1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Các Vấn Đề Pháp Lý Và Thực Tiễn Về Bảo Hộ Công Dân. Liên Hệ Với Việt Nam.pdf

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Vấn Đề Pháp Lý Và Thực Tiễn Về Bảo Hộ Công Dân. Liên Hệ Với Việt Nam.
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Công Pháp Quốc Tế
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Theo Giáo trình Luật quốc tế thì bảo hộ công dân được hiểu là việc “quốc gia thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiến hành các hoạt động nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của cô

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn về bảo hộ công

dân Liên hệ với Việt Nam.”

Hà Nội, 2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Đề bài: Phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ công dân Liên hệ tới Việt Nam

1 Kế hoạch làm việc của nhóm

28/02/202

3 Bắt đầu làm việc nhóm

+ Thông báo đề bài tập nhóm Công pháp quốc tế + Yêu cầu các thành viên tìm hiểu thông tin và lập vote lựa chọn đề bài + Deadline: 17h ngày 01/03/2023

03/03/202

3 Phân công công việc

+ Phân công cụ thể từng mục cho các thành viên.

+ Deadline: 23h59 ngày 18/03/2023 19/03/202

3 Tổng hợp các câu hỏi + Các thành viên nhận xét chỉnh sửa lần 1

Trang 3

2 Phân chia công việc và họp nhóm

STT Họ và tên Công việc thực hiện

Tiến độ thực hiện (đúng hạn) Mức độ hoàn thành Họp nhóm

Kết luận Xếp loại

Có Không Không tốt Trung Bình Tốt Tham gia đầy đủ

Tích cực sôi nổi

Đóng góp nhiều ý tưởng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi cảm ơn đến thầy/cô Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Công pháp quốc tế, chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy cô Chúng em rất biết ơn các giảng viên bộ môn

đã luôn tận tình và ân cần truyền đạt tất cả những kinh nghiệm, hiểu biết đến với sinh viên chúng em một cách dễ hiểu và đầy đủ nhất Thầy, cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Quá trình thực hiện bài tập nhóm cho môn học Công pháp quốc tế đã cho chúng em cơ hội mở mang thêm được nhiều điều giá trị và cần thiết cho việc học tập.

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Công pháp quốc tế của chúng em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Mong thầy cô xem và góp ý để bài tập nhóm của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

Trang 5

LỜI CẢM ƠN 3

A MỞ ĐẦU 5

B NỘI DUNG 5

1 Một số vấn đề lý luận về bảo hộ công dân 5

1.1.Khái niệm bảo hộ công dân 5

1.2.Quá trình hình thành, phát triển chế định bảo hộ công dân trong pháp luật quốc tế 7

1.3.Cơ sở pháp lý về bảo hộ công dân 8

2 Pháp luật quốc tế trong vấn đề bảo hộ công 9

2.1.Điều kiện bảo hộ công dân 9

2.2.Thẩm quyền bảo hộ công dân: 10

2.3.Biện pháp bảo hộ công dân 11

3 Pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân 12

3.1.Khái quát sự hình thành phát triển của chế định bảo hộ công dân ở Việt Nam Error! Bookmark not defined 3.2.Quy định về vấn đề bảo hộ công dân trong pháp luật Việt Nam 12

3.3.Thực trạng hoạt động bảo hộ công dân ở Việt Nam 13

3.4.Giải pháp hoàn thiện pháp luật, tăng cường hiệu quả hoạt động bảo hộ công dân ở Việt Nam 14

C KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

PHỤ LỤC 20

4

Trang 6

những vấn đề thực tiễn nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích các vấn đề pháp lý và thực

tiễn về bảo hộ công dân Liên hệ với Việt Nam.” cho bài tập nhóm lần này, bằng những kiến

thức được trang bị trong môn Công pháp quốc tế cùng với các cơ sở pháp lý liên quan để làmsáng tỏ vấn đề trên

B NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lý luận về bảo hộ công dân

1.1 Khái niệm bảo hộ công dân

1.1.1 Định nghĩa bảo hộ công dân

Cho đến nay trên thế giới chưa có một định nghĩa phổ biến hay nhận thức chung nào vềbảo hộ công dân Đa phần các công trình nghiên cứu về bảo hộ công dân chủ yếu tiếp cậndưới góc độ pháp lý, rất ít có những công trình tập trung bàn về vai trò ý nghĩa của công tácbảo hộ công dân hay vai trò của bảo hộ công dân trong mối liên hệ với quốc gia, có chăng chỉ

đề cập đến quan điểm của giới học giả 2

Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hộ công dân Ngay trong pháp luậtcủa các quốc gia Theo Điều 1 Dự thảo các điều khoản về bảo hộ công dân (do Ủy ban luật

pháp quốc tế của Liên hiệp quốc soạn thảo có quy định) : “Bảo hộ công dân bao gồm sự viện

dẫn của một quốc gia thông qua các hoạt động ngoại giao hoặc các phương thức hòa bình thực hiện trách nhiệm của quốc gia mình, do có một sự xâm hại được gây ra bời một hành vi trái pháp luật quốc tế của một quốc gia khác tới một người hoặc một pháp nhân mang quốc

1 Trong giai đoạn 2012-2016, số lượt người Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài là 5.346.839 năm 2012; 6.136.215 lượt năm

2013; 6.573.687 lượt năm 2014; 6.219.583 lượt năm 2015; 5.919.662 lượt năm 2016 Xem tại Cục Lãnh sự và IOM, Hồ sơ

di cư Việt Nam 2016 (Hà Nội, 2017), 30-31 Theo thống kê chính thức do Bộ Công an công bố, năm 2019 có 11.359.996

lượt, năm 2020 có 2.438.956 lượt, năm 2021 có 468.643 lượt người Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài Như vậy, trong năm gần nhất không chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 là năm 2019, số lượt công dân Việt Nam xuất cảnh là hơn 10% dân số cả nước và đã tăng gần gấp đôi so với số lượng xuất cảnh giai đoạn 2012-2016

2 Ví dụ, năm 1758 luật gia người Thụy Sỹ Emmerich Vattel đưa ra quan điểm: “Bất cứ ai đối xử bất công với công dân

một nước thì cũng gián tiếp làm tổn thương Nhà nước đó, và Nhà nước phải bảo hộ công dân đó.” ohn Dugard, “Articles

on Diplomatic Protection 2006,” Audiovisual Library of International Law, truy cập ngày 10/3/2023,

https://legal.un.org/avl/ha/adp/adp.html

Trang 7

tịch quốc gia đó” Định nghĩa này đã phần nào đề cập được những đặc điểm nổi bật của bảo

hộ công dân

Mặc dù không được định nghĩa trong các văn bản pháp luật thì tại Việt Nam định nghĩa

về BHCD được đề cập trong một số bài viết, giáo trình trong nước, trong đó là Giáo trình Luật

Quốc tế Theo Giáo trình Luật quốc tế thì bảo hộ công dân được hiểu là việc “quốc gia thông

qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiến hành các hoạt động nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài khi các quyền lợi ích này bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại trên thực tế” 3 Cách tiếp cận trên cho thấy tác giả mới chỉ tiếp cận vấn đề

bảo hộ công dân ở nghĩa hẹp khi quốc gia sẽ tiến hành bảo vệ công dân nước mình ở nướcngoài khi các quyền và lợi ích chính đáng của họ bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại trênthực tế 4 BHCD theo định nghĩa trên sẽ chỉ diễn ra bên ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc giabảo hộ, đồng thời định nghĩa cũng không đặt ra vấn đề ai là thủ phạm và mặc định quyền củacông dân bị xâm hại là căn cứ làm phát sinh quyền can thiệp và bảo hộ của quốc gia mà người

đó mang quốc tịch 5

Ở góc độ thứ hai khi hiểu theo nghĩa rộng thì bảo hộ công dân là những hoạt động bảo

hộ theo nghĩa hẹp đồng thời bao gồm cả các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới công dân quốc gia 6 Theo cách tiếp cận này bảo hộ công dân không chỉ baogồm các hoạt động bảo vệ của cơ quan nhà nước mà còn bao gồm cả những hoạt động thực tếnhằm hỗ trợ giúp đỡ công dân khi gặp khó khăn

Tóm lại bảo hộ công dân dù được hiểu theo nghĩa rộng, hay nghĩa hẹp cũng đều là hoạtđộng mà quốc gia thực hiện nhằm bảo vệ hoặc giúp đỡ công dân của mình khi họ đang ởngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia Bảo hộ công dân cũng xác định trách nhiệm nghĩa vụ củanhà nước trong việc đảm bảo cho công dân được thực hiện các quyền của mình một cách tốtnhất Đây là một trong các nội dung của mối quan hệ giữa nhà nước và công dân

1.1.2 Đặc điểm của bảo hộ công dân

Trên cơ sở định nghĩa về bảo hộ công dân có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật như sau

3 Ths Nguyễn Thị Kim Ngân – Ths Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên) Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb GDVN, Hà Nội, 2010, tr147.

4 Ví dụ trong cuộc khủng hoảng chính trị giữa Ukraine và Nga mặc dù chưa có tin tức về việc công dân Việt Nam bị thiệt hại do khủng hoảng, tuy nhiên đại sứ quán Việt Nam vẫn kiến nghị xác cơ quan chức năng đề ra phương án đồng thời sẵn sàng chỉ đạo khi tình huống xấu xảy ra

5 Tạp chí Luật học số 2/2020, Bàn về quan niệm bảo hộ công dân, Nguyễn Tến Đức, tr12

6 Ths Nguyễn Thị Kim Ngân – Ths Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên) Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb GDVN, Hà Nội, 2010, tr148

6

Trang 8

Thứ nhất, bảo hộ công dân thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà nước và công dân

trên cơ sở quốc tịch Quốc tịch được coi là mối liên kết pháp lý hai chiều được xác lập giữa cánhân với một quốc gia nhất định thể hiện tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó vàquốc gia mà họ là công dân Công dân của quốc gia được hưởng đầy đủ các quyền và có nghĩa

vụ đối với nhà nước dù họ sinh sống ở bất cứ đâu Ngược lại nhà nước có quyền, đồng thời cónghĩa vụ đảm bảo quyền và lợi ích của công dân trong mọi hoàn cảnh Do đó bảo hộ công dânvừa là hoạt động thể hiện đây là quyền mà công dân được hưởng đồng thời đó là nghĩa vụ mànhà nước phải thực hiện với công dân

Thứ hai, mục đích bảo hộ công dân là bảo vệ quyền và lợi ích của công dân ở nước

ngoài khi quyền và lợi ích của họ bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ở nước ngoài, bêncạnh đó bảo hộ công dân còn hướng tới hỗ trợ giúp đỡ công dân của quốc gia ở nước ngoàikhi họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thiên tai, chiến tranh

Thứ ba, chủ thể của bạo hộ công dân được xác định rõ nét đó là quốc gia mà cá nhân

đó mang quốc tịch Quốc gia bảo hộ công dân thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền của quốc gia.Trong một vài trường hợp bảo hộ công dân có sự tham gia của tổchức quốc tế Đối tượng của bảo hộ công dân chính là cá nhân mang quốc tịch Quốc tịchđược coi là cơ sở để cá nhân hưởng sự bảo hộ Tuy nhiên trên thực tế có một số trường hợpbảo hộ công dân được thực hiện không trên cơ sở quốc tịch như bảo hộ với người có tư cáchcông dân Liên minh Châu Âu

Thứ tư, bảo hộ công dân được thực hiện thông qua các biện pháp ngoại giao hoặc các

biện pháp hòa bình khác Hoạt động bảo hộ công dân chủ yếu thực hiện thông qua các biệnpháp mà quốc gia thực hiện trên lãnh thổ quốc gia khác nhằm bảo vệ giúp đỡ công dân Do đótrên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia, khi thực hiện biện pháp này quốc gia bảo hộ phảituân thủ các quy định của pháp luật quốc tế và phù hợp với quốc gia sở tại

Thứ năm, hoạt động bảo hộ được điều chỉnh đồng thời bởi pháp luật quốc gia và pháp

luật quốc tế Dưới góc độ pháp luật quốc gia trên cơ sở chủ quyền, quốc gia có quyền tối caoxây dựng các quy định phap luật liên quan đến các biện pháp bảo họ công dân Dưới góc độluật quốc tế thì bảo hộ công dân được quy định trong nhiều điều ước quốc tế cụ thể trongCông ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao và 1963 về quan hệ lãnh sự

1.2 Quá trình hình thành, phát triển chế định bảo hộ công dân trong pháp luật quốc tế.

Khái niệm công dân và khái niệm quốc tịch không xuất hiện từ thời kì đầu tiên Chỉ đếnthời kì tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đưa ra chế định quốc tịch, đây được coi là một chế

Trang 9

định quan trọng, lần đầu tiên người dân được coi là công dân chứ không phải là một thần dân.Tuy nhiên không phải ngay khi chế định quốc tịch ra đời thì chế định bảo hộ được hình thành

Đến thế kỷ XVIII, do quan hệ thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu vềbảo hộ người nước ngoài và tài sản của họ mới xuất hiện trong quan hệ giữa các quốc gia.Hiệp ước Jay 1794 giữa Mỹ và Anh đã mở ra thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế - thời kỳ sửdụng các cơ quan trọng tài quốc tế như là phương tiện để giải quyết các tranh chấp thườngxuyên phát sinh trong quá trình bảo hộ ngoại giao Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế

kỷ XX, bảo hộ công dân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia,đặc biệt giữa các nước châu Âu với các nước châu Phi - Mỹ La tinh

Như vậy, dù là một trong những chế định xuất hiện khá sớm nhưng cho đến nay vẫnchưa có một điều ước cụ thể điều chỉnh vấn đề bảo hộ công dân mà chỉ nằm rải rác ở nhữngđiều ước quốc tế song phương và đa phương khác nhau hoặc tồn tại dưới quy phạm tập quán

1.3 Cơ sở pháp lý về bảo hộ công dân

1.3.1 Cơ sở pháp lý quốc tế

Hoạt động bảo hộ công dân được tiến hành dựa trên cơ sở các quy định của pháp luậtquốc tế Dưới góc độ pháp luật quốc tế các quy định về bảo hộ công dân được quy định khá rõtrong Công ước Viên năm 1961 và Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự Điều 3, Công ướcviên năm 1961 về quan hệ ngoại giao quy định một trong những chức năng chính của cơ quan

đại diện ngoại giao là “bảo vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của những người

mang quốc tịch nước đó tại nước nhận đại diện trong phạm vi được luật quốc tế thừa nhận”.

Trong Điều 5, Công ước viên năm 1963 cũng quy định chức năng tương tự của cơ quan lãnhsự

Quốc gia chỉ được thực hiện sự bảo hộ đối với công dân của quốc gia hay nói cáchkhác người được bảo hộ phải mang quốc tịch quốc gia tiến hành bảo hộ Tuy nhiên, trong thựctiễn quan hệ quốc tế có những trường hợp công dân của quốc gia nhưng không được sự bảo hộcần thiết của quốc gia mà họ mang quốc tịch

Ví dụ như đối với người hai hay nhiều quốc tịch không được bảo hộ nếu sự bảo hộ đóchống lại quốc gia mà người này cũng mang quốc tịch Hoặc ngược lại cũng có trường hợp cánhân không mang quốc tịch của quốc gia nhưng vẫn được bảo hộ đối với những cá nhân đượchưởng tư cách “công dân Liên minh châu Âu” Có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của quốcgia sở tại gây thiệt hại cho công dân của quốc gia thực hiện bảo hộ Tính bất hợp pháp củahành vi gây thiệt hại sẽ được xác minh trên cơ sở các điều ước quốc tế song phương hoặc đa

8

Trang 10

phương được ký kết giữa các bên hoặc tập quán quốc tế, chủ yếu là các điều ước quốc tế, tậpquán quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.

1.4 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động bảo hộ công dân

Đối với quốc gia, hoạt động bảo hộ công dân vừa là hoạt động mà quốc gia thực hiệnchủ quyền của mình đối với công dân, vừa là nghĩa vụ mà quốc gia thực hiện đối với côngdân Khi tiến hành bảo hộ công dân tức là quốc gia đang thực hiện chủ quyền của mình đôivới dân cự, đây là công việc nội bộ mà không một quốc gia nào có quyền can thiệp, cũng nhưthực hiện thay cho quốc gia7

Đối với công dân bảo hộ công dân là quyền mà họ được hưởng từ nhà nước Khi bảo hộcông dân thì đây là quyền công dân được hưởng khi công dân có quyền và lợi ích bị xâm hạihoặc khi họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ thì họ hoàn toàn có quyền đưa ra yêu cầuđối với nhà nước mà họ mang quốc tịch phải tiến hành các hoạt động bảo hộ công dân Điềunày thể hiện mối liên kết chặt chẽ giữa công dân và nhà nước

2 Pháp luật quốc tế trong vấn đề bảo hộ công dân

2.1 Điều kiện bảo hộ công dân

Để được một quốc gia nào đó bảo hộ, đối tượng được bảo hộ phải thỏa mãn các điềukiện sau:

Thứ nhất, đối tượng được bảo hộ là công dân của quốc gia tiến hành bảo hộ Quốc gia

chỉ thực hiện sự bảo hộ đối với cá nhân mang quốc tịch quốc gia mình Đây được coi là điềukiện tiên quyết, cơ bản và quan trọng nhất để quốc gia tiến hành bảo hộ công dân mình ở nướcngoài Điều kiện này xuất phát từ mối quan hệ quốc tịch giữa cá nhân và nhà nước 8 Và trongmột số trường hợp đặc biệt quốc gia có thể tiến hành bảo hộ đối với những cá nhân khôngmang quốc tịch (công dân Liên minh Châu Âu) tuy nhiên cần phải dựa trên cơ sở điều ướcquốc tế giữa các bên

Thứ hai, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cần được bảo hộ bị xâm hại ở nước

(bảo hộ công dân theo nghĩa hẹp) hoặc khi công dân ở điều kiện hoàn cảnh đặc biệt khó khăncần được nhà nước giúp đỡ hỗ trọ như thiên tai bệnh tật (bảo hộ công dân theo nghĩa rộng).Đây được coi là một cơ sở thực tiễn để quốc gia tiến hành hoạt động bảo hộ công dân ở nướcngoài Đối với trường hợp bảo hộ công dân theo nghĩa hẹp thì cần thêm một điều kiện là quốcgia chỉ được tiến hành bảo hộ công dân khi công dân của mình đã sử dụng các biện pháp hợp

7 Bảo hộ công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học /Trần Thị Thu Thủy ; TS Nguyễn Thị Thuận hướng dẫn, Hà Nội, 2014, tr26

8 Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai hiều, được xác lập giữa cá nhân với một quốc gia nhất định, nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó với quốc gia mà họ là công dân

Trang 11

pháp mà vẫn không được quốc gia sở tại khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hạihoặc chưa chấm dứt hành vi xâm hại trên thực tế 9.

2.2 Thẩm quyền bảo hộ công dân:

Dựa trên cơ sở cơ cấu tổ chức năng và phạm vi hoạt động của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền bảo hộ công dân, có thể chia các cơ quan này ra làm 2 loại: cơ quan có thẩmquyền trong nước và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài

Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ trong nước có thể là những cơ quan có thẩm quyềnchung như Quốc hội, Chính Phủ, hoặc là những cơ quan chuyên môn như Bộ Ngoại Giao, CụcNhập cư,các cơ quan ngang bộ khác Tuy nhiên hầu hết các quốc gia đều thực hiện việc bảo

hộ công dân thông qua Bộ ngoại giao Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ về cáchoạt động bảo hộ công ở trong nước cũng như nước ngoài Mỗi quốc gia sẽ có quy định khácnhau về cơ quan có thẩm quyền bảo hộ, điể chung giữa những cơ quan này đó là đều phải đưa

ra những biện pháp bảo hộ kịp thời, phối hợp hiệu quả với các cơ quan có thẩm quyền bảo hộcông dân ở nước ngoài để nhanh chóng bảo vệ quyền và lợi ích công dân mình ở nước ngoài

Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ ở nước ngoài: Theo nguyên tắc chung, thẩm quyềnbảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài thuộc về các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quanlãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện Việc bảo hộ công dân do các cơ đại diệnthực hiện được ghi nhận trong công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và công ướcViên năm 1963 về quan hệ lãnh sự Trong một số trường hợp hoạt động bảo hộ có thể đượcthực hiện bởi phái đoàn thường trực, địa diện quốc gia tại các tổ chức quốc tế, cơ quan lâmthời

Thẩm quyền bảo hộ công dân trong một số trường hợp đặc biệt

Thứ nhất, thẩm quyền bảo hộ công dân đối với người hai hay nhiều quốc tịch: Hai

nhiều quốc tịch được coi là tình trạng pháp lý đặc biệt và khá phức tạp Điều đó có thể dẫn đếntình trạng sẽ có hai hay nhiều quốc gia cùng đưa ra yêu cầu bảo hộ công dân trên lãnh thổquốc gia khác Việc xác định thẩm quyền bảo hộ được xác định trên cơ sở điều ước quốc tếgiữa quốc gia hữu quan Trong trường hợp không có thỏa thuận các quốc gia thường áp dụngnguyên tắc quốc tịch hiện hữu được quy định tại Điều 5 Công ước La Haye năm 1930 về xungđột quốc tịch Như vậy, việc xác định thẩm quyền sẽ dựa trên việc quốc gia mà công dân đó có

sự gắn bó nhất và xem xét yêu cầu bảo hộ công dân của quốc gia này10

9 Ths Ngô Hữu Phước, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, “Luật quốc tế” (sách chuyên

khảo), Nxb CTQG, 2010, tr274

10 Một trong những vụ việc điển hình đã áp dụng nguyên tắc này chính là trường hợp Tòa Công lý quốc tế sử dụng nguyên tắc để xác định quốc gia có thẩm quyền bảo hộ đối với Friedrich Nottebohm vào năm 1955

10

Trang 12

Thứ hai, thẩm quyền đối với người không quốc tịch Đây là tình trạng pháp lý của một

cá nhân không mang quốc tịch của quốc gia nào Theo Khoản 1 Điều 25 Công ước về vị thếcủa người không quốc tịch và Điều 8 Dự thảo bộ ngoại giao đã quy định quốc gia có thẩmquyền tiến hành các hoạt động bảo hộ giúp đỡ những người không có quốc tịch những có mộtđiều kiện kèm theo, đó là người không quốc tịch phải cư trú một các thưởng xuyên hợp pháptại quốc gia Và những biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời nhằm giúp người khôngquốc tịch vượt qua khó khăn đảm bảo quyền con người cơ bản nhất 11

2.3 Biện pháp bảo hộ công dân

Quốc gia có quyền quyết định về biện pháp bảo hộ quyền công dân tuy nhiên vẫn phảithực hiện trong khuôn khổ các quy định của Luật Quốc tế điều này thể hiện tại Điểm d Khoản

1 Điều 3 Công ước Viên năm 1961 “Bảo vệ quyền lợi của nước cử và của công dân nước cửtại nước tiếp nhận trong phạm vi cho phép của luật quốc tế” Đặc biệt hoạt động bảo hộ cầntuân thủ nguyên tắc hòa bình để đảm bảo quyền của các quốc gia khác Tuy nhiên thực tế cũng

có những quốc gia sử dụng vũ lực để bảo vệ tính mạng của công dân ở nước ngoài 12 Ngoàicác biện pháp hòa bình để được coi là hợp pháp thì một quốc gia chỉ có thể triển khai biệnpháp vũ lực khi được quốc gia có chủ quyền lãnh thổ chấp nhận điển hình như cuộc tấn côngcủa Đức đối với máy bay bị cướp ở Mogadishu năm 1977 hay cuộc tấn công của Indonesiavới máy bay bị cướp tại Bangkok năm 1981

Trong quá trình thực hiện bảo hộ công dân, các nước có thể thực hiện bảo hộ thông quacác cách thức khác nhau, từ đơn giản như cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh cho tới các cách thứcbảo hộ phức tạp và có ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa các nước hữu quan như đưa vụviệc ra toàn án quốc tế…Việc lựa chọn cách thức bảo hộ ở mức độ nào phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như quyền lợi nào bị vi phạm mức độ vi phạm, thái độ của nước sở tại…

Nhìn chung biện pháp ngoại giao là biện pháp thường được sử dụng trong việc bảo hộcông dân, cơ sở pháp lý của biện pháp này là nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấpquốc tế Biện pháp ngoại giao được thực hiện để bảo hộ công dân có thể thông qua trung gianhòa giải, thương lượng hoặc đàm phán trực tiếp Ngoài ra trong thực tiễn quan hệ quốc tế cácquốc gia còn sử dụng các biện pháp như biện pháp kinh tế, biện pháp hành chính, biện pháp sửdụng dư luận, biện pháp tài phán

11 Trường Đại học Luật Hà Nội ;Nguyễn Thị Kim Ngân chủ nhiệm đề tài, Bảo hộ công dân trong pháp luật quốc tế và

pháp luật một số quốc gia - Kinh nghiệm cho Việt Nam : đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Hà Nội 2018, tr35

12 Ví dụ như Công dân của quốc gia bị bắt cóc làm con tin điển hình như vụ của Israel trong vụ việc ở Entebbe năm 1976

Trang 13

3 Pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân

3.1 Quy định về vấn đề bảo hộ công dân trong pháp luật Việt Nam

3.1.1 Điều kiện bảo hộ công dân

Theo Đoạn 1 Điều 6 Luật Quốc tịch 2008 quy định “Nhà nước cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài” Kết hợpvới Khoản 3 Điều 17 Hiến pháp 2013 thì đối tượng được hưởng quyền bảo hộ công dân theoquy định của pháp luật Việt Nam chính là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam– là người mang quốc tịch Việt Nam, đây là điều kiện đầu tiên để Việt Nam tiến hành bào hộcông dân

Điều kiện thứ hai đó là công dân Việt Nam ở nước ngoài bị xâm hại quyền và lợi íchhợp pháp hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Ở đây có thể thấy hoạt động bảo hộ côngdân ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa rộng Như vậy những quy định trên hoàn toàn phù hợpvới pháp luật quốc tế

3.1.2 Thẩm quyền bảo hộ công dân

Theo Khoản 7 Điều 96 Hiến pháp quy định về quyền hạn của Chính phủ Việt Nam, từ

đó cho ta thấy cơ quan có thẩm quyền bảo hộ công dần gồm hai nhóm: cơ quan có thẩm quyềntrong nước và cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài

Ở trong nước cơ quan có thẩm quyền chính là Bộ Ngoại Giao (Khoản 7 Điều 2 Nghịđịnh 15/2008/ NĐ – CP của chính phủ ngày 04/02/2008) Bộ Ngoại giao là cơ quan chính chịutrách nhiệu thực hiện hoạt động bảo hộ công dân, có nhiệm vụ đề ra các chính sách, biện pháp

để tiến hành bảo hộ công dân

Cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài là cơ quan đại diện của nước CHXHCN ViệtNam ở nước ngoài (cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chứcquốc tế) Các cơ quan có nhiệm vụ rất quan trọng trong đó có nhiệm vụ lãnh sự cụ thể là bảo

hộ lãnh sự cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam (Khoản 1 Điều 8 Luật cơquan đại diện nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

3.1.3 Biện pháp bảo hộ công dân

Hiện nay trong các văn bản của pháp luật Việt Nam có khá nhiều quy định về các biệnpháp bảo hộ công dân nhưng thường là những quy định rời rạc chưa có tính thống nhất TạiĐiều 9 của Luật Cơ quan đại điện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoàinăm 2009 quy định về việc các cơ quan đại diện có nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ cộng đồngngười Việt Nam ở nước ngoài thông qua một số hoạt động như: kiến nghị cơ quan có thẩm

12

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w