình nhằm quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình chuẩn bị, xây dựng các công trình và trong quá trình Dự án đi vào vận hành; bao gồm:
− Đưa ra một kế hoạch quản lý việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đã được cơ quan quản lý môi trường phê duyệt và được chuyển hoá thành các điều khoản trong chỉ dẫn kỹ thuật của Dự án;
− Đảm bảo quản lý đúng các chất thải, đưa ra được cơ cấu phản ứng nhanh các vấn đề và sự cố môi trường và quản lý giải quyết khẩn cấp các sự cố môi trường;
− Thu thập một cách liên tục các thông tin về sự biến đổi chất lượng môi trường trong quá trình thực hiện Dự án, để kịp thời phát hiện bổ sung những tác động xấu đến môi trường và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo TCVN năm 2001, 2002; QCVN năm 2008 ÷ 2013
− Các thông tin thu được trong quá trình quản lý môi trường của Dự án đảm bảo được các thuộc tính cơ bản sau đây:
Độ chính xác của số liệu: Độ chính xác của số liệu quan trắc được đánh giá bằng khả năng tương đồng giữa các số liệu và thực tế;
Tính đặc trưng của số liệu: Số liệu thu được tại một điểm quan trắc là đại diện cho một không gian nhất định;
Tính đồng nhất của số liệu: Các số liệu thu thập được tại các địa điểm khác nhau vào những thời điểm khác nhau của khu vực Dự án có khả năng so sánh được với nhau Khả năng so sánh của các số liệu được gọi là tính đồng nhất của các số liệu;
Khả năng theo dõi liên tục theo thời gian: Được thực hiện theo chương trình quan trắc môi trường đã xác định trong suốt thời gian thực hiện Dự án;
Tính đồng bộ của số liệu: Số liệu bao gồm đủ lớn các thông tin về bản thân yếu tố đó và các yếu tố có liên quan
5.1.2 Tóm lược nội dung chương trình quản lý môi trường
Chương trình quản lý môi trường của Dự án được tóm lược trong bảng 5.1
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Bảng 5.1 Tóm lược chương trình quản lý môi trường
Giai đoạn hoạt động của Dự án
Các hoạt động của Dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Thời gian thực hiện và hoàn thành
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Giai đoạn triển khai xây dựng
Chiếm dụng đất ở và nhà ở Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của các hộ dân bị di dời và chiếm dụng đất
- Xây dựng Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định
- Thực hiện tốt Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xây dựng theo các quy định của Nhà nước từ trung ương đến cấp tỉnh có tính đến nguyện vọng của người bị ảnh hưởng
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí GPMB
Kinh phí thực hiện công tác GPMB đã được tính trong tổng mức đầu tư của Dự án
Dự án đi vào thi công
Chủ đầu tư Hội đồng đền bù và tái định cư cấp huyện/ thành phố
Các tổ chức giám sát độc lập
Chiếm dụng vĩnh viễn đất nông nghiệp
Thiệt hại kinh tế đối với các hộ sản xuất nông nghiệp
Chiếm dụng đất rừng - Hạn chế nơi cư trú của các loài động vật
- Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình sinh sống trong khu vực
- Đền bù: Toàn bộ diện tích đất bị chiếm dụng vĩnh viễn cũng như cây cối trên đất sẽ được đền bù theo giá vào thời điểm kiểm đếm chi tiết
- Nộp tiền trồng rừng thay thế.
Phá dỡ nhà cửa và san ủi tạo mặt bằng
- Ô nhiễm không khí bởi bụi từ hoạt động san ủi;
- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do bụi, ồn từ hoạt động san ủi;
- Mất mỹ quan bởi chất thải rắn
Kiểm soát bụi trong quá trình phá dỡ và san ủi mặt bằng và giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng do bụi
- Vận chuyển chất thải: Sử dụng phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn khí thải và yêu cầu trong vận chuyển; Vật liệu chuyên chở trên xe cần được che chắn để tránh phát tán bụi
Giảm thiểu các tác động đến sức khỏe cộng đồng do ồn
- Hạn chế san ủi và vận chuyển vào ban đêm;
- Bảo dưỡng các thiết bị để đảm bảo vận hành trơn tru, qua đó giảm mức ồn nguồn;
- Hạn chế vận hành đồng thời các thiết bị
Giảm thiểu tác động đến mỹ quan do chất thải rắn
- Thực hiện phân loại và tận thu;
- Thu gom và lựa chọn điểm tập kết tạm thời và ký kết hợp đồng với các đơn vị môi trường có chức năng về thu gom, xử lý và vận chuyển
Kinh phí thực hiện BPGT đã được tính trong tổng mức đầu tư và chi phí cho các hoạt động môi trường của
Khoảng 1 tháng tại vị trí san ủi tạo mặt bằng
Nhà thầu, theo hợp đồng kinh tế với Chủ đầu tư
TVGS, theo hợp đồng với Chủ đầu tư
Chặt hạ các loại cây các loại
- Suy giảm tính đa dạng sinh học
- Thiệt hại kinh tế đối với các hộ gia đình có cây bị chặt hạ
- Thông báo tới chủ sở hữu
- Đền bù, hỗ trợ Đối với nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
Bụi và các khí thải
- Đào đắp và các hoạt động liên quan;
- Vận chuyển đất đá loại; Ô nhiễm không khí bởi bụi xung quanh vị trí thi công đào đắp phần đường, nút giao, đường gom và hầm chui dân sinh dọc tuyến
- Làm ẩm khu vực có khả năng phát tán bụi;
- Ngăn ngừa phát tán bụi tại các bãi chứa tạm;
- Sử dụng các phương tiện có nắp đậy để vận chuyển;
Kinh phí thực hiện BPGT đã được tính trong tổng mức đầu tư và chi phí cho các
Thời gian thi công đào đắp và vận chuyển đất đá loại
Nhà thầu, theo hợp đồng kinh tế với Chủ đầu
TVGS, theo hợp đồng với Chủ đầu tư
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Giai đoạn hoạt động của Dự án
Các hoạt động của Dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Thời gian thực hiện và hoàn thành
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
- Trạm trộn bê tông xi măng vận chuyển Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng tại các khu dân cư dọc tuyến vận chuyển bằng đường bộ
- Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm hoạt động môi trường của
Chất thải rắn sinh hoạt
Hoạt động lán trại công nhân
Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây mất mỹ quan, ô nhiễm nguồn nước các sông khu vực xây dựng cầu
Thực hiện quản lý chất thải trong thi công
- Thực hiện quản lý, xử lý phế thải
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý từng bước Đầu tiên là thu gom chất thải rắn sinh hoạt, phân loại và tách riêng các chất thải rắn có thể được tái sử dụng Các chất thải không được tái sử dụng sẽ được vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn của tỉnh Bắc Kạn để đổ bỏ theo hợp đồng kinh tế với công ty môi trường đô thị tại địa phương
- Tất cả các chất thải rắn từ khu vực lán trại công nhân được thu gom vào 24 thùng chứa riêng biệt Thực phẩm, rau quả thừa có thể cho người dân làm thức ăn chăn nuôi, các chất thải có thể tái sử dụng như nilon, bìa các tông, vỏ hộp, chai lọ có thể bán phế liệu để tiếp tục được tái chế
Quản lý chất thải rắn thi công
- Kiểm soát bùn khoan trong hoạt động thi công mố, trụ cầu bằng công nghệ cọc khoan nhồi có sử dụng bentonite
- Kiểm soát các nguy cơ bồi lắng bởi đất xói trong thi công đào hố móng
- Thu gom chất thải rắn rơi vãi khi thi công phần trên cầu
- Thanh thải, phục hồi lòng sông, bờ sông khu vực thi công cầu
- Ngăn ngừa tràn đổ tại vị trí thi công, bãi đổ đất đá loại và làm sạch khi xảy ra tràn đổ
Quản lý, xử lý nước thải sinh hoạt
- Xử lý nước thải từ hoạt động nấu ăn: Tại mỗi công trường, nước thải từ nhà ăn được xử lý sơ bộ để không tạo ra nguồn gây ô nhiễm chất hữu cơ trong nguồn nước tự nhiên do quá trình phân hủy thức ăn thừa Nước thải từ khu vực nhà ăn được dẫn vào hố cát, để giữ lại các chất bẩn sau khi đã qua hố ga có lưới để thu gom rác Nước sau khi thấm qua cát chảy vào hệ thoát nước của công trường trước khi nhập vào dòng chảy Thay cát mỗi tuần, lượng cát thay mỗi tuần có thể coi là phế thải sau khi rửa sơ bộ và xử lý như là đất đá loại
- Khi dự án thuê nhà của người dân: việc thu gom, xử lý nước thải thực
Kinh phí thực hiện BPGT đã được tính trong tổng mức đầu tư và chi phí cho các hoạt động môi trường của
Chất thải rắn thi công Đào đắp và thi công cọc khoan nhồi;
Thi công xây lắp các hạng mục
Thi công đào đắp nền đường
- Nguy cơ ô nhiễm nước các sông bởi TSS do đào đắp và thi công cọc khoan nhồi;
- Nguy cơ ô nhiễm nước các sông bởi chất thải rắn trong thi công phần trên cầu;
- Nguy cơ ô nhiễm nước mặt và trầm tích bởi chất thải rắn không được thu gom sau thi công
- Nguy cơ tràn đổ đất đá loại xuống taluy âm gây vùi lấp
- Mất mỹ quan môi trường hay gây bức xúc trong cộng đồng do tình trạng đổ bừa bãi
24 tháng Thanh thải sau khi kết thúc thi công
Hoạt động lán trại công nhân
Nguy cơ gây ô nhiễm chất hữu cơ và mất vệ sinh nếu xâm nhập vào các nguồn nước mặt tại các suối
24 tháng Nhà thầu, theo hợp đồng kinh tế với Chủ đầu tư
TVGS, theo hợp đồng với Chủ đầu tư
Hoạt động bảo dưỡng máy móc thiết bị
Nguy cơ gây ô nhiễm đất và nước mặt tại vị trí thi công cầu bởi dầu
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Giai đoạn hoạt động của Dự án
Các hoạt động của Dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Thời gian thực hiện và hoàn thành
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Trách nhiệm giám sát hiện theo quy định của địa phương
- Khi dự án có lán trại: xây dựng nhà vệ sinh tự hoại hoặc lắp đặt nhà vệ sinh di động, thuê đơn vị có chức năng định kỳ hút, vận chuyển, xử lý khi đầy bể, không xả thải ra môi trường
Quản lý chất thải nguy hại
Chương trình giám sát môi trường
5.2.1 Giám sát chất thải rắn và nước thải
Công tác giám sát chất thải được thực hiện giám sát định kỳ và thường xuyên trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án, giám sát định kỳ trong giai đoạn vận hành bởi Cán bộ giám sát môi trường (ES) Chương trình giám sát chất thải được trình bày trong bảng sau
Bảng 5.2 Chương trình giám sát chất thải trong giai đoạn triển khai xây dựng
TT Hạng mục giám sát
Thực hiện dự án (Triển khai xây dựng)
I Chất thải rắn thi công
1 Thông số/ Nội dung giám sát
- Lượng đất đá loại phát sinh
- Công tác lưu trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý đất đá loại; vật liệu phá dỡ và vật liệu xây dựng
- Chủng loại chất thải; Hóa đơn, chứng từ giao nhận chất thải
- Vị trí đổ đất đá loại: Giám sát đổ đất đá loại đúng nơi quy định (tại các vị trí có sự đồng ý của bằng văn bản của địa phương các cấp) và quản lý bảo vệ môi trường tại các bãi đổ đất đá loại
2 Vị trí - Tại các vị trí lưu giữ tạm thời đất đá loại, vật liệu phá dỡ và vật liệu xây dựng
- Tại các vị trí đổ đất đá loại
3 Tần suất giám sát Giám sát thường xuyên bởi đơn vị tư vấn giám sát môi trường của
Chủ dự án (trong 24 tháng)
4 Tiêu chuẩn so sánh/Quy định
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022
II Chất thải rắn sinh hoạt
- Giám sát tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh;
- Lịch thu gom chất thải rắn sinh hoạt;
- Số lượng, chất lượng của các thùng gom rác
- Hóa đơn, chứng từ giao nhận chất thải
2 Vị trí Tại 12 công trường thi công
3 Tần suất giám sát Giám sát thường xuyên bởi đơn vị tư vấn giám sát môi trường
4 Tiêu chuẩn so sánh/Quy định
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022
III Chất thải nguy hại
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
TT Hạng mục giám sát
Thực hiện dự án (Triển khai xây dựng)
- Giám sát tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh
- Lịch thu gom, công tác lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại;
- Số lượng của các thùng chứa chất thải nguy hại
- Hóa đơn, chứng từ giao nhận chất thải
2 Vị trí Tại 12 công trường thi công
3 Tần suất giám sát Giám sát thường xuyên bởi đơn vị tư vấn giám sát môi trường
4 Tiêu chuẩn so sánh/Quy định
QCVN 07:2009/BTNMT và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022
- Kiểm soát nước thải: Đánh giá hệ thống thoát nước công trường, hệ thống hố thu nước
- Nước thải sinh hoạt: Đánh giá việc thu gom nước thải sinh hoạt (các thông số: TSS, BOD5, tổng coliform, dầu mỡ động thực vật);
- Nước thải thi công: Đánh giá việc thu gom/ xử lý nước thải từ hoạt động trạm trộn bê tông xi măng(thông số: pH, TSS, dầu)
2 Vị trí - Nước thải sinh hoạt (Ntsh): Tại vị trí đầu ra của hệ thống thoát nước sinh hoạt tại công trường thi công
- Nước thải thi công (Nttc): Tại vị trí đầu ra của các hố lắng trạm trộn bê tông xi măng tại công trường thi công
3 Tần suất giám sát Giám sát 3 tháng/đợt (trong 24 tháng) Tổng số có 8 đợt
QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT
5.2.2 Giám sát khác a Giám sát ô nhiễm
Công tác giám sát ô nhiễm sẽ được thực hiện định kỳ bởi Tư vấn giám sát môi trường Chương trình giám sát môi trường xung quanh được trình bày trong bảng sau
Bảng 5.3 Chương trình giám khác
TT Hạng mục giám sát Giai đoạn thực hiện dự án
1 Thông số giám sát TSP
2 Vị trí - Đoạn từ Km9+400 - Km28+807,5
(1) KK1: Trường THCS Nông Thượng –
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
TT Hạng mục giám sát Giai đoạn thực hiện dự án
(2) KK2: Điểm cuối Dự án (Km28+807)
(3) KK3: Điểm đầu Dự án (Km0+000)
(4) KK4: Nút giao QL3 (Km9+219)
3 Tần suất giám sát Giám sát 3 tháng/đợt (trong 24 tháng) Tổng số có 8 đợt
4 Tiêu chuẩn so sánh QCVN 05:2013/ BTNMT
1 Thông số giám sát Ồn (Leq), Rung (Laeq)
2 Vị trí Trùng với các vị trí đo đạc lấy mẫu không khí
3 Tần suất giám sát Giám sát 3 tháng/đợt (trong 24 tháng) Tổng số có 8 đợt
4 Tiêu chuẩn so sánh QCVN 26:2010/ BTNMT (ồn) và
QCVN27:2010/BTNMT (rung) b Giám sát khác
Ngoài công tác giám sát chất thải và giám sát ô nhiễm, còn có công tác giám sát khác, công tác này được thực hiện thường xuyên bởi các cán bộ giám sát và quan trắc môi trường phối hợp với Đơn vị TVGS xây dựng Chương trình giám sát khác được trình bày trong bảng sau
Bảng 5.4 Chương trình giám sát khác
Giai đoạn Thực hiện dự án
(Triển khai xây dựng) Vận hành
- Giám sát bảo vệ môi trường của công trường thi công (hệ thống biển báo, hàng rào, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, dụng cụ bảo hộ lao động );
- Giám sát việc tuân thủ các giải pháp về đảm bảo ATGT của nhà thầu;
- Giám sát việc thoát nước của hệ thống cống ngang và tình trạng ngập úng;
- Giám sát việc hoàn nguyên môi trường;
- Giám sát việc xói lở; lún, nứt công
- Giám sát sụt lún nền đường
- Giám sát sạt lở taluy đường, bãi đổ đất (trường hợp bãi đổ có cao độ lớn hơn xung quanh và giám sát đến khi bàn giao cho địa phương quản lý)
- Giám sát việc thoát nước của hệ thống cống ngang và tình trạng ngập úng
- Giám sát việc xói lở; lún, nứt công trình
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Giai đoạn Thực hiện dự án
(Triển khai xây dựng) Vận hành trình
- Giám sát việc thực hiện các biện pháp, phòng chống cháy nổ, cháy rừng, phòng ngừa thiên tai, bảo vệ lòng bờ, bãi sông
2 Vị trí - Tại các công trường thi công;
- Trên toàn bộ tuyến đường thi công;
- Tại các vị trí cống thoát nước dọc đoạn tuyến đi qua khu vực đất nông nghiệp
- Tại các vị trí thi công các cầu; các công trường và đường liên thôn liên xã được sử dụng làm đường công vụ
- Tại các vị trí xử lý nền đất yếu
- Tại các vị trí cống thoát nước dọc đoạn tuyến đi qua khu vực đất trũng
Giám sát thường xuyên trong thời gian thực hiện dự án (24 tháng), được thực hiện bởi cán bộ giám sát và quan trắc môi trường
Giám sát định kỳ trong giai đoạn bảo hành công trình
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Hình 5.1 Sơ đồ vị trí quan trắc môi trường ĐIỂM CUỐI (Km28+807,5) ĐIỂM ĐẦU (Km0+000)
- Trường Tiểu học Nông Thượng
Tuyến Dự án Nước thải
Cầu vượt dòng chảy Trường học, UBND
Cầu cạn Khu dân cư
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
KẾT QUẢ THAM VẤN
Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng
Theo Điểm b, Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi Khoản 4, Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường): “Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và tuyến đường dây tải điện liên tỉnh, liên huyện, chủ dự án chỉ tham vấn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nếu dự án nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên hoặc Ủy ban nhân dân cấp Huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nếu dự án nằm trên địa bàn từ hai huyện trở lên”
Do Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn 2 huyện, thành phố là huyện Chợ Mới và Tp Bắc Kạn nên Chủ đầu tư của Dự án đã tiến hành tham vấn ý kiến đối với UBND huyện Chợ Mới và UBND thành phố Bắc Kạn theo quy định
6.1.1 Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn UBND cấp huyện
Chủ Dự án - Ban quản lý dự án 2 đã gửi công văn số 2274/BQLDA2-PID1 ngày 21/12/2021 đến các huyện/thành phố về việc tham vấn cộng đồng trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới – Bắc Kạn để thông báo về những nội dung cơ bản của Dự án, những tác động tới môi trường có thể nảy sinh khi thực hiện Dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động sẽ áp dụng và đề nghị mỗi địa phương cho ý kiến bằng văn bản Đại diện Chủ Dự án đã nhận được đầy đủ các văn bản trả lời tham vấn của 2/2 UBND cấp huyện/thành phố, với các công văn sau (bảng 6.1), các công văn trả lời được đính kèm trong Phụ lục - tham vấn cộng đồng
Bảng 6.1 Bảng tổng hợp các văn bản phúc đáp của địa phương
TT Địa phương Người đại diện Chức vụ Văn bản trả lời Thời gian
1 Huyện Chợ Mới Hoàng Nguyễn Việt Chủ tịch 3164/UBND-TNMT 23/12/2021
2 Tp Bắc Kạn Nguyễn Duy Diệp Phó Chủ tịch 2506/UBND-TNMT 27/12/2021
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
6.1.2 Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án
Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do Ban quản lý dự án 2 và UBND cấp xã/phường nơi thực hiện dự án đồng chủ trì UBND các xã đã triệu tập các thành phần tham dự họp là đại diện cho UB MTTQ xã/phường, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố thông báo mục đích cuộc họp, thời gian họp và địa điểm họp Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp được thể hiện đầy đủ trong biên bản họp Các văn bản trả lời và biên bản họp được đính kèm đủ trong Phụ lục – tham vấn cộng đồng
Chủ Dự án đã tiến hành tổ chức thực hiện các cuộc họp tham vấn cộng đồng dân cư trong cùng ngày làm việc với chính quyền cấp xã
Các cuộc họp tham vấn cộng đồng được tiến hành theo trình tự như sau:
− Đại diện chính quyền địa phương giới thiệu mục đích cuộc họp, giới thiệu Chủ Dự án và đơn vị tư vấn môi trường điều hành phiên họp
− Tư vấn môi trường trình bày tóm tắt Dự thảo báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án trong đó nêu rõ các hoạt động của Dự án, dự kiến các tác động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu của Dự án
− Hội thảo và trả lời các ý kiến, kiến nghị cũng như các thắc mắc của đại diện chính quyền, đại diện cộng đồng dân cư và của người dân tham gia cuộc họp.
Kết quả tham vấn cộng đồng
6.2.1 Ý kiến của UBND cấp huyện và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi Dự án
UBND các huyện/thành phố trong phạm vi Dự án đã nhận được công văn số 2274/BQLDA2-PID1 ngày 21/12/2021 của Ban quản lý dự án 2 Trên cơ sở nghiên cứu công văn này và các tài liệu liên quan, UBND các huyện/thành phố đã có ý kiến phản hồi bằng văn bản đến Chủ Dự án Các ý kiến được tổng hợp theo các mục dưới đây:
Bảng 6.2 Tổng hợp ý kiến tham vấn UBND cấp huyện và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi Dự án
TT Địa phương Ý kiến tham vấn cộng đồng
Về các tác động xấu của
Về các biện pháp giảm thiểu tác động xấu Kiến nghị đối với Chủ Dự án
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
TT Địa phương Ý kiến tham vấn cộng đồng
Về các tác động xấu của
Về các biện pháp giảm thiểu tác động xấu Kiến nghị đối với Chủ Dự án
Mới Đồng ý với nội dung đánh giá, dự báo các tác động tiêu cực của Dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng được thể hiện tại Chương 3 Báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ Dự án xin tham vấn
Cơ bản đồng ý với đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của Dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế
- xã hội và sức khỏe cộng đồng
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Bổ sung một số nội dung về ảnh hưởng của việc thi công, xây dựng dự án tác động tiêu cực đến diện tích đất nông nghiệp tại các khu vực giáp ranh tuyến đường; các ảnh hưởng về kinh tế - xã hội liên quan đến an ninh trật tự trong quá trình thi công công trình
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng và thi công dự án
- Tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham vấn cộng đồng để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của
Kạn Đồng ý với nội dung đánh giá, dự báo các tác động tiêu cực của Dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng được thể hiện tại Chương 3 Báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ Dự án xin tham vấn
Thống nhất với các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo, đề nghị của chủ dự án, chủ dự án thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐTM
Trong quá trinh thi công xây dựng Chủ dự án và đơn vị thi công phải có phương án như sau:
- Đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, không làm ảnh hưởng đến hoạt động tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp của các hộ dân xung quanh khu vực thực hiện dự án
- Đảm bảo giao thông thông suốt trong quá trình thi công tại các điểm giao cắt với đường quốc lộ 3 và đường 259
- Trong mùa mưa lũ phải có biện pháp không để đất đá trôi xuống đất nông nghiệp của các hộ dân trong khu vực
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
TT Địa phương Ý kiến tham vấn cộng đồng
Về các tác động xấu của
Về các biện pháp giảm thiểu tác động xấu Kiến nghị đối với Chủ Dự án
- Thực hiện nghiêm các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Chủ dự án tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham vấn cộng đồng để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án
6.2.2 Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi Dự án
Sau khi nghe Chủ Dự án và Tư vấn môi trường báo cáo về Dự án, người dân bị ảnh hưởng của Dự án đã đưa ra những ý kiến phản ánh sự quan ngại cũng như đóng góp các ý kiến về ảnh hưởng môi trường của Dự án Kết quả cuộc họp tham vấn được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 6.3 Tổng hợp ý kiến tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi Dự án
TT Địa phương Ý kiến tham vấn cộng đồng
- Dự án đi qua khu vực các thôn Nà Chiêm, Khuẩy Lạch Tai, Nà Dảo, Nà Ó
- Dự án chiếm dụng chủ yếu đất đồi rừng với các cây trồng chủ yếu là keo, mỡ
- Trong quá trình vận chuyển vật liệu, bụi ồn phát sinh gây ảnh hưởng đến các hộ dân
- Đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công đặc biệt tại các vị trí giao cắt với tuyến đường QL3 mới và đoạn giao cắt đường liên thôn, xã
- Phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình giải phóng mặt bằng, đăng ký tạm trú, tạm vắng cho công nhân trong thời gian thi công
- Dự án nghiên cứu các chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân đặc biệt là các hộ chiếm dụng đất rừng
2 Nông Hạ - Dự án đi qua khu vực các thôn xí nghiệp, thôn Bản Tết 1, Bản Tết 2, thôn Nà Bản, thôn Cao Thanh, Reo Dào
- Trong quá trình giải phóng mặt bằng chiếm dụng đất gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
TT Địa phương Ý kiến tham vấn cộng đồng
- Trong quá trình thi công làm phát sinh các loại đất đá gây tràn đổ, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường đặc biệt đoạn đi qua khu vực đất trồng lúa có các phương án ngăn ngừa tràn đổ đất gây chết lúa và ngập úng cục bộ do tắc cống
- Dự án tuân thủ thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đã trình bày trong báo cáo và công khai thông tin tại trụ sở UBND xã để người dân được biết
- Dự án có các phương án đảm bảo giao thông tại các vị trí giao cắt đường địa phương như QL3, ĐT259 và đoạn đi gần với khu vực trường học
- Dự án đi qua địa phận thôn Cao Thanh, đi trung tâm Phiêng Luông
- Dự án chiếm dụng chủ yếu đất nông nghiệp, thổ cư khoảng chiều dài 4,0km trong đó chủ yếu đất rừng trồng với các loại cây như keo, mỡ
- Đất trồng chủ yếu là đất đồi rừng với chủ yếu là trồng keo, mỡ: Dự án thông báo trước cho người dân về phương án thu hồi đất
- Lưu ý vấn đề sạt lở đất trong thi công đoạn qua địa bàn xã để có các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công cũng như vận hành
- Yêu cầu Dự án có các biện pháp hạn chế bụi, ồn phát sinh trong quá trình vận chuyển vật liệu tại các tuyến đường như ĐT259, các đường địa phương
- Phối hợp và thông báo với chính quyền địa phương trong quá trình giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng
- Xây dựng phương án GPBM dựa trên các quy định của tỉnh có tính đến nguyện vọng người dân
- Dự án đi qua khu vực thôn An Thọ, Phiên Khảo, Chúa Lải, Nà Rẫy, Nà Đôn
- Dự án chủ yếu đi qua khu vực đất đồi rừng với các loại cây như keo, mỡ và một phần đất thổ cư các hộ dân
- Ảnh hưởng đến người dân do hoạt động vận chuyển vật liệu dọc đường ĐT259
Do đó, dự án có các biện pháp che chắn xe chở vật liệu, thu dọn sạch sẽ
- Trong thi công đào đắp có thể xảy ra tràn đổ đất cát xuống ruộng lúa người dân Vì vậy, dự án có phương án tránh làm tràn đổ đất cát, vận chuyển đất đá loại về vị trí đã được thỏa thuận với địa phương
Kết luận
1 Các tác động ứng với từng hoạt động trong các giai đoạn hoạt động của Dự án đã được nhận dạng đầy đủ Việc đánh giá các tác động tới từng đối tượng theo các tác nhân gây tác động phát sinh từ các hoạt động đã được định lượng tối đa Mức độ quy mô của các tác động chính gây ra bởi các hoạt động của Dự án đến môi trường theo thứ tự giảm dần như sau:
− Tác động tới dân cư do tình trạng ô nhiễm không khí, ồn và do tràn đổ vật liệu khi thi công đào đắp làm ảnh hưởng đến sức khỏe và các sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong khu vực;
− Tác động tới giao thông đường bộ do (i) lấn chiếm bởi các phương tiện tham gia thi công (ii) bồi lắng sản phẩm xói trong thi công đào đắp và vật liệu rơi vãi trong quá trình vận chuyển gây lầy lội làm cản trở và mất an toàn giao thông;
− Tác động tới môi trường nước do hoạt động thi công cầu, phần đường hệ thống thoát nước và hoạt động của công trường thi công là những đối tượng chính tác động đến môi trường nước, trầm tích, bao gồm chất lượng nước, trầm tích; năng lực tưới tiêu của các nguồn nước là các suối, các mương tưới tiêu trong khu vực
− Nguy cơ xói lở, sụt trượt tại các vị trí bạt taluy dương và đắp mái taluy âm Đây là những tác động có mức độ từ trung bình đến lớn đã được phân tích chi tiết để có biện pháp giảm thiểu thích hợp Tuy nhiên, vẫn còn những tác động chưa thể xác định chính xác về mức độ cũng như quy mô không gian và thời gian do các thông tin chưa được rõ ràng, trong phần đánh giá chỉ giới hạn phân tích theo các khung chung, như: vị trí các bãi chứa tạm vật liệu và đất đá loại và thời gian lưu giữ chúng
2 Các biện pháp giảm thiểu đề xuất với các tác động chính (tác động do chiếm dụng đất, tác động tới môi trường nước; tác động tới dân cư; tác động đến giao thông) và các tác động khác có tính khả thi và hiệu quả thực hiện cao Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tác động tàn dư có thể chấp nhận được, sẽ thực hiện các giám sát môi trường tại nguồn thải hoặc/ và các đối tượng bị tác động để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp, kịp thời Quản lý môi trường và giám sát môi trường sẽ được tiến hành trong cả ba giai đoạn: chuẩn bị xây dựng, xây dựng và vận hành Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về công tác quản lý môi trường và giám sát môi trường, cung cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí cho hoạt động này Kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường đã được tính vào tổng mức đầu tư của Dự án
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
3 Công tác tham vấn cộng đồng đã được thực hiện theo đúng yêu cầu của Luật BVMT Đối tượng tham vấn bao gồm: UBND các huyện/ thành phố phạm vi Dự án và tổ chức các cuộc họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Kiến nghị
Dự án rất cần sự phối hợp và hỗ trợ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn cũng như UBND và MTTQ của các huyện/ thành phố, xã trong khu vực Dự án cùng với các nhà chức trách địa phương để thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thực thi Dự án.
Cam kết
1 Thực hiện chương trình quản lý, giám sát môi trường đã được đề xuất tại Chương
5, bao gồm những biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, xây dựng các công trình xử lý môi trường và thực hiện công tác giám sát môi trường sau khi báo cáo ĐTM của Dự án được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt
Trong quá trình thi công xây dựng đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam và quốc tế về môi trường, bảo đảm chất lượng không khí, nước mặt, nước dưới đất và trầm tích đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế về môi trường, bao gồm: a Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết, một số điều của Luật bảo vệ môi trường; b Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; c ; d Tuân thủ các tiêu chuẩn, các quy chuẩn Việt Nam về môi trường; e Tuân thủ các tiêu chuẩn về phương pháp đo đạc và phân tích; f Các Tiêu chuẩn ngành về thiết kế
2 Cam kết với cộng đồng dân cư: a Tôn trọng các giá trị của các cộng đồng địa phương và liên tục tiến hành trao đổi, tham khảo ý kiến với người dân địa phương trong các công việc có ảnh hưởng đến môi trường khu vực thực hiện Dự án; b Liên tục cải thiện, cải tiến các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm thông qua theo dõi giám sát, quan trắc, thanh kiểm tra, rà soát Tuân thủ nghiêm túc chế độ thông
Báo cáo đánh giá tác động môi trường tin, báo cáo về việc thực hiện nội dung của báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và các yêu cầu của quyết định phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết, một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và; c Cam kết quản lý tốt chất thải; d Cam kết hợp tác với địa phương về những vấn đề sử dụng lao động, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn trật tự an ninh trong phạm vi Dự án; e Cam kết thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc Kạn; f Cam kết rõ chỉ mua các nguyên liệu nêu trên của những đơn vị có đầy đủ chức năng, thủ tục cấp phép khai thác theo quy định g Cam kết giám sát đổ thải theo đúng quy định và phục hồi các tuyến giao thông khu vực sau thi công h Cam kết hoàn nguyên môi trường sau thi công tại khu vực công trường thi công cũng như các vị trí chiếm dụng đất tạm thời
3 Cam kết tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của Dự án, bao gồm: a Thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như đề xuất tại Chương
3 và chương trình quan trắc, giám sát môi trường như đề xuất tại Chương 5 của báo cáo b Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý và tổ chức thi công phù hợp để hạn chế tối đa việc cản trở giao thông đường bộ, các tác động bất lợi đến cảnh quan, môi trường, chất lượng nước suối, hệ thủy sinh và các hoạt động kinh tế dân sinh trên khu vực thực hiện Dự án trong quá trình thi công xây dựng c Thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường thi công, bãi thi công đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và hệ sinh thái khu vực Dự án trong quá trình thực hiện Dự án; thu gom, xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt và các loại nước thải khác phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường hiện hành trước khi thải ra môi trường d Thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý toàn bộ các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình thực hiện Dự án đảm bảo các yêu cầu về an
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
257 toàn và vệ sinh môi trường theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết, một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường e Thực hiện kịp thời công tác phục hồi cảnh quan môi trường địa bàn thi công, các khu vực đất tạm chiếm dụng, bãi thải và thanh thải lòng suối, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện Dự án f Thực hiện chương trình giám sát môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, lưu giữu các số liệu giám sát để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra g Lập và thực hiện phương án chi tiết về các biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố; tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường bộ, theo dõi liên tục, kiểm tra phát hiện sự cố, các hiện tượng xói mòn, sạt lở trong quá trình thi công xây dựng và vận hành Dự án h Tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về phòng cháy chữa cháy, , ứng cứu sự cố, quản lý đất đai và các quy phạm kỹ thuật khác có liên quan trong quá trình thực hiện Dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành i Giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên thực hiện Dự án j Đảm bảo kinh phí để thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và chương trình quan trắc, giám sát môi trường như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường k Chủ đầu tư cam kết hoàn nguyên môi trường sau thi công l Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây dựng và vận hành; được trình bày tại Chương 3; m Chủ đầu tư cam kết có biện pháp, kế hoạch, nguồn lực để thực hiện các vấn đề môi trường chính nêu trong báo cáo ĐTM; n Chủ đầu tư cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc xây dựng, thực hiện báo cáo ĐTM và toàn bộ nội dung quyết định phê duyệt ĐTM của Bộ Giao thông vận tải; o Chủ đầu tư cam kết giải quyết các khiếu kiện của cộng đồng về những vấn đề môi trường của Dự án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định ghi trong Chương XIV "Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường" của Luật Bảo vệ Môi trường 2014.