BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 8340101
TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU DẦU MỎ - OPEC
(THE ORGANIZATION OF THE PETROLEUM EXPORTING COUNTRIES)
Nhóm : 2
Huỳnh Trung Hiếu 226101056
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 8340101
TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU DẦU MỎ - OPEC
(THE ORGANIZATION OF THE PETROLEUM EXPORTING COUNTRIES)
GVHD: TS Nhan Cẩm Trí
Nhóm : 2
Nguyễn Bảo Ngọc Khánh 226101075
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4B ẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 2
STT H ọ và
qu ả
1
Lý Thị
Thùy
Trinh
- Đảm nhiệm tìm hiểu nội dung phần I
- Bổ sung ý kiến thêm nếu có – Highlight nội dung thuyết trình gửi về lại cho Trúc
- Thuyết trình nội dung phần I
- Cùng Công tìm hiểu thêm “Lý do tại sao OPEC mà các nước tìm nguồn nguyên liệu mới như năng lượng mặt trời, gió,…) nhưng vẫn chưa hiệu quả
Hoàn thành đúng yêu cầu
2
Phạm
Chí
Thành
Công
- Đảm nhiệm tìm hiểu nội dung phần II
- Bổ sung ý kiến thêm nếu có – Highlight nội dung thuyết trình gửi về lại cho Trúc
- Thuyết trình nội dung phần II
- Cùng Trình tìm hiểu thêm “Lý do tại sao OPEC mà các nước tìm nguồn nguyên liệu mới như năng lượng mặt trời, gió,…) nhưng vẫn chưa hiệu quả
Hoàn thành đúng yêu cầu
3
Nguyễn
Bảo
Ngọc
Khánh
- Đảm nhiệm tìm hiểu nội dung phần III
- Bổ sung ý kiến thêm nếu có – Highlight nội dung thuyết trình gửi về lại cho Trúc
- Thuyết trình nội dung phần III
- Tìm hiểu thêm “Tại sao các nước Hồi giáo xuất hiện khủng
bố, đỉnh điểm là vụ án tòa tháp đôi 01/09/2001 ở Mỹ? Lý
do tại sao người Hồi giáo ghét Mỹ, nguyên nhân có xuất phát từ dầu lửa hay không?
Hoàn thành đúng yêu cầu
4
Huỳnh
Trung
Hiếu
- Đảm nhiệm tìm hiểu nội dung phần IV
- Bổ sung ý kiến thêm nếu có – Highlight nội dung thuyết trình gửi về lại cho Trúc
- Thuyết trình nội dung phần IV
- Tìm hiểu thêm “Vai trò của OPEC trong việc điều khiển
cuộc chơi xăng dầu và bán dầu trên Thế giới? Liên hệ với
Hoàn thành đúng yêu cầu
Trang 5STT H ọ và
qu ả
việc gần đây khi xăng hết, người dân và thị trường lao đao như thế nào?”
5
Lữ Thị
Như
Trúc
- Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên
- Đảm nhiệm tìm hiểu nội dung phần V, VI
- Thuyết trình nội dung phần V, VI
- Tìm hiểu thêm “Quỹ OFID dùng tiền bán dầu để tái đầu
tư thế giới với mục tiêu tạo hình ảnh đẹp trong mắt thế giới, nhưng nguyên nhân thực sự là gì
- Tổng hợp lần 1 nội dung từ các thành viên; Chỉnh sửa nội dung cho phù hợp, phản hồi lại để các thành viên bổ sung ý
kiến nếu có
- Tổng hợp lần 2 – Final, chỉnh sửa format bài Word và in
bản cứng
- Thiết kế Slide thuyết trình theo nội dung các thành viên khác Highlight – Gửi Slide để các thành viên tiếp cận và bổ sung nếu có
Hoàn thành đúng yêu cầu
*Ghi chú: Kết quả được thống nhất từ tất cả các thành viên trong nhóm
Trang 6M ỤC LỤC
MỤC LỤC 5
I Lịch sử hình thành 6
II Cơ cấu tổ chức – Các hành động nổi bật của OPEC: 7
III Mục tiêu của OPEC 9
IV Vai trò của OPEC 9
V Chính sách của OPEC 10
VI Giới thiệu về OFID 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 7I Lịch sử hình thành
Vào cuối thập niên 50, việc khai thác dầu mỏ trên thế giới do các công ty lớn đảm nhiệm, giá dầu và sản lượng khai thác do từng công ty kiểm soát đã dẫn đến tình trạng liên tục bị mất giá do các nước các công ty đua nhau bán phá giá
Trước tình hình đó, nhận thấy rằng cần phải có một tổ chức chung để điều hành và
thống nhất giá – sản lượng khai thác dầu trên thế giới, bảo vệ lợi ích cho từng quốc gia Từ ngày 10 - 14/09/1960, các nước xuất khẩu dầu trên thế giới (bao gồm: Iran, Iraq, Kuwait,
Ả Rập Xê Út và Venezuela) đã cùng bàn bạc tại Hội nghị Baghdad và thành lập tổ chức OPEC nhằm thống nhất và phối hợp các chính sách về dầu mỏ của các quốc gia thành viên Trong 5 năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Viên,
Áo từ tháng 9/1965
Giữa năm 1960 và 1975, tổ chức này đã mở rộng bao gồm các thành viên mới như Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các tiểu vương quốc Ả Rập thống
nhất (1967), Algérie (1969), Nigeria (1971), Ecudor (1973) và Gabon (1975) Trong đó, Ecuador đã rút lui ngày 31/12/1992 do họ không sẵn sàng hay không thể chi trả 2 triệu
đô la tiền phí thành viên và cảm giác rằng họ cần sản xuất nhiều dầu hơn chỉ tiêu mà OPEC cho phép, dù vậy họ gia nhập trở lại vào tháng 10/2007; Gabon cũng rút khỏi OPEC do các mối quan tâm tương tự vào tháng 1/1995; Indonesia cũng tuyên bố rời
khỏi OPEC vào tháng 05/2008 khi hết hạn thành viên và vào cuối năm đó trở thành quốc gia nhập khẩu dầu và không thể đạt được chỉ tiêu sản xuất dầu của họ Khi rời khỏi tổ
chức, Indonesia vẫn xuất khẩu dầu ngọt nhẹ và nhập khẩu dầu chua hơn (chứa nhiều lưu
huỳnh), nặng hơn để tận dụng chênh lệch giá (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu) Đầu năm
2007, OPEC tiếp tục có thêm thành viên mới là Angola
Hiện nay tổ chức này có 11 nước thành viên được liệt kê dưới đây với ngày tháng gia nhập, được mô tả ở hình bên dưới;
Trang 8II Cơ cấu tổ chức – Các hành động nổi bật của OPEC:
Cơ quan quyền lực cao nhất của tổ chức là Hội nghị có trụ sở tại Viên (Áo) được
tổ chức hai lần một năm Mỗi quốc gia thành viên có một phiếu bầu Hội nghị được tiến hành để giải quyết vấn đề bổ sung và sửa chữa điều lệ, xem xét và phê chuẩn các mức giá và chiến lược khai thác cho các quốc gia thành viên, thực hiện tiếp nhận thành viên
mới, thông qua cơ cấu của Hội đồng điều hành thực hiện bổ nhiệm các chức danh như Chủ Tịch, Tổng thư ký Na Uy và Nga với tư cách là quan sát viên cũng tham dự các
hội nghị của OPEC
Qua từng thời kỳ chuyển biến kinh tế của thế giới và những thay đổi của thị trường dầu lửa, OPEC đã có những hành động nổi bật theo từng giai đoạn như sau:
14/9/1960: thành lập tổ chức theo đề xuất của Venezuela tại Baghdad
1965: Dời trụ sở về Wien Các thành viên thống nhất một chính sách khai thác chung để bảo vệ giá
1970: Nâng giá dầu lên 30%, nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận
1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác Tiến tới đạt
tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn
Trang 91973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD/thùng lên 11,65 USD Thời gian này được
gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới
1974-1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm 1 lần để chống lại việc USD bị lạm phát
1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai Sau cuộc cách mạng Hồi giáo giá dầu từ 15,5 USD/thùng được nâng lên 24 USD Libya, Algérie và Iraq thậm chí đòi đến 30 USD/thùng
1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC Lybia đòi 41 USD, Ả Rập Xê Út
32 USD và các nước thành viên còn lại 36 USD/thùng dầu
1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng
hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác Lượng tiêu thụ dầu thế giới
giảm 11% trong thời gian từ 1979-1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới
giảm xuống còn 40%
1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng Thị phần của OPEC giảm xuống còn 33% và vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới Lượng khai thác dầu giảm xuống đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng/ngày
1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD/thùng Giảm hạn ngạch khai thác
từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thùng/ngày
1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD/thùng do sản xuất thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu
1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18-21 USD/thùng Nhờ vào chiến tranh Vùng Vịnh giá dầu đạt đến mức đề ra
2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao nhất trong lịch sử Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua được một thùng dầu thì trong quý IV giá đã vượt trên 37 USD/thùng Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng
2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng Các thành viên đã nhất trí "tạm ngưng" không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng
Trang 10Sau một thời gian dài từ năm 2007, giá dầu mỏ liên tục tăng, có thời điểm đạt
mức xấp xỉ 150 USD/thùng, hiện nay (8-2008) giá dầu đang đứng ở mức trên dưới 110 USD/thùng
III Mục tiêu của OPEC
Mục tiêu hoạt động chính thức được ghi trong Hiệp định thành lập của OPEC là điều phối và thống nhất chính sách khai thác dầu giữa các nước thành viên, nhằm:
- Ổn định thị trường dầu thô và giá dầu thế giới ở mức cân bằng;
- Ổn định chính sách cho các nước sản xuất, đảm bảo nguồn cung dầu hiệu quả, kinh tế và thường xuyên cho các nước tiêu dùng, đảm bảo mức lợi nhuận công bằng cho các nhà đầu tư, từ đó bảo vệ lợi ích của các nước thành viên
Tuy nhiên, mục tiêu cao nhất của OPEC là một chính sách dầu chung nhằm để
giữ giá OPEC dựa trên việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm và dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định
Mặc khác, về bản chất OPEC có thể được coi là một liên minh độc quyền, muốn
khống chế giá dầu theo ý của mình, tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên bằng cách duy trì một cơ cấu giá có thể phản ánh được lợi ích của các nước thành viên thông qua việc phối hợp định giá và xây dựng hạn ngạch sản xuất cho các nước thành viên Ví dụ như trong các cơn khủng hoảng dầu OPEC chẳng những không tìm cách hạ giá dầu mà lại còn duy trì chính sách giá cao trong một thời gian dài, miễn lợi ích cao nhất vẫn là của các nước thành viên
IV Vai trò của OPEC
OPEC nắm giữ một vai trò quan trọng đối với thị trường dầu lửa thế giới, bằng cách điều chỉnh sản lượng dầu bán ra trên thị trường của các nước thành viên, qua đó cân bằng được giá dầu trên thế giới và ổn định thị trường Cụ thể, OPEC sử dụng công
cụ là hạn ngạch sản xuất: Đại diện các quốc gia thành viên nhóm họp mỗi năm 2 lần nhằm thiết lập chính sách sản xuất chung trong tương lai dựa trên dự báo toàn cầu về cung và cầu dầu lửa Trong mỗi hội nghị OPEC đều sẽ đặt ra hạn ngạch sản xuất mới, chia theo tỉ lệ tương ứng cho các quốc gia thành viên
Trang 11Tuy nhiên, cam kết về hạn ngạch sản xuất không phải lúc nào cũng được các nước thành viên ủng hộ, đặc biệt là những nước có sản lượng nhỏ, họ thường xuyên vượt quá hạn ngạch được phép của mình Trong đó, các nước có sản lượng lớn như Ả Rập Xê Út thường phải cắt giảm sản lượng của mình để bù cho việc sản xuất quá hạn ngạch
của các thành viên khác trong tổ chức Minh chứng cụ thể là việc giá dầu sụt giảm giữa
những năm 1980 và cuối những năm 1990 cũng một phần là do các thành viên trong OPEC thiếu cam kết khi tuân thủ hệ thống hạn ngạch
Bên cạnh đó, các nước thành viên trong OPEC cũng có sự bất đồng về việc thống
nhất với nhau về sản lượng dầu và chiến lược giá cả, chủ yếu bắt nguồn từ những bất đồng chính trị Cụ thể, sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran liên tục đòi nâng giá dầu nhưng gặp phải sự phản đối của Ả Rập Xê Út và các quốc gia thành viên thân phương Tây khác Hay năm 1990, Iraq đã xâm lược Kuwait vì một phần nước này không hài lòng với việc sản xuất quá hạn ngạch cho phép của Kuwait, khiến giá dầu quốc tế
sụt giảm, gây thiệt hại cho xuất khẩu dầu của Iraq
V Chính sách của OPEC
OPEC được thành lập vào thời kỳ mà quyền lực trên thị trường dầu mỏ thế giới đang nghiên về phía người tiêu dùng Vào năm 1968, OPEC đưa ra Tuyên bố về Chính sách Dầu
lửa (Delaratory Statement on Petroleum Policy), trong đó xác định hai vấn đề liên quan đến
mối quan hệ giữa các nước thành viên OPEC và các công ty khai thác dầu mỏ
Thứ nhất, OPEC muốn có thêm quyền kiểm soát đối với chính sách định giá, cụ
thể các thành viên muốn là nắm giữ vai trò người định giá thay vì là người chấp nhận giá
Hai là, OPEC bác bỏ các thỏa thuận trước đây về vai trò của hai bên, cụ thể các thành viên không muốn vai trò của họ chỉ là người thu thuế từ việc nhượng quyền kinh doanh cho các công ty khai thác dầu mỏ Chính vì thế, ba nước là Kuwait, Lybya và Ả Rập Xê ÚT đã thống nhất thành lập Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu lựa khối Ả Rập (Organization of Arab Petroleum Exporting Countries - OAPEC) để tách việc sản xuất
và kinh doanh dầu lừa ra khỏi chính trị sau sự kiện các nước Ả Rập tuyên bố cấm vận dầu lửa Mỹ và các nước phương Tây (1967)
Chỉ một thời gian ngắn, một loạt sự kiện có liên quan tới nhau đã diễn ra theo hướng có lợi cho các nước thành viên OPEC trong cán cân quyền lực giữa họ và các
Trang 12công ty khai thác và kinh doanh dầu mỏ Cụ thể:
1 Tháng 9/1969, Lybia đã thay thế nhà nước quân chủ bảo thủ bằng một Hội
đồng Tư lệnh Giải phóng (Revolutionary Command Council)
2 Sau thay đổi ở Lybia và OAPEC thêm hai thành viên mới là Algeria và Iraq,
OAPEC trở nên cực đoan hóa
3 Các nước công nghiệp tiên tiến ngày càng phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ của
Trung Đông, đặc biệt là Mỹ
4 Dầu giao dịch trên thế giới được định giá bằng đô-la Mỹ, vì vậy khi có sự suy
yếu hay mất giá của đồng đô-la Mỹ cũng gây ảnh hưởng bất lợi đến nguồn thu từ xuất
khẩu của các nước thành viên OPEC Năm 1970, đồng đô-la Mỹ không ổn định là một
trong nguyên nhân khiến giá dầu tăng cao, cụ thể là do sự mất giá của đồng đô-la Mỹ
5 Mâu thuẫn giữa liên đoàn Ả Rập và Israel thêm những căng thẳng mới, báo
hiệu khả năng thông qua OAPEC, liên đoàn Ả Rập có thể sử dụng vũ khí dầu lửa nhằm
chống lại các nước công nghiệp tiên tiến có mối quan hệ hữu hảo với Israel
Vào giữa năm 1970, quyền lực của OPEC trên thị trường dầu lửa thế giới lên
đỉnh điểm, đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng dầu lửa vào cuối năm 1973 và đầu năm
1974 Đây là giai đoạn các nước thành viên OPEC chiếm quyền kiểm soát ngành công
nghiệp khai thác và kinh doanh dầu mỏ thông qua các biện pháp quốc hữu hóa và tịch
biên, đồng thời thao túng sản lượng dầu bán ra trên thị trường thế giới
VI Giới thiệu về OFID
The OPEC Fund for International Develoment – OFID (Quỹ Phát triển Quốc tế
OPEC) là một tổ chức tài chính phát triển đa phương được thành lập năm 1976 Đây là
tổ chức phát triển được ủy quyền trên toàn cầu duy nhất cung cấp tài chính cho các nước
không phải là thành viên OPEC
Mục tiêu OFID là tăng cường hợp tác tài chính giữa các nước thành viên OPEC
và các nước đang phát triển khác, bằng cách hỗ trợ cung cấp tài chính cho khu vực công,
tư nhân và thương mại hoặc các khoản tài trợ cho các quốc gia và khu vực thường gặp
khó khăn về vốn, qua đó đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, chẳng hạn như lương thực, năng
lượng, cơ sở hạ tầng, việc làm, nước sạch, y tế, vệ sinh và giáo dục