1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Các Quy Định Thuộc Chế Định Hợp Đồng Vay Tài Sản.pdf

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Các Quy Định Thuộc Chế Định Hợp Đồng Vay Tài Sản
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 179,32 KB

Nội dung

Đây là loại hợp đồng vay tài sản mà hai bên không xác định thời điểm trả nợ cụ thể không kỳ hạn và các bên không thỏa thuận bên vay phải trả lãi cho bên cho vay.2 Thứ hai, hợp đồng vay

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

HỆ THỐNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 2

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 3

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 3

1 Khái niệm 3

2 Đặc điểm 4

3 Đối tượng 5

4 Phân loại 5

5 Lãi và lãi suất 5

6 Quyền và nghĩa vụ của các bên 7

6.1 Bên cho vay 7

6.2 Bên vay 7

7 Hụi, họ, biêu, phường 7

II ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH THUỘC CHẾ ĐỊNH 8

HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 1 Ưu điểm 8

2 Hạn chế 11

III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 11

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 2

HỆ THỐNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Trang 3

MỞ ĐẦU

Rõ ràng, luật học và kinh tế học có quan hệ mật thiết với nhau Kinh tế học là một ngành khoa học xã hội nghiên cứu về cách thức con người đưa ra quyết định trước sự khan hiếm về tài nguyên (tạm dịch).1 Một người muốn mua một chiếc xe hơi hoặc một căn nhà, nhưng anh ta lại không đủ tiền Anh ta đứng trước hai sự lựa chọn (quyết định), hoặc là không mua nữa cho đến khi tích lũy đủ số tiền, hoặc vay tiền để sở hữu tài sản Với sự lựa chọn thứ hai, con người tham gia vào một quan hệ xã hội, hay một hợp đồng, do pháp luật điều chỉnh - hợp đồng vay tài sản Theo dòng lịch sử, từ BLDS 1995 đến BLDS 2005 và bây giờ là BLDS 2015 đều dành riêng một chế định cho hợp đồng vay tài sản Bài tiểu luận này phân tích về các quy định của BLDS 2015

về hợp đồng vay tài sản, những điểm ưu, điểm khuyết, và kiến nghị hoàn thiện

Thông qua bài nghiên cứu này, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các thầy cô, các chuyên gia, và các bạn học đồng môn Mặc dù đã có những sự tìm tòi, nghiên cứu, song chắc hẳn nội dung của bài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu sót Em mong sẽ nhận được những lời góp ý giản

dị mà ý nghĩa đến từ các thầy cô, các chuyên gia, và các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề để bài tiểu luận được ngày một hoàn thiện hơn Em xin chân thành cám ơn!

NỘI DUNG

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN:

Theo BLDS 2015, chế định hợp đồng vay tài sản bao gồm chín điều, được quy định tại mục

04 chương XVI về một số hợp đồng thông dụng Phần này phân tích các khía cạnh xoay quanh loại hợp đồng này

1 Khái niệm

Nội hàm khái niệm hợp đồng vay tài sản đã được thể hiện cụ thể ngay trong BLDS 2015

Theo đó, Điều 463 BLDS 2015 khẳng định “hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,

theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”2

1 Steven A Greenlaw, Timothy Taylor, Principles of Economics, OpenStax, pg 11.

2 Điều 463 BLDS 2015.

Trang 4

Nhìn từ định nghĩa trên, ta có thể rút ra được một số kết luận: Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản

là một quan hệ pháp luật trên cơ sở cùng chung ý chí gồm hai bên chủ thể là bên vay và bên cho

vay Thứ hai, bên cho vay có trách nhiệm giao tài sản cho bên vay, trong khi bên vay có trách

nhiệm hoàn trả tài sản cho bên vay, thậm chí là trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định

2 Đặc điểm

Từ định nghĩa tại Điều 463 BLDS, ta thấy rằng hợp đồng vay tài sản có ba đặc điểm chính:

Trước hết, bản chất của hợp đồng vay tài sản là bên cho vay chuyển quyền sở hữu tài sản cho

bên vay Kể từ thời điểm bên vay nhận tài sản thì tài sản đó thuộc quyền sở hữu của bên vay, tức bên vay có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, và định đoạt đối với tài sản đó

Bên cạnh đó, theo quan điểm của người viết, hợp đồng vay tài sản vừa là hợp đồng đơn vụ, vừa là hợp đồng song vụ “Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ”1; theo đó, đối với hợp đồng vay tài sản, bên vay không có quyền đối với bên cho vay, ngược lại bên cho vay

có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả vật cùng loại tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản.2 Tuy nhiên, cũng có thể coi hợp đồng vay tài sản là hợp đồng song vụ bởi bên cho vay có

nghĩa vụ “giao tài sản đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa

thuận”3 cho bên vay Bản thân người viết người hiện tại đang nghiêng về quan điểm thứ hai, tức cho rằng hợp đồng vay tài sản là một hợp đồng song vụ (hợp đồng song phương) khi cả bên cho vay và bên vay đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau

Ngoài ra, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng (khế ước) hữu thường (có đền bù) hoặc hợp đồng (khế ước) vô thường (không có đền bù) Người viết cho rằng thay vì phân loại thành hợp đồng có đền bù hoặc hợp đồng không có đền bù, có thể phân loại hợp đồng thành hợp đồng hữu thường hoặc hợp đồng vô thường sẽ sát nghĩa và đúng với bản chất của hai loại hợp đồng này hơn Hợp

đồng (khế ước) có tính cách hữu thường khi nào mỗi bên cùng phải mất một quyền lợi gì cho bên kia, hay cho một người đệ tam (người thứ ba) hưởng.4 Đây là loại hợp đồng có đền bù, mà cụ thể

là hợp đồng vay tài sản trong trường hợp bên vay phải trả lãi bên cạnh nợ gốc cho bên cho vay Còn hợp đồng (khế ước) có tính cách vô thường khi nào chỉ làm lợi cho một bên trong hai người kết ước.5 Đây là loại hợp đồng không có đền bù, mà cụ thể là hợp đồng vay tài sản trong trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tài sản mà không yêu cầu phải trả lãi

1 Khoản 2 Điều 402 BLDS 2015.

2 Trường Đại học Luật Hà Nội, (2018), Giáo trình Luật Dân sự, tập II, Nxb Công an Nhân dân, tr 165.

3 Khoản 1 Điều 465 BLDS 2015.

4 Ngô Huy Cương, (2009), Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, “Hai cặp phân loại hợp đồng cơ bản”, số 25, tr 29.

5 Tlđd, tr 29.

Trang 5

3 Đối tượng

Từ thực tiễn đời sống, ta thấy rằng các bên tham gia hợp đồng vay tài sản thường sử dụng tiền làm đối tượng của hợp đồng Tuy nhiên, tiền chỉ là đại diện đặc trưng nhất của đối tượng trong hợp đồng vay tài sản Theo quy định tại Điều 463 và Điều 466, đối tượng của hợp đồng vay tài

sản là vật cùng loại Ngoài tiền, người ta có thể sử dụng vàng, bạc, kim cương, “những vật có

cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng, có thể thay thế cho nhau”1 làm đối tượng của hợp đồng vay tài sản

4 Phân loại

Dựa theo quy định tại Điều 466, Điều 469, và Điều 470 BLDS, ta có thể chia hợp đồng vay tài sản thành 04 loại:

Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản không kỳ hạn và không có lãi Đây là loại hợp đồng vay tài sản

mà hai bên không xác định thời điểm trả nợ cụ thể (không kỳ hạn) và các bên không thỏa thuận bên vay phải trả lãi cho bên cho vay.2

Thứ hai, hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi Đây là loại hợp đồng vay tài sản mà hai bên

không thỏa thuận thời điểm phải trả nợ gốc mà chỉ thỏa thuận mức lãi suất.3

Thứ ba, hợp đồng vay có kỳ hạn không có lãi Đây là loại hợp đồng hai bên đã thỏa thuận với

nhau về thời điểm bên vay hoàn trả tài sản cho bên cho vay mà không phải trả lãi

Thứ tư, hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi Đây là loại hợp đồng mà hai bên thỏa thuận với nhau

cả về thời điểm trả nợ và khoản lãi phát sinh từ nợ gốc

5 Lãi và lãi suất

Lãi và lãi suất là vấn đề thường xuyên xuất hiện và đặc biệt quan trọng trong hợp đồng vay tài sản Mặc dù vậy, BLDS 2015 lại không đưa ra định nghĩa nào về lãi cũng như lãi suất Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra định nghĩa về hai thuật ngữ này Cụ thể, lãi là khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà bên vay phải trả thêm ngoài số tiền hoặc vật đã vay để có thể sử dụng tài sản vay của bên cho vay Lãi được tính căn cứ vào số tiền vay, thời gian vay và lãi suất Còn lãi suất

là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay Lãi suất được xác định theo đơn vị thời gian cụ thể.4

1 Khoản 1 Điều 113 BLDS 2015.

2 Tưởng Duy Lượng, (2018), Tạp chí Kiểm sát, “Những nội dung cơ bản về hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật Dân

sự năm 2015”, số 17, tr 06 – 07.

3 Tlđd, tr 08.

4 Lê Thị Giang, (2017), Tạp chí Kiểm sát, “Hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và kiến nghị hoàn

thiện”, số 10, tr 36 – 41.

Trang 6

Trong khi lãi suất được dành riêng một điều (Điều 468) để quy định, lãi lại được quy định tại khoản 04 và khoản 05 Điều 466 BLDS Theo đó, trong trường hợp hai bên có thỏa thuận về lãi

suất thì “lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoảng tiền vay, trừ trường

hợp luật khác có liên quan có quy định khác.” (khoản 1 Điều 468 BLDS) Trường hợp hai bên có

thỏa thuận về việc trả lãi mà không xác định rõ lãi suất và xảy ra tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS (20%/năm), tức 10%/năm Đối với việc xác định khoản lãi, ta chia làm hai trường hợp là vay không có lãi và vay có lãi Trường hợp vay không có lãi (khoản 04 Điều 466 BLDS), tiền lãi (lãi do quá hạn thực hiện nghĩa vụ) được tính bằng công thức: tiền lãi = số tiền chậm trả x 10%/năm (0,83%/tháng) x thời gian chậm trả Ví dụ, ông A vay bà B 50 triệu đồng không tính lãi nhưng đến hạn trả nợ ông A vẫn chưa trả 06 tháng sau, ông A hoàn trả bà B 50 triệu đồng Vậy tiền lãi do chậm trả nợ trong trường hợp này là: 50,000,000 x 10% : 12 x 06 = 2,500,000 đồng

Trường hợp vay có lãi (khoản 05 Điều 466 BLDS) ta lại chia thành hai trường hợp nhỏ là đã trả xong nợ gốc trong hạn và chưa trả nợ gốc đã quá hạn Với trường hợp đã trả xong nợ gốc trong hạn nhưng chưa trả tiền lãi phát sinh từ nợ gốc, có hai loại lãi là lãi phát sinh từ nợ gốc (lãi trong hạn) và lãi phát sinh từ lãi chậm trả (điểm a khoản 05) Với lãi phát sinh từ nợ gốc, công thức tính là lãi = nợ gốc x lãi suất x kỳ hạn Ví dụ, ông C cho ông D vay 100 triệu đồng trong thời hạn 01 năm với mức lãi suất 15%/năm Số tiền lãi trong hạn là: 100,000,000 x 15% x 1= 15,000,000 đồng Trong khi đó, với lãi phát sinh từ lãi chậm trả, công thức tính lãi là lãi trên lãi chậm trả = lãi chậm trả (lãi trong hạn) x lãi suất x thời gian chậm trả Ví dụ, trong trường hợp sau

01 năm ông D mới trả xong nợ gốc là 100 triệu đồng nhưng chưa thanh toán lãi trong hạn là 15 triệu đồng mà phải 06 tháng sau ông mới thanh toán thì số tiền lãi phát sinh từ 15 triệu đồng chậm trả là: 15,000,000 x 10% : 12 x 06 = 750,000 đồng

Với trường hợp vay nhưng chưa trả xong nợ gốc, ta có công thức: lãi trên nợ gốc quá hạn = nợ gốc chưa trả x lãi suất theo hợp đồng x 150% x thời gian chậm trả Ví dụ, ông D sau 01 năm không trả nợ 100 triệu đồng cho ông C mà phải 02 năm sau mới trả xong nợ thì số tiền lãi trên nợ gốc là: 100,000,000 x 15% x 150% x 02 = 45,000,000 đồng

6 Quyền và nghĩa vụ của các bên

6.1 Bên cho vay

Điều 465 BLDS 2015 quy định 03 nghĩa vụ của bên cho vay, bao gồm:

Trang 7

“1 Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã

thỏa thuận.

2 Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

3 Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều

470 BLDS hoặc luật khác có liên quan quy định khác.”

Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn, bên cho vay có quyền đòi lại tài sản vào bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay biết trước một thời gian hợp lý Trường hợp vay không kỳ hạn

có lãi, bên cho vay còn có quyền được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản

Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi, bên cho vay có quyền đòi lại tài sản trước kỳ hạn nhưng phải được sự đồng ý của bên vay.1

6.2 Bên vay

Đối lập với bên cho vay, nghĩa vụ quan trọng nhất của bên vay chính là nghĩa vụ trả nợ Trong trường hợp hợp đồng vay không kỳ hạn, bên vay có quyền trả lại tài sản vào bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý

Trong trường hợp hợp đồng vay có kỳ hạn, bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn có lãi, bên vay có nghĩa vụ phải trả toàn bộ lại theo kỳ hạn mặc dù có thể đã trả lại toàn bộ nợ gốc trước kỳ hạn

7 Hụi, họ biêu, phường

Họ là một hình thức cho vay đặc biệt giữa những người cùng chơi họ Hình thức vay này được

áp dụng phổ biến trong các cộng đồng dân cư, các làng xã Điểm đặc biệt của hình thức vay này thể hiện ở việc trả lãi tại thời điểm nhận phần họ mà những người chơi họ góp vào Người lĩnh họ trước sẽ được nhận phần họ của những người khác sau khi đã trừ đi một phần được coi là lãi phải trả

Họ mang tính chất tương trợ, là một giao dịch về tài sản không có lãi và có nhiều người tham gia mà mỗi người sẽ được nhận họ một lần theo thứ tự thỏa thuận hoặc theo bốc thăm Pháp luật khuyến khích nhân dân góp họ nhằm tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư để giải quyết khó khăn tạm thời về tài chính trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh nhưng nghiêm cấm lợi dụng việc tổ chức họ nhằm mục đích kinh doanh tiền tệ trái phép, lừa đảo hoặc lạm dụng tín

1 Khoản 01 Điều 470 BLDS 2015.

Trang 8

nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác Đồng thời, trường hợp tổ chức họ có lãi thì phải tuân theo quy định của BLDS.2

II ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH THUỘC CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN:

1 Ưu điểm

Trong phần này, người viết sẽ nhận định những điểm sáng của chế định hợp đồng vay tài sản của BLDS 2015 trong tương quan với chế định này thuộc BLDS 2005

Xét về cấu trúc, không có sự thay đổi nhiều về chế định hợp đồng vay tài sản trong BLDS

2005 và BLDS 2015 Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở việc đã có sự thay đổi trong việc tính lãi liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của bên vay và lãi suất

Về cách tính lãi, khoản 04, khoản 05 BLDS 2005 quy định:

“4 Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy

đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5 Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công

bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Còn khoản 04, khoản 05 Điều 466 BLDS 2015 quy định như sau:

“4 Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì

bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5 Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Về lãi suất, Điều 476 BLDS 2005 quy định:

2 Nguyễn Minh Tuấn, (2016) Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

năm 2015, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 685 – 686.

Trang 9

“1 Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do

Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2 Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc

có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Còn Điều 468 BLDS 2015 thì quy định:

“1 Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2 Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Nhìn từ quy định của hai Bộ luật, có thể thấy rõ trong khi BLDS 2005 quy định cách tính lãi và lãi suất “động” dựa trên lãi suất cơ bản do NHNN công bố thì BLDS 2015 lại có khuynh hướng tính lãi và lãi suất “tĩnh”, quy định mức trần lãi suất trong trường hợp thỏa thuận vay (20%/năm)

và ấn định tỷ lệ lãi suất trong trường hợp bên vay không trả nợ gốc quá hạn (150%)

Trong BLDS 2005, “trục xoay chính” cho cách tính lãi và lãi suất là lãi suất cơ bản do NHNN

công bố Cách quy định như thế đã bộc lộ một số bất cập Thứ nhất, lãi suất cơ bản là một tỷ lệ dễ

biến động theo thị trường, đồng thời do NHNN công bố chứ không được ấn định ngay trong luật nên sẽ gây khó khăn trong việc tiếp cận đối với bên cho vay Họ sẽ không biết lãi suất đã thỏa

thuận trong hợp đồng có vi phạm quy định của pháp luật không Thứ hai, theo khoản 05 Điều 474

BLDS 2005, trong trường hợp vay có lãi mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì chỉ phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn dựa trên lãi suất cơ bản do NHNN công bố Quy định này sẽ tạo ra tâm lý chây ỳ trong việc trả nợ, bởi lãi suất cơ bản có thể thấp hơn rất nhiều so với lãi suất

mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng

Để giải quyết hai bất cập này, BLDS 2015 đã đi theo hướng quy định “cứng” trần lãi suất là 20%/năm Trường hợp có thỏa thuận nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì mức lãi suất sẽ là 10%/năm Trong trường hợp hợp đồng vay có lãi mà bên vay đến hạn không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ thì sẽ phải trả nợ gốc, lãi trong hạn, lãi trên lãi quá hạn, và lãi trên nợ

Trang 10

gốc chưa trả Quy định này đốc thúc, buộc người vay có trách nhiệm hoàn trả tài sản cho người cho vay đúng thời hạn

Ngoài ra, thẩm quyền điều chỉnh lãi suất từ NHNN (Điều 476 BLDS) được chuyển sang cho UBTVQH (Điều 468 BLDS 2015) Thực tiễn không khó để nhận thấy nền kinh tế của chúng ta phát triển chưa bền vững, rất dễ tổn thưng khi có biến động lớn từ thiên nhiên, đặc biệt là khi nền kinh tế thế giới có biến động Đó cũng là điểm chung của mọi nền kinh tế có “sức khỏe” chưa tốt Lường trước và chủ động đối phó luôn là một nhu cầu để tồn tại và phát triển Trong phạm vi lãi suất, nhà làm luật đã đưa ra một giải pháp hợp lý, phù hợp với thực tế của Việt Nam Với quy định cơ chế xử lý đặc thù trong lĩnh vực này sẽ không bố buộc Chính phủ trong điều hành nền kinh tế Khi thấy lãi suất trần không còn phù hợp mà phải ở mức cao hơn thì NHNN tham mưu cho Chính phủ trình UBTVQH để quyết định việc nâng trần lãi suất.1

Thêm vào đó, đối với những hợp đồng có mức lãi suất trên 20%/năm, BLDS 2015 khẳng định mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực, tức những hợp đồng đó chỉ có mức lãi suất là 20%/năm

“Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì

mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”2

Một điểm tích cực nữa là đối với các giao dịch dân sự theo tập quán hụi, họ, biêu, phường, trước đây BLDS 2005 không quy định lãi suất cụ thể đối với loại hình giao dịch này mà chỉ

“nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.”3 Đến BLDS 2015, tại khoản 03

Điều 471 đã quy định cụ thể: “Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo

quy định của Bộ luật này.” Như vậy, loại hình giao dịch họ phải tuân thủ theo mức lãi suất chung

mà BLDS 2015 quy định đối với hợp đồng vay Điều này đã hợp lí hóa mức lãi suất mà giao dịch

họ có thể áp dụng, đồng thời tạo nên sự thống nhất, công bằng trong các loại hình giao dịch mang tính chất của hợp đồng vay tài sản.4

2 Hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực, chế định về hợp đồng vay tài sản vẫn còn đó những hạn chế Hạn chế thứ nhất nằm ở đối tượng của hợp đồng Tiền là đối tượng được sử dụng thường xuyên, phổ biến trong các hợp đồng vay tài sản Tuy nhiên, vàng hay kim khí quý, đá quý đôi khi cũng được sử dụng làm đối tượng của loại hợp đồng này Ở đây, BLDS 2015 chưa quy định rõ cơ sở để

1 Tưởng Duy Lượng, (2019), Tạp chí Kiểm sát, “Một số vấn đề về lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản”, số

02/2019.

2 Khoản 01 Điều 466 BLDS 2015.

3 Điều 479 BLDS 2005.

4 Nguyễn Võ Linh Giang, (2017), Tạp chí Luật học, “Điểm mới, điểm hạn chế của chế định hợp đồng vay tài sản

trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và hướng hoàn thiện”, số 08/2017.

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w