Nghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên HuếNghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thừa Thiên Huế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ PHƯƠNG LAN
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ẤU TRÙNG RUỒI LÍNH ĐEN
(Hermetia illucens) LÀM THỨC ĂN CHO CÁ CHẼM (Lates calcarifer Bloch, 1790) TẠI THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ PHƯƠNG LAN
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ẤU TRÙNG RUỒI LÍNH ĐEN
(Hermetia illucens) LÀM THỨC ĂN CHO CÁ CHẼM (Lates calcarifer Bloch, 1790) TẠI THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 9620301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS.TS NGUYỄN DUY QUỲNH TRÂM
2 GS.TS LÊ ĐỨC NGOAN
THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Duy Quỳnh Trâm và GS.TS Lê ĐứcNgoan Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án này là trung thực và chính xác
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài Luận án đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong Luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc
Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 02 năm 2024
NGHIÊN CỨU SINH
PHẠM THỊ PHƯƠNG LAN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án này, bản thân tôi đã nhậnđược sự giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâusắc của mình đến cán bộ hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Duy Quỳnh Trâm vàGS.TS Lê Đức Ngoan trong những năm qua đã luôn tận tâm hướng dẫn, động viên,giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luậnán
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Tôn Thất Chất, PGS.TS Lê VănDân, PGS.TS Ngô Hữu Toàn và PGS.TS Mạc Như Bình - những người thầy đã truyềnđạt những kiến thức mới và giúp tôi hoàn thành các học phần, chuyên đề của Luận án
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa vàquý Thầy Cô giáo Khoa Thủy sản, Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên, quý cán bộ,công nhân Trung tâm thực hành và đào tạo nghề Chăn nuôi Thú y, Khoa Chăn nuôi Thú
y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong quá trìnhhọc tập và thực hiện đề tài Luận án Chân thành cảm ơn các quý anh chị học viên Caohọc khóa 26, sinh viên các khóa từ K51, K52 và K53 đã hỗ trợ cho tôi trong việc thựchiện các thí nghiệm
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo phòng thí nghiệm KhoaThủy sản; phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đạihọc Nông Lâm, Đại học Huế đã luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị trongviệc thực hiện toàn bộ thí nghiệm nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm ơn cán bộ phòngPhân tích Thức ăn và Sản phẩm Chăn nuôi thuộc Viện Chăn nuôi, Hà Nội; phòng thínghiệm Công nghệ Enzyme và Protein, Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế; Trungtâm xét nghiệm Y Khoa Phong Châu, Thành phố Huế đã phân tích các chỉ tiêu nghiêncứu cho đề tài Luận án
Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí của Đại học Huế thông quaNhóm nghiên cứu mạnh “Nghiên cứu sử dụng nguồn protein không truyền thống làmthức ăn và xử lý chất thải chăn nuôi” - mã số 06/HĐ-ĐHH; đề tài Khoa học và Côngnghệ cấp Đại học Huế - mã số ĐHH 2021-02-149 Cảm ơn các thành viên của đề tài đãtham gia nghiên cứu cùng tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận án
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến bố mẹ, chồng và hai con cùng toànthể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, luôn giúp
đỡ và động viên tinh thần để tôi có được kết quả ngày hôm nay
Tôi xin tri ân tất cả những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu này!
NGHIÊN CỨU SINH
PHẠM THỊ PHƯƠNG LAN
Trang 5Nội dung 1: Xác định chất nền và thời điểm thích hợp để thu hoạch ấu trùng
ruồi lính đen (gồm có 3 thí nghiệm)
Thí nghiệm 1: Thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của hỗn hợp bã sắn (BS) và
bã bia (BB) làm thức ăn đến sinh khối, thành phần hóa học của ấu trùng ruồi lính đen(ATRLĐ) Thí nghiệm được thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 4 nghiệm thức(NT) và 4 lần lặp lại, gồm đối chứng - cám gà đẻ; các hỗn hợp BS và BB với tỷ lệ 1:1,2:1 và 3:1 Kết quả cho thấy năng suất sinh khối, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và vậtchất khô (DM) của ATRLĐ nuôi bằng các hỗn hợp BS và BB không sai khác thống kê.Tuy nhiên, hàm lượng protein thô (CP) của ATRLĐ cao hơn so với nuôi bằng cám gà.Năng suất khô của ATRLĐ nuôi bằng hỗn hợp dao động từ 0,178 đến 0,219 kg DM/m2,hàm lượng CP: 46,7
- 51% DM và FCRDM: 4,22 - 4,76
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của bã đậu phụ (BĐ), hỗn
hợp BS và BĐ làm thức ăn đến sinh khối, thành phần hóa học của ATRLĐ Thínghiệm được thiết kế CRD với 4 NT và 4 lần lặp lại, gồm đối chứng - cám gà đẻ; cáchỗn hợp BS và BĐ với tỷ lệ 1:1, 1:3 và 0:1 Kết quả cho thấy, tăng tỷ lệ BĐ năng suất
ấu trùng khô tăng, dao động 0,09 - 0,133 kg DM/m2, giảm FCRDM từ 5,23 xuống 4,29nhưng không ảnh hưởng hàm lượng CP của ấu trùng 54,2 - 57,1% DM và cao hơn sovới ấu trùng nuôi bằng cám gà
Kết quả thu được của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 về việc tìm kiếm các nguồnchất nền có sẵn tại Thừa Thiên Huế phù hợp để nuôi sinh khối ATRLĐ cho thấy, bãđậu phụ là phù hợp nhất nên được sử dụng làm chất nền/thức ăn trong các thí nghiệmsau này của Luận án
Thí nghiệm 3: Thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của thời gian thu hoạch
đến năng suất sinh khối, thành phần hoá học, axit amin thiết yếu và axit béo củaATRLĐ nuôi bằng BĐ Thí nghiệm được thiết kế CRD gồm 4 NT và 5 lần lặp lại, các
NT tương ứng với thời điểm thu hoạch ấu trùng 3, 5, 7 và 9 ngày sau khi nuôi Kết quảcho thấy, ấu trùng nuôi ở nhiệt độ 26-33oC thu hoạch ở 7 ngày sau khi nuôi cho năngsuất sinh khối và hàm lượng CP cao Năng suất ấu trùng khô 0,3 kg DM/m2 và 3,65
kg BĐ tươi
Trang 6thu được 1 kg ATRLĐ tươi Tính theo DM, ấu trùng có 58,7% CP, hàm lượng caolysine (3,63%) và methionine (2,08%) Hàm lượng lipid thô là 18,8% (DM), tính theotổng axit béo ấu trùng có hàm lượng cao axit linoleic (26,1%) và axit α-linolenic(1,67%) nhưng hàm lượng axit lauric thấp (13%) so với các công bố.
Nội dung 2 (thí nghiệm 4): Thí nghiệm nhằm xác định tỷ lệ tiêu hoá các chất
dinh dưỡng, axit amin thiết yếu của bột ATRLĐ nguyên mỡ và tách mỡ trên cá chẽmgiống Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp 2 nhân tố (2 x 3) và 4 lần lặp lại Hainhân tố gồm: độ mặn của nước (0‰, 10‰) và loại thức ăn (bột cá, bột ATRLĐnguyên mỡ, bột ATRLĐ tách mỡ) Kết quả cho thấy, tỷ lệ tiêu hoá năng lượng, vậtchất khô, protein, lipid, axit amin thiết yếu của bột ATRLĐ nguyên mỡ cao hơn (daođộng 75,6 - 98% so với 56,5 - 94,2%) bột ấu trùng tách mỡ; tỷ lệ tiêu hóa protein, lipid
và hầu hết axit amin của bột ấu trùng ở cá chẽm nuôi ở nước có độ mặn 0‰ và 10‰không sai khác
Nội dung 3: Xác định ảnh hưởng của ấu trùng ruồi lính đen và tỷ lệ thay thế
protein bột cá bằng protein bột ấu trùng trên cá chẽm giống nuôi ở môi trường nước có
độ mặn 0‰ và 10‰ (gồm có 2 thí nghiệm 5 và 6)
Thí nghiệm 5: Thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng thay thế cá tạp bằng ATRLĐ
tươi lên năng suất, tỷ lệ sống của cá chẽm giống nuôi ở nước có độ mặn 0‰ và 10‰ Thínghiệm được bố trí theo phương pháp 2 nhân tố (2 x 2) và 3 lần lặp lại Hai nhân tố gồm:
độ mặn của nước (0‰, 10‰) và loại thức ăn (cá tạp, ấu trùng) Kết quả cho thấy, năngsuất cá chẽm giống nuôi bằng cá tạp cao hơn ấu trùng tươi (5,48 - 5,63 kg/m3 so với 4,23 -4,41 kg/m3) Độ mặn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chẽm giống, trong đó cá nuôi ởnước ngọt cho tỷ lệ sống cao hơn ở nước có độ mặn 10‰ (95,6 - 97,8% so với 84,4 -91,1%)
Thí nghiệm 6: Thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng thay thế protein bột cá
bằng protein bột ATRLĐ lên sinh trưởng, thành phần hóa học, hoạt tính enzyme tiêuhóa và một số chỉ tiêu huyết học của cá chẽm giống Thí nghiệm được thiết kế CRDgồm 5 NT với 3 lần lặp lại Các NT tương ứng với các mức thay thế 0, 25, 50, 75 và100% protein bột cá bằng protein bột ATRLĐ Kết quả cho thấy, tăng mức thay thếprotein trên 50% làm giảm tốc độ sinh trưởng và năng suất nhưng không ảnh hưởngthành phần hoá học của thịt cá, một số enzyme tiêu hoá và chỉ tiêu huyết học của cáchẽm giống
Kết luận chung: Ấu trùng ruồi lính đen nuôi bằng bã đậu phụ là nguồn cung cấpprotein và các axit béo thiết yếu cho cá chẽm ở giai đoạn giống; thay thế bột ấu trùngdưới 50% tính theo protein bột cá (hay 21,4% tính theo DM khẩu phần) không làm ảnhhưởng đến tỷ lệ sống, năng suất, thành phần hoá học, một số enzyme tiêu hoá và chỉ tiêuhuyết học của cá
Từ khóa: Ấu trùng ruồi lính đen, bã đậu phụ, cá chẽm giống, tỷ lệ tiêu hóa
Trang 7in seabass farming diets in particular and aquatic animals in general The thesis topicconsisted of three contents with six experiments; the main results are as follows:
Content 1 Finding appropriate substrates and optimal harvest time for BSFL (three experiments)
Experiment 1: The experiment aimed to determine the effect of a mixture of
cassava by-product and beer by-product as feed on the biomass and chemicalcomposition of larvae The experiment was a completely randomized design (CRD)with four treatments and four replicates, including control - laying hens' feed andmixtures of cassava/beer by-products with the ratios of 1:1, 2:1 and 3:1 The resultsshowed that the biomass yield, FCR and dry matter of larvae fed with mixtures ofcassava by-product and brewers’ grains were not statistically different However, thecrude protein content of larvae had statistical differences between treatments and washigher than laying hens’ feed Biomass yield of larvae fed with the mixture rangedfrom 0.178 to 0.219 kg DM/m2, CP content: 46.7 - 51% DM and FCRDM: 4.22 - 4.76
Experiment 2: The experiment aimed to determine the effect of mixtures of
cassava by-product and tofu by-product as feed on the biomass and chemicalcomposition of larvae The experiment was CRD with four treatments and fourreplicates, including control - laying hens' feed and mixtures of cassava/tofu by-product with the ratios of 1:1, 1:3 and 0:1 The results showed that increasing theproprotion of tofu by-product increased yield (0.09 to 0.133 kg DM/m2), reduced theFCRDM (from
5.23 to 4.29), but did not affect the CP content (54.2 - 57.1% DM) of larvae
From the results of the above two experiments, tofu by-product was determined
to be suitable for larval feed Subsequent, all of the experiments all used tofu product as the substrate/feed
by-Experiment 3: The experiment aimed to determine the effect of harvest time on
biomass yield, chemical composition, essential amino acids and fatty acids of larvaefed with tofu by-product The experiment was CRD with four treatments and fivereplicates, the treatments corresponding to harvest times 3, 5, 7 and 9 days afterfarming The results showed that larvae harvested 7 days after rearing had highbiomass yield and CP content At a raising temperature of 26-33oC, the yield was 0.3
kg DM/m2 and 3.65 kg
Trang 8of fresh tofu by-product yielded one kg of fresh larvae On a DM basis, the larvaecontained 58.7% CP; rich in lysine (3.63%) and methionine (2.08%) Crude lipidcontent is 18.8% (DM); on total fatty acids, the larvae were rich in linoleic acid(26.1%) and α- linolenic acid (1.67%) but low lauric acid (13%).
Content 2 Determining digestibility of nutrients and essential amino acids
of BSFL
Experiment 4: The experiment aimed to determine the digestibility of nutrients
and essential amino acids of full-fat and defatted BSFL meal on seabass fingerlings.The experiment was arranged according to 2-factorial design (2 x 3) and fourreplicates Two factors include: Water source (0‰ and 10‰ salinity) and type of feed(fish meal, full- fat and defatted BSFL meal) The results showed that the digestibility
of energy, DM, CP, EE, and essential amino acids of full-fat larvae meal was higher(ranged from 75.6
- 98% compared to 56.5 - 94.2%) than of defatted larvae meal; The digestibility of CP,
EE and most amino acids of larval meal in seabass raised in fresh water and water with
a salinity of 10‰ did not differ
Content 3 Evaluating the effects of replacing trashfish by BSFL, and fishmeal protein replacing by BSFL in diets for seabass fingerlings kept in waters with 0‰ salinity or 10‰ salinity (two experiments)
Experiment 5: The experiment aimed to determine the effect of replacing
trashfish with fresh larvae on productivity and survival rate of seabass reared in freshwater and 10‰ salinity The experiment was arranged according to 2-factorial design(2 x 2) and 3 replicates Two factors include: Water source (0‰ and 10‰ salinity) andtype of feed (trashfish and fresh larvae) The results showed that the yield of seabassfed by trashfish was higher than that of fresh larvae (5.48 - 5.63 kg/m3 compared to4.23 -
4.41 kg/m3); in contrast, the survival rate of fish cultured in freshwater was higher than
in salinity of 10‰ (95.6 - 97.8% vs 84.4 - 91.1%)
Experiment 6: The experiment aimed to determine the effect of replacing
fishmeal protein with larval meal protein on growth, chemical composition, digestiveenzyme activity and some hematological indicators of seabass fingerlings Theexperiment was CRD with five treatments and three replicates The treatmentscorresponded to the replacement levels of 0, 25, 50, 75 and 100% fishmeal proteinwith larval meal protein The results showed that increasing the protein replacementlevel above 50% reduced growth rate and yield but did not affect the chemicalcomposition of meat and some digestive enzymes as well as hematological indicators
of seabass fingerlings
Trang 9Overall conclusion: Black soldier fly larvae raised on tofu by-product are asource of protein and possibly essential fatty acids for seabass at the hatchery stage;Replacing upto 50% fishmeal protein by larval meal protein (or 21.4% as DM diet) didnot affect survival rate, yield, chemical composition, digestive enzyme activity andhematological indicators of fish.
Keywords: Asian seabass, black soldier fly larvae, digestibility, tofu by-products
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATRLĐ Ấu trùng ruồi lính đen
BSFL Black soldier fly larvae Ấu trùng ruồi lính đen
Organisation
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
Trang 11Từ viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
MUFA Monounsaturated fatty acid Axit béo không no đơnPUFA Polyunsaturated fatty acid Axit béo không no đa
Trang 12MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
SUMMARY v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
MỤC LỤC x
DANH MỤC BẢNG xiv
DANH MỤC HÌNH xvi
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
3.3 Những điểm mới của Luận án 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới và trong nước 4
1.1.1 Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chẽm trên thế giới 4
1.1.2 Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chẽm trong nước 5
1.2 Đặc điểm sinh trưởng của cá và các yếu tố ảnh hưởng 7
1.2.1 Đặc điểm sinh trưởng của cá chẽm 7
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của một số loài cá 8
1.3 Đặc điểm dinh dưỡng của cá và các yếu tố ảnh hưởng 12
1.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng của cá chẽm 12
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng của một số loài cá 12
1.4 Tổng quan về ruồi lính đen và sử dụng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản 16
Trang 131.4.1 Phân bố và phân loại 16
1.4.2 Đặc điểm dinh dưỡng và thành phần hóa học 17
1.4.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của ấu trùng ruồi lính đen 22 1.4.4 Sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản 23
1.4.5 Một số hạn chế của ấu trùng ruồi lính đen 26
1.5 Nghiên cứu tiêu hóa thức ăn trên cá 27
1.5.1 Xác định tỷ lệ tiêu hoá của cá bằng các chất chỉ thị 27
1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa của cá 29
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Địa điểm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32
2.1.1 Địa điểm và thời gian 32
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu 33
2.2 Nội dung nghiên cứu 33
2.3 Vật liệu nghiên cứu 36
2.3.1 Nguyên liệu và sản xuất thức ăn 36
2.3.2 Hệ thống nuôi ấu trùng ruồi và nuôi cá thí nghiệm 39
2.4 Phương pháp nghiên cứu 40
2.4.1 Thí nghiệm 1 - Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ bã sắn và bã bia làm chất nền lên sinh trưởng, thành phần hóa học và chuyển đổi thức ăn của ấu trùng ruồi 40
2.4.2 Thí nghiệm 2 - Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ bã sắn và bã đậu phụ làm chất nền lên sinh trưởng, thành phần hóa học và chuyển đổi thức ăn của ấu trùng 42
2.4.3 Thí nghiệm 3 - Xác định thời điểm thu hoạch ấu trùng thích hợp lên sinh trưởng, năng suất, thành phần hóa học, axit amin và axit béo 43
2.4.4 Thí nghiệm 4 - Phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa thành phần dinh dưỡng của bột ấu trùng nguyên mỡ và tách mỡ trên cá chẽm giống nuôi ở môi trường có độ mặn 0‰ và 10‰ 45
2.4.5 Thí nghiệm 5 - Xác định ảnh hưởng của ấu trùng ở dạng tươi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm giống nuôi ở môi trường có độ mặn 0‰ và 10‰ 49
Trang 142.4.6 Thí nghiệm 6 - Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng protein bột ấu trùng nguyên mỡ lên sinh trưởng, thành phần hóa học, hoạt tính enzyme
tiêu hóa và một số chỉ tiêu huyết học của cá chẽm nuôi ở nước ngọt 52
2.4.7 Phương pháp xử lý số liệu 57
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 58
3.1 Xác định chất nền và thời điểm thích hợp để thu hoạch ấu trùng ruồi lính đen 58
3.1.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ bã sắn và bã bia làm chất nền lên sinh trưởng, thành phần hóa học và chuyển đổi thức ăn của ấu trùng ruồi 58
3.1.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ bã sắn và bã đậu phụ làm chất nền lên sinh trưởng, thành phần hóa học và chuyển đổi thức ăn của ấu trùng ruồi 61
3.1.3 Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch lên sinh trưởng, năng suất, thành phần hoá học, axit amin và axit béo của ấu trùng ruồi 64
3.2 Xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu của bột ấu trùng ruồi lính đen nguyên mỡ và tách mỡ trên cá chẽm giống nuôi ở môi trường có độ mặn 0‰ và 10‰ 70
3.2.1 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu của khẩu phần 70
3.2.2 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu của bột ấu trùng ruồi lính đen nguyên mỡ và tách mỡ 74
3.3 Xác định ảnh hưởng của ấu trùng và tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng protein bột ấu trùng trên cá chẽm giống nuôi ở môi trường có độ mặn 0‰ và 10‰ 77
3.3.1 Ảnh hưởng của ấu trùng ruồi lính đen ở dạng tươi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá chẽm giống nuôi ở môi trường có độ mặn 0‰ và 10‰ 77
3.3.2 Ảnh hưởng tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng protein bột ấu trùng ruồi lên sinh trưởng, thành phần hóa học, hoạt tính của enzyme tiêu hoá và một số chỉ tiêu huyết học của cá chẽm 81
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
4.1 Kết luận 96
4.1.1 Ảnh hưởng của chất nền và thời điểm thích hợp để thu hoạch ấu trùng ruồi 96
4.1.2 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu của bột ấu trùng ruồi nguyên mỡ và tách mỡ trên cá chẽm giống 96
4.1.3 Ảnh hưởng của ấu trùng và tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng protein bột ấu trùng trên cá chẽm giống nuôi ở môi trường có độ mặn 0‰ và 10‰ 96
Trang 154.2 Kiến nghị 96DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .98TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 16DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tuổi, chiều dài và khối lượng của cá chẽm nuôi 7Bảng 1.2 Kích thước thức ăn viên được khuyến nghị cho nuôi cá 10Bảng 1.3 Tóm tắt nhu cầu dinh dưỡng của cá chẽm 15Bảng 1.4 Hàm lượng protein và lipid của ấu trùng ruồi lính đen nuôi trên các chất
nền khác nhau 18Bảng 1.5 Hàm lượng axit amin của ấu trùng ruồi lính đen nuôi trên các chất nền
khác nhau và bột cá cơm 19Bảng 1.6 Hàm lượng axit béo (% tổng số axit béo) của ấu trùng ruồi nuôi trên các
chất nền khác nhau 20Bảng 1.7 Phương pháp thu phân và hàm lượng (%) chất chỉ thị trong khẩu phần 28Bảng 1.8 Tỷ lệ tiêu hóa protein và lipid trong thức ăn của cá chẽm bằng các
phương pháp thu phân khác nhau 28Bảng 2.1 Thành phần hóa học của nguyên liệu nuôi ấu trùng ruồi lính đen (% DM)(1) 36Bảng 2.2 Thành phần hóa học của nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá chẽm (% DM)(1)
38 Bảng 2.3 Thành phần hóa học của chất nền trong thí nghiệm bã sắn và bã bia (%
DM) (1) 41Bảng 2.4 Thành phần hóa học của chất nền trong thí nghiệm bã sắn và bã đậu phụ
(% DM) (1) 43Bảng 2.5 Tỷ lệ nguyên liệu và thành phần hóa học của khẩu phần thí nghiệm tiêu
hóa cá 46Bảng 2.6 Các xác định các yếu tố môi trường nước 48Bảng 2.7 Thành phần hóa học của cá tạp và ấu trùng ở dạng tươi (% DM) (1) 50Bảng 2.8 Tỷ lệ nguyên liệu và thành phần hóa học của khẩu phần thí nghiệm (1) .52Bảng 3.1 Khối lượng, năng suất và chuyển hóa thức ăn của ấu trùng ruồi trong bã
sắn và bã bia 58Bảng 3.2 Thành phần hóa học của ấu trùng ruồi nuôi trong bã sắn và bã bia (%
DM) 60Bảng 3.3 Khối lượng, năng suất và chuyển hóa thức ăn của ấu trùng ruồi trong bã
sắn và bã đậu phụ 61
Trang 17Bảng 3.4 Thành phần hóa học của ấu trùng ruồi nuôi trong bã sắn và bã đậu phụ
(% DM) 63
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến khối lượng, năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn của ấu trùng ruồi lính đen 64
Bảng 3.6 Thành phần hóa học của ấu trùng ruồi ở các thời điểm thu hoạch khác nhau (% DM) 65
Bảng 3.7 Thành phần axit amin của ấu trùng ruồi thu hoạch vào ngày 7 và 9 sau khi nuôi 67
Bảng 3.8 Thành phần axit béo của ấu trùng ruồi thu hoạch vào ngày 7 và 9 sau khi nuôi 68
Bảng 3.9 Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (%) các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu của các khẩu phần 72
Bảng 3.10 Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (%) các chất dinh dưỡng của các loại bột ấu trùng 75
Bảng 3.11 Hàm lượng các chất dinh dưỡng, axit amin và năng lượng tiêu hóa của các loại bột ấu trùng (g/kg) 76
Bảng 3.12 Biến động một số yếu tố môi trường nước trong nuôi cá chẽm 78
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của cá tạp và ấu trùng ở dạng tươi trong nuôi cá chẽm giống79 Bảng 3.14 Biến động môi trường nước trong thí nghiệm bổ sung bột ATRLĐ 81
Bảng 3.15 Ảnh hưởng các mức protein bột ATRLĐ lên sinh trưởng của cá chẽm 82 Bảng 3.16 Ảnh hưởng các mức thay thế protein ấu trùng lên hiệu quả sử dụng thức ăn và hệ số gan của cá chẽm 84
Bảng 3.17 Thành phần hóa học của cá chẽm (% theo khối lượng tươi) 87
Bảng 3.18 Hoạt tính các enzyme tiêu hóa của cá chẽm 90
Bảng 3.19 Một số chỉ tiêu huyết học của cá chẽm 93
Trang 18DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) 7
Hình 1.2 Ruồi lính đen 16
Hình 1.3 Vòng đời của ruồi lính đen (Chia, 2019) 17
Hình 2.1 Trứng ruồi lính đen (a) và ấu trùng 5 ngày tuổi (b) 32
Hình 2.2 Cá chẽm giống 33
Hình 2.3 Sơ đồ tóm tắt nội dung và các thí nghiệm trong mỗi nội dung đề tài Luận án 35 Hình 2.4 Nguyên liệu làm chất nền nuôi ấu trùng ruồi lính đen 36
Hình 2.5 Bột ấu trùng ruồi lính đen nguyên mỡ (a); bột ấu trùng tách mỡ (b) và bột cá (c) 37
Hình 2.6 Sản xuất thức ăn viên 39
Hình 2.7 Hệ thống nuôi ấu trùng ruồi và nuôi cá thí nghiệm 40
Hình 2.8 Ấu trùng ruồi ở các thời điểm thu hoạch khác nhau 44
Hình 2.9 Ấu trùng ruồi lính đen (a) và cá tạp (b) 50
Hình 2.10 Kiểm tra hoạt tính enzyme của cá thí nghiệm 57
Hình 3.1 Thay đổi khối lượng ấu trùng trong thí nghiệm bã sắn và bã bia 59
Hình 3.2 Thay đổi khối lượng ấu trùng trong thí nghiệm bã sắn và bã đậu phụ 62
Hình 3.3 Tỷ lệ sống của cá chẽm thí nghiệm 85
Trang 19MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) hay còn gọi là cá vược châu Á thuộc họ
Centropomidae, là loài phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á –Thái Bình Dương Cá chẽm có khả năng thích nghi nhanh chóng về những thay đổi của
độ mặn, khả năng điều hòa thẩm thấu của cá chẽm cho phép nuôi chúng ở cả môitrường nước ngọt và nước mặn với hình thức nuôi trong ao hoặc trong lồng bè (Katya
và cs., 2018; Kim Văn Vạn và cs., 2020) Cá chẽm có tốc độ tăng trưởng nhanh, thànhphần dinh dưỡng cao, có giá trị kinh tế và được thị trường ưa chuộng (Vahabnezhad vàcs., 2016) Chính vì vậy, cá chẽm được xem như một loài cá thương mại quan trọng tạinhiều nước trên thế giới
Như đã biết, nguồn thức ăn giàu protein cho nuôi trồng thủy sản, trong đó có
cá chẽm, chủ yếu từ cá và sản phẩm chế biến cá (bột cá) Theo FAO (2017), nghềnuôi thủy sản đang chịu sức ép quá lớn khi nguồn bột cá ngày càng khan hiếm vàkhai thác dần đạt ngưỡng tới hạn Mặt khác, chi phí thức ăn ở các mô hình nuôi thâmcanh các loài cá biển thường chiếm từ 60 - 70% chi phí sản xuất (Wilson, 2002) đãlàm tăng giá thành sản phẩm Do đó, ngành nuôi trồng thủy sản cần tìm kiếm thêmcác nguồn nguyên liệu giàu protein để thay thế cá, bột cá, nhằm giảm chi phí thức
ăn, tăng tính bền vững trong tương lai (Cammack và Tomberlin, 2017) Nhiềunghiên cứu thay thế nguồn bột cá có thể kể đến như: nguồn protein thực vật (khô đậunành, phụ phẩm chế biến ngô,…), phụ phẩm động vật (bột huyết, bột đầu tôm, bộtthịt xương, ) và côn trùng (bột dế, bột ấu trùng ruồi lính đen,…) (Olsen và Hasan,2012; Wan và cs., 2018) Trong đó, nguồn protein từ côn trùng làm nguyên liệu thức
ăn cho động vật trên cạn và dưới nước đang được chú trọng (Borgogno và cs., 2017;Wang và Shelomi, 2017; Dumas và cs., 2018)
Ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) thuộc họ Stratiomyidae xuất
hiện trên toàn thế giới, chúng tiêu thụ thức ăn chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng nhưng ruồilính đen trưởng thành không tiêu thụ thức ăn mà chỉ uống chất lỏng và không phải là
ký chủ trung gian truyền bệnh cho con người, vật nuôi (Spranghers và cs., 2017;Dương Nguyên Khang và cs., 2017) Ấu trùng ruồi lính đen ăn vô số chất hữu cơ từchất thải như phân gia súc (Trần Tấn Việt và Nguyễn Hữu Trúc, 2005; Yu và cs.,2009), rơm rạ (Zheng và cs., 2012), phụ phẩm chế biến thực phẩm (Green và Popa,2012), hèm rượu và bã bia (Webster và cs., 2016), nội tạng động vật và chất thải nhàbếp (Nguyen và cs., 2015) Ấu trùng ruồi lính đen không độc hại và được sử dụng làmthức ăn cho nhiều loài cá nước ngọt và nước mặn (Sealey và cs., 2011; Renna và cs.,2017) Vì ích lợi như trên, ruồi lính đen đã được bổ sung vào danh mục động vật nuôitrong Nghị định số 46/2022/NĐ- CP (NĐ 46, 2022) Các nghiên cứu cho thấy ấu trùnggiàu protein (45 - 60%), lipid (15
Trang 20- 30%), vitamin và khoáng chất Hơn nữa, protein ấu trùng chứa đầy đủ các axit aminthiết yếu, đặc biệt lysine và methionine (Makkar và cs., 2014; St-Hilaire và cs., 2007).Axit béo chứa hàm lượng cao axit lauric và các axit béo thiết yếu (Li và cs., 2011;Kroeckel và cs., 2012; Oonincx và cs., 2015) Tuy nhiên, thành phần hoá học của ấutrùng ruồi lính đen phụ thuộc vào chất nền làm thức ăn và tuổi đời của ấu trùng (Henry
và cs., 2015; Spranghers và cs., 2017) Mặc dù vậy, ảnh hưởng của chất nền đến giá trịdinh dưỡng, thành phần axit amin và axit béo chưa có nhiều công bố ở Việt Nam
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn
cho cá rô phi đỏ Oreochromis sp (Huỳnh Thị Diễm Khanh và Trịnh Thị Lan, 2019),
cá lóc Channa sp (Nguyễn Phú Hòa và Nguyễn Văn Dũng, 2016) đã được công bố.
Tuy nhiên, số công bố sử dụng ấu trùng làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản còn ít ỏi
và chưa có công bố nghiên cứu sử dụng ấu trùng làm thức ăn cho cá chẽm
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, đề tài Luận án “Nghiên cứu sử dụng
ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer
Bloch, 1790) tại Thừa Thiên Huế” đã được thực hiện
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nhằm xác định sinh khối và thành phần hóa học của ấu trùng ruồi lính đen khinuôi bằng các chất nền khác nhau và sử dụng ấu trùng làm thức ăn nuôi cá chẽm; gópphần đa dạng hóa nguồn thức ăn giàu protein phục vụ người dân nuôi cá chẽm nóiriêng và các đối tượng thủy sản khác nói chung
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này góp phần tư liệu hoá thành phần hoá học, axit amin và axit béocủa ấu trùng ruồi lính đen; giá trị tiêu hoá của các chất dinh dưỡng và axit amin thiết
Trang 21yếu của bột ấu trùng nguyên mỡ và tách mỡ làm thức ăn cá chẽm giai đoạn giống cũngnhư cho các đối tượng nuôi thủy sản khác.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài Luận án là cơ sở khoa học cho phát triển nuôi
ấu trùng ruồi lính đen bằng các chất thải hữu cơ, đặc biệt các phế phụ phẩm nôngnghiệp; đồng thời, góp phần sử dụng hiệu quả hơn các nguồn phế phụ phẩm nôngnghiệp và giảm ô nhiễm môi trường;
Cơ sở khoa học để sử dụng ấu trùng ruồi lính đen như nguồn thức ăn giàuprotein trong xây dựng khẩu phần ăn cho cá chẽm nói riêng và các đối tượng thủy sảnmột cách hiệu quả; hơn nữa, kết quả đề tài Luận án về thay thế bột cá bằng bột ấutrùng ruồi lính đen thành công đã góp phần đa dạng hóa nguồn nguyên liệu giàuprotein;
Kết quả của Luận án có ý nghĩa thực tiễn và có thể ứng dụng vào điều kiện sảnxuất; là ý tưởng cho một dự án đã được Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnhThừa Thiên Huế phê duyệt cho nhóm nghiên cứu của khoa Thủy sản thực hiện trong 2năm (2022 - 2024)
3.3 Những điểm mới của Luận án
Đây là công trình nghiên cứu đầy đủ và cơ bản về:
- Các loại chất nền (thức ăn) để nuôi ấu trùng ruồi lính đen như bã bia, bã đậuphụ, bã sắn và sự phối trộn giữa các chất nền trong nuôi sinh khối ấu trùng ruồi línhđen Đồng thời, cho biết bã đậu phụ phù hợp hơn cả (năng suất sinh khối, hàm lượngprotein cao và giá thành để tạo ra sinh khối ấu trùng rẻ) trong nuôi sinh khối ấu trùngruồi lính đen trên địa bàn Thừa Thiên Huế;
- Thành phần hoá học: vật chất khô, protein, lipid, xơ thô và khoáng tổng số;thành phần axit amin với hàm lượng axit amin thiết yếu lysine và methionine cao;thành phần axit béo, đặc biệt axit béo thiết yếu linoleic và α-linolenic cao của ấu trùngruồi lính đen khi nuôi bằng bã đậu phụ;
- Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu của bột ấu trùng ruồilính đen nguyên mỡ và tách mỡ trên đối tượng cá chẽm giống;
- Sử dụng ấu trùng ruồi lính đen ở dạng tươi và dạng bột khô trong khẩu phần ăncủa cá chẽm giống nuôi trong môi trường có độ mặn 0‰ và 10‰
Trang 22CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới và trong nước
1.1.1 Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chẽm trên thế giới
1.1.1.1 Sản xuất giống
Schipp và cs (2007) đã mô tả quá trình sản xuất giống cá chẽm như sau: Năm
1971, cá chẽm được sản xuất giống nhân tạo ở Thái Lan bằng phương pháp thụ tinhnhân tạo; trứng và tinh trùng từ cá bố mẹ có tuyến sinh dục chín muồi bắt được tại bãi
đẻ tự nhiên Đến năm 1973, Thái Lan đã thành công trong việc kích thích cá nuôi vỗcho sinh sản bằng phương pháp điều chỉnh môi trường và từ đó loài cá chẽm đã đượckhép kín trong sản xuất giống nhân tạo Từ 1985, mỗi năm tại Thái Lan sản xuất trên
100 triệu con giống cá chẽm, riêng Trạm thủy sản Satul mỗi năm cấp trên 30 triệu con;quy trình sản xuất giống cá chẽm ngày một hoàn thiện và được chuyển giao, mở rộng
ra ở nhiều nước như Philippines, Indonesia, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc vàViệt Nam Với trên 30 năm kinh nghiệm trong việc thuần hóa và nuôi dưỡng thànhthục cá bố mẹ trong điều kiện nuôi lồng, Thái Lan không chỉ cung ứng con giống chấtlượng cho nghề nuôi cá chẽm nội địa mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới
1.1.1.2 Nuôi thương phẩm
Cá chẽm là đối tượng nuôi quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vớitốc độ sinh trưởng nhanh thường đạt khối lượng 3 - 5 kg trong thời gian nuôi 2 - 3năm Cá chẽm là loài rộng muối, có khả năng thích nghi cao với sự biến động củacác yếu tố môi trường, có thể nuôi ở mật độ cao và cá sinh trưởng tốt trong điều kiệnnuôi lồng ở vùng biển hở hay các vũng vịnh, nuôi lồng hay ao đất ở các thủy vựcnước lợ và nước ngọt Nuôi cá chẽm thương phẩm được tiến hành đầu tiên tại TháiLan từ những năm đầu của thập niên 80, sau đó nghề nuôi cá chẽm được phát triểnrộng khắp thế giới như: Ấn Độ, Bangladesh, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Hà Lan,…(Frost và cs., 2006) Giai đoạn 2004 - 2010 sản lượng cá chẽm tăng liên tục đạtkhoảng 66.694 tấn/năm, trong đó Thái Lan trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vựcsản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chẽm, hàng năm đóng góp khoảng 30% tổngsản lượng cá toàn cầu (FAO, 2010) Sản lượng cá chẽm nuôi toàn cầu năm 2014 đạt71.581 tấn và dự kiến tăng nhanh ở các năm sau đó Theo thống kê của FAO (2020),sản lượng cá chẽm nuôi trong những năm gần đây đạt 117.445 tấn tăng gần 100% sovới những năm trước
Ở Đông Nam Á, cá chẽm được nuôi nhiều ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia vàViệt Nam Cá chẽm nuôi trong các trang trại quy mô nhỏ, trung bình 30 lồng trên biển,lồng được đặt ở vùng biển ven bờ hay các vũng vịnh (Anil và cs., 2010) Cá chẽmcũng được
Trang 23nuôi trong ao đất với diện tích từ 0,08 - 2 ha; cỡ giống từ 10 - 15 cm; nuôi dưới hìnhthức quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh Ngoài ra, cá chẽm còn nuôighép với cá rô phi hay nuôi trong mô hình kết hợp cá - lúa (Irmawati và cs., 2020).
1.1.2 Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chẽm trong nước
1.1.2.1 Sản xuất giống
Việt Nam là một vùng nằm trong khu vực phân bố của cá chẽm, rải rác khắpcác vùng nước dọc theo ven biển từ Móng Cái đến mũi Cà Mau, kể cả những thủy vựcnước ngọt ăn thông ra biển Tuy nhiên, cho đến năm 1994, cá chẽm mới được đưa vàonghiên cứu, thử nghiệm sinh sản nhân tạo tại trường Đại học Cần Thơ và Đại họcThủy sản Nha Trang - nay thuộc Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học NhaTrang (Nguyễn Duy Hoan và Võ Thị Ngọc Thắm, 2000) Năm 2000, Viện nghiên cứuNuôi trồng thủy sản II đã nghiên cứu thành công và xây dựng quy trình khép kín côngnghệ sản xuất giống cá chẽm bao gồm: thuần dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ thành thụctrong bể xi măng, kích thích sinh sản, ương cá bột lên cá giống Viện đã chuyển giaocông nghệ sinh sản nhân tạo cá chẽm cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Trạmthực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nuôitrồng thủy sản Bình Định) Sau khi tiếp nhận công nghệ, Trạm thực nghiệm nuôi trồngthủy sản Cát Tiến đã thực hiện quy trình sinh sản nhân tạo cá chẽm và đạt được một sốkết quả như: tỷ lệ nở từ 80
- 85%, đến 45 ngày cá chẽm ở giai đoạn cá giống đạt chiều dài 2 - 3 cm Từ tháng3/2005 đến tháng 12/2006, Ngô Thế Anh và cộng sự đã thực hiện “Nghiên cứu ứng
dụng sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790)” tại
trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Yên Hưng - Quảng Ninh Kết quả cho thấy, năngsuất trứng bình quân 76.363 trứng/kg cá cái/đợt sinh sản; tỷ lệ cá bột (so với trứng thụtinh) từ 70
- 90%, trung bình 82%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ 1 - 10 ngày tuổi đạt 59 - 71%,trung bình 62% và cỡ cá từ 3,9 - 6,1 mm, trung bình đạt 4,81 mm; tỷ lệ sống giai đoạn
từ cá 10 ngày tuổi lên cá 30 ngày tuổi đạt 40 - 55%, trung bình 48%
Hiện nay, nhiều đơn vị như trường Đại học Nha Trang, Trung tâm Quốc giagiống hải sản miền Trung mỗi năm sản xuất 4 - 5 triệu giống cá chẽm cung cấp cho thịtrường miền Trung và miền Nam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 (RIA 1) mỗinăm sản xuất vài triệu con giống phục vụ các tỉnh miền Bắc
1.1.2.2 Nuôi thương phẩm
Nuôi cá chẽm thương phẩm được tiến hành từ lâu ở Việt Nam, nguồn giốngđược thu chủ yếu từ tự nhiên hoặc nhập khẩu từ Thái Lan Trước đây, nghề nuôi cáchẽm ít được chú ý do thiếu sự chủ động về con giống và lợi nhuận cao từ nghề nuôitôm Năm 2000, thành công trong nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhântạo cá chẽm, cùng với dịch bệnh diễn ra trên tôm nuôi dẫn đến nghề nuôi cá chẽm mớibắt đầu
Trang 24phát triển mạnh mẽ Những mô hình nuôi cá chẽm tiên tiến đã xuất hiện ở Việt Nam,điển hình như mô hình nuôi cá chẽm đạt năng suất 25 tấn/ha ở Bình Đại, Bến Tre hoặccác lồng nuôi biển đường kính 30 m với năng suất 100 tấn/lồng ở Vạn Ninh, KhánhHòa Trong đó, Khánh Hòa, Bến Tre, Đồng Tháp, Kiên Giang, Quảng Ninh và ThừaThiên Huế là những địa phương đi đầu trong nghề nuôi cá chẽm ở nước ta (Tôn ThấtChất và cs., 2010; Lý Văn Khánh và cs., 2016) Nuôi cá chẽm trong ao ở các tỉnh venbiển đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng rất lớn với lợi thế dễ nuôi, điều kiện môitrường phù hợp, nguồn giống nhân tạo sẵn có với chất lượng con giống tốt, đồng đều,
ít dịch bệnh và thức ăn công nghiệp chuyên cho cá chẽm Mô hình nuôi cá chẽm quảngcanh cải tiến là mô hình bền vững cần được khuyến khích nhân rộng cho các hộ nuôi,với kích cỡ giống thả trên 10 cm/con, đạt năng suất 30,3 tấn/ha/vụ và tỷ lệ sống 70%cao hơn so với thả giống cỡ nhỏ đồng thời rút ngắn được thời gian nuôi và chi phí thức
ăn (Lý Văn Khánh và cs., 2016)
Ở Thừa Thiên Huế, người dân bắt đầu nuôi cá chẽm ở một số địa phương thuộckhu vực phía bắc phá Tam Giang (Điền Hương, Điền Hải, Phong Chương, Phong Hải,Quảng Công và Hải Dương) với hai hình thức nuôi chủ yếu là nuôi ao và nuôi lồng, cágiống chủ yếu được mua từ Nha Trang Phần lớn các ao nuôi cá chẽm tại xã QuảngCông, huyện Quảng Điền được chuyển từ ao nuôi tôm năng suất thấp Mô hình nuôi cáchẽm trong lồng chủ yếu tiến hành ở các khu vực đầm phá, cửa biển (Thuận An, LăngCô) Nhìn chung, thời gian qua người dân ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế đã tự phátnuôi cá chẽm trên diện rộng với thức ăn phổ biến là cá tươi, diện tích nuôi cá chẽmtrong ao đất toàn tỉnh gần 20 ha Năm 2007, Trung tâm Khuyến ngư Thừa Thiên Huế
đã thực hiện thành công mô hình nuôi thử nghiệm cá chẽm thương phẩm bằng lồngnước lợ tại xã Hải Dương, huyện Hương Trà Năm 2010, dự án hỗ trợ nhân rộng môhình nuôi cá chẽm ở vùng nước lợ tỉnh Thừa Thiên Huế do Trường Đại học NôngLâm, Đại học Huế chủ trì, đã thực hiện thành công với mô hình nuôi cá chẽm bằngthức ăn tươi Mặt khác, việc kết hợp thức ăn công nghiệp trong giai đoạn 1 - 1,5 thángđầu của vụ nuôi đã đem lại kết quả tốt về sinh trưởng cho cá chẽm (Tôn Thất Chất vàcs., 2010) Theo Trần Thị Cẩm Tú và cs (2017), nuôi trồng thủy sản nước lợ ở xã HảiDương, tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh, trong đó nghề nuôi cá chẽm đem lạihiệu quả kinh tế cao
Trang 25Hình 1.1 Cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790)
1.2 Đặc điểm sinh trưởng của cá và các yếu tố ảnh hưởng
1.2.1 Đặc điểm sinh trưởng của cá chẽm
Cá chẽm (Hình 1.1) thường tăng trưởng chậm ở giai đoạn đầu, khi cá đạt khốilượng từ 20 - 30 g/con tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và chậm lại khi cá đạt khoảng 4kg/con Cá bột mới nở có chiều dài dao động từ 1,21 đến 1,65 mm trung bình là 1,49mm; sau 40 ngày nuôi đạt cỡ 17,4 mm; 50 ngày đạt 28,9 mm; 90 ngày đạt 93 mm vàkhối lượng là 9 g Trong điều kiện nuôi, cá giống cỡ 2 - 2,5 cm sau 4 tháng có thể đạt0,3 - 0,4 kg và đạt 3 - 5 kg sau 2 - 3 năm Một số cá chẽm sống cả vòng đời trong nướcngọt có kích thước lớn, chiều dài là 65 cm và khối lượng 19,3 kg tuy nhiên tuyến sinhdục của những cá này không phát triển Cá có thể đạt chiều dài 1,7 m được tìm thấy ởvùng Indonesia - Úc Cá chẽm có thể sống trên 20 năm và đạt khối lượng trên 50 kg(Shaklee và cs., 1993) Tuổi, chiều dài cơ thể và khối lượng trung bình của cá chẽmtrong điều kiện nuôi được tóm tắt ở Bảng 1.1
Bảng 1.1 Tuổi, chiều dài và khối lượng của cá chẽm nuôi
Tuổi (ngày)
Chiều dài trung bình (mm)
Khối lượng trung bình (g)
Trang 261.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của một số loài cá
1.2.2.1 Giống và giai đoạn phát triển
Theo Joerakate và cs (2017), bốn dòng cá chẽm được thu gom tại bốn điểm khácnhau ở Thái Lan gồm: ChonBuri, Chumphon, Chachoengsao và Samut Songkhram đượcđưa vào nuôi thí nghiệm Kết quả cá chẽm có khối lượng ban đầu khoảng 9,48 - 9,74 gđược nuôi bằng thức ăn công nghiệp với hàm lượng protein 40%, sau gần 8 tháng nuôicho thấy có sự sai khác ý nghĩa thống kê về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suấtcá
Đặc điểm chung của hầu hết các loài cá là trong cùng một loài nhưng ở các giaiđoạn phát triển khác nhau sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng thức ăn và sinh trưởng khácnhau Tỷ lệ thức ăn của cá có thể giảm trước và trong khi sinh sản (Hepher, 2009).Thông thường, lượng thức ăn mà cá ăn vào trên một đơn vị khối lượng cơ thể giảm khikhối lượng cơ thể tăng và tăng khi nhiệt độ nước tăng trong ngưỡng thích hợp(Ochuko và cs., 2017)
1.2.2.2 Mật độ ương nuôi
Trong ương cá biển, mật độ ương nuôi được xem là một yếu tố quan trọng cóảnh hưởng lớn đến chất lượng con giống và hiệu quả kinh tế của hoạt động ương (NgôVăn Mạnh, 2016; Rafatnezhad và cs., 2008; Iguchi và cs., 2003) Theo Ngô Văn Mạnh
và Hoàng Thị Thanh (2019), ương cá chẽm giai đoạn cá hương (1,8 cm) với mật độ 5,
10, 15, 20 con/L trong hệ thống mương nổi đã không ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệsống Tuy nhiên, FCR có xu hướng giảm và hệ số phân đàn tăng ở các nhóm cá chẽmương mật độ cao Ở cá giống cỡ 6,1 cm, tốc độ tăng trưởng tương đối không ảnhhưởng bởi mật độ, nhưng khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm và tốc độ tăng trưởngtuyệt đối ở mật độ 8 con/L thấp hơn mật độ 4 và 6 con/L (p<0,05) Theo Nguyễn DuyQuỳnh Trâm và Nguyễn Khoa Huy Sơn (2018), ương cá chẽm giống (cỡ 5 - 10 cm) ởmật độ 500 con/m3 có tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống caohơn ở các mật độ 700 và 800 con/m3 sau 60 ngày
Trong nuôi thương phẩm, cá chẽm nuôi thương phẩm trong lồng ở mật độ 15,
30 và 45 con/m3 không có sự sai khác rõ ràng về tăng trưởng, tuy nhiên tỷ lệ sốnggiảm và năng suất tăng khi nuôi ở mật độ cao (Ghosh và cs., 2016) Cá chẽm đượcnuôi thương phẩm trong ao đất với mật độ 1 đến 10 con/m2 đã có ảnh hưởng đến chiềudài và khối lượng cuối nhưng không ảnh hưởng rõ rệt về tăng trưởng theo ngày, tỷ lệsống và hệ số chuyển đổi thức ăn đối với giai đoạn nuôi thương phẩm Nhóm tác giảcho rằng, lợi nhuận thu được và hiệu quả sử nguồn vốn cao nhất ở mật độ nuôi cáchẽm từ 5 - 6 con/m2 (Nhan, 2020; Nhan và cs., 2022)
Nhìn chung, mỗi loài cá có khả năng thích ứng với các mật độ nuôi khác nhau
là do đặc điểm phân bố và tập tính dinh dưỡng, thậm chí có những loài cùng một họnhưng
Trang 27mật độ thích hợp ương nuôi cũng khác nhau (Sampaio và cs., 2001) Do đó, xác địnhmật độ ương thích hợp cho từng đối tượng ở các giai đoạn ương nuôi khác nhau là cầnthiết để tối ưu diện tích và hiệu quả ương nuôi.
1.2.2.3 Khả năng sử dụng thức ăn
Thức ăn tối ưu giúp cải thiện tăng trưởng, chất lượng nước ao nuôi, tỷ lệ sống,
sự đồng đều về kích thước, giúp giảm chi phí và cuối cùng là nâng cao sản lượng(Isyagi và cs., 2009; Hepher, 2009; Omitoyin, 2007) Một số đặc điểm của thức ăn ảnhhưởng đến lượng ăn vào ở cá được thể hiện dưới đây:
- Mùi vị của thức ăn: Cá bị ảnh hưởng bởi mùi vị của thức ăn, có ý nghĩa lớntrong việc kích thích lượng ăn vào và tăng trưởng của cá Trước đây, sự ngon miệngcủa cá khi sử dụng thức ăn được mô tả là sự chấp nhận hương vị hoặc đồng ý vớihương vị trong quá trình sử dụng, mặc dù khó xác định sở thích về hương vị nhưng cóthể xác minh qua sự chênh lệch khối lượng thức ăn tiêu thụ Trong thực tế, các phươngpháp chế biến thức ăn khác nhau hoặc sử dụng chất dẫn dụ có thể giải quyết về vấn đề
độ ngon của thức ăn (Glencross, 2008) Thay thế protein bột cá bằng các nguồn protein
có nguồn gốc thực vật và việc bổ sung một số loại kháng sinh đã dẫn đến giảm độngon của thức ăn cá (Kasumyan và Doving, 2003) Theo Takeda và Takii (1992), cátiêu thụ nhiều thức ăn hơn trong chế độ ăn hợp khẩu vị trong khi cảm giác no sớmđược ghi nhận trong chế độ ăn không hợp khẩu vị
- Loại và kích cỡ thức ăn: Thức ăn thương mại của cá thường được ép đùn (nổi)hoặc viên nén (chìm), cả hai dạng thức ăn này đều có thể giúp cá phát triển tốt (Craig
và Helfrich, 2002) Viên nén chìm rẻ hơn viên nén nổi, nhưng việc sử dụng viên nénchìm đòi hỏi mức độ quản lý cao hơn Sự ưa thích của thức ăn ép nổi so với thức ănchìm nằm ở sự linh hoạt trong việc điều chỉnh tỷ lệ cho ăn, thông qua việc người nuôi
có thể dễ dàng theo dõi hoạt động bắt mồi của cá khi cho ăn, tuy nhiên hạn chế của nónằm ở chi phí cao (Abowei và Ekubo, 2011) Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) củathức ăn nổi tốt hơn thức ăn chìm (Adewumi và Olaleye, 2011) Tăng trưởng ở cá giốngcao hơn khi được cho ăn thức ăn viên nổi so với thức ăn viên chìm (Ajani và cs.,2011) Thức ăn viên nổi sẽ nổi trên mặt nước và không dễ bị phân hủy như thức ănviên chìm vì chúng sẽ được cá ăn rất nhanh Trong khi đó, thức ăn viên chìm dễ dàngphân hủy để tạo thành ammoniac ảnh hưởng đến cá
Thức ăn có nhiều kích cỡ khác nhau, từ hạt kích thước nhỏ cho cá ở giai đoạnnhỏ đến viên lớn cho cá lớn; kích thước viên thức ăn đáp ứng khoảng 20 - 30% kíchthước miệng của vật nuôi thì việc sử dụng thức ăn sẽ hiệu quả Nếu thức ăn viên quánhỏ dẫn đến cá mất năng lượng trong quá trình định vị thức ăn Ngược lại, kích thướcviên thức ăn quá lớn sẽ làm chậm quá trình ăn và đôi khi gây ngạt thở cho cá Do đó,nên chọn loại thức ăn có kích thước tối ưu để cá có thể ăn một cách thuận tiện (Craigvà
Trang 28Helfrich, 2002; Ibiyo, 2016) Thông tin về khối lượng cá phù hợp với kích cỡ thức ăn viên tương ứng được trình bày trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2 Kích thước thức ăn viên được khuyến nghị cho nuôi cá
Khối lượng cá trung bình (g)
Kích thước của viên thức ăn (mm)
đó làm giảm khả năng chấp nhận khẩu phần ăn (NRC, 1993) Ví dụ về các thành phầnkháng dinh dưỡng trong nguyên liệu là gossypol, alkaloid, chất ức chế trypsin, axitphytic, chất tạo hemagglutinate, thiaminase, một số chất này đã được chứng minh làgây chán ăn khi có trong thức ăn chăn nuôi
1.2.2.4 Các yếu tố môi trường
- Nhiệt độ: Mỗi loài cá chỉ hoạt động tốt nhất ở một giới hạn nhiệt độ thích hợp,hầu hết trong khoảng từ 25 - 32°C Cá chẽm ưa sống những vùng có nhiệt độ cao, khinhiệt độ dưới 20°C cá bắt mồi kém, chậm phát triển và tỷ lệ sống thấp Nhiệt độthích hợp cho cá chẽm sinh trưởng và phát triển là 26 - 32°C, khoảng tối ưu là 28 -31°C Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các hoạt động sống của cá như chỉ tiêu sinh lý vàtăng trưởng (Nguyễn Thế Diễn, 2017; Phuong và cs., 2017); tỷ lệ sống (Phuc, 2015; VõQuốc Hào, 2015; Phan Vĩnh Thịnh, 2019); tỷ lệ tiêu hoá thức ăn (Kemp, 2009) và thayđổi hoạt tính enzyme tiêu hoá (Elliott, 1975)
- Độ pH: chỉ số pH phản ánh chất lượng môi trường nước tốt hay xấu, sự biếnđộng của pH có liên quan mật thiết tới hàm lượng khí độc trong môi trường nước như:
Trang 29H2S, NH3,… Vì vậy, pH có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh vật thủy sinh nóichung và cá nói riêng Hàm lượng pH thích hợp cho cá chẽm sinh trưởng và phát triển
là 7 - 9; khoảng tối ưu từ 7,5 - 8,5 Khi pH nằm trong khoảng từ 5 - 7 hoặc 9 - 11 kéodài cá sẽ sinh trưởng chậm hoặc không có khả năng sinh sản; đặc biệt khi pH < 4 hoặc
pH > 11 cá sẽ bị chết Theo Boyd (1990), khi pH quá cao hay quá thấp đều có tác độnglớn đến khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của màng tế bào, làm rối loạn quá trìnhtrao đổi muối - nước giữa cơ thể của sinh vật với môi trường ngoài Khi pH của môitrường nước cao tạo ra nhiều NH3 và ngược lại tạo ra nhiều H2S hoặc NO2- làm ảnhhưởng đến đời sống thủy sinh vật
- Oxy hoà tan (DO): là một nhân tố ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động sống
và tăng trưởng của động vật thủy sản Hàm lượng DO thích hợp nuôi cá chẽm sinhtrưởng và phát triển là 4 - 8 mg/L Ở phạm vi từ 1 - 4 mg/L cá sẽ chậm lớn và có hiệntượng lờ đờ, ở hàm lượng <1mg/L cá bắt đầu có hiện tượng hôn mê và nếu kéo dài cá
sẽ chết Cá vược châu Âu giảm tăng trưởng và lượng ăn vào khi nuôi trong điều kiệnoxy thấp 3,2 - 4,5 mg/L (Pichavant và cs., 2001)
- Nồng độ ammoniac (NH3): Ammoniac trong quá trình nuôi được hìnhthành do sản phẩm bài tiết của động vật, quá trình phân hủy protein trong vật chấthữu cơ và chất thải của động vật thủy sản nói chung ở điều kiện bình thường hoặcyếm khí Ammoniac trong nước tồn tại ở hai hình thức: NH3 và NH4+, khi nó tồntại dưới dạng NH3 sẽ gây độc đối với cá và các sinh vật khác sống dưới nước(Riche và Garling, 2003) Nồng độ NH3 trong nước có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăngtrưởng và khả năng sử dụng thức ăn của cá, mức NH3 tăng cao trong nước dẫn đếngiảm lượng ăn vào ở cá nuôi Mức NH3 trong hệ thống nuôi phụ thuộc vào nhiệt độ,loại thức ăn, tỷ lệ cho ăn và kích thước của cá Nồng độ NH3 trong nước bắt đầu tăngvài giờ sau khi cho ăn nhưng đạt cực đại vào 4 - 6 giờ Tính độc của NH3 tăng khi pH
và nhiệt độ nước tăng Mức độ chịu đựng nồng độ NH3 trong nước khác nhau, khi NH3
trong nước cao hơn 0,1 mg/L có thể làm ức chế sinh sản của một số loài cá và có thểgây cho tôm chết (Haskell, 1959)
- Độ mặn: là một trong những thông số môi trường quan trọng liên quan đếnsinh lý cá, điều chỉnh lượng thức ăn và năng suất tăng trưởng của nhiều loài cá(Hassan và cs., 2021) Cá chẽm là loài rộng muối, cá có thể sống và sinh trưởng tốttrong môi trường có độ mặn từ 0 - 32‰, thậm chí 45‰ Độ mặn của dịch cơ thể thủysinh vật bao giờ cũng trong khoảng 5 - 8‰ và đây là ngưỡng sinh lý chung ở thủy sinhvật (Nguyễn Văn Thường, 2000) Khi nồng độ muối bên ngoài giảm thấp, nước sẽ có
xu hướng ngấm vào cơ thể và làm giảm nồng độ muối cơ thể Do đó, cá cần tăng điềuhòa áp suất thẩm thấu để giữ được nồng độ muối cần thiết Kết quả ương nuôi cá chẽm(1,2 g) ở độ mặn 20‰ giúp cải thiện tăng trưởng khối lượng, hệ số chuyển đổi thức ăn,
tỷ lệ sống và năng suất của cá (Hassan và cs., 2021) Nghiên cứu trên cá vược châu
Âu (2 - 5 g) cũng cho kết
Trang 30quả tương tự, ương cá ở độ mặn 8‰ đến 36‰ giúp cá tăng trưởng tốt và lợi nhuận cao (Ercan và cs., 2015; Elaraby và cs., 2018).
1.3 Đặc điểm dinh dưỡng của cá và các yếu tố ảnh hưởng
1.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng của cá chẽm
Trong tự nhiên, cá chẽm là loài cá rất dữ ăn lẫn nhau và ăn tạp thiên về động vật,khi còn nhỏ chúng ăn các loài phiêu sinh thực vật (20%) và thức ăn chính là tôm cá nhỏ(80% khối lượng thức ăn) Cá chẽm giống có chiều dài trên 20 cm, ăn 100% thức ăn làđộng vật bao gồm giáp xác 70% và cá nhỏ 30% Cá chẽm bắt mồi sống, di động và cóthể bắt cả mồi có kích cỡ bằng cơ thể của chúng (Trần Ngọc Hải và cs., 2017) Kết quảnghiên cứu khác cho thấy, cá chẽm giống có chiều dài trên 3 cm tăng trưởng nhanh vàđạt tỷ lệ sống cao khi cho ăn bằng cá tạp Trong khi, cá ăn ốc tăng trưởng chậm hơn sovới cá tạp và việc sử dụng thức ăn công nghiệp không hiệu quả khi nuôi cá chẽm ở giaiđoạn này (Lý Văn Khánh và cs., 2010)
Trong điều kiện nuôi nhân tạo, trứng cá thụ tinh được ấp nở sau một ngày Cábột 1 - 3 ngày đầu, sử dụng noãn hoàng làm dinh dưỡng chính, từ 4 đến 13 ngày tuổi:
cá ăn chủ yếu luân trùng rotifer, 14 đến 20 ngày tuổi: ăn artemia, 21 đến 45 ngày tuổi:
ăn thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp (Schipp và cs., 2007) Tuy nhiên,trong quá trình ương cần kiểm tra kích cỡ cá hàng tuần để tránh hiện tượng cá ăn lẫnnhau
Trong nuôi thương phẩm, thức ăn được khuyến cáo ở hầu hết các quy trình nuôi làthức ăn công nghiệp hoặc kết hợp giữa thức ăn công nghiệp và cá tạp Ở một số mô hìnhnuôi bán thâm canh, cá tạp là nguồn thức ăn chủ yếu cho cá chẽm Tuy nhiên, nguồn cátạp ngày trở nên hiếm và đắt, nên giảm tỷ lệ cá tạp trong khẩu phần, như phối hợp 70%
cá và 30% cám hoặc tấm Hiện nay, nuôi cá chẽm có thể sử dụng thức ăn viên hoàn toànhoặc thức ăn viên (40 - 43% CP) kết hợp với cá tạp Khi sử dụng thức ăn viên cho cá ăn
có rất nhiều ưu điểm như: chất lượng thức ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cá nuôi,mùi vị hấp dẫn và hạn chế sự thất thoát thức ăn (Trần Ngọc Hải và cs., 2017)
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng của một số loài cá
1.3.2.1 Protein và axit amin
Protein (CP) trong thức ăn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ tăngtrưởng và trao đổi chất của động vật nói chung Nhu cầu protein là hàm lượng protein tốithiểu có trong thức ăn nhằm thỏa mãn yêu cầu các axit amin để động vật thủy sản tăngtrưởng tối đa Nhìn chung, các loài cá biển ăn thịt có nhu cầu protein khá cao, dao động
từ 35 - 60% theo vật chất khô (DM); tùy theo giai đoạn phát triển (cao đối với giai đoạn
ấu trùng, cá giống và thấp hơn đối với giai đoạn trưởng thành); cao hơn cá ăn thực vật
và ăn tạp (ăn thực vật và động vật); cao hơn cá nước ngọt Nhu cầu dinh dưỡng của cácũng thay đổi theo nhiệt độ nước và chất lượng nước; thành phần di truyền; tỷ lệ cho ăn
và năng lượng có trong thức ăn (Bowyer và cs., 2013; Trần Thị Thanh Hiền và NguyễnAnh Tuấn, 2009)
Trang 31Nhiều nghiên cứu về nhu cầu protein của cá chẽm đã được công bố, ước tínhnhu cầu CP trong khẩu phần 50% cho cá giống (Sakaras và cs., 1988) và 40 - 45% cho
cá thương phẩm (Wong và Chou, 1989) Nghiên cứu của Coloso và cs (1993) chỉ rarằng, nhu cầu axit amin thiết yếu tryptophan của cá chẽm giống là 0,5% theo CP Nhucầu đối với methionine, lysine và arginine đã được xác định lần lượt là 2,24%, 4,5 -5,2% và 3,8% theo CP (Rimmer và Russell, 1998)
1.3.2.2 Lipid và axit béo
Nhu cầu lipid của các loài cá biển khác nhau và thay đổi theo giai đoạn pháttriển của chúng Hàm lượng lipid (EE) trong thức ăn chiếm khoảng 8 - 16% đáp ứngđược nhu cầu của hầu hết các loài cá biển (Sargent và cs., 2002)
Mức lipid trong khẩu phần ăn tối ưu cho cá chẽm giống được khuyến cáo từ15% đến 18% (Sakaras và cs., 1988) Kết quả nghiên cứu của Tucker và cs (1988) chothấy rằng, cá chẽm (9 - 62 g) ăn khẩu phần chứa 9,3% và 12,9% lipid cho tốc độ tăngtrưởng là tương đương nhưng FCR thấp hơn đối với cá ăn khẩu phần 12,9% lipid.Theo Borlongan và Parazo (1991), tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm cho ănkhẩu phần có bổ sung 9% lipid bao gồm 4,5% dầu gan cá và 4,5% dầu đậu nành caohơn so với cá ăn dầu gan cá hoặc dầu đậu nành; năng suất của cá bột giảm khi thay thếbằng dầu dừa và kết quả thấp nhất ở khẩu phần không bổ sung lipid; thành phần axitbéo của cá giống bị ảnh hưởng bởi thành phần axit béo của lipid trong khẩu phần ăn
Cá chẽm giống ăn khẩu phần chứa 13% lipid với mức axit béo không no n-3(HUFA) khác nhau, kết quả quan sát thấy các dấu hiệu của sự thiếu hụt axit béo thiếtyếu (EFA) sau 2 tuần ở mức n-3 HUFA trong khẩu phần là 0,46% Các dấu hiệu thiếuhụt EFA nhẹ cũng được quan sát thấy ở cá được cho ăn khẩu phần chứa 0,88% n-3HUFA và không có dấu hiệu nào được phát hiện ở cá cho ăn khẩu phần chứa 1,72% n-
3 HUFA Khẩu phần ăn với mức n-3 HUFA cao nhất cũng cho tăng trưởng tốt nhất.Các dấu hiệu thiếu hụt EFA được quan sát bởi sự xuất hiện các dấu hiệu như: vây và
da đỏ lên, sau đó là mắt xuất hiện dấu hiệu bất thường, chán ăn, tăng trưởng kém, gansưng và nhợt nhạt Một nghiên cứu khác trên cá chẽm giống cho thấy, cá ăn 6 khẩuphần ăn bao gồm bột cá và casein với mức n-3 HUFA dao động từ 1% đến 2% khẩuphần trong thời gian 10 tuần Mức n-3 HUFA trong chế độ ăn được điều chỉnh bằngcách sử dụng dầu gan mực Kết quả không có sự khác biệt đáng kể về tăng trưởng,hiệu quả sử dụng thức ăn hoặc tỷ lệ chết; đồng thời cũng không phát hiện bất kỳ dấuhiệu nào của sự thiếu hụt EFA Như vậy, mức n-3 HUFA trong khẩu phần ăn chứa 1%,
tỷ lệ n-3:n-6 khoảng 1,5
- 1,7:1 và khẩu phần ăn của axit eicosapentaenoic và axit docosahexaenoic khoảng 1,8
là phù hợp nuôi cá chẽm giống (Wanakowat và cs., 1993)
1.3.2.3 Carbohydrate
Carbohydrate (CHO) là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất trong
Trang 32thức ăn của động vật thủy sản Tuy nhiên, hầu hết các loài cá có khả năng đồng hóa vàchuyển hóa CHO trong khẩu phần ăn rất hạn chế, khả năng sử dụng CHO liên quan đếnhoạt tính của enzyme amylase, phản ứng insulin giảm ở một số loài cá biển (Ngô HữuToàn và Mạc Như Bình, 2021) Các loài cá ăn thịt sử dụng thức ăn có năng lượng đượccung cấp từ protein và lipid hiệu quả hơn từ CHO, nhưng bổ sung năng lượng từ nguồnCHO và lipid vào thức ăn sẽ hạn chế việc sử dụng protein; làm chậm quá trình chuyểnhóa protein thành năng lượng; giúp cải thiện việc tích lũy protein và tốc độ tăngtrưởng của cá (Halver và Hardy, 2002) Carbohydrate có tác dụng tiết kiệm lipid như
là nguồn cung cấp năng lượng trong khẩu phần ăn của cá chẽm giống, khuyến cáonên sử dụng mức CHO là 20% đối với khẩu phần có hàm lượng lipid dao động từ 6%đến 18% và 42,5% CP để nuôi cá (Catacutan và Coloso, 1997)
1.3.2.4 Vitamin
Vitamin là các hợp chất hữu cơ cần thiết trong chế độ ăn để hỗ trợ cá phát triểnbình thường và khỏe mạnh Vitamin thường không được tổng hợp bởi cá và phải đượccung cấp trong khẩu phần Sự thiếu hụt mỗi loại vitamin có các triệu chứng cụ thể, trong
đó giảm tốc độ tăng trưởng là triệu chứng phổ biến nhất, vẹo cột sống (triệu chứngxương sống bị cong) và màu tối có thể do thiếu hụt axit ascorbic và axit folic (Craig vàcs., 2017)
Phromkhuntăng và cs (1987) cho rằng, bổ sung hỗn hợp vitamin vào cá tạp làmthức ăn cho cá chẽm giống giúp tăng khối lượng cơ thể từ 9,36 lên 23,48 g và FCR từ7,44 xuống 3,83 trong thời gian nuôi 9 tuần Tuy nhiên, không có sự khác biệt về khốilượng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống khi cá chẽm cho ăn thức ăn không bổsung choline, niacin, inositol hoặc vitamin E và pyridoxine hoặc axit pantothenic(Boonyaratpalin và cs., 1988) Nhu cầu axit pantothenic đối với cá chẽm giống từ 3 -
30 g được xác định bởi Boonyaratpalin và cs (1994) khi sử dụng khẩu phần ăn thínghiệm chứa 0, 15, 30, 60 và 90 mg/kg canxi D-pantothenate Nhu cầu axitpantothenic là 15 mg/kg trong khẩu phần ăn sẽ giúp cải thiện tăng trưởng, hiệu quả sửdụng thức ăn và tỷ lệ sống Tuy nhiên, tích lũy mô cao nhất được tìm thấy ở mức 90mg/kg khẩu phần ăn
1.3.2.5 Khoáng
Chất khoáng (Ash) rất cần thiết trong khẩu phần và có vai trò giúp các chức năngcủa cơ thể động vật hoạt động bình thường Craig và cs (2017) cho biết, trên 40 chấtkhoáng hiện diện trong tế bào động vật trên cạn cũng như động vật thủy sinh và có ítnhất 22 chất khoáng mà cơ thể động vật cần Khoáng có thể được chia thành hai nhómcăn cứ vào nhu cầu của động vật: nhóm khoáng đa lượng (Ca, P, Cl, Mg, K và Na) vàkhoáng vi lượng (As, Cr, Co, Cu, I, F, Fe, Mn, Mo, Ni, Se, S, Si, Zn và V) Cá có thểhấp thụ nhiều chất khoáng trực tiếp từ nước qua mang và da, cho phép chúng bù đắpphần nào sự thiếu hụt khoáng trong khẩu phần ăn của chúng
Trang 33Nghiên cứu trên cá chẽm với khẩu phần có bổ sung 0,5% monosodium phosphate
đã cải thiện tăng trưởng, tuy nhiên bổ sung 1% monosodium phosphate cho hiệu quả
sử dụng thức ăn và hiệu quả sử dụng protein cao hơn Nhu cầu phospho trong khẩuphần ăn của cá chẽm khoảng 0,55 - 0,65% (Boonyaratpalin và Phongmaneerat, 1990)
1.3.2.6 Năng lượng
Năng lượng thô (GE) mặc dù không phải là một chất dinh dưỡng cụ thể nhưng cótrong tất cả các chất hữu cơ của thức ăn, là yếu tố quan trọng trong khẩu phần ăn củađộng vật thủy sản (ĐVTS) Tất cả khẩu phần ăn cho ĐVTS đều được phối trộn khôngnhững đáp ứng đủ các nhu cầu về dinh dưỡng mà còn thỏa mãn được nhu cầu về nănglượng cho từng giai đoạn phát triển của chúng Nhu cầu năng lượng trong thức ăn của cáphụ thuộc vào loài, kích cỡ, tập tính ăn, điều kiện môi trường (Bowyer và cs., 2013).Nhu cầu năng lượng của cá thấp hơn động vật trên cạn bởi vì: cá không cần duy trì thânnhiệt, cá có bóng hơi nên tiêu tốn ít năng lượng để duy trì ổn định cơ thể trong môitrường nước (Trotter và cs., 2001) và cá cần ít năng lượng để loại bỏ chất độc vàammonia trước khi bài tiết (Brett và Grooves, 1979) Cá chẽm có thể phát triển đầy đủtrong khẩu phần có 42,5% CP với tỷ lệ protein - năng lượng tiêu hóa (DE) ước tínhkhoảng 30,7 mg/kJ, tương ứng với CP/GE là 25,2 mg/kJ hoặc 27,1 mg/kJ protein tiêuhóa - năng lượng tiêu hóa (DP)/DE (Catacutan và Coloso, 1995) Nhu cầu dinh dưỡngcủa cá chẽm được tóm tắt ở Bảng 1.3
Bảng 1.3 Tóm tắt nhu cầu dinh dưỡng của cá chẽm
Trang 34và các loại thủy sản khác nói chung là điều cần thiết Trong đó, nguồn protein ấu trùngruồi lính đen được cho là giải pháp thay thế an toàn và bền vững trong bối cảnh hiệnnay Bên cạnh đó, các mô hình nuôi cá chẽm trong môi trường nước ngọt đã được thửnghiệm nhưng chưa được áp dụng rộng rãi tại Thừa Thiên Huế.
1.4 Tổng quan về ruồi lính đen và sử dụng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản
1.4.1 Phân bố và phân loại
Ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) thuộc họ ruồi đen
Stratiomyidae, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp của các lục địa thuộcchâu Mỹ, nằm trong khoảng 46o vĩ Bắc và 42o vĩ Nam Tuy nhiên, kể từ 1940 do cáchoạt động của con người và biến đổi khí hậu mà loài này được xem là loài côn trùng
có tính quốc tế vì nó xuất hiện khắp mọi nơi như châu Âu, châu Á và châu Úc(Martínez-Sánchez và cs., 2011; Makkar và cs., 2014) Hơn nữa, các quan sát từ năm
1937 cho thấy ruồi lính đen phân bố rộng khắp trong khu vực Indo Malaysia/Australia, bao gồm cả Việt Nam (Rana, 2014)
-Hình 1.2 Ruồi lính đen
Ruồi lính đen tương đối lớn với hình dạng giống ong bắp cày Mặc dù vậy, khônggiống như ong bắp cày, ruồi lính đen chỉ sở hữu một đôi cánh và không có kim chích.Trong điều kiện lý tưởng, ruồi lính đen có vòng đời khoảng 40 - 45 ngày và trải qua quátrình lột xác biến đổi hoàn toàn Ruồi lính đen phát triển qua các giai đoạn: Trứng =>
Ấu trùng
=> Nhộng => Ruồi => Sinh sản => Trứng (Hình 1.3) Thời gian để kết thúc một vòngđời dao động lớn, phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và độ ẩm môi trường nuôi, thức ăn chogiai đoạn ấu trùng, v.v
Trang 35Hình 1.3 Vòng đời của ruồi lính đen (Chia, 2019)
Trong điều kiện nhiệt độ 28oC, ruồi lính đen có vòng đời khoảng 40 - 45 ngày
và trải qua quá trình lột xác biến đổi hoàn toàn (Mutafela 2015) Theo Tác giả này,trứng được nở sau 3 - 4 ngày ở nhiệt độ (24 - 26oC) thành ấu trùng Ấu trùng mới nở
có màu trắng kem và biến đổi qua 6 giai đoạn và sử dụng nhiều thức ăn Ấu trùng pháttriển trong khoảng 14 - 18 ngày ở nhiệt độ (26 - 35oC) để trở thành nhộng Vào cuốigiai đoạn ấu trùng (giai đoạn 6 - tiền nhộng), chúng sẽ không ăn thức ăn, giữ chođường tiêu hóa sạch và bắt đầu lột xác thành nhộng Nhộng phát triển khoảng 10 - 15ngày ở nhiệt độ (25
- 30oC) để trở thành ruồi trưởng thành Ruồi trưởng thành không ăn mà chỉ lấy nước từthân lá cây hoặc từ sương mù, tuổi thọ 5 - 8 ngày, trong thời gian này chúng giao phối và
đẻ trứng Theo Hall và Gerhardt (2002), khoảng 2 ngày sau khi trở thành ruồi trưởngthành, con đực và cái có thể giao phối để đẻ trứng Mỗi con sinh sản từ 500 - 1.200trứng tùy thuộc vào dinh dưỡng của thức ăn và nuôi dưỡng (Diclaro và Kaufman,2009)
Tại Việt Nam, ruồi lính đen đã được phê duyệt bổ sung vào danh mục động vậtnuôi vào ngày 13 tháng 7 năm 2022 theo Nghị định số 46/2022/NĐ-CP
1.4.2 Đặc điểm dinh dưỡng và thành phần hóa học
Trên thế giới đã có nhiều công bố về giá trị dinh dưỡng của ấu trùng ruồi línhđen, thành phần dinh dưỡng của ấu trùng phụ thuộc vào chất lượng và số lượng thức
ăn mà nó ăn vào Ấu trùng có khả năng ăn một lượng lớn thức ăn trong ngày (25 tới
500 mg thức ăn dạng tươi/ấu trùng/ngày) và khả năng tiêu hóa, tích lũy protein và lipidtùy thuộc vào từng loại thức ăn Ấu trùng sử dụng nhiều loại chất thải hữu cơ khácnhau tuy nhiên mỗi loại thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước, thành phần hóahọc và màu sắc của ấu trùng Các nguồn chất thải như: sản phẩm từ phân và chất độnphân (Zheng và cs., 2012), phụ phẩm chế biến thực phẩm (Green và Popa, 2012;Nguyen và
Trang 36cs., 2015) và phụ phẩm nhà máy như hèm rượu, bã bia (Webster và cs., 2016; Lê Đức Ngoan và cs., 2021).
Bảng 1.4 Hàm lượng protein và lipid của ấu trùng ruồi lính đen nuôi trên các chất
nền khác nhau
(% DM)
Lipid
Phụ phẩm chế biến thực phẩm 38 - 43 21 - 35 Oonincx và cs., 2015
Spranghers và cs., 2017;Mutafela, 2015;
Phụ phẩm cá; gan động vật 57,9 - 62,7 25,1 - 34,6 Nguyen và cs., 2015
Dữ liệu trong Bảng 1.4 cho thấy, ấu trùng ruồi lính đen chứa hàm lượng CP daođộng khoảng 37,8 - 62,7% (DM) và lipid dao động khoảng 12,9 - 41,7% (DM) Tuynhiên, hàm lượng CP của ấu trùng thường thấp hơn ở chất nền là các chất thải hữu cơ(rau, quả, phụ phẩm chế biến nông sản, các loại phân chăn nuôi,…) dao động 37,8 -43,2% và cao hơn từ nguồn chất nền có hàm lượng Nitơ (N) cao (gan động vật, phụphẩm chế biến cá,…) dao động 57,9 - 62,7% Hàm lượng lipid trong ấu trùng biếnđộng lớn, ít có liên quan với thành phần chất nền và cả khi chất nền cùng loại (như rauquả) thì hàm lượng lipid của ấu trùng cũng rất khác biệt ở các công bố (Nguyen và cs.,2015; Spranghers và cs., 2017) Hàm lượng vật chất khô (DM) của ấu trùng tươi daođộng từ 20% đến 44% và tăng dần theo tuổi do tăng hàm lượng chitin (Nguyen và cs.,2015; Oonincx và cs., 2015) và phụ thuộc cả chế độ ăn (Rachmawati và cs., 2010)
Sự khác
Trang 37biệt về giá trị CP có thể do phương pháp xác định có hay không hiệu chỉnh chitin(Bussler và cs., 2016; Liu và cs., 2017) và việc hiệu chỉnh chitin làm giảm 2 - 5% CP
so với không hiệu chỉnh (Paul và cs., 2017) Sự khác biệt này cũng có thể do khác biệtcác chủng khác nhau từ khắp nơi trên thế giới (Li và cs., 2011)
Bảng 1.5 Hàm lượng axit amin của ấu trùng ruồi lính đen nuôi trên các chất nền
khác nhau và bột cá cơm
Axit amin
Phân lợn (1)
Trang 38Protein của ấu trùng ruồi lính đen chứa tất cả các axit amin thiết yếu và khôngthiết yếu, tỷ lệ các axit amin bị ảnh hưởng bởi chất nền (Bảng 1.5) Ấu trùng giàu haiaxit amin thiết yếu là lysine và methionine, giá trị lysine và methionine của ấu trùngtính theo vật chất khô dao động lần lượt là 2,14 - 3,4% (DM) và 0,74 - 0,9 (DM) Dữliệu trên cũng cho thấy, bột ấu trùng được nuôi trên các chất nền khác nhau so với bột
cá cơm có giá trị lysine tương đồng (6,39 - 6,6 so với 6,6 g/16 g N), nhưng methionine(1,17 - 2,1 so với 2,34 g/16 g N) và tryptophan (0,5 g so với 1,19 g/16 g N) lại cho giátrị thấp hơn
Hàm lượng axit amin của ấu trùng ruồi lính đen thay đổi theo phương pháp chếbiến Theo Cullere và cs (2017), axit amin cao đối với valine, leucine, alanine vàglutamic trong ấu trùng đã khử chất béo Kết quả của nghiên cứu khác cho thấy axitamin thiết yếu thấp đối với lysine, methionine, arginine và histidine trong ấu trùng đãkhử chất béo nhưng cao đối với isoleucine, leucine, phenylalanine, threonine và valine(Marco và cs., 2015)
Ngoài ra, hàm lượng axit béo của ấu trùng ruồi lính đen phụ thuộc vào axit béocủa chất nền làm thức ăn cho chúng (Bảng 1.6) Axit béo của ấu trùng có 58 - 72% axitbéo no (SFA), có 19 - 40% axit béo không no đơn (MUFA) và đa (PUFA), đặc biệthàm lượng lauric cao (23,4 - 49,3% tổng axit béo) Việc nuôi ấu trùng trong chất nềnkết hợp phân bò và nội tạng đã tăng lượng axit lauric đáng kể so với nuôi trong chấtnền phân bò, đặc biệt là axit béo không no như axit eicosapentaenoic và axitdocosahexaenoic Axit lauric được chứng minh có tác dụng như một prebiotic đối với
hệ vi sinh vật của vật nuôi (Devi và Kim, 2014) và tác dụng như kháng sinh đối với vikhuẩn gây bệnh đường tiêu hóa (Skrivanova và cs., 2006) Do đó, ấu trùng ruồi línhđen có thể được xem là một giải pháp thay thế cho kháng sinh ngày càng bị cấm sửdụng trong thức ăn chăn nuôi Ngoài ra, hàm lượng cũng tương đối cao là axit palmiticdao động 10,5 - 18,2% và axit oleic khoảng 10,2 - 27,1%; hai axit béo thiết yếu(linoleic và α-linolenic) đều có mặt trong tổng axit béo của ấu trùng mặc dù với hàmlượng nhỏ (axit linoleic: 3,6 - 9,4% và axit α-linolenic: 0,1 - 0,8% so với tổng axitbéo)
Bảng 1.6 Hàm lượng axit béo (% tổng số axit béo) của ấu trùng ruồi nuôi
Trang 39-Chất nền nuôi ấu trùng ruồi lính đen Axit béo
Nguồn: Kroeckel và cs (2012); Li và cs (2011); Oonincx và cs (2015); Sealey và cs (2011); St-Hilaire
và cs (2007);
(1): Phân bò; (2) thức ăn gà; (3) phân bò + nội tạng cá; (4) phụ phẩm nhiều chất béo; (5) phụ phẩm
ít chất béo; (6) phân lợn; (7) chất thải nhà hàng.
Ngoài hai thành phần cơ bản là CP và EE thì ấu trùng ruồi lính đen còn chứa cáckhoáng chất và cũng phụ thuộc vào chất nền được cung cấp Ấu trùng tích lũy Ca và
Mn cao, nhưng không tích lũy Na hoặc S Ấu trùng có hàm lượng Ca nhiều hơn so vớihầu hết các loại côn trùng khác (6,6 - 9,3% DM) và nhiều hơn bột cá Ấu trùng cũngcung cấp đầy đủ các khoáng chất và vitamin thiết yếu khác ở mức tương đương hoặcvượt trội so với các loài côn trùng khác, đây là một lợi thế đáng kể về mặt dinh dưỡng(Paul và cs., 2017; Makkar và cs., 2014)
Axit palmitic (C16:0) 16,9 15 14,3 14,4 11,6 10,5 18,2Axit palmitoleic (C16:1n-7) 5,1 3,4 7,6 2,9 4,7 3,5 9,4
Trang 40-1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của ấu trùng ruồi lính đen
1.4.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn
Thành phần dinh dưỡng chất nền (thức ăn) là yếu tố quyết định đến sinh trưởngcủa ấu trùng ruồi lính đen El-Dakar và cs (2021) cho biết, ấu trùng 6 ngày tuổi đượcnuôi trên các chất nền khác nhau (phân chim cút tươi, phân chim cút tươi + bột mì)trong hộp nhựa có kích thước 25 x 20 x 6 cm, nhiệt độ môi trường trung bình 28oC, độ
ẩm chất nền 75% và thu hoạch ấu trùng sau 18 ngày nuôi Kết quả cho thấy, ấu trùngnuôi trên chất nền 60% phân chim cút tươi + 40% bột mì là tốt nhất Theo Miranda và
cs (2021), nuôi ấu trùng 4 ngày tuổi ở quy mô nhỏ (hộp nuôi 30 x 40 x 30 cm) và quy
mô lớn (bể nuôi 2 x 1 x 0,4 m) sử dụng chất nền phân bò sữa + phân gia cầm và phânheo, ẩm độ chất nền 80% và thu hoạch sau 20 ngày nuôi Kết quả cho thấy quy mô vàthời gian thu hoạch có ảnh hưởng đến chất lượng ấu trùng, trong đó khuyến cáo nênnuôi trong bể 2 x 1 x 0,4 m Nguyễn Thị Bích Hảo và cs (2017) đề xuất quy trình nuôi
ấu trùng ruồi lính đen sử dụng các chất nền khác nhau như: phân gà, phân gà + bã đậunành ở nhiệt độ môi trường 25 - 30oC và độ ẩm chất nền 80 - 85%, thời gian thu hoạch
ấu trùng kéo dài 20 - 25 ngày nuôi
1.4.3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống củađộng vật biến nhiệt như côn trùng Trong vòng đời của ruồi lính đen thì giai đoạn ấutrùng và nhộng sẽ phát triển nhanh ở nhiệt độ từ 25 - 30oC, trong khi nhiệt độ càngtăng đến 35oC thì tuổi thọ của ruồi lính đen càng giảm nhưng khả năng sinh sản củaruồi cái tăng lên (Shumo và cs., 2019) Nghiên cứu của Harnden và Tomberlin (2016)cũng cho kết quả tương tự khi nuôi ấu trùng ở các mức nhiệt độ cao 27,6oC và 32,2oCcho khối lượng ấu trùng lớn hơn 30% so với nuôi ở nhiệt độ thấp 24,9oC Theo Opare
và cs (2022), tỷ lệ sống của ấu trùng khi nuôi ở nhiệt độ tương ứng là 23, 27 và 30oCkhông khác biệt thống kê nhưng tỷ lệ sống có xu hướng giảm khi ở nhiệt độ cao
1.4.3.3 Ảnh hưởng của độ ẩm thức ăn
Độ ẩm của chất nền (thức ăn) là một chỉ tiêu quan trọng trong quy trình nuôi ấutrùng ruồi lính đen, các nghiên cứu độ ẩm chất nền thường dao động trong khoảng 50 -80% là tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng, hiệu quả chuyển đổi thức ăn và năng suất(Cammack và Tomberlin, 2017; Chen và cs., 2019) Ấu trùng được thử nghiệm nuôitrên chất nền độ ẩm 90 - 97,5% nhưng cho tỷ lệ sống thấp hơn và khối lượng cơ thểgiảm hơn so với độ ẩm chất nền 75 - 88% (Lalander và cs., 2019) Quy trình nuôi sinhkhối ấu trùng ruồi lính đen trong khay nhựa kích thước 42 x 29 x 25 cm, trên chất nềncám gà, độ dày chất nền 2 cm, duy trì ẩm độ 70% và nhiệt độ 25 - 30oC Ấu trùngđược thu hoạch sau 25 ngày nuôi (Gougbedji và cs., 2021) Ấu trùng được nuôi bằngcám gà