Đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải trải qua CNH.HĐH giúp phát triển lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản công ng
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2023
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 5
Trang 2ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY CHỦ ĐỀ 5
TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2023
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG
ST
1 Lê Minh Hoàng Anh 3122102474
Trang 412 Hồ Phạm Tú Oanh 3122102640
2
Mục 2.5Mục 4.2Kết luận
100%
13 Nguyễn Ngọc Anh Thư 3122102643
2
Mục 2.1Mục 2.6
Trang 5Nhận xét của giảng viên Điểm số
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
Chữ ký giảng viên
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 2
1.1 Các cuộc cách mạng công nghiệp 2
1.1.1 Khái niệm cách mạng công nghiệp 2
1.1.2 Đặc điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp 2
1.1.3 Vai trò của các cuộc cách mạng công nghiệp 3
1.2 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 4
1.2.1 Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0 4
1.2.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 7
2.1 Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới 7
2.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa 7
2.1.2 Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới 7
2.2 Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 8
2.3 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 9
2.3.1 Giai đoạn 1 9
2.3.2 Giai đoạn 2 10
2.4 Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 12
2.5 Tính tất yếu khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa 12
2.6 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 12
2.6.1 Tạo lập những điều kiện để chuyển đổi từ nền sản xuất– xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ 12
2.6.2 Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ 13
2.7 Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 15
Trang 8CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 17
3.1 Thành tựu 17
3.1.1 Trong lĩnh vực nông nghiệp 17
3.1.2 Trong lĩnh vực sản xuất 18
3.1.3 Trong lĩnh vực dịch vụ 19
3.2 Những hạn chế còn tồn tại 20
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CNH, HĐH CHO ĐẤT NƯỚC 22
4.1 Đối với nhà nước 22
4.2 Đối với doanh nghiệp 23
4.3 Đối với toàn dân 24
CHƯƠNG 5: Ý NGHĨA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI VIỆT NAM 24
5.1 Ý nghĩa lý luận 24
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 25
KẾT LUẬN 26
LỜI CẢM ƠN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 9MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, toàn diện như hiện nay thì thuật ngữ
"công nghiệp hoá, hiện đại hoá" dường như đã dần trở nên quen thuộc đối với chúng ta
CNH là một giai đoạn tất yếu của mỗi quốc gia Đối với nước ta, từ một nền kinh
tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải trải qua CNH.HĐH giúp phát triển lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản công nghệ sản xuất, tăngnăng suất lao động Đồng thời, CNH - HĐH là động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạođiều kiện tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng và là tiền đề cho việc xây dựng mộtnền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công vàhợp tác quốc tế Chính vì thế, Đảng ta luôn coi CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm, đặt lênhàng đầu, nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Nhận thấy được tầm quan trọng đó, chúng tôi xin được phép đi sâu vào đề tài "Vấn
đề CNH - HĐH ở Việt Nam trước bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4" nhằm nângcao kiến thức và trình độ hiểu biết để theo kịp thời đại và góp phần phát triển đất nước
Trang 10CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.1 Các cuộc cách mạng công nghiệp
1.1.1 Khái niệm cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là sự phát triển nhảy vọt về chất trình độ tư liệu lao động,trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ, làm thay đổi căn bản phâncông lao động xã hội qua đó tạo ra năng suất lao động cao
1.1.2 Đặc điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp
CMCN lần thứ nhất (1.0), giữa TK XVIII đến giữa TK XIX, khởi phát từ Anh.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thể hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyềnthống của thời đại nông nghiệp, chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủcông), sức nước, sức gió, sức kéo của động vật, bằng việc sử dụng năng lượng nước vàhơi nước để cơ khí hóa sản xuất, gắn liền với những phát minh quan trọng trong ngànhdệt, luyện kim, giao thông vận tải, …và nguồn nguyên - nhiên - vật liệu mới là sắt và than
đá Nó khiến cho lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự pháttriển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế
CMCN lần thứ hai (2.0), nửa cuối TK XIX đến đầu TK XX Đặc trưng của cuộc
cách mạng công nghiệp này là sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dâychuyền sản xuất hàng loạt Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2chính là chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện - cơ khí và bán tự động, vớinhững phát minh về điện, động cơ đốt trong; kỹ thuật phun khí nóng, công nghệ luyệnthép, Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã tạo tiền đề cơ sở vững chắc cho thế giới đểphát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa họcthuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt
CMCN lần thứ ba (3.0), đầu thập niên 60 TK XX đến cuối TK XX Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 3 đã tạo bước chuyển từ công nghiệp điện tử - cơ khí sang côngnghệ số, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất, cùng với sự ra
Trang 11đời và phát triển của mạng Internet, máy tính điện tử, điện thoại di động Cuộc cách mạngnày đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, giảmthiểu chi phí khi sử dụng các phương tiện sản xuất để tạo ra một khối lượng hàng hóa Kếtquả là nó kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như mối tương quangiữa các khu vực I, II, III, và nó đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội của loàingười
CMCN lần thứ tư (4.0), đề cập tại Hội chợ công nghệ Hannover (CHLB Đức)
2011 và được chính phủ Đức đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” 2012 Được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ
biến của Internet kết nối vạn vật, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã làm mờ ranhgiới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộccách mạng công nghiệp lần thứ 4 là trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và dữ liệu lớn nhằmliên kết giữa thế giới thực và ảo, để thực hiện công việc một cách thông minh và hiệu quảnhất Bên cạnh những cơ hội mới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhânloại nhiều thách thức phải đối mặt, từ những bất ổn về kinh tế đến những khó khăn trongđời sống xã hội và chính trị Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủcho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể
1.1.3 Vai trò của các cuộc cách mạng công nghiệp
Thứ nhất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất: Cách mạng công
nghiệp điều chỉnh lại cấu trúc và vai trò của các nhân tố quan trọng trong lực lượng sảnxuất xã hội:
Tư liệu lao động: phát triển đi lên từ lao động thủ công đến lao động sử dụng máy
móc với trình độ tiên tiến, hiện đại Nền sản xuất chuyển dần sang tự động hóa với sự rađời của máy tính điện tử và dần phát triển hơn với công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạoAI,
Đối tượng lao động: giúp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền
thống Áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ để tạo ra những vật liệu nhân tạo vẫn cónguồn gốc từ tự nhiên với chất lượng tốt và tính năng ưu việt hơn so với trước kia
Trang 12Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và phát triển lực lượng sản xuất: hiện
nay thị trường đòi hỏi sản phẩm số lượng lớn với chất lượng cao Các cuộc cách mạngcông nghiệp dần tạo ra những phương thức hiện đại giúp nâng cao năng suất cao độngcũng như tạo tiền đề để phát triển đội ngũ sản xuất trình độ chuyên môn cao
Thứ hai, thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Tạo điều kiện cho nền khoa học - công nghệ phát triển nhanh chóng và đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại: đây là dấu hiệu cho việc mở ra một nền văn minh khoa học
tiên tiến tạo ra những sản phẩm khoa học phục vụ cho đời sống con người
Tạo tiền đề cho việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa: vừa điều tiết theo thị trường vừa có sự tham gia điều tiết của nhà nước nhằm thúcđẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công,giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Cuối cùng, thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Phát triển phương thức quản trị, điều hành theo hướng chuyển đổi số: sử dụng hệ
thống quản lý thông tin và truyền thông theo hướng tin học hóa và xây dựng một Chínhphủ điện tử để nâng cao mối quan hệ giữa Chính phủ - công dân - doanh nghiệp và tổchức xã hội Bên cạnh đó thúc đẩy Chính phủ một cách có hiệu quả, đảm bảo trách nhiệmcủa Chính phủ đối với công dân cũng như sự truy cập để tiếp nhận thông tin từ Chính phủbằng nhiều dịch vụ như Internet, mạng toàn cầu,
1.2 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
1.2.1 Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãmcông nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 Cách mạng công nghiệp 4.0 được hìnhthành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet kết nốivạn vật (Internet of Thing - IoT) Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được phát triển ở balĩnh vực chính là vật lý, công nghệ số và sinh học
Trang 13Như vậy, thực chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hình thành thế giới số (thếgiới ảo), vốn dĩ là sự phản ánh phức tạp và sinh động thế giới vật lý (thế giới thực) cùngvới sự kết nối giữa hai thế giới đó tạo nên sự biến đổi mang tính cách mạng tác động đếnmọi lĩnh vực đời sống xã hội: Ở đây, số hóa và dữ liệu hóa không chỉ tác động nâng caohiệu quả hoạt động, mà còn làm thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh và phương thứcsản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Đồng thời, nó cũng tác động, làm thay đổiphương thức hoạt động của con người trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ, văn hóa,giáo dục – đào tạo.
1.2.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Cùng với sự chuyển dịch toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị,cáchmạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực việc làm, với
những tác động trực tiếp và gián tiếp đối với các ngành nghề trong nền kinh tế ( nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) cũng như các nhóm người lao động bao gồm cả nhữngnhóm người dễ bị tổn thương nhất (thanh niên, phụ nữ, người trung niên)
Thuận lợi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:
Việt Nam đang có thuận lợi vô cùng to lớn để tham gia vào cách mạng công nghiệplần thứ 4 bởi vì Việt Nam đang có một nền tảng hạ tầng và công nghệ thông tin rất tốt.Chỉ trong vài năm trở lại đây, số lượng người sử dụng Smartphone tăng lên một cáchchóng mặt Hệ thống Wifi miễn phí được phủ sóng tại các thành phố lớn, cước 3G, 4Gnằm trong top rẻ nhất thế giới Bên cạnh đó, sự đầu tư mạnh mẽ vào Internet vào hạ tầngcông nghệ của các tập đoàn lớn như Viettel, FPT, VNPT trong 15 – 20 năm qua đã tạo ra
“một thị trường không thể dễ hơn” để làm công nghệ
Trong 3 năm qua đã có một số điểm sáng dưới góc độ công nghệ 4.0, ví dụ nhưviệc phổ cập hóa Facebook hay thành công của một số doanh nghiệp sử dụng công nghệnhư Uber, Grab Những tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam nhờ hệ thống hạ tầng côngnghệ 4.0 đã quá sẵn sàng, họ thành công rất nhanh và kiếm được rất nhiều tiền
Trang 14Ngoài ra, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giaicấp công nhân ngày càng được cải thiện Số công nhân có tri thức nắm vững khoa học –công nghệ tiên tiến tăng lên Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khuvực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc máy móc, thiết bị tiêntiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng laođộng, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến Lớp công nhântrẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp từ ban đầu, có trình độ học vấn, văn hóa,được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tácđộng tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năngcạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai.
Khó khăn trong cách mạng công nghiệp 4.0:
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng tiếp cậncông nghệ mới, còn bị động với các xu thế phát triển mới, chưa sẵn sàng chuyển hướng
mô hình tổ chức kinh doanh Mặt bằng chung, trình độ văn hóa tay nghề của công nhânnước ta dù được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thukhoa học - kĩ thuật Trong đó, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và đứng trước áp lực
về nguồn lực đầu tư để chuyển đổi, đổi mới sáng tạo, đột phá…Theo Bộ Kế hoạch và đầu
tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay thì phải đến năm 2038, năng suất laođộng của công nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippin, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp đượcThái Lan
Cách mạng 4.0 đang vào Việt Nam nhưng vẫn mang nhiều tính đại chúng, phongtrào và truyền thông hơn là hỗ trợ thực sự cho nền kinh tế và chưa đóng góp giá trị thực tếvào GDP Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ 4.0 đối với người nông dân Việt Namvẫn còn khó khăn Do công nghệ này đòi hỏi người nông dân phải sử dụng phần mềmphải thật linh hoạt Trong khi bản chất của nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển nhỏ lẻ vàrời rạc, sử dụng lao động thủ công là chính Đây là một trong những rào cản lớn trongviệc đưa công nghệ 4.0 vào nông nghiệp
Trang 15Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ ở hầu hết các lĩnhvực, làm thay đổi phương thức sản xuất, quản trị xã hội, dịch vụ, thương mại… Từ đó tạonên sự cạnh tranh khốc liệt, thể hiện rất rõ giữa các doanh nghiệp truyền thống và cácdoanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới Nếu không chủ động, doanh nghiệp nội có nguy
cơ thua ngay trên sân nhà khi làn sóng đầu tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực ngày càngmạnh
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.1 Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
2.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao độngthủ công là chính sang nên sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy mócnhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
2.1.2 Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
Mô hình CNH cổ điển: CNH của các nước tư bản cổ điển, mà tiêu biểu là nước
Anh gắn liền với cuộc CMCN (1.0) Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, (công nghiệp dệt), kéotheo sự phát triển của ngành trồng bông và chăn nuôi cừu Để công nghiệp nhẹ và nôngnghiệp phát triển cần có nhiều máy móc, thiết bị cho sản xuất, qua đó tạo tiền đề cho sựphát triển ngành cơ khí chế tạo máy
Nguồn vốn cho CNH chủ yếu từ giá trị thặng dư trong sản xuất tư bản, từ sự phásản của sản xuất nhỏ trong nông nghiệp và từ xâm chiếm thuộc địa Quá trình CNH đượcdiễn ra trong một thời gian dài, trung bình từ 60 - 80 năm
Mô hình CNH kiểu Liên Xô (cũ): Bắt đầu từ đầu những năm 1930 ở Liên Xô.
CNH theo mô hình này thường bắt đầu từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Theo đó,nhà nước tập trung và phân bổ nguồn lực cho ngành công nghiệp nặng, trực tiếp là ngành
cơ khí, chế tạo máy, thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh Trong thời gian
Trang 16ngắn đã cơ bản xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế Tuynhiên, trong dài hạn mô hình này đã bộc lộ nhược điểm nhất định làm kìm hãm ứng dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật mới Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủnghoảng và sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu.
Mô hình CNH của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs): Từ kinh
nghiệm của các mô hình CNH trước đó, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)như Hàn Quốc, Singapore … đã tiến hành CNH rút ngắn, kết hợp thay thế nhập khẩu vàhướng về xuất khẩu Bằng cách, phát triển sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu,thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của các nước đi trước bằngchuyển giao công nghệ; xây dựng chiến lược khoa học công nghệ nhiều tầng, cùng vớiviệc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước, thu hút nguồn lực từ bên ngoài đề tiếnhành CNH gắn với HĐH Với chỉ tốn 20 - 30 năm thực hiện thành công CNH, HĐH
2.2 Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Những biểu hiện của công nghiệp hóa đã dần xuất hiện ở cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ nhất ở Anh vào giữa thế kỉ XVIII nhưng phải tới thế kỉ XIX khái niệmCNH mới thật sự có thể thay thế cho cách mạng công nghiệp Từ đó cho tới nay, trải quanhiều biến động lịch sử, khái niệm về CNH đã được định nghĩa theo nhiều cách khácnhau, nhận thức phạm trù công nghiệp hóa qua từng giai đoạn cũng mang nhiều điểmkhác biệt trên mỗi quốc gia với điều kiện kinh tế - xã hội không tương đồng Tuy vậy,những quan niệm về CNH vẫn có nhiều nét chung và thể hiện khái quát bản chất của nó
Vì khoảng thời gian và cách thức tiến hành CNH, HĐH ở mỗi quốc gia khác nhau nênnhà nước phải xác định đúng phạm trù của CNH hiện đại hóa phù hợp với bối cảnh đấtnước, từ đó áp dụng đúng đắn trong hoạch định và thực thi chính sách phát triển
Ở Việt Nam, quan niệm của Đảng về CNH, HĐH như sau: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương
Trang 17pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.”
Từ hội nghị Trung ương lần thứ VII (1994) cho đến nay, Đảng và nhà nước ta đãxác định rõ chủ trương về CNH, HĐH Phải biết kết hợp nhuần nhuyễn và chặt chẽ CNHvới HĐH Không chỉ xét trên sự phát triển của các ngành công nghiệp mà phải hướng tớichuyển dịch mang bản chất hiện đại tiên tiến trong cơ cấu của tất cả các ngành, lĩnh vực
và toàn bộ nền kinh tế quốc gia Có như vậy mới có thể tận dụng được CNH, HĐH đúngcách và đúng thời điểm vào những khâu phát triển quan trọng mang tính quyết định Đây
là một sự cộng hưởng tân tiến nhất về khoa học và công nghệ của toàn nhân loại
2.3 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam được chia làm hai giai đoạn: Thời kỳ trước đổimới (1960-1986) và Thời kỳ Đổi mới (1986-nay)
2.3.1 Giai đoạn 1
Từ những năm đầu thập kỷ 60, điểm xuất phát của miền Bắc nước ta khi đó là mộtnền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ lực lượng sản xuất thấp; hoạt động kinh tế mangđậm tính tự nhiên, tự cung, tự cấp; và phải thực hiện nhiệm vụ chiến lược là tiến thẳng lênCNXH không qua phát triển CNTB trong bối cảnh vừa xây dựng CNXH vừa chiến đấuchống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ
Nhận thức về tính tất yếu của con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam, Đảng taxác định phải thực hiện CNH nền kinh tế quốc dân Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiệm
vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủnghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệphiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến” Bác đặt ra yêu cầu “Muốn đảm bảo đời sốngsung sướng mãi mãi, phải công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng công nghiệpnặng” Từ đó, Đại hội III của Đảng đã xác định rõ đường lối CNH XHCN ở miền Bắc(1960):“Nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta là công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa, mà mấu chốt là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” Cụ thể là: “Xâydựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại kết hợp công nghiệp với nông
Trang 18nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mộtcách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước
ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nôngnghiệp hiện đại” Trong giai đoạn này, Đảng ta đã xác định đúng sự cần thiết phải CNHnền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam và coi đó là nhiệm vụtrọng tâm
Hội nghị Trung ương 7 khóa III của Đảng bàn về nhiệm vụ, phương hướng xâydựng và phát triển công nghiệp đã khẳng định cần xây dựng một nền công nghiệp tươngđối hoàn chỉnh làm nền tảng cho nền kinh tế tự chủ của nước ta
Sau năm 1975, đường lối, chủ trương về CNH ở miền Bắc được thực hiện trênphạm vi cả nước Tuy lý luận về CNH đã có một số điều chỉnh tại Đại hội IV và Đại hội Vcủa Đảng, nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên tinh thần và giá trị như lúc trước
Nhìn lại quá trình nhận thức lý luận về CNH đất nước những năm trước Đổi mớicho thấy, mặc dù chúng ta đã xác định đúng sự cần thiết phải CNH trong thời kỳ quá độlên CNXH, nhận thức đúng mục tiêu của CNH nhưng chúng ta đã nóng vội và thiếu tínhthiết thực trong lựa chọn hướng đi và nội dung CNH, thiên về phát triển công nghiệp nặng
và phát triển hướng nội, trong khi các nguồn lực nhất là vốn và nhân lực còn vô cùng khókhăn, thiếu thốn bởi điểm xuất phát là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trải qua nhiềunăm chiến tranh; tiến hành CNH chỉ bó hẹp ở việc sử dụng khu vực kinh tế nhà nước vàkhu vực kinh tế tập thể, các khu vực kinh tế khác tuy có nhiều tiềm năng nhưng khôngđược phát huy
2.3.2 Giai đoạn 2
Trước khủng hoảng kinh tế kéo dài, nhận thức lại con đường Công nghiệp hóa, tạiĐại hội VI (1986), Đảng đã quyết định điều chỉnh chiến lược Lúc này, thay vì “ưu tiênphát triển Công nghiệp nặng”, chúng ta chuyển hướng xác định CNH phải thực hiện quanhiều giai đoạn, mà giai đoạn đầu cần tập trung vào nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đểđẩy lùi khủng hoảng kinh tế, giai đoạn sau là đẩy mạnh công nghiệp, nâng cao tỷ trọngcủa ngành công nghiệp
Trang 19Đây được coi là sự điều chỉnh chiến lược quan trọng bởi, rõ ràng, chiến lược Côngnghiệp hóa kiểu Liên Xô “ưu tiên phát triển CN nặng”, không phù hợp với đặc điểm hoàncảnh của Việt Nam.
Đến đầu thập kỷ 90, Liên Xô tan rã, nhiều nước phát triển trên thế giới từng bướchiện đại hóa nền sản xuất Nhân loại bước sang cuộc chạy đua về trình độ khoa học, kỹthuật, công nghệ hiện đại Để tránh tụt hậu, một lần nữa Việt Nam phải nhìn nhận lại,chiến lược công nghiệp hóa của mình Để rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp
đi trước, Việt Nam không chỉ CNH đơn thuần mà chuyển thành “Công nghiệp hóa, hiệnđại hóa” (tức là Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại) Nội dung, hiện đại hóa đã đượcđưa vào trong đường lối chiến lược Khái niệm CNH, HĐH trong tài liệu của các bạn,chính là khái niệm được nêu trong Đại hội VII (1991) khi có sự điều chỉnh, đó là:
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt độngsản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công
là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện,phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa họccông nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động cao.”
Với khái niệm CNH, HĐH nêu trong ĐH VII (1991) như trên, CNH phải gắn liềnvới HĐH chứ không là CNH tách rời, chúng ta không thực hiện CNH xong mới HĐH màchúng ta thực hiện gắn liền 2 nội dung: CNH và HĐH
Ta lấy dẫn chứng thế này:
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu chỉ đặt ra mục tiêu CNH nông nghiệp; tức là, đemmáy móc vào sản xuất nông nghiệp vậy thì chưa đủ, và có thể bị lạc hậu so với thế giới;bởi, các nước phát triển họ đã từng bước hiện đại hóa máy móc sản xuất nông nghiệp rồi.Những máy móc hiện đại dựa trên thành tựu khoa học công nghệ cao, tin học hóa, tự độngđoán được áp dụng, mang lại năng suất cao Vì vậy, để tránh tụt hậu, chúng ta phải côngnghiệp hóa gắn liền với Hiện đại hóa nông nghiệp; áp dụng máy móc để công nghiệp hóa,
và máy móc đó phải có tính hiện đại