1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tầm Quan Trọng Của Việc Áp Dụng Basel Trong Hệ Thống Ngân Hàng.pdf

66 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tầm Quan Trọng Của Việc Áp Dụng Basel Trong Hệ Thống Ngân Hàng
Tác giả Đỗ Huy Hoàng, Phạm Tấn Phúc, Phạm Minh Thái, Đặng Hải Lâm, Nguyễn Thu Hồng, Phạm Phương Yến, Phạm Thị Tuyết Mai
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Anh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 718,37 KB

Nội dung

Ngânhàng trung ương là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổchức tín dụng khác

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH

Trang 2

: 6 PHẠM PHƯƠNG YẾN MSHV: 226102028

TP.HCM, tháng 08/2022

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, các thành viên trong nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Quốc Anh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình trong suốt quá trình họctập và rèn luyện tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF) trong thờigian qua

Tiếp theo, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh

Tế - Tài Chính Thành Phố Hồ Chí Minh (UEF) và Phòng Đào tạo Sau Đại Học đãgiảng dạy, truyền đạt kiến thức và nhiệt tình giúp các thành viên trong nhóm trong việchọc tập và nghiên cứu

Trong thời gian tham gia lớp học 221MFB11 của thầy Nguyễn Quốc Anh, cácthành viên đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả.Tuy nhiên do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều

bỡ ngỡ Mặc dù, các thành viên đã cố gắng hết sức nhưng bài tiểu luận khó có thểtránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến góp ýcủa thầy để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và tràn đầy hạnh phúc!

Trân trọng cảm ơn!

TP.HCM, ngày 25 tháng 08 năm 2022

Nhóm học viên

Trang 4

ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Trang 6

TP.HCM, ngày …… tháng … năm 2022

Người hướng dẫn

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 1

3 Đối tượng nghiên cứu: 1

4 Không gian – Thời gian nghiên cứu: 1

Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG BASEL TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 2

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2

1.2 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng trung ương (NHTW) 2

1.2.1 Khái niệm 2

1.2.2 Bản chất 2

1.2.3 Vai trò 2

1.2.4 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương 3

1.2.4.1 Hệ thống ngân hàng một cấp: 3

1.2.4.2 Hệ thống ngân hàng hai cấp: 3

1.1 Hiệp ước Basel: 3

1.2.5 Hiệp ước Basel 1: 3

1.2.5.1 Bối cảnh ra đời của Hiệp ước Basel 1 3

1.2.5.2 Khái lược nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel 1 4

1.2.6 Hiệp ước Basel 2 5

1.2.6.1 Lý giải nguyên nhân ra đời của Hiệp ước Basel 2 5

1.2.6.2 Khái lược nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel 2 5

a Pillar I: Yêu cầu vốn tối thiểu 6

Pillar II: Rà soát giám sát 8

Pillar III: Nguyên tắc thị trường 8

1.2.7 Hiệp ước Basel 3 9

Trang 8

1.2.7.1 Lý giải nguyên nhân ra đời của Hiệp ước Basel 3 9

1.2.7.2 Khái lược nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel III 10

a Mục tiêu của Basel III: 10

1.2.7.3 Những điểm mới cơ bản của Basel III 11

1.3 Chỉ số mức độ độc lập CBI 13

1.3.1 Khái niệm CBI 13

1.3.2 Quan điểm tiếp cận CBI 13

1.3.2.1 Theo IMF, sự độc lập của NHTW có thể chia làm 4 mức độ: 13

1.3.2.2 Tính độc lập của Ngân hàng trung ương 14

b Độc lập về nhân sự: 15

c Độc lập về chính sách: 15

d Độc lập về tài chính 16

1.3.3 Mối quan hệ giữa sự độc lập của NHTW và các biến số vĩ mô chính 17

a Quan hệ với lạm phát 17

b Quan hệ với thâm hụt ngân sách 17

c Quan hệ với tăng trưởng kinh tế 18

1.4 Ngân hàng trung gian 18

1.4.1 Ngân hàng đặc biệt 18

1.4.2 Ngân hàng tiết kiệm 18

1.4.3 Liên minh tín dụng 19

1.5 Ngân hàng thương mại 19

Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 21

2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam: 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 21

2.1.2 Giai đoạn 1954 – 1975 21

2.1.3 Giai đoạn 1975 – 1990 22

2.1.4 Giai đoạn 1990 đến nay 23

2.1.5 Khung pháp lý 23

Trang 9

2.2 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 24

2.2.1 Khái niệm: 24

2.2.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ - quyền hạn của NHNNVN: 24

2.2.3 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNNVN): 25

2.2.4 Các cơ quan giám sát hệ thống ngân hàng Việt Nam: 27

2.2.4.1 Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: 27

2.2.4.2 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 27

2.2.4.3 Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở: 27

2.2.5 Mức độ độc lập của NHNNVN: 28

2.3 Hệ thống ngân hàng trung gian Việt Nam: 29

2.3.1 Lịch sử phát triển: 29

2.3.2 Đôi nét về khung pháp lý của ngân hàng thương mại Việt Nam: 30

2.3.3 Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay: 31

2.3.4 Thực trạng của hệ thống NHTMVN: 32

2.3.5 Vài nét về lộ trình triển khai Basel II đối với hệ thống NHTM VN: 33

Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MỸ 35

3.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Mỹ: 35

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Mỹ: 35

3.1.2 Thực trạng hệ thống ngân hàng Mỹ: 36

3.1.3 Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ - FED: 37

3.1.3.1 Đôi nét về Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED): 37

3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của Fed: 37

3.1.3.3 Mô hình tổ chức của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED): 38

3.1.3.4 Các cơ quan giám sát hệ thống ngân hàng Mỹ: 38

3.1.3.5 Mức độ độc lập của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED): 40

3.2 Ngân hàng trung gian của Mỹ: 42

3.2.1 Khung pháp lý đối với ngân hàng trung gian Mỹ: 42

3.2.2 Thực trạng của hệ thống Ngân hàng trung gian của Mỹ: 43

Trang 10

3.2.3 Vài nét về lộ trình áp dụng hiệp ước Basel của hệ thống ngân hàng Mỹ: 44

Chương 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 45

4.1 So sánh hệ thống ngân hàng Việt Nam và Mỹ: 45

4.2 Bài học kinh nghiệm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam: 52

4.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 52

4.2.2 Đối với hệ thống ngân hàng trung gian Việt Nam: 53

KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Ở tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, thì hệ thống ngân hàngđóng một vai trò hết sức quan trọng, nó được xem như một mạch máu nuôi dưỡng vàphát triển nền kinh tế và cũng phản ánh sức khỏe của nền kinh tế

Việc hoàn thiện và chuẩn hóa trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng là tấtyếu và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Để đạt được điều đó cần có một

bộ quy chuẩn thống nhất, cụ thể để các hệ thống Ngân hàng trên thế giới cũng nhưViệt Nam áp dụng và tuân thủ Hiện nay chuẩn mực được các nước trên thế giới lựachọn để áp dụng trong việc xây dựng và chuẩn hóa hoạt động của hệ thống ngân hàngnước mình là BASEL

Do đó, cần thiết phải nắm rõ các tiêu chuẩn được quy định trong BASEL để lựachọn và áp dụng phù hợp với tình hình thực tế của mỗi quốc gia

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Giới thiệu khái quát về NHTW, NHTM, hệ thống ngân hàng Việt Nam, hệthống ngân hàng Mỹ, tiêu chuẩn BASEL, so sánh mô hình ngân hàng Việt Nam vớiNgân hàng Mỹ từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng Basel tại Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: NHTW, NHNN và một số NHTM Việt Nam, ngân hàng

Mỹ (Fed), Basel I, Basel II, Basel III…

Phạm vi nghiên cứu: Quá trình thành và phát triển Ngân hàng Việt Nam, Ngânhàng Mỹ (FED) từ năm 1997 đến nay

4 Không gian – Thời gian nghiên cứu:

Bài viết trình bày cấu trúc hệ thống ngân hàng của hai nền kinh tế là Việt Nam

và Mỹ chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2021

Trang 12

Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG BASEL TRONG HỆ

THỐNG NGÂN HÀNG 1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, đa số các nước đã tiến hành quốc hữu hóa đểcủng cố lại vị trí độc tôn cũng như quyền lực của mình trong xã hội Theo đó, nhànước sẽ mua lại hết cổ phần của ngân hàng phát hành, biến ngân hàng trở thành sở hữucủa nhà nước và từ đây Ngân hàng trung ương bắt đầu hình thành hay còn gọi ngânhàng nhà nước

1.2 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng trung ương (NHTW)

1.2.1 Khái niệm

Theo Sách Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương trường ĐH Kinh tế TPHCM chorằng “ Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành tiền của một số quốc gia, là cơquan quản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc Ngânhàng trung ương là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổchức tín dụng khác trong nền kinh tế.”

1.2.2 Bản chất

 Là ngân hàng phát hành độc quyền của một quốc gia

 Là thể chế bậc cao của ngân hàng thương mại và là nơi cho vay cuối cùng củangân hàng thương mại

 Là một bộ máy của nhà nước, thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vựctiền tệ

 Là cơ quan quản lý tài chính tổng hợp, trung tâm tín dụng, trung tâm tiền tệ,trung tâm thanh toán của toàn bộ nền kinh tế

1.2.3 Vai trò

NHTW có vai trò rất quan trọng đối với tiến trình phát triển của nền kinh tế –

xã hội Ngân hàng trung ương có hai vai trò quan trọng sau:

 Nó đóng vai trò chủ ngân hàng đối với các ngân hàng, đảm bảo cho hệ thốngngân hàng hoạt động không bị trục trặc

Trang 13

Nó đóng vai trò chủ ngân hàng đối với chính phủ, gắn trách nhiệm kiểm soát hệthống tiền tệ và việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ.

1.2.4 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương

1.2.4.1 Hệ thống ngân hàng một cấp:

Hệ thống ngân hàng một cấp (monobanking system) là hệ thống mà ở đó cácngân hàng vừa đóng vai trò của ngân hàng trung ương (phát hành tiền) và vai trò củacác ngân hàng thương mại (huy động vốn và cấp tín dụng cho nền kinh tế) Nhượcđiểm lớn nhất của mô hình này là không kiểm soát được cung tiền và chất lượng tíndụng mà hậu quả tất yếu của nó là lạm phát cao, gây ra khủng hoảng hệ thống ngânhàng, khủng hoảng kinh tế

Đã có rất nhiều bài học từ sự đổ vỡ này Theo thống kê, trước khi Ngân hàngTrung ương Anh ra đời, ở nước Anh, trong một thập kỷ lại có một vài cuộc khủnghoảng xảy ra Hơn thế nữa, điểm yếu của hệ thống ngân hàng một cấp được thể hiệnrất rõ trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

1.2.4.2 Hệ thống ngân hàng hai cấp:

Hệ thống ngân hàng hai cấp (two-tier banking system) là hệ thống mà ở đóngân hàng trung ương làm nhiệm vụ phát hành tiền, kiểm soát lạm phát và giám sáthoạt động của các ngân hàng thương mại Ngân hàng trung ương được gọi là ngânhàng của các ngân hàng với một số chức năng chính như: điều hành chính sách tiền tệ,giám sát hoạt động của các ngân hàng Các ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ huyđộng vốn và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế Hiện nay, hệ thống ngân hàng hai cấpđược coi là hệ thống hoạt động hiệu quả nhất và hầu hết các nước trên thế giới đềutheo mô hình này

1.1 Hiệp ước Basel:

1.2.5 Hiệp ước Basel 1:

1.2.5.1 Bối cảnh ra đời của Hiệp ước Basel 1

- Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Bankingsupervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàngTrung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel,Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ

80 Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ

Trang 14

quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan,Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý Ủyban được nhóm họp 4 lần trong một năm

- Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toánQuốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàngchuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên Ủyban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quangiám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơquan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này không có tính pháp lý và yêucầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng Thay vào đó, Ủy banBasel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộngrãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chứcriêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệthống quốc gia của chính họ Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cáchtiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sátcủa các nước thành viên Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơquan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10 Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫncho những sáng kiến của Ủy ban Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng cácvấn đề tài chính Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thuhẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) không ngânhàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sátphải tương xứng Để đạt được mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đãban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này

- Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nóđược đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I Hệthống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%.Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến

ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế

1.2.5.2 Khái lược nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel 1

- Basel 1 (Hiệp ước vốn Basel 1) là một bộ các quy định giao dịch ngân hàngquốc tế được đưa ra bởi Hội đồng giám sát hoạt động ngân hàng Basel Hiệp ước này

Trang 15

đặt ra mức vốn tối thiểu mà các định chế tài chính cần để tối thiểu hóa rủi ro tín dụng.Những ngân hàng hoạt động trong môi trường quốc tế được yêu cầu phải đảm bảođược một mức vốn tối thiểu 8% tài sản rủi ro

- Hiệp ước Basel I tập trung chủ yếu vào rủi ro tín dụng bằng việc tạo ra một hệthống phân loại tài sản ngân hàng Hệ thống phân loại nhóm tài sản ngân hàng thành 5loại:

+ 0%: bao gồm tiền, nợ chính phủ và ngân hàng trung ương và bất cứ khoản nợchính phủ là thành viên OECD;

+ 10%: nợ ngân hàng trung ương của những quốc gia với lạm phát cao trongquá khứ;

+ 20%: nợ ngân hàng phát triển, nợ ngân hàng thành viên OECD, nợ chứngkhoán công ty OECD, nợ ngân hàng không thuộc OECD (dưới 1 năm kỳ hạn) và nợcông thành viên không thuộc OECD, tiền mặt đang trong quá trình thu

+ 50%: thế chấp nhà ở;

+ 100%: nợ tư, nợ ngân hàng không thuộc OECD (hơn 1 năm kỳ hạn), bất độngsản, nhà máy và thiết bị, các công cụ vốn phát hành tại các ngân hàng khác

1.2.6 Hiệp ước Basel 2

1.2.6.1 Lý giải nguyên nhân ra đời của Hiệp ước Basel 2

- Xuất phát từ những hạn chế của Basel I như là chỉ tập trung vào rủi ro tíndụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), không có sự phân biệt giữa các loại rủi rokhác nhau của các doanh nghiệp tư nhân lớn hoặc nhỏ, phân loại rủi ro chưa chi tiếtcho các khoản vay Hệ số rủi ro chưa chi tiết cho rủi ro theo đối tác (ví dụ khả năng tàichính của khách hang) hoặc theo đặc điểm của khoản tín dụng (ví dụ như theo thờihạn)…

- Để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, đặcbiệt là đối với những tập đoàn ngân hàng lớn có phạm vi hoạt động quốc tế, Basel II đã

ra đời Đây là hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầuhóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro Nóđược xem là giải pháp nâng cao các chuẩn mực hoạt động ngân hàng nói chung vớinhững yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường

1.2.6.2 Khái lược nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel 2

Trang 16

- Với Basel II, ủy ban Basel đã từ bỏ phương pháp luận “một kích thước phùhợp với tất cả” (“one size fits all”) của hiệp ước về vốn năm 1988 về việc tính toán yêucầu vốn pháp định nhỏ nhất và giới thiệu khái niệm “3 cột trụ” (three pillar concept)

mà tìm kiếm để liên minh các yêu cầu pháp định với các nguyên tắc kinh tế của quản

a Pillar I: Yêu cầu vốn tối thiểu

 Pillar I nhắc đến việc duy trì một lượng vốn pháp định được tính toán cho bathành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro vậnhành

 Với thành phần rủi ro tín dụng có thể được tính toán theo ba cách khác nhau củathay đổi độ phức tạp, cụ thể là tiếp cận tiêu chuẩn hóa, IRB nền tảng và IRB cao cấp.IRB là viết tắt của “Internal Rating - Based Approach” - “Phương pháp tiếp cận dựatrên đánh giá nội bộ”

 Với rủi ro vận hành, có ba cách tiếp cận khác nhau như: phương pháp tiếp cậnchỉ số cơ bản; phương pháp tiêu chuẩn hóa và phương pháp đo lường nội bộ

 Đối với rủi ro thị trường phương pháp tiếp cận ưa thích là VaR

 Với Pillar I, tỷ lệ vốn tối thiểu bằng 8% là không thay đổi Tỷ lệ này thể hiệnmối quan hệ giữa các quy định về quỹ (vốn) của riêng ngân hàng và tài sản được điềuchỉnh theo trọng số rủi ro, một cách tính toán khả năng gánh chịu rủi ro Tài sản đượcđiều chỉnh theo trọng số rủi ro là giá trị tài sản nhân lên với một tham số (trọng số rủiro) mà là đại diện cho cho rủi ro (tín dụng) liên quan tới các tài sản này Với rủi ro vậnhành và rủi ro thị trường, hai loại rủi ro khác được tính toán trong khung Basel I, tàisản được điều chỉnh theo trọng số (mà được dùng trong tính tỉ lệ vốn tối thiểu) cónguồn gốc trực tiếp từ các yêu cầu về vốn được tính bằng cách nhân chúng với 12,5(nghịch đảo của tỷ lệ tối thiểu 8%)

 Pillar I, cũng cấp một cập nhật cơ bản của phương pháp Basel I cho tính toán tàisản điều chỉnh theo trọng số rủi ro, mẫu số của tỷ lệ vốn Đầu tiên, rủi ro vận hành

Trang 17

được giới thiệu như một loại rủi ro mới cho các ngân hàng phải giữ vốn quy định Rủi

ro này bao gồm các thiệt hại do quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc bị thất bại, do conngười hay hệ thống, hoặc từ các sự kiện bên ngoài

 Thứ hai, một loạt các tùy chọn nhạy cảm với rủi ro và ngày càng tinh vi có thểdùng để quyết định yêu cầu về vốn của ngân hàng, cả cho rủi ro tín dụng và rủi ro vậnhành Theo cách này, tùy chọn có thể được lựa chọn để phù hợp nhất với các đặc trưngriêng biệt của từng ngân hàng Hơn nữa, ưu đãi được áp dụng cho các ngân hàng ápdụng cách tiếp cận phức tạp hơn và do đó cải thiện khả năng quản lý rủi ro của họ theothời gian Trong lĩnh vực rủi ro tín dụng, có hai phương phương pháp được tiếp cận, đó

là tiếp cận tiêu chuẩn và tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB) Cách tiếp cận trướcràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng cung cấp bởi các cơ quan xếp hạng được côngnhận Cách tiếp cận sau sử dụng các ước tính của chính ngân hàng về các yếu tố rủi ronhất định, dựa trên các yếu tố rủi ro được phép tính toán, khoảng cách được tạo ra giữacách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao Các quy định mới về rủi ro tín dụngcũng bao gồm cả đối phó chi tiết với chứng khoán và giảm thiểu rủi ro tín dụng Cuốicùng, trong lĩnh vực rủi ro vận hành, ngân hàng có thể tính toán yêu cầu vốn trên cơ sởtổng thu nhập của mình (cách tiếp cận chỉ tiêu cơ bản và phương pháp tiếp cận tiêuchuẩn) Với rủi ro thị trường, khung Basel mới về cơ bản không thay đổi cách tiếp cậnhiện tại

i Cách tiếp cận được chuẩn hóa cho rủi ro tín dụng

Trong cách tiếp cận đã chuẩn hóa, tài sản được phân loại thành một tập hợp cáclớp tài sản được chuẩn hóa và một trọng số rủi ro áp dụng cho mỗi lớp, phản ánh mức

độ tương quan của rủi ro tín dụng Sự thay đổi so với Basel I liên quan đến sử dụngxếp hạng tín dụng bên ngoài làm cơ sở quyết định trọng số rủi ro So với Basel I, nơi

mà tất cả các tài sản đều được đánh trọng số 100%, thì giờ đây đã có sự cân nhắc khácnhau cho các trọng số rủi ro Trọng số cho các doanh nghiệp đầu tư đã giảm đáng kể(ví dụ, tới 20% cho AAA), trong khi ở phân khúc doanh nghiệp không đầu tư, mộttrọng số rủi ro là 50% áp dụng cho doanh nghiệp được xếp hạng dưới “BB” Hơn nữa,các doanh nghiệp không được xếp hạng giờ đây đã đạt được một trọng số rủi ro tương

tự như lúc trước thu được theo Basel I

ii Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng

Trang 18

Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB) là một trong nhữngyêu tố đổi mới nhất của khung Basel II mới bởi vì nó cho phép chính các ngân hàngquyết định các yếu tố căn bản khi tính toán các yêu cầu về vốn của họ Với cách tiếpcận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên “phân bố xác suất thua lỗ” dựa vào rủi ro mặcđịnh trong danh mục các khoản vay hay các công cụ tài chính khác Nhận thức về đánhgiá rủi ro được thiết lập trong một năm Mô hình IRB tiếp tục giả định một mức độ99.9% độ tin cậy, (nghĩa là một lần trong một nghìn năm), các tổn thất thực tế dự kiến

sẽ vượt quá ước tính của mô hình

Pillar II: Rà soát giám sát

Pillar II định nghĩa quá trình rà soát giám sát của khung quản lý rủi ro của tổchức và cuối cùng là an toàn vốn Nó đặt ra trách nhiệm giám sát cụ thể đối với hộiđồng quản trị và quản lý cấp cao, do đó tăng cường nguyên tắc của kiểm soát nội bộ vàquản trị doanh nghiệp khác do cơ quan quản lý ở các nước khác nhau trên toàn thế giớithực hiện

Theo Ủy ban Basel, Hiệp Ước Mới nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý ngânhàng là phát triển một quy trình đánh giá vốn nội bộ và thiết lập mục tiêu cho vốn cótương xứng với hồ sơ rủi ro đặc biệt và môi trường kiểm soát của ngân hàng Giám sátviên sẽ chịu trách nhiệm đánh giá xem các ngân hàng định giá nhu câu an toàn vốn của

họ liên quan đến rủi ro của ngân hàng tốt đến mức nào Sau đo các quy trình nội bộ sẽ

là đối tượng được rà soát giám sát và can thiệp khi thích hợp Kết quả là giám sát viên

có thể yêu cầu, ví dụ, hạn chế về chi trả cổ tức hoặc nâng cao ngay lập tức vốn bổsung

Với quy trình rà soát giám sát, các câu hỏi cũng sẽ được đề cập là liệu các ngânhàng có nên giữ vốn bổ sung đối với những rủi ro mà không hoặc không hoàn toàn,được nhắc đến trong Pillar I, và điều này có thể liên quan đến hành động giám sát khiđiều này thực sự xảy ra Vai trò tích cực cho cơ quan giám sát sẽ cung cấp cho cácngân hàng ưu đãi để tiếp tục cải thiện mô hình và hệ thống quản lý rủi ro và của cácngân hàng Đối với tình hình hiện nay, Pillar II đòi hỏi giám sát viên áp dụng cẩn thậnhơn các quyết định trong việc đánh giá về an toàn vốn của các ngân hàng riêng lẻ

Pillar III: Nguyên tắc thị trường

Trang 19

Pillar III nhằm mục đích tăng cường kỷ luật thị trường thông qua tăng cườngcông khai thông tin của các ngân hàng Nó đặt ra yêu cầu và khuyến nghị công khaithông tin trong một số lĩnh vực, bao gồm cả cách ngân hàng tính toán an toàn vốn vàphương pháp đánh giá rủi ro của ngân hàng Tăng cường so sánh và minh bạch giữacác ngân hàng là kết quả mong muốn của Pillar III

Đồng thời, Ủy ban Basel đã tìm cách để đảm bảo rằng Basel II tương ứng vớicác chuẩn mực kế toán, và trên thực tế, không xung đột với các tiêu chuẩn về côngkhai thông tin kế toán rộng hơn mà các ngân hàng phải tuân thủ

Với Pillar III, các ngân hàng sẽ được yêu cầu công khai thông tin tập trung vàocác thông số quan trọng của hồ sơ kinh doanh của họ, nguy cơ rủi ro và quản lý rủi ro.Những công khai như vậy được xem như là một điều kiện tiên quyết cho tính hiệu quảhoạt động của nguyên tắc thị trường ngân hàng Cả hai thông tin định tính và địnhlượng phải được công khai Do đó cần thiết công khai về cơ cấu và an toàn vốn, vàthông tin công khai phải bao gồm chi tiết về vốn căn bản Về công khai rủi ro tíndụng, thông tin về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng và tài khoản chứng khoán phảiđược cung cấp Các ngân hàng sẽ được yêu cầu phác thảo một số chi tiết về việc sửdụng phương pháp tiếp cận IRB, mà đại diện cho một thành phần chính của Hiệp ƯớcMới Yêu cầu công khai còn bao gồm thêm việc tuân thủ các yêu cầu về rủi ro vậnhành Cuối cùng, Hiệp Ước Mới yêu cầu thông tin về cổ phần vốn chủ sở hữu và rủi rolãi suất trong cuốn sách ngân hàng được xuất bản

1.2.7 Hiệp ước Basel 3

1.2.7.1 Lý giải nguyên nhân ra đời của Hiệp ước Basel 3

- Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 lại một lần nữakhiến BCBS nhận ra những "lỗ hổng" của Basel II dù từng được coi là một cơ chếquan trọng để đẩy mạnh cải cách và củng cố toàn bộ công tác điều hành trong lĩnh vựctài chính Một số thiếu sót cơ bản của Basel II là thiếu yêu cầu về phí vốn thanh khoản,quá tin cậy vào cơ quan xếp hạng tín dụng và bản chất có tính chu kỳ của nó

- Ngay lập tức, hai năm sau, BCBS đã đạt được thỏa thuận nhằm khép các ngânhàng vào những tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn bằng hiệp ước Basel III Với những kinhnghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, Basel III được xem là nền tảng

để thiết lập trật tự thế giới tài chính mớ

Trang 20

- Hiệp ước Basel III về vốn và tính thanh khoản là tập hợp các biện pháp cải cáchtoàn diện do Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng đề ra nhằm đẩy mạnh công tác điềuphối, giám sát và quản lý rủi ro của lĩnh vực ngân hàng Các biện pháp này nhằm cảithiện khả năng chống đỡ lại các cú sốc phát sinh từ áp lực tài chính và kinh tế; đồngthời, nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro và đẩy mạnh tính minh bạch của khối ngân hàng

1.2.7.2 Khái lược nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel III

a Mục tiêu của Basel III:

+ Khắc phục những hạn chế về qui định vốn tăng cường quản lý rủi ro thôngqua việc gia tăng tiêu chuẩn về an toàn vốn và đưa ra các tiêu chuẩn về thanh khoảncủa hệ thống ngân hàng thương mại để tăng cường khả năng ứng phó, tự giải thoát củacác ngân hàng trước những khủng hoảng tài chính mà không cần phải nhờ đến gói cứutrợ từ Chính phủ

+ Để đối phó với những thiếu sót trong các qui định của Basel II, đồng thời nỗlực ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, BCBS đã phát triểnHiệp ước vốn Basel II thành Hiệp ước vốn Basel III với những quy định nghiêm ngặthơn dành cho 27 ngân hàng thành viên(gồm Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, TrungQuốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg,Mexico, Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển,Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ) ký kết hôm 12/9/2010 tại Thành phố Basel, Thụy

Sỹ Như vậy, mục tiêu gói cải cách của BCBS là nhằm cải thiện khả năng của lĩnh vựcngân hàng để hấp thụ những cú sốc phát sinh từ sự căng thẳng tài chính và kinh tế, bất

kể nguồn gốc, do đó giảm nguy cơ khủng hoàng tràn từ khu vực tài chính cho các nềnkinh tế

+ Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu caohơn, cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch sửtrong quy định về hoạt động ngân hàng Bộ tiêu chuẩn này được coi là khá ngặt nghèođối với hệ thống ngân hàng trên thế giới nói chung và đối với một số nước mới thamgia vào WTO nói riêng Basel III với nhiều đề xuất mới về vốn, đòn bẩy và các tiêuchuẩn về tính thanh khoản để củng cố các quy định, giám sát và quản lý rủi ro củangành ngân hàng Các tiêu chuẩn vốn và các vùng đệm vốn mới sẽ đòi hỏi các ngânhàng giữ vốn nhiều hơn và chất lượng cao hơn so với mức vốn theo quy định hiện

Trang 21

hành Basel II Các đòn bẩy mới và tỷ lệ tính thanh khoản giới thiệu một biện pháp phirủi ro nhằm bổ sung các yêu cầu về vốn tối thiểu dựa trên rủi ro và các biện pháp đểđảm bảo đủ kinh phí được duy trì trong trường hợp xảy ra khủng hoảng Cụ thể, BaselIII cũng quy định đối với tất cả các khoản vay có mức độ rủi ro cao cần phải đạt hệ sốrủi ro cao nhất là 150% (nghĩa là khi ngân hàng tính toán tài sản có rủi ro sẽ nhân với1.5 ).

+ Lộ trình để thực hiện Basel III bắt đầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vàocuối năm 2018

1.2.7.3 Những điểm mới cơ bản của Basel III

+ Thứ nhất, nâng cao chất lượng vốn:

Chất lượng vốn tốt hơn đồng nghĩa với việc khả năng bù đắp các khoản lỗ tốthơn, điều này giúp cho ngân hàng “khỏe” hơn, do đó có khả năng chống đỡ tốt hơntrong thời kì khó khăn Theo quy định này, vốn cổ phần thông thường được quy địnhchặt chẽ hơn Theo quy định hiện tại, những tài sản có chất lượng kém sẽ phải khấu trừvào vốn (bao gồm cả vốn cấp 1 và vốn cấp 2) Theo Basel III, việc khấu trừ sẽ nghiêmngặt hơn, khấu trừ thẳng vào vốn cổ phần thông thường Hơn nữa, định nghĩa vốn cấp

1 cũng quy định chặt chẽ hơn bao gồm vốn thường và các công cụ tài chính có chấtlượng theo những tiêu chuẩn chặt chẽ

+ Thứ hai, yêu cầu các ngân hàng bổ sung thêm vốn:

Theo quan điểm của Basel, chất lượng vốn tốt hơn vẫn chưa đủ Rút kinhnghiệm từ bài học của cuộc khủng hoảng tài chính, Ủy ban Basel cho rằng khu vựcngân hàng cần nhiều vốn hơn nữa Do đó, những tiêu chuẩn về hạn mức tối thiểu vềvốn của các ngân hàng sẽ tăng mạnh trong những năm tới Theo quy định này, cácngân hàng phải duy trì mức vốn phù hợp trên mức vốn tối thiểu tùy vào mức độ rủi ro,

mô hình kinh doanh, điều kiện kinh tế Khả năng đưa ra các quy định chặt chẽ về vốncủa cơ quan giám sát quốc gia sẽ là yếu tố quan trọng trong các nguyên tắc của BaselIII

Theo Basel III, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không thay đổi vẫn là 8%, nhưng tỷ lệcủa loại vốn có chất lượng cao được nâng lên, cụ thể: Tỷ lệ Vốn cấp 1 tăng từ 4%trong Basel II lên 6% trong Basel III; Tỷ lệ Vốn của cổ đông thường (common equity)cũng được tăng từ 2% lên 4,5%

Trang 22

Bên cạnh đó, những tài sản “Có” với chất lượng vốn có vấn đề cũng sẽ đượcloại trừ dần khỏi vốn cấp 1 và vốn cấp 2, như các khoản đầu tư vượt quá giới hạn 15%vào các tổ chức tài chính Bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằngvốn chủ sở hữu 2,5% Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòngngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0 - 2,5% và phảiđược đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu phổ thông (common equity) Phần vốn dự phòngnày chỉ đòi hỏi trong trường hợp có sự tăng trưởng tín dụng nóng, nguy cơ dẫn đến rủi

ro cao trong hoạt động tín dụng một cách có hệ thống

+ Thứ ba, giới thiệu phương pháp giám sát an toàn vĩ mô hệ thống để các ngânhàng áp dụng:

Yếu tố quan trọng thứ 3 của quy định mới về vốn là phương pháp giám sát antoàn vĩ mô đề cập tới rủi ro hệ thống Theo Ủy ban, có hai việc cần làm để hạn chế rủi

ro hệ thống hiệu quả Một là giảm mức độ khuyếch đại của khủng hoảng theo chu kỳkinh tế Đó là xu hướng hệ thống tài chính có thể làm khuyếch đại giai đoạn thăngtrầm của nền kinh tế thực Hai là mối quan hệ phụ thuộc và những rủi ro chung của các

tổ chức tài chính, đặc biệt đối với những ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệthống Như vậy, Basel III là một bước ngoặt trong việc xây dựng các quy định tàichính Lần đầu tiên trong các quy định tài chính đề cập tới các thước đo giám sát antoàn vĩ mô được sử dụng để bổ sung cho phương pháp giám sát an toàn vi mô của từng

tổ chức tín dụng Ủy ban Basel đang nghiên cứu các thước đo đối với những tổ chức

có tầm quan trọng đối với hệ thống

+ Thứ tư, quy định về tiêu chuẩn thanh khoản đối với các ngân hàng:

Basel III đưa ra tiêu chuẩn về thanh khoản Đây là điều đặc biệt quan trọngchưa có tiêu chuẩn quốc tế nào quy định về vấn đề này Tỷ lệ thanh khoản sẽ được banhành vào 1/1/2015, giúp ngân hàng có khả năng chống đỡ ngắn hạn tốt hơn với nhữngcăng thẳng thanh khoản Quy định này yêu cầu ngân hàng nắm giữ các tài sản có tínhthanh khoản cao và có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả trong những trườnghợp khó khăn Thực tế, việc quản lý rủi ro thanh khoản rất khác nhau tại từng quốc gia

Ủy ban Basel sẽ sử dụng nhiều quy trình báo cáo để theo dõi các tỷ lệ trong quá trìnhchuyển đổi để đảm bảo các tiêu chuẩn được tính toán như dự kiến

Trang 23

Các tiêu chuẩn của Basel III không có hiệu lực ngay lập tức Chúng bắt đầu cóhiệu lực từ năm 2013, được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018 và sẽ thựchiện đầy đủ vào ngày 1/1/2019.

1.3 Chỉ số mức độ độc lập CBI

1.3.1 Khái niệm CBI

Chỉ số mức độ độc lập (Central Bank of Independence) viết tắt là CBI thườngđược hiểu là khả năng kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng trung ương Mặt khác, CBIcũng có thể được coi là tập hợp các hạn chế đối với ảnh hưởng của chính phủ đối vớiviệc quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương

CBI có xu hướng xảy ra với những quốc gia với lịch sử lạm phát cao và ở cácnước dân chủ hơn Các Ngân hàng trung ương độc lập thường minh bạch hơn, tươngquan với chất lượng thể chế Sự độc lập càng lớn của Ngân hàng trung ương cũngđồng nghĩa với việc lạm phát thấp hơn

1.3.2 Quan điểm tiếp cận CBI

 Nhà nước sẽ không thể phát hành tiền vì Nhà nước có thể lạm dụng việc này

 Phát hành tiền sẽ do một ủy ban mà trong đó các thành viên được bầu bởi Quốchội và đảm bảo rằng những thành viên này sẽ không có bất kỳ mối quan hệ nào với các

1.3.2.1 Theo IMF, sự độc lập của NHTW có thể chia làm 4 mức độ:

Mức độ cao nhất là “ Độc lập trong việc thiết lập mục tiêu”: Ở mức độ này,NHTW có thẩm quyền quyết định mục tiêu hoạt động chủ yếu trong số các mục tiêu

đã được luật định ở nước đó Đây được coi là mức độ độc lập cao nhất mà một NHTW

có thể có được Các nước điển hình đạt được mức độ độc lập này như Mỹ, Thụy Điển,Malaysia

Mức độ độc lập thứ hai là “Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động”: Ởmức độ này, NHTW vẫn được trao trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ nhưnggiới hạn trong xây dựng chỉ tiêu hoạt động với mục tiêu được xác định đã được xác

Trang 24

định rõ ràng trong luật định hoặc do cơ quan khác xác định Cấp độ này thì mức tự chủhạn chế hơn bởi mục tiêu do cơ quan khác quyết định và bất kỳ việc bổ sung, chỉnhsửa mục tiêu hoặc chỉ tiêu nào đều đòi hỏi phải có sự thông qua của cơ quan này.NHTW Châu Âu- ECB với 25 nước tham gia là điển hình của mức độ độc lập này.

Mức độ độc lập thứ ba là “Độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều hành”: Ởmức độ này, Chính phủ hoặc Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định các mục tiêucũng như chỉ tiêu chính sách tiền tệ nhưng có thảo luận với NHTW vào mỗi năm Saukhi có sự thống nhất giữa Quốc hội, chính phủ và NHTW về các chỉ tiêu tiền tệ nhưtốc độ tăng trưởng cung tiền hay lạm phát theo từng giai đoạn thời gian, thì quyết định

sẽ được công bố và NHTW sẽ có trách nhiệm hòan toàn những chỉ tiêu chính sách này.Tiếp đó, NHTW được trao thẩm quyền cần thiết để có thể tự do lựa chọn những công

cụ điều hành chính sách tiền tệ được cho là thích hợp nhất sao cho đạt được mục tiêu

đã đưa ra

Mức độ độc lập thấp nhất là “Mức độ độc lập bị hạn chế hoặc thậm chí khôngcó”: Ở đây, Chính phủ sẽ quyết định hoàn toàn quá trình hoạch định và thực thi chínhsách tiền tệ (cả mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) Ở mức độ này, NHTW thực chất chỉ

là một cơ quan trực thuộc Chính phủ, và thực thi về hành chính các quyết định củaChính phủ nên NHTW chưa phát huy được hết khả năng, vai trò trong xây dựng, điềuhành chính sách tiền tệ Khi NHTW chịu sự quản lý hoàn toàn của Chính phủ như ởcấp độ này thì chính sách tiền tệ có thể được Chính phủ sử dụng để hỗ trợ các chínhsách kinh tế khác hoặc những mục tiêu ngắn hạn và khiến nguồn lực không được phân

bố tối ưu

1.3.2.2 Tính độc lập của Ngân hàng trung ương

Trong một nền kinh tế thị trường phát triển, để NHTW có thể hoàn thành nhữngvai trò và nhiệm vụ như đã trình bày ở trên, quan hệ giữa tổ chức này với cơ quan lậppháp (Quốc hội - QH) và cơ quan hành pháp (Chính phủ - CP) phải được phân định rõràng trong luật về NHTW Đạo luật này phải nêu rõ địa vị pháp lý của NHTW, phânđịnh quyền hạn của NHTW (trong mối quan hệ với QH và CP) trong việc hình thành

và thực thi chính sách tiền tệ Xu hướng chung của các NHTW hiện đại là cơ quan nàyngày càng trở nên độc lập với QH và CP Tính độc lập của NHTW thể hiện ở ba khíacạnh: độc lập về nhân sự, độc lập về chính sách, và độc lập về tài chính

Trang 25

a Độc lập về nhân sự:

Mức độ độc lập về mặt nhân sự được thể hiện qua quyền hạn của Thống đốcNHTW, trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự bên trong tổ chức củamình như bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự, phân công nhiệm vụ và quyền hạn, chế độlương bổng và trợ cấp v.v…Tuy nhiên QH và CP thường có tiếng nói quyết định trongviệc chỉ định các nhân sự chủ chốt của NHTW Hầu hết các NHTW hiện đại đều cómột hội đồng chính sách tiền tệ, mà các thành viên của hội đồng này phải được QHhoặc CP bổ nhiệm hoặc phê duyệt

Để tăng cường tính độc lập của NHTW, nhiệm kỳ của thống đốc và các nhân sựchủ chốt thường lệch pha với nhiệm kỳ của QH và CP, nghĩa là thống đốc sẽ được mộtQH/CP này bổ nhiệm nhưng sẽ làm việc với QH/CP nhiệm kỳ sau Một số nước quiđịnh nhiệm kỳ của thống đốc dài hơn nhiệm kỳ của QH/CP cũng nhằm mục đích giúpcác thống đốc ít bị lệ thuộc hơn Các thành viên khác của hội đồng tiền tệ thường cóchu kỳ bầu/bổ nhiệm khác nhau, ví dụ mỗi năm sẽ có một tỷ lệ nhất định thành viênmới Cách làm này vừa giúp hội đồng tiền tệ có tính kế thừa, vừa đảm bảo trong hộiđồng này luôn có các thành viên được chỉ định bởi các nhiệm kỳ QH/CP khác nhau

Mặc dù không phải là thành viên của CP và thường không phải giải trình trước

QH như các bộ trưởng trong Chính phủ, thống đốc NHTW và các thành viên hội đồngtiền tệ có trách nhiệm báo cáo các hoạt động của mình cho một ủy ban đặc trách của

QH và CP Ủy ban này thường tổ chức các cuộc chất vấn thống đốc định kỳ và độtxuất QH cũng có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm để phế truất thống đốc do không hoànthành nhiệm vụ Người đứng đầu CP (thủ tướng hoặc tổng thống) tuy không có quyềnphế truất trực tiếp thống đốc NHTW nhưng có thể đề nghị QH bỏ phiếu bất tín nhiệm

Trang 26

quyết định Khi cả Bộ Tài chính và NHTW cùng tham gia vào việc xác lập mục tiêutrung gian của chính sách tiền tệ thì về nguyên tắc, hai cơ quan này cùng phải chịutrách nhiệm giải trình trước quốc hội Nói cách khác, cơ quan nào ra quyết định thì cơquan đó phải chịu trách nhiệm giải trình về chính sách và kết quả chính sách Sau khi

đã có mục tiêu trung gian, NHTW cần phải có mục tiêu công cụ để thực hiện chínhsách tiền tệ Mục tiêu công cụ thường là lãi suất định hướng (lãi suất cơ bản) trên thịtrường liên ngân hàng, tỷ giá trung tâm hay biên độ dao động của tỷ giá Những chỉ sốnày thường được một hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia quyết định Mặc dù hộiđồng này trong nhiều trường hợp là một bộ phận của NHTW, các thành viên tham gia

có thể bao gồm đại diện QH, Chính phủ, giới doanh nghiệp bên ngoài, và giới chuyêngia kinh tế (giảng viên hay nhà nghiên cứu kinh tế) Mục đích của sự đa dạng này là đểchính sách tiền tệ phản ánh được quan điểm của nhiều thành phần của nền kinh tế, coinhư đây là một cách cân bằng lại tính độc lập ra quyết định của NHTW Tuy nhiên, cácthành viên của hội đồng này, dù không phải là người của NHTW, cũng phải ra quyếtđịnh dựa vào các phân tích và đánh giá về tình hình kinh tế của các chuyên gia NHTW

Sau khi Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia đưa ra các mục tiêu công cụ trongcác cuộc họp định kỳ (thường là hàng tháng), NHTW có toàn quyền sử dụng các công

cụ của mình để đạt được mục tiêu đề ra Bên cạnh đó, vì đặc thù của hệ thống tiền tệ,NHTW thường được giao thêm một số quyền tự chủ khác để bổ sung và củng cố chínhsách tiền tệ cũng như hoàn thành các mục tiêu khác ngoài mục tiêu tiền tệ Ví dụNHTW được quyền quyết định việc kiểm soát dòng vốn nước ngoài chảy vào và chảy

ra khỏi biên giới quốc gia Hay NHTW có quyền thực thi các biện pháp khẩn cấp trongtrường hợp khủng hoảng tài chính xảy ra Ví dụ NHTW có quyền quốc hữu hóamột/vài NHTM, có quyền đóng băng các khoản nợ của một vài NHTM, có quyền buộchoán đổi nợ thành cổ phần (equity), có quyền cho vay vượt giới hạn của công cụ chovay bổ sung thanh khoản (discount window), có quyền mua bán các loại tài sản tàichính ngoài các tài sản thông thường

c Độc lập về tài chính

Mức độ độc lập về tài chính được thể hiện qua ba khía cạnh Thứ nhất, NHTW

có quyền tự chủ trong việc quyết định phạm vi và mức độ tài trợ cho chi tiêu của chínhphủ một cách trực tiếp hay gián tiếp bằng tín dụng của NHTW Ở một số quốc gia

Trang 27

NHTW độc lập hoàn toàn về mặt tài chính Cơ sở của sự độc lập này nằm ở một logicđơn giản: Để ổn định giá cả thì cơ quan in tiền không nên phụ thuộc vào cơ quan tiêutiền

Thứ hai, NHTW có nguồn tài chính đủ lớn để không phải phụ thuộc vào sự cấpphát tài chính của chính phủ, mà cụ thể là Bộ Tài chính Cũng cần nói thêm rằng sựđộc lập về mặt tài chính không có nghĩa là NHTW có thể chi tiêu một cách tùy tiện,nhất là khi đa số các NHTW đều có thặng dư từ hoạt động của mình Về mặt nguyêntắc cũng như trên thực tế, khoản thặng dư này thường phải chuyển vào ngân khố quốcgia (do Bộ Tài chính quản lý) và/hoặc được chuyển thành dự trữ (do NHTW quản lý)

Thứ ba, người đứng đầu của NHTW (thống đốc) có quyền quyết định hầu hếtcác khoản chi tiêu của tổ chức này trong khuôn khổ dự toán ngân sách đã được phêduyệt Cơ quan có chức năng phê duyệt dự toán ngân sách của NHTW, tương đươngvới hội đồng quản trị của tổ chức này, có thể là QH hoặc một ủy ban gồm đại diện của

QH và đại diện CP NHTW cũng có tránh nhiệm báo cáo tài chính hàng năm, sau khi

đã được kiểm toán độc lập, cho cơ quan này

1.3.3 Mối quan hệ giữa sự độc lập của NHTW và các biến số vĩ mô chính

a Quan hệ với lạm phát

Nghiên cứu của Charles và Timothy (2006) tiến hành đối với các nước Côngnghiệp dựa trên các quan sát giai đoạn 1955 - 1988 và 1988 - 2000 đã cho thấy có mốiquan hệ nghịch biến giữa tính độc lập của NHTW với lạm phát bình quân và với sựbiến thiên của chỉ số lạm phát Nghĩa là, hệ số độc lập của NHTW càng cao thì lạmphát bình quân càng thấp đồng thời chỉ số lạm phát biến thiên càng ít và ngược lại.Đơn giản hơn, những nước mà NHTW có mức độ độc lập tự chủ cao thường có tỷ lệlạm phát thấp Hơn nữa, tác động của tính độc lập của NHTW lên tỷ lệ lạm phát làxuyên suốt theo thời gian

b Quan hệ với thâm hụt ngân sách

Nghiên cứu của Pollard (1993) về mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTWvới cán cân ngân sách trong giai đoạn từ năm 1973 - 1989 đã chỉ ra rằng ở những nước

có NHTW độc lập cao thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách càng giảm

Theo Pollard, khi các quan hệ cho vay theo chỉ định hay ứng vốn cho ngân sáchkhông còn chịu sự chi phối của chính phủ thì sẽ tạo ra một kỷ luật trong chi tiêu tốt

Trang 28

hơn, qua đó góp phần làm tăng tính minh bạch và tạo ra một cán cân ngân sách bềnvững hơn.

d Quan hệ với tăng trưởng kinh tế

Các phân tích thực nghiệm tuy chỉ ra rằng không có bằng chứng rõ ràng về mốiquan hệ giữa tính độc lập của NHTW với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, trên thực tế,giữa hai yếu tố này vẫn tồn tại một mối quan hệ gián tiếp rất chặt chẽ thông qua tỷ lệlạm phát và cán cân ngân sách Cụ thể, duy trì lạm phát thấp và một cán cân ngân sáchcân bằng là những mục tiêu quan trọng vì nó không những tạo điều kiện cho việc phân

bổ có hiệu quả hơn các nguồn lực của nền kinh tế mà còn giúp duy trì tính ổn định của

hệ thống tài chính và nền kinh tế, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh

xã hội

1.4 Ngân hàng trung gian

Các loại ngân hàng trung gian hiện nay gồm có: Các ngân hàng thương mại,Ngân hàng đặc biệt, Ngân hàng tiết kiệm và liên minh tín dụng

1.4.1 Ngân hàng đặc biệt

Ngân hàng đặc biệt trong tiếng Anh là Specialized Bank là ngân hàng đượcthành lập để phục vụ những mục đích đặc biệt Hoạt động của ngân hàng đặc biệtkhông hướng vào mục tiêu lợi nhuận và được nhà nước tài trợ ngân sách để đảm bảokhả năng thanh toán

Do xuất phát từ mục tiêu phi lợi nhuận nên có thể thấy hoạt động của ngân hàngđặc biệt trên thị trường tài chính diễn ra không sôi nổi như các định chế là ngân hàngnhư đã trình bày

Tại Việt Nam, hiện có hai ngân hàng hoạt động dưới hình thức ngân hàng đặcbiệt, đó là Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam

1.4.2 Ngân hàng tiết kiệm

Ngân hàng tiết kiệm (savings bank) là định chế tài chính nhận tiền gửi củanhững người tiết kiệm và chuyên môn hóa vào việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu tươngđối an toàn và chứng khoán của chính phủ Một số ngân hàng tiết kiệm lớn còn cungcấp cho người gửi một số dịch vụ của ngân hàng thương mại, chẳng hạn tài khoản viếtséc

1.4.3 Liên minh tín dụng

Trang 29

Liên minh tín dụng là một loại hình tài chính hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng truyền thống Các liên minh tín dụng có thể được thành lập bởi các tập đoàn lớn,

tổ chức và thực thể khác cho nhân viên và thành viên của chúng, và có qui mô đadạng, từ các tổ chức nhỏ, chỉ dành cho những người tình nguyện gia nhập cho đến cácthực thể lớn với hàng nghìn người tham gia

Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xínghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng

số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứngcác dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo qui định nhằm mục tiêu lợinhuận, mục tiêu cuối cùng là an toàn và đúng theo Luật qui định

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp nhưng nguồn vốn chủ yếu mà ngânhàng sử dụng trong kinh doanh là vốn huy động từ bên ngoài, trong đó vốn riêng củangân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn kinh doanh

Các hoạt động của ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung cấpdịch vụ thanh toán qua tài khoản

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, đóng vai trò tổ chức trunggian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nềnkinh tế biến những nguồn vốn nhỏ, rải rác trong nền kinh tế thành nguồn vốn tín dụng

đủ lớn để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tưcho các ngành kinh tế, nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội

Chính vì vậy ngân hàng là sự liên kết giữa những chủ thể thừa vốn (các cá nhân

có thu nhập nhưng chưa có nhu cầu sử dụng, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vừatiêu thụ được sản phẩm nhưng chưa có nhu cầu nhập vật tư, hàng hóa) với các chủ thểthiếu vốn (những cá nhân phát sinh nhu cầu tiêu dùng nhưng thu nhập lại chưa có haycác doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đang cần nhập vật tư, nguyên vật liệu nhưngchưa tiêu thụ được sản phẩm)

Doanh

nghi p, t ệ ổ

Doanh nghi p, t ệ ổ

NGÂN

Trang 30

Huy động vốn Cấp tín dụng

NHTM làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa cáckhách hàng, giữ người mua, người bán… để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mạivới nhau

Lệnh chuyển tiền Giấy báo có

qua tài khoản

Nhiệm vụ cụ thể của chức năng này gồm:

- Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân

- Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng

- Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng

ch c, cá ứnhân)

Ngân hàng

th ươ ng

m i ạ

Trang 31

Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phongkiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp Hệ thống tiền tệ, tín dụng được thiết lập vàhoạt động chủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Nhà nước Pháp ở Việt Nam.Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụngđều do Chính phủ Pháp xếp đặt, chính quyền Đông Dương thông qua Ngân hàng ĐôngDương là người tổ chức thực hiện

2.1.2 Giai đoạn 1954 – 1975

Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra những chủ trương chínhsách mới về tài chính – kinh tế; trong đó chính sách tài chính có nội dung cơ bảnlà: chính sách tài chính phải kết hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế, tăng thu trên cơ

sở đẩy mạnh tăng gia sản xuất; giảm chi bằng cách tiết kiệm, thực hiện dân chủhoá chế độ thuế, quy định rõ Ngân sách trung ương, Ngân sách địa phương; thànhlập Ngân hàng Quốc gia, phát hành đồng bạc mới để ổn định tiền tệ, cải tiến chế độ tíndụng

* Ở miền Bắc

Ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngânhàng Quốc gia Việt Nam quy định: “Mọi công việc của Nha ngân khố Quốc gia vàNha tín dụng sản xuất trao cho Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã đảm nhiệm hai chứcnăng khác nhau: một là chức năng của Ngân khố, hai là chức năng của Ngân hàng

Đến năm 1960 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Ngân hàngNhà nước Việt Nam, được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung ương đếnđịa phương, do Nhà nước độc quyền sở hữu và quản lý Hệ thống Ngân hàng nàyđược tổ chức theo mô hình hệ thống Ngân hàng một cấp Hệ thống này tiếp tục tồntại đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (ngày 30 tháng 4 năm 1975) và tiếpquản hệ thống Ngân hàng Sài Gòn cũ ở miền Nam cho đến năm 1988

* Ở miền Nam

Ngày 31 tháng 12 năm 1954 Bảo Đại ký quyết định số 48 thành lập Ngân hàngQuốc gia Việt Nam ở miền Nam Từ năm 1954 đến năm 1975 hệ thống ngân hàng ở

Trang 32

miền Nam Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngân hàng tư bản chủ nghĩa, tức môhình hệ thống ngân hàng hai cấp, bởi lẽ nền kinh tế ở miền Nam trong giai đoạn nàybao gồm: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và các Ngân hàngchuyên nghiệp.

Đặc điểm của hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn năm 1975 – năm 1988 được

tổ chức theo mô hình ngân hàng một cấp, giống như mô hình ngân hàng từ năm 1951 –năm 1975 ở miền Bắc Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đượcxác định như sau:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không những là một cơ quan ngang Bộ,

có trách nhiệm quản lý các chính sách tiền tệ, tín dụng của nhà nước, mà còn là một

tổ chức kinh doanh theo chế độ hoạch toán kinh tế xã hội chủ nghĩa để phục vụ các

tổ chức và các ngành kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh

- Chức năng chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là phân phối vốn tiền

tệ và giám đốc bằng tiền mọi hoạt động trong nền kinh tế

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện vai trò trung tâm tiền mặt,trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán trong nền kinh tế quốc dân

Như vậy, sau 30 năm, trải qua 02 cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, từ mộtTCTD đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là Nha tín dụng, được thành lập

1947 Đây là tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nhà nước ViệtNam với hệ thống các chi nhánh tỉnh và chi điểm huyện, đã từng là tổ chức tín dụnglớn nhất và duy nhất trong hàng chục năm Chức năng chính của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam là huy động tiền gửi của các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể, các tổchức kinh tế và dân cư để cho vay Ngân hàng Nhà nước vừa là cơ quan quản lý tiền tệtín dụng vừa là tổ chức kinh doanh không vì mục tiêu lợi nhuận

Trang 33

2.1.4 Giai đoạn 1990 đến nay.

Hệ thống ngân hàng trong chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam được đổi mới cơ bản về tổ chức và nộidung hoạt động, từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường có điều tiết vĩ môcủa Nhà nước

Quá trình cải tổ hệ thống có thể chia làm các bước như sau:

Bước thứ nhất: Quyết định số 07/HĐBT ngày 4 tháng 1 năm 1990 của

Hội đồng Bộ trưởng, chuyển nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ

dự trữ tài chính Nhà nước từ Ngân hàng Nhà nước sang bộ tài chính, thành lập

hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính

Bước thứ hai: Ngày 24 tháng 5 năm 1990, chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký

sắc lệnh công bố hai pháp lệnh: một là pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; hai

là Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính giá trị hiệu lực từ ngày

01 tháng 10 năm 1990 Theo quy định của hai pháp lệnh này, hệ thống Ngân hàng ViệtNam được tổ chức gần như hệ thống Ngân hàng ở các nước có nền kinh tế thị trườngtrên thế giới, tức là hệ thống Ngân hàng hai cấp

Bước thứ ba: Ngày 26 tháng 12 năm 1997 chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam đã ký lệnh công bố hai bộ luật Ngân hàng, đó là luật Ngân hàng Nhànước và luật các Tổ chức tín dụng

2.1.5 Khung pháp lý.

Trước Cách Mạng Tháng Tám, ở Việt Nam ta có Ngân hàng Đông Dương, vừađóng vai trò là ngân hàng phát hành (phát hành tiền trên toàn cõi Đông Dương), vừathực hiện các nghiệp vụ vốn có của ngân hàng thương mại

Năm 1951, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh số 15/SL/CT

- Sát nhập Cục ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất, tách ra khỏi Bộ tài chính

để thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam

Năm 1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhànước Việt Nam

Ngày đăng: 03/03/2024, 21:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w