1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030

233 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Tác Sản Xuất Và Kinh Doanh Lúa Gạo Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Đến Năm 2030
Tác giả Quách Thị Minh Trang
Người hướng dẫn TS. Phạm Thăng, PGS.TS Đinh Phi Hổ
Trường học Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 233
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỢP TÁC SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH LÚA GẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

QUÁCH THỊ MINH TRANG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUÁCH THỊ MINH TRANG

HỢP TÁC SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH LÚA GẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030

Ngành: Kinh tế chính trị

Mã ngành: 9310102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Hướng dẫn 1: TS Phạm Thăng

Hướng dẫn 2: PGS.TS Đinh Phi Hổ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan các nội dung được sử dụng trong luận án của tôi là trung thực, các dữ liệu,

số liệu, thông tin đều có ghi rõ nguồn gốc trích dẫn tài liệu tham khảo đầy đủ, cụ thể, nộidung trong luận án không sao chép hay trùng lắp với các nghiên cứu khác Tôi cam đoanđây là kết quả nghiên cứu của chính tôi và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoannày

Tác giả luận án

Quách Thị Minh Trang

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan - i

Mục lục -ii

Danh mục chữ viết tắt và tiếng Anh -viii

Danh mục bảng -x

Danh mục hình -xi

Tóm tắt -xii

Summary -xiv

Mở đầu -1

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu -1

2 Mục tiêu nghiên cứu -3

3 Câu hỏi nghiên cứu -4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -4

5 Những đóng góp của luận án -5

6 Kết cấu của luận án -6

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về liên kết, hợp tác sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp -7

1.1 Các công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường các mô hình hợp tác sản xuất nông nghiệp -7

1.2 Các công trình nghiên cứu đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nông dân tham gia mô hình hợp tác -20

1.3 Đánh giá chung các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án -31

1.3.1 Đóng góp về mặt lý luận -32

1.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn -32

1.3.3 Khoảng trống nghiên cứu -33

Tóm tắt chương 1 -35

Trang 5

Chương 2: Cơ sở lý luận khoa học về hợp tác sản xuất và kinh doanh trong

nông nghiệp -36

2.1 Khái niệm và tính tất yếu khách quan về liên kết, hợp tác sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp -36

2.1.1 Khái niệm về liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp -36

2.1.2 Vai trò và thực trạng của kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác đối với ngành nông nghiệp -43

2.1.2.1 Kinh tế hộ gia đình, vai trò và thực trạng đối với nông nghiệp hiện nay -43

2.1.2.2 Vai trò của kinh tế hợp tác đối với sản xuất nông nghiệp -47

2.1.3 Các mô hình hợp tác sản xuất thông qua hợp đồng kinh tế và sự gắn kết giữa các mô hình hợp tác hình thành chuỗi liên kết, sản xuất trong nông nghiệp -48

2.1.3.1 Các mô hình hợp tác thông qua hợp đồng kinh tế -48

2.1.3.2 Sự gắn kết giữa các mô hình hợp tác hình thành chuỗi liên kết sản xuất trong nông nghiệp -51

2.2 Một số lý thuyết chủ yếu về hợp tác sản xuất và kinh doanh nông nghiệp -53

2.2.1 Một số lý thuyết chủ yếu có liên quan đến hợp tác sản xuất và kinh doanh nông nghiệp trong KTCT Mác – Lênin -53

2.2.2 Một số lý thuyết chủ yếu có liên quan đến hợp tác sản xuất và kinh doanh nông nghiệp ngoài Mácxit -59

2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về liên kết hợp tác sản xuất và kinh doanh nông nghiệp -63

2.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã -63

2.3.2 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về liên kết, hợp tác sản xuất và kinh doanh nông nghiệp -64

2.3.3 Kinh nghiệm từ các mô hình hợp tác ở nước ngoài -70

2.4 Khung phân tích của luận án -74

2.4.1 Cơ sở đề xuất mô hình -74

2.4.2 Mô hình nghiên cứu của luận án -74

Tóm tắt chương 2 -79

Trang 6

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu -80

3.1 Phương pháp luận -80

3.1.1 Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 80

3.1.2 Phương pháp luận khoa học chung -81

3.2 Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án -83

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp -83

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính -84

3.2.2.1 Phương pháp suy diễn và quy nạp -85

3.2.2.2 Phương pháp chuyên gia -85

3.2.2.3 Phương pháp phân tích thống kê mô tả -86

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng -86

3.2.3.1 Đo lường các giả thuyết nghiên cứu -88

3.2.3.2 Phương pháp kiểm định giả thuyết -90

3.3 Quy trình nghiên cứu kiểm định các giả thuyết -93

3.4 Mẫu nghiên cứu và phương pháp lấy mẫu, thu thập dữ liệu nghiên cứu -94

3.4.1 Xác định cỡ mẫu và phân bổ mẫu -94

3.4.2 Phương pháp lấy mẫu -95

3.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu -96

Tóm tắt chương 3 -97

Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL -98

4.1 Thực trạng hoạt động của các mô hình hợp tác ở ĐBSCL -98

4.1.1 Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ĐBSCL -98

4.1.2 Vai trò phát triển sản xuất lúa gạo của ĐBSCL -100

4.1.3 Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở ĐBSCL -101

4.1.3.1 Tình hình sản xuất lúa, gạo ở ĐBSCL -101

4.1.3.2 Tình hình xuất khẩu lúa gạo ở ĐBSCL -102

4.1.4 Thành tựu và hạn chế của các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL -103

Trang 7

4.1.4.1 Mô hình hợp tác xã -104

4.1.4.2 Mô hình liên kết 4 nhà -106

4.1.4.3 Mô hình cánh đồng lớn -108

4.1.4.4 Mô hình chuỗi cung ứng lúa gạo -109

4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm -113

4.2.1 Mô tả đặc điểm đối tượng khảo sát -113

4.2.1.1 Phân loại hộ theo tỉnh, huyện, thành phố -113

4.2.1.2 Đặc điểm của hộ -113

4.2.1.3 Chi phí sản xuất của hộ nông dân -116

4.2.1.4 Tình trạng thu nhập của hộ nông dân -117

4.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường giữa hộ nông dân sản xuất cá thể và hộ nông dân tham gia mô hình hợp tác -118

4.2.2.1 Hiệu quả môi trường -118

4.2.2.2 Hiệu quả kinh tế -124

4.2.2.3 Hiệu quả xã hội -124

4.2.2.4 Kết quả kiểm định các giả thuyết -126

4.2.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nông dân tham gia các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL -127

4.2.3.1 Tương quan giữa các biến -127

4.2.3.2 Kết quả kiểm định giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nông dân tham gia mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL -128

4.2.3.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nông dân tham gia các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL -129

Tóm tắt chương 4 -138

Chương 5: Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo ở vùng ĐBSCL đến năm 2030 -139

5.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến phát triển các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL -139

5.1.1 Bối cảnh thế giới -139

Trang 8

5.1.2 Bối cảnh trong nước -141

5.2 Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL đến năm 2030 -143

5.2.1 Quan điểm phát triển mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL đến năm 2030 -143

5.2.2 Mục tiêu phát triển mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL đến năm 2030 -145

5.2.3 Định hướng để mở rộng các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL đến năm 2030 -146

5.3 Nhóm giải pháp chủ yếu để mở rộng và thu hút nông dân quyết định tham gia các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL đến năm 2030 -147

5.3.1 Nhóm giải pháp tác động đến quyết định nông dân tham gia mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL -148

5.3.1.1 Giải pháp nâng cao vốn con người -149

5.3.1.2 Giải pháp nâng cao vốn vật chất -151

5.3.1.3 Giải pháp nâng cao vốn xã hội -153

5.3.1.4 Giải pháp nâng cao cảm nhận hữu dụng -154

5.3.1.5 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường -155

5.3.1.6 Giải pháp các chính sách hỗ trợ -155

5.3.2 Nhóm giải pháp mở rộng các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL -157

Tóm tắt chương 5 -163

Kết luận -164

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo -166

Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học

Danh mục các bài báo

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến luận án 23Bảng 2.1 Giả thuyết nghiên cứu đánh giá hiệu quả KT-XH-MT 73Bảng 2.2 Giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến nông dân quyết định tham

Bảng 3.4 Đo lường các biến ảnh hưởng đến nông dân quyết định tham gia

Bảng 3.5

Kiểm định t đối với các giả thuyết yếu tố ảnh hưởng đến nông

Bảng 3.6 Phân bổ mẫu cho các mô hình hợp tác theo địa bàn tỉnh/TP 92Bảng 3.7 Phân bổ mẫu cho các mô hình hợp tác theo địa bàn huyện 92

Bảng 4.2 Loại hộ phân theo tỉnh, huyện, thành phố 109Bảng 4.3 Chi phí sản xuất lúa của hộ nông dân trong vụ lúa Đông – Xuân

Bảng 4.11 Kết quả giả thuyết về hiệu quả kinh tế 122

Bảng 4.13 Kết quả giả thuyết về hiệu quả môi trường 123

Bảng 4.15 Kết quả giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nông

Trang 11

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu kiểm định giả thuyết 90

Hình 4.4 Diện tích đất trồng lúa theo mô hình hợp tác 110Hình 4.5 Diện tích trồng lúa trung bình của hộ (1000 m2) 111Hình 4.6 Số lao động hộ trung bình tham gia vào sản xuất lúa trong

Hình 4.7 Số lao động hộ trung bình của các mô hình hợp tác tham gia

Hình 4.8 Lý do nông dân tham gia mô hình hợp tác 130

Trang 12

vệ sinh thực phẩm, công nghệ sản xuất không thích ứng kịp với biến động bất thường củathời tiết, khí hậu Để giải quyết những cản trở trên, thời gian qua Việt Nam áp dụng các

mô hình hợp tác chủ yếu: Hợp tác xã nông nghiệp, Liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoahọc, nhà nước, nhà doanh nghiệp), Cánh đồng lớn, Chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanhlúa gạo Trên thực tiễn, hầu hết các mô hình đều đem lại lợi ích kinh tế và lợi ích xã hộicho nông dân thông qua tạo điều kiện cho nông dân áp dụng công nghệ mới vào sản xuất,

mở rộng vốn và đặc biệt tiếp cận được cầu thị trường

Tác giả tổng hợp các lý thuyết nền tảng về phát triển hợp tác liên kết sản xuất vàkinh doanh nói chung và sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nói riêng, trên cơ sở thamkhảo các nghiên cứu trong và ngoài nước từ năm 2010 -2021, tác giả đã hình thành hai

mô hình nghiên cứu của luận án: (i) So sánh hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường củanông dân trong các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo với nông dân sản xuất

cá thể; (ii) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết tham gia các mô hình hợp tác củanông dân sản xuất và kinh doanh lúa, gạo

Trang 13

Nghiên cứu của luận án áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với các phương pháp luận khoa học chung trong

đó sử dụng phương pháp nghiên cụ thể cho luận án là phương pháp nghiên cứu cứu hỗnhợp, nhấn mạnh đến cách tiếp cận định tính và kết hợp định lượng với sử dụng phươngpháp khảo sát điều tra từ 520 hộ nông dân, phân tích thống kê mô tả, sử dụng kiểm địnhthống kê

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, tác giả đã nhận diện các hình thức kinh tế hợp tácthích hợp bao gồm: Hợp tác xã của người sản xuất (HTX); liên kết 4 nhà, cánh đồng lớn

và chuỗi cung ứng kinh doanh lúa gạo Qua kiểm định Chi bình phương và kiểm định t

đối mẫu độc lập, nghiên cứu đã kết luận được các mô hình hợp tác (hợp tác xã, cánh đồnglớn, liên kết 4 nhà, chuỗi cung ứng) có hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cao hơn hẳn

sản xuất cá thể Thông qua kiểm định t, luận án nhận định được: Vốn con người; Vốn vật

chất; Vốn xã hội; Cảm nhận hữu dụng; Khả năng tiếp cận thị trường và chính sách hỗ trợcủa chính quyền địa phương là các yếu tố ảnh hưởng nông dân quyết định tham gia các

mô hình hợp tác

Trên cơ sở bối cảnh mới trong nước và quốc tế, định hướng phát triển kinh tập thể HTX, mô hình chuỗi cung ứng lúa gạo và kết quả phân tích dữ liệu thu thập ở ĐBSCL tácgiả đề nghị hệ thống giải pháp để thu hút nông dân tham gia các MHHT và đẩy mạnh pháttriển các MHHT sản xuất và kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL

Từ khóa:

Mô hình hợp tác sản xuất kinh doanh lúa gạo; Hợp tác xã; Chuỗi cung ứng lúa gạo; Hiệuquả kinh tế - Xã hội - Môi trường; Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 14

The strength of Vietnam's rice production is concentrated mainly in the Mekong Delta.With distinct climate and soil characteristics, the Mekong Delta has long been known asthe "rice bowl" of Vietnam In the new context, Vietnam's integration into the world, theconstraints of the World Trade Organization (WTO), price competition - product qualitywith rice exporting countries, food hygiene and safety standards, etc products of rice-importing countries and the impact of climate change, become challenges that Vietnammust face in developing rice production strengths and increasing incomes for rice farmers.The scale of rice land per person in Vietnam is very low compared to the world,moreover, rice production is mainly based on the production of individual farmers.Therefore, it is not possible to exploit the advantages of scale, apply new technology, and

as a result, produce at high cost, products are not homogenous in quality, do not meet theimmediate requirements of the market on food safety and hygiene standards, productiontechnology that is not adapted to climate change - environmental sustainability In order

to solve the above obstacles, in the past time, Vietnam has applied the main cooperationmodels: "Agricultural cooperatives", "Linking 4 houses" (farmers, scientists, government,business men), "Large field", "Supply chains of rice production and trading" In fact, allmodels bring benefits to farmers by enabling farmers to apply new technologies toproduction, expand capital and especially access market demand

The author systematized fundamental theories on the development of co-production andbased on references to the studies of 12 foreign countries and 22 studies in Vietnam from

2010 to 2021 has formed two models including (i) Comparing the economic social environmental efficiency of farmers in rice production and business cooperation modelswith individual farmers; (ii) Determining the factors affecting the decision to participate

-in cooperation models of rice production and trad-ing

The thesis's research uses mixed methods and emphasizes qualitative research andcombines quantitative with the level of using primary data collection methods, statisticalanalysis, especially using statistical tests

Trang 15

In the context of international integration, the research has identified appropriate forms ofcooperation economy including: cooperatives; “4 houses”, large fields and supply chain

of rice business Through Chi-squared test and independent sample t-test, the studyconcluded that cooperation models (cooperatives, large fields, "4 houses", supply chains)are economic - social - environmental efficiency is higher than individual production.Through the t-test, the study also identified factors influencing farmers to decide toparticipate in cooperation models including: Human capital; Physical capital; Socialcapital; Feel useful; Market access and supportive policies of local government

Based on the new domestic and international context, the development orientation of thecollective economy - cooperatives, the rice supply chain model and the research results inthe Mekong Delta, the author proposes a system of solutions including, group of generalsolutions, specific solutions and other solutions

Keywords:

Model of rice production and business cooperation; Cooperative; Rice supply chain;Economic - Social - Environmental efficiency; Mekong Delta

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Ở Việt Nam, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm quan trọng đặc biệtgóp phần giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội Bởi đặc điểm nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

là một nước nông nghiệp (NN) lạc hậu, với cơ cấu kinh tế quốc dân có khoảng 70% ngườidân sống bằng nghề nông Nông nghiệp cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm, thực hiệnvai trò ổn định an ninh lương thực cho cả nước, cung cấp nguyên liệu cho các ngành côngnghiệp chế biến, cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu và đóng góp vào nguồn thu nhậpchính cho nông dân (ND) Trong các mặt hàng xuất khẩu từ NN, lúa gạo là ngành hàngxuất khẩu chủ lực, chiếm gần 10% trong tổng giá trị xuất khẩu Theo số liệu thống kê từ

Bộ Công thương, năm 2021 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm 15% tổng lượnggạo xuất khẩu của thế giới, đứng sau Ấn Độ và Thái Lan, trong đó sản xuất (SX) lúa gạotập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) “vựa lúa” của cả nước,năm 2018, tổng sản lượng lúa thu hoạch của vùng đạt trên 24 triệu tấn, tăng hơn 1 triệutấn so với năm trước, năm 2020 là 23,8 triệu tấn, đến năm 2023 sản lượng trung bình 25triệu tấn lúa/ năm (TCTK, 2023), các giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thếgiống lúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGap cho giá trị kinh tế cao

Hiện nay, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ trêntoàn cầu, với sự phát triển của khoa học, công nghệ mới, công nghệ sinh học, công nghệ

số đã tác động đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, trong đó có NN Việc áp dụng côngnghệ 4.0 sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, tự động hóa SX, thu hoạch, vận chuyển,chế biến, bảo quản lưu kho Ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng SXtrực tiếp trong NN, cùng với đó là quy mô SX mở rộng thuận lợi cho ứng dụng công nghệcao Tuy nhiên, đặc thù đất NN ở nước ta cũng như vùng ĐBSCL do SX cá thể nên quy

mô nhỏ, trung bình diện tích đất trồng lúa/ người của vùng thấp hơn 2 ha, đây sẽ là trởngại cho việc ứng dụng công nghệ, thực hiện tự động hóa

Trang 18

Hướng đến SX bền vững, NN hàng hóa nâng thu nhập cho ND và tăng tiềm lựccạnh tranh trên thị trường, an toàn cho môi trường, tuy nhiên, SX cá thể với quy mô nhỏ,phân tán manh mún đã không còn phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.Sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL hiện đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớnnhư: Yêu cầu cao về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản xanh, sạch, nông sảnhữu cơ, cạnh tranh về giá trong khi chi phí thuốc hóa học, phân bón ngày càng tăng,nguồn đầu ra sản phẩm hẹp, bấp bênh Cùng với đó là biến đổi khí hậu (BĐKH) và xâmnhập mặn ở ĐBSCL đang đe dọa đến SX của ND Đại dịch của thế giới - Covid 19 vừatrải qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của con người,chuỗi cung ứng nông sản bị đứt gãy, hạn chế lưu thông, nguyên liệu đầu vào như phânbón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao, sản phẩm SX ra không có thị trường tiêu thụ donhững rào cản về thông quan để kiểm soát đại dịch

Đứng trước những yêu cầu cấp thiết đó, vấn đề đặt ra cho SX lúa gạo ở ĐBSCLhiện tại và trong những năm sau là cần định hướng lại tái cơ cấu lại NN theo hướng pháttriển bền vững, đi đến hiệu quả đạt được cả về kinh tế - xã hội – môi trường (KT-XH-MT), hướng SX lúa gạo đến con đường làm ăn tập thế, phát triển kinh tế hợp tác (KTHT),

đủ sức cạnh tranh trên thị trường, có nơi tiêu thụ ổn định giải quyết được nguồn đầu rasản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập

Để giải quyết khó khăn trên, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta ban hành rất nhiềuchủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển tam nông hướng đến liên kết, hợp tác SX gắnvới tiêu thụ nông sản, thực hiện mô hình cánh đồng lớn (CĐL) hướng đến phát triển kinh

tế tập thể (KTTT), hợp tác xã ( HTX), thực hiện chuỗi liên kết SX, cụ thể như là: Quyếtđịnh 62/2013/QĐ-TTg, Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Ban chấp hành trung ươngkhóa X, Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khóaXIII,…và những Nghị quyết chuyên biệt cho vùng ĐBSCL: Tinh thần Nghị quyết số21/NQ-TW cơ sở định hướng cho hình thành CĐL, Quyết định số 939/QĐ-TTg đã đưa

mô hình CĐL vào định hướng phát triển cho ngành NN ở ĐBSCL, Nghị quyết số 13 NQ/TW của Bộ Chính trị nhằm mục tiêu phát triển mọi mặt vùng ĐBSCL đến năm 2030,tầm nhìn 2045 Qua từng giai đoạn, từng thời kỳ, trong đó chú trọng phát triển KTTT hình

Trang 19

-thành các mô hình hợp tác (MHHT) trên cơ sở cùng với thực tiễn SX lúa gạo, lần lượt cácMHHT ra đời và phát triển, đến nay có rất nhiều các mô hình liên kết, hợp tác SX, tiêuthụ lúa gạo hình thành, tựu trung lại được thể hiện qua các MHHT như sau: HTX NN,liên kết 4 nhà (LK4N), CĐL, chuỗi cung ứng SX và kinh doanh lúa gạo Các MHHT đangdần trở thành là phương thức SX hiệu quả đi đến phát triển NN bền vững Về thực tiễn,các mô hình đều đem lại lợi ích thông qua tạo điều kiện để ND áp dụng công nghệ mới,tiết kiệm chi phí, ổn định đầu ra cho nông sản, mở rộng vốn và đặc biệt tiếp cận được cầuthị trường Mặc dù, có hiệu quả nhưng sự mở rộng của các mô hình còn hạn chế, chưa thuhút được nhiều hộ ND tham gia và diện tích đất lúa tham gia MHHT còn thấp chưa tươngxứng với tiềm năng, thế mạnh về SX lúa gạo ở ĐBSCL Trước những thực trạng trên, thờigian gần đây có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh hiệu quả đem lại rấtlớn cho ND khi tham gia các MHHT, đồng thời các nghiên cứu cũng đo lường các yếu tốảnh hưởng đến ND đưa ra quyết định tham gia các MHHT và nghiên cứu các chính sách,giải pháp để thúc đẩy các MHHT phát triển Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu nghiêncứu từng mô hình cụ thể, chưa nghiên cứu tổng thể của các MHHT SX và kinh doanh lúagạo ở ĐBSCL.Và cho đến hiện tại việc nghiên cứu làm thế nào để các MHHT ở ĐBSCLphát triển theo hướng bền vững và đem lại lợi ích vẫn còn là vấn đề lý luận và thực tiễnchưa được giải quyết thấu đáo Do đó, nghiên cứu các MHHT SX lúa gạo ở vùng ĐBSCLnhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá một cách khoa học hiệu quả của mô hìnhliên kết, hợp tác hướng đến thu hút nhiều ND tham gia, mở rộng các MHHT và cung cấpluận cứ cho hoạch định chính sách phát triển Trên đây là những lý do mà tác giả quyết

định lựa chọn “Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế

chính trị

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Mục tiêu chung

Nghiên cứu hệ thống hóa lý thuyết, các công trình nghiên cứu về liên kết, hợp tác

SX, đo lường hiệu quả KT-XH-MT của các MHHT và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến

Trang 20

ND đưa ra quyết định tham gia vào các MHHT, đưa ra các giải pháp mở rộng các MHHT

SX và kinh doanh lúa gạo có hiệu quả vùng ĐBSCL

- Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất: Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước về liên

kết, hợp tác SX, trên nền tảng đó rút ra khung phân tích cho nghiên cứu của luận án

Thứ hai: Đánh giá thực trạng hoạt động của các MHHT trong SX và kinh doanh

lúa gạo và hiệu quả KT-XH-MT của các MHHT phổ biến ở ĐBSCL, trên nền tảng đó xácđịnh những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong hợp tác SX và kinh doanh lúa gạo ởvùng ĐBSCL

Thứ ba: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ND quyết định tham gia các MHHT

SX lúa gạo ở ĐBSCL

Thứ tư: Đề xuất các giải pháp để mở rộng các MHHT hiệu quả SX và kinh doanh

lúa gạo ở vùng ĐBSCL đến năm 2030

3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Sản xuất, kinh doanh lúa gạo một cách bền vững, cho năng suất cao, đáp ứng yêucầu của thị trường thế giới trong điều kiện thiếu các mô hình lý thuyết, thực tiễn chungcho quốc gia, địa phương là một trong những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu hiện tại Do

đó, nghiên cứu của luận án hướng đến làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:

(i) So với SX cá thể, thì SX của ND ở các MHHT đem lại hiệu quả KT-XH-MTnhư thế nào?

(ii) Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định của ND tham gia các MHHT?

(iii) Các mô hình liên kết, hợp tác cần hỗ trợ gì từ chính phủ để mở rộng pháttriển?

(iv) Giải pháp chủ yếu nào để phát triển mở rộng các MHHT hiệu quả ở ĐBSCL?

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu của luận án là các MHHT trong SX và kinhdoanh lúa gạo vùng ĐBSCL Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu tác giả tìm hiểu các MHHT

Trang 21

trên các khía cạnh hiệu quả KT-XH-MT và những yếu tố ảnh hưởng đến ND quyết địnhtham gia các MHHT vùng ĐBSCL.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các tỉnh ở ĐBSCL, khảo sát điển hình ở

các tỉnh có diện tích và số hộ ND tham gia nhiều vào các MHHT SX và kinh doanh lúagạo ở ĐBSCL đồng thời là các tỉnh đại diện cho các tiểu vùng sinh thái đặc trưng củamiền Tây sông nước: Tỉnh An Giang, Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu dùng dữ liệu thứ cấp từ năm 2008 – 2022 Dữ

liệu sơ cấp được thực hiện thông qua khảo sát, phỏng vấn trực tiếp các hộ ND có tham giacác MHHT và ND không tham gia MHHT trong vụ lúa Đông Xuân 2021-2022

- Phạm vi khoa học: Đề tài luận án tập trung đánh giá sự khác biệt về hiệu quả KT

– XH - MT giữa ND SX cá thể và ND tham gia vào các MHHT SX và kinh doanh lúa gạovùng ĐBSCL; Các yếu tố ảnh hưởng đến ND quyết định tham gia vào các MHHT

5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

(iv) Từ góc độ của chuyên ngành Kinh tế chính trị, luận án đã đưa được lý thuyếtkinh điển của học thuyết Mác – Lênin ứng dụng vào thực tiễn SX lúa gạo, qua đó chothấy được ý nghĩa và giá trị lý luận của học thuyết Mác vẫn trường tồn trong thực tiễn

Trang 22

(iii) Kết quả nghiên cứu của luận án và các giải pháp đã đề ra sẽ đóng góp mộtphần nhỏ giúp làm tư liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiêncứu trong việc nghiên cứu về hiệu quả của các MHHT trong SX và kinh doanh lúa gạo

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Luận án kết cấu bao gồm các nội dung như sau:

 Mở đầu

 Nội dung luận án bao gồm 5 chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về liên kết, hợp tác sản xuất và kinhdoanh trong nông nghiệp

- Chương 2: Cơ sở lý luận khoa học về hợp tác sản xuất và kinh doanh trong nôngnghiệp

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu về hợp tác sản xuất và kinh doanhlúa gạo ở vùng ĐBSCL

- Chương 5: Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển các MHHT sảnxuất và kinh doanh lúa gạo ở vùng ĐBSCL đến năm 2030

 Kết luận

 Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 23

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT, HỢP TÁC SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TRONG NÔNG NGHIỆP

Nghiên cứu về hợp tác SX để đạt được hiệu quả cao trong NN, thời gian qua có rấtnhiều nghiên cứu được thực hiện với những góc nhìn khác nhau và mức độ, phạm vi,không gian, phương pháp nghiên cứu cũng khác nhau Mặc dù có khác nhau nhưng nhìnchung các nghiên cứu tập trung vào các nội dung cơ bản gồm: (i) Đánh giá về hiệu quả

KT – XH – MT của các MHHT trong SX NN; (ii) Các yếu ảnh hưởng đến ND quyết địnhtham gia MHHT

1.1 Các công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường các mô hình hợp tác trong sản xuất nông nghiệp

Nghiên cứu “ Phát triển HTX trong quá trình công nghiệp hóa đến năm

2020 ở Việt Nam” của Phùng Quốc Chí (2010), tiến trình hoạt động của HTX ở

Việt Nam trong những năm trước và sau khi có luật Hợp tác xã 2003, đề tài đã mô

tả hiện trạng hoạt động của HTX là vẫn chưa phát huy được tính ưu việt, vai tròhoạt động của HTX, sự thành lập và hoạt động của các HTX chưa thật sự tuân thủđầy đủ các giá trị và nguyên tắc HTX, hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí có nhiềuHTX phải giải tán Nghiên cứu cũng đã chỉ ra nguyên nhân chính của những hạnchế trên là do nhận thức của các xã viên tham gia HTX còn yếu, chưa hiểu rõ vaitrò, bản chất và lợi ích của HTX; bản thân HTX không thực hiện tốt vai trò hợptác, liên minh với các doanh nghiệp (DN), với đối tác, và đề nghị nhóm các biệnpháp để cũng cố HTX phù hợp với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta trong xuthế mới hội nhập kinh tế quốc tế

Nghiên cứu nhận định yếu tố nhận thức của xã viên là nguyên chính làm cho HTX khôngphát triển, tuy nhiên, tác giả chưa nhận thấy được yếu tố cơ chế chính sách cho hoạt độngcủa HTX còn kém hiệu quả, đây cũng chính là một nguyên nhân không phát huy đượctính tích cực của HTX, nên không thu hút được ND tham gia

Theo nghiên cứu “Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo: Trường hợp nghiên cứu điển hình ở tỉnh An Giang” của Nguyễn Duy Cần,

Trang 24

Võ Hồng Tú và Nguyễn Văn Sánh (2011), cho thấy thực trạng SX và tiêu thụ lúagạo ở An Giang Nghiên cứu nhận định mô hình LK4N được xem như là cứu cánhcho ND trồng lúa, mặc dù có hiệu quả nhưng mô hình này tồn tại nhiều hạn chế,gặp nhiều khó khăn như thiếu nguồn cung ứng giống chất lượng, nguồn vốn đầu tưcòn quá ít, giá cả vật tư lên xuống bất thường, đầu ra sản phẩm còn bất ổn vẫn cònrời rạc, không gắn kết chặt chẽ, dễ bị tổn thương, phá vỡ, mức độ gắn kết với tácnhân còn hạn chế Nghiên cứu dùng phương pháp chuyên gia và phân tích thống kê

và các thước đo xem xét mối quan hệ trong liên kết bao gồm: Chính sách trợ giúp;

Tổ chức liên kết; cung cấp vật liệu NN; hỗ trợ kỹ thuật; cho vay vốn và tiệu thụnông sản

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả, có thể nhận định rằng mô hình LK4Nđem lại hiệu quả cho ND thông qua khai thác lợi thế về quy mô và bổ sung nguồn lực đầuvào và gắn kết với thị trường Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phát hiện tác nhân làm nêngắn kết trong liên kết chính là vai trò quan trọng của nhà nước (chính quyền địa phương)trong việc hoạch định các chính sách tạo ra động lực để các chủ thể liên kết chặt chẽ bềnvững, hợp tác lâu dài

Theo nghiên cứu “ Cánh đồng mẫu lớn – Mô hình liên kết 4 nhà bước đầu

có hiệu quả ở ĐBSCL” của Trần Văn Hiếu (2012), để tăng hiệu quả của LK4N cần

hướng ND tham gia MHHT xây dựng CĐL, mô hình này giúp người ND tiếp cậnứng dụng nhanh các công nghệ mới vào SX, mua các loại vật tư NN chất lượng vớigiá cả ổn định và đảm bảo cũng như giá cả đầu ra lúa gạo đảm bảo có lợi nhuận

Mô hình CĐL sẽ góp phần giải quyết vấn đề khai thác lợi thế quy mô về diện tích

SX và quá trình cơ giới hóa trong NN

Từ kết quả nghiên cứu của tác giả, có thể nhận thấy rằng mô hình CĐL đem lại hiệu quảkinh tế Bên cạnh, hiệu quả kinh tế, mô hình CĐL khi phát triển đúng hướng sẽ đem lạihiệu quả về môi trường và xã hội cho ngành trồng lúa, tuy nhiên, nghiên cứu của tác giảcòn hạn chế khi chưa phân tích được lợi ích toàn điện của mô hình CĐL

Nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2012), “Sự phát triển của HTX và vai trò HTX xã đối với an sinh xã hội” Nghiên cứu dùng dữ liệu

Trang 25

thứ cấp (các chương khảo sát quốc gia và dữ liệu thống kê) và dựa trên phân tích định tính

và mô tả thống kê Kết quả cho biết các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của HTXbao gồm: Quy mô giá trị gia tăng; Quy mô xã viên; Quy mô vốn; Lợi nhuận / HTX; Thunhập bình quân đầu người; Tạo công ăn việc làm Nhóm nghiên cứu khẳng định liên kếtkinh tế là sức mạnh của HTX được đánh giá trên cơ sở mức độ hài lòng của xã viên đốicác hoạt động SX kinh doanh

Dựa trên thực tiễn nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho ta kết quả: Hiệu quả kinh

tế - xã hội của HTX là đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống chongười ND, thế nhưng nghiên cứu chưa phân tích hiệu quả môi trường khi phát huy đúngvai trò, tiềm năng của HTX và cần đề xuất các chính sách để tạo điều kiện mở rộng môhình HTX hướng đến hoạt động hiệu quả

Thực tiễn nghiên cứu một số tỉnh đồng ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ

của Trần Đại Nghĩa (2012), “Báo cáo nghiên cứu mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp tại cánh đồng mẫu lớn ở đồng ĐBSCL” Tác giả nhận định mục tiêu cuối

cùng của liên kết là lợi ích đem lại giữa ND và DN trong mô hình CĐL, đặc biệt là NDđược hưởng lợi thêm từ chất lượng dịch vụ SX và các giá trị tăng thêm cho cây lúa Toàn

bộ các khâu trong SX từ giống, làm đất, chăm sóc, quản lý nước đến thu hoạch, bảo quản,chế biến sẽ từng bước được dịch vụ hóa Các hoạt động dịch vụ này sẽ góp phần gia tăngnăng suất, chất lượng và giá trị nông sản, gia tăng năng lực cạnh tranh và lợi nhuận cho

ND tham gia CĐL

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Trần Đại Nghĩa, có thể khẳng định CĐL tạo nên liênkết giữa ND và DN, đem lại lợi ích kinh tế cho đôi bên Bên cạnh, lợi ích kinh tế, khi pháthuy vai trò của mô hình CĐL thì sẽ đem lại hiệu quả về xã hội và môi trường, phát triển

NN bền vững, tuy nhiên nghiên cứu tác giả chưa đề cập đến vấn đề này

Nghiên cứu của Lê Văn Dễ và Trần Thị Thảo (2022), “Hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa theo cánh đồng lớn của nông hộ ở ĐBSCL” Thực hiện khảo sát các hộ ND của hai tỉnh là An Giang và Cần Thơ trong vụ lúa Đông Xuân 2021-2022 nghiên cứu tập

trung phân tích kết quả tài chính và các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận trong SX lúacủa các hộ ND tham gia hợp tác CĐL và ND không tham gia, nhóm tác giả sử dụng

Trang 26

phương pháp thống kê mô tả, kiểm định T- Test, và mô hình hồi quy để thực hiện nghiêncứu Kết quả cho thấy các hộ ND tham gia CĐL đạt chi phí thấp và lợi nhuận, tỷ suất lợinhuận cao hơn so với các hộ ND không tham gia Từ kết quả nghiên cứu nhóm tác giả đềxuất các giải pháp để tăng hiệu quả tài chính đối với ND tham gia CĐL

Trên nền tảng nghiên cứu của nhóm tác giả, cho ta nhân định ND tham gia CĐL đem lạihiệu quả SX cao hơn ND không tham gia, thế nhưng nghiên cứu chỉ dừng lại ở các giảipháp để tăng hiệu quả tài chính chưa đưa ra các giải pháp để tăng cường sự liên kết chặtchẽ và các chính sách cần cho phát triển bền vững ở mô hình CĐL trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế

Nghiên cứu “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam” của Hồ Quế Hậu (2012) Nghiên cứu đã khai thác nhiều

loại hình liên kết kinh tế đang tồn tại trong thực tiễn và đề cập đến nguyên nhânlàm cho liên kết kinh tế của DN chế biến nông sản và ND còn hạn chế Tác giả sửdụng cách tiếp cận định tính với kết hợp phân tích thống kê Nghiên cứu nhấnmạnh đế các yếu tố cần thiết phải liên kết kinh tế: Yếu tố khách quan; do sự thiếuhoàn hảo của một số thể chế kinh tế khác vì vậy cần thiết có sự liên kết kinh tế;phải có năng lực quản lý, giám sát các quan hệ trong liên kết Hơn nữa, còn có hìnhthức liên kết kinh tế dựa trên chức năng của kinh tế như: Thảo luận, hợp sức, phânphối và ủy quyền Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đề xuất giải pháp thựchiện liên kết kinh tế hiệu quả trong chế biến sản phẩm NN

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở định tính chưa sử dụng các mô hình định lượng đểnâng cao hàm lượng khoa học cho luận điểm của tác giả Và nghiên cứu chưa nhận địnhsâu sắt hiệu quả bền vững đem lại cho DN và ND khi liên kết kinh tế được phát huy đúngvai trò

Nghiên cứu của Đỗ Kim Chung (2012) “Một số giải pháp phát triển cánh đồng mẫu lớn trong nông nghiệp”, nghiên cứu cho thấy quy mô diện tích đất SX NN ở nước ta

quá thấp, manh mún sẽ là trở ngại lớn cho phát triển nền NN hiện đại và hiệu quả, việcxây dựng hình thức hợp tác giữa ND với DN dưới dạng mô hình CĐL là tất yếu của quátrình phát triển NN hàng hóa Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp và có điều tra khảo sát

Trang 27

trong nghiên cứu các hộ ND có tham gia và ND không có tham gia CĐL, phương phápđịnh tính với phân tích thống kê Kết quả nghiên cứu đã phân tích vai trò của CĐL gắn kết

SX với chế biến và tiêu thụ, tạo ra lợi thế quy mô thực hiện cơ giới hóa SX, ND tiết kiệmchi phí, hướng đến KTHT, phát triển bền vững Dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả chothấy ND tham gia CĐL đạt năng suất; Thu nhập; Giá thành; Giảm số lần phun thuốc hóahọc hơn những hộ ND SX cá thể Và đề xuất một số giải pháp: Làm tốt công tác quyhoạch SX NN và xây dựng nông thôn mới; Đổi mới quyết định 80CP của Chính phủ; Tạođiều kiện doanh nghiệp tham gia liên kết với ND; Lồng ghép xây dựng CĐL với xây dựngnông thôn mới; Làm tốt công tác cung cấp dịch vụ công trong NN

Trong quá trình vận động và phát triển của lực lượng SX thì mô hình CĐL hiện naykhông dừng lại ở vai trò cơ bản về hiệu quả kinh tế mà phát triển theo hướng liên kết theochuỗi giá trị tạo ra sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường

và thích ứng với BĐKH Giới hạn nghiên cứu của tác giả Đỗ Kim Chung là chưa phântích làm rõ vấn đề trên

Nghiên cứu “Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại

xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang” của Nguyễn Phú Sơn (2013), cho

thấy hiệu quả của mô hình LK4N trong SX và tiêu thụ lúa gạo tại xã Định Hòa,huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang thời gian qua đã đạt được nhiều thành công.Nghiên cứu thực hiện định tính với thống kê mô tả có kết hợp định lượng – kiểmđịnh thống kê, để kiểm định các giả thuyết Kết quả nghiên cứu cho thấy liên kếtmang lại lợi ích cho các chủ thể kinh tế: Về phía ND lợi ích lớn nhất với họ là tănglợi nhuận và ổn định về tiêu thụ đầu ra và hơn nữa, khi tham gia vào mô hình họ đãtiếp cận cách thức SX theo yêu cầu của thị trường Đối với DN tham gia vào môhình này đã góp phần làm tăng uy tín cũng như thương hiệu, và tạo điều kiện để

DN hình thành vùng nguyên liệu tập trung và bền vững Đối với nhà nước (địaphương) mô hình liên kết này đã giúp cán bộ ở địa phương nâng cao năng lực quản

lý, hướng tới xây dựng xã nông thôn mới và tuyên truyên nhân rộng mô hình nàyđến các địa phướng khác Hơn nữa, từ mô hình LK4N, các nhà khoa học sẽ có

Trang 28

nhiều thực tiễn hơn và thúc đẩy họ nghiên cứu mới gắn với phát triển nhanh củathực tiễn

Nghiên cứu của tác giả khẳng định hiệu quả kinh tế của mô hình LK4N trong SX và tiêuthụ lúa gạo, ngoài lợi ích kinh tế LK4N còn là nền tảng để thực hiện liên kết chuỗi trong

SX và tiêu thụ lúa gạo, đem lại lợi ích lâu dài về môi trường và xã hội hướng đến NN bềnvững và đây là hạn chế của tác giả chưa tiếp cận tổng quát hiệu quả của LK4N

Nghiên cứu của tác giả Võ Hữu Phước (2014), “Nghiên cứu ứng dụng mô hình liên kết 4 nhà vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh”, nghiên cứu

sử dụng phương pháp định tính để thực hiện phân tích những luận cứ của liên kết SX vàcác mô hình liên kết kinh tế, nghiên cứu đã khái quát tác động qua lại giữa “4 nhà” vàhiệu quả đem lại khi liên kết được triển khai thực hiện một cách chặt chẽ trong thời kỳCNH, HĐH nông thôn Từ đó, nghiên cứu đề nghị SX NN ở tỉnh Trà Vinh cần phải thựchiện LK4N nhằm thúc đẩy phát triển NN bền vững

Nhấn mạnh đến hiệu quả của mô hình LK4N, tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chưa đềcập đến các lý thuyết về liên kết, hợp tác SX, kinh doanh NN

Trần Minh Vĩnh và Phạm Đình Vân (2014) trong nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp”, về

thực trạng liên kết SX, tiêu thụ lúa gạo vụ Đông Xuân, năm 2013-2014 ở ĐồngTháp cho thấy những yếu kém trong quá trình liên kết trên cánh đồng, chủ yếu docác chủ thể không thực hiện theo hợp đồng đã ký và các dạng liên kết chưa phùhợp với yêu cầu thực tiễn Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tínhtrong đó thực hiện thống kê mô tả, lịch sử so sánh, đối tượng khảo sát các DN, các

hộ ND và các HTX tham gia liên kết SX tiêu thụ lúa gạo tỉnh Đồng Tháp Trên cơ

sở kết quả nghiên cứu, đề tài đi đến kiến nghị những giải pháp bao gồm, cần mởrộng hình thức liên kết cung cấp đầu vào và tiêu thụ lúa, trong đó DN giữ vai tròtrung tâm; Nên khuyến khích các DN tham gia vào MHHT Hơn nữa, nhà nướcnên có các chính sách hỗ trợ để thu hút DN và ND tham gia vào mô hình liên kết

Từ cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất giải pháp mở rộng các hình thức liên kếttrong đó DN giữ vai trò trung tâm và cần có các chính sách hỗ trợ của nhà nước, điều này

Trang 29

tác giả còn hạn chế khi chưa xác định vai trò nhận thức của ND rất quan trọng trong việc

mở rộng các mô hình liên kết vì ND là tác nhân chính trong chuỗi liên kết SX lúa gạo

Võ Văn Thanh và cộng sự (2015) trong nghiên cứu “Thực trạng chuỗi cung ứng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long” Nghiên cứu dùng dữ liệu thứ cấp và sử

dụng phân tích định tính, phân tích thống kê đo lường hiệu quả mô hình chuỗicung ứng lúa gạo ở ĐBSCL, nghiên cứu đánh giá tầm quan trọng của liên kết giữacác tác nhân trong chuỗi, trong đó nhấn mạnh tác nhân ở phía ND Hơn nữa,nghiên cứu xác định được ND là tác nhân ở đầu của chuỗi và là đối tượng thườngchịu tổn thương khi giá của nguyên liệu thị trường đầu vào biến động thất thường.Những vấn đề bất cập hiện nay đang gặp phải trong chuỗi cung ứng lúa gạoĐBSCL như thiếu thông tin và cơ chế chia sẻ thông tin giữa các tác nhân trongchuỗi, còn bất cập tác nhân trung gian

Nhóm tác khẳng định hiệu quả của mô hình chuỗi cung ứng lúa gạo và đã xác định tácnhân chính trong liên kết chuỗi Mô hình chuỗi cung ứng lúa gạo để đạt được hoàn thiệncần có một tác nhân trung tâm giữ vai trò chính yếu trong thực hiện liên kết SXvà tiêu thụlúa gạo, gắn kết được các tác nhân vào một chuỗi khép kín, chặt chẽ, xây dựng đưathương hiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng Nhóm nghiên cứu còn hạn chế, chưa đềcập đến vấn đề này trong nghiên cứu

Trần Hoàng Hiểu (2016), “Hoàn thiện và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn

ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tác giả thực hiện phân tích định tính kết hợp phân

tích thống kê đánh giá lợi ích ND và DN trong liên kết kinh tế ở mô hình CĐL,Trong đó, lợi ích ND hưởng được, đồng thời cũng chỉ ra những khó khăn cònvướng mắc trong mối quan hệ lợi ích này Những lợi ích mà nông ND hóa lựclượng lao động gia đình, lao động tại địa phương, tăng sản lượng và giá trị sảnphẩm, tiếp cận dễ dàng các dịch với giá rẻ, giá cao đối với bán đầu ra, chi phí giảm

so với SX cá thể; Hiệu quả về mặt xã hội là nhiều hộ ND thoát nghèo, cuộc sống

ổn định hơn, được hưởng ưu đãi từ sự hỗ trợ chính sách của nhà nước như vay vốn,

hỗ trợ một phần chi phí mua lúa giống xác nhận, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóccây lúa từ phía cán bộ khuyến nông Đối với DN hiệu quả đạt được: Có vùng

Trang 30

nguyên liệu tập trung, chất lượng ổn định; nhận được những ưu đãi từ phía nhànước về vay vốn của các định chế tín dụng chính thức và các chính sách ưu đãikhác

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả của mô hình CĐL không những về mặt kinh

tế mà còn cả khía cạnh xã hội, mặc dù vậy, tác giả chưa đề cập đến góc độ hiệu quả môitrường khi mô hình CĐL phát huy hiệu quả bền vững

Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự (2017) trong nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa truyền thống và cánh đồng lớn tại thị xã Ngã Năm, Tỉnh Sóc Trăng”, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong dùng dữ liệu

thứ cấp và sơ cấp, phỏng vấn chuyên gia, phân tích SWOT để phân tích điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm cải thiện mô hình canh tác lúa, nghiêncứu đã sử dụng các thước đo đánh giá hiệu quả về KT-XH-MT và khẳng định môhình CĐL có hiệu quả cao hơn mô hình SX lúa truyền thống về 3 mặt của hiệu quảtrên

Kết quả nghiên cứu có thể khẳng định hiệu quả trên ba khía cạnh KT – XH – MT của môhình CĐL so với mô hình SX lúa truyền thống (ND cá thể) Thế nhưng, hạn chế củanghiên cứu này là chưa làm rõ luận cứ của các thước đo và được sử dụng rất đơn giản

Nghiên cứu của Bùi Văn Trịnh & Trần Hồng Đan Yến (2017), “Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo: Trường hợp gạo cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”, nhóm tác giả thực hiện phỏng vấn các hộ ND và phỏng vấn chuyên

gia, phân tích định tính kết hợp phân tích thống kê đo lường hiệu quả mô hìnhchuỗi cung ứng lúa gạo ở Vĩnh Long Phân tích điểm mạnh, điểm yếu và kết quảthực tế, nhóm nghiên cứu cho khẳng định chuỗi cung ứng gạo bước đầu hình thànhhoạt động đem lại lợi ích kinh tế cao như chi phí giảm, SX tập trung – chuyên mônhóa, tạo ra lúa hàng hóa phẩm chất tốt Mặc dù có hiệu quả, nhưng còn nhiều vấn

đề bất cập là ý thức của các thành viên trong chuỗi kém nên chưa đảm bảo tính bềnvững liên kết, nhiều hộ ND còn phá vỡ hợp đồng khi biến động giá cả vào thờiđiểm thu hoạch sản phẩm Từ thực tiễn nghiên cứu, nhóm tác giả đã kiến nghịnhững giải pháp để làm cho các chủ thể trong chuỗi gắn kết chặt với nhau

Trang 31

Nhóm nghiên cứu chưa đưa ra được khung lý thuyết và các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quảkinh tế, đồng thời nghiên cứu chỉ đề cập đến khía cạnh hiệu quả kinh tế, còn hạn chế khichưa đánh giá hết các khía cạnh đem đến bền vững của chuỗi cung ứng ngành hàng gạo làhiệu quả xã hội, môi trường.

Dương Ngọc Thành và cộng sự (2018), “Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động HTX nông nghiệp tỉnh An Giang”, nghiên cứu sử dụng phương

pháp định tính, thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng và kết hợp nghiên cứu địnhlượng trong đó dùng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các yếu tốảnh hưởng đến lợi nhuận Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX NN

ở tỉnh An Giang không đạt được hiệu quả như kỳ vọng, chỉ có 55% xếp loại mạnh,còn lại là trung bình và yếu Nghiên cứu cũng đã làm rõ nguyên nhân chính làthiếu vốn họat động và quy mô diện tích đất do HTX quản lý thấp, trình độ quản lýthấp của chủ nhiệm HTX, các loại hình hoạt động dịch vụ của HTX còn ít, chủ yếucòn tập trung vào cung cấp nông vật liệu đầu vào, chưa thực hiện liên kết với các

DN để tìm đầu ra cho nông sản phẩm của các xã viên Nhóm nghiên cứu đề nghịcác giải pháp để phát huy tiềm năng hoạt động của HTX

Kết quả nghiên cứu có thể khẳng định để nâng cao hiệu quả hoạt động HTX NN cần quantâm đến phát triển các loại hình hoạt động dịch vụ, đồng thời nghiên cứu đã đánh giáđược hiệu quả kinh tế, xã hội do HTX đem lại, tuy nhiên, hiệu quả về môi trường mộttrong ba trụ cột phát triển bền vững của NN từ mô hình HTX, nhóm tác giả chưa phântích khía cạnh này

Theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Định (2019), “Vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL” Đề tài

sử dụng phương pháp định tính thực hiện thống kê mô tả và kết hợp phương phápkiểm định thống kê (T- Test, Chi bình phương, kiểm định tương quan, phân tíchtheo thang điểm) để kiểm định các giả thuyết Kết quả nghiên cứu cho thấy HTXlàm khâu trung gian, cầu nối liên kết giữa xã viên và doanh nghiệp khi hợp tác xâydựng CĐL Vai trò của HTX NN khi thực hiện CĐL tập trung vào khắc phục đượcvấn đề qui mô đất, chưa thực hiện tích tụ và tập trung SX; Liên kết xã viên thực

Trang 32

hiện đồng loạt quy trình SX từ khâu làm đất đến thu hoạch theo đúng hợp đồng đã

ký với DN nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng đồng nhất và tiết kiệm chi phí cho xãviên; HTX có tư cách pháp nhân, tính pháp lý là tổ chức đại diện cho xã viên vìvậy khai thác lợi thế này trong liên kết các DN HTX là tác nhân thực hiện liên kếtdọc có vai trò là đầu mối đầu tư vật tư cho ND, xây dựng vùng nguyên liệu tậptrung; HTX giám sát quá trình thực hiện hợp đồng giữa xã viên và DN; HTX cóvai trò đem lại lợi ích cho ND trong HTX và DN liên kết

Từ kết quả nghiên cứu của tác giả, có thể khẳng định HTX mở rộng liên kết với các DN

sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy tốt vai trò liên kết trong chuỗi liên kết SXkinh doanh lúa gạo

Nghiên cứu về “Nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả ở ĐBSCL” của

Khương Lực (2020) Tác giả dựa vào phương pháp định tính và sử dụng dữ liệuthứ cấp Các tiêu chí đánh giá hiệu quả HTX bao gồm: Lợi nhuận, giá bán sảnphẩm và thu nhập thành viên HTX, nghiên cứu cho thấy kết quả: (i) Hoạt động củaHTX kiểu mới là làm các dịch vụ như bơm tưới, khai thác quản lý chợ, bao tiêusản phẩm đầu ra, cung cấp đầu vào cho các thành viên trong lĩnh vực sản xuất lúa;(ii) HTX hoạt động hiệu quả đem đến nhiều lợi ích cho các thành viên như: Tănglợi nhuận, ổn định được giá cả và thu nhập nâng cao từ việc sử dụng các dịch vụ Nghiên cứu đã cho thấy sự phát triển của HTX kiểu mới là hướng đến gắn kết hình thànhchuỗi giá trị lúa gạo – một xu thế phát triển bền vững cho ngành NN

Nghiên cứu Đinh Phi Hổ và Quách Thị Minh Trang (2017), “Mô hình cánh đồng lớn: Hiệu quả về KT – XH – MT và gợi ý chính sách cho phát triển bền vững” Nghiên

cứu sử dụng phân tích định lượng thông qua kiểm định trung bình mẫu độc lập, kiểm địnhChi bình phương và phân tích tương quan để đánh giá hiệu quả mô hình CĐL Nghiêncứu sử dụng các thước đo đánh giá hiệu quả KT – XH - MT bao gồm: (i) Về hiệu quảkinh tế: Giá thành SX, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận (ii) Về hiệu quả xã hội: Thu nhập, laođộng gia đình, lao động thuê mướn; (iii) Hiệu quả môi trường: Ý thức bảo vệ hóa chấttrong việc xứ lý chai lọ và bao bì, xử lý hóa chất còn dư, vệ sinh bình xịt thuốc, sử dụng

Trang 33

công cụ để bảo vệ sức khỏe khi phun xịt thuốc Kết quả nghiên cứu xác định hộ ND thamgia mô hình CĐL đạt hiệu quả KT – XH – MT cao hơn hộ không tham gia

Kết quả nghiên cứu khẳng định hộ ND tham gia mô hình CĐL đạt hiệu quả KT – XH –

MT cao hơn so với ND SX cá thể, và đánh giá hiệu quả của mô hình CĐL trên 3 khíacạnh phát triển bền vững KT – XH – MT, tuy nhiên nhóm tác giả chưa nghiên cứu sâuđến sự phát triển của mô hình CĐL sẽ hướng đến gắn kết với HTX, với cácDN hình thànhliên kết chuỗi trong SX và kinh doanh lúa gạo

Theo Bùi Việt Hưng (2020), “Xây dựng chuỗi cung ứng ngắn sản phẩm nông sản: Những kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp” Tác giả nhận định những lợi

ích đem đến cho các chủ thể tham gia chuỗi cung ứng bao gồm lợi ích KT – XH –

MT, mô hình chuỗi cung ứng nên thay thế cho các chuỗi giá trị truyền thống vớiquyền thương thảo của những người ND SX nhỏ bị yếu thế với người tiêu dùng.Với bằng chứng về thành công từ việc thực hiện các chuỗi cung ứng ngắn hàngnông sản tại Pháp trong thời gian qua, Chính phủ đã chính thức thể chế hóa, khắcphục các rào cản nhằm khuyến khích sự phát triển của mô hình chuỗi cung ứng tạinhiều địa phương trên cả nước Trên cơ sở thành công của mô hình chuỗi cung ứngngắn tại Pháp rút ra một số gợi ý cho Việt Nam

Kết quả nghiên cứu khẳng định hộ ND tham gia mô hình chuỗi cung ứng ở Pháp đạt hiệuquả KT – XH – MT cao hơn hộ ND không tham gia

Nghiên cứu của Gholam, Z và cộng sự (2010), “Are Agricultural Production Cooperatives Successful? A Case Study in Western Iran” (HTX NN có thành công hay

không? Một nghiên cứu điển hình ở tây Iran) Nghiên cứu thực hiện phân tích định tính,

mô tả thống kê và định lượng thông qua kiểm định Cronback đối với các thang đo, kếtquả nghiên cứu cho thấy các HTX đóng góp tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tạo việclàm, phát triển kinh tế - xã hội Các HTX cung cấp một phương tiện mà qua đó nhómngười yếu thế trong xã hội làm việc cùng nhau, chia sẻ rủi ro và giải quyết những vấn đềnhư sự bất lợi về quy mô SX, đương đầu với sự cạnh tranh và biến động thị trường.Thông qua HTX, ND nhận được lợi ích kinh tế theo quy mô, cải thiện các tiêu chuẩn sản

Trang 34

xuất, tiếp thị sản phẩm của họ và tiếp cận các định chế tín dụng, vận tải, dịch vụ chuyênnghiệp, chế biến, tạo việc làm mới.

Nhóm nghiên cứu nhận định HTX đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho các thành viêntham gia, thế nhưng ngoài ra HTX khi được quan tâm, phát huy đúng vai trò sẽ đem lạihiệu quả về môi trường, vấn đề này nhóm nghiên cứu chưa đề cập đến

Nghiên cứu của Hao (2018), “Chinese Farmers’ Cooperatives and Smallholder Farmers”, Nghiên cứu khảo sát 429 hộ ND trong 6 HTX và 271 hộ

ND không phải thành viên trong HTX trên cùng địa bàn ở Shaanxi và Shandong,Trung Quốc Bằng phương pháp phân tích thống kế, hàm Cobb-Doulag và phântích cấu trúc tuyến tính, tác giả đã tìm ra: (i) ND trong HTX có năng suất và lợinhuận cao hơn ngoài HTX; (ii) ND trong HTX tiếp cận các đầu mối cung cấp sảnphẩm thuận lợi hơn ND ngoài HTX; và (iii) Sức ép xã hội (văn hóa, tập quán, tinhthần tập thể) tác động đến quyết định tham gia HTX của hộ ND; Tiếp cận thịtrường và các kênh phân phối sản phẩm thuận lợi hơn nhiều so với ND không thamgia HTX

Tác giả nhận định lợi ích kinh tế đem lại cho ND khi tham gia HTX, ngoài ra HTX cònđem lại sự ổn định thu nhập tức hiệu quả xã hội lợi ích cho môi trường, tuy nhiên nghiêncứu của Hao chưa phân tích ở góc độ này

Nghiên cứu của Malak-Rawlikowska và cộng sự (2019) “Measuring the Economic, Environmental, and Social Sustainability of Short Food Supply Chains”, nhóm tác giả dùng các thước đo phản ánh 3 yếu tố chính của tính bền

vững (KT-XH-MT) như giá trị gia tăng kinh tế, ô nhiễm, lao động Giá trị gia tăngđược xác định là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trực tiếp Hiệu quả môitrường liên quan đến lượng carbon dioxide (CO2) đại diện cho phát thải khí nhàkính trong quá trình vận chuyển đầu vào đến nông trại và đầu ra từ nông trại đếnthị trường và bến cảng Hiệu quả xã hội thể hiện qua (i) Số lượng lao động / ngày /giờ lao động tham gia sản xuất – kinh doanh; (ii) Tỷ lệ giới tính nữ của lao động.Nhóm nghiên cứu khảo sát 208 chuỗi cung ở Noway và Anh, phân tích thống kê để

đo lường các thước đo trên, chuỗi cung đảm bảo hiệu quả KT-XH-MT

Trang 35

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tính bền vững (KT-XH-MT) ở chuỗi cung ứng thựcphẩm Dựa trên kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy vai trò quan trọng của môhình chuỗi cung ứng trong phát triển bền vững cho ngành NN

Qu và cộng sự (2020) trong nghiên cứu “Effects of Agricultural Cooperative Society on Farmers’ Technical Efficiency: Evidence from Stochastic Frontier Analysis” Nghiên cứu về tác động của HTX NN đối với hiệu quả kỹ thuật

của ND, nhóm tác giả dùng dữ liệu khảo sát 196 hộ ND của 2 nhóm: HTX có tiếpthị và HTX không có tiếp thị cho nông dân; sử dụng mô hình hàm bao ngẫu nhiên(stochastic production frontier, SPF) và hồi quy Binary Logistic cho kết quả hiệuquả kỹ thuật của nhóm HTX có tiếp thị cao hơn nhóm HTX không có tiếp thị Kếtquả nghiên cứu khẳng định ND ở HTX có hoạt động tiếp thị tốt có hiệu quả kỹthuật tốt hơn ở HTX không có hoạt động tiếp thị

Từ nghiên cứu của nhóm tác giả, cho ta nhận định rằng tham gia HTX góp phần tăng hiệuquả SX cho ND, vì vậy cần tạo điều kiện, cơ chế chính sách để thu hút ND tham gia

Sedana (2020) trong nghiên cứu “Benefits of farmers’ cooperative to rice farming activity: case of Subak’s cooperative in Guama, Tabanan District, Bali”,

nghiên cứu về “Lợi ích của nông dân trong HTX đối với hoạt động canh tác lúa:trường hợp nghiên cứu ở HTX Subak ở Guama, quận Tabanan, Bali” Tác giả thựchiện định tính kết hợp với phân tích thống kê, HTX là một công cụ cơ bản của pháttriển NN Nông dân là thành viên của HTX tham gia cao trong việc hỗ trợ HTXlàm ra hàng hóa, các hoạt động mua bán, HTX Subak ở Guama có thể đáp ứng nhucầu sản xuất của thị trường (hạt giống xác nhận) và của ND về đầu vào NN, vàđược hưởng lợi từ hoạt động SX - kinh doanh trong các phương thức cung ứng đầuvào (phân bón, thuốc ), tín dụng với lãi suất phù hợp; và tiếp thị tập thể HTX đãthành công trong việc chia sẻ lợi ích cho thành viên, ngoài ra còn góp phần hỗ trợ

an ninh lương thực quốc gia thông qua việc tăng năng suất – sản lượng

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy vai trò của HTX trong việc chia sẻ lợi ích ở các xã viên

và ổn định sinh kế cho ND, góp phần vào đảm bảo nguồn lương thực trong nước Tuy

Trang 36

nhiên, tác giả chưa đề cập đến vai trò là cầu nối, là mắc xích quan trọng của HTX trongquá trình thực hiện liên kết chuỗi SXNN

Nghiên cứu ở Nigeria của Ezeokafor U R và cộng sự (2019), “Effect of Membership on Income of Members of Farmers Multipurpose Cooperative Societies in Anambra State, Nigeria” Nhóm tác giả thực hiện điều tra 324 hộ ND

và thực hiện kiểm định t để kiểm định các giả thuyết Rút ra kết quả rằng: Thu

nhập của các thành viên trước và sau khi tham gia HTX có xu hướng tăng thêm.Những rào cản lớn mà các thành viên HTX đối mặt trong việc cải thiện thu nhậptrong các HTX bao gồm thiếu nhân lực có kỹ năng, thiếu trình độ hợp tác, vấn đềvốn, trình độ văn hóa thấp và quan niệm không đúng về HTX Tác giả khuyến nghịnên khuyến khích hình thành các HTX, đặc biệt là thanh niên và những người cótrình độ học vấn và Chính phủ nên giúp đỡ thông qua HTX NN để khuyến khích

cơ giới hóa và tạo điều kiện hoạt động NN hấp dẫn và sinh lợi

Kết quả nghiên cứu khẳng định hiệu quả kinh tế và xã hội của các thành viên sau khi thamgia HTX có xu hướng tăng Bên cạnh đó, HTX đem lại hiệu quả về môi trường khi quytrình SX đảm bảo tiêu chuẩn sẽ hạn chế vi lượng thuốc bảo vệ thực vật thải ra đất, ra sôngngòi xung quanh, tiếp cận ở góc độ này thì nghiên cứu của nhóm tác giả chưa đề cập

Nghiên cứu ở Thailand của tác giả Fayssea & Onsamrarn (2018), “The Differing Strategies of Agricultural Cooperatives in Thailand: from Managing Market Links to Self-Reliance” Nhóm tác giả nghiên cứu về “Các chiến lược khác

biệt của HTX NN ở Thái Lan: Từ quản lý liên kết thị trường đến tự lực” Tác giảkhảo sát hoạt động của 23 HTX ở Thái Lan, với phân tích định tính và mô tả thống

kê, cho thấy các vùng nông thôn ở Thái Lan tất cả các HTX đều tổ chức cung ứngnguyên vật liệu cho NN và hầu hết tất cả đều được vay vốn và tiết kiệm Trongđiều kiện mới với thay đổi kinh tế xã hội diễn ra, HTX cần thực hiện các hoạt độngkhác liên quan đến hai chiến lược chính: (i) Quản lý các liên kết thị trường và (ii)Thúc đẩy khả năng tự lực của các thành viên, tức là khả năng kiếm sống của họthông qua đa dạng hóa sản phẩm ngoài NN

Trang 37

Kết quả nghiên cứu khẳng định ở Thailand, HTX đã bước qua giai đoạn tự lực trong hoạtđộng SX, kinh doanh và làm tốt vai trò liên kết thị trường

Kết quả nghiên cứu về hoạt động bền vững của các HTX NN của Marcis và cộng

sự (2018) “Sustainability performance evaluation of agricultural cooperatives’ operations: a systemic review of the literature” Nhóm tác giả thực hiện phân tích mô tả

thống kê và cho thấy ba nhóm thước đo được sử dụng KT - XH - MT, đo lường kinh tếbao gồm, doanh thu trên tài sản; doanh thu trên vốn cổ đông, và doanh thu trên vốn đầu

tư Đo lường xã hội bao gồm, thu nhập xã viên, trình độ học vấn, chuyên môn của xãviên, số lao động làm việc trong các HTX Đo lường môi trường như sức khỏe của xãviên, tình trạng ô nhiễm không khí, nước và suy thoái tài nguyên đất

Thành công của nhóm tác giả đã đánh giá được tính bền vững ở NN trên ba khía cạnhhiệu quả KT – XH – MT từ sự phát triển của các HTX Ngoài ra, HTX còn có vai trò làtrung gian quan trọng trong sự gắn kết giữa ND và DN hướng đến sự phát triển ổn định,bền chặt trong chuỗi liên kết SX, nếu nghiên cứu của nhóm tác giả phân tích thêm ở khíacạnh này, sẽ phát huy tốt được vai trò của HTX

1.2 Các công trình nghiên cứu đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nông dân tham gia mô hình hợp tác

Phùng Giang Hải (2015) trong nghiên cứu “Liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh Cà Mau”, nghiên cứu mô hình liên kết nuôi tôm ở Cà

Mau, tác giả đưa ra các lý thuyết cơ bản về liên kết, làm rõ mối liên hệ gắn kếtgiữa các hộ nuôi tôm, giữa các DN chế biến tôm với nhau đây là liên kết ngang.Tác giả sử dụng dữ liệu sơ cấp trên cơ sở điều tra 271 hộ nông dân tham giaMHHT ở Cà Mau, thực hiện phân tích định lượng với phân tích thống kê và phântích hồi quy bội Kết luận của nghiên cứu khẳng định: Trình độ giáo dục, độ tuổi,diện tích nuôi tôm, đường giao thông đến nơi nuôi tôm, điện sản xuất, khả năngtiếp cận thủy lợi, mức độ vi phạm hợp đồng, hiệu quả xử lý vi phạm là các yếu tốảnh hưởng đến liên kết Tác giả sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả giữa hộtham gia liên kết và không tham gia liên kết bao gồm: chi phí (con giống, thuốc,thức ăn) và lợi nhuận tính trên một đơn vị diện tích nuôi Nghiên cứu đề nghị các

Trang 38

giải pháp tăng cường mối liên hệ liên kết bao gồm: Hình thành các tổ hợp tác,HTX, DN chế biến tôm, nhằm tăng lợi thế về quy mô, thực hiện các hợp đồng kýkết giữa các hộ nuôi tôm với các đơn vị thu mua, chế biến là liên kết dọc, hoặc mốiliên kết dọc gián tiếp là HTX, các tổ hợp tác của những hộ nuôi tôm thay mặt NDnuôi tôm ký kết hợp đồng với đơn vị thu mua, DN chế biến

Từ kết quả nghiên cứu của tác giả, cho ta thấy rằng cần phát triển liên kếtngang để đẩy mạnh liên kết dọc trong SX và chế biến, ND tham gia liên kết có lợithế về chi phí và lợi nhuận cao hơn ND không tham gia, đồng thời tác giả nhậnđịnh các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết sản xuất và chế biến Tuy nhiên, nghiên cứucủa tác giả chưa nhận thấy yếu tố cảm nhận lợi ích và chính sách của DN, của nhànước có tác động rất lớn đến hoạt động của các mô hình liên kết

Vũ Đức Hạnh, (2015) “Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của nông dân tỉnh Ninh Bình” Tác giả khảo sát 250 hộ ND tham gia các hình thức liên

kết trong tiêu thụ nông sản ở Ninh Bình, thực hiện phân tích định tính, mô tả thống kê vàphân tích ma trận SWOT Kết quả cho thấy các hình thức hợp tác chủ yếu ở tỉnh là: (1)Liên kết 4 nhà thông qua HTX do nhà nước quản lý, doanh nghiệp ký kết hợp đồng vớinông dân và HTX sẽ ký kết với ND, DN sẽ cung ứng giống, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật và thumua lại sản phẩm thông qua HTX; (2) Hình thức liên kết qua trung gian là DN không kýkết trực tiếp với ND mà sẽ ký kết với HTX, và HTX sẽ ký hợp đồng miệng với ND, DNbao tiêu sản phẩm Đây là hình thức được áp dụng phổ biến ở Ninh Bình và đem lại hiệuquả tạo ra được sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước vàquốc tế Từ kết quả nghiên cứu tác giả nhận diện yếu tố: Quy mô sản xuất của hộ; Trình

độ học vấn của chủ hộ; Điều kiện kinh tế của hộ; Điều kiện tiềm lực kinh tế và uy tín củacác bên liên kết (tập đoàn, công ty và DN) là các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết chặtchẽ trong liên kết tiêu thụ nông sản cho ND

Trên cơ sở nghiên cứu của tác giả, cho thấy cả hai hình thức liên kết chủ yếu ở tỉnh đều cóvai trò trung gian quan trọng của HTX với vai trò cầu nối, là mắc xích trong liên kết tiêuthụ nông sản Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong tiêu thụ nông sản tác giả

đã phân tích thì yếu tố cảm nhận lợi ích, các chính sách hỗ trợ cũng như là việc tiếp cận

Trang 39

tín dụng ở ND, DN là vấn đề cần được quan tâm, là những yếu tố tác động đến sự thànhcông hay thất bại của liên kết

Nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi & Nguyễn Ngọc Vàng (2012),

“Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất lúa ở tỉnh An Giang” Nhóm tác

giả dùng dữ liệu sơ cấp điều tra 120 hộ ND trong CĐL và ND SX cá thể, phân tíchđịnh tính, mô tả thống kê và sử dụng phân tích định lượng với phân tích hồi quytuyến tính và phân tích hồi quy bội Các thước đo đánh giá hiệu quả kinh tế của môhình CĐL bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận, doanh thu, năng suất Nghiêncứu tìm thấy: (i) Mô hình tổ chức SX lúa theo dạng CĐL có hiệu quả kinh tế cao;(ii) Tác giả xác định quy mô đất canh tác; Trình độ; Kinh nghiệm; Chi phí giống,thuốc, phân; Giá bán là các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận của ND

Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả, có thể nhận định như sau: Nhóm nghiên cứu đãthành công trong việc xác định hiệu quả kinh tế của mô hình CĐL và các yếu tố ảnhhưởng đến lợi nhuận Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chưa đi sâu phân tích các yếu ảnhhưởng đến sự phát triển của mô hình CĐL, trong đó tạo ra sự gắn kết, thu hút ND thamgia vào hợp tác, liên kết mang tính quyết định đến tính bền vững của CĐL, ngoài yếu tốvốn vật chất như tác giả đã đề cập thì yếu tố vốn con người, vốn xã hội rất quan trọng

Nghiên cứu của tác giả Đinh Phi Hổ và cộng sự (2020), “Mô hình CĐL: Hiệu quả KT -XH - MT và quyết định tham gia của nông dân ở ĐBSCL, Việt Nam” Nhóm nghiên cứu khảo sát 520 hộ ND tham gia CĐL và ND SX cá thể trên

cùng một địa bàn nghiên cứu tại các tỉnh ĐBSCL Tác giả phân tích định lượng với

mô hình hồi quy xác suất Kết quả khảo sát cho thấy: (i) Hộ ND tham gia CĐL đạthiệu quả KT – XH - MT cao hơn ND SX cá thể (ii) Các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định ND tham gia CĐL: Cảm nhận hữu dụng, chính sách, vốn xã hội,khuyến nông, quy mô diện tích, thuận lợi địa lý và trình độ học vấn chủ hộ

Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã khẳng định ba nhóm thước đo cụ thể đánh giáhiệu quả KT – XH – MT cho mô hình CĐL và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh ND tham gia CĐL Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm tác giả vẫn còn hạn chế khi

Trang 40

chưa nhận định trong các yếu tố ảnh hưởng đến ND tham gia CĐL thì yếu tố nào mangtính quyết định, tác động mạnh đến quyết định của ND tham gia

Nghiên cứu của Khổng Tiến Dũng và cộng sự (2021), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia HTX của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang” tác giả dùng

thang đo Likert, kiểm định T- test để phân tích, và mô hình nhị phân Logit để xácđịnh các yếu tố tham gia HTX của nông hộ Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu

tố tác động nông hộ tham gia HTX bao gồm: Kinh nghiệm, giới tính của chủ hộ vàdiện tích đất, diện tích đất càng lớn thì tác động đến quyết định ND tham gia cànglớn vì giúp họ có điều kiện ứng dụng công nghệ vào sản xuất và những ND có tuổinghề gắn bó lâu năm với trồng lúa (kinh nghiệm) càng muốn tham gia HTX vì họnắm bắt được lợi ích và hiệu quả kinh tế khi trở thành thành viên HTX, việc đượctham gia tập huấn khuyến nông, tham gia vào hội nông dân cũng là yếu tác độngđến nông hộ tham gia HTX

Nghiên cứu của nhóm tác giả đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ND tham gia HTX,tuy nhiên các tác giả vẫn chưa nhận định được yếu tố cảm nhận hữu ích và chính sách hỗtrợ, khả năng tiếp cận tín dụng là những yếu tố quan trọng tác động đến ND tham giaHTX và cũng chính là tác nhân thúc đẩy HTX phát triển

Theo nghiên cứu Zheng và cộng sự (2012) “Determinants of Producers' Participation in Agricultural Cooperatives: Evidence from Northern China”,

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của ND ở Trung Quốc tham giaHTX NN Nghiên cứu khảo sát số lượng mẫu lớn và sử dụng mô hình hồi quyBinary Logistic, phát hiện các yếu tố quyết định hành vi và hiệu quả hoạt động của

ND trong các HTX ở Trung Quốc Nghiên cứu đã chứng minh các yếu tố tác độngđến ND quyết định tham gia HTX là: Trình độ học vấn, cấp độ hay khả năng chấpnhận rủi ro, diện tích đất quy mô lớn hay nhỏ, giá thành sản xuất, điều kiện về vị tríđịa lý và giống cây trồng, số lượng thành viên HTX, sự nhìn nhận về vai trò, lịch

sử và kết quả hoạt động của HTX

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy điểm mới so với nhiều nghiêncứu khác là đã xác định được yếu tố cấp độ, khả năng chấp nhận rủi ro đã tác động đến

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w