1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều 39 Hp Năm 2013 Quy Định “Côngdân Có Quyền Và Nghĩa Vụ Học Tập”. Có Quan Điểmcho Rằng Nên Cấm Việc Dạy Thêm, Học Thêm.pdf

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều 39 HP năm 2013 quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Có quan điểm cho rằng: Nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.
Tác giả Đặng Thị Thảo Linh, Ninh Thị Phương Minh, Đoàn Phi, Đinh Thị Thanh Huyền, Đặng Bá Tú, Phạm Thu Hằng, Nguyễn Đức Vinh, Võ Thanh Phấn, Dương Hiền Lương, Nguyễn Minh Long, Phạm Mỹ Duyên
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 450 KB

Nội dung

Luận điểm 1: Nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường để đảm bảo công bằng trong giáo dục đối với các em học sinh...7 3.2.. Hiện nay, ở Việt Nam, ngoài việc giảng dạy và

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM Môn: Luật Hiến pháp

Đề số 3: Điều 39 HP năm 2013 quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” Có quan điểm cho rằng: Nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong

và ngoài nhà trường Với kiến thức về Luật Hiến pháp Việt Nam, hãy lập luận để ủng hộ/phản đối ý kiến trên

Trang 2

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TRANH

quyền và nghĩa vụ học tập” Có quan điểm cho rằng: nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường Với kiến thức về Luật HP Việt Nam, hãy lập luận

để ủng hộ/phản đối ý kiến trên

Giảng viên chấm (Ghi rõ họ tên và kí)

Điểm đánh giá của giảng viên

Ghi chú

Nội dung

tranh

biện

Nắm rõ chủ đề tranh biện, thể hiện rõ

ràng quan điểm ủng hộ/phản đối

2

Các lập luận có liên quan đến luận điểm

chính; logic và chặt chẽ

Thông tin đưa ra rõ ràng và chính xác

Có sử dụng số liệu, ví dụ minh họa cho

luận điểm, có độ tin cậy cao

Hình

thức

trình bày

Lỗi chính tả và văn phạm

Hình ảnh, clip, biểu đồ hấp dẫn thu hút

Có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo

Buổi

tranh

biện

Phong cách thuyết trình tự tin, linh hoạt,

Có sự phối hợp trong thời gian thuyết

trình và thời gian trả lời tranh biện

Nhóm tranh biện nắm vững nội dung

trình bày nội dung một cách thuyết phục

Tranh luận đúng chừng mực và kiểm

soát được cảm xúc trong tranh biện

Đúng thời gian

Các lập luận phản bác chính xác, phù

hợp và mạnh mẽ

Trả lời được các câu hỏi của các nhóm

quan sát

Theo dõi

và nhận

xét các

cặp tranh

biện

Đặt ra câu hỏi có liên quan đến chủ đề

tranh biện

2

Nhận xét về tính thuyết phục và kĩ năng

tranh biện cuốn hút

Tổng điểm toàn bài 10

Lớp thảo luận :

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhóm: 5

Lớp: 4705

Chủ đề tranh biện: Điều 39 HP năm 2013 quy định “Công dân có quyền và nghĩa

vụ học tập” Có quan điểm cho rằng: nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường Với kiến thức về Luật HP Việt Nam, hãy lập luận để ủng hộ/phản đối ý kiến trên

1 Kế hoạch làm việc của nhóm

Khi nhận được bài tập nhóm biết được chủ đề tranh biện của nhóm em, chúng em

đã bắt tay vào tìm hiểu qua thông tin đại chúng, sách báo và thư viện nhà trường Buổi họp thứ nhất, của chúng em đã nêu ra những ý kiến, suy nghĩ và ý tưởng của mình Cuối cùng nhóm em đã thống nhất được các vấn đề cần giải quyết và bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu các luận điểm một cách cụ thể

Buổi họp thứ hai, chúng em góp ý, sửa chữa những điểm chưa hợp lý, tìm thông tin,

dữ liệu, dẫn chứng để thống nhất và bắt đầu tổng hợp và hoàn thiện bài

Tuần tiếp theo, nhóm đã tổng hợp tất cả và thu gọn bài để đáp ứng số trang, và đúng với yêu cầu của giảng viên

Cuối cùng, để chuẩn bị cho tốt nhất cho buổi tranh biện, chúng em đã chia làm hai nhóm ủng hộ và phản đối quan điểm để tập dượt, và cử ra một bạn đại diện thuyết trình

2 Phân chia công việc và họp nhóm

Tiến độ thực hiện

Mức độ hoàn

Kết quả

Có Không Không

tốt TB Tốt

Tham gia đầy đủ

Tích cực sôi nổi

Đóng góp nhiều

Thảo Linh

Phương

Minh

Thanh

Huyền

Hằng

Trang 4

Đức Vinh

Phấn

Hiền

Lương

Minh

Long

Duyên

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2022

Nhóm trưởng Ninh Thị Phương Minh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

1 Khái quát về quyền con người và điều 39 HP 2013: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” 5 1.1 Khái quát về quyền con người 5 1.2 Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập (Điều 39- HP 2013) 6 1.3 Điều 13 Luật giáo dục 2019 về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: 6

2 Thực trạng dạy thêm, học thêm của nước ta hiện nay 6 2.1 Định nghĩa dạy thêm, học thêm trong nhà trường và dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và các hình thức tổ chức 6 2.2 Thực trạng tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường 7 2.3 Có những qui định gì về tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường hiện nay? 7

3 Ý kiến đối với quan điểm: “Nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường” 7 3.1 Luận điểm 1: Nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường để đảm bảo công bằng trong giáo dục đối với các em học sinh 7 3.2 Luận điểm 2: Nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường để giúp cho học sinh được phát triển toàn diện 8 3.3 Luận điểm 3: Nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường nhằm tôn trọng ý kiến, nguyện vọng chính đáng của các em học sinh 9 3.4 Luận điểm 4: Nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường bảo vệ quyền lợi của giáo viên 10 3.5 Luận điểm 5: Nên cấm việc dạy thêm và học thêm trong và ngoài nhà trường nhằm loại bỏ những tiêu cực trong và ngoài giáo dục 11 KẾT LUẬN 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, xã hội phát triển đã thúc đẩy các lĩnh vực trong cuộc sống ngày càng phát triển trong đó, lĩnh vực giáo dục luôn nằm ở vị trí hàng đang Hiện nay, ở Việt Nam, ngoài việc giảng dạy và học tập trên ghế nhà trường theo quy định của

Bộ Giáo Dục, thì vấn đề dạy thêm, học thêm ngoài giờ cũng đã và đang được quan tâm Dạy thêm, học thêm ngoài giờ vốn là một nhu cầu chính đáng để bổ sung, củng

cố và nâng cao kiến thức, trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ năng cho người học “Học, học nữa, học mãi!” - đó là biểu hiện của sự tích cực, sự ham học hỏi, mong muốn học tập suốt đời nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển của bản thân mỗi con người

Tuy nhiên, từ nhu cầu lớn đó của xã hội, đã dẫn theo hàng loạt tiêu cực Việc

mở lớp và dạy học tràn lan, trong đó có sự góp mặt của những giáo viên trong và ngoài ngành giáo dục đã lạm dụng việc dạy thểm sai mục đích, biến sự tích cực của việc dạy thêm, học thêm thành tiêu cực Hiện tượng xã hội ấy đem lại cho học sinh, phụ huynh và các cơ quan quản lí có thẩm quyền những câu chuyện dở khóc, dở cười, hay những câu chuyện nhức nhối, bức xúc,… Do đó, dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường chính là một vấn đề nổi cộm, phức tạp trong ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung

Xoay quanh vấn đề dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, có quan điểm cho rằng “nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường” Chúng em ủng hộ quan điểm này và thể hiện sự ủng hộ ấy qua nội dung được trình bày sau đây:

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Khái quát về quyền con người và điều 39 HP 2013: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”

1.1 Khái quát về quyền con người

Về khái niệm quyền con người, trên quan điểm các quyền tự nhiên (natural rights), “là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do bản chất của nó chứ không phải tạo ra bởi pháp luật hiện hành” Bên cạnh

đó, nhìn nhận trên khía cạnh các quyền pháp lý (legal rights), quyền con người được hiểu là “những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do của con người” Quyền con người có thể được chia

làm hai nhóm: Nhóm thứ nhất là các quyền tự do dân sự, chính trị, bao gồm: quyền

sống, tự do và an toàn cá nhân; quyền tự do đi lại, cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân; quyền tự do tín

ngưỡng tôn giáo;… và nhóm thứ hai là các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, bao gồm:

quyền làm việc và tự do lựa chọn nghề nghiệp; quyền nghỉ ngơi và thư giãn; quyền được học tập;…

Trang 7

Về đặc trưng, theo GS.TS Thái Vĩnh Thắng trong giáo trình “Luật Hiến pháp Việt Nam 2021” trường Đại học Luật Hà Nội, quyền cơ bản có con người

mang bốn đặc điểm cơ bản sau: Tính phổ biến, Tính không thể chuyển nhượng, Tính không thể phân chia, Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

1.2 Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập (Điều 39- HP 2013)

Quyền và nghĩa vụ học tập là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức khác nhau (học tập trung, học chính quy,…) và nhà nước có các chủ trương, biện pháp thích hợp để thực hiện nguyên tắc ai cũng được học Vì vậy ở nước ta, mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, từ bậc tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học, có thể học bất kì ngành nghề nào bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời Mọi công dân trong độ tuổi quy định đều có nghĩa vụ học tập để đạt trình

độ giáo dục phổ cập Công dân có quyền được học tập và có bổn phận, nghĩa vụ học hết chương trình giáo dục phổ cập Thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập có ý nghĩa lớn lao đối với mọi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, là cơ sở để nâng cao dân trí,

có nhiều lao động chuyên môn giỏi, tay nghề cao, tạo ra lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả, cuộc sống của mỗi người ngày càng ấm no, hạnh phúc, xã hội phát triển văn minh Như vậy, quyền và nghĩa vụ học tập của mỗi công dân trong

HP 2013 là một nhu cầu cơ bản và cần thiết đối với mỗi công dân, mỗi công dân trên đất nước đều có quyền được tiếp cận giáo dục và có nghĩa vụ học tập tạo nền tảng vững chắc có đất nước

1.3 Điều 13 Luật giáo dục 2019 về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân:

1 Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, ngoại hình, nguồn gốc, địa vị, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng

về cơ hội học tập

2 Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình

3.Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập

2 Thực trạng dạy thêm, học thêm của nước ta hiện nay

2.1 Định nghĩa dạy thêm, học thêm trong nhà trường và dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và các hình thức tổ chức

Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người

học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là hình thức dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập tổ chức Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học

thêm không do các cơ sở giáo dục công lập tổ chức

Qua tìm hiểu, chúng em thấy dạy thêm, học thêm có những hình thức chủ yếu sau:

Trang 8

Đối với tổ chức dạy thêm trong trường học: dạy thêm trên lớp, dạy thêm theo nhóm phân chia theo năng lực của từng thành viên, tổ chức học thêm theo nhu cầu

và mong muốn của phụ huynh, học sinh; đối với tổ chức dạy thêm ngoài trường học: dạy thêm ở trung tâm, dạy thêm tại nhà, dạy thêm theo nhóm tùy vào khả năng học sinh, tổ chức học online

2.2 Thực trạng tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường

Việc dạy thêm, học thêm tràn lan trong một thời gian dài đã được nhiều người coi là tệ nạn, đã làm nảy sinh các tiêu cực trong ngành giáo dục Dẫn đến các tác hại là làm giảm chất lượng các giờ dạy trên lớp, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học nói chung Học sinh có động cơ thái độ học tập không đúng đắn, học đối phó, tham gia học thêm chủ yếu vì điểm chứ không vì kiến thức Nhiều học sinh học lệch hoặc tham gia học thêm liên tục, gây tình trạng quá tải, trái với chủ trương giáo dục toàn diện của ngành giáo dục Nghiêm trọng nhất của tệ nạn dạy thêm học thêm tràn

lan là làm giảm uy tín, lòng tin của người giáo viên trong mắt học sinh và phụ

huynh, góp phần làm nảy nở tiêu cực trong giáo dục, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục nói chung Hệ quả của việc dạy thêm - học thêm không đúng cách sẽ tàn phá nền tri thức của thế hệ tương lai đất nước Học thêm chưa bao giờ là xấu, nhưng không đúng cách, hiểu sai, một số người làm biến tướng việc học thêm, đặc biệt khi một số nhà giáo mang con chữ ra kinh doanh một cách bất chấp, để thu lại lợi nhuận, không quan tâm đến chất lượng giáo dục Và thực trạng ấy hàng ngày vẫn diễn ra trên mọi nơi Tình trạng học sinh khi tới lớp học thêm ngủ gục hay không thể tập trung do mệt mỏi không hiếm Theo báo cáo phân tích Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 mới đây của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và UNESCO cho thấy, trung bình gia đình học sinh đóng góp khoảng 24% tổng chi phí cho học sinh đi học và có xu hướng tăng dần theo cấp học, trong đó chi phí học thêm là khoản lớn nhất Chương trình được kỳ vọng sẽ giảm tải, giảm áp lực cho học sinh Trên thực tế, nhiều giáo viên cũng đánh giá chương trình SGK mới hấp dẫn và có phần giảm tải, thế nhưng nhiều học sinh vẫn đang gồng mình đi học thêm

2.3 Có văn bản nào quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường hiện nay?

Những quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường (qui trình tổ chức, hồ sơ, thủ tục, trách nhiệm quản lý của cơ quan có thẩm quyền, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm) được thể hiện trong Thông tư số

17/2012/TT-BGDĐT 3 Ý kiến đối với quan điểm: “Nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong

và ngoài nhà trường”

Chúng em ủng hộ quan điểm này và thể hiện sự ủng hộ ấy qua những luận điểm sau:

3.1 Luận điểm 1: Nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường

để đảm bảo công bằng trong giáo dục đối với các em học sinh.

3.1.1 Cơ sở pháp lý

Trang 9

-Khoản 2, điều 16 HP 2013: “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

-Điều 39 HP 2013: “Công dân có quyền và nghĩa vụ trong học tập.”

3.1.2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, những câu chuyện như giáo viên phân biệt đổi xử các em học sinh

đi học thêm và không đi học thêm, thầy cô dạy hời hợt, cắt xén chương trình ở trên lớp để học sinh phải học thêm, những đề kiểm tra thường xuyên, định kì ở trường giống với đề được làm ở lớp học thêm, giáo viên lấy điểm số, kết quả học tập,…làm

“mồi nhử” để phụ huynh cho con đi học thêm,…diễn ra nhiều trong môi trường học tập của các em học sinh

3.1.3 Lập luận

Những hành động phân biệt đối xử, thiên vị của một bộ phận giáo viên trong giảng dạy, giáo dục xoay quanh vấn đề học thêm đã trái với khoản 2, điều 16 HP

2013 Những tiêu cực ấy đã tạo ra sự không công bằng giữa các em học sinh; việc đi học thêm thường tốn kém, không phải gia đình nào cũng có có điều kiện cho con đi học thêm Hơn nữa, những hiện tượng ấy đã tác động một cách tiêu cực tới quá trình học tập của học sinh, gây ra rất nhiều những bức xúc cho các em học sinh, các bậc phụ huynh Điều này làm mất đi sự cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục, tạo cho phụ huynh, học sinh lối suy nghĩ lệch lạc trong học tập đó là “đi học thêm là sẽ được điểm cao, thành tích tốt” Hành động cắt xén chương trình, giảng dạy hời hợt, qua loa,…của một bộ phận giáo viên đã ngăn cản, hạn chế quyền trong học tập của các em học sinh – những công dân Việt Nam Những tiêu cực xuất phát từ lợi ích của việc dạy thêm làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền học tập của các em học sinh không đi học thêm, tác động tiêu cực tới quá trình học tập, trau dồi kiến thức

Chính vì vậy, nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường để đảm bảo công bằng giữa các em học sinh Khi các em cùng xuất phát điểm, cùng điều kiện, chúng ta sẽ biết học sinh nào có năng lực thực sự

3.2 Luận điểm 2: Nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường để giúp cho học sinh được phát triển toàn diện.

3.2.1 Cơ sở pháp lý

-Khoản 1, điều 37 HP 2013: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”

-Khoản 2, điều 37 HP 2013: “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc”

3.2.2 Cơ sở thực tiễn

Do hình thức thi các môn tổ hợp vào đại học, trung học phổ thông, các em học sinh thường xuyên học thêm các môn học được coi là “môn chính” như Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa…, thậm chí trường hợp học sinh theo học nhiều “môn chính” cùng một lúc là rất nhiều Việc học nhiều môn, nhiều ca học liên tiếp khiến cho bữa

ăn của các em thường vội vàng, qua loa, để kịp giờ học Các lớp học thêm thường diễn ra sau giờ học chính quy, vào các buổi chiều, tối hoặc vào những ngày nghỉ cuối tuần của các em học sinh với nhiều hình thức như: giảng dạy trực tiếp, trực

Trang 10

tuyến,… Và có một hiện tượng đáng để lưu tâm, đó là trong kì nghỉ hè – thời gian cho các em học sinh giải tỏa căng thẳng không có và các em vẫn phải đi học thêm

3.2.3 Lập luận

Theo khoản 1, điều 37 HP 2013, chúng ta có thể thấy nhà nước nghiêm cấm những hành vi vi phạm tới quyền trẻ em – bao gồm quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu, quyền vui chơi, giải trí, quyền giữ gìn, phát huy bản sắc của trẻ em,…được qui định cụ thể trong Luật Trẻ em 2014 Khoản 2, điều 37 HP 2013 cho thấy rằng thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc,

ý thức công dân Và các em trong độ tuổi học sinh đều nằm trong nhóm trẻ em, thanh niên Lịch học dày đặc, kín mít đã ảnh hưởng tới sự phát triển của học sinh Những buổi học kéo dài, những bữa ăn qua loa, việc học nhiều môn cùng lúc, sự xuất hiện hình thức học online,…gây ra sự mệt mỏi tới các bộ phận trên cơ thể, về lâu dài có thể ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần và ảnh hưởng xấu tới học sinh đang ở giai đoạn trước và đang dậy thì

Khi phần lớn thời gian trong ngày của các em bị chiếm bởi việc học điều kiện để cho các em học sinh rèn luyện sức khỏe, trau dồi các kĩ năng sống cần thiết,

…là rất ít, thậm chí không có Vì ít được thực hành, trải nghiệm thực tế, ít được tiếp xúc với những điều mới lạ, thú vị khác ngoài kiến thức được giảng dạy làm cho học sinh bị động trong tiếp thu kiến thức Đi học thêm liên tục, thường xuyên còn làm cho các em học sinh cảm thấy chán nản, không có hứng thú trong học tập, nảy sinh suy nghĩ đi học để chống chế, đối phó Điều đó thể hiện việc học thêm chưa chắc đã đem lại hiệu quả như mong muốn Hơn hết, nó làm truyền thống hiếu học, ý thức học tập, rèn luyện của nhân dân ta bị mai một trong tinh thần, suy nghĩ của các em học sinh

Vì vậy, nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường để giúp cho học sinh được phát triển toàn diện Từ đó góp phần nâng cao tinh thần hiếu học,

sự chăm chỉ, sáng tạo bao đời nay của nhân dân ta

3.3 Luận điểm 3: Nên cấm việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường nhằm tôn trọng ý kiến, nguyện vọng chính đáng của các em học sinh.

3.3.1 Cơ sở pháp lý

-Khoản 2, điều 15 HP 2013: “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.”

-Khoản 1, điều 37 HP 2013: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”

-Điều 39 HP 2013: “Công dân có quyền và nghĩa vụ trong học tập.”

3.3.2 Cơ sở thực tiễn

Thực tế, người quyết định cuối cùng cho vấn đề “Đi hay không đi học thêm” của học sinh thường là phụ huynh, mặc cho học sinh mới là người trực tiếp tham gia học tập, rèn luyện Phụ huynh thường xem nhẹ, hoặc không lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng chính đáng của các em học sinh Căn bệnh thành tích, chạy theo điểm số, sự so sánh “con nhà người ta”,…vẫn còn hiện diện trong suy nghĩ của các bậc phụ huynh ngày nay, cùng với đó là sự tác động của giáo viên

3.3.3 Lập luận

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w