1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam trongbối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 liên hệ vaitrò của sinh viên trong bối cảnh này

23 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Ở Việt Nam Trong Bối Cảnh Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Liên Hệ Vai Trò Của Sinh Viên Trong Bối Cảnh Này
Tác giả Hoàng Yến Nhi
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Văn Vinh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,56 MB

Nội dung

Trang 8 Hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuấtkinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những quy trình công nghệphương tiện phương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI

=====000=====

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LIÊN HỆ VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH NÀY

Họ và tên: Hoàng Yến Nhi

Lớp: Anh 4, Khối 2 TATM, K58

Mã sinh viên: 1917710113

Giảng viên hướng dẫn: ThS Hoàng Văn Vinh

Hà Nội, ngày 13/06/2020

Trang 2

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết 3

2 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu 4

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Phạm vi nghiên cứu 5

B NỘI DUNG 5

1 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cách mạng công nghiệp lần thứ tư 5

1.1 Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 5

1.1.1 Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5

1.1.2 Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình tất yếu khách quan 6

1.2 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6

2 Một số lý luận về cách mạng công nghiệp lần thứ tư 7

2.1 Nguồn gốc hình thành 7

2.2 Khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 7

2.3 Bản chất 8

2.4 Đặc điểm 8

2 Chương 2: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư 8

2.1 Quan điểm 8

2.2 Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư 8

2.2.1 Đối với chính phủ 8

2.2.2 Đối với thị trường lao động 9

2.2.3 Đối với kinh doanh 9

2.2.4 Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng 9

3 Chương 3: Thực trạng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian qua 10 3.1 Thuận lợi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian qua 10

3.2 Thành tựu của CNH, HĐH đất nước Việt Nam thời gian qua 11

Trang 3

3.3 Những hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước……… 12

4 Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 13

4.1 Về phía Nhà nước 13

4.1.1 Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình kinh tế 13

4.1.2 Phát triển các yếu tố tiền đề CNH, HĐH 13

4.1.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng 13

4.1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực 14

4.1.3 Phát triển khoa học - công nghệ 14

4.1.4 Phát triển nông nghiệp, nông thôn 14

4.1.5 Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý ngành 14

4.2 Đối với các doanh nghiệp trong nước 15

4.2.1 Nhóm giải pháp kết nối theo chiều đứng 15

4.2.2 Nhóm giải pháp tích hợp theo chiều ngang 15

4.3 Liên hệ vai trò của sinh viên 16

C KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 5

Kể từ khi Đảng ta đề ra đường lối CNH và lãnh đạo việc tiến hành công cuộcCNH trong thực tiễn đường lối đó nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nướcnông nghiệp lạc hậu và kém phát triển về công nghiệp tính đến nay đã trên nửa thế kỷ.Tuy nhiên, cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt và kéo dài không những đã làm gián đoạncông cuộc CNH, mà bom đạn Mỹ còn phá huỷ hầu hết những gì mà nhân dân ta đãlàm được trong thời kỳ hoà bình ở miền Bắc trước đó Đồng thời, sau khi chiến tranhkết thúc, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, nên đất nước

đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề về KT - XH Hơn thế nữa, quan niệm cũ vềCNH đã trở nên quá lạc hậu trước sự biến đổi mạnh mẽ của khoa học và công nghệhiện đại Những thành tựu mà nhân dân ta thu được trong quá trình đổi mới, sự nhậnthức mới về thời đại, về vai trò của khoa học, công nghệ và vai trò của con người trongphát triển KT - XH đương đại, cũng như những khó khăn và cả những sai lầm khótránh đã được Đảng ta đúc kết thành những bài học có giá trị trong việc chỉ đạo côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước Công nghiệp hoá theo hướng hiện đại được coi

là nhiệm vụ trọng tâm để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp Sựđánh giá khách quan kinh nghiệm của các nước xung quanh nước ta đã góp phần giúpĐảng ta, qua các kỳ đại hội, đúc kết thành lý luận CNH đầy đủ hơn ở một đất nướckém phát triển trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vàkinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng Hiện nay, cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia,nhất là các nước đang phát triển Đối với nước ta, nếu tận dụng được những thành tựucủa cuộc cách mạng này có thể “đi tắt, đón đầu”, đẩy mạnh và rút ngắn thời gian tiếnhành CNH, HĐH đất nước

Cho đến thời điểm hiện tại, thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp(CMCN) Cuộc CMCN đầu tiên xuất phát từ thế kỉ XVIII khi người ta biết dùng hơinước và máy móc để thay cho sức người, sau đó đến lượt điện - dây chuyền sản xuất

và các mô hình sản xuất quy mô lớn ra đời tạo nên cuộc cách mạng thứ 2 Vào nhữngnăm 1970 thì máy tính được ra đời, bắt đầu cho một loạt thay đổi về cách người ta xử

lý thông tin và tự động hóa bằng robot, cuộc cách mạng thứ 3 được xướng tên Tronggiai đoạn hiện nay, chúng ta có cuộc CMCN 4.0, hay còn gọi là Industry 4.0 (IR 4.0)

Sự thay đổi nhanh chóng do cuộc cách mạng này mang lại đã tạo ra nhiều thay đổi về

cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.Nguồn nhân lực ấy không chỉ cần kiến thức, kinh nghiệm mà còn cần có khả năng giảiquyết nhanh các vấn đề thực tiễn và tư duy sáng tạo

Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên do đó em đã chọn đề tài “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Liên hệ vai trò của sinh viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 để nghiên

cứu Là một sinh viên năm nhất nên tầm hiểu biết, nhận thức và lý luận của em cònnhiều hạn chế Bởi vậy em rất mong được sự giúp đỡ của thầy, cô để bài viết của emđược hoàn chỉnh hơn!

Trang 6

2 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu

Luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về CNH, HĐH đất nước, cáchmạng công nghiệp lần thứ tư; trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp đẩy mạnh CNH,HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Liên hệ vai trò của sinhviên

3 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra, quan sát, phân tích, đánh giá, so sánh,…

1.1 Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.1.1 Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hoá có lịch sử phát triển khoảng ba trăm năm nay, bắt đầu từ nướcAnh vào cuối thế kỷ XVIII, sau đó lan sang các nước ở Tây Âu, Bắc Mỹ và ngày nay

ở các nước đang phát triển Theo đó, có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghiệp hoánhư: công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, côngnghiệp hoá của các nước đang phát triển

Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã tổng kết hiện

có 128 khái niệm về công nghiệp hoá Các khái niệm này xét về mục đích, phươngpháp tiến hành, về điều kiện KT - XH là khác nhau; CNH có tính lịch sử gắn vớinhững điều kiện của mỗi nước trong các thời kỳ khác nhau Tuy nhiên, theo nghĩachung nhất, công nghiệp hoá là quá trình chuyển một nền kinh tế lạc hậu, nông nghiệp

là chủ yếu thành một nước có nền kinh tế công nghiệp

Theo tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc (UNIDO) đưa ra địnhnghĩa sau: Công nghiệp hóa là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộphận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấukinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tếnày là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất vàhàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độcao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về kinh tế và xã hội

Trang 8

Hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuấtkinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những quy trình công nghệphương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học

kỹ thuật tạo ra năng suất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao

Ở nước ta, theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng laođộng Việt Nam thì công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời

kỳ quá độ Đảng ta đã xác định thực chất của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là “quátrình thực tiễn cách mạng khoa học kỹ thuật, thực sự phân công mới về lao động xãhội và quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mởrộng”

Theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tám ban chấp hành trung ươngkhoá VIII thì công nghiệp hóa-hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diệncác hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng laođộng thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ, phươngtiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoahọc, công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao

1.1.2 Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình tất yếu khách quan

Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất-kỹ thuật củamột xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phùhợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng

để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội

Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của của cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội

là sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; sự phát triển khoa học - kỹ thuật;tính chất và trình độ các quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị

Chủ nghĩa xã hội - giai đoạn thấp của phương thức sản xuất mới cao hơn chủnghĩa tư bản - đòi hỏi một cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn trên cả hai mặt: trình độ kỹthuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại

Do vậy, có thể hiểu rằng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nềncông nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hoá cao dựa trêntrình độ khoa học – công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch vàthống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật có nền sản xuất lớn hiện đại cũng là một quyluật chung, phổ biến với tất cả các nước Tuy nhiên cũng tùy theo từng nước khác nhau

do điểm xuất phát tiến lên khác nhau, mục tiêu phát triển không giống nhau nên cáchthức tiến hành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại cũng sẽ khônggiống nhau

Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-LeninKinh tế

chính trị 99% (272)

226

Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…Kinh tế

chính trị 99% (89)

17

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…Kinh tế

23

Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…Kinh tế

chính trị 98% (165)

14

Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh triKinh tế

chính trị 98% (60)

11

Trang 9

Đối với những nước kém phát triển như nước ta hiện nay (nền sản xuất nhỏ, kỹthuật thủ công là chủ yếu…), việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xãhội phải thực hiện từ đầu, từ không có đến có, từ gốc đến ngọn thông qua công nghiệphóa hiện đại hóa.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện sẽ xây dựng được cơ sởvật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội của nước ta; tiến hành tái sản xuất mở rộngnâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, mới tích lũy về lực lượng mới đểxây dựng thành công nền sản xuất xã hội chủ nghĩa; tăng cường phát triển lực lượnggiai cấp công nhân; củng cố quốc phòng giữ vững an ninh, chính trị quốc gia, trật tự antoàn xã hội, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc, xây dựng con người mớiViệt Nam

Như vậy, có thể nói công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố quyết định sựthắng lợi của con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn

Vì vậy, công nghiệp hóa - hiện đại hóa được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm

vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

1.2 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua phát triển kinh tế rất sôiđộng, các nước nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế nhằm đưa kinh tế pháttriển trong đó con người là vị trí trung tâm Muốn vậy các nước không còn con đườngnào khác là phải thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá Do vậy vấn đề công nghiệphoá là vấn đề chung mang tính toàn cầu khiến mọi người đều phải quan tâm nghiêncứu nó

Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, phát triển kinh tế là quy luật khách quancủa tồn tại và phát triển xã hội loài người và bất cứ ở giai đoạn nào, ở bất kỳ đất nướcnào không loại trừ các nước giàu mạnh về kinh tế suy đến cùng đều được bắt đầu vàquyết định phát triển kinh tế nghĩa là phải bắt đầu từ phương thức sản xuất Vấn đềkhác nhau giữa các nước chỉ là ở mục tiêu, nội dung và cách thức phát triển, có sựkhác nhau về tốc độ về hiệu quả và trên thực tế chỉ một số ít nước công nghiệp hoáthành công Như ta đã biết mỗi phương thức sản xuất nhất định đều có cơ sở vật chất

kỹ thuật tương ứng Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội nhất định thường được hiểu

là toàn bộ vật chất của lực lượng sản xuất cùng với kết cấu của xã hội đã đạt đượctrình độ xã hội tương ứng Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội tồn tại trong phạm vicác quan hệ sản xuất nhất định nên nó mang dấu ấn và chịu sự tác động của các quan

hệ sản xuất trong việc tổ chức quá trình công nghệ trong cơ cấu xã hội Vì vậy kháiniệm cơ sở vật chất kỹ thuật gắn bó chặt chẽ với các hình thức xã hội của nó.Đặc trưng cơ sở vật chất kỹ thuật của phương thức trước thời công nghiệp tưbản còn thủ công lạc hậu Còn cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đạichỉ có thể là nền công nghiệp hiện đại cân đối phù hợp dựa trên trình độ khoa học kỹ

Trang 10

thuật công nghệ ngày càng cao Để có cơ sở vật chất và kỹ thuật như vậy các nướcđang phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hoá Nước ta thuộc vào nhóm đangphát triển, là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nông nghiệp lạc hậu còn chưathoát khỏi xã hội truyền thống để sang "Xã hội văn minh công nghiệp" Do đó kháchquan phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nội dung, phương thức là conđường phát triển nhanh có hiệu quả.

Đối với nước ta quá trình công nghiệp hoá còn gắn chặt với hiện đại hoá, nólàm cho xã hội chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm biến đổi cănbản bộ mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị

2 Một số lý luận về cách mạng công nghiệp lần thứ tư

2.1 Nguồn gốc hình thành

Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ratại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Đức vào năm 2011 Nhằm thông minh hóa quátrình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo Sự ra đời của Công nghiệp4.0 đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Ấn Độ thúc đẩy phát triển cácchương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình

Năm 2013, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” xuất hiện trong một báo cáo của chínhphủ Đức đề cập đến nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sảnxuất không cần sự tham gia của con người

2.2 Khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữliệu trong công nghệ sản xuất Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực-ảo(cyber-physical system), Internet Vạn Vật và điện toán đám mây và điện toán nhậnthức

2.3 Bản chất

Dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh đểtối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ cótác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học,…

Là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sảnxuất Bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toánđám mây

Không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối mà còn cóphạm vi rộng lớn hơn nhiều Đồng thời IR 4.0 còn là các làn sóng của những đột phá

xa hơn trong trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho đến công nghệnano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử

Trang 11

2.4 Đặc điểm

IR 4.0 được xây dựng dựa trên nền tảng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

ba, là sự hợp nhất các công nghệ, làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹthuật số và sinh học Công nghệ hiện tại đã cho phép hàng tỷ người kết nối mạng mọilúc, mọi nơi thông qua các thiết bị di động cho phép xử lý, lưu trữ và tiếp nhận tri thứckhông giới hạn

Cuộc cách mạng này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho đầu tư, năng suất vàmức sống gia tăng Không chỉ đơn thuần là sự kéo dài của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ ba mà có một sự khác biệt lớn về tốc độ phát triển, phạm vi và mức độtác động của nó Bên cạnh đó còn có các công nghệ nhắm tới việc sử dụng hiệu quảhơn các nguồn lực hiện có bằng các công nghệ nhúng và phát sinh

Tuy nhiên IR 4.0 còn dẫn tới thay đổi trong khái niệm đổi mới công nghệ bằngviệc thông qua Internet, trang thiết bị sản xuất chỉ cần cập nhật phần mềm

2 Chương 2: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2.1 Quan điểm

Trong thời đại ngày nay, những tiến bộ về kinh tế-xã hội cùng với sự mở rộng

và tăng cường hợp tác phát triển với các nước và các tổ chức quốc tế là cơ sở để chúng

ta đẩy tới một bước công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ đó tạo thêmnhiều công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng kinh tế được đẩy nhanh, cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân Xác định rõ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

là nhiệm vụ trọng tâm, có tầm quan trọng hàng đầu, là con đường duy nhất giúp chúng

ta không chỉ bỏ xa so với các nước trong khu vực Đông – Nam Á và trên thế giới, màcòn giữ được ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền quốc gia vàđịnh hướng phát triển xã hội chủ nghĩa

2.2 Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

2.2.1 Đối với chính phủ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng sẽ tác động sâu sắc đến bản chấtcủa an ninh quốc gia và quốc tế, ảnh hưởng đến cả xác suất và bản chất của xung đột.Lịch sử chiến tranh và an ninh quốc tế là lịch sử đổi mới công nghệ, và ngày nay cũngkhông ngoại lệ Xung đột hiện đại liên quan đến các quốc gia đang ngày càng trở nênhỗn hợp về bản chất, kết hợp các kỹ thuật chiến trường truyền thống với các yếu tốtrước đây liên quan đến các diễn viên không phải là người nước ngoài Sự khác biệtgiữa chiến tranh và hòa bình, chiến binh và phi quân sự, và thậm chí bạo lực và bấtbạo động (nghĩ rằng chiến tranh mạng) đang trở nên mờ nhạt khó chịu

Khi quá trình này diễn ra và các công nghệ mới như vũ khí tự trị hoặc sinh họctrở nên dễ sử dụng hơn, các cá nhân và các nhóm nhỏ sẽ ngày càng gia nhập các quốc

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w